BTG Huyện ủy Vĩnh Cửu

BTG Huyện ủy Vĩnh Cửu Vĩnh cửu.gov.vn

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bảo dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu(ĐN)- Chiều 17-11, Ủy v...
18/11/2024

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bảo dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu

(ĐN)- Chiều 17-11, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bảo đã đến chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng nhân dân ấp 5, xã Bình Lợi (huyện Vĩnh Cửu).

Ấp 5 có 407 hộ với 1.685 nhân khẩu, Chi bộ ấp có 29 đảng viên.

Nhờ kinh tế phát triển theo hướng bền vững nên toàn ấp không còn hộ nghèo nhóm A, chỉ còn 1 hộ nghèo nhóm B. Bộ mặt nông thôn kiểu mẫu của ấp 5 luôn sáng, xanh, sạch, đẹp nhờ ý thức đoàn kết và trách nhiệm trong nhân dân.

Qua bình xét, năm 2024 ấp 5 có 404/407 gia đình được công nhận Gia đình văn hóa (đạt 99,26%), ấp có 5 năm liền giữ vững danh hiệu Ấp văn hóa.

Theo Ban Công tác Mặt trận ấp 5, trong nhiều năm qua nhân dân trong ấp tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, thắm đượm tình làng nghĩa xóm, xây dựng ấp văn hóa và góp phần xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Đặc biệt, nông dân ấp 5 đã đi đầu trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ với nhiều giống lúa mới cho năng suất cao. Ấp còn có nhiều hộ trồng bưởi, nuôi bò cho thu nhập cao, cải thiện đời sống kinh tế. Bên cạnh đó tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội luôn được giữ vững nhờ làm tốt công tác tuyên truyền pháp luật cho nhân dân.

Phát biểu với nhân dân ấp 5 trong Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bảo bày tỏ những ấn tượng sâu sắc về kết quả hoạt động của Ban vận động ấp 5, qua đó đã góp phần tạo bộ mặt đường làng ngõ xóm trong ấp khang trang, sạch đẹp, kinh tế phát triển, đời sống người dân ngày một nâng cao, tình người trong ấp có sự gắn kết.

Mong muốn ấp 5 xã Bình Lợi tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bảo đề nghị, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong ấp tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tích cực hưởng ứng các phong trào, cuộc vận động do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, tỉnh Đồng Nai phát động, đẩy mạnh khối đại đoàn kết toàn dân trong cộng đồng dân cư. Ban Công tác Mặt trận ấp thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng trong nhân dân để phản ảnh đến các cấp, các ngành giải quyết kịp thời.

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bảo đặc biệt nhấn mạnh, nhân dân trong ấp phát huy tinh thần đồng thuận, đồng tâm, đồng lòng và đồng tiến để tiếp tục xây dựng ấp 5 ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ấm no và hạnh phúc.

Nhân dịp về dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bảo đã trao lẵng hoa của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng 10 triệu đồng tặng nhân dân ấp 5.

Công Nghĩa/BĐN

Nóng ] Ghi nhận ca tử vong đầu tiên do bệnh sởi tại Đồng Nai(ĐN)- Tỉnh Đồng Nai vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên do bệnh...
18/11/2024

Nóng ] Ghi nhận ca tử vong đầu tiên do bệnh sởi tại Đồng Nai

(ĐN)- Tỉnh Đồng Nai vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên do bệnh sởi từ đầu năm 2024 đến nay.

Giám đốc Sở Y tế Lê Quang Trung cho biết, theo báo cáo nhanh của Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, trường hợp tử vong là bé trai H.T.H., 8 tuổi, ngụ thành phố Biên Hòa.

Theo đó, trước khi nhập viện, ở nhà bé H. sốt cao liên tục kèm ho, sổ mũi, phát ban toàn thân.

Ngày 15-11, gia đình đưa bé đi khám tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, được chẩn đoán bị bệnh sởi biến chứng viêm phổi, cần nhập viện điều trị.

Sau nhập viện 3 giờ (bé đã được chích 1 cữ cefotaxim), người nhà xin cho bé xuất viện theo yêu cầu gia đình. Bé về nhà còn sốt, ho, khó thở tăng dần, người nhà cho uống nước gừng, không đi khám.

Sáng 18-11, người nhà phát hiện bé H. tím tái, gọi không trả lời nên đã đưa bé đến Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng ngưng hô hấp tuần hoàn, hôn mê sâu, môi tím, nồng độ oxy trong máu không đo được, mạch và huyết áp bằng 0, hồng ban rải rác toàn thân, chấm xuất huyết rải rác vùng mặt, đồng tử 2 bên giãn, cứng cơ hàm.

Sau cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn 50 phút, bé H. được xác định tử vong ngoại viện do bệnh sởi biến chứng viêm phổi nặng.

