Tin tức Sông Kôn

Tin tức Sông Kôn sự kiện, tin tức thời sự

ĐƯA CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐẾN VỚI NHÂN DÂNSau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết số 28 ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành ...
19/12/2023

ĐƯA CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI ĐẾN VỚI NHÂN DÂN

Sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết số 28 ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, nhiều giải pháp được Bảo hiểm xã hội Quảng Nam phối hợp các đơn vị, địa phương thực hiện để người dân được thụ hưởng chính sách an sinh xã hội.


XEM THÊM CHI TIẾT:

Đưa chính sách an sinh xã hội đến với nhân dân | BÁO QUẢNG NAM ONLINE Admin Tháng Mười Hai 12, 2023 Sau hơn 5 năm thực hiện Nghị quyết số 28 ngày 23/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, ...

THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH: CẦN ĐẢM BẢO TÍNH BỀN VỮNG Tại Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh kh...
18/12/2023

THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH: CẦN ĐẢM BẢO TÍNH BỀN VỮNG

Tại Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh khóa X, việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh năm 2023 nhận được nhiều sự quan tâm, đặc biệt với khu vực các huyện miền núi. Theo các đại biểu, tính bền vững trong thực hiện các chương trình rất cần được chú trọng trong thời gian tới.

XEM THÊM CHI TIẾT:

Thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh: Cần đảm bảo tính bền vững Admin Tháng Mười Hai 12, 2023 Tại Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh khóa X, việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh năm 2...

Quảng Nam giảm hơn 4.000 hộ nghèo trong năm 2023.Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 25.107 hộ nghèo, tỷ lệ 5,67% (g...
09/12/2023

Quảng Nam giảm hơn 4.000 hộ nghèo trong năm 2023.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 25.107 hộ nghèo, tỷ lệ 5,67% (giảm 4.039 hộ nghèo, tương ứng tỷ lệ giảm 0,96% so với số hộ nghèo cuối năm 2022, vượt 134,6 % so với kế hoạch.

👇👇👇

Quảng Nam giảm hơn 4.000 hộ nghèo trong năm 2023 Admin Tháng Mười Hai 5, 2023 Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 25.107 hộ nghèo, tỷ lệ 5,67% (giảm 4.039 hộ nghèo, tương ứng tỷ lệ giảm 0,96% so với số hộ nghèo cuối năm 2022, vượt 134,6...

VỤ VIỆC CÔ GIÁO Ở TUYÊN QUANG BỊ HỌC SINH XÚC PHẠM VÀ SỰ NGỤY BIỆN CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN!-----------Vụ việc cô giá...
07/12/2023

VỤ VIỆC CÔ GIÁO Ở TUYÊN QUANG BỊ HỌC SINH XÚC PHẠM VÀ SỰ NGỤY BIỆN CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN!
-----------
Vụ việc cô giáo ở huyện Sơn Dương, Tuyên Quang bị học sinh xúc phạm đang thu hút cộng đồng mạng. Điều đáng nói ở đây là việc cơ quan chức năng huyện Sơn Dương có văn bản theo hướng bảo vệ học sinh, lấy việc cô giáo từng bị kỷ luật ra để đánh giá sự việc theo hướng thiếu khách quan, bất lợi cho cô giáo. Xin có vài lời:

Quân - sư - phụ” là quan niệm được cổ nhân nêu ra từ 2.500 năm trước. Theo Khổng Tử, địa vị của người thầy được nâng lên trên cả địa vị của người cha trong gia đình - sau ông vua là đến ông thầy rồi sau hết mới đến người cha. Người cha cũng có bổn phận dạy dỗ con cái của mình, nhưng trong xã hội xưa, người dạy dỗ con mình nhiều nhất, sát nhất, cả mặt kiến thức và đạo đức chính là người thầy. Tôi không nghĩ rằng quan niệm này bây giờ đã lạc hậu hoàn toàn, dù tất nhiên phải có cách hiểu mới. Chẳng hạn, “quân” bây giờ không phải là ông vua nào cụ thể mà có thể hiểu là “đất nước”, là “Tổ quốc”, là “pháp luật”…, người thầy vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng, hình thành nhân cách, trí tuệ của con trẻ. Thời nào cũng thế, trẻ bất kính già, trò hỗn láo với thầy cô thì đó chắc chắn là biểu hiện của một xã hội xuống cấp về đạo đức, luân lý.

Báo chí đang hướng ngòi bút của mình để bao biện con trẻ, vùi dập cô giáo. Họ cho rằng cô Phan Thị Hằng có mâu thuẫn với học sinh lớp 6, 7 và cũng từng bị kỷ luật và lấy đó để quả quyết rằng cô Phan Thị Hằng thiếu đạo đức, thiếu chuẩn mực. Xin thưa rằng, cô giáo sai thì sẽ có Phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường xử lý. Không thể đánh đồng, lấy câu chuyện đó để biện minh cho sự vô giáo dục, láo xược của những học sinh này. Sản phẩm của giáo dục khai phóng là thế này chăng? Báo chí, cơ quan chức năng đánh giá vụ việc theo hướng này thì rõ ràng là họ đang cố đánh bùn sang ao, chẳng trong sáng tý nào! Cô giáo sai là học sinh có quyền chửi rủa, xúc phạm được sao?

