Đak Đoa Ngày Mới

Đak Đoa Ngày Mới Cập nhập Thông tin cần thiết
(4)

QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC VỀ VIỆC TẶNG QUÀ TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024Có 2 mức quà tặng một số đối tượng có công vớ...
02/01/2024

QUYẾT ĐỊNH CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC VỀ VIỆC TẶNG QUÀ TẾT NGUYÊN ĐÁN GIÁP THÌN 2024

Có 2 mức quà tặng một số đối tượng có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 là 300.000 đồng/suất và mức 600.000 đồng/suất theo Quyết định số 1583/QĐ-CTN ngày 26/12/2023 của Chủ tịch nước.
TTXVN

QUY ĐỊNH MỚI VỀ TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Chính phủ đã ban hành Nghị định 86/2023/NĐ-CP quy định về khung tiê...
02/01/2024

QUY ĐỊNH MỚI VỀ TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA

Chính phủ đã ban hành Nghị định 86/2023/NĐ-CP quy định về khung tiêu chuẩn và thủ tục, hồ sơ xét tặng danh hiệu "Gia đình Văn hóa", "Thôn, Tổ dân phố Văn hóa", "Xã, Phường, Thị trấn tiêu biểu." Nghị định có hiệu lực từ 30/1/2024.
TTXVN

02/01/2024

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, huyện Đak Đoa đã tập trung huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân vươn lên thoát nghèo. Thông qua các hoạt động đã tạo sự thay đổi trong tư duy, nhận thức và hành động của người dân, từ đó khơi dậy tinh thần chủ động nỗ lực vươn lên thoát nghèo; cũng như tiếp nhận và sử dụng hiệu quả các chính sách, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước.
Truyền hình Gia Lai

ĐAK ĐOA TRAO GIẤY CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM OCOP NĂM 2023 (GLO)- Chiều 29-12, UBND huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai tổ chức Hội ngh...
30/12/2023

ĐAK ĐOA TRAO GIẤY CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM OCOP NĂM 2023
(GLO)- Chiều 29-12, UBND huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị công bố và trao giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2023.

Năm 2023, huyện Đak Đoa có 17 ý tưởng của các Hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể ở các xã, thị trấn dự kiến tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Qua khảo sát thực tế, có 5 sản phẩm mới gồm chanh dây EWI của HTX Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 360 (xã Trang); Trà túi lọc khổ qua Hưng Liên của hộ kinh doanh Nguyễn Văn Hưng (xã Ia Băng); Mắc ca sấy Trà Nhung, hộ kinh doanh Trà Nhung (xã Nam Yang); Mắc ca Phúc Nguyên Khang, hộ kinh doanh Nguyễn Thị Hoàng Vy (xã Kdang) và bộ sản phẩm gùi Ia Pết của Tổ đan lát Ia Pết (xã Ia Pết). Qua kết quả đánh giá, phân hạng của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của huyện, 5 sản phẩm này đã được UBND huyện Đak Đoa công nhận đạt OCOP 3 sao cấp huyện năm 2023.

Phát biểu tại buổi trao giấy chứng nhận, Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa Nguyễn Tiến Dũng- nhấn mạnh: Qua 4 năm thực hiện Chương trình OCOP, đến nay huyện đã có 37 sản phẩm được công nhận OCOP, gồm: 6 sản phẩm 4 sao và 31 sản phẩm đạt 3 sao của 17 chủ thể ở 9/17 xã, thị trấn. Đặc biệt, hiện nay các sản phẩm được công nhận OCOP của huyện tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài tỉnh.

“Để tạo sức lan tỏa của các sản phẩm OCOP phát triển bền vững, trong thời gian tới, UBND huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền đến các HTX, doanh nghiệp, hộ kinh doanh ở các xã, thị trấn tham gia Chương trình OCOP theo nhóm sản phẩm chủ lực, lợi thế đặc trưng của địa phương. Đặc biệt, các sản phẩm dịch vụ du lịch văn hóa bản địa theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị gắn phát triển cộng đồng…”- Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa nói.
NGUYỄN DIỆP

30/12/2023

Với mục tiêu giảm số hộ nghèo hàng năm, hạn chế tối đa hộ tái nghèo và phát sinh nghèo, những năm qua, huyện Đak Đoa đã quyết liệt đưa các chính sách giảm nghèo bền vững vào cuộc sống. Đặc biệt, một số mô hình hợp tác xã (HTX) đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo bền vững. HTX Nông lâm nghiệp sản xuất và dịch vụ Hà Đông tại xã Hà Đông là một đơn vị điển hình./.
Truyền hình Gia Lai

