Nếu mình giản đơn hơn

Nếu mình giản đơn hơn Những nỗi buồn quá khứ
Không phải để cầm, soi. Hãy đặt chúng ở lại,
Chuyện hôm qua, qua rồi.
(1)

06/08/2024

MB vip 6 số mời ae đặt tên ạ

857.857
856.857
85.85.83
85.85.66
85.84.83
857.875
85.68.85
85.39.85
85.86.85
858.929
858.919
856.865
852.952
855.895
85.89.85
85.86.85
85.85.77
858.393
85.82.85
8558.81
8558.18
855.857
84.86.87
84.84.85

Giá vài trăm k đến max 2 củ

03/06/2024

🌱 Hỏi: Ngày xưa Đức Phật cũng ôm bình bát đi lang thang vậy hả anh? Vậy thì Đạo Phật có ích gì cho xã hội nhỉ?

🍃 Đáp: Không em! Ngày xưa Đức Phật và các vị Tỳ Kheo chỉ đi khất thực buổi sáng để kết duyên lành với người dân, sau khi đủ thức ăn các Ngài sẽ quay về Tịnh Xá, nơi được xây cất cẩn thận, có nhiều cây xanh để toạ Thiền, có đủ chỗ ngủ nghỉ sinh hoạt, có mặt sân đủ rộng để mọi người về đảnh lễ và nghe Phật thuyết Pháp mỗi buổi chiều. Đức Phật thường giảng dạy cho người dân về Nhân Quả Nghiệp Báo để mọi người biết ứng xử phù hợp với những điều không hay xảy đến với mình và siêng năng làm việc, giúp đời, giúp người để hướng tới một tương lai hạnh phúc hơn thay vì thờ cúng thần linh một cách mù quáng hoặc tranh giành, cướp đoạt của nhau, Người còn dạy nhiều đạo đức khác nữa để con người sống đoàn kết, yêu thương nhau, không gây chiến giữa các nước,... Đức Phật đã đóng góp rất nhiều cho xã hội thời bấy giờ nên hồi đó có rất nhiều vị Vua Quy Y làm Đệ tử Phật và thường đến xin lời dạy của Phật trong việc quyết định những chính sách quan trọng của quốc gia. Và hơn thế nữa, Phật còn dạy về Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Tứ Niệm Xứ, Thiền Định,... để mở ra con đường giải thoát hoàn toàn đau khổ cho chúng sinh!

🌱 Hỏi: ủa anh căn cứ ở đâu mà nói vậy? Em nghe người ta nói Thầy Minh Tuệ là Phật sống, là Bậc Thánh A La Hán? Thầy chỉ dạy buông bỏ, không ở Chùa, ngủ ngoài rừng hoặc nghĩa địa,... giờ ở đâu ra lắm đạo lý nhức đầu vậy anh. Em cứ tưởng Đạo Phật là đơn giản, là buông bỏ để đỡ cực thân chứ?

🍃 Đáp: Người ta đã nhận họ không phải Đạo Phật mà em, thời Đức Phật cũng có nhiều ngoại đạo tu khổ hạnh, cũng ôm bát đi khất thực xong về ở trong rừng, nghĩa địa, tối chỉ ngủ ngồi để thực hành khổ hạnh, họ cũng được nhiều người dân tin theo, nhưng họ không giảng dạy gì nhiều về đạo lý như Đức Phật cả. Những điều anh nói có căn cứ từ kinh Nikaya, là bản kinh gốc được ghi chép từ thời Đức Phật em à, trong đó mô tả khá rõ về những sự kiện đã xảy ra thời Đức Phật và những giáo lý vi diệu mà Phật đã dạy, các nhà nghiên cứu lịch sử của thế giới sau khi nghiên cứu kĩ niên đại, đối chiếu với tư liệu lịch sử cùng những chứng cứ về khảo cổ cũng đã công nhận. Em có thời gian thì đọc thêm, anh sẽ gửi link, mà anh nói trước là kinh hơi khó hiểu vì ghi theo ngôn ngữ thời cổ đại Ấn Độ. Em có thể tham khảo loạt bài giảng sau để tìm hiểu về kinh Nikaya để có cái nhìn đúng về Đạo Phật nhé.
Link kinh Nikaya: https://phatphapungdung.com/phap-bao/kinh-trung-bo-thich-minh-chau-110295.html
Link bài dịch và phân tích kinh: https://youtube.com/playlist?list=PLXSN_I3JZcxaQca9xHfaxS4bbjHib0Iiu&si=oMkC7UFp88ZOidsU
https://youtube.com/playlist?list=PLXSN_I3JZcxZ-26kLTXW3SiJg8SKm1xkU&si=chZ_xeIr2mPLdOD2

☘️☘️☘️ Cảm ơn anh, em sẽ vừa đọc vừa nghe thử xem sao, thời đại này phức tạp anh nhỉ, tiktoker, facebooker rồi youtuber cứ nói ông kia là Thánh mãi làm em tưởng thật!

Share your videos with friends, family, and the world

27/05/2024

BÀI VĂN GIẢI NHẤT QUỐC GIA MÔN VĂN

ĐỀ RA: Bàn về thơ, nhà phê bình văn học Nga Bêlinxki đã viết:
“Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”
Anh (chị ) hãy bình luận ý kiến trên.