Hiện nay, khi không còn “quân” thì quan niệm “quân - sư - phụ” nên hiểu là người thầy đáng được đề cao, tôn trọng hơn các bậc cha mẹ. Nói cách khác, các bậc cha mẹ nên có sự kính trọng người thầy của con, không nên xem ngang hàng hoặc là người dưới, nhất là khi cha mẹ là người có chức vụ, địa vị cao trong xã hội. Tôn trọng người thầy không chỉ là giữ truyền thống tốt đẹp “tôn sư trọng đạo” của dân tộc mà còn là cách để người thầy làm tốt hơn thiên chức của mình. Cha ông ta cũng từng nói: Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy, có lẽ cũng theo logic đó. Giáo dục Việt Nam sẽ đi về đâu nếu thầy cô là tiêu điểm cho những đòn đánh bầy đàn, không thương tiếc. Thật đáng lo ngại cho cái gọi là giáo dục khai phóng./.
----------
Lão chăn bò.

Hơn 19,8 tỷ đồng thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi👇👇👇
07/12/2023

Hơn 19,8 tỷ đồng thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

👇👇👇

Hơn 19,8 tỷ đồng thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Admin Tháng Mười Hai 5, 2023 Ngày 30/11, UBND tỉnh có quyết định phân bổ kế hoạch vốn đầu tư năm 2023 thực hiện các dự...

06/12/2023
TỈNH ỦY TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG  Sáng nay 24/11, Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức hội nghị về côn...
02/12/2023

TỈNH ỦY TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG

Sáng nay 24/11, Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức hội nghị về công tác xây dựng Đảng từ tháng 10 đến nay và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm đến cuối năm 2023; quán triệt thực hiện hướng dẫn một số nội dung về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại hàng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Văn Dũng chủ trì hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Lê Văn Dũng thông tin đến các đại biểu kết luận kiểm tra đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và việc thi hành kỷ luật các tập thể, cá nhân liên quan của tỉnh sau 10 tháng đoàn kiểm tra đến làm việc tại Quảng Nam.
Đồng chí Lê Văn Dũng khẳng định, với tinh thần nhìn thẳng sự thật, không né tránh, bao biện cho cái sai đã xảy ra, trong thời gian tới, các cấp ủy, tổ chức đảng cần lưu ý thông tin đầy đủ, chính xác, trung thực, khách quan nội dung Thông cáo báo chí của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhằm giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân có thông tin chính xác, hiểu rõ vấn đề, tránh suy diễn, bàn luận những thông tin không chính thống, ngoài luồng, sai lệch, thiếu cơ sở.
Đồng thời triển khai thực hiện nghiêm Quy định số 85 ngày 7/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc cán bộ, đảng viên thiết lập và sử dụng trang thông tin điện tử cá nhân trên internet, mạng xã hội; theo dõi, phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp cán bộ, đảng viên vi phạm.

Theo báo cáo, từ tháng 10 đến nay, các tổ chức Đảng đã quán triệt, tuyên truyền, cụ thể hóa, triển khai thực hiện và sơ kết, tổng kết các nghị quyết, kết luận, chỉ thị…của Đảng trên các lĩnh vực.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thường xuyên củng cố, kiện toàn các loại hình tổ chức cơ sở đảng và các loại hình chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở.
Về phát triển đảng viên, tính đến ngày 20/11/2023, toàn tỉnh đã kết nạp được 2.024 đảng viên, đạt tỉ lệ trên 112% so với nghị quyết đề ra.
Hội nghị cũng đã thảo luận, thống nhất và triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm. Tập trung chuẩn bị tốt nội dung phục vụ hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 14; tăng cường theo dõi tình hình, nắm bắt diễn biến tư tưởng và tâm trạng xã hội của cán bộ, đảng viên và nhân dân trước các vấn đề, vụ việc nhạy cảm, phức tạp trên địa bàn tỉnh; thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp năm 2023.
Tập trung tổ chức tổng kết, đánh giá nhiệm vụ chính trị năm 2023. Chủ động xây dựng nghị quyết, kế hoạch, chương trình, nhiệm vụ năm 2024; trong đó, chú trọng đề ra các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh, đối ngoại…

💥Chung tay trong phòng chống tội phạm trên không gian mạng.
01/12/2023

💥Chung tay trong phòng chống tội phạm trên không gian mạng.

01/12/2023

CÔNG AN TIẾP TỤC PHÁT LỆNH TRUY NÃ ĐẶC BIỆT 6 BỊ CAN VỀ TỘI KH.ỦNG BỐ Ở ĐẮK LẮK

Công an tỉnh Đắk Lắk phát lệnh truy nã sáu bị can liên quan vụ khủng bố tấn công trụ sở các xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk khiến nhiều cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh.

Ngày 29-11, một nguồn tin của PLO xác nhận Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định truy nã đặc biệt đối với Y Quynh Bdap (31 tuổi, ngụ huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) và 5 bị can khác về tội khủng bố.

Những bị can bị truy nã còn lại, gồm: Y Chanh Byă (40 tuổi), Y Bút Êban (39 tuổi), Y Niên Êya (45 tuổi, cùng ngụ xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông), Y Chik Niê (55 tuổi, ngụ xã Ea Yông, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) và Y Mút Mlô (63 tuổi, ngụ thị trấn Pơng Đrang, huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk).

