Thời Sự Nóng 24h

Thời Sự Nóng 24h CẬP NHẬT TIN TỨC MỚI NHẤT VÀ NHANH NHẤT

TRIỀU TIÊN PHÓNG TÊN LỬA, NHẬT SƠ TÁN DÂNTriều Tiên phóng một tên lửa đạn đạo qua lãnh thổ Nhật Bản, buộc giới chức nước...
05/10/2022

TRIỀU TIÊN PHÓNG TÊN LỬA, NHẬT SƠ TÁN DÂN
Triều Tiên phóng một tên lửa đạn đạo qua lãnh thổ Nhật Bản, buộc giới chức nước này phát lệnh sơ tán đến cư dân.
"Triều Tiên đã phóng tên lửa. Xin hãy sơ tán đến các công trình kiên cố hoặc hầm ngầm", chính phủ Nhật Bản cho biết trong cảnh báo gửi đến người dân lúc 7h29 hôm nay (5h29 giờ Hà Nội). Đài truyền hình quốc gia Nhật Bản NHK thêm rằng cảnh báo được áp dụng tại hai tỉnh miền bắc gồm Hokkaido và Aomori.
Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản sau đó thông báo "một vật thể nghi là tên lửa đạn đạo Triều Tiên đã bay qua lãnh thổ đất nước", trong khi cảnh sát biển Nhật Bản nói rằng tên lửa đã rơi xuống biển và cảnh báo các phương tiện không tiếp cận mảnh vỡ.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã lên án động thái của Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo qua Nhật Bản trong vòng 5 năm qua, cũng là lần thứ 7 tên lửa Triều Tiên bay qua lãnh thổ Nhật kể từ năm 1998.
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc xác nhận Triều Tiên đã phóng một quả đạn về hướng đông, nhưng chưa công bố chủng loại và thông số. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol nói rằng tên lửa Triều Tiên bay xa hơn 4.000 km, tương đương tên lửa đạn đạo tầm xa, cảnh báo sẽ "phản ứng quyết liệt" với hành động của Bình Nhưỡng.
Giới chức Triều Tiên chưa bình luận về thông tin.
Triều Tiên đã 5 lần thử tên lửa trong vòng 10 ngày qua, trong bối cảnh Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cuối tuần trước diễn tập hải quân ba bên với nhiều nội dung, trong đó có săn tìm tàu ngầm. Loạt động thái của Bình Nhưỡng khiến chính phủ các nước trong khu vực, Washington cùng giới quan sát lo ngại Triều Tiên đang tạo đà cho một cuộc thử hạt nhân.
Cộng đồng tình báo Hàn Quốc nhận định vụ thử hạt nhân lần thứ 7 của Triều Tiên có thể diễn ra trong giai đoạn từ ngày 16/10 đến ngày 7/11, cận kề bầu cử giữa kỳ tại Mỹ. Quá trình chuẩn bị ở bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên đã hoàn tất.
Triều Tiên đã thử nghiệm vũ khí hạt nhân 6 lần kể từ năm 2006, gần nhất hồi tháng 9/2017.
Theo Reuters

MỸ, PHILIPPINES TẬP TRẬN CHUNG ỨNG PHÓ KHỦNG HOẢNGHơn 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ và Philippines hôm nay tập trận chung đ...
05/10/2022

