Trang Văn hóa-Thông tin Duy Xuyên

Trang Văn hóa-Thông tin Duy Xuyên Những hoạt động văn hóa-thể thao-du lịch huyện Duy Xuyên

Về thăm lễ hội Bà Chiêm SơnTheo quan niệm vũ trụ luận của Phương Đông, mùa xuân - mùa giao hòa của đất trời, là thời điể...
19/02/2024

Về thăm lễ hội Bà Chiêm Sơn
Theo quan niệm vũ trụ luận của Phương Đông, mùa xuân - mùa giao hòa của đất trời, là thời điểm thiêng để diễn ra nghi lễ tín ngưỡng cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, no ấm và hạnh phúc. Về Duy Xuyên vào dịp xuân, bạn sẽ được tham gia lễ hội Lễ Bà Chiêm Sơn với nghi thức tế lễ còn giữ được nét nguyên bản xưa.

Làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh thuộc vùng trung du của huyện Duy Xuyên là một trong những làng xã hình thành từ rất sớm vào thế kỷ XV ở Quảng Nam khi những cư dân Thanh - Nghệ di dân vào khai phá mở mang bờ cõi. Vào thời kỳ đầu các chúa Nguyễn (thế kỷ XVII), làng Chiêm Sơn là nơi trù phú, nổi tiếng về nông nghiệp, dệt lụa tơ tằm. Qua nhiều thế hệ phát triển, đến những năm cuối thế kỷ XIX, Chiêm Sơn, làng quê nông nghiệp phồn thịnh điển hình nhất của Phủ Duy Xuyên.
Duy Xuyên là thánh địa vương quốc Chăm, từ thuở đầu tiên, khi người dân Việt lưu xứ đến khai canh định cư vùng đất này, với tâm thức của cư dân nông nghiệp, họ đã gửi gắm niềm tin vào tín ngưỡng dân gian, mong trời đất thần linh phù trợ được mùa, no ấm. Vì vậy, ngay từ buổi đầu lập làng, người dân Chiêm Sơn đã dựng miếu/dinh thờ nữ thần bổn mệnh. Ngày nay, nếu có dịp đi ngang qua xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên thì sẽ thấy một ngôi miếu tọa lạc tại làng Chiêm Sơn, tổng Mậu Hoà là nơi thờ vị phúc thần với khá nhiều truyền thuyết. Dinh Bà hiện còn một pho tượng nữ thần cao khoảng 1 mét, ngồi thế “kiết già” tự nhiên, làm bằng đá sa thạch, tai dài, đầu đội mũ, chân xếp bằng, mặc áo choàng vai, chung quanh vương miện có 7 đầu rắn thần. Tượng nguyên gốc là một phù điêu nữ thần Chăm, vào khoảng thế kỷ XVII người Việt khi đến vùng đất này đã tạc lại với những chi tiết tín ngưỡng Việt mà đến nay còn rất rõ nét. Tuy nhiên, ngày trước tại Dinh Bà còn có một tượng Voi, một tượng Cù của người Chăm đều làm bằng đá, nơi linh thiêng này từ xưa kiêng kỵ không ai được trồng trọt và giết mổ gia súc, gia cầm.
Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa, giữa cồn cát làng An Tây xuất hiện một tảng đá giống người đàn bà, gọi là Bà Đá. Người dân trong các làng lân cận cảm nhận sự linh thiêng của tảng đá nên dự định đến chuyển về để thờ cúng nhưng không sao làm được. Nghe truyền về câu chuyện kỳ bí này, thừa một đêm trăng sáng, tám người chăn trâu ở làng Chiêm Sơn có ý định thử vận may mang Bà Đá về làng mình. Họ đã làm được và chuyển về làng định đem thờ trong ngôi chùa. Nhưng vừa đi được nửa đường qua ngọn đồi Chiêm Sơn bỗng nhiên dây khiêng bị đứt và Bà Đá rơi xuống bám chặt vào đất, người dân dùng mọi cách cũng không thể nâng lên được. Lúc này trong làng xuất hiện một cậu bé mặt đỏ tươi, miệng há hốc như đang nhập đồng, nói rằng Bà Đá là vị thần thường gọi Bô Bô Thái Dương Phu Nhân, bà quyết định ở ngay vị trí đó, không được chuyển đi đâu hết vì không muốn thờ chung với các vị phật. Để thỏa nguyện ý Bà, tám người chăn trâu làm một ngôi miếu nhỏ lợp tranh tre để thờ, mặt ngôi miếu nhìn ra nơi tìm thấy tảng đá.
Cũng có truyền thuyết thứ hai cho rằng, trong một khu rừng nhỏ làng Mậu Hoà, dân làng phát hiện một pho tượng đá. Với đức tin đó là vị thần từ trên trời giáng xuống, nhiều làng lân cận đến tìm cách chuyển về nhưng không được vì pho tượng nặng lạ kỳ. Vào một đêm trăng sáng, tám người chăn trâu làng Chiêm Sơn đem theo dây thừng, tre đến khiêng thì được. Theo ý các hương lão Chiêm Sơn thì sẽ thờ Bà chung với vị thần Cao Các trong làng. Khi họ khiêng về đến nơi hiện nay là Dinh Bà, thì bỗng nhiên dây bị đứt, họ cố khiêng về làng nhưng pho tượng có sức ỳ khủng khiếp, rơi xuống đất đè lên người khiêng, ý muốn nói chỉ thờ một mình Bà mà thôi.
Ngoài, ra một tài liệu cổ ở Duy Xuyên ghi chép là “Theo truyền khẩu của các ông hào cựu thì Bà Thái Dương Phu Nhơn, hồi trước cốt bà nầy tự nhiên nổi lên trên mặt nước bến Tây An, nơi rừng cấm Mậu Hòa. Các làng lân cận, khi ấy thấy thế, đến xin rước bà về thờ, nhưng bao nhiêu dân đến gánh không nổi. Khi ấy, làng Chiêm Sơn cũng đến xin rước bà về để thờ, lại được”.
