CCDCC - Trung tâm Truyền thông và Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam

  • Home
  • Vietnam
  • Hanoi
  • CCDCC - Trung tâm Truyền thông và Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam

CCDCC - Trung tâm Truyền thông và Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam Là cầu nối gắn kết vẻ đẹp văn hóa của các doanh nghiệp và lan tỏa tới cộ

✍️Một trong những phẩm chất quan trọng của một người THÀNH CÔNG là KHIÊM TỐN. ✍️Ở góc độ Văn hóa doanh nghiệp, yếu tố nà...
10/04/2020

✍️Một trong những phẩm chất quan trọng của một người THÀNH CÔNG là KHIÊM TỐN.
✍️Ở góc độ Văn hóa doanh nghiệp, yếu tố này có ảnh hưởng như thế nào từ Lãnh đạo đến nhân viên?
✍️Xin chia sẻ bài phân tích hay từ Phunugiadinh.vn.

👉👉👉Thành việc lớn không khoe khoang, người càng xuất sắc càng khiêm tốn

Henri Frederic Amiel từng nói rằng: “Một người khó mà tôn trọng người khác nếu bản thân không tự khiêm nhường”.

Phùng Ký Tài có giải thích rõ hơn về cái sự khiêm tốn ấy: “Khiêm tốn không phải bị cho ra rìa, không phải là bị lãng quên, càng không phải là không có năng lực, ngược lại chỉ có người tự tin mới có thể bình tĩnh làm người khiêm tốn. Khiêm tốn có nghĩa là nội tâm thuần khiết, là một thái độ sống cần sự ổn định và bình tĩnh. Nghe theo những lời góp ý chân thành của mọi người, và giải quyết mọi chuyện bằng phong thái bình tĩnh”.

☂️Khiêm tốn là ẩn thân, tránh sơ hở

Người khiêm tốn cho dù là đối nhân xử thế hay những sách lược trong công việc thì luôn che giấu những sự thâm sâu của họ, nhưng vẫn có thể ra những quyết định mang tính đột phá khi nguy kịch, để giải quyết vấn đề. Người mạnh mẽ thực sự luôn muốn nép mình, tùy cơ mà ứng biến, trước mặt người khác có thể biểu hiện như người ngốc nghếch, đó chính là che giấu bản thân, không để lộ tài năng thì cũng không để lộ sơ hở, nhưng có thể làm bất ngờ người đối diện.

☂️Khiêm tốn ở chỗ thấp nhưng kỳ thực lại có được vị thế cao hơn

Hãy đối xử với mọi người một cách bình hòa, “đạo có đạo pháp, hành có hành tắc”, làm người cũng không ngoại lệ, hãy dùng thái độ bình tĩnh để đối đãi với mọi người và mọi sự việc. Người khiêm tốn là người ở trên cao mà không khoe khoang, ngồi ở địa vị cao mà không tự kiêu. Nếu người có địa vị cao mà không biết cách giữ gìn sự khiêm tốn, sẽ tạo ra một cảm giác xa cách với người khác và dần dần bị cô lập.
Khiêm tốn là một phương thức của sự thành công
Kẻ mạnh thực sự thường cao thâm khó lường và không thể đoán biết được họ đang nghĩ gì. Họ âm thầm và chăm chỉ làm việc một cách cô đơn và chỉ khi thành công mới nói ra ngoài. Khiêm tốn là một dưỡng tu dưỡng bản thân và cũng là một phương thức của thành công. Muốn thành công phải hiểu được thế nào là nhượng bộ, khiêm tốn mà làm người, là kẻ thắng nhưng không ngừng học hỏi từ đối thủ và càng ngày càng cải thiện bản thân mình trở nên mạnh mẽ hơn. Chiến thuật hữu ích trong đó thường có nhường nhịn và thương lượng với đối thủ.