Hạnh Dung/BĐN

HÃY CẨN TRỌNG KHI ĐOÁN L.ÒNG NGƯỜI1. Vẽ người vẽ mặt, khó vẽ x.ương, biết người; biết mặt khó biết l.òng. Chân thành quá...
17/11/2024

HÃY CẨN TRỌNG KHI ĐOÁN L.ÒNG NGƯỜI
1. Vẽ người vẽ mặt, khó vẽ x.ương, biết người; biết mặt khó biết l.òng. Chân thành quá mức là một cái t.ội, tin người quá vội là một cái ng.u.
2. Nếu chỉ nhìn bề ngoài mà biết hết được con người, thì thế giới này đã không tồn tại hai chữ “không ngờ”. Bởi vì l.òng người thâm sâu hơn biển cả!
3. L.òng người trong cuộc đời biến đổi khôn cùng, đáng sợ nhất là lấy sự đau khổ của người làm hả dạ l.òng mình…
4. Khi bạn hoàn toàn tin tưởng ai đó mà không có bất kỳ sự hoài nghi nào, đến cuối cùng bạn sẽ nhận được một trong hai kết quả: một người cho cuộc đời hoặc một bài học cho cuộc sống.
5. Người thật thà thường chẳng biết khéo miệng, kẻ g.iả tạo lại biết toàn điều hay.
6. Việc đời khó đoán, người đối với người cũng vô thường, ai biết trước tương lai sẽ như thế nào?
7. Người ta nói, con ong, đ.ộc nhất ở cái đuôi, còn đàn bà đ.ộc nhất là ở tấm lòng. Không sai đâu, hãy nghĩ kĩ đi, nếu bạn không chọc phá con ong, nó sẽ chẳng chích, cũng như đàn bà, nếu không đẩy họ vào đường cùng, họ sẽ không bao giờ thâm đ.ộc.
8. Sống ở đời chẳng ai muốn mình trở thành người xấu, ai cũng muốn một cuộc sống ngẩng cao đầu không hổ với người, không thẹn với lòng. Thế nhưng sự đời đôi khi chẳng như ý muốn, đôi khi người ta phải sống hai mặt để đổi lấy hai chữ bình yên.
9. Ở đời có 3 chữ Đừng: Đừng hiền quá để người ta bắt nạt. Đừng ngốc quá để người ta đùa giỡn. Đừng tin tưởng quá để khi bị l.ừa dối cũng không đến nỗi bi thương.
10. Đừng bao giờ đánh giá cuộc sống qua 3 chữ “nhìn là biết”. Hai con mắt tầm thường vẫn chưa đủ để đánh giá mọi thứ đâu.

Khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2024Tối 16-11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân...
17/11/2024

Khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2024

Tối 16-11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024.

Tới dự có các đồng chí: Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ; Mai Văn Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương; cùng lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, đông đảo các nghệ nhân, diễn viên, nhân dân các dân tộc.

Phát biểu khai mạc, đồng chí Trịnh Thị Thủy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhấn mạnh, Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18-11-1930 / 18-11-2024) và kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23-11), là dịp để củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng; tôn vinh, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Với phương châm “Để chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình”, Tuần đại đoàn kết sẽ mang đến một bầu không khí vui tươi, đoàn kết, với nhiều hoạt động đặc sắc.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đánh giá cao và biểu dương Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cùng các cơ quan liên quan đã phối hợp, tổ chức Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024.

“Tinh thần đại đoàn kết là truyền thống là di sản văn hóa quý báu của dân tộc ta, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực quan trọng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Những năm qua, việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày hội đại đoàn kết toàn dân đã trở thành nét đẹp truyền thống đưa công tác mặt trận về với cộng đồng dân cư, hướng đến từng gia đình và mỗi người dân, không ngừng xây dựng, củng cố và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc và nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam”, Phó thủ tướng Lê Thành Long khẳng định.

Với chủ đề “Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình”, Lễ khai mạc được kết cấu thành 4 chương, gồm: Lời cây đàn tính; di sản hội tụ và tỏa sáng; chung một niềm tin; kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây không chỉ là hoạt động nghệ thuật đơn thuần mà chương trình nhằm chuyển tải thông điệp bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, tinh thần hội tụ và đoàn kết của dân tộc ta. Trong khuôn khổ tuần đại đoàn kết có các sự kiện nổi bật, như: Trình diễn nghề truyền thống dệt thổ cẩm và chế tác đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái; tái hiện Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro tỉnh Đồng Nai; giao lưu dân ca, dân vũ, trò chơi dân gian dân tộc Khmer; ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nguyên; ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc phía Bắc; trải nghiệm văn hóa truyền thống gắn với không gian văn hóa của đồng bào các dân tộc…

Sáng cùng ngày, Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024 đã khai mạc. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy giá trị hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái trong giai đoạn hiện nay”, chương trình có sự tham dự của nghệ nhân, diễn viên, nhân dân thuộc 14 tỉnh, thành phố nhằm tôn vinh, gìn giữ văn hóa truyền thống Tày, Nùng, Thái trong cộng đồng 54 dân tộc anh em Việt Nam.

Tuần đại đoàn kết diễn ra đến hết ngày 24-11.

