Quỳnh Hưng, Quỳnh Lưu

Quỳnh Hưng, Quỳnh Lưu Thông tin trung thực, Văn hóa Thần truyền

11/01/2024

Nhìn có vẻ hơi chật nhưng nếu biết cách sắp xếp mọi thứ là có đầy đủ không gian sống luôn à 🥰

https://baodansinh.vn/quynh-luunghe-an-lang-ung-thu-keu-cuu-62776.htm
19/11/2023

https://baodansinh.vn/quynh-luunghe-an-lang-ung-thu-keu-cuu-62776.htm

Làng nghề mộc mỹ nghệ dân dụng xã Quỳnh Hưng (huyện Quỳnh Lưu) từ lâu được biết đến bởi những sản phẩm mộc nổi tiếng và độc đáo. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đằng sau sự phát triển ấy là câu chuyện buồn khi mỗi năm xã có h...

03/09/2022

"Thoáng bình yên Hà Nội trong ngày 2/9" là tên một phóng sự được phát trên VTV1 vào ngày 2/9.
Trong những hình ảnh được chia sẻ có hình ảnh đẹp của những học viên Pháp Luân Đại Pháp. Cảnh tượng này có thể bắt gặp ở khắp các công viên, vườn hoa từ Bắc tới Nam. Thật bình yên!

24/08/2022

5000 năm lịch sử Trung Hoa là ghi chép về vận mệnh chung của các thị tộc, từ các thị tộc riêng rẽ cho đến hợp nhất thành dân tộc Hoa Hạ, và dân tộc Hoa Hạ, để chống ngoại xâm và bảo vệ sự tồn vong của mình, đã tạo nên một đất nước có lịch sử lâu đời. Bộ lịch sử ấy dựa trên những đức tính vốn đã vô cùng cao quý, đồng thời tái hiện nền văn minh văn hóa huy hoàng của Trung Hoa.

Lời dẫn

Vào thế kỷ 17, sau cuộc khởi nghĩa Lý Tự Thành, nhà Minh đã rút lui khỏi vũ đài lịch sử, triều đình Mãn Thanh thuận theo vận mệnh tiến vào làm chủ Trung Nguyên. Thanh triều mang theo nền văn hóa của riêng mình, vốn phát triển mạnh mẽ trong ba đời Khang Hy, Ung Chính, Càn Long. Sau thời kỳ huy hoàng của “Khang Càn thịnh thế”, đến thế kỷ 19 nhà Thanh bắt đầu suy yếu. Trong bối cảnh đạo đức suy thoái và sức mạnh quốc gia dần cạn kiệt, sự va chạm của các nền văn minh phương Đông và phương Tây, hai cuộc chiến tranh Nha phiến, trong khi các quốc gia phương Tây đang trỗi dậy mạnh mẽ… triều đình nhà Thanh thất bại nên phải cắt đất để cầu hòa. Năm 1850, Hồng Tú Toàn thuận thiên mệnh đã kiến lập nên Thái Bình Thiên Quốc, thu phục một nửa lãnh thổ Trung Quốc và gần như lật đổ nhà Thanh. Sau đó, Thái Bình Thiên Quốc rút lui khỏi vũ đài lịch sử. Khi nhà Thanh bước vào những năm cuối cùng, nội bộ thối nát hủ bại cùng với nguy cơ ngoại xâm đã đẩy nhanh sự băng hoại đạo đức, kết quả không chỉ khiến nhà Thanh diệt vong mà còn kéo theo một cuộc khủng hoảng chưa từng có trong 5000 năm trở lại đây.

Tôn Trung Sơn tự coi mình là “Hồng Tú Toàn thứ hai”, đã phát động mười cuộc khởi nghĩa vũ trang, dẫn đến cuộc cách mạng năm Tân Hợi và kết thúc triều đại nhà Thanh. Kế thừa 5000 năm chính thống của Trung Hoa và hấp thu những tinh hoa của tư tưởng trong và ngoài nước, Tôn Trung Sơn đã sáng tạo ra chủ nghĩa Tam Dân, gấp rút cứu dân tộc như cứu hỏa hoạn, tạo dựng nền cộng hòa, thành lập chính quyền và quân đội. Phục hưng Trung Hoa đòi hỏi một chặng đường dài phía trước và cần phải có người gánh vác sự nghiệp vĩ đại này.

Khi ấy, ánh mắt của lịch sử đổ dồn vào người lính trẻ tuổi xuất thân trong gia đình thường dân, bụng đầy thi, thư (Tứ thư Ngũ kinh), thiên chất thông minh, bác cổ thông kim, thông tỏ đông tây. Người lính trẻ ấy tên là Tưởng Giới Thạch. Năm 19 tuổi, Tưởng Giới Thạch gia nhập học viện quân sự Bảo Định, năm 20 tuổi sang Nhật học quân sự. Sau khi Cách mạng Tân Hợi nổ ra, ông trở về nước tham chiến và quang phục Hàng Châu. Đầu thời Trung Hoa Dân Quốc, ông kiên quyết ra tay diệt nghịch tặc, cống hiến hết mình cho cuộc cách mạng lần thứ hai thảo phạt Viên Thế Khải và lên con tàu Vĩnh Phong trung thành bảo vệ chủ. Trí tuệ, sự kiên trì, cũng như sự trưởng thành, tầm nhìn rộng và nhất là chí khí “làm việc lớn mà không nhận công lao” của Tưởng Giới Thạch đã khiến Tôn Trung Sơn hoàn toàn kính trọng và ngưỡng mộ. Tưởng Giới Thạch là ứng cử viên sáng giá nhất kế thừa sự nghiệp vĩ đại của Cách mạng Quốc Dân. Để diệt trừ quân phiệt và thống nhất quốc gia, Tôn Trung Sơn đã bổ nhiệm Tưởng Giới Thạch thành lập Học viện Quân sự Hoàng Phố. Sau khi Tôn Trung Sơn mất, Tưởng Giới Thạch phụng mệnh xuất sơn, hai năm sau, bắc phạt kết thúc, nhất thống Trung Nguyên.