☂️Khiêm tốn là tu dưỡng tâm tính

Khiêm tốn làm người không có nghĩa là bạn phải mất đi một số thứ, chẳng hạn như ý thức về bản sắc của riêng mình, sự ưu việt, tôn quý, danh dự… Chủ động thiệt thòi là phong độ, bất cứ lúc nào cũng không để cảm xúc bị chà đạp. Khi bạn chủ động thiệt thòi, thế sự chẳng những có thể dĩ hòa vi quý mà trong tương lai có thể có được sự hợp tác lâu dài và tin tưởng của đối phương.

👍Khiêm tốn không phải là kiềm chế ham muốn của bản thân mà là vượt qua nó.
👍Đó là thuận theo tự nhiên, tu dưỡng nhân cách, nghĩ cho người khác, để bản thân có đủ sức vượt qua mọi ham muốn và thờ ơ với danh lợi.
👍Làm người nên khiêm tốn nhã nhặn giống như người quân tử, luôn luôn biết tiết chế và tu dưỡng bản thân mình.

6 YẾU TỐ TẠO NÊN VĂN HÓA DOANH NGHIỆPLợi ích của một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh đều mang tính trực quan và được ...
06/04/2020

6 YẾU TỐ TẠO NÊN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
Lợi ích của một nền văn hóa doanh nghiệp vững mạnh đều mang tính trực quan và được hỗ trợ bởi khoa học xã hội. Theo Giáo sư James L. Heskett (giáo sư về Kinh doanh Logistics) từng nói rằng: “Văn hóa doanh nghiệp có thể chiếm 20-30% về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp".

Nhưng câu hỏi ở đây là điều gì tạo nên một nền văn hóa doanh nghiệp? Mỗi nền văn hóa đều sở hữu những nét độc đáo cùng các yếu tố đan cài bao quanh. Theo nhà báo John Coleman đã quan sát và nhận định rằng có ít nhất 6 yếu tố tạo nên một văn hóa doanh nghiệp vĩ đại. Việc tích hợp các yếu tố đó có thể là bước đầu tiên để xây dựng một nền văn hóa khác biệt và một tổ chức lâu dài phát triển trường tồn.

1. Tầm nhìn

Peter Senge từng nói rằng: “Tầm nhìn là bức tranh trong tương lai mà bạn muốn tạo ra”. Một nền văn hóa vĩ đại luôn bắt đầu với một tầm nhìn đa diện. Từ tầm nhìn đó có thể bao quát ra những mục tiêu xa hơn, rồi từ mục tiêu ấy lại giúp định hướng bước đi rõ ràng hơn. Một doanh nghiệp khi xác định được hướng đi, họ sẽ tiến hành thực hiện từng bước một.

Điều này dễ dàng nhận thấy nhất là ở các tổ chức phi lợi nhuận, đa phần tầm nhìn của họ khá đơn giản nhưng đầy nhân văn nên sẽ nổi trội hơn doanh nghiệp kinh doanh. Đơn cử như Hiệp hội Alzheimer có tầm nhìn “vì một thế giới không có bệnh Alzheimer” hay như Oxfam lại có tầm nhìn “vì một thế giới không có đói nghèo”.

Một tuyên bố tầm nhìn tuy là yếu tố đơn giản nhưng lại là nền tảng của cả một văn hóa. Tầm nhìn như là một kim chỉ nam cho mọi quyết định và hành động.

2. Giá trị

Cốt lõi của văn hóa chính là giá trị của doanh nghiệp. Mặc dù tầm nhìn cho thấy mục tiêu của doanh nghiệp nhưng nhờ những giá trị ấy làm thước đo, làm tiêu chuẩn để cân chỉnh những hành vi, quan điểm cần thiết để đạt được tầm nhìn đó. Và nhiều doanh nghiệp cũng tìm thấy các giá trị của họ xoay quanh vài chủ đề đơn giản như: nhân viên, khách hàng, tính chuyên nghiệp,…chính sự độc đáo của những giá trị đó góp phần làm nên một văn hóa doanh nghiệp.