Vào tháng 8, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh đã khởi tố sáu bị can nêu trên về tội khủng bố. Qua xác minh, Công an xác định các bị can đều không có mặt tại địa phương, không rõ ở đâu.

Cũng theo nguồn tin, nhóm bị can nói trên liên quan vụ khủng bố nổ súng tấn công trụ sở các xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk vào ngày 11-6 khiến nhiều cán bộ, chiến sĩ công an hy sinh.

Liên quan vụ khủng bố ngày 11-6, Công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi tố vụ án, khởi tố hàng chục bị can về các tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, không tố giác tội phạm, che giấu tội phạm…

cre: TIẾN THOẠI/PLO
st D1

DẤU MỐC MỚI TRONG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC SÂU RỘNG VIỆT NAM-NHẬT BẢN Nhận lời mời của Nhà nước Nhật Bản, Chủ tịch nướ...
01/12/2023

DẤU MỐC MỚI TRONG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC SÂU RỘNG VIỆT NAM-NHẬT BẢN

Nhận lời mời của Nhà nước Nhật Bản, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng và Phu nhân thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 27 đến 30/11. Đây là chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trên cương vị Người đứng đầu Nhà nước và là điểm nhấn quan trọng trong năm Việt Nam và Nhật Bản kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023).
Chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đạt được những bước phát triển mạnh mẽ, vượt bậc và toàn diện, với mức độ tin cậy chính trị cao, trong các lĩnh vực, từ kinh tế, thương mại, đầu tư, an ninh, quốc phòng, giáo dục, văn hóa, đến y tế, nông nghiệp, giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương hai nước.
Sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/9/1973, Việt Nam và Nhật Bản tiếp tục xác lập và nâng tầm khuôn khổ quan hệ song phương, lần lượt từ Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài (năm 2002) lên Đối tác chiến lược vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á (năm 2009) và Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á (năm 2014).
Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Hai bên tăng cường các cơ chế hợp tác quan trọng, như Ủy ban Hợp tác Việt Nam-Nhật Bản, Ủy ban hỗn hợp về thương mại, năng lượng và công nghiệp, các cơ chế đối thoại song phương về ngoại giao, an ninh, quốc phòng... Việt Nam và Nhật Bản phối hợp có hiệu quả, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và trong các vấn đề quốc tế, khu vực.
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất, là đối tác lớn thứ hai về hợp tác lao động, thứ ba về đầu tư và du lịch, thứ tư về thương mại. Hợp tác quốc phòng, an ninh được tăng cường. Hợp tác về nông nghiệp, ứng phó biến đổi khí hậu ngày càng thực chất. Hai nước tích cực triển khai văn kiện Tầm nhìn trung và dài hạn trong hợp tác nông nghiệp.
Chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng được thực hiện trong năm có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu chặng đường 50 năm của quan hệ hữu nghị, Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản.
Nhật Bản tăng cường cấp ODA cho các dự án ứng phó biến đổi khí hậu của Việt Nam. Hợp tác về giáo dục, lao động phát triển mạnh mẽ. Việt Nam đứng đầu trong số 15 nước phái cử lao động cho Nhật Bản và Nhật Bản tích cực hỗ trợ đào tạo nguồn chất lượng cao cho Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, quản lý và dịch vụ.
Hợp tác giữa các địa phương hai nước không ngừng được mở rộng, với hơn 100 cặp địa phương thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác. Giao lưu nhân dân phát triển nhanh chóng và sâu rộng. Năm 2023, hai nước tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản, góp phần tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.
Chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng được thực hiện trong năm có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu chặng đường 50 năm của quan hệ hữu nghị, Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản. Đón tiếp Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm chính thức, Nhật Bản dành nghi thức đón tiếp cao nhất, thể hiện coi trọng quan hệ với Việt Nam, đặt Việt Nam ở vị trí cao trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản và mong muốn hướng tới bước phát triển mới của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Nhật Bản-Việt Nam.
Đây là chuyến thăm chính thức Nhật Bản đầu tiên của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trên cương vị mới và là chuyến thăm thứ tư của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tới Nhật Bản kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Chuyến thăm tiếp tục khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam coi trọng quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, coi Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài; mong muốn thúc đẩy hợp tác thực chất, hiệu quả và toàn diện hơn, cũng như củng cố tình hữu nghị, tăng cường hiểu biết giữa nhân dân hai nước.
Ghi dấu mốc quan trọng của chặng đường hợp tác 50 năm qua giữa Việt Nam và Nhật Bản, chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng góp phần tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị, thúc đẩy triển khai có hiệu quả các mặt hợp tác hai nước trên chặng đường tiếp theo.
Các cuộc hội đàm, hội kiến, tiếp xúc trong chuyến thăm giữa Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các nhà lãnh đạo Nhật Bản góp phần làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, tăng cường hợp tác về ODA thế hệ mới, về quốc phòng, an ninh, giáo dục, đào tạo, văn hóa, giao lưu nhân dân và địa phương, đồng thời hướng tới các lĩnh vực hợp tác mới, phù hợp lợi ích và quan tâm của cả hai nước, như chuyển đổi năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu, đa dạng hóa chuỗi cung ứng...
Chúc chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân thành công tốt đẹp, góp phần mở ra giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước, hướng tới tầm vóc mới của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản.