Tưởng Giới Thạch đã chiến đấu can trường, lãnh đạo nhân dân bảo vệ Trung Hoa, lập được những kỳ công trên vũ đài lịch sử, làm thay đổi hình thế của Trung Quốc, châu Á và thế giới. Trí tuệ và sự hiểu biết thấu đáo của ông đã bảo vệ nền văn minh Thần truyền 5000 năm Hoa Hạ, làm phong phú thêm tinh thần của nhân loại và để lại một di sản quý báu. Ông quả không hổ danh là “người khổng lồ xoay bánh xe lịch sử”.

Tuy nhiên, Tưởng Giới Thạch đã mất chính quyền vào tay ĐCSTQ chỉ trong 4 năm sau thắng lợi của cuộc chiến chống Nhật. Đây phải chăng là sự an bài của số phận không thể bước qua của quy luật “thành – trụ – hoại” nơi thế gian này?

Xin chớ quên rằng đây là một thời đại phi thường, một thời kỳ đặc thù phát triển bất bình thường của nhân loại. Thứ chủ nghĩa gây họa loạn thế gian hơn 100 năm qua đã xuất hiện ở nhiều quốc gia dưới hình thức Đảng Cộng sản, đã được cựu thế lực trong vũ trụ thao khống, hỗ trợ và bành trướng, thậm chí đã trở thành một hiện tượng trong thời gian dài.

Trong thời đại mà đạo đức mê lạc và không phân biệt đúng sai này, những nguyên thủ quốc gia trên thế giới, những lãnh tụ thời kỳ đầu của Quốc Dân đảng, những người lãnh đạo đã cống hiến hết mình cho cách mạng cộng sản và một số lượng lớn đảng viên phổ thông đều không thấy được bản chất của tà linh cộng sản. Họ dùng phương thức tư duy thông thường để đối đãi với thứ đảng phái dị loại này, và có thái độ dung túng đối với sự xuất hiện và phát triển của ĐCSTQ. Kết quả là nhân loại đã phải chịu đựng thảm họa cộng sản trong hơn một trăm năm qua, thời gian kéo dài và mức độ sâu xa của nó là chưa từng có. Xã hội nhân loại phải trả giá quá đắt, giai đoạn lịch sử này đã trở thành những chương tang tóc bi thương của Trung Quốc cận đại.

Khi cả thế giới vẫn còn ảo tưởng vào ĐCSTQ thì Tưởng Giới Thạch chính là người đầu tiên nhận ra một cách sâu sắc và toàn diện về bản chất của ĐCSTQ.

Tưởng Giới Thạch đã sử dụng chữ “tà ma Satan” để trực tiếp vạch rõ ý đồ xâm lược của ĐCSTQ. Trong tài liệu năm 1957, ông viết: “Mục đích của nó (ĐCSTQ) không phải vì hòa bình và dân chủ cho Trung Quốc, mà là để xâm lược và chinh phục Trung Quốc”; “Quyền thế của quỷ Satan không chỉ ở việc nó sử dụng bạo lực để đe dọa mạng sống và sự an toàn thân thể của chúng ta, mà còn khiến chúng ta trong khiếp sợ mà khuất phục theo nó“; “Khi một dân tộc bị tiêu diệt và bị quỷ Satan khống chế, sẽ luôn có những con người không khuất phục trước ma quỷ, cùng nhau sát cánh chiến đấu vì độc lập tự do của dân tộc”.

Tưởng Giới Thạch đã thấy trước sự phá hủy của ĐCSTQ đối với 5.000 năm văn hóa truyền thống. Ông viết: ĐCSTQ “sẽ phá hủy văn hóa lịch sử cao quý và ưu tú 5.000 năm của dân tộc Trung Hoa chúng ta; hủy diệt không còn dấu vết, nó muốn đem luân lý nhân ái hòa bình của Trung Quốc biến thành một cuộc đấu tranh tàn nhẫn và độc ác. Tham gia vào cuộc thảm sát quốc tế.” (“Tổng tập tư tưởng ngôn luận của tiền Tổng Thống Tưởng Công – Tập 32 – Báo cáo”).

Tưởng Giới Thạch đã chỉ ra một cách sâu sắc việc nhân loại dung túng cho sự lây lan của tà ác. “Thế nhân thường bởi vì thất vọng, bi quan, ích kỷ, tự tư mà mất đi tín ngưỡng ban sơ vào Thượng Đế. Điều này đã khiến ma quỷ trở nên hung hãn, chính nghĩa mai một, ngồi nhìn chủ nghĩa phản Thần và chủ nghĩa duy vật lây lan ra toàn cầu, khiến cho giữa con người với con người chỉ còn lừa đảo, khủng bố, bạo lực và giết chóc!” (1952).

