Vũng Tàu - Phường 10

Vũng Tàu - Phường 10 Tôi ❤ VIỆT NAM

Lũng Cú vào mùa hoa Tam giác mạch 🌼Mùa hoa tam giác mạch Hà Giang từ lâu đã trở thành điểm nhấn thu hút khách du lịch gh...
07/11/2024

Lũng Cú vào mùa hoa Tam giác mạch 🌼

Mùa hoa tam giác mạch Hà Giang từ lâu đã trở thành điểm nhấn thu hút khách du lịch ghé thăm Hà Giang. Thời gian lý tưởng để ngắm hoa tam giác mạch là từ tháng 10 đến tháng 11 dương lịch. Bởi đây là khoảng thời gian hoa tam giác mạch nở rộ nhất. Tuy Hà Giang không phải là địa điểm duy nhất có hoa tam giác mạch nhưng Hà Giang chính là nơi tam giác mạch nhiều nhất cùng với lễ hội tam giác mạch nổi tiếng.

Theo: Báo Mới

- Biển Hát -

Cách mạng tháng Mười Nga mở ra con đường giải phóng và phát triển trên thế giới ngày nay107 năm trước, dưới sự lãnh đạo ...
07/11/2024

Cách mạng tháng Mười Nga mở ra con đường giải phóng và phát triển trên thế giới ngày nay

107 năm trước, dưới sự lãnh đạo của chính Đảng tiền phong do V.I. Lênin vĩ đại đứng đầu, quần chúng công - nông Nga đã làm nên một sự kiện làm rung chuyển toàn thế giới: Cách mạng tháng Mười năm 1917 thành công, khai sinh chế độ xã hội chủ nghĩa đầu tiên trong lịch sử loài người.

Bắt đầu từ tháng Mười Nga năm 1917 đã chấm dứt thời đại độc tôn của chủ nghĩa tư bản trong nền kinh tế và chính trị thế giới, mở ra kỷ nguyên mới của phát triển và tiến bộ xã hội. Từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản bộc lộ rõ rệt nhất những hạn chế không thể vượt qua. Nền văn minh vật chất sung mãn do chủ nghĩa tư bản tạo ra đã được xây dựng bằng nước mắt và máu của quần chúng lao động khắp toàn cầu; sự phồn vinh của quốc gia, dân tộc, giai cấp, tầng lớp người này phải được đánh đổi bằng sự bần cùng hoá của nhiều quốc gia, dân tộc, giai cấp, tầng lớp khác; sự hưng thịnh của một số cường quốc phải được đánh đổi bằng hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc, biến hàng trăm quốc gia Á, Phi, Mỹ La tinh thành hệ thống thuộc địa đáng hổ thẹn của chủ nghĩa thực dân... Như kết tinh của mọi tư tưởng giải phóng và phát triển tiến bộ của thời đại, Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 nổ ra, đáp ứng đầy đủ nhất những yêu cầu bức bách của lịch sử là xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, mở ra chân trời mới cho mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội.

Từ chiếc nôi nước Nga và Liên Xô, cách mạng vô sản và chế độ xã hội chủ nghĩa đã được tiến hành thắng lợi ở nhiều không gian địa chính trị trọng yếu; chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới, đối trọng hữu hiệu trên nhiều lĩnh vực với hệ thống tư bản chủ nghĩa. Giương cao lá cờ búa liềm thắm hồng sắc màu cách mạng, giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn Nga thực sự nắm quyền làm chủ, xây dựng chính quyền Xô viết, biến chủ nghĩa xã hội từ mơ ước và lý luận thành hiện thực sinh động ở Nga và sau đó trên toàn Liên bang chiếm 1/6 diện tích địa cầu.

Dưới ánh sáng của ngọn hải đăng Tháng Mười Nga, quần chúng lao động và các lực lượng cách mạng khác đã xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở 15 quốc gia thuộc châu Âu, châu Á và cả ở châu Mỹ; cộng với nhiều quốc gia định hướng xã hội chủ nghĩa ở Á, Phi và Mỹ La tinh. Cách mạng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội đã thực sự là lực lượng mở ra và thực thi mục tiêu giải phóng và phát triển cho nhân loại trong những thập kỷ sôi sục đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc và đấu tranh xã hội. Chủ nghĩa tư bản đã buộc phải chung sống hòa bình với chủ nghĩa xã hội, chấp nhận chủ nghĩa xã hội là một trong những lực lượng quyết định xu hướng vận động của thế giới trong thế kỷ XX.

Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra và tạo động lực mạnh mẽ cho phong trào giải phóng dân tộc trong thời đại mới. Trong suốt thế kỷ XX, các dân tộc trên thế giới đã vùng lên giải phóng khỏi các chế độ quân chủ, phát xít, thực dân, đế quốc; xác lập nền cộng hòa với chủ quyền đối nội, đối ngoại không thể bác bỏ; xây dựng chế độ xã hội mới do người lao động làm chủ. Dưới sức công phá của dòng thác cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới do Cách mạng tháng Mười Nga mở ra, hệ thống thuộc địa do chủ nghĩa thực dân đế quốc thiết lập trong suốt 5 thế kỷ (từ 1492) đã hoàn toàn sụp đổ trong vòng chưa đầy 5 thập kỷ. Bản đồ thế giới đã được vẽ lại từ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Động lực và cảm hứng từ Cách mạng tháng Mười Nga tiếp tục tạo nên xu hướng phê phán, phủ định và thay thế chủ nghĩa tư bản bằng một chế độ xã hội tiến bộ hơn trong bối cảnh thế giới ngày nay. Thế kỷ XXI đặt ra nội dung và yêu cầu mới cho mục tiêu phát triển. Đó là sự phát triển trong hoà bình và tự do; phát triển hài hoà giữa vật chất và tinh thần; phát triển trong công bằng và dân chủ; phát triển bền vững và nhân văn; sự phát triển của mỗi người, mỗi nhóm xã hội, mỗi giai cấp, tập đoàn, mỗi quốc gia, dân tộc phải là điều kiện tích cực cho sự phát triển của những người khác và toàn bộ loài người. Mục tiêu phát triển hiện đại tự nó đặt ra yêu cầu tiếp tục giải phóng, giải phóng triệt để hơn khỏi con đường và chế độ tư bản chủ nghĩa trong mọi biến thái khác nhau của chúng.

