Tin Bất Động Sản - Địa Ốc

Tin Bất Động Sản - Địa Ốc THÔNG TIN BẤT ĐỘNG SẢN, NHÀ ĐẤT
(8)

Quá nhiều những than phiền về ứng dụng mobile mới của Techcombank, giờ lại thêm hẳn “cảnh báo nguy hiểm khi để tiền ở Te...
14/03/2022

Quá nhiều những than phiền về ứng dụng mobile mới của Techcombank, giờ lại thêm hẳn “cảnh báo nguy hiểm khi để tiền ở Techcombank”😡😡😡

https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/mot-khach-hang-bi-hack-hon-100-trieu-dong-trong-tai-khoan-techcombank-n5329.html

Anh Nguyễn Văn Biên (Hai bà Trưng, Hà Nội) cho biết, trong khoảng thời gian từ cuối tháng 11/2021 đến đầu tháng 3/2022, anh này đã bị mất số tiền 123.980.000 VND trong tài khoản Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).

Thực tế, do hoạt động trong lĩnh vực vận tải, khai thác bến xe và điểm đỗ nên Transerco quản lý và sử dụng quỹ đất gồm n...
20/02/2022

Thực tế, do hoạt động trong lĩnh vực vận tải, khai thác bến xe và điểm đỗ nên Transerco quản lý và sử dụng quỹ đất gồm nhiều khu “đất vàng” rộng hàng nghìn mét vuông, có vị trí đắc địa trên địa bàn TP. Hà Nội. Đi cùng với đó, dư luận cũng đã rất nhiều lần phản ánh việc Công ty này sử dụng đất sai mục đích, “xẻ thịt” đất công để cho thuê thu lợi nhuận và tích cực bắt tay với nhiều đối tác để “hô biến” những mảnh đất công thành các dự án thương mại không qua đấu giá…



https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/tong-cong-ty-van-tai-ha-noi-transerco-ngang-nhien-xay-dung-trai-phep-tren-dat-cong-n4509.html

Mới đây, Tổng công ty vận tải Hà Nội - Transerco đã buộc phải tháo dỡ, hoàn trả hiện trạng sau khi thực hiện hàng loạt hoạt động xây dựng trái phép trên diện tích đất công.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, kết quả kinh doanh của Viglacera được coi là “kém sáng” tổng vay nợ tài ch...
12/01/2022

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, kết quả kinh doanh của Viglacera được coi là “kém sáng” tổng vay nợ tài chính tăng mạnh và thường xuyên “gặp khó” trong hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất. Và với việc “ôm” dự án trọng điểm nghìn tỷ của Hà Nội, liệu Viglacera có tiếp tục để xảy ra sai phạm như bao nhiêu lần khác?????

https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/tiep-tuc-om-du-an-nha-o-xa-hoi-viglacera-lieu-co-lap-lai-sai-pham-n3077.html

Dù liên tục mắc sai phạm liên quan đến chậm hoàn thành nghĩa vụ tài chính tại Khu đô thị mới Đặng Xá II hay các dự án khác tại các quận Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Tây Hồ… thế nhưng mới đây, Viglacera lại tiếp tục đề xuất Hà Nội ...

Thời dịch bệnh đi mua mỳ mà người ta cứ gửi nhầm loại tinh chất của lúa Mỳ ý :))- Em đi mua mì ạ- Mì sao nặng thế...
03/08/2021

Thời dịch bệnh đi mua mỳ mà người ta cứ gửi nhầm loại tinh chất của lúa Mỳ ý :))
- Em đi mua mì ạ
- Mì sao nặng thế anh mở ra tôi xem
- …
- Mì nay có dạng lon luôn hả anh?
- Chắc nay người ta nhầm đấy các anh ơi 🥲

Sản phẩm tivi Sam sung: Có vấn đềKỳ 1: Hỏng ngay sau khi muaMới đây, anh Tài Dũng, cư dân khu đô thị Đề...
31/05/2021

Sản phẩm tivi Sam sung: Có vấn đề

Kỳ 1: Hỏng ngay sau khi mua

Mới đây, anh Tài Dũng, cư dân khu đô thị Đền Lừ 2, có phản ánh về sự thật sốc đối với sản phẩm tivi của thương hiệu điện tử nổi tiếng Samsung.

Theo phản ánh của anh Dũng, ngày 27/4/2021, anh có mua tivi Samsung QA55Q60TAKXXV qua nhà phân phối là Công ty TNHH Kỹ sư điện máy (trụ sở tại phường Mậu Lương, quận Hà Đông, Hà Nội). Kỹ thuật của Samsung có đến lắp đặt chiếc tivi cho gia đình.

Ngày 8/5, chiếc TV Samsung của gia đình anh không bật lên được và báo tổng đài Samsung bảo hành sản phẩm.

Ngày hôm sau, kỹ thuật Samsung đến bảo hành và thông báo, chiếc tivi của bị hỏng vi mạch nguồn kết nối điện và đã khắc phục.
Sau đó 1 ngày, chiếc tivi Samsung này lại không hoạt động được và gia đình lại báo tổng đài của Samsung để khắc phục.
Lần này, kỹ thuật bảo hành hãng Samsung thông báo, tivi bị hỏng mạch kết nối và cần thay thế sửa chữa.
Không chấp nhận với việc sửa chữa chiếc tivi mới mua không ít tiền, gia đình anh Dũng đề nghị thay thế sản phẩm mới nhưng không được chấp thuận.