Tưởng Giới Thạch nhận ra rằng Chủ nghĩa Cộng sản là phản nhân loại. “Bản chất tà ác của Chủ nghĩa Cộng sản ban đầu dựa trên việc chinh phục bản chất con người làm điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của nó. Bất kỳ Chủ nghĩa Cộng sản cực quyền nào cũng được xây dựng trên cơ sở khổng lồ và tàn ác của ‘công cuộc cải tạo nhân tính’ trong một cuộc chiến không hồi kết đối kháng lại nhân tính của con người”. “Trung Cộng phải đối mặt với một thách thức mạnh mẽ khác, đó là sự bền bỉ bất khuất và sức sống của văn hóa Trung Hoa. Văn hóa Trung Hoa tiêu biểu cho sự sáng chói cao nhất của chủ nghĩa nhân văn. 5.000 năm lịch sử con đường đang sáng tỏ, sự nghiệp đang hưng thịnh là dựa vào sức sống của nền văn hóa này để nuôi dưỡng. Đây là một nền văn hóa ưu mỹ dựa trên nhân tính và đạo đức, tạo thành giá trị tín ngưỡng không thể thay đổi và tinh thần nơi sâu thẳm của mỗi người Trung Quốc, tuyệt không thể dung hợp với chủ trương thù hận, bạo lực và bản chất tà ác chủ nghĩa cộng sản”. (Tưởng Giới Thạch “quán triệt quyết tâm và hành động của chúng ta đối với cuộc cách mạng và khôi phục đất nước trước những biến đổi và hỗn loạn của thế giới” – Chỉ thị của Hội nghị toàn thể lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương khóa thị đối với phiên họp toàn thể lần thứ tư của Ủy ban Trung ương khóa mười về X).

Tưởng Giới Thạch đã nhìn ra nguy cơ tín ngưỡng của thế giới: “Tôi cảm thấy những năm gần đây khoa học tiến bộ hơn, văn minh vật chất tiến bộ, nhưng đạo đức ngày càng thấp, đời sống tinh thần cũng nghèo hèn. Vì vậy, con người cảm thấy lòng mình trống rỗng, cuộc sống càng mơ hồ và đáng sợ không có nơi trú ngụ”. “Thiên tính con người của chúng ta là linh tính được truyền từ Thượng Đế, cái linh tính này chính là tinh thần nhân từ, lòng nhân từ này là nơi chứa đựng chân lý của vũ trụ và đó là nơi ý nghĩa của cuộc sống đời người. Mọi người nên biết rằng cái linh tính của Thượng Đế này, ở Trung Quốc mà nói thì chính là ‘Thiên tính’ (thiên mệnh chi vị tính)”.

Tưởng Giới Thạch nói về vật chất và tinh thần: “Ngày nay thổ phỉ cộng sản sợ nhất và thù hận nhất không phải là loại vật chất mà khoa học nhìn thấy được, mà là tinh thần đạo đức nhìn không thấy… Chỉ có lực lượng tinh thần đạo đức, đặc biệt về phương diện sức mạnh tôn giáo, có thể nói rằng họ không thể và không bao giờ có được sức mạnh tinh thần không nhìn thấy và vô hạn như này!” (1960).

Kiến thức, tầm nhìn và sự hiểu biết thấu đáo của Tưởng Giới Thạch đã vượt qua các nhà lãnh tụ trên thế giới và các triết gia cùng thời. Khi vũ trụ đang ở trong thời khắc mạt thế, cần đảo ngược sóng gió để cứu độ chúng sinh, thì niềm tin của ông đối với Thần và kiến ​​thức về cuộc sống, vật chất, tinh thần và vũ trụ đã vô cùng uyên thâm, sâu sắc.

Vào năm 1972, Tưởng Giới Thạch đã tiên đoán rằng Đảng Cộng sản Liên Xô sẽ tan rã vào năm 1990, và rằng sự tan rã của ĐCSTQ sẽ chậm hơn một bước — (Tưởng Vỹ Quốc, “Tưởng Giới Thạch cha của tôi”). Phải chăng ông đã nhận được khải thị từ cao tầng và nhìn thấy tương lai của thế giới? Từ việc Tôn Trung Sơn gặp Phật trên núi Phổ Đà đến việc Tưởng Giới Thạch chứng kiến ​​nhiều kỳ tích, có thể thấy rằng Sáng Thế Chủ đã dành sự quan tâm đặc biệt cho Trung Hoa.

Trước khi thế giới trải qua những thay đổi lớn, trước khi vũ trụ cuối cùng khảo nghiệm xem liệu nhân loại có thể thoát ra khỏi cái rối ren của thời mạt kiếp hay không, cựu thế lực trong vũ trụ đã an bài để ĐCSTQ đạt được bước thăng tiến lớn, có thể mê hoặc con người thế gian. Khi các nước trên thế giới đang thỏa hiệp đối với ĐCSTQ, thì Tưởng Giới Thạch lại là người đầu tiên nhìn thấu bản chất tà ác ấy. Ông chính là nhà tiên tri, tiên giác, nhưng “một cây đơn độc khó có thể chống đỡ tòa cao ốc thế gian”! Ông bị ĐCSTQ bôi nhọ, phê phán ông như một nhân vật phản diện và coi là ‘kẻ tội đồ’ của dân tộc Trung Hoa.

