27/12/2024
Những con tàu chở hàng Tết ra khơi mang theo tình cảm ấm áp của đất liền để đến với quân và dân huyện đảo Trường Sa
- Việt Nam Tổ Quốc Tôi Yêu -
Tôi ❤ VIỆT NAM
Những con tàu chở hàng Tết ra khơi mang theo tình cảm ấm áp của đất liền để đến với quân và dân huyện đảo Trường Sa
- Việt Nam Tổ Quốc Tôi Yêu -
Vụ án Phúc Sơn: Khởi tố thêm 5 cựu lãnh đạo tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc
Chiều 26/12/2024, tại họp báo Bộ Công an, Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an (C03), cho biết đã khởi tố thêm 5 bị can ở Phú Thọ và Vĩnh Phúc do liên quan vụ án ở Tập đoàn Phúc Sơn.
- TTXVN -
Một số chỉ tiêu về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030
Hà Nội (TTXVN 27/12) Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đặt mục tiêu đến năm 2030, tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam đạt mức tiên tiến ở nhiều lĩnh vực quan trọng, thuộc nhóm dẫn đầu trong các nước có thu nhập trung bình cao; trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đạt mức trên trung bình của thế giới; một số lĩnh vực khoa học, công nghệ đạt trình độ quốc tế; Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á, nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo, trung tâm phát triển một số ngành, lĩnh vực công nghiệp công nghệ số mà Việt Nam có lợi thế. Tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến.
- TTXVN -
KHAI TRƯƠNG TỦ SÁCH CHI BỘ ĐIỆN TỬ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO
Ngày 25/12/2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức ra mắt và triển khai thực hiện “Tủ sách chi bộ điện tử” trong khuôn khổ Hội nghị tổng kết ngành tuyên giáo năm 2024. Đây là một dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự đổi mới trong việc ...
LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ - HIỂU RÕ ĐỂ THỰC HIỆN ĐÚNG TRÁCH NHIỆM CÔNG DÂN
Trong bối cảnh tình hình an ninh quốc phòng ngày càng phức tạp, Luật Nghĩa vụ Quân sự (NVQS) giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ Tổ quốc và duy trì hòa bình. Tuy nhiên, các thế lực thù địch luôn lợi dụng tâm lý e ngại hoặc sự thiếu hiểu biết của một bộ phận công dân để xuyên tạc, chống phá. Chúng gieo rắc những luận điệu sai trái nhằm làm suy giảm ý chí thực hiện nghĩa vụ quân sự, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự đoàn kết toàn dân. Vì vậy, việc hiểu rõ ý nghĩa của Luật NVQS và đấu tranh với các quan điểm sai lệch là nhiệm vụ cần thiết để bảo vệ giá trị cốt lõi của luật pháp và tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam.
Một trong những luận điệu thường xuyên được các thế lực thù địch sử dụng là cho rằng việc tham gia NVQS là "lãng phí thời gian". Họ kích động thanh niên rằng thời gian thực hiện nghĩa vụ sẽ làm gián đoạn học tập và sự nghiệp, khiến họ mất cơ hội phát triển. Thực tế, môi trường quân đội không chỉ rèn luyện tính kỷ luật, sức khỏe mà còn giúp thanh niên trưởng thành hơn về bản lĩnh và ý chí. Những giá trị này là hành trang quý báu để họ vững bước trên con đường tương lai, từ đó đóng góp nhiều hơn cho gia đình và xã hội.
Bên cạnh đó, một số quan điểm khác còn cho rằng NVQS chỉ mang lại lợi ích cho Nhà nước, không liên quan đến lợi ích của nhân dân. Đây là luận điệu nguy hiểm, nhằm chia rẽ mối quan hệ giữa Nhà nước và người dân. Trên thực tế, một đất nước phát triển, có khả năng tự bảo vệ, chính là lợi ích lớn nhất mà mỗi người dân được hưởng. Hòa bình và an ninh được đảm bảo là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế, giáo dục và đời sống xã hội. Việc mỗi công dân tham gia NVQS là đóng góp trực tiếp vào sự ổn định và phát triển của cả cộng đồng.
Một số ý kiến khác còn xuyên tạc rằng NVQS là sự ép buộc, vi phạm quyền tự do cá nhân. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng tự do cá nhân luôn đi đôi với trách nhiệm đối với cộng đồng. Trong bất kỳ xã hội nào, việc công dân tham gia nghĩa vụ bảo vệ quốc gia là một chuẩn mực phổ biến, được thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới. Không có quyền tự do nào được đảm bảo nếu quốc gia không có khả năng tự bảo vệ trước các mối đe dọa an ninh.
Thực hiện nghĩa vụ quân sự không chỉ là trách nhiệm mà còn là cơ hội để phát triển bản thân. Quá trình rèn luyện trong quân đội giúp thanh niên nâng cao sức khỏe, ý chí kiên cường và tinh thần kỷ luật. Những kỹ năng này sẽ giúp họ trưởng thành, tự tin hơn trong cuộc sống. Nhiều thanh niên sau khi hoàn thành NVQS đã trở thành những người gương mẫu, đạt được thành công trong sự nghiệp nhờ tinh thần trách nhiệm và bản lĩnh được hun đúc từ môi trường quân ngũ. Ngoài ra, NVQS còn là nền tảng vững chắc để bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tạo điều kiện cho đất nước phát triển trong hòa bình.
Để đối phó với các luận điệu xuyên tạc, mỗi công dân cần trang bị cho mình kiến thức đầy đủ về Luật NVQS, đồng thời tỉnh táo trước những thông tin sai lệch. Công tác tuyên truyền cần được đẩy mạnh, đặc biệt là trong giới trẻ, nhằm giúp họ hiểu rõ vai trò và ý nghĩa của NVQS. Cùng với đó, cần xử lý nghiêm các hành vi chống phá, xuyên tạc luật pháp để bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật và giữ vững ý chí đoàn kết toàn dân.