MỸ, PHILIPPINES TẬP TRẬN CHUNG ỨNG PHÓ KHỦNG HOẢNG
Hơn 2.500 lính thủy đánh bộ Mỹ và Philippines hôm nay tập trận chung để sẵn sàng ứng phó các cuộc khủng hoảng bất ngờ ở khu vực.
Cuộc tập trận Kamandag có sự tham gia của 1.900 lính thủy đánh bộ Mỹ và 600 binh sĩ Philippines, thực hiện nhiều nội dung, trong đó có mô phỏng tấn công đổ bộ và tác chiến đặc biệt, giới chức quân đội hai nước hôm nay cho biết.
Tập trận Kamandag năm nay diễn ra ngày 3-14/10 tại khu vực hướng ra Biển Đông ở đảo Palawan, miền tây Philippines và dọc theo eo biển Luzon ở phía bắc nước này, gần đảo Đài Loan.
Các bệ phóng pháo phản lực HIMARS và chiến đấu cơ Mỹ sẽ tham gia nội dung bắn đạn thật trong tập trận. Hàn Quốc và Nhật Bản lần đầu tiên cử binh sĩ tham gia Kamandag, nhưng chỉ với tư cách quan sát viên.
Theo giới chức quân đội Mỹ, Kamandag diễn ra đồng thời với các cuộc tập trận giữa lính thủy đánh bộ Mỹ và lực lượng phòng vệ Nhật Bản ở đảo Hokkaido, với tổng quân số 3.000 người.
"Các cuộc tập trận cho phép chúng tôi tăng cường hơn nữa khả năng tương tác và sẵn sàng ứng phó nhanh với khủng hoảng trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương", thiếu tướng Jay Bargeron, chỉ huy sư đoàn thủy quân lục chiến Mỹ số 3 đóng quân tại Nhật Bản, nói.
Căng thẳng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương gần đây gia tăng, đặc biệt liên quan đến vấn đề Đài Loan. Tổng thống Joe Biden tháng trước tuyên bố lực lượng Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu hòn đảo bị tấn công, khiến Trung Quốc phản đối. Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần.
Trung Quốc cũng đơn phương vẽ ra "đường chín đoạn", đòi yêu sách với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông. Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016 ra phán quyết, khẳng định yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông không có cơ sở pháp lý theo luật pháp quốc tế.
Trung Quốc nhiều lần nói rằng nước này không tuân thủ phán quyết của PCA, bất chấp phản ứng của dư luận quốc tế. Hồi tháng 7, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken tiếp tục kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của PCA.
Theo AP

NGA TRẢ VỀ HÀNG NGHÌN NGƯỜI KHÔNG ĐỦ TIÊU CHUẨN TÒNG QUÂNHàng nghìn người tại tỉnh Khabarovsk, miền đông Nga, được đánh ...
05/10/2022

NGA TRẢ VỀ HÀNG NGHÌN NGƯỜI KHÔNG ĐỦ TIÊU CHUẨN TÒNG QUÂN
Hàng nghìn người tại tỉnh Khabarovsk, miền đông Nga, được đánh giá không đủ tiêu chuẩn nhập ngũ và bị trả về địa phương.
Mikhail Degtyarev, tỉnh trưởng tỉnh Khabarovsk ở miền đông Nga, cho biết hàng nghìn nam giới đã được triệu tập và trình diện ở các cơ sở tòng quân trong 10 ngày qua, nhưng nhiều người trong số này không đủ tiêu chuẩn nhập ngũ. "Khoảng một nửa bị trả về địa phương do không đáp ứng được các tiêu chí xét duyệt đầu vào", ông nói
Quan chức phụ trách quân sự của tỉnh Khabarovsk cũng bị cách chức, nhưng tỉnh trưởng Degtyarev khẳng định điều này không ảnh hưởng tới hoạt động tuyển quân.
Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin.
Tổng thống Nga Putin hôm 21/9 tuyên bố lệnh động viên, huy động thêm 300.000 quân dự bị tới chiến trường Ukraine, chủ yếu là người từng phục vụ trong quân ngũ.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, những người được miễn trừ lệnh động viên gồm sinh viên, nhân sự công nghệ, ngân hàng, nhà báo, nhân viên ngành công nghiệp quốc phòng, người không đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe, có ít nhất 4 con hoặc phải chăm sóc người thân tàn tật.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 26/9 thừa nhận đã xảy ra một số sai lầm trong quá trình thực hiện. Tổng thống Putin hôm 29/9 liệt kê những sai lầm trong quá trình tuyển quân như gửi giấy gọi nhập ngũ cho các bác sĩ, chuyên gia có trình độ cao ở nhiều ngành nghề trong khi những người không có giấy gọi nhưng muốn tình nguyện tòng quân bị từ chối. Ông yêu cầu cấp dưới nhanh chóng sữa chữa vấn đề.
Theo Reuters

