Tin tức 24h Quế Xuân 2

Tin tức 24h Quế Xuân 2 Tin tức 24h

06/02/2024

THÔNG BÁO:
Công an huyện Quế Sơn tổ chức tiếp, giải quyết thu nhận hồ sơ CCCD, ĐDĐT cho công dân tại trụ sở Công an huyện, cụ thể như sau:
- Trước tết Nguyên đán 2024: Từ ngày 29/01/2024 đến ngày 07/02/2024
(tức từ ngày 19/12ÂL đến ngày 28/12ÂL);
- Sau tết Nguyên đán 2024: Từ ngày 15/02/2024 đến ngày 24/02/2024
(tức từ ngày 06/01 ÂL đến ngày 15/01ÂL).
Trân trọng!

03/02/2024
https://conganquangnam.vn/ban-linh-vuot-kho uay lại trang tin tứcChỉ còn hơn một tháng nữa là kết thúc năm 2023. Một năm...
21/11/2023

https://conganquangnam.vn/ban-linh-vuot-kho uay lại trang tin tức
Chỉ còn hơn một tháng nữa là kết thúc năm 2023. Một năm nhiều trắc trở và cũng lắm “tâm tư” với Quảng Nam.

1. Những điểm sáng về sự phục hồi du lịch; tăng trưởng ổn định của nền nông nghiệp; chuỗi các sự kiện lễ hội, hội chợ quảng bá, xúc tiến thương mại, du lịch đều khắp vùng miền, trong và ngoài nước nhằm kích cầu đầu tư, tiêu dùng; phong trào khởi nghiệp;… chưa đủ để tạo thành gam màu chủ đạo trong bức tranh toàn cảnh về kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Ngay từ đầu năm và sau đó là những rủi ro, bất trắc ở nhiều địa phương: tai nạn giao thông nghiêm trọng, hỏa hoạn, ngộ độc thực phẩm, chìm tàu… Kinh tế giảm sâu một cách bất ngờ.

Lần đầu tiên sau nhiều chục năm, GRDP 9 tháng giảm đến 9,76%, kéo theo là sự sụt giảm lớn nguồn thu ngân sách. Thị trường bất động sản nguội lạnh; phần lớn dự án đầu tư, cả từ vốn ngân sách và vốn xã hội bị đình trệ, chậm trễ kéo dài.

Nhiều chỉ số đo lường về cải cách hành chính, điều hành kinh tế, chuyển đổi số, quản trị công,... tiếp tục tụt bậc trên các bảng xếp hạng, hoặc vẫn ở mức thấp trong bảng xếp hạng chung.

Sự trồi sụt khó đoán định về tăng trưởng kinh tế từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện (năm 2020) và kéo dài đến nay, ngày càng đặt ra những thách thức lớn hơn đối với Quảng Nam, sau hơn 20 năm liên tục tăng trưởng nhanh và ổn định, đưa Quảng Nam trở thành điểm sáng kinh tế cả vùng.

Nguồn lực và động lực để phát triển nhanh, bền vững trong giai đoạn mới có lẽ chưa bao giờ đặt ra những “nan đề” có tính bức bách với địa phương như hiện nay, khi đã xác định mục tiêu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030, theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII và dự thảo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 đang hoàn thiện.

“Góp thêm” gam màu xám trong bức tranh chung còn có thể kể đến một số vụ việc, đã hoặc suýt gây ra sự cố truyền thông làm phân tâm dư luận, bởi những thiếu sót, bất cẩn trong phát ngôn và quản lý xã hội, chưa dự lường đúng mức và phản ứng chính sách minh bạch, hợp lý ở một số ngành, địa phương; hay như những hệ lụy từ các dự án bất động sản của nhiều năm trước, dù rất nỗ lực nhưng vẫn chưa được tháo gỡ hoàn toàn...

2. Ngày 16/11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành kết luận kiểm tra đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Quảng Nam, sau nhiều tháng đoàn kiểm tra đến làm việc tại địa phương.

Cùng lúc, nhiều tập thể, cá nhân lãnh đạo, quản lý và nguyên cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh bị kỷ luật. Vụ việc rất buồn và chắc chắn gây ra những “sang chấn tâm lý” không tránh khỏi với không ít cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và dư luận xã hội.