Cộng đồng dân làng Chiêm Sơn có đức tin Bà Đá là vị phúc thần phù trợ và tạo phúc cho làng, từ xưa đến nay đã nhiều lần làng Chiêm Sơn bị hạn hán nặng nề, sâu bọ phá hoại mùa màng, người dân đến cầu khấn tại Dinh Bà thì khỏi. Có lần cả tỉnh Quảng Nam bị hạn hán khủng khiếp, dân làng Chiêm Sơn đến khấn cầu Bà thì tức khắc mưa rơi xuống ngay giữa buổi đang làm lễ tế, lúc hương đèn còn đang cháy! Sự linh nghiệm của Bà Chiêm Sơn còn được tô thêm màu huyền thoại và lưu truyền trong dân gian là khi vua Minh Mệnh đi kinh lý Quảng Nam, có đến viếng lăng mộ Hiếu Chiêu Hoàng Hậu và Hiếu Văn Hoàng Hậu, đoàn xa giá phải đi theo con đường lộ trước dinh, thật bất ngờ khi đi ngang qua, ngựa nhà vua đang cưỡi bỗng lồng lên rồi vùng chạy, may có quan quân hộ giá nên nhà vua không bị ngã. Vua lệnh cho dân làng phải quay hướng Dinh Bà ra phía sau để tránh con đường, kể từ đó ngôi miếu được xây dựng lại và quay hướng ra cánh đồng, nhìn về phía núi cho đến ngày nay.
Vào ngày 12 tháng Giêng hằng năm, dân làng Chiêm Sơn và vùng lân cận tổ chức Lễ hội Bà Chiêm Sơn mà người dân địa phương thường gọi tên dân gian là Lễ Bà. Lễ vật cúng tế do dân làng sắm sửa gồm cơm, thịt heo và trái cây, ngoài các lễ vật ấy bắt buộc phải có một con cua đồng, một nhánh tỏi, một cây cải và một con chồn, người dân nào có lòng thành thì dâng cúng một đĩa xôi và một con gà luộc. Sau lễ toàn bộ vật cúng tế đều chia cho dân trong làng và bắt buộc phải sử dụng hết trong ngày. Những người dâng lễ là các hương lão làng Chiêm Sơn, từ 20 đến 30 người, được chọn từ các vị cao niên và có uy tín trong làng, vị chủ bái đội khăn đen, áo dài thụng tay rộng màu thiên thanh, quần dài lụa trắng và đi chân trần. Ba ngày trước khi tế Lễ Bà, vị chánh bái phải kiêng cử và chay tịnh như người tu hành, trước khi tế vị chánh bái dùng một loại nước được nấu từ lá cây và hoa thơm để tắm rửa pho tượng gọi là Lễ Mộc dục. Khi mặt trời đã tắt, vào tối ngày 11, dân làng Chiêm Sơn làm lễ cúng tiên thường gọi là Lễ Túc yết để hương chức trong làng dâng lễ vật ra mắt các vị thần, mời Bà về dự (Túc: Đêm; Yết: ra mắt). Lễ vật cúng Lễ Túc yết gồm một mâm cơm, hoa quả và bánh tráng là vật cúng không thể thiếu trong các lễ cúng của người Quảng. Trong Lễ Túc yết chỉ đọc chúc cáo mà không đọc chúc văn với nghi thức 4 lạy nguyên, 4 lạy tạ và 2 lạy chúc cáo. Lễ Đại tế được tiến hành vào lúc nửa đêm, thời điểm chuyển giao giữa ngày 11 sang ngày 12 lúc giờ thiêng của thần. Sáng ngày 12 là Lễ Rước sắc từ Bến Giá bên bờ sông Thu Bồn về Dinh Bà Chiêm Sơn. Đi đầu đám rước là đội múa lân sư, đến đội chiêng, trống cái, theo sau là bát âm, kiệu nông sản và kiệu sắc do 16 trai tráng trong làng khiêng, rồi đến đoàn lính phù giá và toàn thể nhân dân trong làng cùng khách thập phương. Về đến Dinh Bà, đoàn rước dừng lại, kiệu sắc tiến vào dinh. Theo lệ cũ, sau khi rước sắc, dân làng làm lễ tuyên sắc để tưởng nhớ công đức của Bà trước khi tế thần. Đây là nghi thức Đại tế cổ truyền ở làng Chiêm Sơn, diễn ra với 20 lần xướng cùng với tiếng chiêng trống hòa với nhạc lễ trang nghiêm. Ngày xưa, lúc Đại tế, những người không tinh khiết, người say rượu, bị bệnh “nghễnh ngãng” không được vào dinh thờ; còn thường ngày, ai đi ngang qua dinh thờ phải xuống xe, xuống ngựa, ngã nón và nhất là không được nhìn thẳng vào chánh điện, nếu phạm thì lệ làng phạt một mâm trầu cau, rượu, vật tam sinh (trâu, bò, heo). Xưa kia tại Dinh Bà có lệ hát 3 năm 1 lần, nhưng những năm gần đây, vào ngày Lễ Bà đã thu hút rất đông khách thập phương, nên có thêm những hoạt động văn hóa dân gian của cộng đồng với Lễ xuống đồng, Lễ mục đồng và phần hội hè phong phú như chợ quê với các món ăn dân dã, đá gà, võ thuật, cờ tướng, múa lân sư, hô hát bài chòi, thi nghé khỏe đẹp… vào ngày 11 tháng Giêng.
Lễ Bà Chiêm Sơn không những giữ được bản sắc truyền thống, tính cố kết của cộng đồng làng xã mà còn lưu giữ tính thiêng là phần hồn quan trọng của lễ. Bởi sự cổ kính linh thiêng của ngôi miếu và uy lực siêu nhiên mà Bà Đá đem lại qua hai lần ban sắc của triều đình, Bà được sắc phong Thái Dương Phu Nhân tôn thần, tiếp đến là Trung đẳng thần. Tuy nhiên vì chiến tranh, ngôi miếu và cả đình làng Chiêm Sơn ở xóm La Ngà xưa kia bề thế nhất vùng đã bị tàn phá, sau này dân làng mới quyên góp để xây dựng lại….