UKRAINE NÓI NGA DÙNG UAV TỰ SÁT TẬP KÍCH QUÊ NHÀ ÔNG ZELENSKYGiới chức Ukraine cho biết Nga tập kích thành phố Kryvyi Ri...
05/10/2022

UKRAINE NÓI NGA DÙNG UAV TỰ SÁT TẬP KÍCH QUÊ NHÀ ÔNG ZELENSKY
Giới chức Ukraine cho biết Nga tập kích thành phố Kryvyi Rih, quê nhà Tổng thống Zelensky, bằng UAV tự sát.
"Một trong những khu phố tại trung tâm thành phố bị máy bay không người lái (UAV) tự sát tập kích. Nỗ lực giải quyết hậu quả của vụ tập kích đang diễn ra", lãnh đạo cơ quan quân sự thành phố Kryvyi Rih Oleksandr Vilkul ngày 2/10 thông báo.
Kryvyi Rih, thuộc tỉnh Dnipropetrovsk, là quê nhà Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Lãnh đạo quân sự tỉnh Dnipropetrovsk Valentyn Reznichenko sau đó cho biết UAV tự sát của Nga tấn công một trường trung học ở trung tâm thành phố Kryvyi Rih. "Hai tòa nhà bị phá hủy. Một đám cháy bùng lên, song lực lượng cứu hỏa đã dập tắt. Không có thương vong", ông Reznichenko nói.
Lực lượng phòng không địa phương thông báo bắn hạ 5 UAV, có nguồn gốc từ Iran, trong đêm, trong khi hai chiếc khác vượt qua hệ thống phòng không và tập kích mục tiêu. Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine sau đó thông báo quân đội nước này hạ 8 UAV do Iran sản xuất trong ngày 2/10.
Nga chưa bình luận về thông tin của phía Ukraine.
Quân đội Nga gần đây được cho tăng cường sử dụng UAV do Iran sản xuất để tập kích các mục tiêu Ukraine. Tuy nhiên, Moskva và Tehran nhiều lần phủ nhận thông tin Iran cung cấp UAV cho Nga. UAV đóng vai trò quan trọng trong chiến sự tại Ukraine, từ thực hiện nhiệm vụ tập kích mục tiêu đối phương đến trinh sát, chỉ điểm cho pháo binh.
Nga có thể sở hữu 1.500-2.000 UAV trinh sát, song sở hữu tương đối ít UAV vũ trang có thể thực hiện các đợt tiến công chính xác vào mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ đối phương. Trong khi đó, Ukraine sử dụng UAV do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất để phá hủy thiết giáp, xe tải và pháo của Nga từ khi chiến sự bắt đầu.
Một chỉ huy pháo binh Ukraine ngày 18/9 cho rằng Nga dùng UAV Shahed-136 do Iran sản xuất để tấn công một khẩu lựu pháo M777 do Mỹ cung cấp và một pháo tự hành khác. Một số vụ tập kích bằng UAV đã khiến nhiều pháo và xe bọc thép của Ukraine bị phá hủy, làm 4 binh sĩ thiệt mạng và 16 người bị thương.
Bộ Tư lệnh Tác chiến miền Nam của Ukraine ngày 26/9 thừa nhận UAV của Nga đánh trúng mục tiêu quân sự tại thành phố cảng Odessa, khiến kho đạn bị kích nổ. Trước đó một ngày, quân đội Ukraine vớt được một UAV vũ trang tầm xa, nghi là mẫu Mohajer-6 do Iran sản xuất, ở vùng biển ngoài khơi Odessa.
Theo Guardian

NGHI MÁY BAY IRAN CÓ BOM, ẤN ĐỘ ĐIỀU TIÊM KÍCH HỘ TỐNGKhông quân Ấn Độ triển khai khẩn cấp tiêm kích hộ tống sau khi nhậ...
05/10/2022