Anh thông báo tới tổng đài hỗ trợ của Samsung nhưng bất ngờ nhận được thông điệp: Samsung không đổi mới sản phẩm điện tử sau khi mua và hãng chỉ có chính sách sửa chữa, khắc phục dù nó bị hỏng ở bất kỳ mức độ nào. Chỉ cần của tv đưa đến nhà bạn thì nó đã thuộc về bạn và gặp bất kỳ lỗi gì thì hãng cũng chỉ sửa chữa thôi.

Thông điệp của Samsung gây sốc cho gia đình anh Dũng vì sản phẩm tivi mua mới, và chưa sử dụng gì trong tuần đầu mua. Đặc biệt, thông điệp không đổi mới sản phẩm khi gặp sự cố những ngày đầu sử dụng đã không được hãng và nhà phân phối nêu ra khi lựa chọn tivi Samsung.
Một thông điệp gây sốc với nhiều người!
Chúng tôi sẽ tiếp tục phản ánh những vấn đề liên quan đến thông điệp này.



Thú thực là trước khi xem phim "Thủy chiến", em chả biết chị này luôn. Mà giờ thì em biết hết rồi nha😅😅😅https://www.goog...
29/05/2021

Thú thực là trước khi xem phim "Thủy chiến", em chả biết chị này luôn. Mà giờ thì em biết hết rồi nha😅😅😅
https://www.google.com/amp/s/vn.sputniknews.com/amp/society/2021052810567904-vu-thi-anh-thu-phim-ve-nha-di-con-lo-clip-sex-chieu-tro-pr-hay-lo-hong-bao-mat/

Nữ diễn viên Vũ Thị Anh Thư (Thư Vũ Gemini), người từng đóng phim “Về nhà đi con” đang gây bão cộng đồng mạng, thành ‘hotsearch’ và lọt top 1 trending tìm kiếm ở Việt...

Ai đã truy xuất tài khoản cá nhân Nghệ sĩ Hoài Linh trong ngân hàng MB Bank?Hình ảnh truy xuất giao dịch tài khoản cá nh...
25/05/2021

Ai đã truy xuất tài khoản cá nhân Nghệ sĩ Hoài Linh trong ngân hàng MB Bank?

Hình ảnh truy xuất giao dịch tài khoản cá nhân của nghệ sĩ Hoài Linh đã được đăng tải trên trang mạng xã hội Voz.vn. Những hình ảnh này rõ ràng từng chi tiết cụ thể cả thời gian, số tiền và nội dung chuyển tiền. Vậy thông tin này có nguồn gốc từ đâu? Vấn đề bảo mật của MB Bank như thế nào? Việc đưa thông tin này lên mạng xã hội được quy phạm pháp luật quy định như thế nào?

Một vấn đề được công chúng, dư luận và cả cộng đồng mạng quan tâm là “lùm xùm” liên quan tới số "tiền quyên góp từ thiện được 13 tỉ đồng ủng hộ miền Trung lũ lụt” của Nghệ sĩ Hoài Linh. Theo trend, một tài khoản đã đăng lên trang mạng xã hội những hình ảnh được được cho là truy xuất giao dịch của Nghệ sĩ Hoài Linh.

Ai có thể truy xuất tài khoản cá nhân Nghệ sĩ Hoài Linh trong ngân hàng MB Bank?

“Nhìn hộ tao cái, số 700 triệu này nó đi đâu thế? Tài khoản làm từ thiện mà mày lại mang đi làm việc riêng thì đéo phải trục lợi?” Đó là nội dung được đăng lên mạng xã hội Voz.vn.

Cụ thể, theo nội dung chia sẻ, thông tin tài khoản mang tên VO NGUYEN HOAI LINH, STK: 0860158163686. Tài khoản đăng tải muốn nhấn mạnh tới giao dịch chuyển khoản 700.000.000 VND ghi nội dung “ cau linh chuyen tien”? Dư luận và cộng đồng mạng đặt ra câu hỏi: Ai là người có thể truy xuất tài khoản cá nhân trong ngân hàng MB bank?
Trường hợp một: Nhân viên ngân hàng?

Đa số quan điểm của cộng đồng mạng đều cho rằng trường hợp này chiếm tới 90%. Bởi một ngân hàng nói chung và ngân hàng lớn như MB Bank thì việc bảo mật phải luôn được đảm bảo và đưa lên hàng đầu.

