Cổ Thư Lâu

Cổ Thư Lâu Đem cổ sử soi vào kim sự,
Lấy nhàn đàm đong nỗi ưu thời...

Nơi chia sẻ, giới thiệu, bàn luận về các thư tịch cổ văn vốn là nền tảng cho chính sử như Nhị Thập Tứ Sử, Tư Trị Thông Giám, Tả Truyện, Sử Ký...

Kể ra lâu lâu mới trồi lên mà đăng toàn bài quảng cáo thì cũng ngại, dưng mà ngại xong rồi thì vẫn xin phép đăng tiếp.Đạ...
10/10/2024

Kể ra lâu lâu mới trồi lên mà đăng toàn bài quảng cáo thì cũng ngại, dưng mà ngại xong rồi thì vẫn xin phép đăng tiếp.
Đại khái hôm nay lại 10/10, tiki lại giảm giá sách rất sâu, cả Tư trị, Sử ký lẫn Tam quốc chí đều giảm cả, chắc tại ế quá, cụ nào chưa mua xin mời tranh thủ dịp này.

Không biết các cụ có từng nghe nói hay chưa, nhưng Càn Long đích thị là một tay chơi tranh siêu hạng. Trong thời gian nắ...
20/09/2024

Không biết các cụ có từng nghe nói hay chưa, nhưng Càn Long đích thị là một tay chơi tranh siêu hạng. Trong thời gian nắm quyền, ông ta lùng tìm vô vàn các bức danh họa đưa về kho tàng của mình, bất luận là tranh thật tranh giả, hầu hết đều dập dấu đề thơ chi chít. Không chỉ vậy, Càn Long còn gom nhặt những họa sư tài năng về họa viện cung đình, sai họ vẽ vời theo ý thích.

Năm Càn Long thứ 15 (1750), ông ta yêu cầu họa viện nghiên cứu vẽ một bộ Thú phổ thật là kỳ vĩ, sưu tầm đủ các loại thú trên đời, sao cho tỏ được cái ý “bách thú báo điềm lành”, báu hiệu quốc gia giàu mạnh, thiên hạ một nhà. Nhiệm vụ này được giao cho hai ông Dư Tỉnh, Trương Vi Bang. Họ cân đo đong đếm tìm tòi ý tưởng, thế rồi nghĩ tới Sơn Hải kinh. Trải mười một năm ròng, đến năm Càn Long thứ 26 (1761), bộ sách tranh Thú phổ rốt cuộc được hoàn thành theo lối công bút tả thực, gồm 180 bức tranh tuyệt đẹp về các loài thú trên đời, kèm theo mô tả song ngữ Mãn - Hán về nơi cư trú, đặc điểm và tập tính của chúng. Trong số ấy, có tới quá nửa là các loài thú được mô tả trong Sơn Hải kinh, phần mô tả cũng là từ Sơn Hải kinh sao lại.

Hồi đầu năm nay, tôi tình cờ được xem bộ tranh ấy, thế rồi mới nảy ra ý định kết hợp nó với cuộn tranh Quái kỳ điểu thú đồ quyển của Nhật Bản để làm nên một tập Sơn Hải kinh đồ mới, bù lại cho cuốn Sơn Hải kinh đồ mấy năm trước bị nhiều bạn đánh giá là hơi đơn điệu. Xin được giới thiệu với các bạn một vài hình ảnh trong sách!

(Nguyễn Đức Vịnh)

MỜI ĐẶT MUA SƠN HẢI KINH VÀ SƠN HẢI KINH ĐỒSơn hải kinh là một cuốn sách lạ, tương truyền đã thành sách từ thời thượng c...
19/09/2024