CHUẨN MỰC VĂN HOÁ LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ Văn hóa lãnh đạo, quản lý có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy, điều chỉnh, nâng cao...
23/11/2023

CHUẨN MỰC VĂN HOÁ LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ

Văn hóa lãnh đạo, quản lý có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, cũng như hiệu quả tổ chức, vận hành hệ thống, đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi xã hội. Vì vậy, trong giai đoạn mới hiện nay đòi hỏi có chuẩn mực văn hóa, xây dựng và thực hiện chuẩn mực văn hóa trong lãnh đạo, quản lý
Nói tới văn hóa là nói tới tính sáng tạo và đổi mới. Hệ giá trị phổ quát của văn hóa là chân – thiện – mỹ, phù hợp với chân lý khoa học, chuẩn mực đạo đức và sức biểu cảm của các hình tượng nghệ thuật mang lý tưởng thẩm mỹ. Khoa học, đạo đức và nghệ thuật là các bộ phận hợp thành chủ yếu của văn hóa, cả văn hóa vật chất, vật thể và văn hóa tinh thần, phi vật thể. Chỉ những gì đúng đắn, tốt đẹp, phù hợp với truyền thống, tiến bộ và phát triển, tôn vinh phẩm giá con người, thúc đẩy và hướng dẫn con người và loài người tới sự hoàn thiện mới được coi là văn hóa. Bởi vậy, trong các quan niệm về văn hóa, dư luận công chúng thường đồng thuận và đánh giá cao luận điểm cho rằng, văn hóa là sự phát triển và hoàn thiện nhân tính, là trình độ người trong phát triển. Nhân vật trung tâm, chủ thể sáng tạo – cảm thụ tiêu dùng văn hóa là con người. Giá trị của mọi giá trị văn hóa là nhân cách, là nhân tính.
Văn hóa và các giá trị văn hóa bao quát đồng thời cả chủ thể, hoạt động, gắn với môi trường hoạt động để sản xuất sản phẩm, giá trị văn hóa, đồng thời tất yếu phải thông qua sáng tạo là năng lực bản chất nhất của chủ thể người và đổi mới là nhu cầu tất yếu của tồn tại sống và phát triển người, qua đó xã hội đạt tới tiến bộ và văn minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Văn hóa ở trong kinh tế và chính trị. Người cũng chủ trương, phải làm cho chính trị thấm sâu vào đời sống dân gian. Muốn vậy, chính trị phải trở thành văn hóa chính trị. Tư tưởng lớn và hiện đại của Người xuất hiện ở thời điểm bước ngoặt của lịch sử khi cả dân tộc quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do, “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”(1). Trong diễn văn tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất, ngày 24/11/1946 tại Nhà hát lớn Hà Nội, Người nói rõ: “Nền văn hóa mới của Việt Nam phải lấy hạnh phúc của nhân dân, của dân tộc làm cơ sở, phải học lấy những điều tốt đẹp của văn hóa nước ngoài, tạo ra nền văn hóa Việt Nam, sao cho văn hóa mới phải sửa đổi cho được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, phải làm sao cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập”(2). Nền văn hóa mới Việt Nam phải có sức tiếp thu mọi cái hay, cái tốt của mọi nền văn hóa trên thế giới để làm phong phú và tăng thêm sức sống của văn hóa dân tộc, đồng thời văn hóa Việt Nam cũng phải đem tinh hoa của dân tộc mình góp vào sự phát triển của văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về sáng tạo, đổi mới và hội nhập, sử dụng các tiếp biến văn hóa vào phát triển. Nền văn hóa mới của Việt Nam phải tỏ rõ sức sống, chống thói phù hoa, xa xỉ, quan liêu và tham nhũng. Như vậy thực hành dân chủ trong xây dựng chính thể và xã hội nói chung phải mang tầm thực hành văn hóa, nhất là thực hành văn hóa lãnh đạo, quản lý mà đội ngũ là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải đi tiên phong, làm nòng cốt để dân tộc hóa, khoa học hóa, đại chúng hóa nền văn hóa, để thực hiện vai trò động lực và mục tiêu của văn hóa nhìn từ góc độ chuẩn mực văn hóa lãnh đạo, quản lý.
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và con người như một thông điệp phát triển, lấy đó làm căn cứ để xác định chuẩn mực văn hóa lãnh đạo, quản lý, cụ thể:
Thứ nhất, chuẩn mực về học vấn, học thức.
Người lãnh đạo, quản lý cần lưu ý tính thực chất và hữu dụng, trình độ tư duy lý luận, tầm nhìn, năng lực sáng tạo cái mới, thái độ và hành động sẵn sàng đổi mới, chủ động nhập cuộc với đổi mới, đồng hành cùng dân tộc trong đổi mới để phát triển. Phải làm gương, chống giáo điều, bảo thủ, sức ì và sự trì trệ, đồng thời chống cực đoan, thói hư vô, thoát ly thực tiễn, phủ nhận truyền thống, chống giáo điều mới như một sự lệ thuộc bên ngoài, rất dễ rơi vào nguy cơ đánh mất bản sắc, mất phương hướng, nhất là phương hướng chính trị. Học vấn, học thức phải chuyển thành phương pháp, có thói quen và nhu cầu tự học, tự đào tạo suốt đời. Phải luôn luôn “tự làm mới” chính mình để thúc đẩy đổi mới xã hội. Phải lấy thước đo từ hiệu quả công việc. Thực học để có thực lực. Thực lực để có thực tài gắn với thực đức và chú trọng thực nghiệp. Phải có năng lực thực tiễn, thấm nhuần lý luận để ứng dụng lý luận. Bám sát thực tiễn để kiểm chứng lý luận và phát hiện lý luận mới. Biết dùng lý luận như một phương pháp, theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Áp dụng phương pháp đó trong lãnh đạo và quản lý, thấy rõ mối quan hệ và sự tác động giữa chúng. Một trong những thước đo năng lực lãnh đạo, quản lý là làm thay đổi tình hình theo chiều hướng tốt, có sức tác động tới con người, có hiệu ứng lan tỏa vào công việc, vào môi trường, dẫn đến sự hài lòng của người dân. Không đồng nhất trình độ học vấn, học thức với số đo bằng cấp, càng không đồng nhất với văn hóa.