Ngân hàng được xem như là một tổ chức chuyên kinh doanh các sản phẩm tài chính. Chính vì những đặc thù này khiến cho ngân hàng luôn cần phải cảnh giác cao trước những rủi ro đối với khoản tiền của các khách hàng. Việc gia tăng công nghệ bảo mật đối khách hàng càng khiến cho khách hàng yên tâm hơn.
Đa số ngân hàng hiện nay đều sử dụng phương pháp bảo vệ ba lớp. Đây là một trong những công nghệ bảo mật tương đối quen thuộc. Nhất là đối với những khách hàng nào sử dụng dịch vụ Mobile Banking hay là E-Banking. Hệ thống này bao gồm tên đăng nhập, tổ hợp mã khóa mật khẩu 128 bit và mã số bảo mật OTP thay đổi từng thời điểm giao dịch thông qua Token hoặc là gửi tin nhắn SMS đến điện thoại của bạn.

Hệ thống bảo mật ba lớp này hiện nay đã và đang được sử dụng rộng rãi.

Vậy người có thể truy xuất được tài khoản của Nghệ sĩ có thể là ai? Nhân viên ngân hàng MB Bank?

Trường hợp hai: Hacker, hay bản thân Nghệ sĩ Hoài Linh?

Hacker! Mục đích hack tài khoản của Nghệ sĩ Hoài Linh là gì? Trộm tiền? Không! Vậy được thuê để hack tài khoản, truy xuất giao dịch để làm rõ “lùm xùm” liên quan tới số tiền kêu gọi, quyên góp ủng hộ lũ lụt miền Trung? Cái giá hơi đắt! Và nếu là hacker thì dư luận lại thêm một lần nữa hoài nghi về công nghệ bảo mật của MB Bank?

Nghệ sị Hoài Linh! Bản thân ông đang là người đang trực tiếp vướng những “lùm xùm”, đang được công chúng, dư luận quan tâm hơn bất cứ lúc nào. Nội dung truy xuất giao dịch không những không có lợi mà tự hại thêm mình? Vậy ông truy xuất rồi đăng lên làm gì? Đánh lạc hướng dư luận? Phi lý!

Vậy rốt cuộc ai là người đã truy xuất giao dịch của Nghệ sĩ Hoài Linh. Chẳng ai dám khẳng định điều này ngoài cơ quan chức năng và Ngân hàng thương mại CP Quân đội (MB Bank). Tạm thời chưa có thông tin chính thức, xin bỏ ngỏ để cộng đồng mạng và dư luận suy đoán.

Việc đưa thông tin này lên mạng xã hội được quy phạm pháp luật quy định như thế nào?
Nguyên tắc nội bộ!

Trên Wedsite của MB Bank quy định rất rõ nguyên tắc bảo mật thông tin khách hàng:
Những thông tin MB BANK yêu cầu Quý khách cung cấp chỉ để hiểu rõ hơn nhu cầu cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với yêu cầu của Quý khách và MB Bank có quyền sử dụng thông tin mà Quý khách cung cấp qua Trang Web để sử dụng cho hoạt động của MB Bank ;
MB Bank không tiết lộ thông tin của Quý khách cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào trừ khi đã có thông báo và nhận được đồng ý của Quý khách hoặc theo quy định của pháp luật;

Tại những trường hợp cụ thể, MB Bank có thể phải cung cấp thông tin của Quý khách cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tuy nhiên, MB Bank bảo đảm việc cung cấp đó được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Việc truy cập thông tin của Quý khách thực hiện bởi MB Bank , nhân viên của MB Bank và/hoặc cá nhân nào được phép đều phải tuân thủ theo đúng quy định về bảo mật của MB Bank .

Nghệ sị Hoài Linh đang xử dụng dịch vụ của MB Bank, vậy có phải là khách hàng của MB Bank không? Có! Nghệ sĩ có quyền được bảo mật thông tin tài khoản không? Có! Rõ ràng, công bố giao dịch của khách hàng lên...mạng xã hội là việc không được phép!
Quy phạm pháp luật!

Nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng nêu rõ: “Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được giữ bí mật và chỉ được cung cấp theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nghị định này và pháp luật có liên quan”.
Như vậy, thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng phải được bảo mật tuyệt đối, trừ các trường hợp pháp luật quy định được phép cung cấp.

Bảo mật thông tin của khách hàng là trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng, các cơ quan, tổ chức này không được tự ý tiết lộ thông tin khách hàng ra bên ngoài hay thực hiện bất kì hành vi bất chính nào như việc trục lợi, sử dụng trái phép, mua bán, trao đổi, tặng cho, sửa chữa, thay đổi hoặc công khai hóa thông tin đó. Ngoại trừ các trường hợp pháp luật quy định cho phép được cung cấp thông tin khách hàng thì các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép làm lộ thông tin khách hàng.

Nghị định 117/2018/NĐ-CP cũng có quy định để khách hàng có thể bảo vệ mình trong trường hợp có vi phạm xảy ra, theo đó, khách hàng có quyền khiếu nại, khởi kiện, yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật trong trường hợp cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp, sử dụng thông tin khách hàng không đúng quy định của pháp luật.

Tiếp đó, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 và Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các luật liên quan đều ghi nhận các chế tài mà các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ phải gánh chịu tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm như bị xử lý kỷ luật, phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, phải bồi thường thiệt hại.

Về chế tài, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người làm lộ thông tin bí mật của hành khách có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 65 nghị định 185/2013/NĐ-CP thì hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng sẽ bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng và buộc tiêu hủy dữ liệu chứa thông tin của người tiêu dùng.