MỜI ĐẶT MUA SƠN HẢI KINH VÀ SƠN HẢI KINH ĐỒ

Sơn hải kinh là một cuốn sách lạ, tương truyền đã thành sách từ thời thượng cổ ở xứ Trung Hoa. Dĩ nhiên thời thượng cổ là một khái niệm mơ hồ, nhưng do nhiều nguyên nhân, ngày nay người ta chẳng thể khảo cứu nổi nó được làm ra cụ thể vào thời điểm nào, tác giả là ai cũng không rõ, chỉ biết nó ít nhất cũng đã được lưu truyền phổ biến từ thời sử gia Tư Mã Thiên còn sống, tức là cách nay hơn hai nghìn năm.
Nội dung sách chủ yếu miêu tả về một thế giới cổ xưa với các ngọn núi, các vùng biển, các vùng đất và các bộ tộc cũng như các loài sinh vật sống ở trên đó, xét chung ra có thể nói là bao trùm từ thiên văn tới địa lý, từ lịch sử tới thần thoại, từ khí tượng tới tôn giáo, mặt nào cũng có đả động, nhưng ít nhiều đều mang hơi hướng phi thực tế cùng nhiều màu sắc thần thoại.
Nhiều người xếp nó vào nhóm Thượng cổ Tam huyền, hoặc là Thượng cổ Tam đại kỳ thư, cùng với Kinh Dịch và Hoàng Đế nội kinh, hai cuốn sách hết sức nổi tiếng khác. Hoàng Đế nội kinh là một bộ sách vĩ đại về y học, Kinh Dịch là một trong Ngũ kinh của Nho giáo, ẩn chứa giá trị thâm sâu về triết học, hoặc đơn giản hơn thì là một công cụ bói toán vẫn được dùng phổ biến cho tới ngày nay, nhưng tựu trung, chúng đều là những tác phẩm kinh điển của nền văn hóa Trung Hoa. Vậy thì giá trị của Sơn hải kinh là gì? Tại sao lại có thể tề danh cùng hai bộ sách ấy?
Nhiều người cho rằng Sơn hải kinh là một bộ sách hoang đường, nhảm nhí, thuần túy là do người xưa dựa vào trí tưởng tượng mà viết ra, không có một chút giá trị gì trong thực tiễn. Cũng có nhiều người nói đó là một bộ sách vô cùng vĩ đại, miêu tả về một thế giới đã từng tồn tại trong quá khứ, nhưng có lẽ đã bị nhấn chìm về một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn như cực từ của trái đất thay đổi, hay thậm chí là người ngoài hành tinh xâm lược (?). Trung dung hơn thì có ý kiến cho rằng đây là sách của giới đồng cốt thời cổ, viết ra chủ yếu để phục vụ mục đích tôn giáo; lại cũng có người cho rằng đây là sách do người thời Hán soạn chép lại dựa trên các thư tịch cổ, chỉ vì thời đại đã lâu nên có nhiều câu chữ rơi rụng, trở nên khó hiểu và lạ thường.
Nhìn chung, các ý kiến đánh giá thì nhiều, mỗi người cũng đều có lý giải riêng của mình cũng như những góc độ riêng để nêu quan điểm, nhưng thiết nghĩ, một cuốn sách có thể lưu truyền qua ít nhất hơn hai nghìn năm lịch sử, bản thân nó chắc chắn phải có giá trị, ít nhất cũng là về mặt ngôn ngữ. Về cuốn Sơn hải kinh này, giá trị đầu tiên có thể thấy rõ của nó là về mặt thần thoại với rất nhiều tích truyện cổ xưa, không thể tìm thấy ở tài liệu nào khác có niên đại sớm hơn, chẳng hạn như Khoa Phụ đuổi theo mặt trời, Tinh Vệ lấp biển...; về mặt địa lý, tuy rằng nội dung trong sách có nhiều điều không hợp lý, phi logic, nhưng cũng rất có giá trị để tham khảo khi mà cho tới ngày nay, không ít cái tên được ghi chép trong sách vẫn có thể ấn chứng với thực tế, chẳng hạn như vị trí của núi Côn Luân, Hoa Sơn...; về mặt tôn giáo và phong tục, ta có thể thấy được dấu vết của tín ngưỡng thờ cúng vật tổ qua những ghi chép trong Sơn hải kinh, ngoài ra một số nghi thức cũng tế cũng được miêu tả khá kĩ; về mặt lịch sử, tuy bị yếu tố thần thoại làm cho phai nhạt đi nhiều, nhưng ta vẫn có thể ấn chứng nhiều chi tiết trong Sơn hải kinh với bộ sử đa truân Trúc thư kỷ niên, chẳng hạn như phả hệ của Hoàng Đế, hay thậm chí ta có thể thấy một số tộc người lạ thường như Xuyên Hung, Trường Cổ đồng thời xuất hiện trong cả hai bộ sách đã ra đời từ rất sớm này.
Hiện sách vừa được xuất bản, kính mời các bạn đặt mua!
Thông tin sách:
1. Sơn Hải kinh
Tác giả: Khuyết danh
Người dịch: Nguyễn Đức Vịnh
Nhà xuất bản: Văn học
Số trang: 304
Quy cách: khổ 16x24cm, in đen trắng
Nội dung: Sách gồm bản dịch trọn bộ 18 quyển (5 quyển Sơn kinh, 13 quyển Hải kinh), kèm hơn 70 tranh minh họa trang đôi của Tưởng Ứng Cảo (vẽ hơn 200 loại thần quái khác nhau), hơn 140 tranh minh họa nhỏ của họa sĩ vô danh đời Thanh.
Giá bìa: 159k
2. Sơn Hải kinh đồ
Người biên soạn: Nguyễn Đức Vịnh
Nhà xuất bản: Văn học
Số trang: 176
Quy cách: khổ 16x24cm, in đen trắng
Nội dung: Sách giới thiệu những bức tranh màu về các loại thần quái trong Sơn hải kinh, kèm theo thông tin sơ lược chủ yếu trích từ nguyên văn. Tranh lấy từ tập Thú phổ của họa sĩ cung đình nhà Thanh, vốn được vẽ để dâng lên Càn Long, và cuộn tranh Quái kỳ điểu thú đồ quyển của họa sư Nhật Bản vô danh thời Edo.
Giá bìa: 159k
Giá bán:
Bán lẻ: 135k/1 cuốn
Combo 2 cuốn: 260k
Phí vận chuyển: 20k
Link đặt mua:
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSewko1UKNk8vU6phSnXYUCHZ1hwzZ7KHf3bxisSv7o0JY0_6A/viewform?usp=sf_link

18/09/2024
Có bạn hỏi là Sơn hải kinh và Sơn hải kinh đồ in lần này có gì khác nhau và khác gì với lần in trước, bổn lâu xin được m...
13/09/2024

Có bạn hỏi là Sơn hải kinh và Sơn hải kinh đồ in lần này có gì khác nhau và khác gì với lần in trước, bổn lâu xin được mô tả kĩ hơn nội dung của hai cuốn ấy như sau:
* Sơn hải kinh
- Dày 304 trang, in đen trắng, khổ 16x24cm.
- Sách gồm bản dịch trọn bộ 18 quyển, hơn 70 tranh minh họa trang đôi của Tưởng Ứng Cảo (vẽ hơn 200 loại thần quái khác nhau), hơn 140 tranh minh họa nhỏ của họa sĩ vô danh đời Thanh.
* Sơn hải kinh đồ
- Dày 172 trang, in màu, khổ 16x24cm.
- Sách giới thiệu những bức tranh màu về các loại thần quái trong Sơn hải kinh, kèm theo thông tin sơ lược chủ yếu trích từ nguyên văn. Tranh lấy từ tập Thú phổ của họa sĩ cung đình nhà Thanh, vốn được vẽ để dâng lên Càn Long, và cuộn tranh Quái kỳ điểu thú đồ quyển của họa sư Nhật Bản vô danh thời Edo.
Giá bìa hai cuốn ngang nhau, đều là 159 ngàn. Sách dự kiến phát hành trong tháng 9 này, khi nào bán chính thức bổn lâu sẽ thông báo rộng rãi.
Rất mong được quý vị đồng đạo ủng hộ!

Thưa các cụ,Trong tình hình Tư trị chưa có lịch, Sử ký tầm cuối năm, Tam quốc ế chỏng gọng, chúng tôi xin vui mừng thông...
24/08/2024

Thưa các cụ,
Trong tình hình Tư trị chưa có lịch, Sử ký tầm cuối năm, Tam quốc ế chỏng gọng, chúng tôi xin vui mừng thông báo là Sơn hải kinh chuẩn bị được in lại ở một phiên bản mới mà có vẻ là sẽ đẹp hơn và rẻ hơn.
Rất mong được các cụ ủng hộ!