Bài làm
Những vần thơ Anđécxen, những vần thơ ngân vang từ thung lũng Ôđenzơ, nơi có những hẻm núi sương giăng mờ ảo và những vòm hoa thạch thảo tim tím nên thơ đã gieo vào tâm hồn nhà văn Pauxtôpxki niềm xúc cảm mãnh liệt: “Anđécxen đã lượm lặt hạt thơ trên luống đất của người dân cày, ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào những túp lều, từ đó lớn lên và nảy nở những bó hoa thơ tuyệt đẹp, chúng an ủi trái tim những người cùng khổ”. Thơ ca, hai chữ kì diệu mà muôn đời vẫn chưa tìm ra một định nghĩa trọn vẹn, hoàn chỉnh. Thơ là gì? Thơ bắt nguồn từ đâu? Thơ có mãnh lực gì khiến cung đàn cảm xúc của triệu triệu con người trên trái đất này không ngừng lay động, thổ thức, xuyến xao ? Phải chăng “thơ” ở đây như trong lời bình của nhà văn học Nga V.Bêlinxki vào thế kỉ mười chín”: “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”
Từ thuở thơ ca xuất hiện mang đến hơi thở ấm áp cho hành tinh xanh xanh những đại dương và điệp trùng những cánh rừng tươi thắm của chúng ta, có thể nói chưa bao giờ tổng kết được những định nghĩa về thơ. Có người cho thơ là “lơ tơ mơ”, “thơ là sự tuôn trào bột phát những tình cảm mãnh liệt”, thậm chí “thơ là một cái gì mà người ta không định nghĩa được”. Phải chăng vì thế mà thơ thuộc về cõi huyền nhiệm, mông lung, xa vời vợi? Không, theo quan niệm của Bêlinxki, thơ là một khái niệm hết sức gần gũi: “Thơ trước hết là cuộc đời”. Trong câu nói của Bêlinxki, chữ “cuộc đời” như một vì sao được chiếc đòn bẫy “trước hết” bật vào từ thơ, làm sáng lên một ánh sáng lung linh, rạng rỡ. Thơ ca bắt nguồn từ cuộc sống.
Cuộc sống bao giừ cũng là nguồn cảm hứng mênh mông bất tận của những tâm hồn nghệ sĩ. Thơ ca cũng như văn chương và các loại hình nghệ thuật khác, nếu không bám rễ vào cuộc đời, nếu không hút nguồn nhựa sống dạt dào ngầm chảy trong lòng cuộc sống thì nó sẽ mãi mãi là một cây non èo uộc, không mang trên mình những cành cây săn chắc, những phiến lá xanh tươi phơi phới dưới ánh nắng mặt trời. Là nhà thơ, ngòi bút của anh phải chấm vào nghiên mực cuộc đời thì thơ anh mới tươi màu neo chặt trong bến tâm hồn người thưởng thức. anh sĩ Lê Quí Đôn từng nói: “Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có cảnh núi non kì lạ của thiên hạ thì không thể làm thơ được”. Có thể nói cuộc đời là mạch sữa ngọt ngào tuôn chảy không ngừng từ thế hệ này sang thế hệ khác để nuôi dưỡng thi ca. đến với Chế Lan Viên, một “triết gia thi sĩ”, ta không quên giây phút con người ấy rơi vào hố sâu tuyệt vọng của sự chán chường:
“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi giữa trời xa
Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo”
Thế mà cuộc sống mới chan hoà hơi thở nồng ấm của cách mạng đã làm tan mọi băng giá trong trái tim thi sĩ. Người sà vào lòng nhân dân, sung sướng đón nhận nguồn cảm hứng thi ca từ cuộc đời:
“Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa”
(Tiếng hát con tàu).
Cuộc sống mênh mông và kì diệu làm sao ! Cuộc sống là nơi cung cấp chất liệu cho thơ. Thơ ca bắt nguồn từ cuộc sống, cho nên thơ bao giờ cũng chứa đựng bóng hình cuộc sống, bóng hình con người. Thơ ca là nơi con người gửi gắm tâm tình, ước mơ, khát vọng, những băn khoăn, rạo rực, ưu tư. Thơ ca không thể tách rời cuộc đời. Cuộc đời ban truyền nguồn nhựa sống mãnh liệt cho thơ và thơ nở hoa làm đẹp cuộc đời, cống hiến cho con người những phút giây tuyệt vời lắng đọng nhiều nỗi suy tư. đến với thơ, người đọc trước hết sẽ bắt gặp tâm tư, nỗi lòng của người cầm bút, sau đó sẽ gặp chính tâm tư của mình bởi thơ là “tiếng nói đồng ý, đồng tình, đồng chí”. Cùng với văn chương, thơ ca trở nên những nhịp cầu vô hình dẫn dắt những tâm hồn đến với tâm hồn., những trái tim đến với trái tim để con người cùng sẻ niềm vui, nỗi buồn, ước mơ, hi vọng.
Cuộc đời vốn bao la, vô tận kia như một bức tranh với ba chiều không gian trải dài đến vô cùng. Nhà thơ cũng như những con ong cần mẫn bay lượn trong khu vườn cuộc đời ấy:
Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật
Một mật ngọt thành, đời vạn chuyến ong bay
(Chế Lan Viên)
Thơ ca “là cuộc đời”, nhưng thơ ca không phải là những trang giấy in nguyên vẹn bóng hình của cuộc đời rộng lớn. Người nghệ sĩ phải tìm đến cuộc đời để hút lấy chất mật tinh tuý nhất, ngọt ngào nhất để tạo nên những vần thơ thật sự có giá trị. Nhà thơ phải biết chắt lọc chất liệu mà cuộc đời cung cấp, từ đó mới tạo nên những vần thơ hay, làm rung động lòng người đọc. Thi ca gắn liền với cảm xúc. Nhà thơ không thể hiện cuộc đời qua những tình huống, qua những sự kiện như các nhà văn. Nhà thơ giãi bày bằng cảm xúc, bằng ngôn ngữ thi ca, bằng cả “khoảng trắng giữa các ngôn từ”. Thơ ca có giá trị không tách rời sự thoát li, tách rời khỏi cuộc sống, cũng như sự photocopi cuộc sống một cách cứng nhắc, khuôn mẫu. Đọc thơ mà chẳng tìm thấy nỗi lòng nhà thơ, đấy chẳng phải là thơ ca đích thực ! Nếu không có một thiên tài như Nguyễn Du uyên bác, ta không thể có “Truyện Kiều”. Nhưng nếu không có những lầm than cơ cực, đắng cay, tủi nhục cùng với những ước mơ cháy bỏng của nhân dân trong xã hội phong kiến, trong buổi suy vong đầy ngột ngạt, ta cũng không thể có những trang Kiều thấm đượm dòng lệ đầy chất nhân bản sâu xa.