Thực hiện Luật Nghĩa vụ Quân sự là hành động thể hiện trách nhiệm cao cả và lòng yêu nước của mỗi công dân. Đây không chỉ là một nghĩa vụ pháp lý mà còn là biểu tượng của tinh thần yêu nước, của ý chí chung tay bảo vệ Tổ quốc. Đấu tranh với các quan điểm sai trái và lan tỏa giá trị tích cực của NVQS sẽ góp phần xây dựng một Việt Nam hùng cường, độc lập và phát triển bền vững trong tương lai./.
- Những người con yêu nước -
“HÀ NỘI - ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG”: CHIẾN THẮNG VĨ ĐẠI CỦA TRÍ TUỆ VIỆT NAM
Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” ghi dấu mốc chói lọi trong lịch sử Việt Nam hiện đại; là bản anh hùng ca hào hùng về bản lĩnh, trí tuệ của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
Tháng 12/1972, bầu trời Hà Nội và miền Bắc Việt Nam chứng kiến một cuộc đối đầu lịch sử giữa ý chí kiên cường của Nhân dân Việt Nam và sức mạnh không lực hiện đại nhất của Mỹ.
Với chiến dịch Linebacker II kéo dài 12 ngày đêm, đế quốc Mỹ huy động hàng trăm máy bay B-52 cùng kho vũ khí khổng lồ nhằm hủy diệt Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố lớn với mục tiêu ép Việt Nam phải nhượng bộ tại bàn đàm phán Paris.
Nhưng với ý chí kiên cường, niềm tin sắt đá, mưu trí, sáng tạo, quân và dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm nên một chiến công vĩ đại - chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, buộc Chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, góp phần tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đây không chỉ là một kỳ tích quân sự mà còn là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước, trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam.
Âm mưu dùng sức mạnh “pháo đài bay” B-52 tấn công miền Bắc.
Tháng 12/1972, trong bối cảnh cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài với nhiều bất lợi trên chiến trường, Mỹ quyết định tiến hành chiến dịch Linebacker II - một cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 vào miền Bắc Việt Nam.
Đây là kế hoạch leo thang quân sự quy mô lớn với mục tiêu tạo sức ép mạnh mẽ lên Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tại bàn đàm phán Paris, buộc ta phải nhượng bộ theo các điều khoản có lợi cho Mỹ.
Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” ghi dấu mốc chói lọi trong lịch sử Việt Nam hiện đại; là bản anh hùng ca hào hùng về bản lĩnh, trí tuệ của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
B-52 là loại máy bay ném bom chiến lược hiện đại bậc nhất thời bấy giờ, được mệnh danh là “pháo đài bay” vì khả năng mang theo khối lượng bom khổng lồ và bay ở độ cao lớn, vượt xa tầm với của phần lớn hệ thống phòng không.
Bên cạnh đó, những “pháo đài bay” này còn được trang bị nhiều máy gây nhiễu để gây khó khăn cho hệ thống radar, tên lửa phòng không của đối phương.
Với ưu thế đó, Mỹ kỳ vọng rằng B-52 sẽ nhanh chóng san phẳng các mục tiêu quan trọng như Hà Nội, Hải Phòng, các trung tâm kinh tế, chính trị và quân sự lớn ở miền Bắc Việt Nam.
Mục tiêu chiến lược của đế quốc Mỹ không chỉ là gây thiệt hại nặng nề về vật chất mà còn đánh gục ý chí kháng chiến của quân và dân miền Bắc. Chúng tin rằng việc phá hủy hạ tầng trọng yếu cùng với áp lực từ thiệt hại về người sẽ khiến Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa phải chấp nhận các điều kiện bất lợi trong Hiệp định Paris.
Đồng thời, chúng cũng muốn khôi phục niềm tin của công luận quốc tế và trong nước vào sức mạnh quân sự của mình sau chuỗi thất bại liên tiếp trên chiến trường miền Nam.
Trong chiến dịch Linebacker II, đế quốc Mỹ đã huy động lực lượng lớn chưa từng có B-52, với 193 chiếc, chiếm một nửa trong tổng số B-52 trong biên chế không quân chiến lược Hoa Kỳ khi đó. Bên cạnh đó còn có hàng nghìn máy bay chiến đấu khác.
Trong khi đó, đối đầu với lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới này lại là lực lượng phòng không-không quân Việt Nam non trẻ, sử dụng vũ khí được viện trợ bởi các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
Giới chức quân sự Mỹ tin rằng, với B-52, tên lửa S-75 “Dvina” của quân đội Việt Nam sẽ hoàn toàn bị “mù” nếu tìm cách bắn trả; máy bay MiG-21 nếu cất cánh sẽ bị tiêu diệt gọn bằng đội ngũ tiêm kích hộ tống hùng hậu; những khẩu pháo phòng không và súng máy với tầm bắn hạn chế sẽ hoàn toàn vô hiệu, nằm chờ sự hủy diệt.
Nhưng kết quả sau đó lại làm cho đế quốc Mỹ và cả thế giới phải kinh ngạc.
Những dự báo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kế sách “bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa”.
Năm 1962, khi máy bay B-52 còn chưa tham chiến ở Việt Nam, với nhãn quan chính trị nhạy bén và tầm nhìn chiến lược, trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu âm mưu, thủ đoạn, quy luật sử dụng lực lượng không quân Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dự báo đế quốc Mỹ sẽ sử dụng loại máy bay này ở Việt Nam.
Người căn dặn: “… phải theo dõi chặt chẽ và thường xuyên quan tâm đến loại máy bay B-52 này”.
“Dù đế quốc Mỹ có lắm súng nhiều tiền, dù chúng có B-57, B-52 hay “bê” gì đi nữa ta cũng đánh, từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh mà đánh là nhất định thắng”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đúng như dự báo của Người, ngày 18/6/1965, lần đầu tiên đế quốc Mỹ sử dụng B-52 ném bom khu vực Bến Cát (tây bắc Sài Gòn).