Những phân tích sâu sắc về ĐCSTQ, cả cuộc đời anh dũng chiến đấu và ý thức chống cộng mạnh mẽ của Tưởng Giới Thạch đã giúp các thế hệ tương lai nhận rõ bộ mặt thật của ĐCSTQ. Sự xuất hiện của ĐCSTQ đã tạo ra hoàn cảnh lịch sử giúp Tưởng Giới Thạch trở thành thiên cổ anh hùng. Sáng Thế Chủ thông qua Tưởng Giới Thạch mà an bài lời giải cuối cùng cho nhân loại thoát khỏi kiếp nạn.

Thời đại của Tưởng Giới Thạch là một thời đại rối ren và đầy bi kịch. Hùng tâm tráng chí của ông chưa được đền đáp, nhưng bằng máu và nước mắt ông đã vẽ nên hình ảnh bi tráng cảm động đất trời lưu lại cho con người thế gian, dệt thành bài giáo huấn và mở ra con đường đúng đắn để nhân loại tự cứu mình.

Tưởng Giới Thạch chính là “người khổng lồ” chống lại thế lực phản Thần, phản đạo đức, phản truyền thống, là vị Thần bảo hộ vĩ đại cho nền văn minh Thần truyền 5000 năm của Trung Hoa…

Nguồn Epoch Times / Epoch Times Việt

Xem full https://www.youtube.com/watch?v=Y-dkA74NW58&list=PLMI5GHyuTUK-I0XYBbVRfJHYfK5GaHOeH

Đọc bài https://khaimo.com/category/thien-co-anh-hung/

22/08/2022

Vào những năm cuối thời nhà Tần, cục diện hỗn loạn, quần hùng khắp nơi tranh giành thiên hạ. Đúng lúc ấy Hàn Tín bước lên vũ đài, chỉ trong vòng 5 năm đã bình định sơn hà, một lần nữa thống nhất Trung Nguyên. Nhà Hán có thể làm chủ giang sơn, công lao đều thuộc về Hàn Tín.

Hàn Tín đã trở thành huyền thoại “bách chiến bách thắng”, ngay cả Bá vương Hạng Vũ từng được đánh giá là “thiên cổ không có người thứ hai” cũng đành ngậm ngùi trở thành bại tướng dưới tay Hàn Tín.

Là bậc đại căn khí vạn năm khó gặp, Hàn Tín ôm hoài bão bá vương, sẵn sàng nhẫn nhục, không nổi giận một cách vô cớ, và là một minh chứng hoàn hảo về người có tâm đại nhẫn.

Hàn Tín được hậu thế ca ngợi là “quốc sĩ vô song, binh Tiên chiến Thần” (nhân tài kiệt xuất, dụng binh và chiến đấu như Thần). Khả năng bày binh bố trận của ông đã đạt tới Thánh giới Tiên cảnh, tựa như thiên mã lướt gió tung mây, một mạch từ trên trời hạ xuống, động tác tuy nhẹ nhàng nhưng lại có sức nặng vạn cân. Cách dụng binh thần kỳ của Hàn Tín trong lịch sử không có người thứ hai. Tài năng phi phàm của ông khiến hậu thế ca ngợi không ngớt. Mỗi cuộc chiến do ông chỉ huy đều là bản thiên anh hùng ca hào tráng, mưu lược và nghệ thuật quân sự của ông xuất Thần nhập hóa, lưu danh ngàn đời.

Hàn Tín là người Hoài Âm, Giang Tô, sinh ra trong lúc gia đình lâm vào cảnh khốn cùng. Sử sách không ghi chép tượng tận về gia thế của ông, chỉ biết rằng thuở nhỏ ông và mẹ trải qua những tháng ngày cơ cực, phải nương tựa vào nhau mà sống. Bởi trong nhà cất giữ binh thư và bảo kiếm, cho nên từ nhỏ Hàn Tín đã có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều sách binh pháp. Cuốn “Giám Lược – Tần Ký” do Minh Lý Đình Cơ biên soạn viết: “Hàn Tín chính là hậu duệ của Hàn Quốc”, có thể nói tổ tiên của ông cũng từng là tầng lớp quý tộc.

Sau khi mẹ qua đời, cuộc sống càng thêm gian nan, Hàn Tín thường không có cơm ăn. Bởi nghèo khó túng thiếu, ông bị người khác khinh miệt và nhục mạ, cũng có khi phải nhận sự bố thí của người ngoài. Trong lịch sử có rất nhiều điển cố liên quan đến thuở hàn vi của Hàn Tín, như “Xương Đình chi khách” (làm khách nhà Xương Đình), “Thần xuy nhục thực” (thổi cơm sáng ăn ngay trên giường), “Khố hạ chi nhục” (chịu nhục chui háng), “Nhất phạn thiên kim” (Bát cơm ngàn vàng), “Năng khuất năng thân” (biết co biết duỗi), v.v.

