28/01/2021
RỦI RO TRANH CHẤP KHI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG THUÊ SHOP NAIL: CHI PHÍ SỬA CHỮA VÀ THU HỒI TIỀN CỌC
Link sự kiện: https://eplegal.vn/nail/
Bài viết này mô tả các trục trặc thường gặp khi người thuê chấm dứt hợp đồng thuê shop nail với chủ nhà.
1. Sửa chữa phục hồi shop nail (repair/make good condition)
Ít chủ shop để ý khi nhận sang nhượng lại hoặc ký mới một hợp đồng thuê nhà, có một điều khoản quy định nghĩa vụ người thuê phải sửa chữa và đặt shop nail vào tinh trạng tốt (good condition). Nhiều chủ shop lầm tưởng minh chỉ cần trả lại shop như trạng thái ban đầu khi thuê. Việc làm sạch các vết bẩn, thiết kế phòng ốc, bàn nail, bồn rửa tay, sửa chữa những chỗ bị hư, thu xếp đồ đạc gọn gàng là binh thường. Nhưng rất nhiều trường hợp người thuê sau phải sửa chữa, phục hồi tinh trạng shop do người thuê trước gây ra để shop trở về “tinh trạng tốt”.
Đây được xem như là một trong các thách thức lớn nhất đối với những chủ tiệm nail khi trả lại shop vì họ phải bỏ ra rất nhiều tiền bạc và thời gian để sắp xếp, sửa chữa shop nail mà không dự tinh trước được khoản chi phí có thể lên tới hàng chục ngàn bảng này.
Nếu người thuê có thể tự sửa chữa phục hồi shop thì họ sẽ được hoan lại đầy đủ số tiền đặt cọc. Tuy nhiên, các chủ nhà thường có cái nhìn rất khắt khe trong việc này và có thể giữ lại phần lớn tiền cọc của người đi thuê, tạo nên các tranh chấp thường xuyên.
2. Tiền đặt cọc
Khi trả lại nhà, tiền sửa chữa, lau dọn, tiền nhà còn nợ sẽ được trừ vào tiền cọc. Nếu tiền đặt cọc nhiều hơn thì số tiền dư sẽ được trả lại. Nếu tiền đặt cọc không đủ thì người thuê phải trả phần tiền còn thiếu. Điều đáng lo lắng cho người thuê là khác với hợp đồng thuê nhà để ở, pháp luật Anh không dành nhiều sự bảo vệ về tiền cọc cho người thuê thương mại. Trong hầu hết trường hợp, chủ nhà thường dựa trên báo cáo rất nghiêm khắc của một bên thứ ba để ấn định số tiền cọc bị trừ vì lý do sửa chữa phục hồi shop.
3. Sự kiểm tra lại nhà trước khi bàn giao (Inspection and Dilapidations)
Dilapidations là một báo cáo mô tả sự xuống cấp của shop và chi phí cần thiết để phục hồi. Nó bao gồm việc kiểm tra chỗ nào trong nhà cần phục hồi, kiểm tra những chôc bị bẩn và trầy xước có sẵn trước khi vào ở và khi dọn đi (khi đã mang hết đồ đạc đi). Báo cáo này thường được thực hiện bởi một bên chuyên gia độc lập có chứng chỉ phù hợp (RICS suveyor) và thực tiễn cho thấy mức chi phí (quantum) mà các báo cáo này đề xuất thường cao hơn thực tế chi phí mà người thuê có thể tự bỏ ra để sửa chữa shop.
4. Chủ shop cần làm gì?
Để tránh bị thiệt thòi và phát sinh chi phí bất ngờ khi chấm dứt hợp đồng thuê, chủ shop được khuyến nghị:
• Đọc kỹ và tham khảo tư vấn pháp lý về điều khoản trách nhiệm sửa chữa và hoàn trả shop trước khi ký kết hợp đồng thuê,
• Tiến hành thuê bên độc lập kiểm tra tinh trạng nhà ngay thời điểm nhận nhà, để đưa chi phí sửa chữa (nếu có) vào đàm phán với chủ nhà,
• Khi giao trả nhà, yêu cầu người đi thuê nhà/ shop và chủ nhà (hoặc agent) cùng kiểm tra,
• Đàm phán gây sức ép với bên độc lập ban hành báo cáo tinh trạng nhà và chi phí sửa chữa.
Thứ 6 ngày 29 tháng 1 sắp tới, luật sư Nguyễn Trung Nam sẽ tổ chức một buổi tọa đàm có tên ‘5 rủi ro khi thuê nhượng shop nail thời Covid’ nhằm làm rõ các thủ tục và cam kết từ khi người thuê bắt đầu thuê và giữ nhà cho đến khi trả lại nhà tại Hiệp hội Nail Việt tại UK.
Mọi chi tiết xin liên hệ các thông tin bên dưới để được tư vấn trực tiếp:
EP LEGAL LTD
Điện thoại: 0121 778 1188
Email: [email protected]
Website: eplegal.uk