Người đã khẳng định ý chí sắt đá của Đảng và cả dân tộc: “Dù đế quốc Mỹ có lắm súng nhiều tiền, dù chúng có B-57, B-52 hay “bê” gì đi nữa ta cũng đánh, từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh mà đánh là nhất định thắng”.
Muốn đánh thắng B-52, trước tiên là phải tìm hiểu tính năng, kỹ thuật, đặc điểm và quy luật hoạt động của nó, trên cơ sở đó, tìm ra cách đánh phù hợp.
Do đó, tháng 5/1966, Quân chủng Phòng không-Không quân đã tổ chức cho Trung đoàn tên lửa 238 cơ động vào Vĩnh Linh, nghiên cứu cách đánh B-52. Ngày 17/9/1967, tại trận địa T5, Nông trường Quyết Thắng (Vĩnh Linh), Tiểu đoàn 84, Trung đoàn 238 đã bắn rơi chiếc máy bay B-52 đầu tiên. Từ đó, chúng ta luôn luôn duy trì một lực lượng ở chiến trường để đánh B-52, với phương châm là vừa đánh, vừa nghiên cứu.
Cuối năm 1967, khi làm việc với Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp tục đưa ra một dự báo thiên tài: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước mọi tình huống, càng sớm càng tốt, để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị. Mỹ sẽ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua trên bầu trời Hà Nội”.
Lời dự báo này thể hiện tầm nhìn chiến lược của Người, nhận định chính xác rằng Hà Nội sẽ trở thành mục tiêu tập kích trọng yếu trong ý đồ leo thang chiến tranh của Mỹ. Người cũng tin tưởng rằng sự thất bại của B-52 tại Hà Nội sẽ là đòn chí mạng, buộc Mỹ phải rút lui và kết thúc chiến tranh.
Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, đặc biệt là sự nhắc nhở thường xuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đầu năm 1968, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân bắt tay vào xây dựng kế hoạch đánh trả một cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội trong vòng 5 năm tới.
Có thể nói, đây là một bản kế hoạch rất độc đáo trong nghệ thuật quân sự Việt Nam. Bởi lẽ, lúc bấy giờ, ngay cả phía Mỹ cũng chưa có chút manh nha gì về kế hoạch tiến công ồ ạt miền Bắc bằng máy bay B-52.
Kế hoạc lúc đầu còn sơ lược, nhưng qua chiến đấu thực tiễn và từng bước rút kinh nghiệm, bản kế hoạch được hoàn chỉnh dần. Đáng chú ý nhất là cuốn sách cẩm nang bìa đỏ mang tên “Cách đánh B-52” của bộ đội tên lửa. Tuy chỉ có 30 trang đánh máy, nhưng đó là sự tổng hợp, đúc kết kinh nghiệm trong quá trình gần 7 năm chiến đấu với B-52 và các thủ đoạn của không quân Mỹ, nhất là những kinh nghiệm và phương pháp mới nhất, được rút ra sau trận tập kích ngày 16/4/1972 bằng B-52 của địch vào Hà Nội và Hải Phòng.
Trên cơ sở tài liệu này, ngày 31/10/1972, Quân chủng Phòng không-Không quân tổ chức Hội nghị cán bộ để thảo luận, phổ biến cách đánh B-52.
Việc sử dụng hợp lý các loại vũ khí hiện có và hợp đồng tác chiến chặt chẽ giữa bộ đội radar, tên lửa phòng không, pháo phòng không, không quân tiêm kích, lực lượng phòng không của bộ đội địa phương và dân quân tự vệ sẽ tạo ra lưới lửa phòng không dày đặc; máy bay Mỹ dù bay ở độ cao nào, từ hướng nào, ở khung thời gian nào cũng có thể bị tiêu diệt.
Ngoài ra, cán bộ, nhân dân trên toàn miền Bắc cũng được tổ chức, huy động tối đa để phục vụ chiến đấu. Đây thực sự là nét độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam, thể hiện sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân.
Đến ngày 3/12/1972, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân đã báo cáo lên cấp trên mọi mặt công tác chuẩn bị đánh B-52 đã xong; đồng thời, ra quyết tâm chiến đấu trong toàn lực lượng, không để Hà Nội, Hải Phòng bị bất ngờ, quyết đánh bại cuộc tập kích bằng B-52 của không quân Mỹ.
Hạ gục “pháo đài bay”.
10 giờ 30 phút ngày 17/12/1972, ngay khi Tổng thống Nixon ra lệnh mở cuộc tiến công bằng không quân vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã trên miền Bắc, quân và dân toàn miền Bắc đã vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, quyết tâm đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược của đế quốc Mỹ.
Sau 19 giờ cùng ngày, B-52 bắt đầu oanh kích sân bay Nội Bài, sân bay Hòa Lạc, các nhà ga Yên Viên, Đông Anh, Cổ Loa. 19 giờ 44 phút, quả tên lửa đầu tiên của Tiểu đoàn 78, Trung đoàn Tên lửa 257 được phóng lên, cuộc chiến đấu 12 ngày đêm của lực lượng phòng không 3 thứ quân bảo vệ Hà Nội bắt đầu.
Trong 12 ngày đêm, quân và dân miền Bắc đã bắn hạ 81 máy bay các loại, trong đó có 34 B-52 và 5 F-111. Riêng ở Thủ đô Hà Nội, ta bắn rơi 30 máy bay, trong đó có 23 B-52 và 2 F-111. Cùng với đó là gần 100 phi công kỳ cựu của Hoa Kỳ bị giết và bắt sống.
20 giờ 13 phút, Tiểu đoàn tên lửa 59 (Đoàn Thành Loa) bắn trúng chiếc B-52 đầu tiên của chiến dịch. Đây là chiếc B-52 đầu tiên bị bắn rơi tại chỗ trên bầu trời Hà Nội, cách trận địa chưa đầy 10 km. Thắng lợi hạ gục tại chỗ “Siêu pháo đài bay-B52” ngay trong đêm đầu tiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về tư tưởng và tác chiến, giải tỏa những lo lắng, băn khoăn của Bộ Chính trị, Bộ Tổng Tham mưu và tất cả cán bộ, chiến sĩ trực tiếp chiến đấu bảo vệ Hà Nội, nhân lên niềm tin chiến thắng trong toàn thể quân dân.