Ngoài vài ba cá nhân “dính chàm” do suy thoái đạo đức lối sống, vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng; theo kết luận của cơ quan kiểm tra Trung ương, những vi phạm của các tập thể, cá nhân chủ yếu do sai sót, hạn chế trong xây dựng, ban hành và thực thi các cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp; trong nhận thức và áp dụng pháp luật quản lý đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và kiểm tra, giám sát.

Nhìn ở góc độ tích cực, đây là bài học cần thiết và hữu ích đối với cả hệ thống chính trị trong nhận thức, nghiên cứu, vận dụng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước để tiếp tục hoàn thiện các cơ chế lãnh đạo, điều hành; cũng như yêu cầu nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao của mỗi tổ chức và cá nhân cán bộ, công chức, viên chức. Nói vậy, nhưng bối cảnh hiện nay, cũng là những thách thức lớn không dễ vượt qua.

Đơn cử, trong một báo cáo dày đến 137 trang gửi Chính phủ (Báo cáo số 189/BC-UBND, ngày 18/8/2023), UBND tỉnh Quảng Nam đã rà soát, tổng hợp hơn 120 vướng mắc, bất cập, chồng chéo trong các luật, nghị định, thông tư hiện hành.

Còn Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang mới đây báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp đang diễn ra, cho hay qua tổng hợp của 26 tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ khi làm việc với các địa phương, đã có đến 513 vướng mắc từ các văn bản quy phạm pháp luật.

Nút thắt về thể chế và thủ tục hành chính nhiều năm qua luôn là những vấn đề nóng tại rất nhiều diễn đàn; là một trong những nguyên nhân gây cản trở sự phát triển, làm “nhụt chí” không ít cán bộ, công chức khi thực thi công vụ, như nhiều chuyên gia và đại biểu Quốc hội nhận định.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, tại diễn đàn Quốc hội, cũng than thở, rằng chỉ riêng các quy định của pháp luật về tính giá đất, đã rối đến mức, khó cơ quan nào tính được giá đúng!

3. Năm 2023 này, tròn 100 năm chí sĩ Phan Châu Trinh công bố thuyết Duy tân tại kinh thành Huế, mở ra “một cuộc cách mạng” về tư tưởng cứu nước, cứu dân giữa bối cảnh xã hội hỗn loạn lúc bấy giờ; và cho đến nay nhiều nội dung tư tưởng khai phóng của cụ Phan vẫn còn nguyên giá trị, theo nhiều nhà nghiên cứu.

Trước đó, từ thế kỷ 16-17, người Quảng Nam đã góp công lớn hiện thực hóa chính sách “mở cửa, hội nhập” của chúa Nguyễn, tạo ra mô hình thương cảng quốc tế Hội An, đưa đất Quảng trở thành trung tâm kinh tế bậc nhất của cả xứ Đàng Trong.

Thời kháng chiến chống Mỹ, Quảng Nam vẫn là vùng đất đi đầu, sáng tạo nên “chiến lũy chiến tranh du kích xuất sắc nhất khu 5” và những “vành đai diệt Mỹ”. Gần đây nhất là mô hình khu kinh tế mở,…

Mỗi giai đoạn cam go nhất của những khúc cua lịch sử, Quảng Nam đều vững vàng đối mặt và sáng tạo ra những phương cách để vượt qua, tạo bước chuyển có tính quyết định cho vận mệnh của quê hương.

Bản lĩnh vượt khó, sáng tạo, có lẽ là một trong những giá trị “thương hiệu” nổi bật trong hệ giá trị văn hóa của người Quảng được hình thành và minh định trong suốt chiều dài lịch sử.

Vì thế, giờ đây, đất và người Quảng Nam cần trụ vững, xốc lại tinh thần để vượt qua giai đoạn gian nan, vững vàng đi tới với hành trình phát triển quê hương.

So sánh bối cảnh, đặc điểm và yêu cầu trong mỗi giai đoạn là khập khiểng, nhưng truyền thống văn hóa, lịch sử, luôn là bệ đỡ tinh thần và tạo nguồn động lực cho các thế hệ kế tiếp trên hành trình tiến về phía trước.