* * *

Lời giới thiệu

Trong kho tàng điển tịch của người Trung Hoa, Sơn hải kinh là một bộ sách rất đặc biệt. Nó bao hàm nội dung về rất nhiều phương diện, từ địa lý, thiên văn, lịch sử, thần thoại, khí tượng cho tới động vật, thực vật, khoáng vật, y dược, tôn giáo. Những ghi chép trong sách tuy cũng có một số có thể ấn chứng với thực tế, nhưng phần nhiều vẫn mang màu sắc thần thoại, có lẽ được dựa vào trí tưởng tượng mà viết nên. Cũng bởi thế mà người thời Thanh khi biên soạn Tứ khố toàn thư có nhận định rằng sách này “ba hoa về những chuyện thần tiên ma quái, không có gì là chân thực, thực là tổ của dòng tiểu thuyết vậy. Đưa vào Sử bộ, không thể chấp thuận được vậy”, rồi bèn đổi sang Tử bộ, xếp vào loại Tiểu thuyết gia.

Tác giả và thời gian hoàn thành Sơn hải kinh chưa được xác định. Học giả Lưu Hâm thời Tây Hán cho rằng sách này là do Bá Ích và Đại Vũ làm ra, đã có từ khoảng giữa thời nhà Ngu và nhà Hạ. Có thể khẳng định, rất nhiều thần thoại trong sách có nguồn gốc từ những câu chuyện truyền miệng xa xưa, nhưng lấy đó để khẳng định sách được làm từ thời Ngu Hạ thì thật thiếu căn cứ, bởi qua kiểm chứng, trong sách có rất nhiều sự việc xảy ra sau giai đoạn này. Hiện nay, đa số các học giả đều đồng ý rằng sách không phải do một người làm ra, mà trải qua nhiều đời rồi mới từ từ thành sách, niên đại vào khoảng từ thời Chiến Quốc kéo dài đến đầu thời Tây Hán.

Nhắc đến Sơn hải kinh sớm nhất phải kể đến sử gia Tư Mã Thiên, trong Sử ký - Đại Uyển liệt truyện ông có lời rằng: “Còn về các loại quái vật được chép trong Vũ bản kỷ và Sơn hải kinh, ta không dám nói tới.” Vũ bản kỷ tương truyền là một cuốn sách do người nước Sở làm ra vào thời Chiến Quốc, ghi chép công tích của vua Vũ, hiện đã thất truyền, duy Sơn hải kinh là may mắn được lưu truyền tới ngày nay. Đến thời hiện đại, Lỗ Tấn tiên sinh có ý kiến cho rằng Sơn hải kinh là sách của giới đồng cốt thời cổ. Nhân định này thoạt nghe giống như một lời chê mỉa, song rất có khả năng đã nói đúng vào thực tế. Bởi ở thời thượng cổ, khi con người còn sống thành các bộ lạc nhỏ, chưa xuất hiện nhà nước tập quyền, giới đồng cốt có địa vị rất cao, có thể coi là thành phần tinh hoa trong các bộ lạc, kiến thức sâu rộng vượt xa người thường. Để giải thích các hiện tượng tự nhiên cũng như đề cao địa vị của mình, họ sử dụng trí tưởng tượng phong phú kết hợp với những điều tai nghe mắt thấy để tạo ra vô số câu chuyện siêu nhiên mang màu sắc thần bí khiến người ta kính sợ. Những câu chuyện này được lưu truyền trong giới đồng cốt, ngày một nhiều hơn, dần dần hình thành hệ thống. Đây rất có thể chính là nguồn gốc của Sơn hải kinh...

(Nguyễn Đức Vịnh)

Bạn Tịnh Thủy Dạ Hoa là một độc giả thân thiết của Cổ Thư Lâu, lâu nay vẫn luôn ủng hộ các dự án của nhóm. Nay vừa được ...
14/07/2024

Bạn Tịnh Thủy Dạ Hoa là một độc giả thân thiết của Cổ Thư Lâu, lâu nay vẫn luôn ủng hộ các dự án của nhóm. Nay vừa được bạn chia sẻ một số cảm nghĩ cũng như tìm tòi trong quá trình đọc sách, xin được giới thiệu một bài viết của bạn!

* * *

Ngày 30/8/2023

Nhạc thư - Bài ca về gió nam (Nam phong ca)

- Sử ký: Thư, tác giả: Tư Mã Thiên, Nguyễn Đức Vịnh dịch, Nhà xuất bản Văn học, In xong và nộp lưu chiểu năm 2023 -

Mình đi tra với từ khoá "南風歌" để tìm bản gốc hoặc bản phổ nhạc cho lời thơ bản gốc của bài Nam phong ca, thì ra được bản Hán văn này (có thể tìm hiểu thêm tại: https://baike.baidu.hk/item/南風歌/1904972):

南風之薰兮,可以解吾民之愠兮。
南風之時兮,可以阜吾民之財兮。

Phiên âm:
Nam phong chi huân chừ, khả dĩ giải ngô dân chi uấn chừ.
Nam phong chi thì chừ, khả dĩ phụ ngô dân chi tài chừ.

Dịch nghĩa:
Hương thơm ("huân" ở đây có lẽ chỉ mùi thơm của hoa cỏ nói chung, hoặc chỉ mùi cỏ bội lan, linh lăng hương) từ gió nam, có thể giải nỗi oán hận của dân ta.
Khi gió nam thổi tới, có thể làm giàu cho dân ta.

Viết theo:
Gió nam tự có hương huân
Nhẹ nhàng hoá giải oán sân mấy phần
Gió nam thổi tới trong ngần
Ngọt lành rơi xuống đỡ đần sức dân

Bản phổ nhạc dựa trên lời thơ bài Nam phong ca:
* Bản cổ cầm có lời hát: https://www.youtube.com/watch?v=Ba6CCsq_odU
* Bản cổ cầm: https://www.youtube.com/watch?v=Q4rufEnjnp0

Nói thêm về Triều Ca bắc bỉ (朝歌北鄙), mình có đi tra thử nghĩa của một số từ như "朝", "北", "鄙", thì đúng là có nghĩa khác như phần chú thích số 3, trang 55 của sách. Nếu đoạn này lí giải như trong chú thích số 3, trang 55 của sách, thì đúng là chỉ dùng nghĩa khác của từ để chỉ ra cái sai của vua Trụ theo suy nghĩ của người viết, mà không đưa ra các phân tích cụ thể với nghĩa gốc của "朝歌北鄙" là vùng biên bắc Triều Ca, thành ra đọc đoạn nhận xét này về sở thích âm nhạc của vua Trụ mình cảm thấy thiếu thuyết phục, nhưng có lẽ trong bối cảnh lúc đó những đặc điểm mà lời nhận xét nhắc đến như "thua bại", "bỉ lậu" có ý đúng với thực tế (?) nên vẫn được ghi nhận chăng? Nói chung mình chưa tìm được đoạn nhạc nào đặc trưng cho vùng biên bắc Triều Ca vào thời đại đó, nên cũng không suy đoán gì thêm, chỉ chia sẻ thông tin về bài Nam phong ca ("南風歌") tương truyền do vua Thuấn sáng tác tới mọi người mà thôi.