19/09/2023
Chương trình Ca nhạc Đặc biệt XUÂN & TÌNH YÊU. Mời quý khán giả đón xem.
23/12/2022

Chương trình Ca nhạc Đặc biệt XUÂN & TÌNH YÊU. Mời quý khán giả đón xem.

Thông báo kết quả trúng tuyển và hoàn thiện hồ sơ trúng tuyển kỳ tuyển dụng công chức cấp xã huyện Duy Xuyên năm 2022
23/08/2022

Thông báo kết quả trúng tuyển và hoàn thiện hồ sơ trúng tuyển kỳ tuyển dụng công chức cấp xã huyện Duy Xuyên năm 2022

Xã Duy Vinh tổ chức giải đua thuyền truyền thốngNhằm chào mừng kỷ niệm 77 năm ngày thành lập lực lượng Công an nhân dân ...
04/08/2022

Xã Duy Vinh tổ chức giải đua thuyền truyền thống

Nhằm chào mừng kỷ niệm 77 năm ngày thành lập lực lượng Công an nhân dân (19/8/1945 – 19/8/2022) và kỷ niệm 17 năm “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” (19/8/2005 – 19/8/2022) để huy động và biểu dương sức mạnh to lớn của nhân dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, nâng cao cảnh giác cách mạng, phát huy truyền thống yêu nước để phòng ngừa và đấu tranh với các hoạt động "Diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch", vận động toàn dân tích cực chủ động tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác và đấu tranh với các loại tội phạm và tệ nạn, giữ gìn ANTT trên địa bàn. Xã Duy Vinh tổ chức Giải đua thuyền truyền thống năm 2022.
Được biết các hoạt động “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” 19/8 năm nay được tổ chức mang một ý nghĩa ngày hội đại đoàn kết toàn dân. Các hoạt động được chính thức diễn ra từ ngày 30/7 đến 20/8/2022 tại Sân vận động trung tâm xã Duy Vinh, với nhiều hoạt động phong phú như: Hội trại Thanh niên với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, văn nghệ và Giải bóng đá Thanh niên…
Trong khuôn khổ các hoạt động ngày hội, Giải đua thuyền truyền thống trên sông Thu Bồn chính thức được khởi tranh. Thông qua giải nhằm bảo tồn và phát huy môn Đua thuyền truyền thống của ngư dân vùng sông nước, đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa, thể thao của nhân dân tỉnh Quảng Nam, huyện Duy Xuyên nói chung và xã Duy Vinh nói riêng, động viên mọi người hăng hái tập luyện thể dục, thể thao; tăng cường sức khoẻ phục vụ lao động sản xuất, phòng chống thiên tai lũ lụt, nâng cao đời sống tinh thần trong nhân dân, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Tính đua tranh của môn thể thao sông nước này vốn quyết liệt sẽ còn quyết liệt hơn giữa các đội đua; bởi năm nay nhiều đội đua có sự đầu tư bài bản như đóng mới thuyền đua, tổ chức tập luyện chu đáo để tham dự giải. Giải đua thuyền truyền thống xã Duy Vinh có 9 thuyền đua nam gồm: Bình Nam; Bình Đào; Bình Triều; Lạc Câu (Bình Dương); Vân Quật (Duy Thành); Quế Phú; Thạnh Hoà (Quế Xuân); Duy Tân; Bãi Bồi(Duy Vinh). Các nội dung thi đấu bao gồm: Giải Hoà bình và Giải Truyền thống.
Kết quả, ở nội dung giải Hòa Hòa Bình đội thuyền đua xã Bình Đào về nhất, đội thuyền đua thôn Lạc Câu( xã Bình Dương) về nhì và thuyền đua Bãi Bồi(Duy Vinh) về ba. Ở giải truyền thống, thuyền đua Bãi Bồi(xã Duy Vinh) xuất sắc giành giải nhất, thuyền đua Bình Đào về nhì và thuyền đua thôn Lạc Câu( xã Bình Dương) về thứ ba.