Nhớ lại nguyên Thủ tướng, nguyên Cố vấn Phạm Văn Đồng khi về thăm Quảng Nam, đã nhắc nhở rằng, điều quan trọng nhất là phải giữ vững truyền thống đoàn kết, ý chí và quyết tâm phấn đấu hết lòng, hết sức vì sự phát triển của quê hương; mọi khó khăn thách thức chắc chắn sẽ vượt qua!

LÊ VĂN

Chỉ còn hơn một tháng nữa là kết thúc năm 2023. Một năm nhiều trắc trở và cũng lắm “tâm tư” với Quảng Nam.

07/11/2023

THỌ XUÂN - QUẾ SƠN 55 MỘT CHẶN ĐƯỜNG

19/10/2023

ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Hôm qua 11/10, UBND tỉnh có công văn yêu cầu các sở ban ngành, hội đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung đẩy mạnh thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2023.
UBND tỉnh đề nghị UBND cấp huyện tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu vào năm 2023 củng cố các tiêu chí NTM để lập hồ sơ đề nghị công nhận theo đúng thời gian quy định (UBND cấp huyện trình UBND tỉnh đợt 1 trước ngày 30/11/2023 và đợt 2 trước ngày 28/2/2024). Trường hợp không đạt mục tiêu đề ra thì Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.
Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo bằng văn bản về Văn phòng điều phối NTM tỉnh trước ngày 25/10/2023 để tổng hợp, phối hợp với các sở, ngành phụ trách tiêu chí NTM hướng dẫn, giải quyết hoặc tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, xử lý nếu vượt thẩm quyền.
Thủ trưởng các sở ban ngành được UBND tỉnh giao nhiệm vụ phụ trách thực hiện các bộ tiêu chí NTM tại Quyết định số 1098 (ngày 25/4/2022) của UBND tỉnh, chủ động theo dõi, hỗ trợ các xã trong thực hiện các tiêu chí NTM do ngành mình phụ trách. Trường hợp có vướng mắc trong thực hiện các tiêu chí NTM thì khẩn trương hướng dẫn các địa phương hoàn thiện, nhất là các chỉ tiêu, tiêu chí mới tăng thêm; hạn chế trường hợp đến khi thẩm định mới đề nghị địa phương khắc phục, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.
Đối với các xã đã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu chưa duy trì chuẩn theo bộ tiêu chí mới giai đoạn 2022 - 2025, UBND tỉnh đề nghị UBND các địa phương khẩn trương rà soát và có kế hoạch, giải pháp thực hiện để bảo đảm đến cuối năm 2023 duy trì chuẩn theo quy định. Xem xét, xử lý trách nhiệm đối với các địa phương chậm thực hiện, đồng thời thu hồi quyết định công nhận đối với các địa phương chưa đảm duy trì chuẩn theo quy định…

Các địa phương nỗ lực để duy trì và nâng chuẩn bộ 19 tiêu chí nông thôn mới.
Tích cực vận động nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới.

16/08/2023

ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHI TRẢ CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

Ngày 11/8, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 5352/KH-UBND triển khai thực hiện chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt đối với người có công với cách mạng và bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Đối tượng triển khai thực hiện gồm: Người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến, tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào, người được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Campuchia đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, theo dõi thực hiện chế độ ưu đãi (sau đây gọi chung là người có công);
Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng; hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng; người hưởng trợ cấp mai táng phí theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ và Nghị quyết số 43/20221/NQHĐND ngày 07/12/2021 của HĐND tỉnh Quảng Nam; người đang hưởng chính sách hỗ trợ cải thiện mức sống theo quy định tại Nghị quyết số 14/2022/NQHĐND ngày 21/4/2022 của HĐND tỉnh Quảng Nam
Theo Kế hoạch, năm 2023, thực hiện thí điểm tại huyện Đại Lộc và thành phố Hội An; khuyến khích các địa phương còn lại lựa chọn từ 01 đến 02 đơn vị cấp xã để triển khai thí điểm trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố làm cơ sở tổng kết nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh kể từ năm 2024.
Để triển khai hiệu quả Kế hoạch, UBND tỉnh yêu cầu sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị liên quan và người dân; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức thực hiện. Việc triển khai chi trả không dùng tiền mặt trợ cấp ưu đãi người có công và bảo trợ xã hội không làm phát sinh thủ tục hành chính, không làm ảnh hưởng đến chính sách của Đảng, Nhà nước đối với các nhóm đối tượng này. Đảm bảo trang thiết bị, cơ sở vật chất, công nghệ phục vụ cho việc chi trả không dùng tiền mặt. Quy trình chi trả phải đảm bảo đơn giản, thuận lợi, dễ tiếp cận, sử dụng và phù hợp với các nhóm đối tượng chính sách và điều kiện ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Chủ động, phối hợp đồng bộ và thực hiện hiệu quả của đơn vị cung ứng dịch vụ chi trả. Đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và bảo trợ xã hội có quyền lựa chọn hình thức chi trả phù hợp, khuyến khích đối tượng nhận tiền qua tài khoản ngân hàng để đảm bảo mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt, với chi phí phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối tượng hưởng lợi.