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAK ĐOA ĐỐI THOẠI VỚI THANH NIÊN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐNhằm kịp thời nắm bắt tình hình, lắng ng...
28/12/2023

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAK ĐOA ĐỐI THOẠI VỚI THANH NIÊN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

Nhằm kịp thời nắm bắt tình hình, lắng nghe những kiến nghị, đề xuất của thanh niên để chỉ đạo giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc liên quan đến chính sách phát triển có liên quan đến thanh niên; thông tin, tuyên truyền kết quả thực hiện công tác chuyển đổi số của huyện Đak Đoa và các giải pháp thực hiện trong thời gian tới; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của thanh niên huyện nhà trong triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số trên địa bàn huyện để nâng cao năng lực, hiệu lực trong hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Sáng ngày 28/12/2023, tại Hội trường 20/10, Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Chủ tịch UBND huyện với thanh niên huyện Đak Đoa năm 2023 với chủ đề “Thanh niên Đak Đoa tiên phong chuyển đổi số”.

Chủ trì Hội nghị có đồng chí Bùi Thanh Bình- Phó Bí thư huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa; đồng chí Lương Nam Xuất Thế - Huyện ủy viên, Trưởng Phòng Nội vụ, đồng chí Lê Đình Chiến – Huyện ủy viên, Bí thư Huyện đoàn đồng chủ trì hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQVN và đoàn thể huyện, lãnh đạo các phòng, ban, ngành, lãnh đạo UBND các xã, thị trấn và 100 thanh niên tiêu biểu đại diện cho lực lượng thanh niên huyện Đak Đoa.

Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác chuyển đổi số trên địa bàn. Việc xây dựng chính quyền số đạt nhiều kết quả tích cực. Hạ tầng công nghệ thông tin tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện đã được đầu tư, nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu hoạt động chính quyền điện tử; Tỷ lệ máy tính của cán bộ, công chức tại các cơ quan chuyên môn cấp huyện đạt 100% và các xã, thị trấn đạt 98%; Các cơ quan, đơn vị thuộc huyện, UBND các xã, thị trấn có mạng nội bộ, kết nối mạng diện rộng (WAN) và internet băng thông rộng. Hệ thống quản lý văn bản và điều hành: 100% văn bản được trao đổi giữa các cơ quan, đơn vị cấp huyện dưới dạng điện tử (trừ các văn bản mật theo quy định); Hệ thống QLVBĐH được kết nối, liên thông từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã; 100% văn bản được lãnh đạo trực tiếp phê duyệt, xử lý, giao việc hoàn toàn trên phần mềm và được ký số đảm bảo đúng theo quy định. Trang thông tin điện tử UBND huyện cung cấp đầy đủ các thủ tục hành chính theo quy định, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đăng tải các văn bản chỉ đạo, điều hành của huyện, thông tin tình hình kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh. Trong năm 2023 đã biên tập, đăng tải hơn 500 tin bài, thu hút được 16.024 lượt truy cập trong năm, nâng tổng số lượt truy cập đến nay là 144056 lượt. 100% các cuộc họp trực tuyến của UBND huyện được tổ chức xuống 17/17 xã, thị trấn và phục vụ các cuộc họp với sở, ban, ngành của tỉnh và Trung ương; 100% cán bộ, công chức cấp huyện được cung cấp đầy đủ thư điện tử công vụ và thường xuyên sử dụng trong trao đổi công việc, bảo đảm trao đổi thông tin an toàn, bảo mật. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp: hiện nay cấp huyện có 344 dịch vụ công trực tuyến tích hợp trên Cổng dịch vụ công của tỉnh Gia Lai (Trong đó: 210 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 124 dịch vụ công trực tuyến một phần). Tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận/trả kết quả qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình/ tổng số hồ sơ là 480/3835, đạt 12,5%, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm 2022. Thực hiện chế độ báo cáo điện tử của huyện theo đúng quy định.

Về kinh tế số đã tổ chức tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp tham gia Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (https://digital.business.gov.vn), sử dụng các nền tảng số theo Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Bộ Thông tin và Truyền thông (https://smedx.vn); hỗ trợ, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh, hợp tác xã, các chủ thể có sản phẩm OCOP áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo tiêu chuẩn quốc gia...Hiện nay các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã sử dụng hóa đơn điện tử và các hộ dân, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai sử dụng hóa đơn điện tử; đến nay có 192 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử/tổng số 204 doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 94,12%. Về phát triển thương mại điện tử (TMĐT), huyện đã phát triển các sàn giao dịch TMĐT là https://ocopdakdoa.vn; hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm được chứng nhận OCOP lên sàn TMĐT; định kỳ hàng quý tổ chức chợ phiên nông sản an toàn huyện Đak Đoa trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP; triển khai chương trình đưa sản phẩm của hộ nông dân lên sàn TMĐT Postmart.vn (của VNPost), Voso.vn (của Viettel Post).

