HÃY RA KHƠI

HÃY RA KHƠI HIỆP THÔNG TRONG ĐỨC TIN VÀ ĐỨC ÁI

08/06/2024
08/06/2024

THÔNG BÁO: THAY ĐỔI NHÂN SỰ TẠI TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI NĂM 2024
-----------
Vì nhu cầu của Tổng Giáo phận, sau khi suy nghĩ, cầu nguyện và bàn hỏi với Ban Tư vấn, Đức Tổng Giám mục Giu-se Vũ Văn Thiên có một số thuyên chuyển và bổ nhiệm về nhân sự.
-----------
Xem chi tiết bản tin tại link bên dưới phần bình luận

08/04/2024

Ngày mừng lễ Truyền thống của Giáo lý viên TGP Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 08/04/2024, tại Giáo xứ Bái Xuyên.

08/04/2024

CÁC QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN TỚI TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO TẠI SỞ KIỆN
-----------
Với lòng sùng mộ và tri ân các Thánh Tử Đạo Việt Nam, ngày 19/3/2024, Đức Tổng Giám mục Giu-se Vũ Văn Thiên đã quyết định những điều sau đây cho Trung Tâm Hành Hương các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Sở Kiện:
-----------
Xem chi tiết bản tin tại link bên dưới phần bình luận

02/01/2024

HÔM NAY KỈ NIỆM 21 NĂM, NGÀY ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC GIU-SE VŨ VĂN THIÊN - TGM TGP HÀ NỘI ĐƯỢC TẤN PHONG GIÁM MỤC (2003).

Chúng con kính chúc Đức TGM Giu-se tràn đầy Ơn Chúa - Sức khỏe - Bình an!

15/12/2023

ĐỨC THÁNH CHA KỶ NIỆM 54 NĂM LINH MỤC
----------------------

Vào ngày 13/12/1969, chỉ 4 ngày trước sinh nhật lần thứ 33, tu sĩ Dòng Tên Jorge Mario Bergoglio đã được Đức Tổng Giám mục danh dự Ramón José Castellano của Giáo phận Córdoba, Argentina, truyền chức linh mục. Ngài chính là Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô hiện tại.

Theo CNA
Lược dịch: Khánh Ly – WTGPHN

---------------------
Xem chi tiết bản tin TẠI LINK BÊN DƯỚI PHẦN BÌNH LUẬN

11/12/2023

Ông cố PHÊ-RÔ sinh ngày 05 tháng 11 năm 1960, Đã được Chúa gọi về vào hồi 09g40, Chúa nhật, ngày 10 tháng 12 năm 2023, hưởng thọ 64 tuổi.