QUẢNG NAM HỖ TRỢ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHI ĐƯỢC LUÂN CHUYỂN, ĐIỀU ĐỘNG Chiều 5/8, thông tin từ Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc ...
11/08/2023

QUẢNG NAM HỖ TRỢ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC KHI ĐƯỢC LUÂN CHUYỂN, ĐIỀU ĐỘNG

Chiều 5/8, thông tin từ Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam cho biết, Hội đồng nhân dân tỉnh vừa ban hành nghị quyết Quy định hỗ trợ luân chuyển, điều động cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh. Theo đó, cán bộ, công chức được điều động lên 6 huyện miền núi cao được hỗ trợ đến 4 triệu đồng/tháng.

Đối tượng được hưởng chế độ hỗ trợ theo nghị quyết này là cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của tỉnh được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Thường vụ cấp ủy cấp huyện quyết định luân chuyển, điều động để giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan trong hệ thống chính trị tỉnh Quảng Nam.
Không áp dụng đối với các trường hợp: Cán bộ, công chức luân chuyển, điều động ở các cơ quan thuộc hệ thống ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; cán bộ, công chức công tác ở Trung ương luân chuyển, điều động về tỉnh; cán bộ, công chức điều động, chuyển đổi vị trí công tác theo Quy định số 455-QĐ/TU ngày 22/2/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và cán bộ, công chức điều động do nhu cầu cá nhân, do không trúng cử chức danh bầu cử theo quy định, do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Cụ thể, hỗ trợ sinh hoạt phí từ tỉnh về các huyện miền núi cao, gồm: Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà My và ngược lại là 2.000.000 đồng/người/tháng. Từ tỉnh về các huyện, thị xã, thành phố còn lại và ngược lại được hỗ trợ 1.500.000 đồng/người/tháng.
Từ các huyện miền núi cao đến các huyện, thị xã, thành phố còn lại và ngược lại; từ huyện miền núi cao này sang huyện miền núi cao khác: 2.000.000 đồng/người/tháng; các địa phương còn lại: 1.500.000 đồng/người/tháng.
Từ huyện về xã, thị trấn và ngược lại ở các huyện miền núi cao; từ huyện, thành phố về các xã đảo và ngược lại: 1.000.000 đồng/người/tháng; từ huyện, thị xã, thành phố còn lại về xã, phường, thị trấn và ngược lại: 700.000 đồng/người/tháng.
Từ xã, phường, thị trấn này sang xã, phường, thị trấn khác tại các huyện miền núi cao và các xã đảo thuộc các huyện, thành phố còn lại: 1.000.000 đồng/người/tháng; các huyện, thị xã, thành phố còn lại: 700.000 đồng/người/tháng.
Ngoài tiền sinh hoạt phí, tỉnh Quảng Nam còn hỗ trợ cán bộ, công chức khi luân chuyển, điều động trên địa bàn tỉnh ổn định chỗ ở; trong đó, cán bộ, công chức từ tỉnh về huyện, thị xã, thành phố và ngược lại; từ huyện, thị xã, thành phố này sang huyện, thị xã, thành phố khác: 2.000.000 đồng/người/tháng.
Và từ huyện, thị xã, thành phố về xã, phường, thị trấn và ngược lại; từ xã, phường, thị trấn này sang xã, phường, thị trấn khác: 1.500.000 đồng/người/tháng.