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, học vấn, học thức phải đáp ứng kịp yêu cầu mới của thời đại, phải đủ sức ngang tầm với quốc tế. Phải thích ứng với “công dân toàn cầu”, nhà lãnh đạo, quản lý có tầm nhìn toàn cầu, thích ứng với hội nhập quốc tế và tìm tòi sáng tạo con đường và cách thức phát triển của Việt Nam.
Thứ hai, chuẩn mực về đạo đức, lối sống, nhân cách.
Người lãnh đạo, nhà quản lý phải có đủ 4 mỹ đức: cần, kiệm, liêm, chính, đặc biệt là liêm và chính. Phải mẫu mực về đạo đức liêm chính, có dũng khí và bản lĩnh đẩy lùi sự cám dỗ của danh lợi, biểu hiện ở tiền bạc, địa vị, chức quyền không chính đáng. Vì bất liêm, bất chính mà thành ra bất minh và đánh mất danh dự, liêm sỉ, không nêu gương cho người khác được mà còn kích thích, nuôi dưỡng thói hư tật xấu của người dưới quyền, làm hư hỏng cán bộ, yếu kém bộ máy, rệu rã cả thể chế, cuối cùng là làm tổn hại tới dân chúng và mất lòng tin của dân chúng. Đây là mất mát lớn nhất và nguy hiểm nhất. Lãnh đạo, quản lý mà không có “bệ đỡ” chắc chắn từ đạo đức, phẩm cách của cán bộ, nhất là người đứng đầu thì sự suy thoái, biến chất, dẫn tới tha hóa quyền lực, sự nghiệp sụp đổ là không tránh khỏi. Chuẩn mực đạo đức, lối sống, nhân cách phải được xem là hàng đầu, là gốc của mọi chuẩn mực. Nó phải là tiêu biểu, nổi bật nhất của văn hóa lãnh đạo, quản lý. Tài có thể làm người ta phục, nhưng Đức mới làm người ta tin. Đủ tài, đủ đức mới xứng đáng là người lãnh đạo, quản lý.
Thứ ba, chuẩn mực về tính tiên phong, gương mẫu và tinh thần trách nhiệm.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, gương mẫu là cách lãnh đạo tốt nhất, hợp lòng dân nhất, “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Người lãnh đạo, quản lý càng phải gương mẫu, đi tiên phong trong hàng ngũ đảng viên và quần chúng. Gương mẫu về mọi mặt từ đạo đức, lối sống, thái độ, cử chỉ với nhân dân theo tinh thần trọng dân, “kính trọng, lễ phép với nhân dân”. Gương mẫu trong mọi công việc, nêu gương học tập suốt đời. Nêu gương tự phê bình và phê bình. Trung thực và khiêm tốn. Nói đi đôi với làm và thường là nói ít, làm nhiều. Gương mẫu trong phong cách gần dân, không bao giờ xa dân, không quan liêu, càng không tham nhũng. Trong sạch nói lên tất cả những gì tốt đẹp, minh bạch, “quang minh chính đại” của người lãnh đạo, quản lý. Thực hiện và thực hành suốt đời “Dĩ công vi thượng”. Muốn gây dựng tập thể, đơn vị và rộng hơn là môi trường xã hội đoàn kết, công bằng, dân chủ, bình đẳng thì người lãnh đạo, quản lý phải bằng hành động mà gây dựng lực lượng, nuôi dưỡng phong trào để quy tụ mọi sức mạnh, mọi sáng kiến, sáng tạo của nhân dân, một khi cán bộ gương mẫu, trung thực, tận tụy hy sinh thì đông đảo quần chúng noi theo, làm theo, đời sống lành mạnh, tích cực. Dân chủ – sáng tạo – đổi mới làm cho trong nội bộ và ngoài xã hội có sinh khí tích cực. Muốn vậy, lãnh đạo, quản lý phải làm gương trước, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, quyết tâm đổi mới với mục đích, động cơ trong sáng, vì dân. Tình hình hiện nay và trước yêu cầu phát triển mới, chuẩn mực văn hóa lãnh đạo, quản lý càng đòi hỏi nhấn mạnh tính tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm.
Thứ tư, chuẩn mực về tự tu dưỡng bản thân, tự phê bình và phê bình.
Đây là chuẩn mực tự ứng xử và ứng xử của lãnh đạo, quản lý một cách có văn hóa. Tự tu dưỡng bản thân suốt đời, trước hết làm gương cho mọi người về học tập và tự học về học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, về không ngừng cải cách, đổi mới để thúc đẩy phát triển, hướng tới sự thay đổi, “phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt”(3). Phê bình bản thân mình có thành khẩn, ráo riết thì phê bình người khác mới ráo riết, thật thà và “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”(4). Thấu lý đạt tình, hài hòa. Người căn dặn cán bộ, đảng viên, ngày nay là hướng vào các nhà lãnh đạo, quản lý, trước hết phải nghiêm với mình, rộng lòng khoan thứ với người(5). Có tấm lòng vị tha, nhân ái, khoan dung. “Phê bình việc làm, chứ không phê bình người”(6). Phê bình để đoàn kết, hợp tác để cộng đồng trách nhiệm, “giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”(7).
Thứ năm, chuẩn mực về quan tâm tới con người, tới hạnh phúc của nhân dân.
Hạnh phúc là điểm đồng quy mọi nỗ lực của lãnh đạo, quản lý vì con người, vì phục vụ cuộc sống của nhân dân. Người lãnh đạo, quản lý phải là hiện thân của sự ân cần, chu đáo, cảm thông với mọi người, nhất là người dưới quyền. Có tình thương, luôn nghĩ tới và chăm lo cho con người, cả vật chất và tinh thần. Kiên quyết, nghiêm khắc mà vẫn bao dung, độ lượng. Phong cách lãnh đạo, quản lý phải làm cho mọi người tin cậy, hy vọng, cảm nhận được sự công bằng và tính triển vọng. Bằng ứng xử văn hóa mà làm cho con người có niềm tin và hy vọng, có sự gắn bó với nhau nhờ được đối xử công bằng, được khích lệ, cổ vũ. Nhờ chuẩn mực văn hóa được thực hành mà người lãnh đạo, quản lý được tín nhiệm, tin cậy và được cộng đồng ủng hộ, noi theo. Chuẩn mực văn hóa giúp người lãnh đạo, quản lý mang nhân cách văn hóa, tạo được động lực tinh thần cho sự phát triển lành mạnh trong cộng đồng và trong xã hội.