Nếu thông tin liên quan đến bí mật cá nhân người tiêu dùng thì người vi phạm bị phạt tiền gấp hai lần mức phạt trên, hoặc có thể xử lý hình sự theo Điều 291 về Thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng.

Sau sự việc này, chúng ta thấy gì?
Nhưng giao dịch bất minh với số tiền do Nghệ sĩ Hoài Linh đứng lên kêu gọi và quyên góp ủng hộ đông bào miền Trung bị lũ lụt? Sự thiếu trách nhiệm ngân hàng MB Bank? Hệ thống bảo mật của Ngân hàng thương mại CP Quân đội ?

Xin gửi những câu hỏi này cho cơ quan chức năng, Ngân hàng thương mại CP Quân đội ( MB Bank), Nghệ sĩ Hoài Linh và dư luận?

Nguồn: T/H (Phùng Độ).


Liệu có phải chiêu làm màu để tăng giá, hút khách của Tập đoàn Nam Cường không nhỷ?Một cư dân ở Hà Đông chia sẻ: “Mấy nă...
05/05/2021

Liệu có phải chiêu làm màu để tăng giá, hút khách của Tập đoàn Nam Cường không nhỷ?
Một cư dân ở Hà Đông chia sẻ: “Mấy năm trước tôi nghe có dự án bệnh viện quốc tế 500 giường của Tập đoàn Nam Cường tôi mới quyết định mua nhà về đây, thế mà cả mấy năm rồi chẳng thấy cái bệnh viện nào là sao?”



Mặc dù được dự kiến thực hiện từ cách đây 7 năm (2014) nhưng đến nay dự án Bệnh viện Quốc tế 500 giường của Tập đoàn Nam Cường vẫn mơ hồ trong mắt người dân.

22/01/2021

Dự án khu nhà ở thôn Đông Yên gặt “lúa non”: Công ty REQ là ai?
-----
Vậy REQ có lai lịch ra sao? REQ được thành lập năm 2018, người đại diện pháp luật hiện tại là ông Nguyễn Huy Lượng (sinh năm 1992). REQ có trụ sở chính tại số 36 phố Đại An, phường Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội.
Một thông tin đáng chú ý, tháng 1/2020, Công ty CP Đầu tư Văn Phú - Invest (VPI) đã công bố thông tin hợp tác với Dự án với Công ty TNHH REQ.
Phía VPI giao cho ông Đoàn Châu Phong - Tổng Giám đốc Công ty làm việc với Công ty REQ để hợp tác đầu tư dự án.
----
https://www.phapluatplus.vn/bat-dong-san/du-an-khu-nha-o-thon-dong-yen-gat-lua-non-cong-ty-req-la-ai-d146693.html
----




Sở Xây dựng Bắc Ninh yêu cầu dừng việc rao bán, quảng cáo và hoạt động giao dịch, ký kết hợp đồng góp vốn, huy động vốn, kinh doanh bất động sản trái quy định pháp luật.

29/09/2020
Gần 3 vạn dân Hà Nội vẫn mỏi mòn chờ sổ đỏ

Hàng vạn người dân mong mỏi có tấm sổ đỏ

Theo Sở TN&MT đến hết tháng 11/2019, trên địa bàn Hà Nội có đến 135 dự án còn tồn tại những sai phạm do chủ đầu tư, với hơn 29 nghìn căn hộ đang phải xin ý kiến cơ quan chức năng trước khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng.

25/09/2020

Nực cười câu chuyện vắt chanh bỏ vỏ ở Phú Long
Câu chuyện về việc vắt chanh bỏ vỏ sau hơn chục năm gắn bó tại Phú Long (một trong những công ty thuộc sở hữu của Madam Thảo VJ) giờ diễn biến nhưng trò phường chèo.
Ra một quyết định cách chức nhưng lại biện hộ là không phải đuổi việc mà là sắp xếp lại vị trí, thậm chí là thăng chức. Đưa người lao động về một vị trí là Trợ lý TGĐ nhưng lại không giao băt cứ việc gì, người lao động chỉ đến rồi về, muốn làm cũng không được... Nghe thì rất tử tế nhưng sau khi người lao động có ý kiến khiếu nại về việc "thăng chức" là kỳ này thì Trưởng phòng nhân sự mới của Phú Long đã lập tức yêu cầu khóa vân tay không cho người lao động vào cửa. Nói cách khác là đuổi việc chứ còn gì nữa.
Nhiều người vẫn tin Madam Thảo là người trọn tình, trọn nghĩa vì bao năm nay điều hành công ty cả chục nghìn con người. Câu chuyện trong một ngày "tống cổ" một nhân sự chủ chốt, cống hiến hơn chục năm cho công ty ra đường có lẽ không phải quyết định của Madam mà là của đội ngũ cán bộ nhân sự bên dưới muốn chèn ép người khác mà thôi

17/09/2020
10/07/2020
Cư dân tố chủ đầu tư dự án Gamuda Gardens bán nhà thiếu hàng chục m2

Khách hàng mua nhà tại Khu đô thị mới C2 Gamuda Gardens (phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) do Công ty Gamuda Land Việt Nam làm chủ đầu tư phản ánh chủ đầu tư dự án này đã bán nhà thiếu hàng chục m2.

