17/04/2022
[HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG]
“Hành trình về phương Đông” là cuốn sách có thể tác động mạnh mẽ, thay đổi cách nhìn nhận và hiểu biết của bạn về thế giới tâm linh. Trước khi đọc cuốn sách, bạn có thể đã từng nghĩ rằng tâm linh chỉ là những điều mê tín dị đoan, nhưng những lý luận khoa học đằng sau các bí ẩn sẽ khiến bạn bất ngờ và không thể bỏ cuốn sách xuống cho tới khi đọc đến trang cuối cùng. “Hành trình về phương Đông” tạo nên nhiều tranh cãi, khó hiểu và mâu thuẫn, nhưng nếu đọc đúng thời điểm, hy vọng bạn đã sẵn sàng để tìm hiểu giá trị vĩnh hằng của nhân loại.
“Hành trình về phương Đông” (tựa đề tiếng Anh: Journey to the East) lần đầu được xuất bản năm 1924 tại Ấn Độ, gây ra nhiều tranh cãi không chỉ tại Anh mà còn cả châu Âu và Mỹ. Chính phủ Anh đã cấm phát hành cuốn sách này ở Anh quốc rồi sau khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, cuốn sách không còn được xuất bản tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cho tới khi bản tiếng Việt được Nguyên Phong phóng tác từ năm 1984, xuất bản năm 1987.
Có rất nhiều bí ẩn đằng sau sự xuất bản của cuốn sách “Hành trình về phương Đông”, tuy là một tác phẩm được dịch lại, nhưng lại không thể tìm được bản gốc tiếng Anh của tác phẩm ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, ngay cả bản tiếng Anh được xuất bản năm 2009 và được yêu thích bởi rất nhiều độc giả Mỹ và phương Tây đón nhận cũng là được dịch lại từ bản tiếng Việt của giáo sư John Vũ.
“Hành trình về phương Đông” kể về hành trình và trải nghiệm của những nhà khoa học hàng đầu của hoàng gia Anh đi sang Ấn Độ tìm cách lý giải về những bí ẩn tâm linh và khả năng siêu nhiên của con người. Trong suốt hơn hai năm đi khắp nơi tìm hiểu, nhóm những nhà khoa học chỉ gặp được những điều mê tín dị đoan, những trò lừa đảo của những đạo sĩ, pháp sư nhằm trục lợi.
Nhưng cuộc gặp gỡ tình cờ với một người Ấn lạ kỳ, đã mở đường cho các nhà khoa học hiểu biết sâu hơn, thậm chí chứng kiến, trải nghiệm những điều huyền bí về những phương pháp cổ xưa của người Ấn Độ như Yoga, thiền định, chiêm tinh, về luật nhân quả, về cõi vĩnh hằng, về sự sống và cái chết…. Nhưng quyết định của chính quyền Anh Quốc về việc dừng cuộc nghiên cứu đã buộc các nhà khoa học phải quay về và không được phép nói về bất cứ điều gì họ đã chứng kiến tại Ấn Độ.
Sau cùng, có ba nhà khoa học đã từ bỏ tất cả, ở lại bắt đầu cuộc hành trình của mình dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn, trong đó có giáo sư Spalding.
_______________________________________________________
- Freeship KTX Khu A, B_ĐHQG TPHCM và các khu vực lân cận Làng Đại học.