23/11/2023

DANH SÁCH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
XẾP THEO THÁNG TRONG NĂM
WHĐ (14.11.2017) – Tại Việt Nam, có nhiều kitô hữu đã hy sinh mạng sống làm chứng cho Tin Mừng và đức tin của Hội thánh Đức Kitô trong khoảng thời gian từ 1644, năm thầy giảng Anrê Phú Yên chịu tử đạo, cho tới năm 1883. Trong số này, có 117 vị đã được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 19.6.1988, gồm:
- 11 vị gốc Tây Ban Nha (6 giám mục và 5 linh mục),
- 10 vị gốc Pháp (2 giám mục và 8 linh mục),
- 96 vị người Việt Nam (37 linh mục 14 thầy giảng, 1 chủng sinh, 44 giáo dân trong đó có 1 phụ nữ là thánh Anê Lê Thị Thành, tức Anê Đê).
Đây là những vị đã hy sinh trong khoảng thời gian 1740-1883, qua các đời vua chúa:
- chúa Trịnh Doanh 1740-1767 (2 vị),
- chúa Trịnh Sâm 1767-1782 (2 vị),
- vua Cảnh Thịnh 1782-1802 (2 vị),
- vua Minh Mạng 1820-1841 (55 vị),
- vua Thiệu Trị 1841-1847 (3 vị),
- vua Tự Đức 1847-1883 (50 vị).
Trước khi được phong thánh, theo tiến trình phong thánh của Giáo hội, các ngài đã được các Đức giáo hoàng lần lượt phong chân phước (á thánh):
- 64 vị, do Đức Giáo hoàng Lêô XIII, ngày 27.5.1900;
- 8 vị, do Đức Giáo hoàng Piô X, ngày 20.5.1906;
- 20 vị, do Đức Giáo hoàng Piô X, ngày 2.5.1909;
- 25 vị, do Đức Giáo hoàng Piô XII, ngày 28.4.1951.
Ngoài 117 vị đã được phong thánh, ngày 5.3.2000, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã phong chân phước (á thánh) cho thầy giảng Anrê Phú Yên (mất 1644), người vẫn được coi là vị tử đạo đầu tiên của Giáo hội Việt Nam.
THÁNG MỘT
Ngày 13
Thánh Đaminh PHẠM TRỌNG KHẢM (1780-1859)
Quan án, quê Quần Cống, xã Trà Lũ, tỉnh Nam Định
Thánh Giuse PHẠM TRỌNG TẢ (1800-1859)
Chánh tổng, quê Quần Cống, xã Trà Lũ, phủ Xuân Trường, Nam Định
Thánh Luca PHẠM TRỌNG THÌN (1820-1859)
Chánh tổng, quê Quần Cống, xã Trà Lũ, tỉnh Nam Định
Ngày 22
Thánh MATTEO ALONSO LECINIANA-ĐẬU (1702-1745)
Linh mục, người Tây Ban Nha
Thánh FRANCESCO GIL FEDERICH - TẾ (1702-1745)
Linh mục, người Tây Ban Nha
Ngày 30
Thánh Tôma NGÔ TÚC KHUÔNG (1780-1860)
Linh mục, quê Nam Hòa, xứ Tiên Chu, tỉnh Hưng Yên
THÁNG HAI
Ngày 2
Thánh JEAN - THÉOPHANE VÉNARD - VEN (1829-1861)
Linh mục, người Pháp.
Ngày 13
Thánh Phaolô LÊ VĂN LỘC (1830-1859)
Linh mục, quê An Nhơn, phủ Tân Bình (sau này là Sài Gòn)
THÁNG BA
Ngày 11
Thánh Đaminh NGUYỄN VĂN CẨM (1810 - 1859)
Linh mục, quê Cẩm Giàng (hay Cẩm Chương), xứ Kẻ Roi, tỉnh Bắc Ninh
THÁNG TƯ
Ngày 2
Thánh Đaminh VŨ ĐÌNH TƯỚC (1775-1839)
Linh mục, quê Trung Lao, tỉnh Nam Định
Ngày 6
Thánh Phaolô LÊ BẢO TỊNH (1793 - 1857)
Linh mục, quê Trinh Hà, huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ngày 7
Thánh Phêrô NGUYỄN VĂN LỰU (1812-1861)
Linh mục, quê Gò Vấp, tỉnh Gia Định
Ngày 27
Thánh Laurensô NGUYỄN VĂN HƯỞNG (1802-1856)
Linh mục, quê Kẻ Sải, xã Tụy Hiền, huyện Hoài Yên, Hà Nội
Ngày 28
Thánh Phêrô NGUYỄN VĂN HIẾU (1783-1840)
Thầy giảng, quê Đồng Chuối
Thánh Gioan Baotixita ĐINH VĂN THANH (1796-1840)
Thầy giảng, quê Nội Khê, xứ Hảo Nho, tỉnh Ninh Bình
Thánh Phêrô PHẠM KHẮC KHOAN (1771-1840)
Linh mục, quê Duyên Mậu, xứ Hảo Nho, Giáo phận Phát Diệm
Ngày 29
Thánh Giuse NGUYỄN DUY TUÂN (HOAN) (1811-1861)
Linh mục, quê Trần Xá, xứ Cao Xá, tỉnh Hưng Yên