Tin, ảnh: HOÀI PHƯƠNG - THANH HÀ

Tình người lan tỏa từ 'khu chợ 0 đồng' của chàng trai một chân tại Bình Dương  Hai năm nay, 'khu chợ 0 đồng' của chàng t...
15/11/2024

Tình người lan tỏa từ 'khu chợ 0 đồng' của chàng trai một chân tại Bình Dương

Hai năm nay, 'khu chợ 0 đồng' của chàng trai một chân Từ Quang Tú đã trở thành nơi lan tỏa tình người giữa những hoàn cảnh khó khăn tại Bình Dương.

Với hơn 4 triệu lượt thích trên TikTok và 90.000 lượt theo dõi trên Facebook, anh Từ Quang Tú (37 tuổi, sống tại TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đã trở thành một gương mặt quen thuộc trong cộng đồng mạng nhờ những video làm từ thiện đầy cảm hứng.

Tháng 4/2018, trong một chuyến đi buôn sầu riêng, anh Tú bị tai nạn mấ.t chân trái mà còn để lại thương tật nặng nề cho chân phải. Từ trụ cột gia đình, cuộc sống của anh đảo lộn, phải đối mặt với nỗi đau thể x.ác và tinh thần.

Sau khi hồi phục phần nào sức khỏe, anh Tú bắt đầu công việc chạy xe ba gác để kiếm sống. Trên những chuyến xe, anh thường xuyên chở miễn phí cho công nhân, sinh viên nghèo. Nếu gặp người khu.yết t.ật, những người bán vé số già yếu hay người lao động nghèo khổ, anh sẵn sàng dừng lại giúp đỡ. Có lúc, anh tặng họ vài ký gạo, khi thì 50-100 nghìn đồng, hoặc một bữa cơm, chai nước. Thậm chí, anh không ngần ngại giúp những người gặp sự cố trên đường, đổ xăng hoặc sửa xe cho họ.

Đặc biệt, từ năm 2021, khi đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân, anh Tú chuyển sang hợp tác với một đơn vị viễn thông để livestream bán sim trên TikTok. Nhờ đó, anh đã có thêm nguồn thu nhập ổn định để thực hiện các hoạt động từ thiện. Từ số tiền kiếm được, anh thành lập “trạm gạo 0 đồng,” ban đầu chỉ đủ mua 150 kg gạo mỗi tháng. Sau này, nhờ sự đóng góp của các mạnh thường quân, con số đó đã tăng lên 2 tấn gạo mỗi tháng.

Trong quá trình làm từ thiện, anh Tú tiếp xúc với nhiều người khu.yết t.ật, nhận ra họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc mưu sinh. Từ đó, anh ấp ủ dự định tìm cách hỗ trợ phương tiện đi lại cho họ. Anh quyết định trích tiền hoa hồng từ việc bán sim để mua xe lăn cũ, tự tay sửa chữa và trao tặng cho những người cùng cảnh ngộ.

Chỉ trong năm 2022, anh Tú đã trao tặng 14 chiếc xe lăn cho người khu.yết t.ật, giúp họ có phương tiện đi lại, giảm bớt gánh nặng cho bản thân và gia đình. Còn trong năm ngoái, anh đã tận dụng của căn nhà trọ để mở thêm "trạm quần áo 0 đồng". Gần đây nhất là dự án "trạm rau 0 đồng", được anh Tú mở vào tháng 8 vừa qua.

Và chính từ những phiên chợ "0 đồng", rất nhiều mảnh đời tại Biên Hòa đã thay đổi.

Không chỉ giới hạn hoạt động tại địa phương, anh Tú còn tham gia các chuyến thiện nguyện đến vùng sâu, vùng xa. Tháng 9 vừa qua, anh cùng các mạnh thường quân đến Làng Nủ, tỉnh Lào Cai, để hỗ trợ bà con sau cơn bão số 3. Tháng 10, anh tiếp tục hành trình thiện nguyện dài 6 ngày tại Quảng Bình, kêu gọi được gần 80 triệu đồng và gần 1 tấn gạo giúp đỡ người dân chịu ảnh hưởng bởi bão số 6.

Dù là người khu.yết t.ật, anh Tú không ngại vượt qua những địa hình hiểm trở, trơn trượt trong các chuyến đi. Thậm chí, trong chuyến đi từ thiện vào miền Trung hồi tháng 10 vừa qua, có lần anh phải nhập viện vì bị trúng gió, ngộ đ.ộc, phải vào viện. Tuy nhiên, những khó khăn đó không làm anh chùn bước.

Khi được hỏi về động lực tiếp tục các hoạt động thiện nguyện, dù bản thân vẫn gặp nhiều khó khăn, anh Tú chỉ cười và nói: "Mình có ít thì giúp ít, có nhiều giúp nhiều. Mong rằng qua những việc làm nhỏ bé này, tôi có thể truyền tải thông điệp sống tích cực, giúp người khu.yết t.ật thêm động lực vượt qua khó khăn, vươn lên để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.’”./CT

Khám phá mùa mây đẹp nhất năm trên "nóc nhà Đông Dương" Tháng 10 và 11 là thời điểm lý tưởng nhất trong năm để trải nghi...
15/11/2024

Khám phá mùa mây đẹp nhất năm trên "nóc nhà Đông Dương"

Tháng 10 và 11 là thời điểm lý tưởng nhất trong năm để trải nghiệm "săn mây" ở Sa Pa. Đặc biệt, đỉnh Fansipan – "nóc nhà Đông Dương" với độ cao 3.143m – là điểm đến không thể bỏ lỡ cho những ai đam mê khám phá và thưởng ngoạn vẻ đẹp của ngàn mây.