Ảnh Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng

KHẮP NƠI VUI HỘI KẾT ĐOÀN Không khí Ngày hội đại đoàn kết càng trở nên rộn ràng bởi thanh âm trống chiêng và các vũ điệu...
22/11/2023

KHẮP NƠI VUI HỘI KẾT ĐOÀN

Không khí Ngày hội đại đoàn kết càng trở nên rộn ràng bởi thanh âm trống chiêng và các vũ điệu truyền thống được trình diễn bởi các chàng trai, cô gái đồng bào miền núi. Gác lại công việc thường nhật, ai cũng háo hức đến với ngày hội bằng niềm vui kết đoàn.

Năm nay không gian Ngày hội đoàn kết tại khu dân cư A Liêng (xã Tà Bhing, Nam Giang) càng trở nên vui nhộn bởi sự có mặt của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng đoàn công tác của Trung ương.

Đông đảo đồng bào Cơ Tu địa phương đón khách trong không gian truyền thống kết hợp nhịp trống chiêng và vũ điệu tâng tung, da dá. Những món quà được chuẩn bị sẵn, từ áo khoác, tấm khăn choàng thổ cẩm, cho đến những nải chuối, gói bánh sừng trâu... để dành tặng khách.
Ông Bhling Chon - Bí thư Chi bộ A Liêng chia sẻ, người dân địa phương ai cũng mong đến ngày hội, bởi đó là dịp để cộng đồng sum họp, tổng kết năm cũ. Để ngày hội càng thêm ý nghĩa, từng hộ dân tình nguyện đóng góp cho làng để tổ chức thành công “bữa cơm đoàn kết” đầy ý nghĩa.

CHỦ TỊCH NƯỚC KẾT THÚC RẤT TỐT ĐẸP CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI APEC 2023 VÀ HOẠT ĐỘNG SONG PHƯƠNG TẠI HOA KỲ Từ ngày 14/11 đến ngà...
21/11/2023

CHỦ TỊCH NƯỚC KẾT THÚC RẤT TỐT ĐẸP CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI APEC 2023 VÀ HOẠT ĐỘNG SONG PHƯƠNG TẠI HOA KỲ

Từ ngày 14/11 đến ngày 18/11, nhận lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2023 và kết hợp hoạt động song phương tại Hoa Kỳ.