Ngay từ chính các trung tâm tư bản chủ nghĩa đã không ngừng cất lên biết bao lời cảnh tỉnh, phê phán rằng chủ nghĩa tư bản là “một thế giới không thể chấp nhận được” (René Dumond), nó “chứa đựng nhiều vết loét không thể cứu chữa” (Henry Kissinger), nó sẽ rơi vào “cuộc khủng hoảng toàn cầu” (George Soros), vì vậy, loài người sẽ phải vận động đến “làn sóng văn minh thứ ba” (Alvin Toffler), đến một “xã hội hậu tư bản” (Peter Drucker),v.v... Chủ nghĩa tư bản, dưới hình thức hiện đại nhất của nó là chủ nghĩa tự do mới, đã bị phê phán quyết liệt ngay từ bên trong và ở quy mô toàn cầu. Lao động toàn thế giới đang năng động đấu tranh vì những phương án thay thế chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn cầu.

Kiên định theo con đường và phát huy bài học sáng tạo của Cách mạng Tháng Mười Nga, chủ nghĩa xã hội chúng minh sức sống và tính ưu việt của mình thông qua quá trình cải cách, đổi mới và phát triển. Từ cuối thế kỷ XX đến nay, các nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng cộng sản thế giới tích cực đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức và cải cách chính sách phát triển trên mọi lĩnh vực. Những nguyên lý và các giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin được nhận thức đầy đủ hơn; những kinh nghiệm thành công và những hạn chế, vấp váp của chủ nghĩa xã hội được xác định một cách chân thực hơn; những xu thế vận động của thế giới hiện đại được lĩnh hội kịp thời, khách quan hơn. Nhờ vậy, các quốc gia xã hội chủ nghĩa không những thoát khỏi khủng hoảng, mà còn đạt nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Với tính cách là sản phẩm của Cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa xã hội hiện nay vẫn là một lực lượng chính trị, quân sự, kinh tế, tinh thần không thế lực nào có thể bỏ qua trong những tính toán chiến lược toàn cầu. Chính vì chân lý sáng tỏ này, mà nhiều trí tuệ lớn như Jacques Derrida, Noam Chomsky, Joseph Stiglizt, Dinoviev…, giống như Albert Enstein, Paul Satre, Bertral Roussel…, trước kia, đều biểu thị sự đồng tình không che dấu với chủ nghĩa cộng sản, công khai đánh giá Mác là nhà tư tưởng của thế kỷ XXI và Cách mạng Tháng Mười Nga là sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.

Cách mạng tháng Mười Nga như ánh mặt trời soi sáng con đường cách mạng Việt Nam. Đi theo con đường của chủ nghĩa Mác - Lênin gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam do Người sáng lập, tổ chức, rèn luyện đã lãnh đạo nhân dân làm nên Cách mạng tháng Tám năm 1945, lật đổ ách thống trị phát xít, thực dân, phong kiến, khai sinh chế độ xã hội mới, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam. Gần 10 năm sau, quân và dân Việt Nam làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, mở đầu quá trình phi thực dân hóa trên toàn thế giới; và ngày 30 tháng 4 năm 1975, kỷ nguyên độc lập, tự do của Việt Nam đã được hoàn thành trọn vẹn với thắng lợi mang tầm vóc thời đại trước đế quốc Mỹ và ngụy quân, ngụy quyền, Bắc - Nam thống nhất một nhà. Kiên định lá cờ Cách mạng tháng Mười Nga, Đảng và nhân dân Việt Nam đã giành nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong kỷ nguyên đổi mới và phát triển từ năm 1986 đến nay. Chủ nghĩa xã hội Việt Nam thông qua đổi mới đã trụ vững, ra khỏi khủng hoảng và phát triển đầy sinh lực, đưa đất nước ra khỏi tình trạng chậm phát triển, trở thành nền kinh tế trong tốp 40 và tốp 20 nền thương mại lớn nhất thế giới ngày nay.

Trong kỷ nguyên đang tới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chắc chắn ánh sáng của Cách mạng tháng Mười Nga sẽ tiếp tục soi sáng, tạo động lực to lớn cho Đảng và nhân dân Việt Nam vượt qua mọi thử thách lịch sử, trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao, vững bước trên con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Theo dangcongsan.vn
(Khu Bốn - Xưa và Nay)

Lãnh tụ V.I.Lênin diễn thuyết ở Quảng trường Đỏ, Moscow năm 1917 .

TP. Vũng Tàu: Vượt khó để nâng tỷ lệ giải ngân đầu tư công cuối năm
07/11/2024

TP. Vũng Tàu: Vượt khó để nâng tỷ lệ giải ngân đầu tư công cuối năm

*****************************BRTgo, kênh YouTube chính thức của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (BRT). * Đăng ký: http://bit.ly/brtgo* W...

MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA NGÀY PHÁP LUẬTTheo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Ngày Pháp luật được tổ chức để ...
07/11/2024

MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA NGÀY PHÁP LUẬT

Theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Ngày Pháp luật được tổ chức để tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, đồng thời tăng cường nhận thức cho mọi người về vai trò của luật pháp trong đời sống, tăng cường sự hiểu biết pháp luật và khả năng thực thi pháp luật trong hoạt động quản lý Nhà nước, hoạt động kinh tế - xã hội và sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Thông qua Ngày Pháp luật giúp cho mọi tổ chức, cá nhân công dân có ý thức tuân thủ pháp luật tốt hơn, là dịp để đánh giá lại những kết quả đã đạt được và những hạn chế trong hoạt động xây dựng, thực thi pháp luật; là cơ hội để tổ chức nhiều hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho cộng đồng thông qua những cách thức khác nhau. Qua đó, những người thi hành pháp luật cũng sẽ nhận được những thông tin phản hồi, những quan điểm đánh giá về tất cả các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện, hiệu quả của hệ thống pháp luật đối với đời sống xã hội; từ đó hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, cũng như cải thiện, nâng cao hoạt động của hệ thống tư pháp.

Trên thế giới, hiện có nhiều nước tổ chức Ngày Pháp luật hay “Ngày Hiến pháp” như một ngày hội để “thượng tôn pháp luật”, tôn vinh Hiến pháp – đạo luật gốc của mỗi quốc gia. Hiện có khoảng 40 quốc gia lấy ngày ký, ban hành hoặc thông qua Hiến pháp để hàng năm tổ chức kỷ niệm “Ngày Hiến pháp” của mình. Trong ngày này, các luật gia, luật sư và các hiệp hội nghề nghiệp về luật tổ chức nhiều hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng nhằm tăng cường hơn nhận thức của nhân dân, học sinh, sinh viên về vị trí, vai trò tối thượng, không thể thay thế của Hiến pháp, pháp luật trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là về các giá trị tự do, dân chủ, công lý, công bằng.

Ở Việt Nam, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật quy định ngày 09/11 hàng năm là Ngày Pháp luật với dấu mốc đây là ngày ban hành bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta năm 1946, khởi đầu cho tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Là bản Hiến pháp của nền dân chủ đầu tiên của Nhà nước ta, Hiến pháp năm 1946 đã thấm nhuần, thể hiện triệt để tinh thần, tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, là sự khẳng định mạnh mẽ các giá trị dân chủ, dân quyền, thượng tôn pháp luật và còn tồn tại bền vững cho đến ngày hôm nay. Các giá trị đó thể hiện tập trung nhất tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, được kế thừa trong các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992.

Ngày Pháp luật khơi dậy trong mọi cá nhân công dân ý thức về trách nhiệm, bổn phận và quyền lợi của mình mà tham gia một cách tích cực vào các sinh hoạt của đời sống chính trị và đời sống xã hội. Do vậy, Ngày Pháp luật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc trong việc đề cao giá trị của pháp luật trong Nhà nước pháp quyền, hướng mọi tổ chức, cá nhân tính tích cực tham gia với hành vi, thái độ xử sự pháp luật đúng đắn, đề cao quyền cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của cá nhân công dân trong học tập, tìm hiểu pháp luật và tự giác chấp hành pháp luật. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức và niềm tin pháp luật, từng bước xây dựng và củng cố các giá trị văn hóa pháp lý trong cuộc sống xã hội. Đồng thời, đây còn là mô hình để vận động, khuyến khích, kêu gọi toàn thể nhân dân chung sức, đồng lòng vì sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, phát huy triệt để tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc cùng tích cực hành động vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy, đây còn là sự kiện chính trị, pháp lý có ý nghĩa nhân văn, ý nghĩa xã hội sâu sắc.

Ngày Pháp luật với nội hàm ghi nhận ngày ban hành bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên của nhà nước Việt Nam thì không chỉ giới hạn chỉ là ngày 09/11, mà được coi là điểm mốc, là sợi chỉ đỏ kết nối, xuyên suốt, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, nhắc nhở, giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật, để không chỉ là một ngày, mà phấn đấu sẽ là 365 ngày trong một năm mọi tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật theo hiện khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”.

Đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Ngày Pháp luật cũng là một trong những chế định quan trọng đặt tiền đề cho việc đổi mới tổ chức thực hiện công tác này. Ngày pháp luật được tổ chức nhằm tạo bước phát triển mới trong việc nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật - một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng và là nhiệm vụ thường xuyên của toàn bộ hệ thống chính trị, các cấp, các ngành với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ và tạo điều kiện để mọi cá nhân, tổ chức biết sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình, của Nhà nước và xã hội./.

B.PLVN
- Đất nước trọn niềm tin -

Thành phố Vũng Tàu ban hành Kế hoạch "Hoạt động về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2025" Thực hiện Kế hoạ...
07/11/2024

Thành phố Vũng Tàu ban hành Kế hoạch "Hoạt động về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2025"

Thực hiện Kế hoạch 240/KH-UBND ngày 13/9/2024 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về hoạt động Bình đẳng giới và Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2025. UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 10933/KH- UBND ngày 08/10/2024 về hoạt động về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ thành phố Vũng Tàu năm 2025 cụ thể như sau:

=> Mục tiêu chung: Tăng cường triển khai các giải pháp thiết thực, phù hợp nhằm thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu Chiến lược về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2025, góp phần thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội; Triển khai có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2021 – 2025” trên địa bàn thành phố Vũng Tàu.

