Tâm Sự Nuôi Con

Tâm Sự Nuôi Con Cổng thông tin dành cho bố mẹ và các bậc phụ huynh đang nuôi dạy con cái.

Thêm thực đơn BLW 6m tuần đầu tiên cho các mẹ tham khảo ạ!!! 🥰🥦🥬🥕 Em bé theo phương pháp ngay từ khởi đầu, nên trộm vía ...
13/03/2024

Thêm thực đơn BLW 6m tuần đầu tiên cho các mẹ tham khảo ạ!!! 🥰🥦🥬🥕 Em bé theo phương pháp ngay từ khởi đầu, nên trộm vía em hiện tại ăn tốt lắm ạ , cũng chẳng mất quá nhiều thời gian để làm, các mẹ tham khảo nhé

Nguồn : ST

Cục giò nàyyyyGhét quá các mom ơi
13/03/2024

Cục giò nàyyyy
Ghét quá các mom ơi

Xin vía bé gái tuổi Rồng ngoan hiền🐉
12/03/2024

Xin vía bé gái tuổi Rồng ngoan hiền🐉

GIÁP THÌN 2024 - ĐẶT TÊN CON SAO CHO PHÙ HỢP?PHẦN 2 - BÉ GÁICha mẹ nào cũng mong muốn con sinh ra sẽ hợp tuổi với mình đ...
12/03/2024

GIÁP THÌN 2024 - ĐẶT TÊN CON SAO CHO PHÙ HỢP?
PHẦN 2 - BÉ GÁI
Cha mẹ nào cũng mong muốn con sinh ra sẽ hợp tuổi với mình để con khỏe mạnh, đem lại nhiều may mắn và hạnh phúc.
Con gái sinh năm 2024 thuộc mệnh Hỏa, theo ngũ hành bản mệnh thì Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, do đó bố mẹ mệnh Thổ và Mộc sinh con trong năm 2024 sẽ đẹp nhất.
👉Một số tên con gái 2024 hợp tuổi bố mẹ như:
-Bố mẹ mệnh Mộc: Gia Hân, Kim Liên, Nhã Nghi, Kim Hoa, Đông Giao, Lam Mai, Hải Đường, Ngọc Nga, Mai Nguyên,...
-Bố mẹ mệnh Thổ: Anh Châu, Bảo Trâm, Bích Thảo, Bích Anh, Anh Châu, Bảo Trân, Hoàng Khuê, Bảo Diệp,…

👉Đặt tên con gái theo tháng sinh:
Theo phong thủy, mỗi em bé gái sinh vào các tháng khác nhau cũng có vận mệnh, số phận khác nhau:
- Bé gái sinh tháng 1: Cá tính, có tinh thần lãnh đạo. Một số tên gợi ý: Việt Trinh, Xuân Thi, Gia Tuệ, Mỹ Tâm,…
- Bé gái sinh tháng 2: Thông minh, biết giữ lòng tin, có hiểu biết và tham vọng lớn. Một số tên gợi ý: Ngọc Diệp, Minh Châu, Thanh Vân, Kiều Loan,…
- Bé gái sinh tháng 3: Cuộc sống an nhàn, ít sóng gió, được quý nhân phù trợ. Một số tên gợi ý: Thanh Hương, Thanh Mai, Quỳnh Hương, Ngọc Trâm,…
- Bé gái sinh tháng 4: Thông minh, tính cách hài hước, tự tin, làm chủ trước đám đông. Một số tên gợi ý: Nhật Hạ, Quỳnh Mai, Thảo Quyên,…
- Bé gái sinh tháng 5: Sống tình cảm, nhân hậu, giúp đỡ nhiều người. Một số tên gợi ý: Bảo Châu, Mỹ Duyên, Nhã Uyên, Khánh Ngọc,…
- Bé gái sinh tháng 6: Tự lập, kiên cường, cuộc sống giàu sang, phú quý. Một số tên gợi ý: Ngọc Hạ, Ái Linh, Như Thảo, Quế Chi, Lan Hương,…
- Bé gái sinh tháng 7: Thông minh, sáng suốt, gặp nhiều may mắn trong công việc. Một số tên gợi ý: Thu Thảo, Thúy Nga, Kiều Diễm, Trâm Anh, Thu Thảo,…
- Bé gái sinh tháng 8: Có nhiều tài năng, tính cách nhã nhặn, tương lai có tư cách lãnh đạo. Một số tên gợi ý: Diễm Quỳnh, Thảo Trang, Hải Thu, Minh Tuệ,…
- Bé gái sinh tháng 9: Gặp nhiều may mắn, có quý nhân phù trợ. Một số tên gợi ý: Hạ Lan, Hạnh Nhi, Cẩm Nhung, Như Quỳnh,…
- Bé gái sinh tháng 10: Tính tình dịu dàng, nhu mì, nhẹ nhàng. Một số tên gợi ý: Thu Nhi, Thiên Hương, Bảo Ngọc,…
- Bé gái sinh tháng 11: Vẻ ngoài đáng yêu, xinh xắn nhưng khá tinh nghịch. Một số tên gợi ý: Khánh Quỳnh, Gia Hân, Thanh Trúc, Ngọc Nhi,…
- Bé gái sinh tháng 12: Giỏi giang, kiên cường. Một số tên gợi ý: Ngọ Quý, Diễm My, Gia An, Hồng Đào,…