Khách hàng mua nhà tại Khu đô thị mới C2 Gamuda Gardens (phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) do Công ty Gamuda Land Việt Nam làm chủ đầu tư phản ánh chủ đầu tư dự án này đã bán nhà thiếu hàng chục m2.

23/06/2020

Dự án Rosa Riverside Complex do Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại và Dịch vụ An Dương làm chủ đầu tư, mặc dù chưa đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai, chưa được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng, nhưng vẫn thông báo nhận tiền đặt cọc, ký hợp đồng cam kết chuyển nhượng…!

19/06/2020

Hành trình Handico sang tay đất vàng cho Cty Thùy Dương như thế nào?
Việc Handico không định giá quyền tham gia góp vốn 29% tổng mức đầu tư dự án tại khu đất vàng mà “biếu không” cho Công ty Thùy Dương đang đặt ra nhiều dấu hỏi về sự việc.

Được biết, Lô đất C3, B9 Nam Trung Yên, Cầu Giấy, Hà Nội có diện tích 1,8ha vốn là đất công cộng, được dùng để xây dựng các công trình công ích cho Thành phố.

Bóc trần thủ thuật để sang tay “đất vàng”

Thật bất ngờ khi tìm hiểu thì 2 lô đất này đã được Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội (Handico) dùng thủ thuật để sang tay cho công ty CP Đầu tư Thùy Dương (đơn vị liên danh với Handico để thực hiện dự án).

Theo tìm hiểu của PV, năm 2007, khu đất C3, B9 được TP Hà Nội thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật bằng nguồn vốn ODA và vốn ngân sách. Handico là doanh nghiệp 100% vốn thuộc sở hữu của TP, được TP chỉ định giao đất để thực hiện dự án công trình công cộng bao gồm bãi đỗ xe, phòng khám y tế, trung tâm thương mại, chợ, siêu thị.

Sau khi được giao dự án, năm 2014, TP Hà Nội đã điều chỉnh quy hoạch, tăng thêm một số diện tích thương mại, nhà ở để bán tại ô đất hỗn hợp C3. Điều chỉnh xong dự án lại xin rút vốn Năm 2007, TP Hà Nội đã có quyết định giao khu đất C3, B9 cho Handico thực hiện. Handico lấy lý do xã hội hóa để đưa Công ty CP Thùy Dương (gọi tắt Thùy Dương) vào liên danh cùng thực hiện dự án.

Năm 2011, UBND TP Hà Nội có quyết định thu hồi 1,8ha đất này để giao cho Handico và Thùy Dương thuê 50 năm để đầu tư dự án tổ hợp bãi đỗ xe phòng khám y tế, dịch vụ công cộng, trung tâm thương mại, xây công trình hỗn hợp.

Thời điểm này, dự án chưa được cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, nhưng Thùy Dương đã tự ý mang 40% quyền góp vốn vào dự án để ký hợp đồng hợp tác đầu tư và chuyển nhượng cho công ty CP đầu tư tài chính công đoàn dầu khí VN (PVFI) thu về số tiền 128 tỷ đồng (tương đương 35 triệu đồng/m2).

Số tiền này được Thùy Dương mang đi trả lãi ngân hàng, thanh toán các chi phí phát sinh, không đầu tư vào dự án. Khi sự việc xảy ra, Công an TP Hà Nội đã tiến hành điều tra, xác minh, Thùy Dương không chỉ bán 40% quyền góp vốn cho công ty PVFI mà còn lừa bán một số lô biệt thự tự vẽ trên giấy thu tiếp số tiền hơn 20 tỷ đồng của một số cá nhân.

Vào thời điểm tháng 5/2015, Công an TP Hà Nội đã có thông báo và cảnh báo chính thức về những sai phạm của công ty Thùy Dương cho ông Trương Hải Long – Tổng giám đốc của Handico.

Nhưng sau đó, ông Long vẫn cố tình ký các văn bản đề nghị TP Hà Nội cho Handico rút khỏi liên danh và nhượng cổ phần đó cho Thùy Dương với giá trị 0 đồng. Trong khi chỉ cần 1 động tác bán “trên giấy”, Thùy Dương cũng đã bán được 35 triệu đồng 1 m2 đất. Đáng chú ý, ngày 8/7/2015, ông Nguyễn Ngọc Tuấn – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội (thời điểm đó) đã ký quyết định cho phép Handico rút ra khỏi liên danh.

Đồng thời, trong cùng 1 ngày, ông Tuấn lại tiếp tục ký 3 quyết định giao Thùy Dương làm chủ đầu tư các dự án này.

Đáng chú ý, vào năm 2012, khi ông Nguyễn Ngọc Tuấn đang làm Chủ tịch Handico, ông Tuấn cũng chính là người ký văn bản đồng ý cho Handico rút khỏi liên danh. Như vậy, trong vụ việc này, ông Nguyễn Ngọc Tuấn chính là người đề xuất cho Handico rút vốn.