​Về xã hội số, tỷ lệ người dân được cấp tài khoản định danh, xác thực điện tử so với chỉ tiêu UBND tỉnh giao là 45.708/45.485, đạt 100,49%. Triển khai thực hiện Quyết định 1813/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, góp phần đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; tăng cường kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán với Cổng dịch vụ công Quốc gia, hệ thống một cửa điện tử của các ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị.

Trong không khí thẳng thắn, dân chủ và cởi mở, tại hội nghị đối thoại đã có 9 lượt ý kiến, kiến nghị của các đoàn viên, thanh niên về các giải pháp chuyển đổi số trong ngành giáo dục, ngành văn hóa, giải quyết việc làm, vay vốn để lập nghiệp, khởi nghiệp; khó khăn, bất cập trong công tác chuyển đổi số, đề nghị hỗ trợ kinh phí thực hiện chuyển đổi số... Các ý kiến, kiến nghị đã được Chủ trì hội nghị và lãnh đạo các phòng, ban, ngành liên quan trao đổi và giải đáp thấu đáo.

Kết luận hội nghị, đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đánh giá cao vai trò của thanh niên huyện Đak Đoa trong thời gian qua đã góp phần tích cực trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của huyện; đồng thời mong muốn trong thời gian tới thanh niên huyện nhà cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kiến thức, trình độ cho cán bộ, đoàn viên thanh niên về chuyển đổi số, phát huy tinh thần tiên phong, sáng tạo trong nghiên cứu, ứng dụng thành quả, vận dụng có hiệu quả những yếu tố tích cực từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chủ động cụ thể hóa “chuyển đổi số” thành mô hình, giải pháp, công trình, phần việc của đoàn viên thanh niên... góp phần xây dựng quê hương Đak Đoa ngày càng giàu đẹp./.

Người gìn giữ tình đoàn kết buôn làng(GLO)- Ông Lick (66 tuổi, làng Piơm, thị trấn Đak Đoa) là người sống gương mẫu và c...
26/12/2023

Người gìn giữ tình đoàn kết buôn làng

(GLO)- Ông Lick (66 tuổi, làng Piơm, thị trấn Đak Đoa) là người sống gương mẫu và có khả năng hòa giải nên được bà con bầu làm già làng 14 năm nay.

Với cách ăn nói khéo léo, có lý có tình trong hòa giải, nhanh nhẹn, tích cực trong công tác dân vận, ông Lick đã góp nhiều công sức vun đắp tình làng nghĩa xóm, xây dựng mối đoàn kết, gắn bó cộng đồng.

Từ năm 2009 đến nay, trong vai trò già làng, ông Lick đã tham gia hòa giải rất nhiều vụ việc mâu thuẫn, xích mích, tranh chấp lớn nhỏ trong làng. Từ chuyện trong gia đình, vợ chồng, anh em đến chuyện hàng xóm tranh chấp đất đai, thanh niên các làng đánh nhau, giết người do nghi thư, ma lai... ông đều làm tròn trọng trách của người “trông coi” việc làng.

Điển hình như vụ thanh niên người Bahnar và Jrai ở làng Piơm và làng Thung Dôr (xã An Phú, TP. Pleiku) vì hiềm khích nhau đã gây ra án mạng vào năm 2009. Những ngày đầu xảy ra án mạng, khi cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra, mối quan hệ giữa thanh niên 2 làng rất căng thẳng, gần như là thù địch. Sợ hai bên trả thù lẫn nhau, ngày đêm ông cùng các thành viên tổ hòa giải trong làng chạy ngược, chạy xuôi tìm cách gặp gỡ, chuyện trò, dàn xếp đến khi mọi việc được ổn thỏa.

Vất vả là vậy nhưng “thù lao” ông nhận được mỗi khi hòa giải thành công chỉ vài trăm ngàn đồng hoặc là “ché rượu cần, con gà” như lời ông nói, thậm chí chỉ là những lời khen tặng, cùng tràng pháo tay của bà con dành cho. Nhưng ông vẫn rất “ưng cái bụng” vì “đã đem lại sự hòa thuận, tình đoàn kết cho dân”.

Già làng Lick nói: “Điều quan trọng là giúp cho mọi người đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau. Nhiều vụ xích mích lớn nhỏ các làng Jrai, Bahnar khi bà con nhờ, tôi đều đến hòa giải. Thực ra thì tôi cũng không tài giỏi gì đâu nhưng vì bà con tin tưởng, tìm đến nhờ cậy thì phải cố gắng làm, bất kể làng gần, làng xa”.