Suốt đêm 18 đến rạng ngày 19/12, đế quốc Mỹ huy động 90 lần chiếc B-52 ném 3 đợt bom xuống thủ đô Hà Nội. Xen kẽ các đợt đánh phá của B-52 có 8 lần chiếc F.111 và 127 lần máy bay cường kích, bắn phá các khu vực nội ngoại, thành.
Trong đêm đầu tiên Mỹ đã ném khoảng 6.600 quả bom xuống 135 địa điểm thuộc thủ đô Hà Nội, 85 khu vực dân cư bị trúng bom, làm chết 300 người. Quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, bắn rơi 6 máy bay các loại, trong đó có 2 máy bay B-52 rơi tại chỗ.
Phát huy chiến thắng trận đầu của chiến dịch, bộ đội phòng không-không quân đã liên tiếp lập công trong các trận đánh tiếp theo, đặc biệt là trong trận then chốt quyết định chiến dịch ngày 26/12/1972.
Đêm 26/12 được xem là cao trào ác liệt nhất của chiến dịch. Mỹ đã huy động hơn 100 chiếc B-52, phối hợp cùng hàng trăm máy bay chiến đấu, tập trung tấn công Hà Nội với mật độ bom chưa từng có.
Trong màn lửa bom ác liệt ấy, lực lượng phòng không Việt Nam, với tinh thần quả cảm và chiến thuật xuất sắc, đã bắn rơi 8 máy bay B-52, trong đó có 5 chiếc rơi tại chỗ. Chiến thắng vang dội này đã làm lung lay niềm tin của giới lãnh đạo Mỹ vào khả năng giành thắng lợi qua sức mạnh quân sự.
Bị tổn thất nặng nề, 7 giờ sáng 30/12/1972, Richard Nixon phải tuyên bố chấm dứt cuộc tập kích đường không chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng, ngừng ném bom từ Vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp tục đàm phán, ký kết Hiệp định Paris.
Trong 12 ngày đêm, đế quốc Mỹ đã sử dụng 663 lần chiếc B-52 và 3.920 lần chiếc máy bay chiến thuật, ném hơn 100 nghìn tấn bom, đạn xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã miền Bắc nước ta.
Riêng ở Hà Nội, địch sử dụng 441 lần chiếc B-52 cùng nhiều máy bay chiến thuật ném hàng nghìn tấn bom xuống các khu phố, sân bay, nhà ga, bệnh viện, trường học...
Những thiệt hại mà chiến dịch này để lại cho miền Bắc là vô cùng to lớn: hàng nghìn người dân thiệt mạng, nhiều công trình văn hóa, kinh tế, y tế và cơ sở hạ tầng bị phá hủy nghiêm trọng.
Trong số đó, phố Khâm Thiên - khu vực có mật độ dân số đông nhất Hà Nội - bị bom B-52 tàn phá nặng nhất. Những hy sinh, mất mát trong 12 ngày đêm rực lửa ấy đã trở thành biểu tượng của tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam.
Đổi lại, trong 12 ngày đêm đó, quân và dân miền Bắc đã bắn hạ 81 máy bay các loại, trong đó có 34 B-52 và 5 F-111. Riêng ở Thủ đô Hà Nội, ta bắn rơi 30 máy bay, trong đó có 23 B-52 và 2 F-111. Cùng với đó là gần 100 phi công kỳ cựu của Hoa Kỳ bị giết và bắt sống.
Đây là lần đầu tiên Mỹ chịu tổn thất nặng nề như vậy trong một cuộc tập kích đường không, riêng tỷ lệ tổn thất B-52 lên tới 17% (34/193 chiếc). Tướng George Etter, Phó chỉ huy không quân chiến lược Mỹ, ngày 30/12/1972, đã thú nhận trên tạp chí US.Air Forces (Không lực Hoa Kỳ): “Tổn thất về máy bay chiến lược B-52 cùng các nhân viên phi hành là hết sức nặng nề, là đòn choáng váng đánh thẳng vào những nhà vạch kế hoạch của Lầu Năm góc”.
Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc (1945-1975), Việt Nam tiến hành một chiến dịch phòng không quy mô lớn nhất chống lại một cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 điên cuồng nhất, dã man nhất của đế quốc Mỹ, cũng là cuộc tập kích quy mô chưa từng có trong lịch sử chiến tranh hiện đại trên thế giới.
Ngày 30/12/1972 các báo đăng toàn văn thông cáo Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó có câu: “Không có sức mạnh tàn bạo nào có thể khuất phục nổi dân tộc Việt Nam anh hùng”.
Trước đó, cụm từ đầy ý nghĩa “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” và “Hà Nội, lương tri và phẩm giá con người” lần đầu tiên được đăng trên Báo Nhân dân đã ngay lập tức được các hãng thông tấn, báo chí phương Tây và Mỹ sử dụng, để ca ngợi chiến thắng vĩ đại của Việt Nam.
Chiến thắng của trí tuệ và sức mạnh Việt Nam.
Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” đóng vai trò quyết định trực tiếp, buộc chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Mỹ đã phải rút hết quân viễn chinh và quân đồng minh về nước, mở ra bước ngoặt mới cho toàn bộ sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta; đồng thời làm nức lòng bè bạn và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới, cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.
Chiến thắng là biểu tượng sáng ngời của ý chí quật cường, trí tuệ và sức mạnh chiến đấu của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng. Đây không chỉ là một thắng lợi quân sự vĩ đại mà còn là dấu ấn đỉnh cao của nghệ thuật quân sự cách mạng Việt Nam trong thời đại mới.