Thời gian hưởng hỗ trợ theo nghị quyết này tối đa 36 tháng.
Đồng chí Phan Việt Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh cho biết, đối với cán bộ luân chuyển được cấp có thẩm quyền quyết định bố trí ổn định công tác tại địa phương, đơn vị nơi đến thì không còn xem là cán bộ luân chuyển và không được hưởng hỗ trợ kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành.
Cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực, hiện vẫn đang công tác tại vị trí được luân chuyển, điều động đến thì được hưởng hỗ trợ kể từ ngày Nghị quyết có hiệu lực thi hành trong thời gian luân chuyển, điều động còn lại nhưng tối đa không quá 36 tháng.
Cán bộ, công chức luân chuyển, điều động đã được cơ quan, đơn vị nơi đến bố trí nhà ở công vụ hoặc đã có nhà ở của cá nhân tại địa phương nơi đến công tác thì không được hỗ trợ ổn định chỗ ở.
Cán bộ, công chức luân chuyển, điều động là nữ, là người đồng bào dân tộc thiểu số ngoài chính sách hỗ trợ quy định còn được hỗ trợ thêm tiền sinh hoạt phí với mức 300.000 đồng/người/tháng.
Trường hợp một đối tượng vừa là nữ vừa là người đồng bào dân tộc thiểu số thì được hỗ trợ 600.000 đồng/người/tháng...
“Nguồn kinh phí thực hiện nguồn ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách hiện hành; cấp quyết định luân chuyển, điều động thì cấp đó bảo đảm kinh phí thực hiện”, Đồng chí Phan Việt Cường lưu ý.
Đồng chí Phan Việt Cường cho biết, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện; có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến chính sách tạo sự đồng thuận khi triển khai thực hiện; thường xuyên kiểm tra, theo dõi kết quả thực hiện.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa X, kỳ họp thứ mười lăm thông qua ngày 12/7/2023 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2023…

CHUYẾN THĂM CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY HỢP TÁC VỚI 3 NƯỚC CHÂU ÂU' Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định chuyến t...
05/08/2023

CHUYẾN THĂM CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY HỢP TÁC VỚI 3 NƯỚC CHÂU ÂU'

Bộ trưởng Ngoại giao khẳng định chuyến thăm Áo, Italy, Tòa thánh Vatican của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đạt kết quả tốt đẹp, tạo động lực thúc đẩy hợp tác song phương.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng phu nhân đã thăm chính thức Áo, thăm cấp nhà nước Italy và thăm Tòa thánh Vatican ngày 23-28/7. Đây là chuyến thăm Áo đầu tiên của Chủ tịch nước Việt Nam trong 15 năm qua, đồng thời là hoạt động trao đổi đoàn cấp nguyên thủ đầu tiên với Italy và Vatican trong 7 năm qua. Việt Nam - Italy năm nay kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược.
"Sự kiện góp phần tạo xung lực mới thúc đẩy hợp tác song phương với Áo và Italy trên tất cả lĩnh vực", Bộ trưởng nói trong cuộc phỏng vấn được Bộ Ngoại giao công bố hôm nay.
Lãnh đạo Áo và Italy đều khẳng định coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu trong ASEAN và mong muốn Việt Nam trở thành cầu nối thúc đẩy quan hệ Liên minh châu Âu (EU) - ASEAN.
Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nêu những kết quả chuyến công du đã đạt được. Với Áo, hai bên nhất trí tiếp tục triển khai hiệu quả thỏa thuận giữa hai nước, cũng như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU, thúc đẩy EU sớm gỡ thẻ vàng với hải sản xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu. Việt Nam và Áo cam kết tiếp tục phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại diễn đàn khu vực và quốc tế.
Với Italy, hai bên ra tuyên bố chung về tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Italy. Nghị viện Italy thông qua Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA), tạo điều kiện để hai bên tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như kinh tế số, công nghệ cao, phát triển xanh, nông nghiệp thông minh...
EVIPA yêu cầu hai bên đảm bảo an toàn cho tài sản và vốn của nhà đầu tư đối tác, thông qua cam kết đối xử công bằng, thỏa đáng, tự do chuyển vốn và lợi nhuận từ đầu tư ra nước ngoài, không trưng thu, quốc hữu hóa tài sản của nhà đầu tư mà không bồi thường thỏa đáng. EVIPA đã được Nghị viện châu Âu cùng Quốc hội Việt Nam thông qua vào năm 2020 và đang chờ nghị viện từng nước EU phê chuẩn. Hiện hơn 10 trong số 27 nước EU đã thông qua EVIPA.
Thăm Tòa thánh Vatican, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã hội kiến Giáo hoàng Francis và Thủ tướng, Hồng y Parolin. Hai bên thông qua Quy chế hoạt động của Đại diện thường trú và Văn phòng Đại diện thường trú Tòa thánh tại Việt Nam, đánh dấu bước phát triển trong quan hệ Việt Nam - Tòa thánh Vatican.
Trong chuyến công du, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng gặp gỡ đại diện cộng đồng người Việt. Lãnh đạo các nước khẳng định tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt hội nhập và làm cầu nối hợp tác giữa các bên.
"Chuyến thăm đã đạt những kết quả tốt đẹp, tạo động lực quan trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, ổn định, bền vững", Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