Nhưng khi lên chức Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội phụ trách lĩnh vực này, ông Tuấn đã tự phê duyệt cho đề xuất của mình. Vốn nhà nước bị biến mất một cách bất thường sau khi được TP. Hà Nội cho phép thành lập liên danh để thực hiện dự án. Liên danh Handico – Thùy Dương đã xin thành lập 2 công ty cổ phần để kế thừa toàn bộ kết quả đã thực hiện.

Handico đã “phớt lờ” yêu cầu của UBND TP Hà Nội như thế nào?

Vào tháng 1/2012, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đã cấp phép thành lập 2 công ty là Công ty CP Thương mại và dịch vụ Handico – Thùy Dương và công ty CP Đầu tư Handico – Thùy Dương.

Được biết, trong giấy phép đăng ký kinh doanh, Handico chiếm 29% vốn điều lệ. Tuy nhiên, sau khi xin được chủ trương điểu chỉnh mục đích sử dụng đất, bổ sung nhiều hạng mục nhà ở, thương mại dịch vụ, Handico bất ngờ có văn bản gửi UBND TP Hà Nội xin rút khỏi liên danh với lý do tập trung cho các hạng mục đầu tư khác để nhương quyền đầu tư dự án này cho Thùy Dương. Ngày 23/7/2012, TP Hà Nội đã có văn bản trả lời đồng ý.

Tuy nhiên, TP yêu cầu Handico phải làm đúng thủ tục chuyển nhượng 29% quyền thực hiện dự án theo quy định của pháp luật. Nghĩa là, số cổ phần trên sẽ phải được định giá, đấu giá và bán theo quy định.

Vậy mà Handico đã “phớt lờ” yêu cầu này của UBND TP Hà Nội. Ngày 1/4/2013, Sở Kế hoạch và Đầu tư HN đã cấp giấy phép kinh doanh mới trong đó Handico không có tên trong danh sách cổ đông, không nắm giữa một cổ phần nào tại dự án này? Điều khó hiểu, tại báo cáo thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư, mặc dù có nhắc đến yêu cầu của UBND TP Hà Nội về việc phải thực hiện định giá, đấu giá 29% cổ phần dự án này.

Nhưng, do doanh nghiệp chưa đóng góp 1 đồng nào vào liên doanh nên ông Trần Đức Hoạt – Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (thời điểm đó) đã đề xuất cho Handico được rút vốn mà không hề nhắc đến việc đấu giá 29% cổ phần trên. Trong khi Nhà nước phải bỏ tiền ra để đầu tư hạ tầng và giải phóng mặt bằng khu đô thị này.

Việc Handico “cho không” mảnh đất này cho Thùy Dương với lý do chưa đầu tư đồng nào nên xin rút. Trong khi Handico hoàn toàn biết năm 2011, Thùy Dương chỉ cần bán 40% cổ phần đã thu về được 128 tỷ đồng tương đương 35 triệu đồng/m2 đất mà không cần phải đầu tư một hạng mục nào.

Từ sự việc được phân tích như trên, khiến dư luận đặt ra câu hỏi: Vì sao 29% cổ phần của Nhà nước tại khu đất vàng này khi chưa được định giá theo đúng quy định của pháp luật lại được chuyển nhượng cho Thùy Dương?. Liệu có hay không việc lợi dụng chức vụ và quyền hạn để tham nhũng, rút ruột vốn, cổ phần của Nhà nước?

Đây cũng là lý do trong báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình, TP Hà Nội đang đề nghị phục hồi điều tra đối với dự án này.

TP Hà Nội đề nghị thu hồi dự án để đấu giá theo đúng quy định của luật đất đai và phục hồi điều tra

Liên quan đến dự án C3, B9 Nam Trung Yên, trong báo cáo mới đây của UBND TP Hà Nội gửi Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, TP Hà Nội cho rằng, việc Handico xin rút khỏi liên danh và bàn giao toàn bộ dự án và quyền sử dụng đất cho công ty Thùy Dương thực hiện dự án bản chất là việc chuyển quyền tài sản được giao quản lý, khai thác, sử dụng sang tay 1 doanh nghiệp tư nhận, chưa thu được khoản tiền nào về cho ngân sách Nhà nước.

Cho đến nay, Handico – Thùy Dương vẫn chưa thuê đơn vị tư vấn xác định giá trị quyền tham gia góp vốn trong liên doanh khi thực hiện dự án để thu ngân sách.

Bên cạnh đó, Công an TP Hà Nội đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Văn Luân – Tổng giám đốc công ty Thùy Dương về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vụ án đang chờ tòa xét xử. Đồng thời, ba ngành tư pháp Thành phố đã họp và thống nhất “giao cơ quan CSĐT công an TP Hà Nội tác ra riêng hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng thành 1 vụ án khác để xử lý”.

Vì vậy, TP Hà Nội đề nghị thu hồi dự án để đấu giá theo đúng quy định của luật đất đai và phục hồi điều tra để xác định vi phạm, xử lý đối tượng vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

18/06/2020
Đời Làm Báo

😀😀😀

Một bài viết hay, lập luận xuất sắc, dẫn chứng luật đầy đủ, chứng tỏ đây là một nhà báo kỳ cựu. Rất đáng đọc!