Lời giải thích của thầy Khang (dưới phần bình luận, mình viết lên đây để mọi người dễ theo dõi): "Mình có góp ý xíu về phiên âm Hán Việt, "hề" vốn là trợ từ trong văn ngôn, đúng là dùng tương đương với "a" trong tiếng Hán hiện đại. Nhưng phiên là "a" thì có lẽ không đúng lắm.
Về 朝歌北鄙, chỗ khó ở đây là phiên âm thế nào cho hợp lí. Thời Hán thì chưa có chuyện tứ thanh bát điệu, nên 朝 này ở thời kì đó chỉ có một âm đọc.
"Nam phong" của Thuấn và Triêu ca bắc bỉ ở thời điểm của Tư Mã thiên cũng chỉ là tương truyền. Bản Nam phong ca Trang dẫn vốn xuất hiện trong Khổng tử gia ngữ. Còn "Triêu ca bắc bỉ chi âm". Một số bản dịch dịch bên Trung dịch tương tự như bản của anh Vịnh dịch, vì bắc bỉ ở một số văn bản, như Tả truyện chẳng hạn dùng với nghĩa như vậy. Nhưng nếu tra là "bắc bỉ chi âm", thì có chú là: âm nhạc ở thời kì của n Trụ, về sau được xem như là âm nhạc vong quốc. Trong bản toàn chú của Hàn Triệu Kì do Trung Hoa thư cục ấm hành năm 2010, chỗ này dịch là: Thương Trụ nghe âm nhạc Triêu ca bắc bỉ (chỗ này không dịch diễn giải bắc bỉ là biên cảnh phương bắc như một số bản). Dịch như thế để hợp thức với phần diễn giải ở phía sau.
Nhưng đoạn này chúng ta có thể tạm giả định là, thực sự ở thời của Trụ, có một loại âm nhạc của vùng biên cảnh phía bắc Triều Ca, và Trụ có thể nghe hay sáng tác dựa vào đó. Và vì nghe loại này nên mất nước (không rỏ có ảnh hưởng gì bởi chuyện thiên tử và tứ di chăng), và sau đó người ta cứ truyền tụng cái việc này, đến thời Tư Mã Thiên soạn thì dùng cách lí giải của ông hợp thức hoá vấn đề: Nam phong thì sinh trưởng mà Triêu ca thì không hợp thời. Trong bản 2010 có chú thế này, vì sao là Triêu ca, triêu ca là hát ca lúc sáng sớm, thời gian không quá dài, dùng để sấm về điềm triệu không lâu dài, cho nên mới gọi là không hợp thời. Chỗ này lại phù hợp với các giải thích phương nam ứng với mùa hạ, mà mùa hạ thì ứng với sự sinh trưởng."

Chúc mọi người nghe nhạc vui vẻ!

13/07/2024

TƯ TRỊ THÔNG GIÁM - TÙY KỶ - TRANH CÔNG

Ngày Tân Dậu, thăng tước Dương Tố thành Việt công, lấy các con Tố là Huyền Cảm làm Nghi đồng tam tư, Huyền Tưởng làm Thanh Hà quận công; ban lụa vạn tấm, thóc vạn thạch. Mệnh Hạ Nhược Bật lên ngự tọa, ban lụa tám nghìn tấm, gia phong làm Thượng trụ quốc, thăng tước Tống công. Rồi mỗi người được ban thêm kim bảo cùng em gái Thúc Bảo làm thiếp.
Hạ Nhược Bật và Hàn Cầm Hổ tranh công trước mặt Đế. Bật nói:
- Thần tử chiến ở Tương Sơn, phá quân tinh nhuệ, bắt sống tướng tài, tuyên dương uy vũ, mới bình được Trần; còn Hàn Cầm Hổ hầu như chẳng hề giao phong với quân bên đó, há bằng với thần!
Cầm Hổ nói:
- Vốn phụng minh chỉ, lệnh thần và Bật cùng lúc tạo thế vào chiếm ngụy đô, Bật dám tiến trước ước hẹn, gặp giặc là đánh, khiến cho tướng sĩ thương vong cực nhiều. Thần dẫn năm trăm khinh kỵ, đao không nhuốm máu, thẳng tiến lấy được Kim Lăng, hàng phục Nhâm Man Nô, bắt sống Trần Thúc Bảo, chiếm giữ phủ khố, phá tan sào huyệt. Bật đến đêm mới đánh Bắc Dịch môn, thần mở cửa mà dẫn vào, thế là chuộc tội còn không kịp, làm sao so nổi với thần!
Đế nói:
- Hai tướng cùng có đại công!
Do đó thăng Hàn Cầm Hổ làm Thượng trụ quốc, ban cho lụa tám nghìn tấm. Hữu ti đàn hặc Cầm Hổ phóng túng sĩ tốt, gian dâm cung nữ nước Trần; vì mắc tội ấy không được gia phong tước ấp.
Gia phong Cao Quýnh làm Thượng trụ quốc, thăng tước Tề công, ban cho lụa chín nghìn tấm. Đế úy lạo rằng:
- Sau khi Công đi đánh Trần, có người nói Công làm phản. Trẫm đã chém y. Quân thần hợp đạo, gièm pha chẳng ly gián được.
Đế ung dung mệnh Quýnh và Hạ Nhược Bật luận việc bình Trần, Quýnh đáp:
- Hạ Nhược Bật trước đã dâng mười kế, sau lại ở Tưởng Sơn khổ chiến phá giặc. Thần là văn quan mà thôi, đâu dám luận công cùng bậc đại tướng.
Đế cả cười, khen Quýnh khiêm nhượng.
Khi Đế thảo phạt nước Trần, sai Cao Quýnh hỏi sách lược ở chỗ Thượng nghi đồng tam tư Lý Đức Lâm để giao Tấn vương Quảng; đến lúc này, Đế thưởng công ấy, bổ Đức Lâm làm Trụ quốc, phong tước Quận công, thưởng lụa ba nghìn tấm. Đã tuyên sắc xong, có người bảo Quýnh:
- Nay quy công cho Lý Đức Lâm, các tướng tất sẽ oán giận, hơn nữa hậu thế xem ngài như chỉ đi suông.
Quýnh vào bàn thế, Đế bèn thôi.