27/07/2023

Nhân chuyến thăm Tòa thánh Vatican của Chủ tịch nước, họ lại lợi dụng vấn đề tôn giáo để nói xấu Nhà nước ta

Nguyễn Văn

Từ ngày 23-28/7/2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm một số nước châu Âu, trong đó có thăm Tòa thánh Vatican theo lời mời của nguyên thủ các quốc gia này. Lợi dụng điều đó, các thế lực có thâm thù với chế độ ta lại có dịp đưa thông tin thất thiệt để cho rằng Việt Nam không có tự do tôn giáo, tôn giáo ở Việt Nam bị đàn áp nhằm chống phá quan hệ giữa Việt Nam với các nước, nhất là quan hệ với Tòa thánh Vatican. Trang Việt Nam Thời báo ngày 25/7/2023 với bài: “Việt Nam bị đề nghị đưa vào lại danh sách Quốc Gia Quan Tâm Đặc Biệt (CPC)” là một ví dụ.

1. Họ cho là “Điều trần về tình trạng đàn áp tôn giáo toàn cầu: Việt Nam được chú ý đặc biệt”. Theo họ, tại buổi điều trần dưới quyền chủ tọa của Dân Biểu Christopher Smith (ngày 18/7) vừa qua, ông Dân biểu này đã nói: “Ở Việt Nam, cuộc đàn áp của nhà nước cộng sản nhắm vào các tôn giáo, kể cả Giáo Hội Công Giáo, đã tệ đi trong những năm gần đây”(!)

Trước hết cần khẳng định, ý kiến trên hoàn toàn không có cơ sở, không gắn với thực tiễn sinh động của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Đó là đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời và là quốc gia đa dân tộc, đa tôn giáo. Theo số liệu của Ban Tôn giáo Chính phủ (4/2023), Nhà nước đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, với trên 26,5 triệu tín đồ, chiếm 27% dân số cả nước, hơn 54 nghìn chức sắc, trên 135 nghìn chức việc và gần 30 nghìn cơ sở thờ tự. Các tôn giáo có đông tín đồ là Phật giáo (trên 14 triệu), Công giáo (khoảng 7 triệu), Phật giáo Hòa Hảo (khoảng 1,5 triệu), Tin lành (khoảng 1,21 triệu); Cao Đài khoảng (trên 1,1 triệu), v.v.

Bên cạnh đó, Việt Nam là quốc gia có hệ thống tín ngưỡng vô cùng phong phú với 50.703 cơ sở tín ngưỡng, trong đó khoảng 3.000 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số di tích được UNESCO ghi danh là di sản thế giới.

Cùng với quá trình đổi mới đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến mới: sự trở lại của niềm tin tôn giáo, sự gia tăng số lượng chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo; nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo diễn ra với quy mô lớn hơn trước thu hút đông đảo tín đồ và người dân tham gia. Các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đã và đang đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của đông đảo quần chúng nhân dân và có những đóng góp tích cực đối với đời sống xã hội.

Việt Nam không có tự do tôn giáo, đàn áp tôn giáo thì không thể có được đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đa dạng phong phú và số lượng tín đồ các tôn giáo đông đảo như trên.