McKinsey & Company là một minh chứng, nơi đây có hẳn một bộ giá trị rõ ràng dành cho tất cả nhân viên và cả công ty liên quan đến cách công ty hết lòng phục vụ khách hàng, đối xử tốt với đồng nghiệp và luôn chuyên nghiệp. Hoặc chúng ta cũng có thể thấy một công ty lớn như Google, giá trị của họ đơn giản chỉ là câu slogan nhưng đó cũng là quy tắc nổi tiếng "Đừng trở thành cái ác - Don't be evil”, dĩ nhiên ngoài ra họ cũng có bộ giá trị riêng mang tên “10 điều chúng tôi biết là đúng” như là các điều luật lưu hành nội bộ trong doanh nghiệp họ.

3. Thực tiễn

Một sự thật cho thấy, các giá trị sẽ trở nên ít quan trọng trừ khi chúng được tôn trọng trong thực tiễn của một doanh nghiệp. Nếu một tổ chức tuyên bố "con người là tài sản lớn nhất của chúng tôi" thì tổ chức ấy nên trực tiếp đầu tư vào con người theo những cách thức mà họ từng tuyên bố.

Công ty Wegman’s (New York) đã đưa ra các giá trị sẽ thực hiện trong tương lai như “quan tâm” và “tôn trọng”, cũng như vẽ ra một viễn cảnh “một công việc trong mơ”. Và sau cùng kết thúc quá trình tiến hành ấy, nó trở thành công ty đứng thứ 5 trong những công ty tốt nhất theo bảng xếp hạng của tạp chí Fortune bình chọn.

Tương tự như vậy, nếu một tổ chức có giá trị “khá thấp” thì buộc doanh nghiệp ấy phải khuyến khích từ những nhân viên cho tới các quản lý cùng thảo luận đưa ra những ý kiến về “giá trị chung”, tránh sự thụ động cũng như bị ảnh hưởng bởi tiêu cực. Và bất kể giá trị nào của tổ chức, đều phải được cân nhắc dựa trên các tiêu chí đánh giá và các chính sách hoạt động của doanh nghiệp, từ đó mới có thể chuyển hóa “giá trị tinh thần” ấy thành hiện thực.

4. Con người

Người nào sẽ đưa ra tầm nhìn? ai sẽ chia sẻ những giá trị cốt lõi ấy? nhân sự nào sẽ sẵn sàng và đủ khả năng để thực hiện những giá trị đó?... Nhân tố quan trọng để góp phần xây dựng nền văn hóa mạch lạc trong doanh nghiệp đó chính là con người.

Đó là lý do tại sao các công ty lớn trên thế giới đều có một số chính sách tuyển dụng nghiêm ngặt nhất nhằm tìm ra những nhân tố sáng giá cho doanh nghiệp. Theo Charles Ellis (tác giả sách What it Takes: Seven Secrets of Success from the World's Greatest Professional Firms) chia sẻ: “Một công ty tốt là luôn có những kế hoạch tuyển dụng các nhân sự không chỉ giỏi mà còn phù hợp với công ty, vì chính họ sẽ góp phần tạo dựng nên một văn hóa doanh nghiệp”. Với ông một công ty nên phỏng vấn từ 8 tới 20 người cho một ví trí tuyển dụng nhằm tránh bỏ sót nhân tài. Tiến sĩ Steven Hunt (thuộc công ty Monster) nói rằng: “Một nghiên cứu cho thấy những người ứng tuyển mà phù hợp với văn hóa công ty sẽ chấp nhận mức lương thấp hơn 7%. Một người mà sống trong văn hóa họ yêu thích thì họ sẽ gắng bó lâu dài hơn và góp phần củng cố nền văn hóa mà tổ chức sẳn có”.

5. Sức mạnh của câu chuyện

Marshall Ganz đã từng là một phần quan trọng trong phong trào lao động nông nghiệp của Caesar Chavez và ông cũng giúp xây dựng nền tảng tổ chức cho chiến dịch tranh cử tổng thống của Barack Obama năm 2008. Hiện tại ông là giáo sư tại đại học Harvard, một trong những lĩnh vực chính của nghiên cứu và giảng dạy của ông là “sức mạnh của câu chuyện”. Bất kỳ tổ chức nào cũng đều có một lịch sử riêng biệt và một câu chuyện độc đáo.