Nếu không có một vùng quê Kinh Bắc êm ả, bình dị với những con người chăm chỉ, hiền hoà, mãi mãi ta không thể nào có được nỗi nhớ rạo rực thiết tha của thi sĩ Hoàng Cầm trong bài “Bên kia sông Đuống:
“Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về bên kia sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì
… Xanh xanh bãi mía bờ dâu
Ngô khoai biêng biếc
Đứng bên này sông sao nuối tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay”
Thơ bao giờ cũng in đậm chữ “đời” trước hết. Cuộc đời không chỉ ban cho nhà thơ nguồn cảm hứng mà cuộc đời còn là nơi khai thác “chất quặng” nguồn từ để tạo nên thơ:
“Vạt áo của nhà thơ không bọc hết bạc vàng mà cuộc đời rơi vãi
Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang”
(Chế Lan Viên)
Thơ ca là hoa thơm của cuộc đời. Nếu chỉ được kiến tạo từ trí tưởng tượng và “cái tôi” nhỏ bé của người nghệ sĩ, thơ ca chỉ là những bông hoa làm bằng “vỏ bào”(Pauxtôpxki). Nhà thơ phải nhặt những hạt “bụi quí” trong cuộc đời mênh mông vô tận để làm nên những “bông hồng vàng” quí giá, đem lại niềm vui và cái đẹp cho tâm hồn người đọc thơ, hiểu thơ và yêu thơ, theo cách diễn đạt của Pauxtôpxki.
Trở lại câu nói của nhà phê bình Bêlinxki, ta thấy đó không phải là cái nhìn phiến diện. “Thơ trước hết là cuộc đời” nhưng cuộc đời chưa phải là tất cả. Bêlinxki rời phím nhấn “cuộc đời” ấn tay vào phím cạnh bên “nghệ thuật”. Như vậy, Bêlinxki đã không phủ nhận vai trò quan trọng của yếu tố làm nên thi ca này. Thiếu nghệ thuật, thơ chỉ còn là hòn ngọc thô không mài không giũa, không thể khơi dậy trong trái tim con người những rung động sâu xa. Thơ có thể ví như cánh diều, cuộc đời tạo cho cánh diều là hình hài sắc vóc còn nghệ thuật là làn gió nâng cánh diều bay bổng trên bầu trời cao rộng, nâng cảm xúc đến mức thăng hoa. Ta yêu “Truyện Kiều” đâu chỉ vì “đoạn trường tân thanh” xé ruột cất lên từ quãng đời mười lăm năm lưu lạc truân chuyên của cánh hoa Thuý Kiều tài sắc. Người Việt Nam yêu “Truyện Kiều” vì những “ngôn ngữ gấm hoa” giàu sức biểu cảm, vì âm hưởng ca dao dịu dàng, man mác trong lục bát thân thương:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
Cảnh mùa thu long lanh, mĩ lệ đọng đầy chất thơ ấy có lẽ còn sống mãi trong lòng người dân đất Việt đến nhiều thế kỉ mai sau.
Thơ cất lên từ biển cuộc đời và bay cao từ nguồn gió nghệ thuật. Nghệ thuật làm cho thơ trở nên đẹp đẽ, gieo vào lòng người đọc những cảm xúc thẩm mĩ tuyệt vời. Một nhà thơ tài năng phải là một người thợ lặn lành nghề lặn sâu vào đại dương cuộc sống, không phải để nhặt nhạnh mảnh san hô tầm thường mà để tìm những viên ngọc trai lấp lánh, những “khối tình con” kết từ máu huyết của loài trai nhẫn nại, cần cù (một ý của Nguyễn Tuân trong tác phẩm “Người lái đò sông Đà”). Nhà thơ chỉ cần rung động trước lớp sóng của cuộc đời thôi ư ? Chưa đủ, như thế anh chỉ có cái tâm mà chưa có cái tài để xứng đáng mang danh hiệu “thi sĩ”.
Để viết nên những vần thơ có sức lay động thực sự, có khả năng vượt qua mọi định luật băng hoại của thời gian không thừa nhận cái chết (Satưkhốp Sêđrin), nhà thơ phải vừa có tài năng và tâm huyết, vừa đắm mình vào cuộc đời, vừa không ngừng tìm tòi khám phá, “khơi những nguồn chưa ai khơi”. Một nhà thơ nước ngoài đã từng thấm thía giá trị cao quí của lao động thi ca:
“Phí tổn ngàn cân quặng chữ
Để thu về một chữ mà thôi
Những chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài”
Nhà thơ phải “trả giá cắt cổ” cho ngôn ngữ thơ ca nếu muốn những vần thơ ấy trở nên bất tử. Lao động nghệ thuật là hình thức lao động của trí óc và trái tim. Phải có những rung động mãnh liệt trước cuộc đời và những khám phá, sáng tạo độc đáo ta mới có thơ ca chân chính.
Viết về mùa thu, thi sĩ từ cổ chí kim đã dùng bao hình ảnh tuyệt đẹp, từ “Ngô đồng nhất diệp lạc” đến “cúc vàng lưng giậu”, từ “non phơi bóng vàng đến” “trăng sáng như gương”… Thế mà cậu bé Trần Đăng Khoa lại cảm nhận mùa thu theo một cách riêng qua hình ảnh hoa cau giản dị:
“Nửa đêm nghe ếch học bài
Lưa thưa vài hạt mưa ngoài hàng cây
Nghe trời trở gió heo may
Sáng ra vại nước rụng đầy hoa cau”
(Hoa cau)
Những cánh hoa cau trắng muốt mỏng manh rụng đầy vại nước làng quê phải chăng là “hoa cau cuộc đời” hoá thành “hoa cau nghệ thuật” trong thế giới thơ phong phú đầy tưởng tượng bay bổng của nhà thơ tí hon dễ yêu, dễ mến ? Hoa cau thoang thoảng thơm mãi con đường thi ca trải rộng, quấn quýt êm đềm trong trái tim những người yêu thơ…
“Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”. Ý kiến của Bêlinxki thật xúc động và đầy giá trị ! đến với thơ nghĩa là ta đến với cuộc đời qua lăng kính nghệ thuật của nhà thơ. Thơ ca khơi dậy trong lòng ta lớp lớp những đợt sóng cuộn trào và muôn vàn cung bậc tình cảm: yêu thương, căm giận xót xa, nghẹn ngào, xao xuyến, bâng khuâng,… bởi thơ là đời, thơ là hoa nảy nở từ mảnh đất cuộc đời dào dạt nhựa sống. Thơ không phải là thứ tôn giáo cao siêu huyền bí, cũng không phải là những ghi chép tủn mủn, vặt vãnh vô giá trị về cuộc đời, về con người quanh ta. Thí sĩ không thể làm nên thơ nếu cửa lòng đóng khép, nếu không “mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của đời” (Nam Cao). Cuộc sống cuộn xoay không một giây dừng lại, thơ ca cũng không ngừng nảy nở sinh sôi, cống hiến cho đời những đoá hoa đẹp nhất.
Thi sĩ ơi, anh hãy sáng tác bằng cả nhiệt huyết và tình yêu cháy bỏng của trái tim mình.
Cuộc sống đánh vào thơ trăm ngàn lớp sóng
Chớ ngồi trong phòng ăn bọt bể anh ơi !
(Chế Lan Viên)
Bắt nguồn từ cuộc sống, qua lăng kính cảm nhận của thi nhân, thơ ca lại trở về với đời, tạo dòng chảy trong trái tim người thưởng thức. Thư ca mang đến cho con người những gì ? Thơ ca phải chăng chỉ để giết thời gian hoặc làm cho người ta bị mê hoặc? Thơ ca chân chính không phải là một loại hình nghệ thuật mang tính chất giải trí đơn thuần. Song hành cùng người bạn cốt văn chương, thơ ca mở ra những ngả đường hướng triệu triệu con người tới cõi chân- thiện – mĩ. Thơ ca đích thực phải là thơ ca khơi dậy những rung động sâu sắc trong tâm hồn con người, làm phong phú thế giới cảm xúc của con người, khiến con người vươn tới ước mơ sống tốt hơn, đẹp hơn. Nhà thơ Thanh Hải đến phút cuối đời trên giường bệnh vẫn khát khao cống hiến cho đời những giọt xuân trong trẻo:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
(Mùa xuân nho nhỏ)
Làm sao lòng ta không rạo rực trước sức sống mãnh liệt, dạt dào của một nhà thơ yêu đời, yêu người tha thiết đến nhường ấy! Nhà thơ đã vượt qua chính mình để làm một nốt trầm lặng lẽ. Mình có ích giữa muôn vàn âm thanh sôi động của cuộc đời muôn màu, muôn vẻ này chưa ?
Thơ ca khơi dậy trong con người những cảm xúc thẩm mĩ tuyệt đẹp, “thanh lọc” tâm hồn con người, chắp cánh cho con người bay tới những ước mơ, khát vọng. Trên cõi hành trình dài đằng đẵng đầy chông g*i của đời người, có những lúc dừng chân ngơi nghỉ , ta không thể không nghĩ về cuộc đời, về những điều tốt đẹp. Bao giờ ta còn đồng cảm với tấm lòng thi nhân, khi ấy thơ ca vẫn còn tồn tại sức sống bất diệt, vĩnh cửu.
Anđecxen không chỉ là bậc thần tiên tạo nên những trang cổ tích làm say mê biết bao thế hệ con người mà còn là nhà thơ chân chính mà “thơ của ông làm no nê trái tim người dân chẳng khác gì triệu triệu những hạt bụi nước li ti làm bão hoà không khí trên đất đai Đan Mạch. Người nói vì thế mà không ở đâu có cầu vồng rộng lớn và rạo rực như ở nơi này” (Pauxtôpxki).
Thơ ca thật kì diệu và đáng quí! Đã là thi sĩ, một khi cầm bút, anh không được phép phân biệt giữa mình và người, mà phải “viết hết mình cho người” (Tố Hữu). Có như thế thơ ca của anh mới sống mãi mãi với cõi đời này.
Thơ là cuộc đời cho nên thơ không chỉ khơi dậy những cảm xúc êm đềm, dịu dàng, êm ái; không chỉ làm lòng ta quặn đau trước những nỗi “đoạn trường”. Thơ ca đồng thời phải mang chức năng “thức tỉnh lương tri đang ngủ” (Eptusencô), phải khiến con người biết căm giận và biết ước mơ. Có những lúc thơ ca biến thành vũ khí độc đáo giúp con người đấu tranh với cái ác để bảo vệ chính nghĩa và cái đẹp của cuộc đời. đấy là giây phút Hồ Chí Minh gửi gắm niềm tin mãnh liệt vào những vần thơ mà xích xiềng không khoá nổi:
Ví đâu có cảnh đông tàn
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân
Nghĩ mình trong bước gian truân
Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.
Ngược dòng thời gian, ta còn thấy đó là giây phút Lý Thường Kiệt cất tiếng sang sảng đọc Tuyên ngôn Nam quốc sơn hà khẳng định chủ quyền độc lập của non sông. Giá trị của thơ ca mới cao cả đến nhường nào!
Trở về với hiện tại thơ ca hôm nay, ta bắt gặp những dáng hình thi sĩ trên những ngả đường thơ trải rộng, đang từng bước khám phá, tìm tòi và sáng tạo, đem lại nguồn mới cho thi ca. Phải chăng họ đang đặt chân lên hành trình đến với “Mảnh đất nở hoa dâng tặng người muốn hái” ?
Thi sĩ ơi, dù phải theo ngả nào, có lẽ anh cũng nên tâm niệm: “Thơ trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật”.
Ý kiến về thơ của nhà phê bình văn học Nga V.Biêlinxki quả thật đáng để chúng ta suy nghĩ và nghiền ngẫm. Thơ đâu phải là quả bóng bay xa vời vợi nằm ngoài tầm bắt. Thơ ca luôn nồng nàn, ấm áp hơi thở cuộc đời và mang dấu ấn sáng tạo nghệ thuật của người cầm bút. Thơ là dòng sông soi bóng cuộc đời, len vào tâm hồn con người những mạch nguồn cảm xúc dạt dào chảy mãi không thôi. Nhà thơ phải “yêu cuộc đời” và trân trọng “nghệ thuật” mới vun đắp những vần thơ nở ra cánh hoa thơm ngát tô điểm cho cuộc đời và con người.
Ngày xưa, tôi yêu văn thơ Anđecxen bởi nơi ấy bao giờ cũng rung rinh đoá hồng bạch toả hương ngào ngạt bên những nàng công chúa xinh tươi. Nay tôi lại càng say mê những dòng văn đầy nhân ái kia bởi tôi còn cảm nhận được hương vị của cuộc đời, “chất người” ủ kín bên trong.