Chiến thắng này bắt nguồn từ dự báo chính xác của Chủ tịch Hồ Chí Minh về âm mưu sử dụng B-52 của đế quốc Mỹ; sự chuẩn bị kỹ lưỡng, từ sớm; những quyết định chiến lược sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ đó đề ra phương châm hành động: kết hợp giữa chiến thuật tác chiến tại chỗ rộng khắp và tập trung hiệp đồng binh chủng, xây dựng thế trận phòng không toàn diện nhiều tầng, nhiều lớp với lực lượng tên lửa làm nòng cốt.
Những nghiên cứu cùng thực tiễn chiến đấu đã giúp quân đội ta không ngừng cải tiến chiến thuật, sẵn sàng đối đầu với các cuộc tập kích đường không chiến lược của địch. Đặc biệt, việc tổ chức hệ thống phòng không tại các khu vực trọng yếu như Hà Nội đã tạo nên một pháo đài phòng không bất khả chiến bại, bảo vệ Thủ đô và các mục tiêu quan trọng.
Bên cạnh đó, tinh thần sáng tạo và phối hợp chiến đấu chặt chẽ chính là nhân tố quyết định thắng lợi của chiến dịch. Trong đó, lực lượng phòng không ba thứ quân đã phát huy cao độ năng lực sáng tạo, kết hợp chặt chẽ các biện pháp chiến thuật và kỹ thuật.
Bộ đội radar xuất sắc “vạch nhiễu, tìm thù”, dẫn đường chính xác cho các lực lượng tên lửa bắn rơi máy bay B-52, bất chấp hệ thống gây nhiễu tối tân của địch.
Nghệ thuật nghi binh độc đáo như “phóng tên lửa giả” đã buộc đối phương phá vỡ đội hình, giảm hiệu quả chiến đấu, từ đó nâng cao khả năng tiêu diệt máy bay địch của ta.
Có thể thấy, hệ thống phòng không Việt Nam đã tạo nên “lưới lửa” dày đặc, bao phủ từ vòng ngoài đến vòng trong, kết hợp nhịp nhàng giữa radar, tên lửa, pháo phòng không và không quân tiêm kích.
Dù B-52 được mệnh danh là “pháo đài bay bất khả xâm phạm” chúng vẫn không thể thoát khỏi sự tấn công dồn dập từ mọi hướng và ở mọi độ cao của các lực lượng phòng không, không quân Việt Nam.
Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” ghi dấu mốc chói lọi trong lịch sử Việt Nam hiện đại; là bản anh hùng ca hào hùng về bản lĩnh, trí tuệ của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
Những bài học từ chiến thắng oanh liệt này sẽ tiếp tục được nghiên cứu, vận dụng, phát triển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Báo Vietnam+
- Những người con yêu nước -
Niềm tự hào văn hóa Chăm tại Bình Định
Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
Hà Nội (TTXVN 27/12) Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đặt mục tiêu đến năm 2045, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát triển vững chắc, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Việt Nam có quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 50% GDP; là một trong các trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới; thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Tỉ lệ doanh nghiệp công nghệ số tương đương các nước phát triển; tối thiểu có 10 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến. Thu hút thêm ít nhất 5 tổ chức, doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới đặt trụ sở, đầu tư nghiên cứu, sản xuất tại Việt Nam.
- TTXVN -
Vị trí, vai trò, sức mạnh nhân dân, địa đoàn kết toàn dân tộc đối với xây dựng, phát triêdn đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
Vị trí, vai trò, sức mạnh nhân dân, đại đoàn kết toàn dân tộc đối với xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc VN
Trải qua gần 95 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc luôn là nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, làm nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam, góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử; đất nước phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn. Có được những thành tựu đó là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đã kiên trì tư tưởng “trọng dân” và vận dụng sáng tạo bài học “Dân là gốc”, “Nước lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong huy động sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Trải qua các nhiệm kỳ Đại hội, Đảng ta đều nhấn mạnh vị trí, vai trò quan trọng của nhân dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quá trình đổi mới, chúng ta đã tạo được thế và lực của đất nước, nâng tầm vị thế quốc gia ở khu vực và trên trường quốc tế; với thời cơ, vận hội mới, chúng ta đã hội tụ đủ những điều kiện cần thiết và đang đứng trước cơ hội lịch sử đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vị trí trung tâm, vai trò chủ thể của nhân dân trong công cuộc đổi mới và trong chiến lược phát triển đất nước
Nhân dân là chủ thể của mọi quyền lực nhà nước, là chỗ dựa vững chắc, là nguồn sức mạnh to lớn của Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước được độc lập, thống nhất, chế độ mới được thiết lập. Đó là một chế độ mà “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân./ Bao nhiêu quyền hạn đều của dân./ Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân./ Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân./ Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra./ Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên./ Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”(1). Quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, mối quan hệ chính trị - pháp lý “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” tiếp tục được xây dựng, ngày càng hoàn thiện. Nhân dân được đặt ở vị trí trung tâm của mọi chiến lược phát triển đất nước, của công cuộc đổi mới. Vị trí trung tâm, vai trò chủ thể của nhân dân trong mọi chiến lược phát triển của đất nước trong thời kỳ mới được thể hiện trên những nội dung quan trọng của Đảng.
Lực lượng nhân dân và các phong trào cách mạng của nhân dân là nhân tố quyết định thành công và là động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Thực tiễn trong gần 40 năm đổi mới đất nước cho thấy, đường lối đổi mới của Đảng được hình thành có một phần từ sự sáng tạo trong lao động, ý chí vượt qua khó khăn của nhân dân ta. Đánh giá vị trí trung tâm của nhân dân và các phong trào thi đua yêu nước của nhân dân ta, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Sự thành công của công cuộc kháng chiến kiến quốc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta trong hơn 70 năm qua đã khẳng định giá trị đúng đắn, sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta về thi đua yêu nước. Có thể nói mọi thành quả cách mạng nước ta đều gắn liền với việc tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước”(2).
Vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược phát triển kinh tế. Một đặc trưng cơ bản, một thuộc tính quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam là “phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển”(3). Điều đó có nghĩa là, không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không “hy sinh” tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Trái lại, mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội. Chính những nội dung đó đã thể hiện rõ nhất nhân dân Việt Nam là chủ thể, là trung tâm, mục tiêu phục vụ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhân dân là trung tâm, chủ thể sáng tạo, gìn giữ, trao truyền và phát huy nền văn hóa dân tộc. Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nhiệm vụ của toàn thể nhân dân. Đây cũng là một nội dung, đặc trưng quan trọng trên con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phát triển văn hóa là một trong những vấn đề trọng tâm, nội dung nổi bật trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Quan điểm của Đảng khẳng định, trọng tâm xây dựng và phát triển văn hóa là xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; chú trọng mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị, văn hóa và kinh tế; xây dựng văn hóa trong Đảng và trong hệ thống chính trị; xây dựng văn hóa công chức, văn hóa công vụ, đặc biệt là đạo đức công vụ, chú trọng sự nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên…; “chủ thể xây dựng và phát triển văn hóa là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân là chủ thể sáng tạo; đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ đóng vai trò quan trọng”(4). Nhân dân vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của việc tạo dựng thể chế bảo đảm công bằng về cơ hội và hưởng thụ về văn hóa.
Vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược quản lý phát triển xã hội bền vững, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội tiếp tục được khẳng định. Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong các chính sách xã hội, kiểm soát phân tầng xã hội, “xử lý kịp thời, hiệu quả các rủi ro, mâu thuẫn, xung đột xã hội, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Gắn chính sách phát triển kinh tế với chính sách xã hội, quan tâm lĩnh vực công tác xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân”(5), “Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân với các chính sách phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho người dân, bảo đảm trợ giúp cho các nhóm đối tượng yếu thế”(6), “Xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách dân số và phát triển,… nâng cao chất lượng dân số, gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo đảm mức tăng dân số hợp lý và cân bằng giới tính khi sinh,… Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em,…”(7). Ba định hướng trên do Đại hội XIII của Đảng đề ra đã xác định rõ vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong chiến lược quản lý phát triển xã hội bền vững, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội của Đảng. Vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân còn được thể hiện trong chính sách và hoạt động đối ngoại. Đó là quan điểm xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân. Đây chính là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước, thể hiện sự tiếp nối truyền thống “lấy dân là gốc” của dân tộc Việt Nam. Sức mạnh của nhân dân được tập hợp và phát huy dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng đã làm nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Đổi mới, suy cho cùng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Mục tiêu cao cả và cụ thể của công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ là chăm lo, bảo vệ lợi ích tối cao, toàn diện của nhân dân và mục tiêu đó chỉ có thể đạt được nếu sức dân được bồi đắp ngày càng mạnh mẽ. Cũng bởi thế, để nhân dân khẳng định, phát huy tốt vị trí trung tâm và vai trò nền tảng của mình thì biện pháp căn cốt nhất, bền vững nhất là dưỡng sức dân.
Đảng ta luôn quan tâm phát huy vai trò của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thể hiện rõ trên các khía cạnh, cụ thể:
1- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế bảo đảm cho nhân dân tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Xác định trách nhiệm của nhân dân và của các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân; xác định những nội dung, lĩnh vực mà nhân dân tham gia xây dựng Đảng, đề ra những quy trình, chuỗi công việc nhân dân tham gia xây dựng Đảng. Việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế sẽ tạo điều kiện cho hành động cách mạng của các tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên được diễn ra một cách bài bản. Điều đó tạo ra nền nếp thường xuyên trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Nó chỉ ra được nội dung, phương thức, vị trí, vai trò, trách nhiệm cụ thể của Đảng ở các cấp nói riêng và các thành viên khác trong hệ thống chính trị nói chung, cũng như trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên; đồng thời, làm rõ thêm trách nhiệm của người dân. Căn cứ vào cơ chế này, các cấp ủy, tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên xây dựng cho mình chương trình, kế hoạch triển khai trong việc dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng. Nếu làm được như vậy, sẽ phòng và chống được căn bệnh hình thức, chiếu lệ, qua loa, đại khái, làm đối phó. Cơ chế này phải thường xuyên được xem xét, bổ cứu, bổ sung, hoàn thiện khi thực thi nhiệm vụ được giao.
2- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, bằng việc nhân dân tham gia đóng góp ý kiến về mọi mặt cho Đảng; trong đó, có việc xây dựng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đảng và chính quyền phải thật tâm lắng nghe ý kiến của nhân dân, tiếp thu những ý kiến phù hợp, nghĩa là phải thực sự có nghiên cứu, có tổng kết và đối thoại với nhân dân về những ý kiến nhân dân đóng góp, với những hình thức phù hợp. Hiệu quả của công việc này sẽ được nâng lên rõ rệt, nếu các tổ chức trong hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ, đảng viên có tâm, có tầm khi triển khai trên thực hiện nhiệm vụ.
3- Dựa vào nhân dân trong việc nhân dân giới thiệu những người ưu tú để Đảng xem xét kết nạp vào Đảng, bố trí vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý quan trọng ở các cấp của hệ thống chính trị. Sức mạnh, chất lượng của Đảng và hệ thống chính trị là sự tổng hợp từ nhiều yếu tố; trong đó, có số lượng, đặc biệt là chất lượng của đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức của Đảng và Nhà nước. Tăng cường kiểm tra, giám sát để hệ thống chính trị xem xét đưa những phần tử yếu kém, tham nhũng, tiêu cực, cơ hội chính trị ra khỏi bộ máy; phải dựa vào nhân dân để tạo ra những phong trào cách mạng, từ đó nhân dân giới thiệu những người ưu tú thuộc các tầng lớp, các giới, các ngành, các lĩnh vực, các lứa tuổi, các vùng… để tổ chức xem xét bổ sung lực lượng cho hệ thống chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
4- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phải có sự hướng đích cho mục tiêu. Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là: Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chung cách mạng thế giới (như điều mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được viết trong Di chúc); dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mọi sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đều hướng véc-tơ lực như thế, các biểu hiện chệch mục tiêu đó là làm yếu sức mạnh, như những hành vi dù nhỏ, chống lại sự phát triển bền vững đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; hành vi chia rẽ khối đại đoàn kết, khơi dậy hận thù, kỳ thị dân tộc, vùng miền, tôn giáo, (kể cả hận thù các dân tộc quốc tế),… Không thể chấp nhận sức mạnh cố kết theo kiểu “lợi ích nhóm”, theo lối phường hội, gia đình, họ hàng gia tộc, “cánh hẩu”. Không thể chấp nhận sức mạnh nhân dân dùng vào việc đấu tranh, biểu tình vụ lợi riêng, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, xâm phạm chủ quyền an ninh quốc gia.