THÁNG NĂM
Ngày 1
Thánh JEAN-LOUIS BONNARD - HƯƠNG (1824-1852)
Linh mục, người Pháp
Thánh AUGUSTIN SCHOEFFLER - ĐÔNG (1822-1851)
Linh mục, người Pháp
Ngày 2
Thánh GIUSE NGUYỄN VĂN LỰU (1789-1854)
Trùm nhất, quê Mặc Bắc, huyện Chợ Lách, tỉnh Vĩnh Long
Ngày 9
Thánh GIUSE NGÔ DUY HIỂN (1769-1840)
Linh mục, quê Quần Phương Hạ, tỉnh Nam Định
Ngày 11
Thánh Matthêu LÊ VĂN GẪM (1813-1847)
Thương gia, quê Long Đại, xứ Gò Công, tỉnh Biên Hòa
Ngày 22
Thánh Laurensô PHẠM VIẾT NGÔN (1840-1862)
Giáo dân, quê Lục Thủy, huyện Giao Thủy, Giáo phận Trung (Bùi Chu)
Thánh Micae HỒ ĐÌNH HY (1808-1857)
Quan Thái bộc, quê Nhu Lâm, phủ Thừa Thiên
Ngày 25
Thánh Phêrô ĐOÀN VĂN VÂN (1780-1857)
Thầy giảng, quê Kẻ Bói, tỉnh Hà Nam
Ngày 26
Thánh Matthêu NGUYỄN VĂN PHƯỢNG (ĐẮC) (1801-1861)
Trùm họ - Lương y, quê Kẻ Lái, Lý Nhơn, tỉnh Quảng Bình
Thánh Gioan ĐOẠN TRINH HOAN (1798-1861)
Linh mục, quê Kim Long, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên
Ngày 28
Thánh Phaolô TRẦN VĂN HẠNH (1827-1859)
Giáo dân, quê Tân Triều, Biên Hòa
THÁNG SÁU
Ngày 1
Thánh Giuse PHẠM QUANG TÚC (1843-1862)
Nông dân, quê Hoàng Xá, xứ Ngọc Đồng, Hưng Yên (Hải Hưng)
Ngày 2
Thánh Đaminh TRẦN DUY NINH (1841-1862)
Giáo dân, quê Trung Linh, tỉnh Nam Định
Ngày 3
Thánh Phaolô VŨ VĂN ĐỔNG (1802-1862)
Thủ bạ, quê Cao Xá, Giáo phận Trung, tỉnh Hải Hưng
Ngày 5
Thánh Đaminh TRẦN VĂN TOẠI (1812-1862)
Ngư phủ, quê Đông Thành, tỉnh Thái Bình
Thánh Luca VŨ BÁ LOAN (1756-1840)
Linh mục, quê Bút Đông, Trác Bút, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam Ninh
Thánh Đaminh NGUYỄN VĂN HUYÊN (1817-1862)
Ngư phủ, quê Đông Thành
Ngày 6
Thánh Phêrô ĐINH VĂN DŨNG (1800-1862),
Ngư phủ, quê Trung Đồng, Kẻ Mèn, tỉnh Thái Bình
Thánh Vinh Sơn PHẠM VĂN DƯƠNG (1821-1862)
Thu thuế, quê Kẻ Mèn, tỉnh Thái Bình.
Thánh Phêrô ĐINH VĂN THUẦN (1802-1862)
Ngư phủ, quê Đông Phú, Kẻ Mèn, tỉnh Thái Bình
Ngày 7
Thánh Giuse TRẦN VĂN TUẤN (1824-1862)
Nông dân, quê Nam Điền, xứ Phú Nhai
Ngày 13
Thánh Nicôla BÙI ĐỨC THỂ (1792-1839)
Binh lính, quê Kiên Trung, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định
Thánh Augustinô PHAN VIẾT HUY (1795-1839)
Binh lính, quê Hạ Linh
Ngày 16
Thánh Đaminh NGUYỄN HUY NGUYÊN (1800-1862),
Chánh trương - Lang y, quê giáo xứ Ngọc Cục
Thánh Đaminh NGUYỄN ĐỨC NHI (1822-1862),
Giáo dân, quê Ngọc Cục, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
Thánh Đaminh NGUYỄN ĐỨC MẠO (1818-1862)
Hương quản hay Phó lý, quê Ngọc Cục, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định
Thánh Vinh Sơn NGUYỄN MẠNH TƯƠNG (1814-1862)
Chánh tổng, quê Ngọc Cục, tỉnh Nam Định.
Thánh Anrê NGUYỄN MẠNH TƯỜNG (1812-1862)
Giáo dân, quê Ngọc Cục, tỉnh Nam Định
Ngày 17
Thánh Phêrô PHAN HỮU ĐA (1802-1862)
Thợ mộc, quê Ngọc Cục, tỉnh Nam Định
Ngày 26
Thánh DUMINGO HENARES-MINH (1765-1838)
Giám mục, người Tây Ban Nha
Thánh Phanxicô ĐỖ VĂN CHIỂU (1797-1833)
Thầy giảng, quê Trung Lễ, giáo xứ Liên Thủy, tỉnh Nam Định
Ngày 27
Thánh Tôma VŨ QUANG TOÁN (1764-1840)
Thầy giảng, quê Cần Phán, tỉnh Thái Bình
Ngày 30
Thánh Vinh Sơn ĐỖ YẾN (1764-1838)
Linh mục, quê Trà Lũ, xứ Phú Nhai, tỉnh Nam Định
THÁNG BẢY
Ngày 3
Thánh Philipphê PHAN VĂN MINH (1815-1853)
Linh mục, quê Cái Mơn, huyện Mỏ Cày, tỉnh Vĩnh Long.