=> Các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể:
a) Mục tiêu 1: Trong lĩnh vực chính trị
Phấn đấu năm 2025 đạt 60% các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền
địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.
b) Mục tiêu 2: Trong lĩnh vực kinh tế, lao động
- Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ lao động nữ làm công hưởng lương đạt 50%.
- Chỉ tiêu 2: Giảm tỷ trọng lao động nữ làm việc trong khu vực nông nghiệp trong tổng số lao động nữ có việc làm xuống dưới 30%.
- Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ nữ giám đốc/chủ doanh nghiệp, hợp tác xã đạt 35%.
c) Mục tiêu 3: Trong đời sống gia đình và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
- Chỉ tiêu 1: Giảm số giờ trung bình làm công việc nội trợ và chăm sóc trong gia đình không được trả công của phụ nữ còn 1,4 lần so với nam giới.
- Chỉ tiêu 2: Đạt 95% người bị bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện được tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản; đạt 95% người gây bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn, tham vấn.
- Chỉ tiêu 3: 100% số nạn nhân bị mua bán trở về được phát hiện có nhu cầu hỗ trợ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng.
d) Mục tiêu 4: Trong lĩnh vực y tế
- Chỉ tiêu 1: Tỷ số giới tính khi sinh không vượt quá 107 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái.
- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản giảm dưới 26/100.000 trẻ sinh sống.
- Chỉ tiêu 3: Tỷ suất sinh ở vị thành niên giảm còn 26/1.000 phụ nữ.
- Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiếp cận dịch vụ chăm sóc và dự
phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con đạt trên 95%.
đ) Mục tiêu 5: Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo
- Chỉ tiêu 1: Nội dung về giới, bình đẳng giới được đưa vào chương trình giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái thuộc hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số hoàn thành giáo dục tiểu học và trung học cơ sở đạt 99%.
- Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ nữ học viên, học sinh, sinh viên được tuyển mới thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp đạt trên 30%.
- Chỉ tiêu 4: Tỷ lệ nữ thạc sĩ trong tổng số người có trình độ thạc sĩ đạt trên 50%. Tỷ lệ nữ tiến sĩ trong tổng số người có trình độ tiến sĩ đạt 25%.
e) Mục tiêu 6: Trong lĩnh vực thông tin, truyền thông
- Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt 60% dân số thành phố được tiếp cận kiến thức cơ bản về bình đẳng giới.
- Chỉ tiêu 2: Phấn đấu có 100% tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan hành chính, ban, ngành, đoàn thể các cấp được phổ biến, cập nhật thông tin về bình đẳng giới và cam kết thực hiện bình đẳng giới.
- Chỉ tiêu 3. Đạt 100% xã, phường mỗi quý có ít nhất 04 tin, bài về bình đẳng giới trên hệ thống thông tin cơ sở.

- TTQL&HTKDL TP.VT -

Khám Phá Ẩm Thực Hàu Tại Vũng TàuVũng Tàu không chỉ nổi tiếng với những bãi biển tuyệt đẹp mà còn là thiên đường ẩm thực...
07/11/2024

Khám Phá Ẩm Thực Hàu Tại Vũng Tàu
Vũng Tàu không chỉ nổi tiếng với những bãi biển tuyệt đẹp mà còn là thiên đường ẩm thực, đặc biệt là các món ngon từ hàu. Nếu bạn là tín đồ của hải sản, hãy cùng khám phá những món ăn hấp dẫn từ loại nguyên liệu này nhé!

1. Hàu Nướng Mỡ Hành
Hàu nướng mỡ hành là một trong những món ăn được ưa chuộng nhất tại Vũng Tàu. Những con hàu tươi ngon được nướng trên than hồng, kết hợp với mỡ hành béo ngậy, tạo nên hương vị thơm lừng, hấp dẫn. Ăn kèm với chút chanh và ớt sẽ càng làm tăng thêm độ ngon miệng.

2. Hàu Sò Xào Me
Món hàu xào me mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa vị chua chua, ngọt ngọt của sốt me với vị ngọt tự nhiên của hàu. Chỉ cần một đĩa hàu xào me cùng với cơm trắng, bạn sẽ có một bữa ăn ngon miệng và bổ dưỡng.

3. Canh Hàu Nấu Măng Chua
Canh hàu nấu măng chua là món ăn thanh mát, thích hợp cho những ngày hè oi ả. Nước canh trong veo, chua chua thanh thanh từ măng, kết hợp với vị ngọt của hàu sẽ khiến bạn khó lòng quên.

4. Hàu Chiên Giòn
Hàu chiên giòn với lớp vỏ bên ngoài vàng ươm, bên trong là phần thịt hàu mềm ngọt sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích sự giòn tan. Món ăn này thường được chấm với nước mắm chua ngọt, rất đưa miệng.

Hàu không chỉ là một loại hải sản ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Đến Vũng Tàu, hãy dành thời gian để thưởng thức những món ăn tuyệt vời từ hàu và trải nghiệm ẩm thực phong phú nơi đây. Chắc chắn bạn sẽ có những kỷ niệm khó quên!

- TTQL&HTKDL TP.VT -

Tân Phó Giáo sư trẻ nhất năm 2024
06/11/2024

Tân Phó Giáo sư trẻ nhất năm 2024

🍓CHÂN DUNG TÂN PHÓ GIÁO SƯ TRẺ NHẤT NĂM 2024: SINH NĂM 1991, QUÊ HÀ NAM 😍

Bà Trần Ngọc Mai (SN 1991, quê Bình Lục, Hà Nam), làm việc tại khoa Kinh doanh quốc tế, Học viện Ngân hàng, ứng viên phó giáo sư (PGS) ngành Kinh tế là tân PGS trẻ nhất năm 2024.

Bà Mai tốt nghiệp cử nhân ngành Quản trị kinh doanh chuyên ngành Kinh doanh quốc tế, ngân hàng và thị trường tài chính tại Đại học Nebraska, Omaha, Mỹ, năm 2012. Ba năm sau, bà tốt nghiệp thạc sĩ ngành Kinh tế và tài chính; chuyên ngành Ngân hàng và tài chính tại trường Đại học London, Queen Mary, Anh.

Sau khi nhận bằng tốt nghiệp ứng viên Trần Ngọc Mai về nước và công tác tại Học viện Ngân hàng và nhận bằng tiến sĩ năm 2021 tại trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.