GIÁP THÌN 2024 - ĐẶT TÊN CON SAO CHO PHÙ HỢP?PHẦN 1 - BÉ TRAICác bé sinh năm 2024 thuộc mệnh Hỏa, tương sinh với mệnh Mộ...
12/03/2024

GIÁP THÌN 2024 - ĐẶT TÊN CON SAO CHO PHÙ HỢP?
PHẦN 1 - BÉ TRAI
Các bé sinh năm 2024 thuộc mệnh Hỏa, tương sinh với mệnh Mộc và Thổ. Do đó, khi đặt tên cho con cần lựa chọn những tên hợp với 2 mệnh này để gặp nhiều may mắn. Đồng thời, không nên đặt tên con tương khắc với mệnh Thủy, Kim.
Một số gợi ý cho bố mẹ muốn đặt tên con theo tháng sinh:
- Bé trai sinh tháng 1 tính cách mạnh mẽ, thông minh, tố chất làm lãnh đạo: Nhật Minh, Toàn Thắng, Khang Vương, Bảo Dũng, Văn Tiến, Quang Đăng, Bảo Long, Đinh Bảo,…
- Bé trai sinh tháng 2 cá tính, rất thông minh, có nhiều hoài bão: Hữu Đạt, Thái Tuệ, Bảo Hân, Hữu Thịnh, Nhật Dũng, Quang Thái, Đức Tài, Mạnh Hùng, Bảo Duy,…
- Bé trai sinh tháng 3 gặp nhiều may mắn: Việt Toàn, Thái Sơn, Gia Đức, Trung Kiên, Tuệ An, Thanh Tùng, Thế Vinh, Hùng Dũng, Thái Kiên, Ngọc Cường,…
- Bé trai sinh tháng 4: thông minh, hài hước: Việt Hùng, Minh Phát, Tùng Lâm, Thái Sơn, Nhật Vinh, Chí Thiện, Cao Trí, Ngọc Lâm, Ngọc Sáng, Hoàng Bách,…
- Bé trai sinh tháng 5 sống tình cảm hay giúp đỡ mọi người: Thái Công, Việt Đình, Kiên Quốc, Nhật Cường, Bình Nguyên, Hồng Lập, Bình Nguyên, Công Vinh,…
- Bé trai sinh tháng 6 phóng khoáng, thích khám phá những điều mới: Nghĩa Nam, Huỳnh Anh, Gia Trung, Tuấn Tú, Đăng Khôi, Đăng Vương, Nghĩa Hưng, Quốc Việt,…
- Bé trai sinh tháng 7 thường rất tự tin, bản lĩnh: Hưng Thịnh, Gia Khang, Bảo Luân, Văn Khánh, Thiên Phú, Hồng Thuận, Thanh Luân, Hữu Kiệt, Hồng Thuận,…
- Bé trai sinh tháng 8 tính cách mạnh mẽ: Nhật Phúc, An Phong, Dương Thái, Bảo Khang, Việt Dũng, Thanh Toàn, Mạnh Hùng, An Khang, Minh Luân,…
- Bé trai sinh tháng 9 thẳng thắn, khôn khéo: Quang Minh, Trung Thành, Tâm Việt, Khôi Nguyên, Anh Tài, Cương Quyết, Huy Vũ,…
- Bé trai sinh tháng 10 giỏi giang, tiền đồ rộng mở: Minh Bảo, Hải Việt, Tuấn Lực, Vĩnh Cường, Hữu Thịnh, Hoàng Dũng, Việt Lĩnh, Anh Chí, Trí Nam,…
- Bé trai sinh tháng 11 cá tính, mạnh mẽ: Việt Cường, Trí Dũng, Minh Thắng, Tuấn Vũ, Anh Bằng, Huy Hoàng, Mạnh Tuấn, Đình Sang, Minh Thắng,…
- Bé trai sinh tháng 12 trầm tính, sống tình cảm: Hữu Thiện, Đức Sơn, Vĩnh Bảo, Vĩnh Cường, Việt Sang, Minh Đức, Khả Thiên,…
👇Xem thêm ở cmt