Thông báo xét tiếp nhận và sát hạch công chức huyện Duy Xuyên năm 2022
27/07/2022

Thông báo xét tiếp nhận và sát hạch công chức huyện Duy Xuyên năm 2022

Thông báo tổ chức thi tuyển công chức cấp xã huyện Duy Xuyên năm 2022
28/06/2022

Thông báo tổ chức thi tuyển công chức cấp xã huyện Duy Xuyên năm 2022

Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận, giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện Duy Xuyên thuộc L...
09/06/2022

Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận, giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện Duy Xuyên thuộc Lĩnh vực Văn hóa- Thông tin

Chúc mừng huyện nhà đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020
19/05/2022

Chúc mừng huyện nhà đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020

Thông báo tạm dừng tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện Duy Xuyên để p...
17/05/2022

Thông báo tạm dừng tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả huyện Duy Xuyên để phục vụ tổ chức Lễ công bố huyện Duy Xuyên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020

Nằm trong khuôn khổ Đại hội TDTT tỉnh Quảng Nam lần thứ IX năm 2021 - 2022, Giải đua thuyền truyền thống Phát thanh -Tru...
13/05/2022

Nằm trong khuôn khổ Đại hội TDTT tỉnh Quảng Nam lần thứ IX năm 2021 - 2022, Giải đua thuyền truyền thống Phát thanh -Truyền hình tỉnh Quảng Nam lần thứ XXV năm 2022 sẽ diễn ra lúc 6 giờ 15 phút ngày 16 tháng 5 năm 2022 phía Nam cầu Câu Lâu sông Thu Bồn, huyện Duy Xuyên. Kính mời quý bà con đến xem và cỗ vũ!

Cùng chào đón sự kiện này nhé!
12/05/2022

Cùng chào đón sự kiện này nhé!

Thông báo tuyển dụng công chức cấp xã năm 2022.Nội dung và tải mẫu đăng ký dự tuyển tại địa chỉ: www.duyxuyen.quangnam.g...
18/04/2022

Thông báo tuyển dụng công chức cấp xã năm 2022.
Nội dung và tải mẫu đăng ký dự tuyển tại địa chỉ: www.duyxuyen.quangnam.gov.vn

30/03/2022
Háo hức đón xem chương trình “Đêm Mỹ Sơn huyền thoại”  Đêm Mỹ Sơn huyền thoại, một sản phẩm du lịch mới, là chương trình...
20/03/2022