Săn mây ở "nóc nhà Đông Dương"

Trên chuyến cáp treo chinh phục đỉnh Fansipan, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác lướt trên từng tầng mây trắng vô cùng thú vị. Từ cabin cáp treo, từng sắc độ của thời tiết và cảnh sắc Sa Pa lần lượt hiện ra: từ nắng vàng mật ong của mùa thu Tây Bắc, những con suối mát lạnh trong veo, đến thung lũng Mường Hoa với những thửa ruộng bậc thang xanh mướt trải dài đến tận chân trời.

Đặt chân lên đỉnh Fansipan, du khách có thể ngắm nhìn khoảng trời rộng lớn bao la, xa xa là dãy Hoàng Liên trùng điệp, như lạc vào một thế giới khác, tách biệt với ồn ào và náo nhiệt của cuộc sống thường ngày.

Vào mọi thời điểm trong ngày, Fansipan luôn đẹp theo cách riêng. Có những lúc biển mây trắng cuộn trào, phủ kín cả khu vực đỉnh núi. Lúc suối mây chảy nhẹ nhàng, ẩn hiện những công trình kiến trúc tâm linh chùa Việt cổ trang nghiêm và bình yên.

Với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và khí hậu mát mẻ quanh năm, Fansipan không chỉ là điểm đến yêu thích của du khách nội địa mà còn thu hút rất nhiều du khách quốc tế. Tại đỉnh Fansipan, niềm vui và sự hào hứng hiện rõ trên gương mặt của du khách khi chụp ảnh check-in với biển mây, cột cờ và cột mốc "nóc nhà Đông Dương".

Khám phá quần thể tâm linh kỳ vỹ trên đỉnh Fansipan

Trên đỉnh Fansipan, du khách còn có thể trải nghiệm quần thể văn hóa kiến trúc tâm linh mang kiến trúc đặc trưng của những ngôi chùa Việt thế kỷ 15-16.

Được thiết kế bởi GS-KTS Hoàng Đạo Kính, và đầu tư xây dựng bởi Tập đoàn Sun Group, quần thể gồm 12 công trình kiến trúc tâm linh, tiêu biểu như Bảo An Thiền Tự, Bích Vân Thiền Tự, Vọng lĩnh Cao đài, Đường La Hán, Kim Sơn Bảo Thắng Tự, tượng Quan Thế Âm Bồ Tát, Miếu Sơn thần... và đặc biệt là Đại tượng Phật A Di Đà cao 21,5 mét, nơi ngự tọa Ngọc Xá lợi Phật linh thiêng.

Các hạng mục công trình hầu hết đều được thiết kế với kích thước hạn chế, để phù hợp với khung cảnh tự nhiên. Trong đó, Kim Sơn Bảo Thắng Tự là công trình lớn nhất với 5 gian, cao dưới 10m. Sân thềm chỉ rộng dưới 30m. Các lối đi dẫn từ công trình này tới công trình khác được chia nhỏ thành từng đoạn ngắn, có chiếu nghỉ, bám vào thế đất.

Phong cách chủ đạo của kiến trúc công trình được khai thác từ những tiền mẫu di tích kiến trúc chùa gỗ có niên đại sớm nhất như chùa Bối Khê (Thanh Oai, Hà Nội), chùa Thái Lạc (Văn Lâm, Hưng Yên), chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội)… Các chi tiết trang trí tại các công trình cũng chủ yếu tham khảo từ những di tích này. Đặc biệt, các chi tiết trang trí trên mái của các công trình đều được làm theo hình mẫu từ các di chỉ thành Thăng Long, hoặc được phục chế bằng đất nung và phủ men.

Công trình được kỳ công kiến tạo, sử dụng 100.000 tấn đá xanh Ninh Bình, hơn 2000m3 gỗ tứ thiết, hàng vạn viên ngói và gạch phục chế… Tất cả các nguyên vật liệu đều được vận chuyển thủ công lên khu vực đỉnh và việc thi công được thực hiện trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt: gió lớn đến mức đứng được trên đỉnh cũng khó, độ cao chênh vênh và mùa đông, nhiệt độ thường xuyên xuống dưới 0 độ C, có băng, tuyết. Nhiều người coi việc xây dựng được một quần thể tâm linh kỳ vỹ trên đỉnh Fansipan là một "kỳ tích" của người Việt Nam.

Hòa mình vào sắc màu văn hóa bản địa

Ngoài ra, dưới chân núi Fansipan, du khách còn có thể ghé thăm đồi hoa đuôi công (hoa chiêu quân) đang mùa nở rộ. Hàng chục hecta hoa tím, hồng, trắng đua nhau khoe sắc, rung rinh trong nắng ấm, tạo nên khung cảnh vô cùng lãng mạn.