Và khả năng chuyển đưa lịch sự ấy tái hiện trong hiện tại biến nó thành câu chuyện lịch sử chính là một yếu tố cốt lõi của sự sáng tạo văn hóa.

Như Coca-Cola, họ đã truyền lại cho thế hệ sau từ những bài học lịch sử đáng giá, để giờ đây nó trở thành kỷ niệm di sản của chính doanh nghiệp ấy. Hay những câu chuyện đầy thú vị của Steve Jobs đã dần dần tạo dựng nên Apple trở thành thương hiệu thành công nhất trên thế giới.

Bài học lịch sử thông qua những câu chuyện chính là “sức mạnh vô hình” giúp từng cá thể trong doanh nghiệp hiểu và tiếp bước những thành công, những thành tựu trước đây mà doanh nghiệp đã gầy dựng.

6. Môi trường làm việc “mở”

Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả chính là xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp thành công. Trong môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp như hiện nay, bên cạnh việc sáng tạo để tìm ra những cách riêng giúp làm việc nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn thì có một cách khá tốt để xây dựng giá trị bản thân đó là hình thành những thói quen, lề lối làm việc, phương cách ứng xử cùng hành vi văn minh, lịch sự.

Tại sao Pixar lại mở rộng không gian làm việc nơi mà các thành viên công ty có thể gặp gỡ và tương tác với nhau không giống như những công ty truyền thống? Tại sao Thị trưởng Michael Bloomberg lại thích để nhân viên của ông ngồi trong một môi trường "thoáng”, chứ không phải là trong những văn phòng riêng biệt với cửa ra vào cách âm? Và tại sao các công ty công nghệ phần lớn lại tập trung ở Thung lũng Silicon? Cũng như các công ty tài chính lại luôn tọa lạc ở London và New York? Có rất nhiều câu trả lời cho mỗi câu hỏi, nhưng câu trả lời rõ ràng nhất đó là vì nơi ấy cấu hình nên một nét văn hóa.

Kiến trúc mở mang lại nhiều thuận lợi hơn khi làm việc văn phòng, điển hình như sự hợp tác. Một số thành phố và quốc gia có nền văn hóa khác nhau có thể sẽ không tán thành với yếu tố này. Bởi vì văn hóa doanh nghiệp từng nơi từng quốc gia, luôn đa dạng và phong phú. Nếu như ở Mỹ các doanh nghiệp có đặc trưng của tính tự do, phóng khoáng thì còn Nhật các doanh nghiệp có tính kỷ luật, sự tận tụy. Nếu ở Hàn Quốc các doanh nghiệp có nét đặc trưng là trung thành, trách nhiệm, tính cam kết cộng đồng rất cao thì ở Đức các doanh nghiệp thể hiện tính chính xác, thận trọng, kỷ luật và thực tế.

Chính những yếu tố này góp phần làm nên nét độc đáo riêng cho từng văn hóa doanh nghiệp ở từng nơi.

Theo Harvard Business Review

Chúc các bạn Giáng sinh an lành và nămmới hạnh phúc!
24/12/2019

Chúc các bạn Giáng sinh an lành và năm
mới hạnh phúc!

Văn hóa doanh nghiệp tại 1Office - một công ty cung cấp giải pháp CNTT.
27/11/2019

Văn hóa doanh nghiệp tại 1Office - một công ty cung cấp giải pháp CNTT.

Theo ông Trần Trọng Kiên - Chủ tịch Thiên Minh Group, có 3 thứ luôn được ông ưu tiên trong suốt quá trình quản lý – quản...
25/11/2019

Theo ông Trần Trọng Kiên - Chủ tịch Thiên Minh Group, có 3 thứ luôn được ông ưu tiên trong suốt quá trình quản lý – quản trị, điều hành doanh nghiệp của mình: Con người, văn hóa và hệ sinh thái để khai thác công nghệ.