05/07/2023
15 LOẠI SÁCH PHÙ HỢP CHO BÉ 2 TUỔI TRỞ LÊNNếu các mẹ chưa biết lựa chọn sách dạy bé 2 tuổi như thế nào thì có thể tham k...
02/04/2023

15 LOẠI SÁCH PHÙ HỢP CHO BÉ 2 TUỔI TRỞ LÊN

Nếu các mẹ chưa biết lựa chọn sách dạy bé 2 tuổi như thế nào thì có thể tham khảo những gợi ý dưới đây:

Truyện tranh không có chữ: Sách giúp bé phát triển tư duy, làm quen với thế giới xung quanh thông qua các hình ảnh bởi 2 tuổi bé chưa biết đọc. Ví dụ: Cô chủ không biết quý tình bạn.

Truyện cổ tích: Những truyện mang đậm giá trị nhân văn sâu sắc và các bài học ý nghĩa sẽ giúp bé nâng cao nhận thức tốt hơn. Ví dụ: Sọ Dừa, Tấm Cám, Cây tre trăm đốt,...

Sách khám phá về khoa học: 10 vạn câu hỏi vì sao, Những điều kỳ thú,... sẽ giúp bé có cái nhìn về thế giới dưới góc nhìn khoa học, tăng khả năng tò mò và học hỏi của bé.

Thơ thiếu nhi: Bàn tay mẹ, Ông trăng và bé, Con yêu mẹ,... là những bài thơ vui nhộn, trẻ thơ sẽ giúp bé tăng trí nhớ tốt hơn, tăng vốn từ vựng đa dạng.

Truyện tranh ghép hình: Cô bé tí hon, Cô bé quàng khăn đỏ,... sẽ là gợi ý hoàn hảo để bé phát triển tư duy với hình ảnh đủ màu sắc, sinh động khiến bé sẽ rất thích thú.

Sách đố vui thông minh: Sách sẽ giúp bé vận dụng khả năng tư duy để giải đáp những câu đố giúp bé phát triển trí não.

Sách bách khoa tri thức: Bao gồm đa dạng chủ đề về trái cây, động vật và những điều trong đời sống hàng ngày giúp bé có cái nhìn về cuộc sống sinh động hơn.

Sách nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ: Gồm những câu chuyện được minh họa qua hình ảnh giúp bé phát triển trí não và tăng sự tò mò khám phá.

Sách song ngữ Anh - Việt: Sẽ kích thích thị giác giúp trẻ phát triển khả năng nhận thức, tư duy về ngôn ngữ và từ vựng cũng như phán đoán.

Sách bách khoa cơ thể trẻ: Giúp bé nhận biết được những bộ phận trên cơ thể với tên gọi là gì, chức năng ra sao.

Sách mê cung: Vừa kích thích tính tò mò của trẻ vừa tăng khả năng tư duy, sáng tạo khi bé thực hiện nhiệm vụ trò chơi.

“Phát triển trí não sớm cho trẻ từ 0 – 2 tuổi”: Giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ, tăng trí tưởng tượng và khiến trẻ cho trẻ thích thú hơn khi xem sách.

Bộ sách Chú nhóc Max: Với các mẩu chuyện ngắn ý nghĩa nhưng vô cùng hài hước sẽ kích thích sự hứng khởi cho trẻ khi được mẹ kể cho nghe.