Đinh Thị Mĩ Huỳnh
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong – TP Hồ Chí Minh

Trên đời này có hai dạng mệt mỏi: Dạng thứ nhất cần được nghỉ ngơi, dạng thứ hai thì cần được yên bình.👉 Có những người ...
03/05/2024

Trên đời này có hai dạng mệt mỏi: Dạng thứ nhất cần được nghỉ ngơi, dạng thứ hai thì cần được yên bình.
👉 Có những người trông đang rất mệt mỏi, nhưng chỉ nghỉ một tối là khỏi.
👉 Còn có những người nhìn như chẳng sao cả, lại như có bão trong lòng.
Chỉ có nhiêu đó thôi, nếu bạn đọc đến đây và thấy mình mệt, tôi chỉ muốn nói với bạn một chút thôi:
Mong những điều dịu dàng rồi sẽ đến với bạn, ngày mới sẽ đẹp, gió sẽ mát, thuận thế theo dòng như dòng nước kia cứ thuận thế hồng trần chảy mãi!

Đón chào tháng tư..!Ừ nắng giao mùa, nắng mắt emLong lanh thả nhẹ xuống môi mềmTháng tư ngơ ngác đi ngang phốĐể lối hoa ...
01/04/2024

Đón chào tháng tư..!

Ừ nắng giao mùa, nắng mắt em
Long lanh thả nhẹ xuống môi mềm
Tháng tư ngơ ngác đi ngang phố
Để lối hoa về theo dáng quen

Em sinh đúng giữa mùa hoa ấy
Man mác mưa bay mướt phố phường
Loa kèn khoe gió như còn ngại
E ấp rơi về khe khẽ hương..!

Ai đem rải nhớ, màu loang nắng chiều..?
20/03/2024

Ai đem rải nhớ, màu loang nắng chiều..?

13/02/2024

☘️❤️❤️ 1️⃣4️⃣ 0️⃣2️⃣ 2️⃣0️⃣2️⃣4️⃣ ❤️❤️☘️

Có những mối tình ngỡ là cả cuộc đời, nhưng chớp mắt, mọi thứ đều hoá hư không. Có những mối tình tưởng rằng sẽ ở lại sau tất cả, nhưng đến cuối đường mới hay, mình đã nắm tay sai một người. Có những mối tình chẳng nguyện thề, chẳng tha thiết, tất cả chỉ là sự bình lặng qua ngày, nhưng ngoảnh mặt, sau bao đổi thay, hoá ra lại là định mệnh.