Sau gần 5 ngày chủ động, tích cực tham gia đầy đủ các chương trình hoạt động, Chủ tịch nước và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu đã kết thúc rất tốt đẹp các hoạt động quan trọng đã đề ra. Trong đó, trong khuôn khổ APEC 2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tham dự, phát biểu tại nhiều Hội nghị cấp cao, chương trình gặp mặt, toạ đàm khác nhau. Các ý kiến, phân tích, đề xuất cũng như quan điểm của Chủ tịch nước tại các chương trình hoạt động đã nhận được sự chia sẻ, ủng hộ và đánh giá cao của các nhà lãnh đạo các nền kinh tế.
Cùng với các hoạt động quan trọng của Chủ tịch nước, các Bộ trưởng: Ngoại giao, Công Thương, Tài chính, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ....đã tham dự đầy đủ, trách nhiệm các hoạt động tại San Francisco.
Đoàn Việt Nam đã tham dự tất cả các hoạt động lớn của Tuần lễ Cấp cao, tiếp xúc rộng rãi các đối tác quan trọng trong APEC và các tập đoàn, doanh nghiệp lớn.
Bên cạnh đó, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã thực hiện rất nhiều hoạt động song phương khác nhau, qua đó góp phần quan trọng tiếp tục triển khai hiệu quả đường lối, chủ trương đối ngoại của đất nước.
Vào khoảng 7 giờ sáng ngày 19/11, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến sân bay quốc tế Nội Bài, kết thúc rất thành công toàn bộ chương trình hoạt động tại San Fransico, Hoa Kỳ.

NHỚ ƠN THẦY CÔThầy cô chẳng quản nắng mưaNgày ngày thầm lặng đón đưa chuyến đòBiết bao thế hệ học tròDìu dắt, dậy dỗ, ch...
20/11/2023

NHỚ ƠN THẦY CÔ

Thầy cô chẳng quản nắng mưa
Ngày ngày thầm lặng đón đưa chuyến đò
Biết bao thế hệ học trò
Dìu dắt, dậy dỗ, chăm lo nên người

Điều hay lẽ phải trên đời
Tri thức rộng mở chân trời tuổi thơ
Thầy cô người dệt ước mơ
Bảng đen phấn trắng bụi mờ tóc phai

Rời trường trò vẫn miệt mài
Dựng xây đất nước tương lai đẹp giầu
Trong lòng trò mãi khắc sâu
Ơn Người dậy dỗ mái đầu pha sương

Với trò Người mãi tấm gương
Nghĩa, đức, trí, tín soi đường trò đi

Tác giả: Trần Thị Tươi

Ps: Xin gửi lời Tri ân và chúc các Thầy cô, những cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong ngành Giáo dục luôn mạnh khỏe và đầy nhiệt huyết để vững bước trên con đường "Trồng Người"!

BẢN LĨNH VƯỢT KHÓ Chỉ còn hơn một tháng nữa là kết thúc năm 2023. Một năm nhiều trắc trở và cũng lắm “tâm tư” với Quảng ...
18/11/2023

BẢN LĨNH VƯỢT KHÓ

Chỉ còn hơn một tháng nữa là kết thúc năm 2023. Một năm nhiều trắc trở và cũng lắm “tâm tư” với Quảng Nam.

Những điểm sáng về sự phục hồi du lịch; tăng trưởng ổn định của nền nông nghiệp; chuỗi các sự kiện lễ hội, hội chợ quảng bá, xúc tiến thương mại, du lịch đều khắp vùng miền, trong và ngoài nước nhằm kích cầu đầu tư, tiêu dùng; phong trào khởi nghiệp;… chưa đủ để tạo thành gam màu chủ đạo trong bức tranh toàn cảnh về kinh tế - xã hội tỉnh nhà.

Ngay từ đầu năm và sau đó là những rủi ro, bất trắc ở nhiều địa phương: tai nạn giao thông nghiêm trọng, hỏa hoạn, ngộ độc thực phẩm, chìm tàu… Kinh tế giảm sâu một cách bất ngờ.
Lần đầu tiên sau nhiều chục năm, GRDP 9 tháng giảm đến 9,76%, kéo theo là sự sụt giảm lớn nguồn thu ngân sách. Thị trường bất động sản nguội lạnh; phần lớn dự án đầu tư, cả từ vốn ngân sách và vốn xã hội bị đình trệ, chậm trễ kéo dài.

Nhiều chỉ số đo lường về cải cách hành chính, điều hành kinh tế, chuyển đổi số, quản trị công,... tiếp tục tụt bậc trên các bảng xếp hạng, hoặc vẫn ở mức thấp trong bảng xếp hạng chung.
Sự trồi sụt khó đoán định về tăng trưởng kinh tế từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện (năm 2020) và kéo dài đến nay, ngày càng đặt ra những thách thức lớn hơn đối với Quảng Nam, sau hơn 20 năm liên tục tăng trưởng nhanh và ổn định, đưa Quảng Nam trở thành điểm sáng kinh tế cả vùng.