Háo hức đón xem chương trình “Đêm Mỹ Sơn huyền thoại”
Đêm Mỹ Sơn huyền thoại, một sản phẩm du lịch mới, là chương trình biểu diễn nghệ thuật ngoài trời nhằm tái hiện những giá trị của tinh hoa văn hóa Chăm sẽ được tổ chức trình diễn lần đầu tiên vào lúc 16 giờ đến 20 giờ 30 phút ngày 24/3/2022 tại Khu đền tháp Mỹ Sơn.
Đêm Mỹ Sơn huyền thoại là sản phẩm du lịch mới ở Khu di tích Mỹ Sơn, nằm trong chuỗi sự kiện Năm du lịch quốc gia Quảng Nam-2022 với chủ đề "Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh" phục vụ du khách, kích cầu du lịch sau thời gian dài bị ảnh hưởng COVID-19.
Chương trình biểu diễn nghệ thuật ngoài trời Đêm Mỹ Sơn huyền thoại sẽ là một câu chuyện kể về "Thung lũng - câu chuyện thời gian". Qua kỹ xảo ánh sáng đặc biệt giúp người xem cảm nhận vẻ đẹp độc đáo của mỗi đền tháp, cũng chính là minh chứng trường tồn với thời gian và sự phát triển văn hóa của từng thời kỳ đã đi qua nơi miền tháp cổ.
Chương trình chia làm 2 phần:.
Phần I với nội dung: Âm nhạc & Trải nghiệm.
Cụ thể tại khu vực nhà Đôi đến dốc H từ 16h đến 18h30 trình diễn âm nhạc Mini show, với nhạc cụ dân tộc; Hát dân ca Chăm; trình diễn trích đoạn lễ hội Rija nưgar. Còn tại Khu vực nhà Đôi du khách sẽ được trải nghiệm ẩm thực Quảng Nam, Chăm, đến đây du khách sẽ thử tài và trải nghiệm chuốc Gốm Chăm; thử tài dệt Thổ Cẩm, học làm hoa tai Chăm; du khách còn được trải nghiệm trang phục Chăm – Check in. Cùng lúc, du khách có thể tham gia trò chơi dân gian, như: Đội nước vượt chướng ngại vật, dành cho du khách là người lớn, đoạn đường từ nhà đôi đến cống Bốn Tri; Bịt mắt đánh trống dành cho du khách là trẻ em . Du khách sẽ được trải nghiệm các trò chơi dân gian, tìm hiểu nghề truyền thống người Chăm như: thử tài chuốc gốm, dệt thổ cẩm, làm hoa tai Chăm, thưởng thức các món ăn dân dã của người dân Quảng Nam và người Chăm như bê thui Cầu Mống, mì Quảng... Qua những hoạt động này, du khách hiểu thêm văn hóa Champa trong khung cảnh thiên nhiên, núi non hoang sơ tại khu đền tháp Mỹ Sơn.
Đến với chương trình, du khách còn được trải nghiệm các loại hình văn hóa dân gian hiện tại của hai dân tộc Chăm-Việt như trích đoạn các lễ hội của người Chăm, thưởng thức, giao lưu và tập hát dân ca Chăm và các loại hình trình diễn khác.
Phần II với tiêu đề chương trình nghệ thuật: “ Đêm Mỹ Sơn huyền thoại” diễn ra tại Khu đền tháp từ 19 giờ 30 đến 20 giờ 30 ngày 24/3/2022.
Chương trình” Đêm Mỹ Sơn huyền thoại” gồm có 3 chương.
Chương I nhằm tái hiện phần nào lịch sử cội nguồn trung tâm tôn giáo quan trọng nhất của Vương quốc cổ Champa từ ngàn xưa, vượt qua khoảng cách không gian và thời gian để tìm mối giao hòa giữa xưa và nay, nét độc đáo của khu đền tháp, nhắc nhở hậu thế bảo tồn và phát huy những giá trị hiện còn.
Thung lũng- câu chuyện thời gian với ý tưởng thung lũng – nơi hội tụ văn hóa tâm linh. Đón xem chương trình du khách sẽ cảm nhận giữa thung lũng đen tối bỗng xuất hiện những tia sáng lớn dần lên tại các đỉnh tháp, sau đó đến chân tháp, mỗi tia ánh sáng khác nhau để tạo sự khác biệt của các đền tháp đồng thời cũng nói lên được sự phát triển văn hóa của mỗi thời đại, bằng việc dùng kỷ xảo ánh sáng khác nhau cho mỗi đền tháp; sử dụng khói lạnh âm nhạc mang tính tâm linh, phồn thực và sắc thái để miêu tả cho mỗi đền tháp khác nhau; Khai sinh – Dòng thời gian kể lại; đồng thời bên cạnh sự xuất hiện của mỗi đền tháp là sự xuất hiện của những cô gái Chăm trong trang p**c màu trắng, đầu đội khăn trắng. Các cô gái nối đuôi nhau di chuyển động tạo thành 1 dòng chảy biểu tượng cho dòng thời gian từ lúc khai thiên cho đến ngày nay.
Chương II với “Đêm Mỹ Sơn huyền thoại” với chủ đề: Cội nguồn sáng tạo: Khi nói đến văn hóa tâm linh của người Chăm chúng ta nghĩ ngay đến Linga & Yoni , là 1 biểu tượng sống động về tín ngưỡng phồn thực trung tâm sân khấu sẽ xuất hiện 1 Linga – Yoni lớn , diễn viên múa thể hiện vũ điệu khát vọng với 2 quyền năng “ Sáng tạo & hủy diệt ” vũ điệu của hoang dã.
Thế giới thiêng – Thế giới của quyền năng: Mỹ Sơn là 1 trung tâm văn hóa tín ngưỡng của các triều đại Champa, đã được mệnh danh là “ Tâm linh gởi vào đất đá ”. Từ Linga – Yoni lớn xuất hiện nhiều Linga – Yoni nhỏ đa dạng khác nhau, được sắp đặt theo hình thức phức hợp. Màn múa Chăm cung đình sẽ diễn ra theo hình thức đa phong cách theo hình dạng của Linga – Yoni của mỗi Triều. Kết thúc màn múa là 1 màn đồng diễn tạo lên 1 tiếng nói chung, 1 tín ngưỡng thờ cúng chung đó là tín ngưỡng phồn thực.
Chương III với nội dung: Ánh sáng giao hòa, với nội dung trẩy bụi thời gian, đó là sự tương tác và giao hòa giữ cái xưa và nay, giữ cái hiện tại và quá khứ và còn quan trọng hơn nữa là cái bảo tồn và phát huy khúc giao hòa là bản hòa ca tương tác giữa xưa và nay, giữa 2 thế giới cùng đồng điệu và trường tồn.
Từ nhà biểu diễn xuất hiện đoàn người đi hành lễ. Đến khu tháp tái hiện lại các lễ tục như tẩy uế trước khi bước vào tháp, xông trầm thoát hồn cho đá và dâng lễ. Các khu đền tháp bây giờ biến thành những cụm hoa lớn nhiều sắc màu. Màn múa tập thể hòa lẫn giữa cổ điển và đương đại tạo nên 1 bức tranh nhiều màu sắc.
Chương trình biểu diễn nghệ thuật ngoài trời Đêm Mỹ Sơn huyền thoại sẽ là một câu chuyện kể về "Thung lũng - câu chuyện thời gian". Qua kỹ xảo ánh sáng đặc biệt giúp người xem cảm nhận vẻ đẹp độc đáo của mỗi đền tháp, cũng chính là minh chứng trường tồn với thời gian và sự phát triển văn hóa của từng thời kỳ đã đi qua nơi miền tháp cổ nhằm tái hiện phần nào lịch sử cội nguồn trung tâm tôn giáo quan trọng nhất của Vương quốc cổ Champa từ ngàn xưa, vượt qua khoảng cách không gian và thời gian để tìm mối giao hòa giữa xưa và nay, nét độc đáo của khu đền tháp, nhắc nhở hậu thế bảo tồn và phát huy những giá trị hiện còn.
Truyền tải thông điệp đến khán giả bằng nhiều loại hình ngôn ngữ nghệ thuật. Sự phối hợp giữa các ngôn ngữ múa cùng với kỹ xảo ánh sáng cũng như hiệu ứng sân khấu sẽ tạo nên màn trình diễn chân thực và đầy ấn tượng nhất.
Ông Phan Hộ-Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa Mỹ Sơn cho biết: Chương trình với sự tham gia của hơn 200 diễn viên, nghệ sĩ, được tổ chức từ 16 giờ đến 20 giờ 30 ngày 24-3-2022, được dự kiến là sản phẩm du lịch đưa vào phục vụ thường xuyên ngày 16 âm lịch hằng tháng. Hoạt động bắt đầu từ 16h-21h, dành khoảng một giờ cho chương trình Đêm Mỹ Sơn huyền thoại.