Thu phí xử lý rác thải theo khối lượng: Xin đừng bàn ngang

13/06/2020 17:05

Mấy hôm nay, tôi thấy trên mạng xã hội và một số tờ báo nói nhiều đến việc thu phí xử lý rác thải theo khối lượng. Người ta nói nhiều đến việc cần một “cái cân” để tính trọng lượng rác khi thu gom, người ta quan ngại một cách hóm hỉnh cho đề xuất này. Riêng tôi, đây là một đề xuất phù hợp, đảm bảo sự bình đẳng trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền; giảm thiểu sự thâm hụt về ngân sách nhà nước, lâu nay đang bù lỗ cho “dịch vụ công” này; tạo ý thức phân loại rác đầu nguồn, một tiền đề giúp rác trở thành tài nguyên. Như thế, cộng đồng nên chung tay để cùng phối hợp thực hiện, cùng góp ý để đưa chính sách gắn và phát huy vào cuộc sống hơn là bàn ngang, đẩy lùi.

📷Miền ký ức

Nhìn vào thực tế

Theo Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải công nghiệp nguy hại năm 2018 của Ngân hàng Thế giới, mức thu phí rác thải tại Việt Nam mới chiếm khoảng 0,5% thu nhập trung bình của hộ gia đình, trong khi đó, các định mức quốc tế đề xuất mức phí chi trả chiếm từ 1-1,5% thu nhập trung bình của các hộ gia đình. Bên cạnh đó, tỷ lệ thu phí xử lý rác hằng năm tại các địa phương đạt tỷ lệ thấp, một ví dụ tại Thủ đô Hà Nội được thống kê như sau: mức thu tối đa hàng năm từ thu phí ở 4 quận nội thành (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa và Hai Bà Trưng) do Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) phụ trách là 103.350 triệu VNĐ/năm, tuy nhiên, doanh thu thực tế của URENCO ở 4 quận nội thành được báo cáo là 65.817 triệu VNĐ/năm tương đương ở mức thu đạt 64%.

Từ số liệu trên chúng ta thấy, công tác quản lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam đang thiếu đi nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, khi các hộ gia đình và các cơ sở phát thải khác chỉ phải trả mức phí thấp và ít nhất 80% chi phí được Chính phủ tài trợ. Các khoản đầu tư lớn hoặc dài hạn vào các cơ sở và hệ thống quản lý chất thải rắn cũng gặp khó khăn do thiếu các cơ chế tài chính thích hợp, chẳng hạn như lập kế hoạch tài chính dài hạn, tiết kiệm cho các khoản đầu tư và tái đầu tư trong tương lai, lợi nhuận trên vốn đầu tư, ...

Thu Phí xử lý chất thải theo khối lượng, các nước phát triển đã làm từ lâu

Tại Hàn Quốc, việc thu Phí xử lý chất thải theo khối lượng đã được áp dụng từ những năm thuộc thập niên 90 của thế kỷ XX. Trước khi áp dụng thu Phí xử lý chất thải theo khối lượng vào năm 1995, Hàn Quốc đã có giai đoạn chuẩn bị, nghiên cứu khả thi rất kỹ lưỡng từ các cơ quan chức năng và tổ chức các cuộc họp để thông báo cho người dân về chính sách mới này. Hoạt động thí điểm đã được thực hiện vào năm 1994, một số quận ở Seoul đã thử nghiệm áp dụng việc thu Phí xử lý chất thải theo khối lượng để xem liệu hệ thống này có hoạt động tốt hay không.

Việc thu Phí xử lý chất thải theo khối lượng được xác định là công cụ để phát triển thị trường thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Để việc thu Phí xử lý chất thải theo khối lượng được thực hiện, đòi hỏi người dân phải mua một túi nhựa đặc biệt để đựng chất thải, nếu chất thải nhiều, bạn phải mua một túi nhựa lớn hơn với chi phí cao hơn, về cơ bản, nó cung cấp một động lực cho người dân để giảm phát sinh chất thải và thúc đẩy tái chế nhiều hơn.

Việc tính giá của túi nhựa đặc biệt để đựng chất thải sinh hoạt được xác định theo quy định của địa phương, giá giữa các thành phố khác nhau nhưng không có nhiều sự khác biệt. Giá cơ bản được xác định khi xem xét các chi phí xử lý chất thải và tình trạng tài chính của chính quyền địa phương và mức sống của người dân.

Lợi nhuận từ việc thu Phí xử lý chất thải theo khối lượng được sử dụng để chi trả cho việc xử lý chất thải. Trên thực tế, việc lợi nhuận. từ thu Phí xử lý chất thải theo khối lượng chiếm khoảng 30 đến 40 phần trăm chi phí xử lý chất thải, vì vậy nó vẫn đòi hỏi sự trợ cấp từ Chính phủ Hàn Quốc. Tuy nhiên, việc thu Phí xử lý chất thải theo khối lượng thực sự đã thay đổi nhận thức của công chúng về chất thải, mọi người cố gắng giảm chất thải và họ thích sản phẩm thân thiện với môi trường hơn và cũng dẫn đến những thay đổi trong hành vi của người dân với chất thải.