Chuyện kể rằng, đình trưởng đình Nam Xương biết Hàn Tín không phải kẻ tầm thường, dù hiện tại nghèo khó nhưng mai sau nhất định sẽ là bậc xuất chúng, bởi vậy đình trưởng đặc biệt chú ý đến Hàn Tín và thường mời ông tới nhà dùng cơm. Nhưng vợ của đình trưởng lại tỏ ra không mấy thoải mái, dần dà bà sinh lòng chán ghét bèn nghĩ cách đuổi ông đi. Bà cho mọi người ăn sáng sớm và yêu cầu người nhà nhanh chóng đem nồi niêu bát đĩa thu dọn sạch sẽ. Hôm ấy như thường lệ, Hàn Tín đến nhà đình trưởng đúng giờ, nhưng chờ đợi ông là một chiếc bàn trống trơn, ngay cả một chút cơm thừa canh cặn cũng không còn. Kể từ đó, ông không còn đặt chân tới nhà đình trưởng thêm lần nào nữa. Hai câu thành ngữ: “Xương Đình chi khách” và “Xương Đình lữ thực” (nghĩa là “làm khách nhà Xương Đình”) đều ra đời từ đây.

Ngoài việc học hành, mỗi khi rảnh rỗi Hàn Tín thường ra sông buông câu. Có một bà lão thường đem quần áo ra sông giặt (người đời sau gọi bà là Phiêu mẫu), rất cảm thông với cảnh ngộ của Hàn Tín nên thường chia đồ ăn của mình cho ông. Hàn Tín vô cùng cảm kích, thề rằng sẽ báo đáp ân tình của bà lão. Sau này khi Hàn Tín áo gấm hồi hương, quả nhiên đã biếu tặng Phiêu mẫu rất nhiều bạc tiền để báo đáp ân nghĩa năm xưa. Thành ngữ “Nhất phạn thiên kim” (Bát cơm ngàn vàng) cũng từ đây mà ra, ý tứ là nhận một giọt ân huệ sẽ báo đáp bằng cả một dòng.

Những ghi chép đầu tiên về Hàn Tín là “Hoài Âm hầu liệt truyện” trong “Sử Ký”, kể rằng thuở thiếu thời Hàn Tín là một kẻ ‘ăn không ngồi rồi’. Thực ra, Hàn Tín có tham vọng thống nhất thiên hạ, bình định giang sơn. Nhà Hán học Vương Minh Thịnh của triều đại nhà Thanh đã viết trong quyển 5 của “Thập Thất Sử Thương Các”: “Lúc (Hàn Tín) chịu nhục sống nương nhờ, dựa trên những tri thức thường ngày, qua thời gian dài nghiền ngẫm tỉ mỉ, ông đã tìm ra cách để ‘chiến tất thắng, công tất thủ’ (đánh ắt thắng, tấn công ắt lấy được), ngay cả khi phải đối mặt với hàng trăm vạn quân sỹ”. Ông không chỉ thuộc làu binh thư mà còn am hiểu tường tận về nhiều lĩnh vực, như thiên văn địa lý, quy định pháp luật cũng như quân sự thường thức… không gì là không minh tỏ. Ngoài việc thuộc các điển cố trong lịch sử như Bắc Lý Hề phò trợ Tần xưng bá, Hàn Tín còn biên soạn binh thư, chỉnh lý các điều lệnh pháp luật trong quân đội, minh chứng rằng ông có kiến thức phong phú, học thức uyên bác, tuyệt nhiên không phải là một kẻ du thủ du thực.

Lúc Hàn Tín chưa thành danh có một điển cố nổi tiếng gắn liền với ông, gọi là “chịu nhục chui háng”. Dù rằng khi đó Hàn Tín thiếu cơm thiếu áo, nhưng với chí khí cao xa, khát vọng to lớn, ông thường đeo bên mình một thanh bảo kiếm. Trong thành Hoài Âm có kẻ vô lại là con trai của một đồ tể, cậu ta muốn làm nhục Hàn Tín nên đã chặn đường ông ở trên một con phố náo nhiệt và nói: “Ngươi đeo bảo kiếm làm gì? Đeo bảo kiếm thế có dám sát nhân không? Dám sát nhân thì hãy chặt đầu ta đi, còn không, thì hãy chui qua háng ta”. Đối mặt với lời khiêu khích bất ngờ này, Hàn Tín điềm tĩnh nhìn thẳng vào đối phương một hồi lâu mà không chút sợ hãi, cuối cùng, ông thản nhiên cúi người chui qua háng của kẻ vô lại kia.

Đại tông sư văn học Tô Thức trong “Hoài Âm hầu miếu ký” đã miêu tả cảnh giới không ngại danh tiếng bị vấy bẩn (“nhục thân ô tiết”) để nuôi chí lớn anh hùng (“súc anh hùng chi tráng đồ”) của Hàn Tín thời niên thiếu: “Ứng Long là Thần bởi giỏi biến hóa, biết lúc nào nên nên duỗi. Mùa hạ bay lên trời, tựa như một linh vật, đông đến lại nằm cuộn tròn trong bùn nhơ để tránh tai họa… Tướng quân chính là cam chịu danh tiếng bản thân bị ô nhục, để ở ẩn che giấu tài năng, chí hướng như chim tước cất cánh, như báo vươn mình. Được phong Sở Vương, báo đáp ơn Phiêu mẫu. Ôm thao lược bá vương, nuôi hoài bão to lớn của bậc anh hùng. Hoài bão bình định thiên hạ bốn phương, chí hướng to lớn không gì sánh bằng, bởi vậy mà chịu nhục chui háng”.