Đặc biệt, khi biết bọn FULRO sống lưu vong ở nước ngoài xuyên tạc, nói xấu Đảng và Nhà nước ta, kích động người dân biểu tình nhằm gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, già làng Lick rất phẫn nộ. Ngay làng Piơm cũng có một số người nhẹ dạ cả tin, nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu gây mất đoàn kết.

Bằng kinh nghiệm quý báu được đúc kết trong cuộc sống, ông đã đến từng nhà phân tích, chỉ rõ điều hay, lẽ phải cho người dân, khuyên bảo bà con không nghe, không tin, không làm theo lời kẻ xấu dụ dỗ, kích động; không làm những việc sai trái với pháp luật. Đồng thời, tuyên truyền giúp bà con hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà Nước.

Già Lick tâm sự: “Làng Piơm có đồng bào Bahnar, Jrai, Kinh cùng chung sống. Vì vậy, phải giữ vững tình đoàn kết, không phân biệt, chia rẽ. Trước đây, có kẻ xấu tìm cách lôi kéo người dân theo Ksor Kơk, theo “Tin lành Đê ga” chống phá Nhà nước gây mất trật tự, tôi đã khuyên bảo bà con không tin lời kẻ xấu, hãy đoàn kết một lòng theo Đảng, Bác Hồ. Bây giờ, cuộc sống của bà con đã ổn định, trong làng nhà nhà có xe gắn máy, xe công nông, một số nhà khá giả đã có xe ô tô, nhà xây khang trang, sạch đẹp”. Già làng Lick còn là gương điển hình trong lao động sản xuất tại địa phương. Hàng năm, gia đình ông có thu nhập ổn định trên 100 triệu đồng.

Có một vị già làng tận tâm, trách nhiệm, tài giỏi là điều rất tự hào đối với người dân. Ông Dưnh tự hào nói: “Già làng Lick là người rất uy tín, được bà con tin yêu. Ông nói giỏi cả tiếng Bahnar và Jrai. Khi tham gia hòa giải cho người Jrai thì nói tiếng Jrai, hòa giải cho người Bahnar thì nói tiếng Bahnar. Từ trước đến nay, mọi chuyện lớn nhỏ trong làng hay ở các làng khác có vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp thì đều nhờ ông Lick tới phân xử. Trong quá trình hòa giải, ông phân tích rõ phải-trái, đúng-sai, thấu tình đạt lý; đồng thời còn khuyên nhủ bà con sống đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau và chăm lo phát triển kinh tế gia đình. Vì vậy, ai ai cũng tôn trọng ông”.

Còn đối với ông Lick, việc chứng kiến người dân sống đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, không làm điều sai trái là niềm vui lớn nhất. Những đóng góp của ông cho khối đại đoàn kết dân tộc cũng như công tác hòa giải cơ sở đã được các cấp chính quyền địa phương ghi nhận và tặng nhiều bằng khen, giấy khen.

A DƠNG

THÔNG BÁO ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAK ĐOA NĂM 2023 (ĐỢT 2)
26/12/2023

THÔNG BÁO ĐẤU GIÁ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐAK ĐOA NĂM 2023 (ĐỢT 2)

Cồng chiêng cuối tuần – Thưởng thức và trải nghiệm cùng đoàn nghệ nhân huyện Đak Đoa✅Thời gian: Tối thứ Bảy (Từ 19 giờ đ...
22/12/2023

Cồng chiêng cuối tuần – Thưởng thức và trải nghiệm cùng đoàn nghệ nhân huyện Đak Đoa

✅Thời gian: Tối thứ Bảy (Từ 19 giờ đến 21 giờ ngày 23/12/2023)

✅Địa điểm: Đường anh hùng Núp, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

Trân trọng kính mời mọi người cùng tham gia !

Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2023) và 34 năm Ngày hội quốc phòng...
22/12/2023

Chào mừng kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2023) và 34 năm Ngày hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2023) !

"Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

21/12/2023

Các sản phẩm lưu niệm luôn có sức hấp dẫn với du khách, bởi đây là một cách mọi người lưu giữ hình ảnh và ấn tượng về vùng đất hay điểm đến mới lạ. Cũng vì lẽ đó, phát triển các sản phẩm lưu niệm độc đáo, gắn liền với không gian văn hóa làng nghề sẽ mang đến du khách những trải nghiệm thú vị. Đây cũng đang trở thành hướng đi được nhiều địa phương ở tỉnh Gia Lai triển khai thực hiện.
Truyền hình Gia Lai

LÃNH ĐẠO HUYỆN ĐAK ĐOA THĂM, CHÚC MỪNG LỄ GIÁNG SINH NĂM 2023Nhằm động viên, chúc mừng các tín đồ chức sắc, chức việc th...
20/12/2023

LÃNH ĐẠO HUYỆN ĐAK ĐOA THĂM, CHÚC MỪNG LỄ GIÁNG SINH NĂM 2023

Nhằm động viên, chúc mừng các tín đồ chức sắc, chức việc theo đạo Công giáo, Tin lành trên địa bàn huyện, tạo sự đoàn kết, gắn bó giữa cấp ủy, chính quyền, Nhân dân với các tín đồ tôn giáo. Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa đã xây dựng kế hoạch tổ chức thăm và tặng quà các tổ chức tôn giáo trực thuộc, cá nhân tiêu biểu trong dịp lễ Giáng sinh năm 2023.

Theo đó huyện đã thành lập 13 đoàn gồm các đồng chí Thường trực huyện ủy, Ủy viên Ban thường vụ huyện ủy, lãnh đạo Hội đồng nhân dân huyện, lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện làm trưởng đoàn cùng lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể huyện, Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn đến thăm, tặng quà 21 tổ chức tôn giáo trực thuộc của Công giáo, Tin lành và 85 gia đình tiêu biểu theo tôn giáo trên địa bàn huyện Đak Đoa.

Trong không khí đầm ấm, an lành của mùa Giáng sinh 2023, chào đón năm mới 2024, các đồng chí lãnh đạo huyện đã thăm hỏi và gửi lời chúc mừng đến các linh mục, chức sắc, chức việc và bà con đồng bào giáo dân có mùa lễ Giáng sinh an lành, hạnh phúc; tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, gắn bó, “Sống phúc âm trong lòng dân tộc”, chung tay xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng quê hương Đak Đoa ngày càng giàu đẹp.

20/12/2023

Từ thực tế tiềm năng đất đai chưa được khai thác tốt, diện tích đất trống, đồi núi trọc bạc màu còn nhiều thì nay đã được xã Hà Đông, huyện Đak Đoa phát huy tối đa với nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, trong đó nổi bật là trồng rừng và cây dược liệu dưới tán rừng, kết hợp sản xuất lúa 2 vụ… Sự xuất hiện của những điển hình trong phát triển kinh tế hộ đã và đang khẳng định về hiệu quả kinh tế cũng như hướng đi đúng trong công tác giảm nghèo ở Hà Đông - một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Đak Đoa.
Truyền hình Gia Lai

20/12/2023

Bắt đầu từ năm học 2022 – 2023, học sinh vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn không còn hưởng chế độ hỗ trợ bán trú, vì vậy nhiều trường học gặp khó khăn và loay hoay tìm các giải pháp khắc phục. Đối với nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã tăng cường vận động nguồn lực xã hội hóa để duy trì mô hình trường bán trú cho các em học sinh, qua đó góp phần duy trì sỹ số học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục ở xã vùng khó.
Truyền hình Gia Lai

Miên man cỏ hồng(GLO)- Tôi vẫn thường nói với bạn bè rằng, khi quyết tâm gắn bó đời mình với miền đất cao nguyên ngập tr...
18/12/2023

Miên man cỏ hồng

(GLO)- Tôi vẫn thường nói với bạn bè rằng, khi quyết tâm gắn bó đời mình với miền đất cao nguyên ngập tràn nắng gió này, tôi thấy mình đã quyết định đúng.

Có lẽ là bởi, tôi là người lãng mạn. Mà không lãng mạn sao được khi Tây Nguyên của chúng ta không chỉ nổi tiếng với thiên nhiên còn giữ được vẻ hoang sơ vừa kỳ vĩ, tráng lệ nhưng cũng rất đỗi trữ tình, nên thơ. Trong suốt 2 mùa mưa nắng, cao nguyên đều tươi sắc hoa. Tôi không chỉ mê mẩn sắc trắng hoa cà phê, sắc vàng tươi của dã quỳ mà còn không thể nào thờ ơ trước loài cỏ hồng miên man khắp các sườn đồi.

Cỏ hồng là một loài cỏ dại, cây nhỏ mọc lan thành đám, thành bãi. Đó là loài hoa cỏ rất đỗi bình thường, lặng lẽ giữa muôn vàn thảo mộc khác trên mặt đất nên có lẽ ban đầu, cây vẫn chưa có tên riêng. Cho đến khi, uống bao nhiêu nắng gió trên Tây Nguyên đại ngàn, cây b**g nở những chùm hoa màu hồng xinh xinh, trải dài trên đất trống. Một màu hồng miên man nối tít tới chân trời. Khi đó, người ta lấy cái vẻ đẹp yêu kiều ấy mà gọi tên cỏ hồng. Cách gọi đơn giản nhưng mới chỉ nghe tên thôi đã cảm nhận được sự dịu êm, vô cùng lãng mạn.