Tân PGS Trần Ngọc Mai là giảng viên bộ môn Thanh toán Quốc tế, Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng từ 9/2013 đến 11/2014.

Từ 12/2014 đến nay, bà Mai là giảng viên Bộ môn Đầu tư Quốc tế, Khoa Kinh doanh Quốc tế, Học viện Ngân hàng.

Từ tháng 9/2014 đến tháng 9/2015, PGS Mai học chương trình thạc sĩ Tài chính Ngân hàng tại trường đại học London, Queen Mary, Anh Quốc.

Từ tháng 11/2016 đến tháng 1/2021, tân PGS học chương trình tiến sĩ Kinh tế Quốc tế tại trường đại học Ngoại thương, Việt Nam.

Hiện nay bà là phó chủ nhiệm Bộ môn Đầu tư Quốc tế, Khoa Kinh doanh Quốc tế, Học viện Ngân hàng.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiệ...
06/11/2024

Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Sáng 6/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức hội nghị các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu khai mạc hội nghị.

ĐĂNG KHOA - HẠNH NGUYÊN,nguồn: HSV

Họa mi xuống phố 😍
06/11/2024

Họa mi xuống phố 😍

Hội nghị thượng đỉnh tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) lần thứ 8Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân...
06/11/2024

Hội nghị thượng đỉnh tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS) lần thứ 8

Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 - 8/11/2024. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ cũng tham dự Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc. Hội nghị thượng đỉnh GMS lần thứ 8 là hội nghị cấp cao đầu tiên của hợp tác GMS được tổ chức theo hình thức trực tiếp trong vòng 6 năm qua, sau khi chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Hội nghị GMS lần thứ 8 có chủ đề “Hướng tới một cộng đồng tốt đẹp hơn thông qua phát triển theo hướng đổi mới sáng tạo”.

- TTXVN -

06/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu một số giải pháp trọng tâm để khẩn trương thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính tr...
06/11/2024

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu một số giải pháp trọng tâm để khẩn trương thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Trong bài viết "TINH - GỌN - MẠNH - HIỆU NĂNG - HIỆU LỰC - HIỆU QUẢ" ngày 5/11/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ: Thời điểm 100 năm đất nước ta dưới sự lãnh đạo Đảng và 100 năm thành lập nước không còn xa, để đạt được các mục tiêu chiến lược, không chỉ đòi hỏi những nỗ lực phi thường, những cố gắng vượt bậc, mà còn không cho phép chúng ta chậm trễ, lơi lỏng, thiếu chính xác, thiếu đồng bộ, thiếu nhịp nhàng trên từng bước đi; muốn vậy cần khẩn trương thực hiện cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, với một số công tác trọng tâm: xây dựng và tổ chức thực hiện trong toàn hệ thống chính trị mô hình tổng thể tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới; tập trung tổng kết 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tập trung hoàn thiện thể chế theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng” để nhanh chóng đưa chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn cuộc sống; gắn tinh gọn tổ chức bộ máy với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ, biên chế hợp lý, chuẩn hóa chức danh …

- TTXVN -

Tăng cường công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền lịch sử Đảng, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tr...
06/11/2024

Tăng cường công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền lịch sử Đảng, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
TCCS - Gieo rắc hoài nghi, xét lại lịch sử hòng dẫn tới dao động, mất niềm tin vào hiện tại, gây hoang mang về sự phát triển trong tương lai là ý đồ thâm độc mà các thế lực phản động, thù địch, bằng những chiêu trò, thủ đoạn khác nhau, ra sức tấn công trên mặt trận tư tưởng. Do đó, công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền lịch sử Đảng càng có vị trí rất quan trọng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Nhận diện một số thủ đoạn xuyên tạc, bóp méo lịch sử Đảng

Lịch sử càng lùi xa, các chứng nhân lịch sử dần không còn; với ngày càng nhiều những sự kiện quan trọng xảy ra trong thực tiễn, ký ức, nhận thức, tư tưởng con người có thể bị phai mờ về một số nội dung, sự kiện lịch sử. Lợi dụng điều này, các thế lực thù địch, phản động thường ra sức cắt xén, thêm bớt, đánh tráo khái niệm, xét lại lịch sử, “đổi trắng thay đen”, bôi nhọ lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Trong bối cảnh công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế ngày càng đi vào chiều sâu, cùng với những thuận lợi cơ bản, những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử đã đạt được, đất nước ta cũng phải đối diện với những khó khăn và trở lực không nhỏ. Các thế lực thù địch trong nước và ngoài nước không ngừng thực hiện âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” hòng gây bạo loạn, lật đổ, chống phá cách mạng Việt Nam. Một trong những thủ đoạn thâm độc, tinh vi của chúng là tấn công vào nền tảng lịch sử của Đảng, hòng xuyên tạc lịch sử cách mạng Việt Nam.

Thông qua các bài viết, nhân danh cái gọi là các “công trình khoa học”, các diễn đàn, hội thảo,... viện lý do nghiên cứu làm rõ lịch sử, các thế lực thù địch, phản động ra sức tấn công vào lịch sử Đảng. Chúng xoáy vào một số sự kiện lịch sử, một số thời đoạn của lịch sử, với những đánh giá sai lệch, hoặc thổi phồng sai lầm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, bịa đặt, bôi nhọ các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử,... hòng phủ nhận những thành quả cách mạng của Đảng ta, nhân dân ta, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.

Các thế lực thù địch, phản động ra rả mấy luận điệu mang tính chủ quan, khiên cưỡng, như Đảng Cộng sản Việt Nam dựa trên nền tảng tư tưởng “du nhập”, “vay mượn” từ bên ngoài; Việt Nam đã “độc lập từ tháng 3-1945”, những người cộng sản Việt Nam và Việt Minh “cướp công” trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945; thổi phồng những sai lầm của Đảng trong cải cách ruộng đất; đánh giá sai lệch về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968; phê phán Việt Nam đưa quân sang “xâm lược Cam-pu-chia” năm 1979 (!?),...