Ngày 4
Thánh Giuse NGUYỄN ĐÌNH UYỂN (1775-1838)
Thầy giảng, quê Ninh Cường, tỉnh Nam Định
Ngày 10
Thánh Phêrô NGUYỄN KHẮC TỰ (1808-1840)
Thầy giảng, quê tỉnh Ninh Bình
Thánh Antôn NGUYỄN HỮU QUỲNH (NĂM) (1768-1840)
Trùm họ, quê Mỹ Hương, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Ngày 12
Thánh nữ Anê LÊ THỊ THÀNH (ĐÊ) (1781-1841)
Giáo dân, quê Bái Điền, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Thánh Phêrô HOÀNG KHANH (1780-1842)
Linh mục, quê Hoa Duệ, tỉnh Nghệ An.
Thánh IGNACIO DELGADO-Y (1762-1838)
Giám mục, người Tây Ban Nha
Ngày 15
Thánh Phêrô NGUYỄN BÁ TUẦN (1766-1838)
Linh mục, quê Ngọc Đồng, tỉnh Hưng Yên
Thánh Anrê NGUYỄN KIM THÔNG (THUÔNG) (1790-1855)
Trùm họ, quê Gò Thị, xã Xuân Phương, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
Ngày 18
Thánh Đaminh ĐINH VĂN ĐẠT (1803-1839)
Binh lính, quê Phú Nhai, tỉnh Nam Định
Ngày 20
Thánh JOSÉ DIAZ SANJURJO - AN (1818-1857)
Giám mục, người Tây Ban Nha
Ngày 24
Thánh JOSÉ FERNANDEZ - HIỀN (1775-1838)
Giáo sĩ, người Tây Ban Nha
Ngày 26
Chân phước Anrê PHÚ YÊN (1625-1644)
Thầy giảng, giáo xứ Mằng Lăng, tỉnh Phú Yên, Giáo phận Qui Nhơn
Ngày 28
Thánh MELCHOR GARCIA SAMPEDRO-XUYÊN (1821-1858)
Giám mục, người Tây Ban Nha
Ngày 31
Thánh Phêrô ĐOÀN CÔNG QUÝ (1826-1859)
Linh mục, quê họ Búng, tổng Bình Thạnh, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Thánh Emmanuel LÊ VĂN PHỤNG (1796-1859)
Câu họ, quê họ Đầu Nước (Cù Lao Giêng), tỉnh An Giang
THÁNG TÁM
Ngày 1
Thánh Đaminh NGUYỄN VĂN HẠNH (1772-1838)
Linh mục, quê Năng A, tỉnh Nghệ An
Thánh Bênêđictô VŨ VĂN DUỆ (1755-1838)
Linh mục, quê Quần Phước, tỉnh Nam Định
Ngày 12
Thánh Micae NGUYỄN HUY MỸ (1804-1838)
Lý trưởng, quê Ninh Bình
Thánh Antôn NGUYỄN TIẾN ĐÍCH (1796-1838)
Chánh trương, quê Chi Long, huyện Nam Sang, tỉnh Nam Định
Thánh Giacôbê ĐỖ MAI NĂM (1781-1838)
Linh mục, quê Đông Biên, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa
Ngày 21
Thánh Giuse ĐẶNG ĐÌNH VIÊN (1758-1838)
Linh mục, quê Tiên Chu, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
THÁNG CHÍN
Ngày 5
Thánh Giuse HOÀNG LƯƠNG CẢNH (1763-1838)
Trùm họ và Lang y, quê Ván (hay Ngàn Ván), tỉnh Bắc Giang
Thánh Phêrô NGUYỄN VĂN TỰ (1796-1838)
Linh mục, quê Ninh Cường, tỉnh Nam Định
Ngày 17
Thánh Emmanuel NGUYỄN VĂN TRIỆU (1756-1798)
Linh mục, quê Kim Long, huyện Phú Xuân, tỉnh Thừa Thiên
Ngày 18
Thánh Đaminh VŨ (PHAN) ĐỨC TRẠCH (1793-1840)
Linh mục, họ Ngoại Vối, Nam Định (xứ Ngoại Bồi)
Ngày 20
Thánh JEAN-CHARLES CORNAY - TÂN (1809-1837)
Linh mục, người Pháp
Thánh Tôma TRẦN VĂN THIỆN (1820-1838)
Chủng sinh, quê Trung Quán, tỉnh Quảng Bình
Thánh FRAN£OIS JACCARD-PHAN (1799-1838)
Linh mục, người Pháp
THÁNG MƯỜI
Ngày 6
Thánh Phanxicô TRẦN VĂN TRUNG (1825-1858)
Cai đội, quê Phan Xá, tỉnh Quảng Trị
Ngày 11
Thánh Phêrô LÊ TÙY (1773-1833)
Linh mục, quê Bằng Sở, Sở Hạ, huyện Thanh Trì, Hà Nội ư
Ngày 17
Thánh FRANCOIS-ISIDORE GAGELIN-KÍNH (1799-1833)
Linh mục, người Pháp
Ngày 23
Thánh Phaolô TỐNG VIẾT BƯỜNG (1773-1833),
Quan thị vệ, quê Phủ Cam, Giáo phận Huế
Ngày 24
Thánh Giuse LÊ ĐĂNG THỊ (1825-1860),
Chưởng vệ, quê Kẻ Văn, làng Văn Quy, tỉnh Quảng Trị
Ngày 28
Thánh Gioan ĐOÀN VIẾT ĐẠT (1765-1798)