Lần đầu tiên tôi biết đến cỏ hồng là khi vô tình thấy cây mọc len lỏi trong bờ rào ở một đám rẫy. Có lẽ vì chen chúc với các loại cây khác, lại chỉ là trong khuôn khổ của cái bờ rào nên cỏ không có điều kiện sinh sôi, nảy nở. Cỏ thu hút tôi bởi vài chùm hoa vươn lên hồng hồng, phơn phớt. Cả chùm hoa ấy là sự kết tụ của thật nhiều bông hoa bé nhỏ, li ti, xinh xắn. Những cánh hoa tí ti, mỏng nhẹ như tơ trời. Ngắt một bông nhỏ giấu trong lòng bàn tay, khi bàn tay xòe ra cũng là khi hoa theo gió ngàn mà bay xa.

Một buổi sáng có nắng xuyên qua làn sương mỏng, tôi tìm đến xã Glar (huyện Đak Đoa), đến để làm bạn với cỏ hồng. Bao la là cỏ, miên man là cỏ, một tấm thảm nhung hồng tươi trải rộng trên bãi mênh mông. Tự hỏi với đất trời, người họa sĩ tài ba nào đã vẽ nên bức tranh phong cảnh này? Họa sĩ đã vẩy bao nhiêu mực hồng lên tờ giấy trắng, vài nét chấm phá là rừng thông xanh xa xa, là bầu trời biêng biếc, là vệt nắng bình minh hiền hòa. Tôi ngỡ như mình được bồng bềnh trong miền cổ tích, ngỡ như được trở về thuở hồng hoang nguyên sơ của đất trời.

Tôi nghĩ về lần đầu tiên nhìn thấy cây cỏ hồng bên bờ rào nhà ai và thật ngạc nhiên trước sức sống bền bỉ, kiên cường của cỏ. Nếu nhìn một vài cây đơn độc chỉ thấy sự mỏng manh, gầy guộc, yếu mềm. Nhưng như một phép màu, cỏ lan nhanh, loang rộng thành khóm, thành khoảnh rồi thành bãi trải dài loang rộng mênh mông.

Cỏ hồng mọc tự nhiên, hút nguồn nước mát, đón ánh nắng trong, vờn ngọn gió lành của cao nguyên mà lớn. Cỏ không được chăm bón, cắt tỉa như cây bonsai trong chậu cảnh, không được người người nâng niu chọn lựa để cắm trong bình, kiêu sa trong những chiếc lẵng kiểu cách, trịnh trọng trong các bữa tiệc sang trọng. Cỏ hồn nhiên nơi sườn đồi, thắp lên một màu hồng dịu nhẹ mà tươi tắn, khiêm nhường mà vẫn kiêu sa.

Mảnh đất Glar ngày thường lặng lẽ xanh màu cây lá. Ngày có sự hiện diện của cỏ, Glar bỗng nhiên được khoác áo cánh hồng lãng mạn. Những hàng thông già u tịch, trầm ngâm, khi có cỏ hồng cũng trở nên trẻ trung đến lạ. Glar ngày thường thấp thoáng người đi rừng, người làm nương làm rẫy. Những ngày có cỏ hồng, lại nhộn nhịp khách ghé thăm.

Mùa qua, màu hồng nhạt dần rồi tàn phai như lẽ tất yếu của quy luật đất trời. Thân lá già nua, lặn vào trong đất âm thầm để ấp ủ những mầm xanh. Để khi có mưa xuống, mầm non đội đất nhú lên, sinh sôi; chờ đến hẹn, mùa sang lại nhuộm hồng những sườn đồi giữa Tây Nguyên bao la lộng gió.

VY PHONG
Ảnh: Nguyên Võ

Gia Lai có 3 bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023(GLO)- Trong tổng số 173 sản phẩm, bộ sản ...
16/12/2023

Gia Lai có 3 bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2023

(GLO)- Trong tổng số 173 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB) cấp quốc gia năm 2023 vừa được Bộ Công thương công nhận, cấp giấy chứng nhận, tỉnh Gia Lai có 3 bộ sản phẩm.