Chương trình nghệ thuật  "Đêm Mỹ Sơn huyền thoại"
17/03/2022

Chương trình nghệ thuật "Đêm Mỹ Sơn huyền thoại"

Tuần lễ Văn hóa Ấn Độ - Việt Nam, Trung tâm Văn hóa Quảng Nam tổ chức Tuần lễ phim Ấn Độ năm 2022 tại huyện Duy Xuyên, c...
17/03/2022

Tuần lễ Văn hóa Ấn Độ - Việt Nam, Trung tâm Văn hóa Quảng Nam tổ chức Tuần lễ phim Ấn Độ năm 2022 tại huyện Duy Xuyên, cụ thể như sau:
- Tại Sân Vận động xã Duy Sơn, lúc 19 giờ 30, ngày 25/3/2022
- Tại UBND xã Duy Tân, lúc 19 giờ 30, ngày 26/3/2022
- Tại UBND xã Duy Hòa, lúc 19 giờ 30, ngày 27/3/2022
Nội dung phim trình chiếu:
- Phim tư liệu : 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam- Ấn độ; Toàn thắng Mùa Xuân 1975; Du lịch Quảng Nam năm 2021
- Phim truyện Ấn độ:
+ Neeria
+ Badrinath ki Dulhania
+ Bahubali-The Beginning
(Do Đại sứ quán Ấn độ cung cấp)
- Phim truyện Việt Nam: Mùa nước nổi, Đường xuyên rừng
Thông báo cho toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện đón xem.

TOP 25 MÓN ĂN ĐẶC TRƯNG XỨ QUẢNG MY VIETNAM
12/03/2022

TOP 25 MÓN ĂN ĐẶC TRƯNG XỨ QUẢNG MY VIETNAM

14/02/2022

Sông Thu Bồn - dân gian gọi là sông Mẹ, ít người biết rằng, tên dòng sông này gắn liền với câu chuyện lỳ kỳ của bà Thu Bồn được truyền lại.

12/02/2022

(QNO) - Ngày 12.2, tại làng Chiêm Sơn (xã Duy Trinh, Duy Xuyên) diễn ra lễ hội Bà Chiêm Sơn.

12/02/2022

Lễ hội Bà Chiêm Sơn xã Duy Trinh sáng nay!

12/02/2022

Mỗi ċùпg đất тrêп пướċ {ta} đều ċó пҺữпg bản sắc riêng ʋới пҺữпg lễ Һội đặc sản vùng miền kҺác nhau . Hãy ċùпg cҺúпg tôi tìm Һiểυ xem пҺữпg lễ Һội truyền thống đặc sắc ở Quảng Пaм nhé. 1.Lễ Һội Ɓà Thu...

Lễ hội Bà Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên được tổ chức vào ngày 11/02/2022 và ngày 12/02/2022 (nhằm ngày 11 và ...
10/02/2022

Lễ hội Bà Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên được tổ chức vào ngày 11/02/2022 và ngày 12/02/2022 (nhằm ngày 11 và 12 tháng giêng năm Nhâm Dần).