Bộ sách Zigzag: Với các trang sách kiểu zigzag vừa có chủ đề, nội dung gần gũi với đời sống của trẻ vừa có các số đếm, chữ, màu sắc và từ ngữ phong phú.

Sách đa tương tác: Giúp trẻ có những trải nghiệm với các chuyển động thông minh khi lật mở, trang sách thiết kế 3D giúp tăng thế giới quan của bé.

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĂN DẶM TRUYỀN THỐNG1. Ăn dặm truyền thống là gì?Ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn dặm lâu đời, đ...
02/04/2023

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĂN DẶM TRUYỀN THỐNG

1. Ăn dặm truyền thống là gì?
Ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn dặm lâu đời, được cha ông ta ưa chuộng sử dụng trong việc nuôi con nhỏ. Cách chế biến bao gồm việc xay nhuyễn các loại thức ăn và trộn chung vào loại đồ ăn chính, ban đầu là với bột, sau đó là các loại thịt, cá, rau, củ để tạo ra các món cháo và bột khác nhau.

2. Lợi thế của thực đơn ăn dặm truyền thống
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng đến 7 tháng tuổi giúp đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, đủ cả 4 nhóm thực phẩm: Chất béo, chất bột đường, chất đạm, vitamin và khoáng chất trong mỗi bữa ăn của bé.
Tuân thủ ăn dặm theo từng giai đoạn (từ sữa mẹ sang thức ăn lỏng, rồi sau đó là thức ăn đặc) sẽ tạo thói quen tốt cho bé về ăn uống, tránh trường hợp bé biếng ăn và dạ dày phải làm việc quá sức từ sớm.
Với đồ ăn được xay nhuyễn, ăn dặm truyền thống cũng giúp hệ tiêu hóa học tập và làm quen với các thực phẩm mới.
Việc chế biến món ăn của mẹ cũng không mất quá nhiều thời gian, tiện lợi và cực kỳ nhanh chóng.

3. Các điểm cha mẹ cần lưu ý khi bắt đầu cho con ăn dặm truyền thống
Ăn dặm truyền thống hay ăn dặm bé tự chỉ huy, ăn dặm kiểu Nhật... đều có chung các nguyên tắc. Bố mẹ nên quan tâm một số lưu ý sau đây để lên thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 - 7 tháng tốt nhất:

Chỉ tập ăn dặm khi trẻ đã sẵn sàng. Nếu tập ăn dặm quá sớm đường tiêu hoá của trẻ sẽ rất khó làm việc, không hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng tốt, thậm chí còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu để trẻ ăn dặm quá muộn sẽ không thể có đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé, từ đó làm trẻ chậm lớn và suy dinh dưỡng. Các chuyên gia khuyến cáo nên tập cho bé ăn dặm truyền thống từ 6 tháng tuổi trở lên.
Giai đoạn đầu, mẹ cho bé làm quen với thực ăn nên không nhất thiết ăn nhiều chất, số lượng nhiều ngay từ đầu mà dần dần có thể nâng lên từng cấp một. Ví dụ, từ loại thức ăn lỏng sang thức ăn dạng đặc, từ loại thức ăn mịn đến thức ăn thô và từ một nhóm thức ăn sang nhiều nhóm thức ăn.
Đa dạng thực đơn với các nhóm thức ăn như nhóm tinh bột, nhóm béo, nhóm đạm, nhóm vitamin và chất khoáng cần thiết.
Trong giai đoạn đầu này, ăn dặm chỉ là nguồn năng lượng phụ, nguồn năng lượng chính vẫn là từ sữa mẹ hay Vì thế, trẻ vẫn phải duy trì 400 - 500 ml sữa mỗi ngày.sữa công thức.

4. Cần có những chất gì trong thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 -7 tháng tuổi?
Việc ăn dặm cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé, giúp bé phát triển tốt về mặt trí tuệ lẫn thể chất. Do đó, một thực đơn ăn dặm truyền thống dành cho bé 6 - 7 tháng tuổi cần đảm bảo đầy đủ những chất sau:

Chất đạm: thịt bò, cá, trứng, phô mai, sữa, các loại đậu,...
Tinh bột: Các loại ngũ cốc, khoai lang, mì ống, khoai tây, bánh mì...
Vitamin: Có nhiều trong các loại rau xanh, củ, quả chín.
Chất béo: Có trong họ đậu, hạt và dầu thực vật như hạt gạo nếp hay gạo tẻ, hạt vừng, đậu nành, đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh,...
Đây là 4 nhóm dưỡng chất cần thiết và quan trọng nhất. Ngoài ra, trong giai đoạn ăn dặm, bé yêu cũng nên được bổ sung:

Chất sắt: Các loại đậu nghiền bột như đậu tây, đậu đen, đậu lăng hay các loại rau có màu xanh đậm.
Vitamin D: Nắng buổi sớm rất tốt nên mẹ có thể cho bé tắm nắng hoặc cho bé ăn dặm từ các nguyên liệu cá hồi để bổ sung vitamin D.
DHA: Có nhiều trong sữa mẹ.

5. Các nguyên tắc khi xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 - 7 tháng

Một số nguyên tắc trong thực đơn ăn dặm truyền thống mẹ cần chú ý:
-Số bữa ăn dặm: 1-2 bữa/ngày. Khi bé cứng cáp hơn, mẹ có thể cho bé ăn trái cây hay sữa chua trong bữa phụ.
-Số bữa uống sữa bột hay sữa mẹ: 3-4 bữa/ngày và tùy theo nhu cầu của trẻ.
-Những món cho bé ăn phải được nghiền nhuyễn hoặc có độ mềm cao.
-Bước đầu cho bé làm quen với bột ăn dặm có vị ngọt một thời gian sau khi quen các mẹ cần chuyển sang bột ăn dặm có vị mặn.
-Tuyệt đối không được cho thêm các loại gia vị của người lớn vào trong khẩu phần ăn dặm của bé.
-Tập cho bé ăn dặm theo trình tự: Bắt đầu từ ngũ cốc (như cháo trắng), tiếp theo là rau củ, quả (ví dụ như: khoai lang, cà rốt, bí đỏ, chuối, bơ...), sau đó đến thịt heo, thịt gà nạc.
-Các bà mẹ nên chú ý tránh cho bé dùng những món ăn, thực phẩm dễ gây dị ứng, như mật ong, đậu phộng,...

/Nguồn: Vinmec

GIAO MÙA VÀ KIẾN THỨC CƠ BẢN KHI CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TRẺ NHỎSự dao động của nhiệt độ diễn ra nhanh sẽ làm cho hệ miễn dịch...
02/04/2023

GIAO MÙA VÀ KIẾN THỨC CƠ BẢN KHI CHĂM SÓC SỨC KHOẺ TRẺ NHỎ

Sự dao động của nhiệt độ diễn ra nhanh sẽ làm cho hệ miễn dịch của trẻ vốn đã yếu nay càng yếu hơn. Bên cạnh đó, khí hậu nóng và ẩm là điều kiện thuận lợi để các virus gây bệnh phát triển và lan nhanh hơn.

Các bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa
- Cảm cúm
- Viêm đường hô hấp trên
- Tiêu chảy cấp

Nhằm phòng các bệnh lúc giao mùa, cũng như cách chăm sóc trẻ khi mắc bệnh, dưới đây là những nguyên tắc mà cha mẹ cần biết.