Theo đó, 3 bộ sản phẩm gồm: Bộ 3 sản phẩm cà phê LAGOME của Công ty TNHH một thành viên sản xuất-thương mại và dịch vụ Vĩnh Bình Tây Nguyên (xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai); Bộ sản phẩm cà phê Đak Yang của Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Nam Yang, huyện Đak Đoa); Bộ sản phẩm chanh dây của Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Hùng Thơm (xã Đak Ta Ley, huyện Mang Yang).

Việc bình chọn sản phẩm CNNTTB ở mỗi cấp được tổ chức 2 năm một lần. Đối với bình chọn cấp quốc gia, đây là lần thứ 5 Bộ Công thương tổ chức bình chọn và tôn vinh. Đây là những sản phẩm nổi trội, đại diện cho các nhóm ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu, có lợi thế của các địa phương, khu vực và quốc gia. Sản phẩm được đánh giá cao về chất lượng, có giá trị sử dụng cao, có thế mạnh, tiềm năng phát triển mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước.

VŨ THẢO

KHAI MẠC PHIÊN CHỢ TRIỂN LÃM SẢN PHẨM VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ NÔNG SẢN AN TOÀN HUYỆN ĐAK ĐOA NĂM 2023 (15-17/1...
15/12/2023

KHAI MẠC PHIÊN CHỢ TRIỂN LÃM SẢN PHẨM VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ NÔNG SẢN AN TOÀN HUYỆN ĐAK ĐOA NĂM 2023 (15-17/12/2023)
📷 Tuấn Nguyễn

Đak Đoa quan tâm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn(GLO)- Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động nông...
15/12/2023

Đak Đoa quan tâm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

(GLO)- Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn luôn được huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) quan tâm triển khai và mang lại hiệu quả tích cực, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Là một trong những lao động được tư vấn, hướng nghiệp khi còn ngồi trên ghế nhà trường nên khi học xong phổ thông, anh Nhêm (làng Adơk Kông, xã A Dơk) đã không tiếp tục học lên cao mà lựa chọn đi học nghề. Anh cho hay: “Năm 2018, sau khi tốt nghiệp THPT, tôi lựa chọn học nghề hàn tại Trường Cao đẳng Nghề Gia Lai (nay là Trường Cao đẳng Gia Lai). Sau khi tốt nghiệp, tôi được nhà trường giới thiệu việc làm tại một cơ sở sửa chữa cơ khí ở xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh. Hiện nay, tôi được nhận lương gần 20 triệu đồng/tháng. Nhờ có việc làm, cuộc sống gia đình ngày càng ổn định. Hiện gia đình tôi đã thoát nghèo.

Tương tự, anh Reng (làng Đê Gôh, xã Đak Sơ Mei) được tư vấn, hướng nghiệp nên đã tham gia học nghề sửa chữa máy nổ nông nghiệp. Anh Reng chia sẻ: “Trong quá trình học lớp sửa chữa máy nổ nông nghiệp, tôi được thực hành nhiều về hàn xì. Sau khi hoàn thành khóa học, tôi đã đăng ký học tiếp lớp sơ cấp hàn tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện Đak Đoa. Dự kiến sau khi học xong, tôi sẽ mở cơ sở sửa chữa máy nông nghiệp để phục vụ nhu cầu của người dân trong làng và khu vực lân cận”.

Còn chị Y Kam (làng Đak Mong, xã Đak Krong) thì chia sẻ: Nhà không có đất sản xuất, mẹ mất sớm, bố đi lấy vợ khác nên cuộc sống của 3 chị em rất khó khăn. Năm 2022, học xong lớp 12, chị phải nghỉ học ở nhà làm thuê làm mướn. Công việc bấp bênh nên thu nhập không được bao nhiêu. Sau khi tham gia phiên giao dịch việc làm ngày 12-10-2023 tại trụ sở UBND xã, chị đã được nhận vào làm công nhân may tại Công ty cổ phần May Nhà Bè (TP. Pleiku). “Việc làm ở đây ổn định. Anh em công nhân đều là những người có hoàn cảnh khó khăn như mình nên luôn giúp đỡ nhau. Lương của mình được hơn 7 triệu đồng/tháng, đủ lo chi tiêu hàng ngày của mấy chị em”-chị Y Kam bộc bạch.

Ông Hà Văn Kiên-Phó Chủ tịch UBND xã Đak Krong-thông tin: “Hàng năm, các ngành, đoàn thể đều đẩy mạnh tuyên truyền để người lao động tiếp cận các thông tin thị trường việc làm, chính sách hỗ trợ và mức lương được hưởng. Riêng tại phiên giao dịch việc làm năm 2023 do huyện tổ chức vào ngày 12-10, xã có 110 lao động tham gia và 25 người đã tìm được việc làm”.