09/02/2022
09/02/2022
Bí thư Tỉnh ủy Phan Việt Cường khảo sát địa điểm xây dựng cầu Lệ Bắc, Duy ChâuSáng 8.2.2022, đồng chí Phan Việt Cường - ...
09/02/2022

Bí thư Tỉnh ủy Phan Việt Cường khảo sát địa điểm xây dựng cầu Lệ Bắc, Duy Châu

Sáng 8.2.2022, đồng chí Phan Việt Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh có chuyến khảo sát địa điểm xây dựng cầu Lệ Bắc thuộc xã Duy Châu (Duy Xuyên)

Theo UBND huyện Duy Xuyên, thôn Lệ Bắc (xã Duy Châu) hiện có gần 300 hộ dân với hơn 1.150 nhân khẩu, sinh sống ven sông Thu Bồn. Ngày thường, việc đi lại của người dân khá thuận lợi nhưng vào mùa mưa lũ, nước dâng cao khiến đường biến thành sông, toàn thôn bị chia cắt như một “ốc đảo”. Chính quyền địa phương phải bố trí ghe thuyền để người dân lưu thông. Đặc biệt, nhiều năm qua, nơi đây chứng kiến nhiều người dân bị lũ cuốn trôi, tử vong.
Trước thực trạng đó, chính quyền địa phương đã kiến nghị lên cấp trên và được UBND tỉnh thống nhất hỗ trợ kinh phí khoảng 45 tỷ đồng để Duy Xuyên xây dựng cầu bắc qua thôn Lệ Bắc. Theo thiết kế ban đầu, cầu Lệ Bắc có tổng chiều dài đường dẫn và cầu là 240m, xây dựng theo tiêu chuẩn cấp V đồng bằng.
Sau khi khảo sát thực địa, Bí thư Tỉnh ủy Phan Việt Cường cho rằng, việc đầu tư xây dựng cầu bắc qua thôn Lệ Bắc là hoàn toàn hợp lý, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của bà con nhân dân trong vùng, tạo điều kiện thuận lợi vận chuyển hàng hóa nông sản, hạn chế tối đa tai nạn thương tâm trong mùa mưa lũ.
Đồng chí Phan Việt Cường đề nghị các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn chỉnh các hồ sơ, thủ tục để sớm triển khai thi công cầu bắc qua thôn Lệ Bắc. Qua đó góp phần củng cố, hoàn thiện mạng lưới giao thông, tạo liên kết vùng, kết nối xã Duy Châu và xã Điện Quang (thị xã Điện Bàn), tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

* Cũng trong sáng ngày 8.2.2022, Bí thư Tỉnh ủy Phan Việt Cường cùng đoàn công tác đi khảo sát vùng chuyên canh các loại cây trồng cạn chủ lực ở thôn Lệ Bắc, tuyến ĐT610B qua xã Điện Quang và bến đò Ông Đốc (thị xã Điện Bàn).
"Một khi dự án cầu Văn Ly bắc qua sông Thu Bồn được xây dựng hoàn thành sẽ chấm dứt cảnh qua sông lụy đò, tạo thành trục kết nối kinh tế liên vùng trong giao thương giữa 3 xã vùng Gò Nổi của thị xã Điện Bàn, các xã vùng B của huyện Đại Lộc cũng như huyện Nam Giang với TP.Đà Nẵng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ..." - Bí thư Tỉnh ủy Phan Việt Cường nhấn mạnh.

Kế hoạch Tổ chức lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ Xuân Nhâm Dần năm 2022.
27/01/2022

Kế hoạch Tổ chức lễ phát động Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ Xuân Nhâm Dần năm 2022.

Người hô bài chòi làng Thu Bồn…Tại lễ hội bà Thu Bồn hằng năm, cùng với nhiều hoạt động văn hóa-văn nghệ dân gian phong ...
25/01/2022