Linh mục, quê xứ Đồng Chuối, huyện Bình Lục, tỉnh Thanh Hóa
THÁNG MƯỜI MỘT
Ngày 1
Thánh PEDRO ALMATO - BÌNH (1830-1861)
Linh mục, người Tây Ban Nha
Thánh JERONIMO HERMOSILLA-VỌNG (LIÊM) (1800-1861)
Giám mục, người Tây Ban Nha
Thánh VALENTINO BERRIO OCHOA – VINH (1827 - 1861)
Giám mục, người Tây Ban Nha
Ngày 3
Thánh PIERRE NERON - BẮC (1818-1860)
Linh mục, người Pháp
Ngày 5
Thánh Đaminh ĐINH ĐỨC MẬU (1794-1858),
Linh mục, quê Phú Nhai, phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Định.
Ngày 7
Thánh JACINTO CASTANEDA - GIA (1743-1773)
Linh mục, người Tây Ban Nha
Thánh Vinh Sơn PHẠM HIẾU LIÊM (1732 - 1773)
Linh mục, quê Thôn Đông, làng Trà Lũ, phủ Thiên Trường, trấn Sơn Nam Hạ
Ngày 8
Thánh Gioan Baotixita TRẦN NGỌC CỎN (1805 - 1835)
Lý trưởng, quê Kẻ Báng, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định
Thánh Phaolô NGUYỄN NGÂN (1790-1840)
Linh mục, họ Cự Khánh, xứ Kẻ Bền, tỉnh Thanh Hóa
Thánh Giuse NGUYỄN ĐÌNH NGHI (1793-1840)
Linh mục, quê Hà Hồi, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Nội
Thánh Martinô TẠ ĐỨC THỊNH (1760 - 1840)
Linh mục, quê Kẻ Sét, huyện Thanh Trì (Hà Nội)
Thánh Martinô TRẦN NGỌC THỌ (1787-1840)
Nông dân, quê Kẻ Báng, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Ngày 14
Thánh ÉTIENNE-THÉODORE CUÉNOT-THỂ (1802-1861)
Giám mục, người Pháp
Ngày 20
Thánh Phanxicô NGUYỄN CẦN (1803-1837)
Thầy giảng, quê Sơn Miêng, hạt Phủ Ưng Hòa, tỉnh Hà Nội
Ngày 24
Thánh PIERRE DUMOULIN-BORIE - CAO (1808-1838)
Giám mục, người Pháp
Thánh Vinhsơn NGUYỄN THẾ ĐIỂM (1761-1838)
Linh mục, quê An Do Nam, tỉnh Quảng Trị
Thánh Phêrô VŨ ĐĂNG KHOA (1790-1838)
Linh mục, quê Thuận Nghĩa, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
Ngày 26
Thánh Tôma ĐINH VIẾT DỤ (1783-1839)
Linh mục, quê Nam Định
Thánh Đaminh NGUYỄN VĂN XUYÊN (1786-1839)
Linh mục, quê Hưng Lập, Nam Định
Ngày 28
Thánh Anrê TRẦN VĂN TRÔNG (1808-1835)
Binh lính, quê Kim Long, Phú Xuân (Huế)
Ngày 30
Thánh JOSEPH MARCHAND - DU (1803-1835)
Linh mục, người Pháp.
THÁNG MƯỜI HAI
Ngày 6
Thánh Giuse NGUYỄN DUY KHANG (1832-1861)
Thầy giảng, quê Cao Mại, xã Trà Vi, huyện Vũ Tiên, tỉnh Thái Bình
Ngày 12
Thánh Simon PHAN ĐỨC HÒA (1787-1840)
Trùm họ và Lang y, quê Mai Vĩnh, phủ Thừa Thiên
Ngày 18
Thánh Phêrô TRƯƠNG VĂN ĐƯỜNG (1808-1838)
Thầy giảng, quê Kẻ Sở, huyện Thanh Liêm, Hà Nam
Thánh Phaolô NGUYỄN VĂN MỸ (1798-1838)
Thầy giảng, quê Kẻ Non, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
Thánh Phêrô VŨ VĂN TRUẬT (1817-1838)
Thầy giảng, quê Hà Thạch, họ Kẻ Thiếc, huyện Sơn Vy, trấn Sơn Tây
Ngày 19
Thánh Augustinô NGUYỄN VĂN MỚI (1806-1839)
Giáo dân, quê Bồ Trang (Kẻ Bái), tỉnh Thái Bình.
Thánh Phanxicô Xaviê HÀ TRỌNG MẬN (MẬU) (1790-1839)
Thầy giảng, quê Kẻ Kiều, tỉnh Thái Bình.
Thánh Đaminh BÙI VĂN ÚY (1812-1839)
Thầy giảng, quê Tiên Môn, làng Kẻ Rèm, tỉnh Thái Bình
Thánh Stêphanô NGUYỄN VĂN VINH (1813-1839)
Tá điền, quê Bồ Trang, Thái Bình
Thánh Tôma NGUYỄN VĂN ĐỆ (1811-1839)
Thợ May, quê Bồ Trang, tỉnh Thái Bình
Ngày 21
Thánh Phêrô TRƯƠNG (PHẠM) VĂN THI (1763-1839)
Linh mục, quê Kẻ Sở, Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
Thánh Anrê TRẦN AN DŨNG LẠC (1795-1839)
Linh mục, quê Kinh Bắc, tỉnh Bắc Ninh ngày nay
Tác giả: Giuse Nguyễn