Đề cập đến công tác tư vấn, hướng nghiệp, tạo việc làm cho người lao động, bà Nguyễn Thị Thúy Nga-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Đak Đoa-cho biết: Toàn huyện hiện có gần 72 ngàn người trong độ tuổi lao động. Hàng năm, chúng tôi phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn khảo sát nhu cầu, xây dựng kế hoạch tư vấn, hướng nghiệp và đào tạo nghề cho người lao động tại địa phương.

Riêng năm 2023, huyện đã phối hợp đào tạo nghề cho 1.814 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 49,8%. Cùng với đó, huyện phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh, Trường Cao đẳng Gia Lai và các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động tổ chức 16 phiên giao dịch việc làm tại các xã, thị trấn, thu hút hơn 2.500 lao động tham gia.

Qua các phiên giao dịch việc làm này, người lao động đã tiếp cận các thông tin về tuyển dụng lao động, các chính sách hỗ trợ người lao động của các đơn vị, doanh nghiệp. Trong năm 2023, huyện đã giải quyết việc làm cho 3.190 người (đạt 212,6% kế hoạch); trong đó có 53 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, số còn lại làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh.

Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Đak Đoa khẳng định: Công tác tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn là giải pháp quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong năm 2024, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, vận động dưới nhiều hình thức để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và hiệu quả của công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động; nghiên cứu, tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức các phiên giao dịch việc làm về tới thôn, làng, xã. Có thể 1 tháng hoặc 3 tháng tổ chức 1 lần để phiên giao dịch việc làm trở thành địa chỉ tin cậy của người lao động cũng như doanh nghiệp có nhu cầu.

ĐINH YẾN

14/12/2023

Từ nỗi lo nghề đan lát truyền thống của làng có nguy cơ bị mai một, thì nay nhờ sự hỗ trợ, tiếp sức của chính quyền địa phương, ngành chức năng, trong việc mở các lớp truyền dạy nghề, tìm đầu ra cho sản phẩm, nhiều người dân là đồng bào DTTS ở làng Ngơm Thung, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa đã có thể sống được với nghề.
Nghề đan lát truyền thống đã và đang giúp nhiều gia đình có thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
Truyền hình Gia Lai

HUYỆN ĐAK ĐOA TỔ CHỨC PHIÊN CHỢ TRIỂN LÃM SẢN PHẨM VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ NÔNG SẢN AN TOÀNTỪ NGÀY 15-17/12/20...
14/12/2023

HUYỆN ĐAK ĐOA TỔ CHỨC PHIÊN CHỢ TRIỂN LÃM SẢN PHẨM VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ NÔNG SẢN AN TOÀN
TỪ NGÀY 15-17/12/2023

Nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đak Đoa; tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gặp gỡ, giao lưu, hợp tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; hỗ trợ phát triển, mở rộng kênh phân phối, thị trường tiêu thụ sản phẩm; tạo hiệu ứng lan tỏa sự quan tâm, chú ý của người tiêu dùng, cộng đồng xã hội đối với các sản phẩm đặc trưng, tiềm năng vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Ủy ban nhân dân huyện Đak Đoa đã xây dựng Kế hoạch tổ chức phiên chợ triển lãm sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông sản an toàn huyện Đak Đoa năm 2023.

Theo đó, phiên chợ được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 15/12/2023 đến ngày 17/12/2023; khai mạc vào lúc 18 giờ ngày 15/12/2023 (Thứ Sáu) tại Khu công ty thương mại 25 cũ (Khu đất giao nhau giữa đường Nguyễn Huệ và đường Trần Hưng Đạo).

Dự kiến có 38 gian hàng tiêu chuẩn tham gia tại phiên chợ gồm: Các gian hàng giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đak Đoa và các huyện trên địa bàn tỉnh (20 gian), đối tượng tham gia gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có kế hoạch mở rộng kinh doanh, sản xuất; Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có các hoạt động và sử dụng lao động trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; hộ nghèo dân tộc Kinh sinh sống tại các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc trưng của huyện Đak Đoa và các huyện trên địa bàn tỉnh (18 gian), đối tượng tham gia gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, các sản phẩm làng nghề truyền thống, các chủ thể sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện. Các gian hàng tham gia phiên chợ được miễn phí 100% chi phí gian hàng và hỗ trợ các chi phí khác theo quy định.
Phiên chợ triển lãm sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông sản an toàn huyện Đak Đoa năm 2023 góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung 3, Tiểu dự án 2, Dự án 3 về thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.
Ảnh minh họa

Address

68 Trần Hưng Đạo, Thị Trấn Đak Đoa
Pleiku

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Đak Đoa Ngày Mới posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Nearby media companies