Du khách cũng thể ghé thăm Bản Mây – bản làng nhỏ của bảy dân tộc thiểu số H'Mông, Xa Phó, Tày, Giáy, Dao Đỏ, Thái, và Hà Nhì Đen. Hành trình khám phá Sa Pa của du khách sẽ trở nên thú vị hơn khi được người dân bản địa thân thiện giới thiệu về tín ngưỡng, ẩm thực và văn hóa độc đáo của họ. Chắc chắn rằng những màn tái hiện lễ cưới của người Dao Đỏ hay trải nghiệm bà con dân tộc nhảy sạp trên nền nhạc khèn hoa, sẽ để lại kỷ niệm khó quên cho du khách mùa mây này.

Trong tiết trời se lạnh, ẩm thực Sa Pa cũng là điểm nhấn không thể bỏ qua. Từ bánh hạt dẻ, lẩu cá hồi, thịt bản nướng thơm lừng đến cá suối chiên, hay các món đặc sắc như thắng cố ngựa, rượu táo mèo... rất nhiều sự lựa chọn thơm ngon khó cưỡng để du khách "nạp năng lượng" sau một ngày thỏa sức khám phá. /.

Báo Tổ quốc

Chính sách mới: Chính thức bắt buộc xác thực tài khoản mạng xã hội bằng số điện thoại, không xác thực thì không được bìn...
14/11/2024

Chính sách mới: Chính thức bắt buộc xác thực tài khoản mạng xã hội bằng số điện thoại, không xác thực thì không được bình luận

1. Chính thức bắt buộc xác thực tài khoản mạng xã hội bằng số điện thoại, không xác thực thì không được bình luận

Cụ thể, trong vòng 90 ngày kể từ ngày 25/12/2024, các mạng xã hội xuyên biên giới và mạng xã hội trong nước phải xác thực tài khoản của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội bằng số điện thoại di động tại Việt Nam. Chỉ trong trường hợp người sử dụng xác nhận không có số điện thoại di động tại Việt Nam thì sẽ xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân.

Trường hợp người sử dụng dịch vụ mạng xã hội sử dụng tính năng livestream với mục đích thương mại thì phải xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân.

Bảo đảm chỉ những tài khoản đã xác thực mới được đăng tải thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.

Trường hợp trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội thì cha mẹ hoặc người giám hộ đăng ký bằng thông tin của mình và phải giám sát, quản lý nội dung mà trẻ em đăng tải, chia sẻ trên mạng xã hội.

Căn cứ pháp lý: Điểm e khoản 3 Điều 23, điểm b khoản 3 Điều 27, khoản 10 Điều 82 Nghị định 147/2024/NĐ-CP

2. Điều kiện đối với mạng xã hội trong nước

- Điều kiện về tổ chức, nhân sự:

+ Có bộ phận quản lý nội dung, thông tin và bộ phận quản lý kỹ thuật. Nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung, thông tin là người có quốc tịch Việt Nam;

+ Có trụ sở chính với địa chỉ và số điện thoại liên hệ rõ ràng và liên hệ được.

- Điều kiện về kỹ thuật:

Thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật có khả năng đáp ứng các yêu cầu sau:

- Lưu trữ tối thiểu 02 năm đối với các thông tin về tài khoản, thời gian đăng nhập, đăng xuất, địa chỉ IP của người sử dụng dịch vụ và nhật ký xử lý thông tin được đăng tải; thực hiện xóa thông tin của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam sau khi hết hạn thời gian lưu trữ theo quy định của pháp luật;

+ Tiếp nhận và xử lý cảnh báo thông tin vi phạm từ người sử dụng dịch vụ

+ Phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng và tuân theo những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật;

+ Có phương án dự phòng bảo đảm duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra, trừ những trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật;

+ Đảm bảo phải có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, cho phép tại thời điểm bất kỳ có thể đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin trên toàn bộ các trang thông tin điện tử, mạng xã hội do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sở hữu theo quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 27 Nghị định 147/2024/NĐ-CP.

- Ngoài việc bảo đảm các điều kiện kỹ thuật, hệ thống kỹ thuật thiết lập mạng xã hội phải có khả năng đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Lưu trữ thông tin của người sử dụng dịch vụ từ Việt Nam khi đăng ký tài khoản mạng xã hội, bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại di động tại Việt Nam (hoặc số định danh cá nhân); trường hợp người sử dụng dịch vụ là trẻ em (dưới 16 tuổi) thì cha, mẹ hoặc người giám hộ theo pháp luật dân sự của trẻ em đăng ký tài khoản bằng thông tin của cha, mẹ hoặc người giám hộ theo pháp luật dân sự của trẻ em và có trách nhiệm giám sát, quản lý nội dung trẻ em truy cập, đăng tải và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội,

+ Thực hiện xác thực tài khoản của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội bằng số điện thoại di động tại Việt Nam. Chỉ trong trường hợp người sử dụng xác nhận không có số điện thoại di động tại Việt Nam, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội thực hiện xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử.