23/11/2023
Sự mâu thuẫn giữa Chúa Giêsu và các nhà lãnh đạo tôn giáo Do TháiSự mâu thuẫn giữa Chúa Giêsu và các nhà lãnh đạo tôn gi...
14/11/2023

Sự mâu thuẫn giữa Chúa Giêsu và các nhà lãnh đạo tôn giáo Do Thái

Sự mâu thuẫn giữa Chúa Giêsu và các nhà lãnh đạo tôn giáo có phải là do Chúa Giêsu giới thiệu một Thiên Chúa khác xa so với Thiên Chúa mà dân Israel tin hay không? Không phải thế, Người chỉ giới thiệu một thiên Chúa, cũng chính là Thiên Chúa mà dân Người biết và tôn thờ.

Người Do Thái tin vào một Thiên Chúa duy nhất, Chúa Giêsu cũng tin như thế. Người cũng giữ luật Moses, tức là Người công nhận Thiên Chúa đã phán với các tổ phụ. Dân Do Thái cũng tin như thế. Chúa Giêsu diễn tả một Thiên Chúa giàu lòng thương xót, dân Do Thái cũng đồng ý về một Thiên Chúa nhân từ (Tv 25, 10; Dnl 7, 9; Cn 28, 13; Is 30, 18; Ac 3, 22-23).