2. Dựa trên những thông tin sai sự thật, năm 2022, Bộ Ngoại Giao Mỹ đã đưa Việt Nam vào Danh Sách Theo Dõi Đặc Biệt (SWL), hiện nay, một số cá nhân có thâm thù với chế độ ta lại muốn đưa Việt Nam vào danh sách CPC. Việc làm đó của họ đã không nhìn thấy đời sống tín ngưỡng, tôn giáo sinh động ở nước ta hiện nay. Đó là:

Nhà nước bảo đảm sự đa dạng, hòa hợp và bình đẳng tôn giáo và không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Các tôn giáo ở Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Mọi người hoàn toàn tự do lựa chọn theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào. Người có tín ngưỡng, tín đồ các tôn giáo được tự do bày tỏ đức tin tại gia đình, cơ sở thờ tự hoặc điểm nhóm đăng ký với chính quyền.

Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo Hiến chương, Điều lệ và quy định pháp luật. Nhà nước bảo đảm và tạo điều kiện để các sinh hoạt tôn giáo, hoạt động tôn giáo của mọi tôn giáo được diễn ra bình thường. Đặc biệt những ngày lễ trọng của các tôn giáo được tổ chức với quy mô lớn, thu hút không chỉ tín đồ mà còn đông đảo người dân tham gia.

Việc công nhận tổ chức tôn giáo, cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo được thực hiện theo quy định của pháp luật. Sau khi thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã công nhận 01 tổ chức tôn giáo (Giáo hội Phúc âm Ngũ tuần Việt Nam), cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 03 tổ chức (Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam; Hội thánh Tin lành Liên hiệp Truyền giáo Việt Nam; Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê-su Ky-tô Việt Nam).

Việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung trên phạm vi cả nước được tạo điều kiện thuận lợi. Trước khi Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, có hơn 2.600 điểm nhóm, sau khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, có thêm hơn 1.100 điểm nhóm được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.

Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam chủ động trong việc củng cố tổ chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành theo Hiến chương, Điều lệ và quy định của pháp luật. Hàng năm, số lượng chức sắc, chức việc, nhà tu hành và những người hoạt động tôn giáo chuyên nghiệp không ngừng tăng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tinh thần của nhân dân. Kể từ khi thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, cả nước có hơn 6.500 người được phong phẩm, suy cử làm chức sắc; 16.783 người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc.

Nhà nước bảo đảm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo, mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo. Cả nước hiện có 62 cơ sở đào tạo tôn giáo; một số cơ sở được phép đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

Các tổ chức tôn giáo được quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện hoạt động xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tín ngưỡng, tôn giáo; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tín ngưỡng, tôn giáo, đồ dùng tôn giáo bảo đảm phục vụ yêu cầu hoạt động của các tôn giáo. Từ năm năm 2018 đến năm 2022, Nhà xuất bản Tôn giáo đã có quyết định xuất bản 2.527 ấn phẩm với 8.506.240 bản in, trong đó có nhiều xuất bản phẩm được dịch ra tiếng Anh, Pháp, tiếng dân tộc thiểu số. Ở Việt Nam có 15 tờ báo và tạp chí của các tổ chức tôn giáo đang hoạt động. Phần lớn các tổ chức tôn giáo đều có Website riêng để phục vụ việc sinh hoạt đạo, truyền bá tôn giáo của mình.

Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo tham gia các hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài. Hàng năm, có hàng trăm lượt chức sắc, nhà tu hành, tín đồ của các tôn giáo ở Việt Nam xuất cảnh tham dự các hoạt động tôn giáo, khóa đào tạo về tôn giáo ở nước ngoài và hàng trăm lượt cá nhân tôn giáo nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam hoạt động tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam còn tích cực tham gia các hội nghị, diễn đàn tôn giáo khu vực và quốc tế (Đối thoại liên tín ngưỡng Á – Âu (ASEM), đối thoại liên tín ngưỡng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương,…). Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam. Hiện có 67 điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại các tỉnh, thành phố với hàng trăm người tham gia và có quốc tịch từ nhiều nước (Hàn Quốc, Philippin, Singapore, Malaixia, Nga, Mỹ, Pháp,…). Cùng với đó, Nhà nước còn bảo đảm sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào dân tộc thiểu số; bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đối với người chấp hành án phạt tù, v.v.