NGHI MÁY BAY IRAN CÓ BOM, ẤN ĐỘ ĐIỀU TIÊM KÍCH HỘ TỐNG
Không quân Ấn Độ triển khai khẩn cấp tiêm kích hộ tống sau khi nhận tin có bom trên máy bay chở khách mang mã hiệu Iran.
Không quân Ấn Độ hôm nay thông báo biên đội chiến đấu cơ được lệnh xuất kích để ứng phó tình huống nghi có bom trên máy bay chở khách của một hãng hàng không Iran đang bay qua không phận nước này.
Các tiêm kích Ấn Độ hộ tống chiếc máy bay chở khách ở khoảng cách an toàn và đề nghị phi công hạ cánh xuống sân bay ở tây bắc đất nước. "Tuy nhiên, phi công máy bay chở khách tỏ ý không muốn chuyển hướng", thông cáo của không quân Ấn Độ có đoạn.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ sau đó nhận được thông báo từ Tehran, khuyến cáo bỏ qua nghi vấn có bom và cho phép máy bay tiếp tục hành trình. Phát ngôn viên không quân Ấn Độ từ chối tiết lộ số hiệu chuyến bay nghi có bom.
Dữ liệu từ trang theo dõi hàng không dân dụng FlightRadar24 cho thấy chuyến bay số hiệu W581 của hãng hàng không Mahan Air, khởi hành từ Tehran và đang trên đường đến thành phố Quảng Châu của Trung Quốc, bay nhiều vòng trên bầu trời phía bắc Ấn Độ trước khi tiến vào không phận Myanmar để tiếp tục hành trình.
Giới chức hàng không Iran chưa bình luận về thông tin.
Theo Reuters

TRUNG QUỐC CHẬT VẬT TUYỂN PHI CÔNG CHO BA TÀU SÂN BAYGiới chuyên gia Trung Quốc nhận định hải quân nước này đang chật vậ...
04/10/2022

TRUNG QUỐC CHẬT VẬT TUYỂN PHI CÔNG CHO BA TÀU SÂN BAY
Giới chuyên gia Trung Quốc nhận định hải quân nước này đang chật vật tìm phi công cho ba tàu sân bay, trong đó có một chiếc mới hạ thủy.
Hải quân Trung Quốc trong một thập kỷ qua đẩy nhanh chương trình đào tạo phi công tiêm kích tàu sân bay sau khi biên chế tàu sân bay Liêu Ninh. Tuy nhiên, tiến độ đào tạo bị cản trở do hải quân Trung Quốc không sở hữu máy bay huấn luyện chuyên cho hoạt động trên tàu sân bay, theo bài viết trên tạp chí quân sự Trung Quốc Khoa học Công nghệ Công nghiệp Viễn Đông.
Chuyên gia hải quân Lý Kiệt tại Bắc Kinh đánh giá hải quân Trung Quốc cần ít nhất 200 phi công tiêm kích đủ điều kiện vận hành 130 máy bay trên tàu sân bay Phúc Kiến, đã được hạ thủy và bước vào thử nghiệm sơ bộ.
Tàu sân bay Phúc Kiến được trang bị máy phóng điện từ tương tự chiến hạm USS Gerald R Ford của Mỹ, trong khi hai tàu Liêu Ninh và Sơn Đông được trang bị cầu nhảy ở mũi tàu.
Thiết kế và thiết bị mới trên chiến hạm Phúc Kiến khiến hải quân Trung Quốc phải làm chủ hệ thống hỗ trợ cất hạ cánh mới trên tàu sân bay. "Công nghệ này đầy thách thức vì thiết kế máy bay và đào tạo phi công là một trong những điều khó và phức tạp nhất thế giới", ông Lý nói.
Phi công hải quân Trung Quốc sử dụng máy bay huấn luyện JL-9G do nước này sản xuất, có hai chỗ ngồi và một động cơ. Tuy nhiên, mẫu máy bay huấn luyện này không dùng để mô phỏng hạ cánh khẩn cấp trên sàn đáp tàu sân bay do quá nhẹ và quá chậm, khiến JL-9G chỉ được dùng trong huấn luyện mô phỏng trên đất liền.
"Trong vài thập kỷ qua, Mỹ dùng máy bay huấn luyện đủ tiêu chuẩn trên tàu sân bay T-45 Goshawk để đào tạo phi công", bài viết trên tờ Khoa học Công nghệ Công nghiệp Viễn Đông có đoạn. "Mỹ đã phát triển biến thể tiên tiến T-7A Red Hawk với động cơ General Electric F404 mạnh hơn giúp huấn luyện phi công tiêm kích trên tàu hiệu quả hơn".
Trung Quốc hiện chỉ sở hữu một mẫu tiêm kích hạm duy nhất là J-15 với hai động cơ, được mệnh danh là tiêm kích hạm nặng nhất thế giới. J-15 có trọng lượng 17,5 tấn khi không mang vũ khí và có thể đạt tốc độ hơn 2.900 km/h, trong khi máy bay huấn luyện JL-9G nặng 7,8 tấn và tốc độ tối đa 1.100 km/h.
"Trung Quốc không sở hữu máy bay huấn luyện như T-45, do đó quá trình đào tạo trên tàu sân bay của các học viên dựa vào J-15. Điều này đặt ra thách thức trong việc cải thiện kỹ năng bay do không có huấn luyện viên ngồi sau", tạp chí Trung Quốc nhận định.
Trung Quốc phát triển biến thể hai chỗ của J-15 với định danh J-15S, song nền tảng này sau đó được phát triển thành tiêm kích tác chiến điện tử J-15D. "J-15S không được biến thành máy bay huấn luyện là một vấn đề khó hiểu", chuyên gia quân sự Antony Wong Tong ở Macau nói, đồng thời nhận định lý do có thể là chi phí cao.
Hải quân Trung Quốc từ năm 2017 tự đào tạo phi công cho quân chủng thay vì chọn ứng viên đủ tiêu chuẩn từ không quân, cách tiếp cận giống phương pháp của quân đội Mỹ. Dai Mingmeng, người lái nguyên mẫu J-15 trong chuyến bay đầu tiên từ tàu sân bay Liêu Ninh tháng 11/2012, là một trong 5 phi công Trung Quốc đầu tiên đạt chứng chỉ hoạt động trên tàu sân bay.
"Vẫn còn chặng đường dài để phi công tiêm kích hạm trên tàu sân bay Trung Quốc có thể bắt kịp đồng nghiệp Mỹ", Dai Mingmeng nói. "Các phi công Trung Quốc trên tàu Phúc Kiến có thể cần thêm một thập kỷ nữa để đạt yêu cầu cơ bản về khả năng sẵn sàng chiến đấu. Vẫn còn khoảng cách lớn giữa Trung Quốc với Mỹ, quốc gia có kinh nghiệm vận hành tàu sân bay hàng thập kỷ".
Theo SCMP