Theo đó, trong Thiên Minh Group, lương thưởng của bộ phận buồng phòng ở Châu Đốc – An Giang sẽ bằng với đồng nghiệp tại Sapa – Lào Cai hay Luang Prabang – Lào, truyền thông nội bộ hoàn toàn bằng tiếng Anh, nhân viên ở mọi cấp độ phải có thói quen tốt bụng với khách hàng – đối tác…
(Ảnh: CafeF)

TGĐ Mekong Capital cho biết, khi công ty lâm vào khủng hoảng, ông đã tham gia khóa học chuyển hóa bản thân ở Singapore.S...
05/11/2019

TGĐ Mekong Capital cho biết, khi công ty lâm vào khủng hoảng, ông đã tham gia khóa học chuyển hóa bản thân ở Singapore.
Sau khi được giao bài tập là gọi điện cho thành viên trong đội ngũ, ông đã khôi phục lại mối quan hệ với họ.
Ông kết luận: "Trong tổ chức có bất kì vấn đề gì thì giải pháp tốt nhất là giao tiếp trọn ven và trực tiếp, đến khi vấn đề được giải quyết".
(theo CafeBiz)

Bạn có biết:Ngày 10/11 hàng năm là ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam. Theo quyết định số 1846/QĐ-TTg, ngày 26 tháng 09 ...
31/10/2019

Bạn có biết:
Ngày 10/11 hàng năm là ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.
Theo quyết định số 1846/QĐ-TTg, ngày 26 tháng 09 năm 2016, Thủ tướng chính phủ đã quyết định lấy ngày 10/11 hằng năm là Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.

17/10/2019
17/10/2019
Khi các nhà lãnh đạo quên đi yếu tố con người, họ sẽ kìm hãm công ty của họ và hạn chế thành công của người khác. Chỉ tậ...
15/10/2019

Khi các nhà lãnh đạo quên đi yếu tố con người, họ sẽ kìm hãm công ty của họ và hạn chế thành công của người khác. Chỉ tập trung vào lợi nhuận và quên rằng tài sản quan trọng nhất là con người thì cuối cùng sẽ kìm hãm sự phát triển của công ty", Sheldon Yellen là CEO của Belfor Holdings (Mỹ), đã nói như vậy.
https://vnexpress.net/kinh-doanh/ceo-moi-nam-viet-9-200-thiep-mung-sinh-nhat-nhan-vien-3996606.html

Yellen - CEO của Belfor Holdings có một vali riêng chứa văn phòng phẩm để tranh thủ viết thiệp bằng tay trong các chuyến đi xa.

Các lãnh đạo FPT đều xác nhận rằng, tinh thần dân chủ từ lâu đã trở thành một đặc sản trong văn hóa doanh nghiệp của FPT...
11/10/2019

Các lãnh đạo FPT đều xác nhận rằng, tinh thần dân chủ từ lâu đã trở thành một đặc sản trong văn hóa doanh nghiệp của FPT.

Trong buổi tọa đàm về quản trị doanh nghiệp giữa lãnh đạo FPT và lãnh đạo Vietnam Airlines (VNA), ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch công ty FPT Software thuộc tập đoàn FPT, người từng nổi tiếng với giai thoại chửi sếp là... ngu, chia sẻ:

"Bài học mà các vị CEO, những người làm ở vị trí lãnh đạo, leader, trưởng nhóm... trong các công ty học được ở đây là việc họ cần tôn trọng những ý kiến, sự khác biệt của chính những nhân viên của mình".

"Vậy, bài học cho cấp trên: người ít tuổi tôn trọng người nhiều tuổi, điều đó là quá dễ. Ở đây cái cần tôn trọng là sự khác biệt của người khác. Cái này cực kỳ khó" - Ông Tiến nhấn mạnh.

(Ảnh: Các ông Dương Trí Thành - TGĐ VNA, Trương Gia Bình - Chủ tịch FPT - Nguyễn Ngọc Minh - Chủ tịch VNA, Hoàng Nam Tiến - Chủ tịch FPT Software tại buổi tọa đàm diễn ra tháng 4/2017)

"Người lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và thực hành văn hóa doanh nghiệp". Bà Vũ Thị Hoài Nam...
09/10/2019

"Người lãnh đạo có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng và thực hành văn hóa doanh nghiệp". Bà Vũ Thị Hoài Nam, Phó Chủ tịch, Trưởng vùng cấp cao Công ty Manulife Việt Nam cho biết, trong cuộc tọa đàm tại hội nghị triển khai Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” các tỉnh Đông Nam bộ diễn ra sáng 4/10 tại TP HCM.