Trường hợp người sử dụng dịch vụ sử dụng tính năng livestream với mục đích thương mại, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội thực hiện xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử.

Bảo đảm chỉ những tài khoản đã xác thực mới được đăng tải thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.

+ Ngăn chặn hoặc loại bỏ thông tin vi phạm các quy định tại Điều 8 Luật An ninh mạng 2018, vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ khi có yêu cầu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, hoặc cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật chuyên ngành;

+ Thiết lập cơ chế cảnh báo và sử dụng các công cụ lọc thông tin khi người sử dụng đăng thông tin có nội dung vi phạm Điều 8 Luật An ninh mạng./TVPL

VNeID lại có thêm điểm mới mà mọi người không thể bỏ quaTrung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an) đã phát hành p...
14/11/2024

VNeID lại có thêm điểm mới mà mọi người không thể bỏ qua

Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư (Bộ Công an) đã phát hành phiên bản VNeID 2.1.12 có thêm tính năng mới.

- Điều chỉnh nhỏ ở một số chức năng: xin xác nhận khi chia sẻ thông tin cho ứng dụng của bên thứ 3, mã QR căn cước công dân/căn cước...

- Sửa lỗi còn tồn đọng trước đó.

Những chức năng nổi bật trên ứng dụng VNeID gồm có:

- Tích hợp giấy tờ cá nhân dạng điện tử thay cho bảng giấy: Toàn bộ các hệ thống của cư dân đã được triển khai và đã được kết nối trên ứng dụng. Những giấy tờ có trên app này đó là: Căn cước công dân, thẻ Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe,…

- Đăng ký thường trú, tạm trú và tạm vắng: nhờ sự hỗ trợ đắc lực của app VNeID thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà. Toàn bộ mọi thao tác đều nhanh chóng và cực kỳ dễ dàng.

- Thực hiện các giao dịch trực tuyến: Việc giao dịch thông qua một nền tảng của Bộ Công an sẽ đem về cho bạn hàng loạt các lợi ích hay ho. Đương nhiên là các giao dịch là đều an toàn 100% và không hề có lừa đảo. Vì thế, thông tin cá nhân của người dùng được bảo mật tối đa nên rất nhiều người yên tâm sử dụng.

- Tố giác tội phạm: Ứng dụng sở hữu đầy đủ các hướng dẫn chi tiết cho người mới và bảo đảm tính tuyệt mật 100% dành cho người tố giác.

- Bảo mật thông tin người dùng: Tính năng bảo mật thông tin trên app VNeID là cực kỳ quan trọng do đây là một ứng dụng của Bộ Công an tại Việt Nam. Do đó, tỉ lệ mà thông tin của người dùng bị đánh cắp là hầu như bằng 0.
HSV

Đồng Nai: “Ngọn cờ đầu” trong phong trào xây dựng nông thôn mới của cả nước(Xây dựng) – Đồng Nai đã có thêm 4 huyện “về ...
14/11/2024

Đồng Nai: “Ngọn cờ đầu” trong phong trào xây dựng nông thôn mới của cả nước

(Xây dựng) – Đồng Nai đã có thêm 4 huyện “về đích” và đang đợi được công nhận huyện nông thôn mới nâng cao. Năm 2023, huyện Xuân Lộc là huyện đầu tiên của tỉnh Đồng Nai và là huyện thứ 3 của cả nước được công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao. Đồng Nai đã gắn việc phát triển nông nghiệp bền vững với nâng cao cơ sở hạ tầng để đời sống người dân được nâng tầm.

Phát huy thế mạnh

Trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) của cả nước, Đồng Nai nhiều năm qua luôn là một trong những tỉnh đi đầu. Đến nay, tiếp tục vượt mục tiêu đưa ra, Đồng Nai với những thế mạnh và sự quyết tâm của mình vẫn đang giữ vững vị trí là một trong những “ngọn cờ đầu” của cả nước. Đến nay, toàn tỉnh có 110 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 30 xã NTM kiểu mẫu. Tỉnh hiện đang đứng thứ 2 cả nước về số xã NTM nâng cao và xã NTM kiểu mẫu.

Theo tiến độ và kế hoạch, trong năm 2024 tỉnh này sẽ có thêm 3 huyện là Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Cẩm Mỹ hoàn thành hồ sơ minh chứng để được công nhân đạt chuẩn huyện NTM nâng cao. Ngoài ra, huyện Định Quán cũng bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Trung ương để được xét duyệt.

Năm 2023, huyện Xuân Lộc là huyện đầu tiên của tỉnh Đồng Nai và là huyện thứ 3 của cả nước được công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao. Từ năm 2014, Xuân Lộc là huyện đầu tiên của cả nước đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2018, huyện được Trung ương chọn là một trong 4 địa phương của cả nước thí điểm huyện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

Không chỉ là địa phương đi đầu về thành tích, Đồng Nai được đánh giá là thực hiện mô hình NTM có nhiều sáng tạo, tận dụng được thế mạnh của mình, xây dựng đời sống mới tốt đẹp ở nông thôn đồng thời phát triển nông nghiệp một cách bền vững.