Duyên là do trời định, phận là do người chọn, cứ tựa vào nhau, cuối con đường chỉ là còn được cầm tay, còn chung nhịp bước, khó khăn không nản, xa cách không rời. Đừng khẳng định, đừng thề nguyền, năm tháng rộng dài, tình yêu là một ngày còn hết lòng vì nhau, đó sẽ là mãi mãi.

Cứ bình thản đi qua nỗi đau và chọn cách ở lại nỗi đau ấy, vì bạn ơi “tuổi nào” rồi cũng đến khoảnh khắc bình yên mà chúng ta chọn ở lại sau cùng. Vì sao cuộc đời lại cho bạn những mối lương duyên như vậy? Vì để bạn nhận ra, để gặp được đúng người đúng thời điểm, bạn phải học cách tổn thương để cảm thông, học cách vượt qua nỗi đau để trân trọng bản thân, yêu thương cuộc đời và giữ lấy một người trong an nhiên, thanh thản. Sống nhẹ nhàng, tình yêu cũng sẽ giản đơn!

Cuối cùng...
Chỉ cốc nước lọc người ta mới có thể uống được cả đời. Không cay nồng đến xé lòng, không xanh đỏ chóng phai, cũng chẳng ngọt ngào không thật!

Chúc mừng ngày lễ tình nhân! Mong những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với tôi với bạn..!

Những nỗi buồn quá khứ
Không phải để cầm, soi.
Hãy đặt chúng ở lại,
Chuyện hôm qua, qua rồi.

09/02/2024

MẸO HAY!