Qua đó cho thấy đời sống tín ngưỡng, tôn giáo sinh động, phong phú ở Việt Nam. Chỉ những tổ chức đội lốt tôn giáo như Hội thánh Đức chúa trời mẹ mới bị các cấp chính quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Đó là việc làm cần thiết để bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội, vì hạnh phúc của mỗi người dân, mỗi gia đình và cả cộng đồng. Thế nên, đừng có lợi dụng tôn giáo hòng hạ uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế./.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Cộng hòa Italy Sergio Mattarella duyệt đội danh dự ngày 26/7. Ảnh: TTXVN

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 55/2023 NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưở...
27/07/2023

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 55/2023 NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Theo đó, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng được tăng từ 1.624.000 đồng lên mức 2.055.000 đồng.
Nghị định nêu rõ mức chuẩn quy định ở trên làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng. Các mức quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh và làm tròn đến hàng nghìn đồng.
Nghị định 55/2023 NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi. Cụ thể, mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hằng tháng đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 55/2023 NĐ-CP.
Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 55/2023 NĐ-CP.
Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh loại B được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 55/2023 NĐ-CP.
Mức hưởng trợ cấp ưu đãi một lần đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 55/2023 NĐ-CP.
Trường hợp mức trợ cấp một lần tính theo thâm niên, sau khi đã tính tròn số năm tham gia kháng chiến mà còn có tháng lẻ, số tháng lẻ được tính tròn số theo nguyên tắc, từ đủ 6 tháng đến dưới 12 tháng được tính là 1 năm, dưới 6 tháng được tính là 6 tháng.
Trường hợp không xác định được ngày, tháng bắt đầu hoạt động kháng chiến, được tính từ ngày 1/7 của năm đó.
Nghị định 55/2023 NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 5/9/2023. Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 55/2023 NĐ-CP được thực hiện kể từ ngày 1/7/2023.
* Bộ LĐ-TB&XH cho biết, theo quy định hiện hành, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là 1.624.000 đồng được thực hiện từ ngày 1/7/2019 theo quy định tại Nghị định số 58/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Từ năm 2020, sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã tác động đến nhiều mặt trên các lĩnh vực kinh tế và xã hội của đất nước, thu ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn, mức lương cơ sở, trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công chưa được điều chỉnh tăng.
Ngày 24/7/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 75/2021/NĐ-CP nhưng mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi người có công với cách mạng vẫn giữ nguyên là 1.624.000 đồng.
Căn cứ Nghị quyết số 69/2022/QH15 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, từ ngày 1/7/2023, tăng mức chuẩn trợ cấp người có công bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị.
Theo quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025, mức chuẩn hộ nghèo khu vực thành thị là 2 triệu đồng/người/tháng. Trên cơ sở đó, Bộ LĐ-TB&XH đã đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

🇻🇳 Chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập xã Quế Xuân 2 (2004 - 2024)👉 Theo thông tin được biếtĐoàn thanh niên Xã Quế Xuân 2...
19/07/2023

🇻🇳 Chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập xã Quế Xuân 2 (2004 - 2024)
👉 Theo thông tin được biết
Đoàn thanh niên Xã Quế Xuân 2 tổ chức chương trình "𝗛𝗼̣̂𝗶 𝘁𝗿𝗮̣𝗶 𝗧𝘂𝗼̂̉𝗶 𝗧𝗿𝗲̉ 𝗤𝘂𝗲̂́ 𝗫𝘂𝗮̂𝗻 𝟮 - 𝟮𝟬 𝗻𝗮̆𝗺 𝘁𝗿𝘂̛𝗼̛̉𝗻𝗴 𝘁𝗵𝗮̀𝗻𝗵 𝘃𝗮̀ 𝗩𝘂̛̃𝗻𝗴 𝘁𝗶𝗲̂́𝗻 𝘁𝘂̛𝗼̛𝗻𝗴 𝗹𝗮𝗶"
𝗧𝗵𝗼̛̀𝗶 𝗴𝗶𝗮𝗻: 29,30/07/2023
Đ𝗶̣𝗮 đ𝗶𝗲̂̉𝗺: Tại SVĐ Hòa Mỹ, Quế Xuân 2, Quế
📣 Mong mọi người sắp xếp thời gian, công việc để đến tham gia, tham dự và ủng hộ cho phong trào thanh thiếu niên của Xã nhà nhé 💕


Address

Quế Xuân 2
Quang Nam

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tin tức 24h Quế Xuân 2 posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share