(PHẠM THÀNH LONG dịch)

Send a message to learn more

12/07/2024

TƯ TRỊ THÔNG GIÁM - TÙY KỶ - DIỆT TRẦN

Mùa xuân, tháng giêng, ngày Ất Sửu là ngày sóc, Trần chủ triều hội quần thần, sương lớn giăng kín tứ bề, người hít vào mũi đều cay nhức. Trần chủ mê man, đến chiều mới tỉnh.
Hôm ấy, Hạ Nhược Bật từ Quảng Lăng dẫn quân vượt sông. Trước đấy Bật bán ngựa già đi để mua lấy nhiều thuyền nước Trần rồi đem giấu, lại mua năm sáu chục chiếc thuyền nát, xếp trong lòng ngòi. Người Trần dò biết, cho là nước Tùy thiếu thuyền. Bật lại xin cho quân đóng dọc sông mỗi khi đến kỳ đổi phiên thì tụ tập cả về Quảng Lăng, ở đó dàn bày cờ xí, doanh trướng bao trùm đến bên ngoài thành, người Trần tưởng rằng đại quân Tùy đến, vội vàng phát quân phòng bị, đến khi biết được chỉ là quân đóng trú đổi phiên, lại cho bộ ngũ giải tán; sau coi việc ấy là thường, không đề phòng nữa. Bật còn sai quân thường xuyên đi săn ven sông, người ngựa huyên náo. Vì thế khi Bật vượt sông, người Trần không biết. Hàn Cầm Hổ đem năm trăm người từ Hoành Giang trong đêm vượt sông sang Thải Thạch, thủ quân đều say, nhân đó hạ được. Tấn vương Quảng dẫn đại quân đóng ở núi Đào Diệp thuộc trấn Lục Hợp.
Ngày Bính Dần, Thải Thạch Thú chủ Từ Tử Kiến cấp tốc dâng khải cáo biến; ngày Đinh Mão, Trần chủ triệu công khanh vào bàn quân vụ. Ngày Mậu Thìn, hạ chiếu rằng:
"Dê chó ngông cuồng, trộm chiếm ngoại đô; ong kiến có độc, cần bình định sớm. Trẫm sẽ đích thân thống ngự sáu quân, trừ sạch tám phương, trong ngoài đều nên giới nghiêm."
Lấy Phiêu kỵ tướng quân Tiêu Ma Ha, Hộ quân tướng quân Phàn Nghị, Trung lĩnh quân Lỗ Quảng Đạt cùng làm Đô đốc, Tư không Tư Mã Tiêu Nan, Thứ sử Tương châu Thi Văn Khánh cùng làm Đại giám quân, phái Thứ sử Nam Dự châu Phàn Mãnh thống suất thủy sư tiến ra Bạch Hạ, Tán kỵ thường thị Cao Văn Tấu đem quân trấn thủ Nam Dự châu. Treo trọng thưởng, lệnh cho tăng, ni, đạo sĩ tất thảy tham gia quân dịch.
Ngày Canh Ngọ, Hạ Nhược Bật đánh hạ Kinh Khẩu, bắt Thứ sử Nam Từ châu Hoàng Khác. Bật quân lệnh nghiêm cẩn, tơ hào không phạm, có quân sĩ mua rượu chốn dân gian, Bật liền chém ngay. Bắt được tù binh hơn sáu nghìn người, Bật đều thả hết, cấp lương an ủi cho đi, lại giao sắc thư, sai chia đường ra truyền báo. Vì thế tới đâu thắng đó.
Phàn Mãnh ở Kiến Khang, con là Tuần thay nắm sự vụ Nam Dự châu. Ngày Tân Mùi, Hàn Cầm Hổ tiến công Cô Thục. Trong nửa ngày, chiếm được thành, bắt Tuần cùng toàn gia. Cao Văn Tấu thua trận rút về. Phụ lão Giang Nam vốn biết uy tín Cầm Hổ, người đến quân môn bái yết ngày đêm không dứt.
Con Lỗ Quảng Đạt là Thế Chân đang ở Tân Thái, cùng em là Thế Hùng và bộ thuộc hàng Cầm Hổ, phái sứ giả gửi thư chiêu dụ Quảng Đạt. Quảng Đạt lúc ấy đóng tại Kiến Khang, tự đàn hặc, đến chỗ Đình úy xin chịu tội; Trần chủ an ủi, ban thêm vàng ròng, phái trở về doanh. Phàn Mãnh và Tả vệ tướng quân Tưởng Nguyên Tốn đem tám mươi thuyền Thanh Long tuần tra tại Bạch Hạ, đế chế ngự quân Tùy vùng Lục Hợp; Trần chủ thấy vợ con Mãnh ở bên quân Tùy, e có dị tâm, muốn sai Trấn đông Đại tướng quân Nhâm Trung thay y, lệnh Tiêu Ma Ha thong thả nói rõ với Mãnh, Mãnh không hài lòng, Trần chủ ngại trái ý Mãnh nên thôi.
Bấy giờ Hạ Nhược Bật từ bắc đạo, Hàn Cầm Hổ từ nam đạo cùng tiến, các đồn ven sông đều ngóng gió tan chạy; Bật chia quân chặn lối Khúc A rồi vào Kiến Khang. Trần chủ sai Tư đồ Dự Chương vương Thúc Anh đóng tại triều đình, Tiêu Ma Ha đóng tại vườn Lạc Du, Phàn Nghị đóng tại chùa Kỳ Xà, Lỗ Quảng Đạt đóng tại gò Bạch Thổ, Trung vũ tướng quân Khổng Phạm đóng tại chùa Bảo Điền. Ngày Kỷ Mão, Nhâm Trung từ Ngô Hưng về cứu, rồi đóng tại cửa Chu Tước.