✅Nguyên tắc 1: Chú ý đến chế độ ăn nhằm tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Một chế độ ăn khoa học là rất cần thiết với trẻ nhỏ. Đây là yếu tố quan trọng giúp trẻ có hệ miễn dịch vững vàng. Ba mẹ nên chú ý đến thành phần đạm và các vi chất. Trong đó, kẽm và sắt là hai vi chất cực kỳ quan trọng có nhiều trong thịt bò, gà, cá, trứng và hải sản.
Ngoài ra, ba mẹ nên tập cho trẻ có thói quen ăn nhiều rau quả, uống nước ép trái cây có màu vàng, cam, đỏ như: Cam, cà rốt, cà chua… nhằm bổ sung vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C cũng góp phần rất quan trọng tăng cường hệ miễn dịch của con.
✅Nguyên tắc 2: Cần thay đổi sinh hoạt cho trẻ khi giao mùa
Do thời tiết thất thường kèm theo ẩm thấp, mưa gió, việc thay đổi sinh hoạt cho trẻ là cần thiết. Cụ thể.
- Cần giữ ấm cho trẻ: Các mẹ cần lưu ý trang phục cho trẻ trong ngày để đảm bảo thân nhiệt. Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vào ban đêm, chú ý phần cổ, tay, chân.
- Cần chú ý đến vệ sinh cho trẻ: Bên cạnh việc vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh trẻ, việc vệ sinh cá nhân cho trẻ cũng hết sức lưu ý như: Cắt móng tay chân cho trẻ, thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn, sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày.
- Cần cho trẻ ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Cha mẹ hãy đảm bảo rằng con được ngủ đủ 9 - 12 tiếng mỗi ngày tùy theo lứa tuổi. Phòng ngủ của trẻ phải thoáng, đủ ánh sáng và duy trì độ ẩm nhất định, giúp trẻ không gặp khó khăn khi hô hấp.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với động vật: Những sợi lông từ chó, mèo hay từ chăn gối, vỏ đệm… không được vệ sinh sạch sẽ là nguyên nhân chính khiến trẻ dễ bị ho, hen suyễn…
✅Nguyên tắc 3: Nếu trẻ mắc bệnh cần chăm sóc đúng
Khi trẻ mắc bệnh thường có biểu hiện sốt, ho, nôn ói và tiêu lỏng. Ngoài việc cho trẻ đi khám, cha mẹ cần chăm sóc đúng cách.
- Nếu trẻ sốt: Ba mẹ cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, uống nhiều nước, lau mát cho trẻ và nên đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế.
- Nếu trẻ ho: Ho không phải là dấu hiệu xấu, ho là phản xạ phòng vệ tự nhiên của cơ thể giúp tống xuất đàm nhớt, virus, vi khuẩn ra khỏi đường hô hấp. Nguyên nhân ho thường gặp ở trẻ em là viêm hô hấp trên do virus, do đó triệu chứng này sẽ đỉnh điểm vào ngày 2 - 3 của bệnh và kéo dài 10 - 14 ngày.
Để làm giảm cơn ho của trẻ, đối với trẻ dưới 12 tháng, các mẹ nên vệ sinh mũi họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Đối với trẻ trên 12 tháng các bố mẹ có thể cho con dùng ½ muỗng cà phê mật ong trước khi ngủ 30 phút, sẽ giúp làm giảm cơn ho và ít thức giấc về đêm.
- Nếu trẻ nôn ói và tiêu lỏng: Nguyên nhân thường gặp nhất là viêm dạ dày ruột do siêu vi hay còn gọi là tiêu chảy cấp. Việc sử dụng thuốc chống nôn ói và cầm tiêu chảy là không được khuyến cáo. Nếu trẻ chỉ ói và tiêu lỏng ít, cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước, cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá. Tình trạng nôn ói sẽ cải thiện trước, tình trạng tiêu lỏng sẽ ổn sau 5 - 7 ngày. Nếu thấy trẻ nôn và tiêu lỏng ngày càng nhiều thì nên đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế.
✅Nguyên tắc 4: Cần tiêm phòng cho trẻ
Để phòng bệnh cần cho trẻ tiêm phòng đúng lịch, đủ mũi theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Nên cho trẻ được tiêm ngừa cúm, đặc biệt ở nhóm tuổi trên 6 tháng và uống ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus.
Bệnh cúm thường lây nhiễm qua đường hô hấp, hiệu quả của tiêm ngừa đạt 96 - 97%. Trẻ được tiêm ngừa nếu mắc cúm có thể nhẹ hơn và thời gian mắc bệnh ngắn hơn trẻ không được tiêm ngừa.
Còn tiêu chảy cấp do Rotavirus thường gặp nhất gây bệnh cảnh tiêu chảy cấp ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi, liều đầu tiên được uống vào thời điểm 2 tháng tuổi.

Nhà không phải chỉ là một nơi trú chân tạm thời: cái cốt lõi của một mái ấm nằm trong tính cách của những con người sống...
02/04/2023

Nhà không phải chỉ là một nơi trú chân tạm thời: cái cốt lõi của một mái ấm nằm trong tính cách của những con người sống trong ngôi nhà đó. Nhà là nơi chúng ta ấm ủ những giấc mơ mỗi tối. Nhà là nơi hóa thành lâu đài trong những câu chuyện cổ tích đêm đêm bà kể. Nhà còn là nơi ta quay về tìm lại chốn bình yên.

Address

Hanoi

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tâm Sự Nuôi Con posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share