Theo bà Hoài Nam (người ngồi thứ hai từ bên trái trong ảnh), nếu người đứng đầu không quan tâm, nghiêm túc thực hiện những giá trị văn hóa đã đề ra thì không thể thuyết phục đội ngũ nhân viên thực hiện cũng như không tạo được niềm tin cho đối tác, khách hàng về giá trị của doanh nghiệp mình.

Làm văn hoá doanh nghiệp bắt đầu từ đâu?(Bài đăng trên FB của chuyên gia truyền thông Nguyễn Đình Thành)Làm VHDN từ sếp ...
08/10/2019

Làm văn hoá doanh nghiệp bắt đầu từ đâu?
(Bài đăng trên FB của chuyên gia truyền thông Nguyễn Đình Thành)
Làm VHDN từ sếp và lãnh đạo cấp trung đã.

VHDN là cái người ta nhìn thấy, nghe thấy và tin tưởng vào. Các giá trị có thể hay ho, các khẩu hiệu có thể hoành tráng, các mong muốn có thể tuyệt vời nhưng cái nhân viên nhìn thấy mỗi giờ, mỗi ngày là cách sếp họ làm việc, cách sếp của sếp họ giao việc, cách sếp quan tâm đến nhân viên.

Nhân viên không hạnh phúc thì chẳng bao giờ họ làm cho khách hàng hạnh phúc được.

Hãy nở nụ cười trên môi và đối đãi với mọi người bằng trái tim.

Ảnh: Chiến dịch Nụ cười Hạ Long với hình ảnh các lãnh đạo tỉnh và thành phố Hạ Long.

Với hội nghị triển khai cuộc vận động xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại 8 tỉnh miền Đông Nam Bộ vừa diễn ra sáng 4/10, c...
07/10/2019

Với hội nghị triển khai cuộc vận động xây dựng Văn hóa doanh nghiệp tại 8 tỉnh miền Đông Nam Bộ vừa diễn ra sáng 4/10, cuộc vận động đã được phát động đến tất cả 63 tỉnh, thành trên cả nước!

VHND: Hôm nay, (4/10) Hội nghị triển khai Cuộc vận động Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phát động với 8 tỉnh miền Đông Nam bộ và công bố Quyết định số 248/QĐ-TTg về thành lập Ban tổ chức triển khai Cu.....

Phát biểu khai mạc Hội nghị triển khai Cuộc vận động “Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phá...
04/10/2019

Phát biểu khai mạc Hội nghị triển khai Cuộc vận động “Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phát động với 8 tỉnh miền Đông Nam Bộ đã diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh sáng 4/10, ông Hồ Anh Tuấn, Trưởng Ban tổ chức Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” (Ban Tổ chức 248) nhấn mạnh: "Chúng tôi muốn gửi tới lãnh đạo 8 tỉnh, thành miền Đông Nam Bộ và đại diện các doanh nghiệp trong khu vực thông điệp: Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là nền tảng để phát triển bền vững, là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là linh hồn của thương hiệu, đó chính là tài sản vô giá của doanh nghiệp”.
Website Đảng Cộng sản Việt Nam đưa tin.

Ông Hồ Anh Tuấn, Trưởng Ban tổ chức cuộc vận động phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: V.Lê) Sáng ngày 4/10/2019, Hội nghị triển khai Cuộc vận động “Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phát động với 8 tỉnh...

Sáng nay, 4/10, tại khách sạn Rex, TP HCM, Hội nghị Triển khai Cuộc vận động “Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam” do...
04/10/2019

Sáng nay, 4/10, tại khách sạn Rex, TP HCM, Hội nghị Triển khai Cuộc vận động “Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phát động với 8 tỉnh miền Đông Nam Bộ đã diễn ra với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận và Thành phố Hồ Chí Minh, cùng đại diện của các doanh nghiệp tiêu biểu trong khu vực.