ĐÀI LOAN BIÊN CHẾ TÀU ĐỔ BỘ MỚILực lượng phòng vệ Đài Loan biên chế tàu đổ bộ với lượng giãn nước hơn 10.000 tấn do hòn ...
04/10/2022

ĐÀI LOAN BIÊN CHẾ TÀU ĐỔ BỘ MỚI
Lực lượng phòng vệ Đài Loan biên chế tàu đổ bộ với lượng giãn nước hơn 10.000 tấn do hòn đảo tự đóng nhằm nâng cao năng lực phòng thủ.
Tàu đổ bộ Ngọc Sơn, đặt tên theo ngọn núi cao nhất trên đảo Đài Loan, được lực lượng phòng vệ trên biển của hòn đảo biên chế ngày 30/9. Đây là sản phẩm mới nhất trong chương trình hiện đại hóa lực lượng phòng vệ của lãnh đạo Thái Anh Văn, trong bối cảnh căng thẳng tại eo biển Đài Loan leo thang khi Trung Quốc đại lục tăng cường gây áp lực lên hòn đảo.
Phát biểu tại lễ biên chế, bà Thái cho rằng đảo Đài Loan cần tăng cường năng lực phòng thủ "để có được hòa bình thực sự". Bà Thái khẳng định Đài Loan liên tục thực hiện chủ trương cung cấp trang bị tốt nhất cho lực lượng phòng vệ của hòn đảo.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần. Quân đội Trung Quốc gần đây tổ chức loạt cuộc diễn tập quanh đảo Đài Loan sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi thăm hòn đảo hồi đầu tháng 8.
Chiến hạm Ngọc Sơn có lượng giãn nước 10.600 tấn, thuộc lớp Đề án Hồng vận do tập đoàn CSBC của Đài Loan chế tạo, được giới thiệu vào tháng 4/2021. Tàu được trang bị một pháo hải quân 76 mm, hai tổ hợp phòng thủ tầm cực gần Phalanx, hai tổ hợp tên lửa phòng không Thiên Kiếm, hai pháo tự động 30 mm.
Lực lượng phòng vệ trên không của Đài Loan đang được hiện đại hóa với các khí tài hiện đại như tiêm kích F-16V. Trọng tâm tiếp theo của lãnh đạo Thái Anh Văn là hiện đại hóa lực lượng phòng vệ trên biển với các chương trình chế tạo tàu ngầm và hộ vệ hạm tàng hình hai thân tốc độ cao, trong đó gồm chiến hạm Đà Giang và Tháp Giang được hạ thủy năm 2020.
Truyền thông Đài Loan ca ngợi các chiến hạm hai thân này là "sát thủ tàu sân bay" khi được trang bị 16 tên lửa diệt hạm cận âm Hùng Phong III và tên lửa siêu thanh Hùng Phong III. Để tự vệ, các chiến hạm này có thể mang tên lửa phòng không Thiên Kiếm II, một pháo hải quân 76 mm, một tổ hợp phòng thủ cực gần Phalanx và hai cụm ống phóng ngư lôi Mk. 32.
Theo Reuters