Ngày Tân Mùi, Hạ Nhược Bật tiến chiếm Chung Sơn, đóng ở phía đông gò Bạch Thổ. Tấn vương Quảng phái Tổng quản Đỗ Ngạn hội sư với Hàn Cầm Hổ, hai vạn bộ kỵ đóng tại Tân Lâm. Kỳ châu Tổng quản Vương Thế Tích đem thủy sư ra Cửu Giang phá Trần tướng Kỷ Thiến ở Kỳ Khẩu. Người Trần kinh hoảng, nối nhau đến hàng. Tấn vương dâng thư kể tình trạng, Đế rất mừng, ban yến cho quần thần.
Lúc ấy Kiến Khang giáp sĩ còn hơn mười vạn, Trần chủ vốn hèn nhát, chẳng hiểu quân vụ, chỉ ngày đêm kêu khóc, công việc trong thành, nhất loạt ủy thác cho Thi Văn Khánh. Văn Khánh biết các tướng ghét mình, sợ họ có công, bèn tâu rằng:
- Bọn họ đều ấm ức, vốn bất phục Quan gia, sát thời khắc then chốt, sao nên tin tưởng cả!
Vì vậy các tướng hễ có khải xin, đại khái đều không được phê duyệt.
Khi Hạ Nhược Bật tấn công Kinh Khẩu, Tiêu Ma Ha xin lĩnh binh đón đánh, Trần chủ không cho. Đến lúc Bật tới Chung Sơn, Ma Ha lại nói:
- Bật đơn độc tiến sâu, hào lũy chưa vững, xuất quân đánh úp, có thể chắc thắng.
Trần chủ lại không chấp thuận. Trần chủ triệu Ma Ha, Nhâm Trung vào nội điện bàn quân vụ, Trung nói:
- Binh pháp có nói: Khách quý tốc chiến, chủ quý ổn định. Hiện nay quốc gia binh đủ lương nhiều, chỉ nên cố thủ Đài thành, men theo Tần Hoài lập lũy, cho dù Bắc quân kéo tới, chớ cùng giao chiến với họ, mà phải chia binh chẹn các ngả sông, khiến thông tin bên họ chẳng thể lưu thông. Cấp thần tinh binh vạn người, ba trăm chiếc thuyền Kim Sí, xuôi dòng thẳng tới đánh úp Lục Hợp; đại quân bên ấy ắt nghĩ tướng sĩ vượt sông đều đã bị bắt, nhuệ khí tự sẽ mất sạch. Dân đất Hoài Nam vốn hiểu rõ thần, nay biết thần tới, tất đều tuân phục. Thần lại tuyên bố muốn sang Từ châu, chặn đường họ lui, tất các cánh quân không đánh tự rút. Đợi lúc mùa xuân nước lên, ắt các cánh quân của bọn Chu La Hầu ở phía thượng du sẽ xuôi dòng cứu viện, đó là kế hay.
Trần chủ không thể nghe theo. Hôm sau, đột nhiên nói:
- Binh sự trì hoãn chẳng quyết, khiến cho lòng người bức bối, nên gọi Tiêu lang xuất quân mà đánh.
Nhâm Trung dập đầu vật nài chớ đánh. Khổng Phạm lại tâu:
- Xin cho quyết chiến, sẽ vì Quan gia khắc đá Yến Nhiên.
Trần chủ nghe theo, bảo Ma Ha rằng:
- Công nên vì ta một trận quyết thắng!
Ma Ha nói:
- Trước đây xuất trận, vì nước vì thân; việc ngày hôm nay, vì vợ con nữa.
Trần chủ xuất nhiều vàng bạc cấp cho chư quân để ban thưởng. Ngày Giáp Thân, sai Lỗ Quảng Đạt bày trận ở gò Bạch Thổ, giữ tại mặt nam của các cánh quân, Nhâm Trung tiếp nối, Phàn Nghị, Khổng Phạm lại tiếp nữa, quân Tiêu Ma Ha ở ngoài cùng mặt bắc. Chư quân nam bắc dài hai mươi dặm, đầu đuôi tiến thoái không biết được nhau.
Hạ Nhược Bật dẫn khinh kỵ lên núi, từ xa trông thấy chư quân, nhân đó ruổi xuống, cùng bảy vị Tổng quản dưới quyền là bọn Viên Minh, Dương Nha chỉ huy tổng cộng tám nghìn giáp sĩ, bày trận mà đợi. Trần chủ thông gian với vợ Ma Ha nên Ma Ha từ đầu chẳng có chiến ý; duy có Lỗ Quảng Đạt đem quân tận lực giao tranh, với Bật ngang thế. Quân Tùy lui chạy kể đến bốn lần, bộ hạ Bật chết hai trăm bảy mươi ba người, Bật đốt lửa tạo khói để tự ẩn tránh, khốn quẫn rồi lại chấn chỉnh. Quân Trần chém được thủ cấp, đều chạy về dâng Trần chủ xin lĩnh thưởng, Bật biết bọn họ kiêu căng trễ nãi, chuyển quân gấp đánh Khổng Phạm; quân Phạm vừa giao chiến đã chạy, các cánh quân Trần trông thấy, bộ kỵ rối loạn, không thể ngăn cản, chết đến năm nghìn. Viên Minh bắt Tiêu Ma Ha, giải đến cho Bật, Bật mệnh kéo ra chém, Ma Ha thần sắc không đổi, Bật bèn cởi trói lấy lễ mà đãi.
Nhâm Trung ruổi vào Đài thành, gặp Trần chủ kể tình trạng thua bại, nói:
- Quan gia nên cố giữ gìn, thần hết cách ra sức rồi!
Trần chủ cấp cho hai rương vàng, sai chiêu mộ người ra đánh. Trung nói:
- Bệ hạ chỉ việc sắp sẵn thuyền bè, lên với chư quân thượng du, thần sẽ liều chết hộ vệ.
Trần chủ tin lời, sắc Trung ra ngoài bố trí, lệnh cung nhân soạn hành trang mà đợi, nhưng sau lấy làm lạ vì Trung mãi không tới. Bấy giờ Hàn Cầm Hổ từ Tân Lâm tiến quân, Trung đã dẫn mấy quân kỵ đón sẵn để xin hàng ở gò Thạch Tử. Lĩnh quân Thái Chinh giữ cầu Chu Tước, nghe tin Cầm Hổ sắp đến, bộ chúng sợ hãi tan vỡ. Trung dẫn đường cho Cầm Hổ vào thẳng cửa Chu Tước, người Trần muốn đánh, Trung xua tay bảo:
- Lão phu còn hàng, chư quân kháng cự gì nữa!
Quân binh chạy cả. Bấy giờ văn võ bách ti trong thành đều trốn đi hết, riêng Thượng thư Bộc xạ Viên Hiến đứng giữa điện, bọn Thượng thư lệnh Giang Tổng vài người ở trong Thượng thư tỉnh. Trần chủ bảo Viên Hiến:
- Ta trước đãi khanh chẳng hơn người khác, hôm nay hễ nhớ lại càng hổ thẹn. Chẳng phải riêng trẫm vô đức, giới sĩ đại phu Giang Đông cũng đều mất hết khí tiết rồi.
Trần chủ nôn nóng kinh hoảng, chuẩn bị trốn náu, Hiến nghiêm mặt nói:
- Bắc quân tiến vào, tất không xâm phạm. Đại sự thế này, Bệ hạ còn muốn đi đâu! Thần xin Bệ hạ chỉnh y quan, ngự lên chính điện, như Lương Vũ đế gặp Hầu Cảnh ngày trước.
Trần chủ không nghe, xuống giường đi vội, nói:
- Dưới mũi đao sắc, chẳng thể đương cự, ta tự có kế.
Rồi theo hơn mười cung nhân chạy ra hậu đường điện Cảnh Dương, muốn tự nhảy xuống giếng, Hiến hết lòng can không nghe; Hậu cáp xá nhân Hạ Hầu Công Vận lấy thân bịt giếng, Trần chủ cùng y giằng co, hồi lâu mới chui được xuống. Lát sau quân binh xét giếng, hô gọi, không thấy ai đáp, định ném đá xuống, mới nghe tiếng kêu; thả dây để kéo, kinh lạ vì nặng, đến lúc kéo lên được rồi mới thấy là Trần chủ với Trương Quý phi, Đổng Quý tần buộc chung dây mà lên. Thẩm Hoàng hậu cư xử như thường. Thái tử Thâm mười lăm tuổi, đóng cửa mà ngồi, Xá nhân Khổng Bá Ngư phục thị bên cạnh, quân sĩ gõ cửa mà vào, Thâm ngồi yên, hỏi thăm rằng:
- Trên đường chinh chiến, không mệt nhọc chứ?
Quân sĩ đều tỏ ý kính trọng. Khi ấy vương hầu tôn thất triều Trần ở Kiến Khang hơn trăm người, Trần chủ e họ gây biến, triệu cả vào cung, lệnh giữ triều đình, sai Dự Chương vương Thúc Anh tổng lĩnh đốc xét, lại ngầm đề phòng. Đến khi Đài thành thất thủ, họ bèn dẫn nhau ra hàng.
Hạ Nhược Bật thừa thắng tới vườn Nhạc Du, Lỗ Quảng Đạt vẫn dốc tàn binh khổ chiến không thôi, chém bắt mấy trăm người, lúc trời chiều, bèn cởi giáp, hướng về Đài thành bái hai lần mà gào khóc, nói với thuộc hạ:
- Thân ta không thể cứu quốc, đáng tội nặng lắm!
Tướng sĩ thảy đều sa lệ thở than, rồi bị bắt. Lính gác các cửa chạy cả, Bật giữa đêm đốt cửa Bắc Dịch tiến vào, biết Hàn Cầm Hổ đã bắt Trần Thúc Bảo, gọi đến xem, Thúc Bảo kinh sợ, run chân đổ mồ hôi, hướng Bật bái lạy hai lần. Bật bảo Thúc Bảo:
- Vua nước nhỏ gặp quan nước lớn, bái là đúng lễ vậy. Vào triều chẳng lỡ tước Quy Mệnh hầu, không cần hoảng sợ.
Rồi thẹn vì công kém Hàn Cầm Hổ, cùng Cầm Hổ chửi mắng nhau, tuốt đao đi ra; định sai Thái Trưng thay Thúc Bảo viết thư hàng, mệnh Thúc Bảo ngồi xe la kéo đi theo mình, việc không xong. Bật để Thúc Bảo ở điện Đức Giáo, phái binh canh giữ.
Cao Quýnh vào Kiến Khang trước, con Quýnh là Đức Hoằng làm Ký thất cho Tấn vương Quảng, Quảng sai Đức Hoằng ruổi tới chỗ Quýnh, lệnh giữ lại Trương Lệ Hoa, Quýnh nói:
- Xưa Thái Công bịt mặt chém Đát Kỷ, nay há nên lưu Lệ Hoa!
Rồi chém Lệ Hoa ở Thanh Khê. Đức Hoằng về báo, Quảng biến sắc bảo:
- Người xưa có câu: Vô đức bất báo, ta tất có điều báo đáp Cao công!
Từ đấy hận Quýnh.