"Văn hóa là nền tảng tinh anh cốt cách của một quốc gia, một dân tộc và văn hóa doanh nghiệp không chỉ tạo nên linh hồn ...
03/10/2019

"Văn hóa là nền tảng tinh anh cốt cách của một quốc gia, một dân tộc và văn hóa doanh nghiệp không chỉ tạo nên linh hồn của doanh nghiệp mà còn là tài sản của một quốc gia", đó là đánh giá của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tại diễn đàn “Văn hóa doanh nghiệp - Nền tảng để phát triển bền vững", tổ chức tại TP HCM ngày 5/10/2017.

Ngày mai, 4/10, tại khách sạn Rex, TP HCM, cũng sẽ diễn ra Hội nghị triển khai Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” do Thủ tướng phát động khu vực 8 tỉnh miền Đông Nam Bộ.

Hội nghị của khu vực kinh tế cuối cùng này đánh dấu mốc cuộc vận động đã được triển khai đến toàn bộ 63 tỉnh, thành trên cả nước.

Những vị khách mời nào sẽ tham gia cuộc tọa đàm về xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong cuộc hội nghị triển khai cuộc vận...
02/10/2019

Những vị khách mời nào sẽ tham gia cuộc tọa đàm về xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong cuộc hội nghị triển khai cuộc vận động xây dựng VHDN Việt Nam các tỉnh miền Đông Nam Bộ sáng 4/10 tới?

Đó là ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin, bà Nguyễn Trịnh Khánh Linh Chủ tịch Dale Carnergie Việt Nam, Ông Hồ Quang Minh - chủ tịch BNI Việt Nam; PGS.TS. Phạm Thị Tuyết - Học viện Ngân hàng...

(Ảnh: Cuộc tọa đàm tại Hội nghị khu vực miền Tây Nam Bộ, tổ chức ngày 18/4/2019. Ảnh của TTXVN)

Sau các vùng kinh tế khác của cả nước, sáng 4/10 tới, Hội nghị triển khai Cuộc vận động “Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp V...
01/10/2019

Sau các vùng kinh tế khác của cả nước, sáng 4/10 tới, Hội nghị triển khai Cuộc vận động “Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phát động tại 8 tỉnh miền Đông Nam Bộ sẽ diễn ra tại khách sạn Rex, thành phố Hồ Chí Minh.
(Ảnh: Các đại biểu khu vực miền Tây Nam bộ ký kết kế hoạch phối hợp triển khai Cuộc vận động xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phát động với trưởng Ban Tổ chức 248 Hồ Anh Tuấn, trong hội nghị triển khai diễn ra ngày 18/4/2019 tại Cần Thơ).
Báo Dân Việt đưa tin về hội nghị chuẩn bị tại 8 tỉnh miền Đông chuẩn bị diễn ra:
http://danviet.vn/tin-tuc/trien-khai-cuoc-van-dong-xay-dung-van-hoa-doanh-nghiep-tai-8-tinh-mien-dong-1018689.html

Ngày 4/10 tới, Hội nghị Triển khai Cuộc vận động “Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phát độ...
30/09/2019

Ngày 4/10 tới, Hội nghị Triển khai Cuộc vận động “Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ phát động với 8 tỉnh miền Đông Nam Bộ sẽ diễn ra tại khách sạn Rex, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Báo Vietnam Plus đưa tin về hội nghị:

Sáng 4/10, hội nghị triển khai của khu vực cuối cùng - 8 tỉnh miền Đông Nam Bộ - sẽ diễn ra tại khách sạn Rex, quận 1, TP.HCM, đánh dấu mốc cuộc vận động đã được triển khai đến toàn bộ 63 tỉnh, thành.

Hành trình cuộc vận động Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phát động.Thủ tướng phát động: 7/...
30/09/2019

Hành trình cuộc vận động Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phát động.

Thủ tướng phát động: 7/11/2016
Thành lập Ban tổ chức triển khai cuộc vận động: Quyết định số 248 của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/2/2018.