1. Ngủ chảy nước dãi do Tỳ Vị mất cân bằng
Tăng cường đi bộ, khoai lang ăn nhiều
2. Ngủ nghiến răng gan nóng uất đấy mà
Đỗ đen nấu cháo, ta hay ăn vào
3. Ngủ hay mộng mị chẳng yên yên
Tay đặt lên bụng, thế nằm thẳng ngay
4. Đi bơi chân bị chuột rút đừng lo
Tay bên không bị giơ cao lên trời
5. Vừa nôn vừa bị đi ngoài
Lá vối, vỏ quýt ta đem uống liền
6. Chỉ bị đau bụng nhẹ thui
Nước nóng, nước lạnh trộn cùng uống luôn
7. Yếu bóng vía sợ bị ma nhập
Củ tỏi giã nát ta mang theo người
8. Huyết áp bị tụt bất ngờ
Hít vào hóp bụng thế là nó lên
9. Trời lạnh huyết áp lên cao đột ngột
Ngâm chân nước nóng thế là xuống ngay
10. Đột nhiên quên béng thứ gì
Ngón tay gõ nhẹ " Ấn đường" nhớ ra
11. Lẹo mắt, đũa cả đánh cơm
Hơ nóng áp lẹo vài lần khỏi ngay.
12. Dính mưa dị ứng mề đay
Đồ khô, hơ nóng ta thay mặc vào.
13. Bị ong đốt phải làm sao
Tía tô bóp nát rịt vào chỗ đau.
14. Rết cắn lá Ớt lấy mau
Đem giã lấy nước bôi vào vết thương.
15. Độc rắn, nhựa Đu đủ xanh
Bôi, rồi thái quả sắc nhanh kịp thời.
16. Dạ đề trẻ khóc không ngơi,
Xác Ve sao, tán, uống bồi nước Cơm
17. Dị ứng Kinh giới, Đinh lăng
Rau má, Diếp cá đun cùng Tía tô.
18. Quai bị, muỗi đốt sưng u
Hạt Gấc nướng, ngâm giấm, từ từ xoa.
19. Bị sốt vi rút mùa Hè
Kinh giới, Diếp cá lấy về đun lên.
20. Trẻ em, Kiết lỵ mấy phen
Cỏ sữa đun uống, vài lần cầm luôn.
21. Lang ben dùng rượu ngâm riềng,
Hay Phá cố chỉ thường dùng mà bôi.
22. Muốn gan thải độc cấp thời
Phan tả diệp sắc uống thời độc ra.
23. Muốn cho hết bệnh vàng da
Nhân trần sắc uống thay trà sớm trưa.
24. Méo mồm khi gió lạnh về
Uống liền kinh giới, lâu thì khó cân.
25. Muốn cho hôi miệng hết dần
Lá Ổi sắc đặc ta cần súc luôn.
26. Khi nào mới bị sâu răng
Hạt Cau ngâm rượu ta dùng ngậm ngay.
27. Cẩu tích đun uống hằng ngày
Thận khỏe, răng chắc mặt mày tươi vui.
28. Mụn nhọt, mẩn ngứa muốn lui
Lá Đinh lăng sắc, uống chơi ngày ngày.
29. Mộc thông giúp Sữa thông ngay,
Lá Đinh lăng, lá Mít đem thay đun dùng.
30. Khi cai lại muốn sữa ngừng
Lá Dâu tươi sắc, nhẹ nhàng sữa lui.
31. Táo bón, có sữa Bò tươi
Thật nhiều theo sức ta thời uống ngay
Hoặc rau Diếp cá, rau Đay,
Mùng tơi, Dền đỏ, hàng ngày nấu ăn.
32. Tiêu chảy, có Hồng xiêm xanh
Cùng với lá Ổi, đun thành thuốc ngưng,
Hoặc riêng vỏ Măng cụt dùng
Sắc nước cho uống, bệnh cầm thảnh thơi.
33. Muốn gan mát, mắt sáng ngời
Có trà hoa Cúc ta mời bạn thân.
34. Áp huyết thấp muốn cho tăng
Trà Gừng pha uống dần dần lại lên.
35. Áp huyết cao muốn hạ luôn
Hoa Đại hãm uống vài bông nhẹ đầu.
36. Rôm sảy muốn trẻ hết mau
Nước Dừa tươi đó uống vào rất ngon.
37. Kỷ tử nếu ta thường dùng
Trẻ lâu, da đẹp sánh cùng thời gian.
38. Muốn cho béo đẹp mỡ màng
Sữa Ngô nếu có ta dùng thường xuyên.
39. Muốn mau tiêu mỡ giảm cân,
Táo mèo, vỏ Bưởi sắc dùng vui thay.
40. Muốn chân khỏe mạnh, dẻo dai
Ngũ gia bì đó sắc thời uống luôn.
41. Muốn cho khỏi bệnh đại tràng
Lá Mơ tam thể ta ăn thật nhiều.
42. Dạ dày muốn cho khỏi đau
Vỏ trứng Gà sấy, bột này ta chiêu.
43. Khô mắt, quáng gà về chiều
Ngày ngày Bí đỏ làm nhiều mà ăn.
44. Bụng lạnh muốn ấm từ trong
Củ Riềng sắc uống, vừa dùng lạnh tan.
45. Muốn cho mát ruột mát gan
Bột Sắn dây uống, nóng tan nhẹ liền.
46. Muốn cho phần ngực ấm êm
Gừng tươi giã nhuyễn nước đem uống dần.
47. Muốn cho phần ngực mát lành
Hạt Mã đề sắc nước dùng bệnh lui.
48. Đái đục, rễ cỏ tranh sao
Sắc đặc lấy nước uống vào tiểu trong.
49. Muốn cho vào giấc ngủ nhanh
Lạc tiên đun uống lại thành tiên ngay.
50. Da mặt trắng mịn, lá Dâu,
Vừng đen đun nước, cho vào mật Ong.
51. Muốn cho bệnh trĩ khỏi nhanh
Hoa Thiên lý đó ta ăn hằng ngày.
52. Nếu ta ăn uống không tiêu
Đun nước củ Sả uống nhiều cho thông.
53. Bị ho, ngực họng nhiều đờm
Vỏ Quýt đun nước uống thường tiêu tan.
54. Miệng nôn, trôn tháo bệnh nan
Hoắc hương, vỏ Quýt, ta đun uống liền.
55. Thời tiết mất giọng, tiếng khàn
Uống nước vỏ Quýt, giọng thanh hết rè.
56. Chanh leo đừng bỏ hạt đi
Đó là thần dược phòng ngừa ung thư.
57. Đám tang, bốc mộ nhớ ghi
Có Gừng, Tỏi nào sá chi hàn tà.
58. Cam tẩu mã, nào phải sợ
Cóc thiêu toàn tính lấy tro rắc vào.
59. Trẻ mồ hôi trộm, lá Dâu
Hái buổi sáng sớm, đun sau uống dần.
60. Hay bị mồ hôi tay chân
Lá Lốt vừa uống, vừa ngâm cũng lành.
61. Trời lạnh áp huyết vọt lên
Ngâm chân Gừng, Muối hoả liền thoái lui.
62. Rét run, tái mặt, thâm môi
Giã cho uống nước Gừng tươi ấm dần.
63. Gan nhiễm mỡ, bụng béo tròn
Sao vàng vỏ Bưởi, đun dùng rất hay.
64. Có Hp trong dạ dày
Đừng quên uống cạn trà Dây thường thường.
65. Lại hay bị bệnh đau lưng