(PHẠM THÀNH LONG dịch)

Page mốc meo quá, xin đăng lại ít trích đoạn hầu các cụ. Nhân tiện xin trả nhời một số cụ hỏi về tập 11, ấy là tạm thời ...
10/07/2024

Page mốc meo quá, xin đăng lại ít trích đoạn hầu các cụ. Nhân tiện xin trả nhời một số cụ hỏi về tập 11, ấy là tạm thời chưa có lịch hay dự kiến gì cả, khi nào có xin được báo ngay.

* * *

TƯ TRỊ THÔNG GIÁM - LƯƠNG KỶ - TRẦN KHÁNH CHI

Tháng năm, ngày Đinh Tỵ, nước Ngụy phái Đông Nam đạo Đại đô đốc Dương Dục trấn thủ Huỳnh Dương, Thượng thư bộc xạ Nhĩ Chu Thế Long trấn thủ Hổ Lao, Thị trung Nhĩ Chu Thế Thừa trấn thủ Ngạc Phản. Ngày Ất Sửu, hạ lệnh giới nghiêm trong ngoài.
Ngày Mậu Thìn, Bắc Hải vương Hạo hạ Lương Quốc. Hạo lấy Trần Khánh Chi làm Vệ tướng quân, Thứ sử Từ châu, dẫn quân tây tiến. Dương Dục nắm bảy vạn quân, giữ Huỳnh Dương, Trần Khánh Chi đánh thành, chưa hạ nổi. Hạo phái người thuyết hàng Dục, Dục không nghe.
Nguyên Thiên Mục và Phiêu kỵ tướng quân Nhĩ Chu Thổ Một Nhi đem đại quân nối nhau kéo đến. Quân Lương đều kinh hãi, Khánh Chi tháo yên cương cho ngựa ăn, hiểu dụ tướng sĩ rằng:
- Quân ta từ lúc đến đây tới nay, đồ thành đoạt đất thật ra không ít; các ngài giết cha anh, cướp con cái người ta, cũng không đếm xuể. Quân Thiên Mục, đều là cừu địch vậy. Bọn ta vừa vặn bảy nghìn, giặc đông hơn ba mươi vạn, việc ngày hôm nay, chỉ còn liều chết mới được sống thôi! Giặc nhiều quân kỵ, không thể dã chiến, nên nhân chúng chưa đến hết, gấp đánh thành lấy chỗ dựa. Chư quân chớ hồ nghi, kẻo tự chuốc chặt mổ.
Đoạn nổi trống, sai quân lên thành, tướng sĩ tức thì dẫn nhau như kiến xông vào, ngày Quý Dậu, hạ Huỳnh Dương, bắt Dương Dục.
Chư tướng hơn ba trăm người phủ phục trước trướng Hạo xin rằng:
- Bệ hạ vượt Trường Giang đã ba nghìn dặm, chưa từng tốn một mũi tên, hôm qua dưới thành Huỳnh Dương, một sớm thương vong mất ngoài năm trăm. Xin mượn Dương Dục để thỏa lòng quân!
Hạo đáp:
- Ta ở Giang Đông, nghe Lương chủ nói tới thuở ban sơ khởi binh về kinh, Viên Ngang giữ Ngô quận chẳng hàng, thường khen y trung nghĩa. Dương Dục là trung thần, cớ gì lại giết y! Ngoài ra tùy các khanh lựa chọn.
Vì thế chém bộ hạ của Dục ba mươi bảy người, toàn bộ bị moi tim ra mà ăn. Chẳng bao lâu sau bọn Thiên Mục dẫn quân vây thành, Khánh Chi suất lĩnh ba nghìn quân kỵ dựa thành gắng sức giao chiến, đại phá Ngụy binh. Thiên Mục và Thổ Một Nhi đều chạy. Khánh Chi tiến đánh Hổ Lao, Nhĩ Chu Thế Long bỏ thành chạy, Khánh Chi bắt được Đông trung lang tướng Tân Toản nước Ngụy.
Ngụy chủ định rời kinh tránh Hạo, còn chưa biết đi đâu. Có người khuyên tới Trường An, Trung thư xá nhân Cao Đạo Mục nói:
- Quan Trung hoang tàn, sao còn nên đến! Hạo quân không nhiều, thừa hư thâm nhập, bởi vì tướng soái không chọn đúng người mới nên nỗi ấy. Bệ hạ nếu đích thân suất lĩnh túc vệ, treo cao trọng thưởng, dựa thành quyết chiến, bọn thần dốc sức liều chết, tất phá cô quân của Hạo thôi. Hoặc e thắng phụ khó lường, thì chẳng gì bằng xa giá vượt Hoàng Hà, triệu Đại tướng quân Thiên Mục, Đại thừa tướng Vinh sai ai nấy dẫn binh đến hội, ỷ giốc tiến quân đánh dẹp, trong vòng mười ngày, nhất định thành công. Đấy là kế vạn toàn vậy.
Ngụy chủ nghe theo. Ngày Giáp Tuất, Ngụy chủ bắc tiến, đêm đó đến phía bắc quận Hà Nội, sai Cao Đạo Mục dưới ánh đuốc soạn mấy chục chiếu thư bố cáo xa gần. Lúc ấy bốn phương mới rõ hành tung Ngụy chủ. Ngày Ất Hợi, Ngụy chủ vào thành Hà Nội.
Lâm Hoài vương Úc và An Phong vương Diên Minh suất lĩnh bách quan, niêm phong phủ khố, sửa soạn pháp giá nghênh đón Hạo. Ngày Bính Tý, Hạo tiến vào cung điện Lạc Dương, đổi niên hiệu thành Kiến Vũ, hạ lệnh đại xá. Lấy Trần Khánh Chi làm Thị trung, Xa kỵ Đại tướng quân, tăng thực ấp lên thành vạn hộ. Dương Xuân đang ở Lạc Dương, em là Thuận làm Thứ sử Ký châu, con anh là Khản làm Bắc trung lang tướng, theo Ngụy chủ ở Hà Bắc. Trong lòng Hạo kiềng kỵ Xuân, nhưng vì Xuân gia thế hiển hách, e mất lòng người trông ngóng, nên chưa dám giết. Có kẻ khuyên Xuân bỏ trốn, Xuân đáp:
- Nhà ta nội ngoại trăm miệng, trốn náu đi đâu! Chỉ nên ngồi đợi thiên mệnh mà thôi.
Hậu quân Đô đốc Hầu Huyên của Hạo trấn thủ Tuy Dương làm hậu viện, Hành đài Thôi Hiếu Phân và Đại đô đốc Điêu Tuyên nước Ngụy ruổi tới bao vây, ngày đêm đánh gấp. Ngày Mậu Dần, Huyên phá vây chạy, bị bắt đem chém.
Bọn Thượng Đảng vương Thiên Mục đem quân bốn vạn đánh hạ Đại Lương, phân phái Phí Mục đem hai vạn quân tấn công Hổ Lao, Hạo sai Trần Khánh Chi đánh Mục. Thiên Mục sợ Hạo, định sang bờ bắc Hoàng Hà, bảo Hành đài Lang trung Ôn Tử Thăng người Tế Âm:
- Khanh muốn về Lạc Dương, hay theo ta vượt sông lên bắc?
Tử Thăng đáp:
- Chúa thượng vì Hổ Lao thất thủ, mới chật vật đến thế. Nguyên Hạo vừa về, lòng người chưa định, nay qua đánh y, không thể không thắng. Đại vương bình ổn kinh đô, phụng nghênh xa giá, ấy là việc Hoàn, Văn vậy. Bỏ đấy vượt sông, ta trộm tiếc thay cho đại vương.
Thiên Mục khen hay mà chẳng thể dùng, bèn dẫn quân vượt Hoàng Hà. Phí Mục tấn công Hổ Lao, sắp hạ được thành, nghe tin Thiên Mục vượt Hoàng Hà sang bờ bắc, tự biết không còn hậu viện, liền hàng Khánh Chi. Khánh Chi tiến đánh Đại Lương, Lương Quốc, đều hạ được. Khánh Chi đem mấy nghìn quân, từ khi xuất phát ở Trất huyện cho tới Lạc Dương, tổng cộng chiếm ba mươi hai thành, đánh bốn mươi bảy trận, đến đâu thắng đó.

(PHẠM THÀNH LONG dịch)
Tranh: Internet

Address

Hanoi

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Cổ Thư Lâu posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Cổ Thư Lâu:

Videos

Share

Category


Other Publishers in Hanoi

Show All