13/9/2018: Hội nghị triển khai tại 7 tỉnh Tây Bắc Bộ (tổ chức tại Sơn La)
30/11/2018: Hội nghị triển khai tại 17 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (tổ chức tại Huế)
18/4/2019: Hội nghị triển khai tại 13 tỉnh miền Tây Nam Bộ (tổ chức tại Cần Thơ)
25/7/2019: Hội nghị triển khai tại 9 tỉnh Đông Bắc Bộ (tổ chức tại Hạ Long – Quảng Ninh)
6/8/2019: Hội nghị triển khai tại 9 tỉnh Đồng bằng sông Hồng (tổ chức tại Hà Nội)

Sáng 4/10, hội nghị triển khai của khu vực cuối cùng – 8 tỉnh miền Tây Nam Bộ, sẽ diễn ra tại khách sạn Rex, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Hội nghị triển khai Cuộc vận động "Xây dựng văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam" do Thủ tướng phát động, khu vực Miền Trung và...
27/09/2019

Hội nghị triển khai Cuộc vận động "Xây dựng văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam" do Thủ tướng phát động, khu vực Miền Trung và Tây nguyên, với sự tham gia của 17 tỉnh, thành đã diễn ra sáng 30/11/2018, tại thành phố Huế.

Bạn đã từng nghe câu nói này của Peter Drucker?Bạn nghĩ gì về văn hóa doanh nghiệp và nhận định của chuyên gia này?
26/09/2019

Bạn đã từng nghe câu nói này của Peter Drucker?
Bạn nghĩ gì về văn hóa doanh nghiệp và nhận định của chuyên gia này?

Đại diện lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, các Hiệp hội, các doanh nghiệp của 7 tỉnh khu vực Tây Bắc gồm: Sơn La, Hòa B...
26/09/2019

Đại diện lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, các Hiệp hội, các doanh nghiệp của 7 tỉnh khu vực Tây Bắc gồm: Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Phú Thọ đã tổ chức hội nghị Phát động Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam” tổ chức tại Sơn La vào ngày 13/9/2018.

Phát động Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam” ở 7 tỉnh Tây Bắc

Hội nghị triển khai cuộc vận động Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam tại 13 tỉnh Tây Nam Bộ đã diễn ra ngày 18/4 tại...
26/09/2019

Hội nghị triển khai cuộc vận động Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam tại 13 tỉnh Tây Nam Bộ đã diễn ra ngày 18/4 tại thành phố Cần Thơ.

VHDN: Sáng ngày 18/4/2019, Ban Tổ chức triển khai Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” (BTC 248) phối hợp với UBND Thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị triển khai Cuộc vận động xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam do...

“Hội nghị triển khai Cuộc vận động xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phát động tại Hà Nội và...
25/09/2019

“Hội nghị triển khai Cuộc vận động xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phát động tại Hà Nội và 9 tỉnh đồng bằng sông Hồng”, bao gồm: Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hải Phòng đã được tổ chức ngày 6/8/2019 tại Hà Nội.

Kinhtedothi - Với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hoá, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là chính sách phát triển thương hiệu, là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp, cũng như góp phần đẩy lùi ...

Address

Tầng 4, Tháp T1, Times Tower, 35 Lê Văn Lương
Hanoi

Telephone

+842477795777

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when CCDCC - Trung tâm Truyền thông và Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to CCDCC - Trung tâm Truyền thông và Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam:

Share

Category

Sứ mệnh của Trung tâm Truyền thông và Phát triển VHDN Việt Nam

Hiện thực hóa sứ mệnh của Hiệp hội PTVHDN Việt Nam là “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam vì sự phát triển bền vững”.


  • Trở thành đối tác tin cậy trong hành trình xây dựng bản sắc văn hóa riêng của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

  • Xây dựng và phát triển văn hóa, mang lại giá trị thương hiệu và tạo dựng thành công bền vững cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

  • Hài hòa lợi ích, đóng góp tích cực vào việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp và hoạt động hướng về cộng đồng.
  • Nearby media companies


    Other Media in Hanoi

    Show All