Cũng chẳng phải do Chúa Giêsu tự xưng mình là Con Thiên Chúa mà bị dân Người phản đối. Thực tế bấy giờ, cụm từ Con Thiên Chúa không diễn tả thần tính của Chúa Giêsu. Nhưng đó là một loại tước hiệu dùng cho vua chúa, những người công chính, và thậm chí là toàn dân Israel, dân được Thiên Chúa tuyển chọn và yêu thương. Cho nên, danh hiệu này cũng không phải là nguyên nhân gây nên cái chết của Chúa Giêsu.

Điều khiến mâu thuẫn giữa đôi bên trở nên gay gắt không thể dung hoà là ở hành động và tư tưởng. Chúng ta có thể thấy như sau:

Mâu thuẫn về ý nghĩa ngày Sabbath. Người Do Thái thì cho là con người vì ngày Sabbath. Chúa Giêsu lại bảo ngày Sabbath vì con người. Ngày đó là ngày của Thiên Chúa, được dành riêng để tôn vinh Người. Cả hai đều đồng ý điều này. Nhưng một bên tôn vinh Thiên Chúa trong sự ân cần chăm sóc, đỡ đi gánh nặng của tha nhân. Một bên thì tập trung vào câu chữ của lề luật mà tỏ ra lạnh lùng với người thân cận.

Cách hiểu của đôi bên về Thiên Chúa cũng khác nhau. Cả hai đều tin rằng Thiên Chúa là Đấng tốt lành. Nhưng đối với Chúa Giêsu, sự trọn lành của Thiên Chúa được thể hiện ở việc tha thứ kẻ ngoại tình, chào đón kẻ tội lỗi, cho mặt trời mọc lên và mưa xuống trên người công chính lẫn kẻ bất lương. Còn đối với người Do Thái, sự tốt lành của Thiên Chúa phải là ở việc giữ trọn lề luật cách sát mặt chữ. Và do đó, Thiên Chúa của họ là Thiên Chúa ném đá người ngoại tình, khai trừ quân thu thuế, ai giàu có là bởi Chúa thương, kẻ nghèo hèn túng quẫn bệnh tật là do Chúa phạt vì tội lỗi.

Mâu thuẫn giữa hai bên còn ở tư tưởng về Messiah. Với Chúa Giêsu, Đấng phải đến thì đến trong sự khiêm nhường phục vụ. Còn người Do Thái, Messiah sẽ giúp họ khôi phục vương quốc Israel bằng sức mạnh vũ trang chính trị. Mâu thuẫn cứ thế dập dồn, đi tới cao trào là khi người Do Thái nói Chúa Giêsu dùng thế quỷ vương mà trừ quỷ. Đó là sự sỉ nhục khủng khiếp. Tới lúc này, không còn gì có thể cứu vãn tình hình. Cái chết của Chúa Giêsu là điều chắc chắn phải diễn ra.

Nhưng ngay cả trong cái chết cũng có sự khác biệt. Đúng là cả Chúa Giêsu lẫn người Do Thái đều tin là cái chết của Người là do ý Thiên Chúa. Nhưng với một bên, đó là cái chết của kẻ đáng tội. Với bên còn lại, đó là cái chết của Đấng hiến thân. Đối với người Do Thái, Thiên Chúa trong cái chết của Chúa Giêsu là Thiên Chúa trừng phạt kẻ có tội. Nhưng đối với Chúa Giêsu, Cha của Người là Đấng không nỡ tiêu diệt quân tội lỗi, nhưng sai Con Một đền tội thay cho họ.

Cùng một niềm tin về Thiên Chúa, nhưng cách hiểu và cách sống khác nhau sẽ cho ta thấy những bộ mặt khác nhau của Thiên Chúa. Nhưng dung nhan đích thực của Người chỉ có một. Vậy ta sẽ theo cách sống của ai, Chúa Giêsu hay người Do Thái, để đón nhận dung mạo đích thực của Thiên Chúa?

Fx Robert Bellarmine LDT

Tham khảo: tác phẩm "Thiên Chúa Ba Ngôi, Bí tích Thánh Thể, tác giả: TGM Phaolo Bùi Văn Đọc và GM Giuse Võ Đức Minh, trang 157-163.

Address

Hanoi

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when HÃY RA KHƠI posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category

Nearby media companies