Người thản nhiên chịu nhục chui háng có thể chia thành hai kiểu người: Một là người tinh thần sa sút, thích an phận, thường gọi là kẻ “nhát gan”, còn một là người có chí hướng vô cùng cao xa, biết co biết duỗi, tùy cơ ứng biến, là người vì mang sứ mệnh to lớn mà nhẫn nhục. “Thời xưa, được gọi là anh hùng hào kiệt chắc chắn phải là bậc có khí tiết hơn người, có thể nhẫn điều mà người thường không thể nhẫn. Thất phu một khi bị sỉ nhục, liền không chịu nổi rút kiếm ra giao đấu, đây không phải là hành động dũng cảm. Bậc đại dũng trong thiên hạ, khi gặp chuyện bất ngờ sẽ không hoang mang sợ hãi, không vô cớ nổi giận. Làm được vậy là do người đó có hoài bão vô cùng to lớn, chí hướng cao xa” — (Trích đoạn văn chú thích về sự hoàn mỹ của hành động “chịu nhục chui háng” của Hàn Tín trong “Lưu Hầu truyện” của Tô Thức).

Người đời cho rằng việc Hàn Tín chịu nhục chui háng là thể hiện cho tâm thái của bậc vĩ nhân. Tại nơi xảy ra sự việc này năm đó, người Hoài Âm đã xây dựng một cây cầu đặt tên là “Khố Hạ kiều” (cầu chui háng) để tưởng nhớ Hàn Tín, bậc anh hùng có hoài bão vô cùng to lớn, tấm lòng khoan dung độ lượng, kiến thức sâu rộng mà những kẻ tiểu nhân không thể so bì.

Nguồn Epoch Times Việt

Xem Full https://knm.news/category/thien-co-anh-hung/

https://www.youtube.com/watch?v=hClhiIylqw8&list=PLMI5GHyuTUK8W_WTEf88sW2L_hQcIeUAR

11/07/2022
08/07/2022

“Đời người ai cũng sống một lần, cũng có ít nhất một câu chuyện đáng để kể, để tâm đắc. Và tôi cũng có câu chuyện tâm đắc nhất của mình; xin chia sẻ bằng những gì chân thành, truyền thống nhất”.

Lời tòa soạn: Đó là những lời mộc mạc mà anh Nguyễn Văn Lĩnh – Bác sĩ, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Tâm A, bệnh viện Đa khoa Hồng Hà, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) mở đầu cho câu chuyện vào một ngày đầu năm 2022. Câu chuyện xoay quanh trải nghiệm của anh – một bác sĩ từng hơn 10 năm làm bệnh nhân; và những lời nhắn thiết tha muốn gửi gắm tới những người bệnh cùng đường: “Mọi người hãy tìm hiểu một môn khí công tu luyện”.

“Làm bệnh nhân trước khi thành bác sĩ”
Tôi sinh ra ở xã Sơn Phú, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh; nhà có hai anh em, nhưng bố mẹ thì nhiều vất vả. Trong nhà lắm khi gạo chẳng có, rương chứa toàn khoai với củ; nhất là vào đợt cuối năm thì càng đói.

Khoảng năm lớp 3, tôi thấy cuộc sống sao mà khổ thế! Thế là tôi bắt đầu kiếm sống. Ngoài chạy mót khắp cánh đồng Thuận Lộc, tôi tập tành buôn lá chuối, buôn hàng xáo cùng mẹ. Lớp 5, tôi đi ra bán nước, bán kem ở chợ Hồng Lĩnh; một thời gian thấy thu nhập kém, tôi ra bến xe làm.

Hồi ấy bến xe ở Việt Nam là tụ điểm của nghiện hút, xì ke; những người “bạn chợ” của tôi ở bến xe Hồng Lĩnh hồi đầu những năm 1990 ấy, có nhiều người dính vào nghiện ngập, giờ đã chết. Phức tạp như thế, nhưng mà kiếm tiền được. Năm lớp 7 “doanh thu thăng hoa” nhất, tôi thành lao động chính trong nhà, kiếm tiền còn nhiều hơn bố mẹ. Nhưng đến năm lớp 8 thì buôn bán đuối dần. Tôi buôn kẹo ế ẩm, phải ăn hết; đã cụt vốn lại còn… tăng cân.

Lên lớp 10, nhờ có người bạn kéo đi học nên tôi tiến bộ nhanh. Nhưng việc kiếm tiền thì tôi không bỏ; phần vì thích, phần vì nhà tôi vẫn nghèo khó quá. Mẹ tôi khi ấy thất nghiệp, nên tôi bàn với bà, hay là hai mẹ con nấu bánh chưng. Cứ 5 giờ sáng tôi đi giao hàng, bán chịu khắp nơi. Một tháng, tôi nghỉ học 3 ngày đi thu nợ, nhưng vẫn là học sinh giỏi.

Những năm cuối cấp 3, tôi đặt mục tiêu mình cần học giỏi, đỗ đại học. Hồi những năm 1990, kiểu ôn thi đại học theo bộ đề thi còn thịnh hành lắm. Say sưa giải bộ đề, kết quả là năm 1998, tôi thi đỗ 4 trường. Tôi chọn đại học Y Thái Bình vì chi phí ở đó thấp.

Mang theo mấy bộ quần áo cũ, thuê căn phòng trọ giá 30 nghìn một tháng vừa bước vào là chân đã chạm giường; tôi nhập học với khát vọng lớn. Tâm cầu danh thôi thúc tôi học cật lực. Ví dụ, hồi đó sinh viên Y khoa được đăng ký chọn tiếng Anh hoặc tiếng Pháp; nhưng tôi đăng ký học cùng lúc cả hai.