Các "tân binh" Nga được buff phép trước khi ra mặt trận.Nói là tân binh nhưng đều là những người từng phục vụ trong quân...
04/10/2022

Các "tân binh" Nga được buff phép trước khi ra mặt trận.
Nói là tân binh nhưng đều là những người từng phục vụ trong quân ngũ và có kinh nghiệm, nên nhiều trường hợp không cần qua đào tạo mà ra thẳng chiến trường luôn.

BIỂU TÌNH Ở CỘNG HÒA SÉC...Hàng chục nghìn người đã biểu tình tại thủ đô Praha, Cộng hòa (CH) Séc, ngày 28/9, yêu cầu ch...
04/10/2022

BIỂU TÌNH Ở CỘNG HÒA SÉC...
Hàng chục nghìn người đã biểu tình tại thủ đô Praha, Cộng hòa (CH) Séc, ngày 28/9, yêu cầu chính phủ của Thủ tướng Petr Fiala từ chức trong bối cảnh chi phí năng lượng tăng cao, đồng thời kêu gọi xem xét lại mối quan hệ với EU và NATO.
Cuộc biểu tình diễn ra vào ngày lễ quốc gia của CH Séc với nhóm tổ chức "Nước Séc trên hết" (Czech Republic First!) kêu gọi Chính phủ Séc bảo đảm các hợp đồng khí đốt với Nga, phản đối tư cách thành viên EU và NATO, đồng thời đảm bảo quốc gia ở châu Âu này "trung lập về quân sự".
Cuộc biểu tình cũng nhằm phản ứng với cuộc khủng hoảng năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng cao - mặc dù có mức trần giá năng lượng mới.
Michela Marikova, một người biểu tình, nói: “Chúng tôi ở đây vì tình hình trong hai, ba năm qua rất khó khăn. Chúng tôi muốn có mối quan hệ tốt với Nga về khí đốt", giải thích rằng mặc dù không ủng hộ cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng ủng hộ việc duy trì quan hệ thương mại với Moskva.
Một người biểu tình khác, yêu cầu giấu tên, cho biết "Chúng tôi cảm thấy EU coi thường các ưu tiên của 'các nước nhỏ như CH Séc'". Về phần mình, Pavel Nebel, 53 tuổi, nói: "Chính phủ hiện nay chỉ phục vụ Brussels, sức mạnh của Mỹ và NATO; không quan tâm đến lợi ích của công dân Séc".
Cuộc biểu tình mới này diễn ra sau một cuộc biểu tình quy lớn khác do cùng một nhóm tổ chức được tiến hành hồi đầu tháng 9 vừa qua, ước tính khoảng 70.000 người tham gia tại Quảng trường Wenceslas ở Praha.
Giá năng lượng và chi phí sinh hoạt tăng, sự bất mãn của người dân với chính phủ cũng lên cao do các chính sách không thực sự phù hợp đã thúc đẩy các cuộc biểu tình lớn nổ ra tại nhiều thành phố của châu Âu.