Nhìn chung, trên cả nước hiếm có vùng nào kết hợp được cả phát triển phong trào NTM và phát triển nông nghiệp bền vững như Đồng Nai. Một phần, là do đặc thù nền nông nghiệp của tỉnh đã có một nền tảng, định hướng tương đối phát triển vững mạnh trước đó, đồng thời là khu vực thuận lợi trong phát triển nông nghiệp cũng như thu hút đầu tư vào ngành này.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, trong phát triển nông nghiệp hiện tại, toàn tỉnh đã có đến hơn 230 chuỗi liên kết, hơn 200 HTX nông nghiệp và hơn 1.300 trang trại gia súc, gia cầm, nông lâm thủy sản các loại. Để phấn đấu hoàn thành mục tiêu giai đoạn 2021-2025, từ đầu năm 2024 ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đã đặt mục tiêu phấn đấu mức tăng trưởng GRDP nông - lâm - thủy sản từ 3 đến 5%. Trong đó, tập trung cho các mục tiêu đột phá quan trọng của ngành trong các lĩnh vực như: Nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, thu hút đầu tư chế biến sâu…

Hiện tại, Đồng Nai có 127 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung đối với nông sản chủ lực của tỉnh, với tổng diện tích gần 40.700ha. Trong đó, có 8 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) với quy mô gần 1.600ha. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp của tỉnh đã tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, giữ vai trò dẫn dắt, kết nối với hợp tác xã, nông dân trong xây dựng mã số vùng trồng, từ đó giúp minh bạch sản phẩm, xây dựng được niềm tin đối với quốc tế.

Theo UBND tỉnh Đồng Nai, nhờ xây dựng phong trào NTM một cách toàn diện, đời sống người dân ngày càng nâng cao. Dẫn đầu trong đó là tại các khu dân cư kiểu mẫu. Tại các điểm này, một “bức tranh” đời sống đẹp đẽ khiến niềm vui được lan tỏa, đường sá được xây dựng bề thế khang trang, điện nước được đầu tư về tận nơi sản xuất, giúp người dân phát triển nông nghiệp một cách thuận lợi. Giáo dục, y tế, an ninh trật tự luôn đảm bảo.

“Thời gian qua, tuy có nhiều khó khăn, thách thức nhưng tỉnh đã cố gắng, quyết tâm và cũng giành được những thành quả đáng ghi nhận. Hiện tỉnh quyết tâm tập trung phát triển nông thôn mới chú trọng đến chất lượng hơn số lượng. Chất lượng giáo dục, y tế ngày càng được nâng cao, các giá trị văn hóa tinh thần được gìn giữ, phát huy…”, ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai chia sẻ.

Những con đường nối niềm vui

Tại huyện Xuân Lộc, là một trong 4 địa phương trong cả nước được Trung ương chọn xây dựng thí điểm huyện NTM kiểu mẫu, đến hiện tại đã có 12/14 xã đạt tiêu chuẩn xã NTM kiểu mẫu theo thẩm định bước đầu của tỉnh Đồng Nai trước khi nộp hồ sơ ra Trung ương.

Theo số liệu từ UBND huyện Xuân Lộc, hiện nay 100% xã trên địa bàn huyện đều đã có đường nhựa đến trung tâm xã và kết nối đến trung tâm huyện, 100% đường huyện quản lý, đường trục xã, liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa. Các tuyến đường còn lại có tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa cao, tạo sự kết nối sâu rộng và nâng cao mức hưởng thụ của người dân.

100% trường học tại Xuân Lộc đã đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất; Hệ thống thiết chế văn hóa, mạng lưới thông tin truyền thông, y tế đạt chuẩn, đã cơ bản đáp ứng tốt các nhu cầu về dạy - học, văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, phục vụ tiếp cận thông tin và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.

Tại huyện Định Quán, việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn cũng được thực hiện mạnh mẽ bởi tư duy xác định giao thông nông thôn là yêu cầu cấp thiết, góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, tiềm năng mới và động lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư, nông sản…. góp phần khai thông nguồn lực, nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ cho từng xã, thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Từ năm 2011 đến nay, Định Quán đã đầu tư nâng cấp là hơn 550 tuyến đường, với tổng chiều dài gần 700km, tổng kinh phí thực hiện hơn 1.200 tỷ đồng từ vốn ngân sách và đóng góp của nhân dân (đóng góp của người dân hơn 14%). Trong đó, đường huyện quản lý với gần 40 tuyến, tổng chiều dài gần 270km đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa 100% (tăng gần 50% so với năm 2011); đường trục xã, liên xã hơn với 140 tuyến đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa 100% (tăng hơn 60% so với năm 2011); đường trục thôn xóm gần 70 tuyến được cứng hóa 100% (tăng hơn 55% so với năm 2011). Hiện huyện đã có 13/13 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 4 xã đạt NTM kiểu mẫu, 5 khu dân cư kiểu mẫu.