Song số phận bắt tôi phải làm bệnh nhân trước khi thành bác sĩ. Sau một thời gian hăng hái, tôi thấy mình không còn năng lực học nữa. Chính xác là năm 1999, tôi bắt đầu bị bệnh. Bệnh này chẳng giống ai, ban đêm trằn trọc không ngủ được, ban ngày mệt mỏi, đau đầu, chán ăn mất hết sức sống. Sau này tôi biết đây là chứng tâm căn suy nhược – một chứng bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại.

Khi đó, tôi được đưa đi khám khắp đại học Y Thái Bình, nhưng chỉ đỡ lúc uống thuốc, còn sau lại đâu vào đấy. Dùng thuốc tây dai dẳng khoảng một năm, tôi chuyển sang uống thuốc bắc rồi cả thuốc nam nữa vẫn không đỡ. Đang lúc thất vọng vì học làm bác sĩ mà bệnh của mình còn không chữa được thì có người mách “thử gặp thầy bùa xem sao”. Kết quả sau lần dại dột đặt niềm tin vào ông thầy cúng, tôi có thêm 32 vết sẹo cháy trên cơ thể (tương đương với bỏng độ 3).

“Điều kỳ diệu đến tưởng như rất tình cờ”
Sau sự cố nhớ đời vì liệu pháp Đông – Tây Y kết hợp… cúng ấy, tôi dùng thuốc cẩn trọng hơn; và tìm hiểu các môn luyện tập như Yoga, Thái Cực quyền. Tập những môn này, người có khỏe hơn, nhưng trong lòng tôi vẫn thấy trống rỗng; vì đó vẫn chỉ là tập động tác mà không tìm thấy tâm pháp.

Năm 2004, tôi ra trường, rồi làm bác sĩ siêu âm. Một lần, lên Hà Nội học nâng cao nghiệp vụ, tôi thấy rất nhiều bà con xứ Nghệ, cứ 5, 7 người dìu dắt một người đi khám. Họ đến bệnh viện 108, Bạch Mai, Việt Đức… với hy vọng tìm được người quen, gặp một bác sĩ tận tình giúp đỡ. Có những người, chỉ mong được khám cho thật kỹ xem có bị ung thư không để gia đình biết đường lo liệu.

Tôi quan sát, thấy buồn, và nhận ra trách nhiệm của mình là phải làm tốt việc chuyên môn. Từ đó, tôi xác định đã khám chữa bệnh là phải làm đến nơi đến chốn; cố gắng không để bà con phải chuyển tuyến, đi ra ngoài tỉnh. Tôi cũng chú ý hơn để khi đối xử với người bệnh cần phải mang suy nghĩ thiện lương, trước hết vì người bệnh; đối đãi chân thành với họ.

Năm 2008, tôi lập gia đình; rồi năm 2010, xin nghỉ việc ra ngoài lập phòng khám, sau đó thành lập bệnh viện. Lúc mới ra ngoài điều trị, nhận thấy các nhóm bệnh mãn tính, xương khớp, rối loạn chức năng… nếu kê các đơn thuốc tây, điều trị ngắn ngày thì kém hiệu quả; nhưng dài ngày thì rất có hại, biến chứng đủ kiểu. Tôi quay lại với suy nghĩ bệnh nhân có thể kết hợp chữa bằng Yoga, Khí công… vừa tăng cường sức khỏe, mà đỡ tốn chi phí điều trị, thuốc men cho họ.

Trong khi đang loay hoay tìm liệu pháp cho người bệnh, thì một ngày vào năm 2012, tôi tìm ra điều kỳ diệu. Biểu hiện ra thì rất tình cờ. Hôm đó, tôi đang có việc về pháp lý, lên mạng gõ từ Pháp Luật; vậy mà gõ sao dòng chữ nhảy ra cụm từ Pháp Luân Công. Trên màn hình xuất hiện một vị thầy mặc một bộ đồ màu vàng, dáng vẻ điềm tĩnh từ bi dạy tập khí công theo nguyên lý vũ trụ Chân – Thiện – Nhẫn. Nhìn 5 bài công pháp cuốn hút quá, thế là tôi tập theo.

Là bác sĩ, biết lắng nghe cơ thể mình, tôi thấy càng tập Pháp Luân Công thì thể trạng, tinh thần của mình càng tốt. Vậy là tôi chia sẻ với các bệnh nhân, là ngoài thuốc tây, các bác hãy tìm hiểu về Pháp Luân Công, coi như là có thêm một phương án cải thiện sức khỏe mà không phải dùng thuốc.

Nhưng cũng đáng tiếc vì quãng thời gian đầu biết đến Pháp Luân Công tôi chỉ chú trọng đến luyện động tác. Một phần khi đó tôi mới khởi nghiệp, áp lực duy trì, phát triển cơ sở y tế là rất lớn. Tâm tôi vẫn còn chạy theo các chỉ số, doanh thu, lợi ích được mất. Một phần nữa vì những hiểu biết trước đây của tôi về việc “tu” đã hình thành quan niệm cố hữu; như một bức tường ngăn tôi tiếp thu nhận thức chân chính về tu luyện.