Ông Dmitry Medvedev, cựu Tổng thống Nga và hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, cảnh báo rằng nỗ lực xin gia nhập ...
04/10/2022

Ông Dmitry Medvedev, cựu Tổng thống Nga và hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, cảnh báo rằng nỗ lực xin gia nhập liên minh quân sự NATO của Ukraine sẽ "đẩy nhanh quá trình bắt đầu T.hế c.hiến III"
"Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky muốn nhanh chóng trở thành thành viên NATO. Ý tưởng tuyệt vời đấy. Ông ấy vừa xin NATO đẩy nhanh thời điểm bắt đầu T.hế c.hiến III" - Ông Medvedev viết trên Telegram.
Bình luận của ông Medvedev được đưa ra sau khi Tổng thống Zelensky ký đơn xin gia nhập NATO và yêu cầu liên minh nhanh chóng kết nạp Ukraine.
Đây được xem là lời đáp trả cho việc Nga tuyên bố sáp nhập 4 tỉnh Donetsk, Lugasnk, Zaporizhzhia và Kherson ở miền đông và miền nam Ukraine.

Tổng thống Chechnya Ramzan Kadyrov tuyên bố sẽ cử 3 con trai tuổi 14-16 đến tham chiến tại Ukraine và khẳng định đã đến ...
04/10/2022

Tổng thống Chechnya Ramzan Kadyrov tuyên bố sẽ cử 3 con trai tuổi 14-16 đến tham chiến tại Ukraine và khẳng định đã đến lúc các con trai "chứng tỏ bản thân trong chiến đấu".
Kèm theo đó là video các ông con đang huấn luyện với s.ú.n.g máy, s.ú.n.g phóng lựu và s.ú.n.g chống tăng

Ch/iến sự Ukrai/ne đi tới hồi kh/ốc liệt, M.ỹ đưa tàu sân bay hội quân cùng NATO, Nga hãy coi chừng!Hãng AP dẫn lời chuy...
04/10/2022

Ch/iến sự Ukrai/ne đi tới hồi kh/ốc liệt, M.ỹ đưa tàu sân bay hội quân cùng NATO, Nga hãy coi chừng!
Hãng AP dẫn lời chuyên gia Bradley Martin: “Chúng tôi cũng sẽ thể hiện với Nga rằng có những lực lượng mà họ phải đối đầu nếu vượt khỏi phạm vi Ukraine hoặc leo thang ở Ukraine theo những cách mà chúng tôi không chấp nhận được”, ông cho biết.
Siêu tàu sân bay hiện đại nhất của Hải quân Mỹ sẽ được điều động lần đầu tiên vào tuần tới và sẽ tập trận với các nước NATO khác trong bối cảnh Nga tiếp tục chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Tại Đại Tây Dương, nhóm tác chiến tàu sân bay này sẽ tham gia cùng với các tàu của Pháp, Đức và Thụy Điển trong nhiều hoạt động tập trận, trong đó có mô phỏng hoạt động chống tàu ngầm.
“Đại Tây Dương là khu vực lợi ích chiến lược. Mục tiêu hàng đầu của chúng tôi là đóng góp cho khu vực Đại Tây Dương hòa bình, ổn định và không xung đột thông qua sức mạnh hải quân kết hợp giữa các đồng minh và đối tác”, phó đô đốc Daniel Dwyer phát biểu.
Ông Dwyer chỉ huy Hạm đội 2 của Hải quân Mỹ, phụ trách các tàu chiến Mỹ điều động tại vùng biển giữa bờ đông Mỹ và biển Barents ngoài khơi Na Uy và Nga.
Mỹ đã tập trung nhiều hơn vào khu vực Bắc Đại Tây Dương trong những năm gần đây, sau khi quân đội Nga đẩy mạnh hoạt động lên mức chưa từng thấy kể từ sau Chiến tranh lạnh.

Address

Hanoi
100000

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Thời Sự Nóng 24h posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Thời Sự Nóng 24h:

Share

Nearby media companies


Other Media/News Companies in Hanoi

Show All