Người hô bài chòi làng Thu Bồn…

Tại lễ hội bà Thu Bồn hằng năm, cùng với nhiều hoạt động văn hóa-văn nghệ dân gian phong phú được người dân xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên bày ra để chào đón du khách bốn phương, trò chơi dân gian hô hát bài chòi được chuẩn bị khá chu đáo, thu hút đông đảo người tham gia. Anh Trần Văn Lộc, người làng Thu Bồn đã có nhiều năm gắn bó với loại hình dân gian này và đã để lại nhiều ấn tượng với du khách trẫy hội gần xa…
Dưới bóng mát của những hàng cây trong khuôn viên Lăng Bà Thu Bồn, chúng tôi như được lội ngược dòng thời gian quay về với những ngày tháng mà không khí của các trò chơi dân gian tràn ngập khắp các làng quê xứ Quảng khi bất chợt chạm mắt vào gian trò chơi Bài chòi được người Thu Bồn dựng lên từ khá sớm để mời gọi du khách trẫy hội ghé thăm. Thật lạ, dẫu cho thời gian có trôi đi như cơn lốc, dẫu cho các trò chơi dân gian xứ Quảng có dần bị mai một bởi sự lấn lướt của các loại hình giải trí hiện đại…nhưng tại lễ hội bà Thu Bồn thì ngay từ sáng sớm của ngày đầu lễ hội, các nghệ nhân trong đội hô hát bài chòi làng Thu Bồn đã khá bận rộn với tần suất xuất chơi cũng như sự nóng lòng được chơi của dòng người trẫy hội. Anh Trần Văn Lộc - nghệ nhân hô hát bài chòi - đội hô hát bài chòi làng Thu Bồn, xã Duy Tân tâm sự với chúng tôi rằng, để chuẩn bị cho lễ hội, các thành viên trong đội của anh đã tập luyện tích cực từ nhiều ngày trước với mong muốn đem tiếng hát, lời ca, đem cái vốn quý văn nghệ dân gian quê mình thông qua trò chơi này mà gởi tới du khách gần xa chút ân tình của cư dân vùng sông nước Thu Bồn thuần hậu, chân chất lại giàu lòng mến khách. Gắn bó với các làn điệu dân ca xứ Quảng hơn nữa đời người, anh Trần Văn Lộc xem hô hát bài chòi cũng như điệu lý, câu hò xứ sở của mình như là hơi thở cuộc sống, là một phần không thể thiếu được trong đời sống sinh hoạt đời thường cũng như nhu cầu về văn hóa-văn nghệ đời mình.
Anh bảo, ngay từ những ngày tấm bé, đã bắt đầu tập tành lên sân khấu với những bài hát thiếu nhi trong các chương trình văn nghệ quần chúng của trường, của xã. Lớn lên, chẳng hiểu những câu hát dân ca thấm vào anh từ khi nào mà cứ mỗi lần nghe ai đó hát hò khoan, bài chòi… là một lần tâm hồn nôn nao một tình yêu quê hương xứ sở. Chính vì tình yêu ấy anh cùng với anh em diễn viên không chuyên của xã thành lập đội hô hát bài chòi, lô tô, phục vụ nhân dân những dịp lễ Tết trong đó có lễ hội bà Thu Bồn- một hoạt động văn hóa tín ngưỡng truyền thống có từ lâu đời trên đất Duy Tân. Tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng anh Lộc cho biết, nhờ sự quan tâm động viên của lãnh đạo xã, đội hô hát bài chòi của anh quyết tâm xây dựng và duy trì, không để bị mai một trong cuộc sống hiện đại hôm nay. Nhiều thành viên trong đội bây giờ đã lớn tuổi, giọng hô hát không còn khỏe như xưa, nhưng ai nấy cũng đều háo hức và đầy nhiệt tâm mỗi khi Tết đến xuân về hay lễ hội trên mảnh đất quê hương mình. Anh Trần Văn Lộc bảo với tôi, dù cho các loại hình âm nhạc truyền thống đang dần dần mất vị thế trong đời sống hiện đại, nhưng ở đất Duy Tân này, hễ có hô hát bài chòi là bà con lại kéo nhau đến chơi không kể ngày đêm. Chính điều này đã tạo nên nguồn động viên hết sức lớn, giúp anh và các thành viên trong đội vơi đi những nhọc mệt và vững tin hơn với công việc của mình. Trò chơi bài chòi cốt không phải để ăn thua mà cái chính là thông qua trò chơi này để chủ thể của lễ hội là người dân làng Thu Bồn trình diễn một nếp sinh hoạt văn hóa, một món ăn tinh thần không thể thiếu của lễ hội bà Thu Bồn. Cùng với đó là người trẫy hội thì có cơ hội gặp gỡ nhau, cùng vui, cùng được sống lại một thuở xa vắng đời mình. Nhất là các cụ già dù đã ở tuổi thất thập cổ lai hy, vẫn miệt mài lặn lội đường xa, trước là để thành tâm dâng hương tưởng vọng trong ngày lệ Bà, sau nữa là để được cầm trên tay lá bài với những tên gọi gợi nhớ, gợi thương biết nhường nào như: nhì nghèo, ngũ trưa, tám tiền…Chính vì thế, trò chơi dân gian bài chòi từ lâu đã trở thành ưu tiên số một của rất nhiều người trẫy hội Thu Bồn.
Trong vô vàn âm thanh của lễ hội truyền thống Bà Thu Bồn, chúng tôi vẫn kịp lắng lòng để đón nhận tiếng hát lời ca của các nghệ nhân trong đội hô hát bài chòi làng Thu Bồn. Dường như cũng hiểu được tấm lòng của người đi hội, các anh, các chị càng cố gắng thể hiện hay hơn phần hô hát của mình. Anh Trần Văn Lộc như con thoi chạy đi, chạy về nơi những lá bài và người chơi. Tay múa bài, miệng hô hát với chất giọng khỏe và khá ấn tượng với từng lời ca ứng với mỗi con bài. Người chơi vừa được cầm trên tay lá bài, tập trung chú ý hết mực đến từng lời hô hát và kịp phất lên đầy sung sướng khi lá bài trên tay được gọi tên. Anh Lộc bảo, mỗi lần hô “Trống kia đã điểm, cờ nọ đã phất sang… Anh hiệu đâu…” là một lần tâm hồn anh cũng như được hòa cùng niềm vui của người chơi trúng thưởng. Bao nhiêu năm rồi, cảm giác hồi hộp, vui mừng ấy vẫn không hề mất đi mà lại càng thổi vào tâm hồn anh những niềm vui khó tả. Có lẽ đó là hạnh phúc của người làm nghệ nhân hô hát bài chòi như anh Lộc chăng!.

23/01/2022

Address

Thị Trấn Nam Phước, Huyện Duy Xuyên
Quang Nam
0840235

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Trang Văn hóa-Thông tin Duy Xuyên posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share