Sự ra đời của việc thu Phí xử lý chất thải theo khối lượng đã tạo ra ba tác động rất quan trọng đối với việc quản lý chất thải: (1) Nó thực sự thúc đẩy phân loại chất thải tại nguồn để giảm khối lượng chất thải trong túi rác, người dân phải phân loại rác thải, nếu chất thải là rác tái chế, họ sẽ bỏ vào thùng rác tái chế miễn phí; (2) Sau khi rác thải được phân loại đầu nguồn, lượng chất thải được gửi đến bãi rác đã giảm đáng kể và quan trọng nhất là nó thực sự làm tăng tỷ lệ tái chế; (3) Để thúc đẩy tái chế, các chất thải có thể tái chế không yêu cầu sử dụng túi nhựa trả trước, người dân có thể loại bỏ các vật liệu tái chế miễn phí.

Cần đồng bộ nhiều giải pháp

Việc thí điểm và tiếp thu các bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới đã áp dụng thành công mô hình thu Phí xử lý chất thải theo khối lượng là hết sức cần thiết và phải có những đột phá để thay đổi từ tư duy các nhà quản lý, doanh nghiệp đến ý thức chấp hành của người dân, theo đó, tôi đề xuất một số kiến nghị như sau:

1. Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục để các thế hệ trong cộng đồng dân cư cùng nâng cao ý thức, hành vi bảo vệ môi trường trên nguyên tắc mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và người gây ô nhiễm cùng người hưởng lợi phải trả tiền;

2. Cần có các quy định chi tiết hơn về quản lý chất thải rắn, theo đó, việc xác định nghĩa vụ và trách nhiệm của hai bên gồm các cơ quan chịu trách nhiệm (các bộ, tỉnh, thành phố) và các chủ phát thải (cư dân/hộ gia đình, cơ quan, công ty tư nhân, ...) cần được cụ thể ở từng hạng mục công việc khi xử lý chất thải tại nguồn, trong quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý hoặc chôn lấp cuối cùng;

3. Để đảm bảo các quy định có liên quan phải được thực thi, các cơ quan có thẩm quyền phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ việc quản lý chất thải ở các giai đoạn khác nhau từ thời điểm phát sinh chất thải cho tới bước chôn lấp cuối cùng và phạt nặng những đối tượng không tôn trọng các quy định của luật pháp;

4. Phải có cơ sở hợp đồng phù hợp để thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân ở các giai đoạn khác nhau trong quản lý chất thải rắn. Ví dụ, các dịch vụ thu gom và vận chuyển phải được đấu thầu theo hợp đồng tối thiểu 5 năm để cho phép các nhà khai thác tư nhân thu hồi các khoản đầu tư vào trang thiết bị thu gom và vận chuyển. Đối với các khoản đầu tư tư nhân lớn vào trang thiết bị xử lý, cần thiết lập các hợp đồng nhượng quyền trong khoảng thời gian dài hơn, ví dụ: 15-20 năm. Giá cố định và điều kiện hợp đồng phải được đảm bảo trong toàn bộ thời hạn hợp đồng/nhượng quyền;

5. Nâng cao năng lực của các cơ quan chịu trách nhiệm. Ví dụ, các tỉnh/thành phố phải có năng lực và kỹ năng thể chế (tổ chức) cần thiết để kiểm soát việc thành lập và quản lý thích hợp mọi thỏa thuận về sự tham gia của khu vực tư nhân. Điều này bao gồm việc có đội ngũ nhân viên có trình độ và kinh nghiệm liên quan;

6. Có lộ trình thực hiện việc thu Phí xử lý chất thải theo khối lượng, đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương, khu vực. Theo đó, việc xác định giá thu phí cần được tiến hành công khai, khoa học, đảm bảo hiệu quả của việc thu phí được sử dụng đúng mục đích.

Quyền được sống trong môi trường trong lành đã chính thức trở thành nguyên tắc của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế, xã hội là vấn đề ô nhiễm môi trường ít được kiểm soát kịp thời, điều này dẫn đến quyền được sống trong môi trường trong lành của con người luôn có thể bị đe dọa bởi chính những hành vi gây hại cho môi trường của chúng ta. Cùng lắng nghe, cùng thực hiện, cùng góp ý là chung tay, góp sức, đồng hành với các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp trong việc quản lý, xử lý chất thải nói chung và chất thải sinh hoạt nói riêng.

Address

Hanoi
04121984

Telephone

+84919487789

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tin Bất Động Sản - Địa Ốc posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

LỜI GIỚI THIỆU!

FANPAGE TIN ĐỊA ỐC 24/7 CẬP NHẬT THÔNG TIN BẤT ĐỘNG SẢN, NHÀ ĐẤT LIÊN TỤC.

LIKE FANPAGE ĐỂ CẬP NHẬT THÔNG TIN MỚI NHẤT, NHANH NHẤT.

LIỆ HỆ VỚI CHÚNG TÔI THEO HOTLINE: 0904 8484 55

Nearby media companies


Other Media/News Companies in Hanoi

Show All