Ví dụ, hồi đó tôi nghĩ rằng, người đi tu nếu không chán đời thì cũng phải thất tình, gặp biến cố lớn lao nào đó. Nếu không, thì ai tự nhiên đi tu? Mà đã đi tu thì nhất định phải lên chùa, hay ít ra cũng lên núi như trong… phim kiếm hiệp. Thế nên mới có chuyện mà nghĩ lại giờ thấy rất buồn cười: Tôi hay lên mái nhà, leo tới ngọn Hồng Lĩnh, hay vào chùa (tất nhiên là chỉ đứng men men phía ngoài bởi sợ… sư thầy đuổi) để tập. Hồi đó, tôi nghĩ luyện công là cần như thế đó. Và tôi cũng không thực sự ý thức được là Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) chính là môn pháp chân chính có thể tu giữa đời thường.

“Mấy lời xin gửi gắm bệnh nhân“
Sau 10 năm biết đến Pháp Luân Công, mấy năm gần đây, khi chuyển nhà ra thành phố Vinh, môi trường mới đã giúp tôi học Pháp nhiều hơn. Tôi chú trọng hơn vào tu luyện tâm tính, như Đại Pháp yêu cầu. Có nhiều vấn đề trước đây không nhận thức tới, nay tôi đã thực hành được.

Ví dụ như chứng bệnh tâm căn suy nhược, dù đã bớt sau năm 2009, nhưng vẫn còn những di chứng như mất ngủ kéo dài. Đến mãi sau này, khi đã thành lập Bệnh viện có hàng trăm nhân viên y tế, nhưng tôi – người đứng đầu bệnh viện vẫn phải âm thầm chịu đựng chứng bệnh này. Nó cũng như các triệu chứng tiêu cực về sức khỏe khác chỉ chấm dứt hoàn toàn khi tôi thực sự tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Tâm tính tôi cũng thay đổi; tính xấu như nóng giận, ích kỷ, tranh giành lợi ích… cũng được giảm nhiều. Có những tâm xấu mà trước khi tu luyện Pháp Luân Công, tôi không nhận thức ra, nhưng nay đã buông bỏ nhẹ nhàng. Tôi và các y bác sĩ trong bệnh viện đa khoa Hồng Hà chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn để phục vụ bệnh nhân và được bà con tin tưởng.

Người nhà tôi cũng được hưởng lợi ích từ Pháp Luân Đại Pháp. Mẹ tôi từ hồi 30 tuổi gặp hết bệnh này đến bệnh kia, rồi kinh tế khó khăn khiến bà lúc nào cũng rầu rĩ, ngại giao tiếp. Từ ngày tôi hướng dẫn mẹ tu luyện thì sức khỏe và tinh thần của bà rất tốt; mẹ tươi tắn, trẻ trung hẳn. Các con tôi cũng vui vẻ đọc sách Đại Pháp và học luyện công.

Với những người bệnh, khi có duyên gặp gỡ, tôi đều chia sẻ rằng, các bác hãy tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp. Trên phòng điều trị của bệnh viện, tôi cũng để lại lời nhắn: “Có bệnh cầu vái tứ phương, nếu đã cùng đường còn có Khí Công”, cùng tên, số điện thoại của tôi để chia sẻ với những ai muốn tìm đến môn khí công Phật gia này.

Có thể có người thắc mắc, tại sao người đứng đầu một bệnh viện chẩn trị theo Tây y mà lại khuyên người bệnh đi tìm hiểu khí công. Nếu ai cũng học khí công thì còn ai đến Bệnh viện của ông mà chữa nữa, như thế còn mở bệnh viện làm gì; vậy có phải là mâu thuẫn?

Thực ra tôi thấy không mâu thuẫn. Bởi trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Đại Pháp), Sư Phụ của chúng tôi đã giảng đại ý rằng: Khí công không thể thay thế bệnh viện, nó là những Pháp lý siêu thường. Vậy nên có bệnh thì mọi người vẫn cần đến bệnh viện để chữa trị. Các phương pháp khám chữa ở bệnh viện vẫn có tác dụng. Nhưng nếu đã “cùng đường” và mang tâm muốn tu luyện thì mọi người hãy nhớ đến còn có Pháp Luân Đại Pháp.

Và việc tu luyện Pháp Luân Công cũng không phức tạp, khó khăn, đòi hỏi trình độ cao như mọi người nghĩ đâu! Chính tôi cũng đã có sự trải nghiệm về việc này. Hồi đầu khi đọc sách Đại Pháp, tôi tự tin dùng các kiến thức khoa học hiện đại để đối chiếu, lý giải những điều viết trong sách, rốt cuộc chẳng lý giải được gì. Trong khi bên cạnh mình, có những bác chỉ học đến tiểu học, trung học nhưng tu luyện rất tốt; chẳng những bệnh nan y khỏi hết mà tâm tính cũng tốt hẳn lên. Bởi lẽ, Pháp Luân Công thực sự là môn tu luyện Phật gia hàm chứa rất nhiều điều huyền diệu, chỉ nhìn vào tâm người muốn tu luyện mà không phân biệt sang – hèn, trình độ cao hay thấp. Chỉ cần có tâm tu luyện và biết rằng Chân – Thiện – Nhẫn là tốt, thì dẫu là người bệnh cùng đường, tôi tin rằng chúng ta vẫn còn cơ hội thấy được điều tâm đắc nhất của cuộc đời mình.

Nguồn : Nguyễn ước

Xem thêm nhiều video tương tự : https://clip.khaimo.com

Address

Quỳnh Hưng
Quynh Luu
43519

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Quỳnh Hưng, Quỳnh Lưu posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share


Other News & Media Websites in Quynh Luu

Show All

You may also like