Bám vào sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, các thế lực thù địch, phản động rêu rao rằng: chủ nghĩa Mác - Lê-nin là sai lầm từ trong bản chất chứ không phải do nhận thức và vận dụng sai(?!); chủ nghĩa Mác - Lê-nin không phải là sản phẩm của thực tiễn Việt Nam, Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào Việt Nam là “một sai lầm của lịch sử”, “đã kìm hãm sự phát triển của đất nước”(!?),...

Bên cạnh đó, cũng xuất hiện một số cách nhìn, nghiên cứu sai trái, thiển cận, cả những dấu hiệu của căn bệnh lười học tập, nghiên cứu lý luận, điển hình như biện luận rằng dân tộc Việt Nam không cần thiết tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để giành nền độc lập trọn vẹn, tiến tới thống nhất đất nước, mà Việt Nam vẫn có thể thực hiện được sự thống nhất đất nước theo mô hình của Đức ở châu Âu...; có hiện tượng đáng ngại là xuất hiện những ý kiến “đánh giá lại lịch sử”; ngại viết, ngại nói về lịch sử Đảng, cho rằng viết về Đảng là “không khách quan”, “không khoa học”; đòi xem xét, đánh giá lại những vấn đề lịch sử, thậm chí còn hàm hồ cho rằng những nhân vật phản diện cũng là những “người yêu nước”(!?)... Những luận điệu xuyên tạc, những nhận định lệch lạc, sai lầm, ấu trĩ về lịch sử Đảng, lịch sử đấu tranh cách mạng, lịch sử dân tộc diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại, kéo dài với nhiều hình thức, nhiều biểu hiện, vừa ráo riết, vừa âm thầm; đáng quan ngại nhất là được che đậy dưới chiêu bài “khách quan”, “khoa học”.

Hiện nay, tận dụng lợi thế của các phương tiện truyền thông xã hội có hiệu ứng rất lớn, rất nhanh; sự kiểm duyệt thông tin khó khăn; có thể thực hiện từ xa, ít bị định chế bởi các biên giới cứng, các thế lực phản động, thù địch, phần tử định kiến triệt để lợi dụng kênh thông tin này để phát tán, tuyên truyền sai sự thật nhiều vấn đề lịch sử hòng gây hoang mang, dao động, hoài nghi, ngả nghiêng trong nhận thức, tư tưởng; kích động sự hận thù giữa nhóm người này với nhóm người kia, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hơn ai hết, các thế lực thù địch, phản động thừa biết rằng, xuyên tạc, bóp méo, bôi đen lịch sử Đảng chính là đánh phá trực tiếp vào cơ sở thực tiễn, cơ sở chính trị, vào nền tảng lịch sử của Đảng. Lịch sử thuộc về những gì đã qua, ngày càng ít người biết đến, nên việc bịa đặt, dàn dựng, đưa ra các “thuyết âm mưu”,... dễ dàng hơn rất nhiều so với tấn công vào các vấn đề hiện tại - những vấn đề mà tự kết quả, hiệu quả, các con số thống kê có thể lập tức phản bác những ý đồ, âm mưu đen tối. Do đó, các thế lực thù địch, phản động coi lịch sử là một địa hạt, mặt trận quan trọng để tấn công trực tiếp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài học từ sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu cho thấy, việc nhận thức không đúng về lịch sử, hoài nghi về lịch sử, xem xét lại lịch sử có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Nhận thức sâu sắc những vấn đề đó, trong giai đoạn hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam kịp thời đề ra đường lối, chủ trương và có sự chỉ đạo hành động đúng đắn, quyết liệt, là “kim chỉ nam” cho công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền lịch sử Đảng. Quan điểm của Đảng khẳng định rõ, việc củng cố, tăng cường nhận thức về lịch sử Đảng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân luôn là đòi hỏi thường xuyên, cấp bách, tất yếu trong công tác tư tưởng của Đảng; đồng thời, có vị trí rất quan trọng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 28-8-2002 của Ban Bí thư, “Về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, khẳng định: Nghiên cứu sâu sắc lịch sử Đảng là nhiệm vụ rất quan trọng nhằm làm rõ các chặng đường lịch sử và hoạt động đấu tranh của Đảng, tổng kết thực tiễn lịch sử dân tộc. Nghiên cứu lịch sử Đảng không chỉ nêu bật những thắng lợi, những thành tựu của cách mạng, mà còn phải chỉ ra, không tránh né, cả những sai lầm, khuyết điểm, làm sáng tỏ những bài học, những vấn đề lý luận của cách mạng Việt Nam, giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng, bồi dưỡng tình cảm yêu nước, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ đổi mới. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, các cấp ủy từ Trung ương đến địa phương và toàn thể đảng viên nâng cao nhận thức, nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng. Nghiên cứu, tổng kết lịch sử Đảng làm cho mọi cán bộ, đảng viên và toàn dân hiểu về Đảng, là giáo dục về Đảng; là tổng kết thực tiễn lịch sử, làm rõ lý luận về con đường cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, làm rõ bài học và lý luận về xây dựng Đảng là góp phần quan trọng vào công tác tư tưởng, lý luận của Đảng. Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng, lịch sử các đảng bộ địa phương và một số ngành và đoàn thể ở Trung ương do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ban thường vụ các cấp ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo về mọi mặt.

Trước tình hình mới, nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế sâu rộng và bối cảnh cuộc đấu tranh phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử ngày càng quyết liệt, công tác nghiên cứu, tuyên truyền lịch sử Đảng đứng trước những yêu cầu, thử thách mới. Ngày 18-1-2018, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW, “Về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng” với những yêu cầu mạnh mẽ, đặc biệt nhấn mạnh phải đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, trước hết là của người đứng đầu, về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng; chủ động đấu tranh phê phán, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc lịch sử Đảng.