Có củ Cẩu tích ta dùng chớ quên.
66. Xương khớp bị đau triền miên
Ngoài vườn có dây Đau xương trị lành.
67. Đau vai gáy, Dâu cả cành bỏ lá
Sao vàng, hạ thổ mà thành thuốc thang.
68. Rau Dền, rau Má, Cải xoong
Là món bổ máu ta dùng yên tâm.
69. Nhân sâm và củ Đinh lăng
Dùng vào bổ khí, lực tăng sức bền.
70. Bí trung tiện muốn thông nhanh
Có hạt Mít luộc, ăn liền gió đua
71. Bí đại, tiểu tiện Phèn chua
Đem phi, tán bột, rốn kia rắc vào.
72. Tiểu nhiều muốn giảm thì sao
Nấu cháo củ Súng ăn vào giảm ngay.
73. Muốn đi tiểu nhiều hàng ngày
Có rau Cải đó, ta nay ăn đều.
74. Nếu ai bị chứng giời leo
Nhựa cỏ Sữa đó bôi vào đừng quên.
75. Bản đồ bệnh lưỡi trẻ em
Cà tím cô đặc, lấy bông thấm vào.
76. Lá rau Ngót, bệnh lưỡi tưa
Giã vắt lấy nước, bôi thừa sức tan.
77. Mồ hôi muốn thoát dễ dàng
Có củ Khúc khắc ta mang ra dùng.
78. Đã lâu bị nhịn đói lòng
Chỉ nên ăn cháo loãng chớ dừng no cơm.
79. Khi bị ngộ độc thức ăn
Món ngon trước mặt chớ nên chào mời.
80. Bị đỉa chui vào trong người
Mật Ong đặc trị ta thời dùng ngay.
81. Mật Ong dẫu thật là hay
Trẻ dưới 01 tuổi ta nay tránh dùng.
82. Suy dinh dưỡng, Cao ban long
Dùng cho trẻ nhỏ thuốc thần chớ quên.
83. Đứt tay, chảy máu vết thương
Lấy tro giấy đốt ta đem rịt vào.
84. Lưu thông máu não làm sao
Dùng rau Ngải cứu ăn vào nhẹ thôi.
85. Sốt cao muốn hạ kịp thời
Diếp cá với cỏ Nhọ nồi đừng quên.
86. Mào gà trắng sao cháy đen
Tử cung ra máu đun dùng cầm ngay.
87. Tiêu sỏi gan, mật: Nghệ vàng
Lấy về làm thuốc ta đừng có quên.
88. Muốn tiêu sỏi thận: trái Thơm
Nướng trên than củi với cùng phèn chua.
89. Bệnh gout cần phải phòng ngừa
Đỗ xanh cả vỏ, ta cho ăn nhiều.
90. Trẻ ho có lá Hẹ tươi
Đường phèn cùng hấp ta rời kháng sinh.
91. Đau mắt đỏ Diếp cá tanh
Rửa sạch giã nhuyễn ta đem đắp vào.
92. Chẳng may bỏng lửa, nước sôi
Lá Bỏng giã nhuyễn, đắp vào vết thương
93. Viêm họng có quả Trám đen
Bỏ hạt, ninh kỹ thêm đường uống nhanh.
94. B**g gân lá Láng ta dùng
Hơ nóng, ngâm nước gạo xong đắp vào.
95. Mồ hôi trộm, lở, chốc đầu
Lá Bỏng vắt nước, uống vào thật hay.
96. Kiết lỵ nhăn nhó mặt mày
Rau Sam (hoặc cỏ Sữa) đun nước uống ngay mau lành.
97. Xơ vữa động mạch để phòng
Rau Sam, Gừng sống ta cùng đun sôi.
98. Bắp cải viêm loét dạ dày
Trần qua, vắt nước, ta thay nước dùng.
99. Viêm loét dạ dày trên đường
Bột Sắn dây uống tạm hàn vết đau.
100. Bị bỏng do Ớt rát cay
Lá Ớt giã nát lấy ngay đắp vào.
101.Đi ngoài ra cả máu tươi
Hoa hòe sao cháy, đun sôi ta dùng.
102. Nóng quá mũi chảy máu cam
Nhọ nồi mát máu đun làm thuốc thôi.
103. Dạ dày xuất huyết, gấp rồi
Củ Bạch cập nướng cháy hơi mà dùng.
104. Đừng dại nghịch nhựa xương rồng
Nó có chất độc loét tung da dày.
105. Sốt xuất huyết, phải cấp thời
Mau tìm Diếp cá, Nhọ nồi trị ngay.
106. Trời lạnh, huyết áp lên cao
Ngâm chân nước ấm hạ rồi áp ơi.
107. Mưa lạnh xương nhức, khớp đau
Uống, ngâm lá lốt đã sao cho vàng.
108. Mùa Đông lạnh thấu tận xương
Củ gừng nướng cháy, ta đun uống liền.
109. Trời lạnh bị đau một bên
Gội đầu nước Quế ấy liền hết đau.
110. Quả dâu ta chín, thật hay
Bổ huyết, sáng mắt, tóc này thêm đen.
111. "Cam lồ" nước bọt chớ quên
Nuốt ực xuống bụng, tiêu tan bệnh mà.
112. Mụn thịt (cơm) nhìn chớ có buồn
Tía tô vò nát bôi vào rụng thui
113. Hóc xương , đọc thần chú câu này:
"Gần thì ra, xa thì vào" thế là nó trôi.
114. Trung tiện mà thấy khó khăn
Hạt mít đem luộc ăn vào thật hay
115. Tiểu tiện mà bí, bụng chướng thật nguy
Hành ta đem luộc uống vào hay ngay
116. Đại tiện mà gặp khó khăn
Phèn phi tán bột, rắc vào rốn thui.
117. Mồ hôi mà nó chẳng ra, nặng người
Lấy Hương Nhu tía , vừa uống vừa xông
118. Tác mũi , mà nó chẳng thông
Lấy máy sấy tóc hơ ngay ấn đường
119. Mùa Đông, trời lạnh ngủ chẳng ngon.
Đun gừng đã nướng, thêm đường cho ngon.
120. Bệnh Gout xin cũng chẳng có gì lo,
Tía tô, lá Vối, đỗ Xanh dùng lâu khỏi liền.
121. Đi lạnh, đưa đám.. sợ nhiễm hàn tà
Về xông bồ hết, vỏ bưởi..trục hàn tà ra
122. Nắng nóng sợ nhiễm nhiệt tà
Vỏ quả dưa hấu uống vào bạn ơi
123. Trúng phong méo miệng thật lo
Kinh giới đun rượu uống cho sớm vào!

Lưu lại biết đâu có lúc dùng!

Address

Đinh Tiên Hoàng
Hanoi
10000

Opening Hours

Monday 07:00 - 17:00
Tuesday 07:00 - 17:00
Wednesday 07:00 - 17:00
Thursday 07:00 - 17:00
Friday 07:00 - 17:00
Saturday 07:00 - 17:00
Sunday 07:00 - 17:00

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Nếu mình giản đơn hơn posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Nếu mình giản đơn hơn:

Videos

Share

Nearby media companies