Phát huy cao độ vai trò chủ thể của nhân dân tham gia công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thực tiễn qua các giai đoạn phát triển của đất nước, việc phát huy vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân, phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc luôn có sự đổi mới để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn, nhất là phát huy quyền làm chủ của nhân dân đã được cụ thể hóa, với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước. Nội dung phát huy vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân, phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được vận dụng, đổi mới theo hướng gồm nhiều chủ đề, vấn đề đáp ứng hơi thở thực tiễn cuộc sống; từ việc thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân cho đến việc vận động quần chúng nhân dân tuân thủ pháp luật, tích cực tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng Nhà nước hành động, liêm chính, phục vụ nhân dân, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước,... Đặc biệt, với việc đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (nay là Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở), với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” và cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” đã tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, trở thành trụ cột của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Cùng với tiến trình đổi mới hệ thống chính trị, hệ thống dân vận của Đảng từng bước được củng cố, kiện toàn, phối hợp chặt chẽ với hệ thống các ban đảng, hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, giữ vai trò hạt nhân trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy “quốc bảo lòng dân”, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy và chính quyền, những phong trào, như dân vận khéo, dân vận chính quyền, với nhiều mô hình tiêu biểu, tấm gương điển hình tiên tiến đã có hiệu ứng lan toả sâu rộng, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Nhờ những chủ trương đúng đắn về đổi mới nội dung và phương thức dân vận, chúng ta đã huy động được một nguồn lực to lớn trong nhân dân, phát huy được vai trò chủ thể, trung tâm của nhân dân, góp phần thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia, như Chương trình xây dựng nông thôn mới, phong trào thi đua “đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ hiện đại, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”.
Nhân dân phát huy vai trò chủ thể của mình trong việc đóng góp ý kiến xây dựng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Lấy ý kiến nhân dân trong việc đóng góp xây dựng văn kiện Đại hội của Đảng là một công việc hệ trọng, nhằm tập hợp và phát huy trí tuệ, quyền làm chủ của nhân dân trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, quyết sách quan trọng của đất nước, thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng là “Dân làm gốc”, mọi chính sách phát triển đều vì nhân dân; đồng thời, thể hiện trách nhiệm, tình cảm, tâm huyết của nhân dân, sự thống nhất giữa “Lòng Dân” với “Ý Đảng”.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, Đảng tiếp tục đưa ra những chỉ đạo cụ thể về việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Công việc này được triển khai bài bản, có hệ thống, nhất quán, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương và đạt được những kết quả quan trọng. Cùng sự đồng thuận của nhân dân, niềm tin của nhân dân vào Đảng và chế độ, sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy, tổ chức đảng, Đảng thông qua nhân dân chủ động phát hiện, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá Đảng.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Thực tiễn cho thấy sự đồng tình, ủng hộ, hưởng ứng, tham gia tích cực của nhân dân đã tạo nên sức mạnh tổng hợp, là động lực to lớn để cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí đạt được những kết quả quan trọng trong thời gian qua. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí tạo chuyển biến mạnh mẽ, có bước đột phá, ngày càng đi vào chiều sâu, gắn kết giữa “xây” và “chống”. Các luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thanh tra, kiểm toán, tài chính công được sửa đổi, hoàn thiện, tạo tiền đề để xây dựng cơ chế phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí toàn diện và sâu rộng. Đến nay, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí tiếp tục được đẩy mạnh, có nhiều chuyển biến mới, tích cực, đồng bộ, hiệu quả ở cả Trung ương và địa phương, đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, rõ nét, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, được đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao, được quốc tế ghi nhận; góp phần quan trọng vào việc củng cố niềm tin của nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội đối với Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên, thời gian qua việc phát huy vai trò chủ thể, vai trò trung tâm của nhân dân trong công cuộc đổi mới vẫn còn những hạn chế, bất cập. Một số chính sách chưa đáp ứng nguyện vọng chính đáng, lợi ích hợp pháp của nhân dân, nhiều bức xúc của nhân dân chưa được giải quyết; quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi còn bị vi phạm. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức chưa được khắc phục có hiệu quả, làm giảm sút sức chiến đấu của Đảng và suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa có lúc, có nơi chưa được chú trọng, phát huy đầy đủ. Những hạn chế đó làm cho “lòng dân”, hay nói cách khác là tư tưởng, tâm trạng của một bộ phận nhân dân có những bức xúc, gây ra ảnh hưởng tiêu cực tới sự đồng thuận xã hội, làm suy giảm sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, nhằm phát huy sức mạnh của nhân dân, khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc là kỷ nguyên phát triển, xây dựng đất nước giàu mạnh dưới sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mục tiêu chiến lược đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, có thu nhập cao; khơi dậy mạnh mẽ hào khí dân tộc, tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, khát vọng phát triển đất nước, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Để thực hiện mục tiêu đó, thời gian tới cần tập trung thực hiện một số nội dung cơ bản sau:
Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, hệ thống chính trị và nhân dân về vị trí, tầm quan trọng của vai trò, vị trí của nhân dân, phát huy sức mạnh nhân dân, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin và uy tín với nhân dân. Xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Tiếp tục đổi mới công tác xây dựng Đảng về giáo dục chính trị, tư tưởng; tập trung xây dựng Đảng về đạo đức, tăng cường trách nhiệm nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu. Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ trí tuệ, tính chiến đấu của toàn Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các giải pháp về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Chú trọng xây dựng đoàn kết, thống nhất trong Đảng, hệ thống chính trị và trong nhân dân. Nâng cao cảnh giác, chủ động nhận diện, phát hiện từ sớm, từ xa, ngăn chặn, đấu tranh, xử lý kịp thời âm mưu, thủ đoạn chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tăng cường đoàn kết trong Đảng, giữ vững vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hai là, đẩy mạnh thực hiện công tác dân vận theo Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 3-6-2013, của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI, về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Quyết định số 23-QĐ/TW, ngày 30-7-2021, của Bộ Chính trị, “Về việc ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”; tập trung giải quyết kịp thời, có hiệu quả những bức xúc và kiến nghị chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, đổi mới và đa dạng hóa hình thức tuyên truyền về truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, hội viên và nhân dân; kết hợp chặt chẽ giữa tuyên truyền, giáo dục truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, với tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu phát triển, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Đẩy mạnh ch.uyển đ.ổi s.ố, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tuyên truyền, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác vận động quần chúng, thông qua đoàn kết, tập hợp đoàn viên, hội viên để nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của nhân dân, những biến đổi trong cơ cấu và giai tầng xã hội đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới.