Công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền lịch sử Đảng, góp phần đấu tranh chống xuyên tạc lịch sử, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW, các bộ, ban, ngành, các tỉnh, thành phố đã nghiên cứu, biên soạn, xuất bản 10.325 công trình khoa học lịch sử Đảng; trong đó có 865 công trình cấp tỉnh, 1.336 công trình cấp huyện; 6.385 công trình cấp xã; 1.371 công trình của các sở, ban, ngành, đoàn thể và 365 công trình do Viện Lịch sử Đảng biên soạn và xuất bản(1). Cùng với các công trình lịch sử Đảng bộ, các công trình lịch sử với nhiều thể loại, như lịch sử truyền thống cách mạng của các ban, ngành, đoàn thể, lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang, lực lượng công an,... được xuất bản. Đặc biệt, trong số 365 công trình của Viện Lịch sử Đảng, có những công trình tiêu biểu: Lịch sử Xứ ủy - Trung ương Cục miền Nam (1954 - 1975); Lịch sử công tác dân vận của Đảng (1930 - 2010); Lịch sử Chính phủ Việt Nam (1976 - 2005); Lịch sử phong trào Nông dân và Hội Nông dân Việt Nam (1930 - 2015); Lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam (1986 - 2010)... Đảng ta khẳng định: “Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW của Ban Bí thư khóa IX, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng đã đạt được kết quả quan trọng, góp phần tổng kết thực tiễn lịch sử cách mạng qua các thời kỳ, rút ra kinh nghiệm, bài học, quy luật của cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo; giáo dục truyền thống cách mạng, bồi đắp tinh thần yêu nước và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”(2).

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và các đại biểu tham quan Tủ sách “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” tại Phố sách Hà Nội _Nguồn: zing.vn

Thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, Viện Lịch sử Đảng đã tích cực tổ chức triển khai công tác nghiên cứu, biên soạn và hoàn thành, xuất bản nhiều công trình khoa học lịch sử(3). Bên cạnh đó, nhằm tiếp tục tăng cường nghiên cứu và tổng kết lịch sử Đảng, đúc kết những bài học kinh nghiệm từ lịch sử góp phần vào công tác chính trị, tư tưởng của Đảng trong bối cảnh hiện nay, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chỉ đạo Viện Lịch sử Đảng hoàn thành nhiều đề tài cấp bộ trọng điểm: Nghiên cứu, bổ sung, nâng cao chất lượng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tập II (1954 - 1975), Nghiên cứu, bổ sung, nâng cao chất lượng Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập III (1975 - 2006), viết mới giai đoạn 2006 - 2011, Đấu tranh chống những quan điểm sai trái xuyên tạc lịch sử của các thế lực thù địch; tiểu sử của các đồng chí Võ Văn Ngân, đồng chí Nguyễn Duy Trinh; Đề án sưu tầm, khai thác và xác minh tư liệu về đồng chí Phạm Hữu Lầu... Ngoài ra, đội ngũ cán bộ của Viện Lịch sử Đảng đã tham gia nghiên cứu, biên soạn trên 70 cuốn sách chuyên khảo, gần 500 bài viết đăng tải trên các tạp chí khoa học, tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo khoa học.

Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ địa phương; lịch sử ban, ngành, đoàn thể có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng. Trong 3 năm (2018 - 2020), cả nước có 2.461 công trình đã hoàn thành và xuất bản; trong đó, có 122 công trình lịch sử cấp tỉnh; 358 công trình lịch sử ban, ngành, đoàn thể; 265 công trình cấp huyện; 1.716 công trình cấp xã. Có 7 tỉnh đã biên soạn lịch sử đảng bộ tỉnh đến năm 2020; 8 tỉnh biên soạn lịch sử đảng bộ tỉnh đến năm 2015(4). Một số tỉnh, thành phố đã chủ động biên soạn và xuất bản Văn kiện Đảng bộ tỉnh; Biên niên sự kiện Lịch sử Đảng bộ tỉnh, thành phố, như Lào Cai, Hà Giang, Ninh Bình, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nam. Bên cạnh kết quả về số lượng, chất lượng biên soạn, xuất bản lịch sử đảng bộ các cấp được nâng lên một bước.

Kết quả công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục truyền thống, bồi dưỡng tình cảm cách mạng, làm cho lịch sử Đảng và lịch sử truyền thống thấm sâu trong tâm trí mỗi cán bộ, đảng viên và đông đảo quần chúng nhân dân, giúp bạn bè quốc tế hiểu ngày càng đầy đủ, chân thực, sâu sắc hơn về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng góp phần đấu tranh chống các luận điệu sai trái và âm mưu thâm độc của các thế lực thù địch, phản động hòng xuyên tạc lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc, phủ nhận sự thật lịch sử và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các công trình nghiên cứu còn tổng kết những kinh nghiệm phong phú của Đảng, góp phần phát triển lý luận, làm sáng tỏ và bổ sung đường lối, chính sách của Đảng.