Ông Đỗ Văn Tuấn, ngụ xã Phú Tân (1 trong 4 xã NTM kiểu mẫu của huyện Định Quán) cho biết, những năm gần đây, vùng quê ông như “thay da đổi thịt”, “những con đường khang trang, sạch đẹp, kinh tế phát triển, nhiều mô hình làm ăn kinh tế giỏi, đời sống văn hóa nâng cao khiến con người phấn chấn, vui vẻ hẳn lên vì một vùng nông thôn đáng sống…”, ông Tuấn chia sẻ niềm vui.

Giữ vững vị trí

Với vị trí là một trong những “ngọn cờ đầu” nông thôn mới của cả nước vừa là niềm tự hào nhưng cũng là “áp lực” bởi làm sao để giữ vững vị trí này. UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, trong giai đoạn 2021-2025 có rất nhiều khó khăn, thách thức. Dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề, kinh tế thế giới suy thoái kéo theo sự đình trệ chung. Thời gian qua, bộ tiêu chí phát triển NTM của Trung ương đặt ra cũng cao hơn. Tuy nhiên, tỉnh Đồng Nai mạnh dạn đặt ra nhiều chỉ tiêu cao hơn cả năm trước, qua đó quyết tâm phát huy thế mạnh để giành được những thành quả cao. Theo đó, các mục tiêu đưa ra gắn liền với phúc lợi xã hội, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần tại vùng nông thôn. Nhiều tiêu chí, chỉ tiêu cần rất nhiều nỗ lực để thực hiện liên quan đến vốn đầu tư, quy trình thủ tục như đầu tư hạ tầng, điện, trường học, nước sạch...

Để giữ vững vị trí “lá cờ đầu” của cả nước, tỉnh Đồng Nai không chỉ tập trung đầu tư vào các tiêu chí, chỉ số về phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, mà còn tập trung chú trọng các tiêu chí môi trường xanh - sạch - đẹp, nhân rộng các khu dân cư kiểu mẫu. Trong đó, có việc tỉnh thực hiện tập trung cho “chiến lược” phân loại rác tại nguồn, tái sử dụng rác hữu cơ làm phân bón cho sản xuất nông nghiệp. Với định hướng đưa ra, tỉnh Đồng Nai đã cho thực hiện nhiều mô hình điểm “Khu dân cư bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu”. Đến nay, toàn tỉnh đã có 121 mô hình.

Quá trình thực tế ghi nhận những thành quả trong phong trào NTM của tỉnh Đồng Nai, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã có mặt ở nhiều địa phương được đánh giá cao trong việc thực hiện phong trào nông thôn mới, trong đó có các huyện Định Quán, Xuân Lộc, Vĩnh Cửu. Tại huyện Vĩnh Cửu, hiện đang là 1 trong 3 huyện của tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn hoàn thành hồ sơ minh chứng đạt chuẩn huyện NTM nâng cao, phóng viên ghi nhận một không khí sôi nổi trong phát triển kinh tế và các hoạt động văn hóa, môi trường xanh - sạch - đẹp.

Về xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, chúng tôi cảm thấy lòng khấp khởi khi cùng các cán bộ lãnh đạo xã bước trên những con đường làng rợp cánh hoa, ngắm nhìn những vườn bưởi đặc sản sai trĩu quả. Bưởi Tân Triều trồng trên cù lao Tân Triều, là sản phẩm nức tiếng, hiện chính là sản phẩm chủ lực, làm giàu cho người dân xã Tân Bình. Xã Tân Bình hiện đã là một trong những xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, nằm trong tốp đầu của tỉnh Đồng Nai. “Quê hương xanh - sạch - đẹp, hạ tầng khang trang, kinh tế phát triển chúng tôi vui lắm…”, ông Ngô Văn Sơn, một nghệ nhân chuyên tạo hình trên những sản phẩm đặc sản bưởi Tân Triều, chủ vườn bưởi lớn ở Tân Triều bày tỏ.

Ông Võ Văn Phi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu cùng các xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trong thời gian qua đã góp phần làm thay đổi diện mạo vùng nông thôn, đóng góp lớn vào việc thực hiện chủ trương xây dựng phong trào NTM.

“Với phong trào xây dựng NTM, nông thôn Đồng Nai đã có sự thay đổi toàn diện trên nhiều mặt, từ hạ tầng giao thông đến hệ thống trường học, y tế, môi trường sinh thái. Thu nhập bình quân của người dân nông thôn được nâng cao, đó là điều thật sự vui mừng…”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Phi chia sẻ.

Nguyễn Đức Dũng/BXD

Address

Nguyễn Tất Thành Khu Phố 8 Thị Trấn Vĩnh An Huyện Vĩnh Cửu
Vinh Cuu
BƯUĐIỆNHUYỆNVĨNHCỬU

Telephone

+842153860119

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when BTG Huyện ủy Vĩnh Cửu posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to BTG Huyện ủy Vĩnh Cửu:

Videos

Share


Other News & Media Websites in Vinh Cuu

Show All