Ba là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực sự là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đẩy mạnh cải cách hành chính và phát huy dân chủ.
Tiếp tục hoàn thiện chủ trương, chính sách về phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong giai đoạn mới; phát huy vai trò của các giai tầng xã hội, khơi dậy mọi tiềm năng, sức sáng tạo của mỗi người Việt Nam, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Đổi mới và tăng cường việc thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước kịp thời, hợp lòng dân để nhân dân được phát huy quyền làm chủ trên thực tế. Tăng cường công tác dân vận của các cơ quan nhà nước; xây dựng quy định cụ thể để chính quyền làm công tác dân vận đạt hiệu quả.
Bốn là, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng.
Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 43-NQ/TW, ngày 24-11-2023, của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, về “Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”; đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực sự là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; bảo đảm hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động với các tổ chức thành viên. Tăng cường vai trò nòng cốt chính trị, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tập hợp, vận động, đoàn kết nhân dân, trọng tâm là địa bàn cơ sở, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, thực hành dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới và nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân.
Năm là, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tiềm năng và sức sáng tạo của nhân dân.
Xây dựng cơ chế, chính sách để phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân; phát huy vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; về đại đoàn kết toàn dân tộc, khơi dậy ý chí, khát vọng phát triển đất nước. Tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” trong tất cả các loại hình tổ chức và đơn vị cơ sở. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xây dựng cơ chế phù hợp để nhân dân tham gia ý kiến vào quá trình hoạch định chính sách, quyết định những vấn đề lớn và quan trọng của đất nước, những vấn đề có liên quan mật thiết đến cuộc sống của người dân; nêu cao tinh thần cầu thị, tiếp thu, trách nhiệm thông tin, giải trình của các cơ quan nhà nước đối với những kiến nghị, đề xuất của nhân dân theo quy định. Phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong xã hội; tăng cường đồng thuận xã hội, gắn với đề cao ý thức trách nhiệm của công dân; xử lý nghiêm hành vi lợi dụng dân chủ để chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Sớm bổ sung quy định về trách nhiệm công dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Sáu là, tập trung nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, các tầng lớp nhân dân quán triệt đầy đủ tư tưởng Hồ Chí Minh về bài học “Dân là gốc”, “Dân là chủ”, không ngừng nâng cao nhận thức và tổ chức thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thể hiện sự quyết tâm cao trong việc chăm lo và cải thiện đời sống của nhân dân, coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, tạo động lực để nhân dân thực hiện nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nhất là thực hiện có hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia, đem lại kết quả thiết thực, thực chất cho người dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Tiếp tục hoàn thiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội; hoàn thiện, bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù, bảo đảm các nhóm yếu thế được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản. Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy hoạch, đầu tư nâng cấp hệ thống an sinh xã hội, bảo đảm tính đa dạng, toàn diện, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động, cân đối nguồn lực của Nhà nước. Đa dạng hóa các nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa, thực hiện công khai, minh bạch trong khai thác, quản lý, sử dụng nguồn lực thực hiện chính sách xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội. Không ngừng xây dựng, bồi đắp ý thức chính trị, năng lực thực hiện quyền con người, thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa. Tạo cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp và người dân nâng cao tiềm lực vật chất, tài chính, thích ứng được với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng, bao gồm cả chính sách “khoan thư sức dân”, bồi dưỡng sức dân “không để ai bị bỏ lại phía sau”, nâng cao chất lượng nguồn lực con người.
Bảy là, phát huy vai trò, trách nhiệm của nhân dân tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với nhân dân.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và góp ý cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện để nhân dân hiểu và chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nghĩa vụ và quyền công dân. Tạo điều kiện để nhân dân đề đạt tâm tư, nguyện vọng chính đáng với Đảng, Nhà nước; phát triển năng lực “làm chủ”, biết sử dụng quyền làm chủ và thể hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội và biết cách bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, nguyện vọng chính đáng của mình.
Tám là, đề cao trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu, lãnh đạo chủ chốt, đội ngũ cán bộ, đảng viên; xây dựng và thực hiện chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Đưa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đi vào chiều sâu, gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở từng địa phương, đơn vị; gắn kết chặt chẽ việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, với việc tự phê bình và phê bình trong thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW khóa XI, XII, XIII, góp ý xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Chú trọng khâu nhận diện và xác định những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, từng bước khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm; phát huy tinh thần đấu tranh, kiên quyết bảo vệ cái đúng, phản bác, loại trừ cái sai, biểu hiện lệch lạc. Kiên quyết chống những biểu hiện vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước./.
TS Phạm Tất Thắng,
Xa Vung Tau
Be the first to know and let us send you an email when Vũng Tàu - Phường 10 posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.