Những công trình nghiên cứu của Viện Lịch sử Đảng nói riêng và các địa phương nói chung đã làm sáng tỏ quá trình ra đời và lãnh đạo của Đảng, luận giải nhiều vấn đề về lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bằng những sử liệu tin cậy và các luận cứ khoa học, ngành lịch sử Đảng khẳng định quá trình ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự lựa chọn của chính lịch sử, là sự kết hợp của các yếu tố khách quan và chủ quan, bao gồm chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một đột phá về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc và phát triển đất nước, vừa tuân thủ những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, chắt lọc những giá trị phổ quát của văn minh nhân loại, vừa kết tinh và nhân lên tinh hoa về tư tưởng, về văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Hiện thực lịch sử cho thấy, con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là con đường duy nhất đúng của cách mạng Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Các công trình nghiên cứu lịch sử Đảng trên cấp độ toàn Đảng cũng như ở mỗi địa phương đã làm rõ và khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam, là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam trên các chặng đường đấu tranh giành độc lập, tự do, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiến hành 30 năm chiến tranh cách mạng, đánh thắng thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, bảo vệ độc lập, chủ quyền, khôi phục sự thống nhất đất nước, tiến hành xây dựng và bảo vệ đất nước theo đường lối đổi mới của Đảng...

Các công trình nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng là lợi khí sắc bén đấu tranh chống các luận điệu sai trái, xuyên tạc các sự kiện lịch sử. Ví dụ như, với những tư liệu lịch sử đáng tin cậy và phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại, lịch sử Đảng đã phản bác những luận điệu phản động, những ý kiến sai lệch về Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khẳng định rằng: Cách mạng Tháng Tám là kết quả đấu tranh cách mạng lâu dài của nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuộc cách mạng đó đã được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng thông qua các phong trào cách mạng của quần chúng nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo: 1930 - 1931; 1936 - 1939 và đặc biệt là cao trào 1939 - 1945. Đó là kết quả của sự thay đổi tư duy, phát triển lý luận về giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ của Đảng, là nghệ thuật kết hợp xây dựng, chuẩn bị thực lực với chớp thời cơ, nghệ thuật phát động và lãnh đạo nhân dân nổi dậy... Thực tiễn lịch sử đó đã bác bỏ một cách đanh thép những luận điệu xuyên tạc rằng Cách mạng Tháng Tám là cuộc cách mạng “ăn may”.

Đối với sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968, bằng các dữ kiện lịch sử, các công trình khoa học lịch sử Đảng, các cuộc hội thảo kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 được tổ chức ở nhiều địa phương trên cả nước đã làm rõ: cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968 là thắng lợi mang tính quyết định, buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược đối với Việt Nam, phải hạn chế và tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc ném bom phá hoại miền Bắc, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tiến tới rút dần quân Mỹ tham chiến ra khỏi miền Nam Việt Nam.

Đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành lại nền độc lập dân tộc, tiến tới thống nhất đất nước trong những năm 1954 - 1975, các nhà khoa học lịch sử Đảng đã chỉ rõ rằng đây là thắng lợi vĩ đại của cả dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm dưới sự lãnh đạo của Đảng, là thắng lợi của sự sáng tạo lý luận và luận điểm khoa học, cách mạng, đường lối chiến tranh nhân dân đúng đắn, nhất quán một quyết tâm: để đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ chế độ do Mỹ dựng lên, ngoài con đường bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không còn con đường lựa chọn nào khác. Khoa học lịch sử Đảng qua đó bác bỏ những luận điểm sai lạc cho rằng, còn có con đường thống nhất đất nước theo mô hình của Đức để giải phóng miền Nam.

Trên cơ sở nghiên cứu, các công trình Lịch sử Đảng đã tổng kết sâu sắc bài học kinh nghiệm trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, khái quát thành những vấn đề lý luận, mang tính quy luật, đúc kết những truyền thống quý báu của Đảng, những tấm gương cộng sản kiên trung, bất khuất, xả thân, cống hiến cho Đảng, cho dân tộc... Các công trình nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng được xã hội hóa, đưa vào sử dụng trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong hệ thống giáo dục quốc dân... đã góp phần quan trọng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, củng cố niềm tin, lòng tự hào của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào truyền thống quý báu, nâng cao ý thức trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân.

Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Công binh 550 tìm hiểu và đọc sách tại thư viện đơn vị hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2023 _Ảnh: TTXVN

Cùng với việc phản bác những luận điệu xuyên tạc, những nhận định sai lạc, các công trình nghiên cứu lịch sử Đảng với cách tiếp cận khách quan, khoa học đã góp phần làm cho nhân dân hiểu đúng, hiểu đủ về những sự kiện lịch sử Đảng, dẹp tan sự hoài nghi, những nhận thức mơ hồ về lịch sử, góp phần quan trọng vào việc tô thắm truyền thống lịch sử tốt đẹp của dân tộc, chống những âm mưu và hành động xuyên tạc lịch sử nhằm làm giảm uy tín của Đảng, hòng làm cơ sở để tiến tới đòi gạt bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam...

Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “giữ chủ nghĩa cho vững”(5), góp phần đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, xuyên tạc lịch sử, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, khoa học lịch sử Đảng là một binh chủng trong đội quân lý luận, tư tưởng của Đảng. Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng cần khắc phục những hạn chế mà Ban Bí thư đã chỉ ra: “Chất lượng nghiên cứu, biên soạn một số công trình lịch sử Đảng chưa cao; công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cho thế hệ trẻ chưa được chú trọng đúng tầm”(6). Công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền lịch sử Đảng cần phải tập trung bổ sung, hoàn thiện, nâng cao chất lượng, tính khách quan, khoa học của các công trình lịch sử Đảng ở các cấp; sưu tầm, khai thác bổ sung tư liệu lịch sử Đảng; đổi mới phương pháp nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng theo hướng gắn liền với nghiên cứu, phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nghiên cứu lịch sử dân tộc; làm rõ những vấn đề tồn đọng, trên cơ sở đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm cho toàn Đảng, toàn dân hiểu biết rõ ràng và sâu sắc tất cả vấn đề lịch sử./.

- Tuổi trẻ xã An Ngãi -

Address

Xa Vung Tau

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Vũng Tàu - Phường 10 posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Nearby media companies


Other Media/News Companies in Xa Vung Tau

Show All