Nguồn lực và động lực để phát triển nhanh, bền vững trong giai đoạn mới có lẽ chưa bao giờ đặt ra những “nan đề” có tính bức bách với địa phương như hiện nay, khi đã xác định mục tiêu trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước vào năm 2030, theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XXII và dự thảo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030 đang hoàn thiện.
“Góp thêm” gam màu xám trong bức tranh chung còn có thể kể đến một số vụ việc, đã hoặc suýt gây ra sự cố truyền thông làm phân tâm dư luận, bởi những thiếu sót, bất cẩn trong phát ngôn và quản lý xã hội, chưa dự lường đúng mức và phản ứng chính sách minh bạch, hợp lý ở một số ngành, địa phương; hay như những hệ lụy từ các dự án bất động sản của nhiều năm trước, dù rất nỗ lực nhưng vẫn chưa được tháo gỡ hoàn toàn...
2. Ngày 16/11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành kết luận kiểm tra đối với Ban cán sự đảng UBND tỉnh Quảng Nam, sau nhiều tháng đoàn kiểm tra đến làm việc tại địa phương.
Cùng lúc, nhiều tập thể, cá nhân lãnh đạo, quản lý và nguyên cán bộ lãnh đạo, quản lý của tỉnh bị kỷ luật. Vụ việc rất buồn và chắc chắn gây ra những “sang chấn tâm lý” không tránh khỏi với không ít cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở và dư luận xã hội.
Ngoài vài ba cá nhân “dính chàm” do suy thoái đạo đức lối sống, vi phạm pháp luật về phòng chống tham nhũng; theo kết luận của cơ quan kiểm tra Trung ương, những vi phạm của các tập thể, cá nhân chủ yếu do sai sót, hạn chế trong xây dựng, ban hành và thực thi các cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp; trong nhận thức và áp dụng pháp luật quản lý đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và kiểm tra, giám sát.
Nhìn ở góc độ tích cực, đây là bài học cần thiết và hữu ích đối với cả hệ thống chính trị trong nhận thức, nghiên cứu, vận dụng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước để tiếp tục hoàn thiện các cơ chế lãnh đạo, điều hành; cũng như yêu cầu nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao của mỗi tổ chức và cá nhân cán bộ, công chức, viên chức. Nói vậy, nhưng bối cảnh hiện nay, cũng là những thách thức lớn không dễ vượt qua.
Đơn cử, trong một báo cáo dày đến 137 trang gửi Chính phủ (Báo cáo số 189/BC-UBND, ngày 18/8/2023), UBND tỉnh Quảng Nam đã rà soát, tổng hợp hơn 120 vướng mắc, bất cập, chồng chéo trong các luật, nghị định, thông tư hiện hành.
Còn Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang mới đây báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp đang diễn ra, cho hay qua tổng hợp của 26 tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ khi làm việc với các địa phương, đã có đến 513 vướng mắc từ các văn bản quy phạm pháp luật.
Nút thắt về thể chế và thủ tục hành chính nhiều năm qua luôn là những vấn đề nóng tại rất nhiều diễn đàn; là một trong những nguyên nhân gây cản trở sự phát triển, làm “nhụt chí” không ít cán bộ, công chức khi thực thi công vụ, như nhiều chuyên gia và đại biểu Quốc hội nhận định.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, tại diễn đàn Quốc hội, cũng than thở, rằng chỉ riêng các quy định của pháp luật về tính giá đất, đã rối đến mức, khó cơ quan nào tính được giá đúng!
3. Năm 2023 này, tròn 100 năm chí sĩ Phan Châu Trinh công bố thuyết Duy tân tại kinh thành Huế, mở ra “một cuộc cách mạng” về tư tưởng cứu nước, cứu dân giữa bối cảnh xã hội hỗn loạn lúc bấy giờ; và cho đến nay nhiều nội dung tư tưởng khai phóng của cụ Phan vẫn còn nguyên giá trị, theo nhiều nhà nghiên cứu.
Trước đó, từ thế kỷ 16-17, người Quảng Nam đã góp công lớn hiện thực hóa chính sách “mở cửa, hội nhập” của chúa Nguyễn, tạo ra mô hình thương cảng quốc tế Hội An, đưa đất Quảng trở thành trung tâm kinh tế bậc nhất của cả xứ Đàng Trong.
Thời kháng chiến chống Mỹ, Quảng Nam vẫn là vùng đất đi đầu, sáng tạo nên “chiến lũy chiến tranh du kích xuất sắc nhất khu 5” và những “vành đai diệt Mỹ”. Gần đây nhất là mô hình khu kinh tế mở,…
Mỗi giai đoạn cam go nhất của những khúc cua lịch sử, Quảng Nam đều vững vàng đối mặt và sáng tạo ra những phương cách để vượt qua, tạo bước chuyển có tính quyết định cho vận mệnh của quê hương.
Bản lĩnh vượt khó, sáng tạo, có lẽ là một trong những giá trị “thương hiệu” nổi bật trong hệ giá trị văn hóa của người Quảng được hình thành và minh định trong suốt chiều dài lịch sử.
Vì thế, giờ đây, đất và người Quảng Nam cần trụ vững, xốc lại tinh thần để vượt qua giai đoạn gian nan, vững vàng đi tới với hành trình phát triển quê hương.
So sánh bối cảnh, đặc điểm và yêu cầu trong mỗi giai đoạn là khập khiểng, nhưng truyền thống văn hóa, lịch sử, luôn là bệ đỡ tinh thần và tạo nguồn động lực cho các thế hệ kế tiếp trên hành trình tiến về phía trước.
Nhớ lại nguyên Thủ tướng, nguyên Cố vấn Phạm Văn Đồng khi về thăm Quảng Nam, đã nhắc nhở rằng, điều quan trọng nhất là phải giữ vững truyền thống đoàn kết, ý chí và quyết tâm phấn đấu hết lòng, hết sức vì sự phát triển của quê hương; mọi khó khăn thách thức chắc chắn sẽ vượt qua!
👇👇👇
https://conganquangnam.vn/ban-linh-vuot-kho

Address

Xã Sông Kôn, Đông Giang
Quảng Nam

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tin tức Sông Kôn posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Tin tức Sông Kôn:

Videos

Share

Nearby media companies


Other News & Media Websites in Quảng Nam

Show All