NGỮ VĂN THPT

NGỮ VĂN THPT Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from NGỮ VĂN THPT, Digital creator, Vinh.

17/05/2024

MICHAEL JORDAN VÀ CÂU CHUYỆN VỀ
SỨC MẠNH CỦA SỰ THẤT BẠI

Sinh ngày 17.2.1963 tại TP New York (Mỹ), Michael Jordan được xem như một trong những cầu thủ bóng rổ vĩ đại nhất mọi thời đại của Giải bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA). Ngôi sao của đội bóng Chicago Bulls đã giành rất nhiều giải thưởng và danh hiệu trong 15 mùa giải NBA. Năm ngoái, ông trở thành VĐV chuyên nghiệp đầu tiên có tên trong danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ của tạp chí Forbes. Tuy nhiên, để có được sự nghiệp huy hoàng này, ông đã phải trải qua rất nhiều thất bại.

Năm 1982, Michael Jordan chỉ là một thiếu niên và lúc đó ông thậm chí còn không phải là cầu thủ hay nhất trong đội bóng rổ của Trường ĐH Bắc Carolina. Tuy nhiên, theo như mô tả trong loạt phim tài liệu về ông, The Last dance (Điệu nhảy cuối cùng - công chiếu năm 2019), Michael Jordan đã trở thành VĐV xuất sắc nhờ miệt mài luyện tập và luôn biết cách học hỏi từ thất bại. Ông từng nói: “Tôi đã ném trượt hơn 9.000 cú bóng trong sự nghiệp của mình, thua 300 trận... Tôi thất bại hết lần này đến lần khác trong cuộc đời. Đó là lý do tôi thành công”.

Sẽ là thiếu sót nếu không nói đến những đóng góp của ngôi sao bóng rổ này. Trong nhiều năm qua, Michael Jordan đã dành hàng triệu USD để hỗ trợ cho các quỹ từ thiện và nhiều chương trình cộng đồng khác nhau. Chẳng hạn như trong năm 2002, ông từng góp tiền lương của cả mùa giải cho các quỹ hỗ trợ nạn nhân của vụ khủng bố 11.9. Hồi tháng 2.2023, khi Michael Jordan bước sang tuổi 60, ông đã góp 10 triệu USD cho Quỹ Make-A-Wish, để hỗ trợ trẻ mắc bệnh hiểm nghèo. Đây được xem là món quà lớn nhất do một cá nhân trao tặng trong lịch sử 43 năm của quỹ này.
(Nguồn: baobinhdinh.vn)

13/05/2024

Đặc sắc nghệ thuật và triết lí sâu sắc được tác giả Lưu Quang Vũ thể hiện trong vở kịch "Hồn Trương Ba da hàng thịt" và "Chiếc thuyền ngoài xa"

I. HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT

1. Tiếp thu các yếu tố truyền thống
- Cốt truyện, nhân vật được mượn từ VH dân gian.
- Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ và đối lập quen thuộc.
- Nhân vật được hiện lên qua lời nói, hành động.
2. Sự sáng tạo, thể hiện tính hiện đại, dấu ấn, "vân chữ" rất riêng của kịch Lưu Quang Vũ:

– Xây dựng tình huống, xung đột kịch độc đáo, hấp dẫn.
+ Nếu trong câu chuyện cổ, Trương Ba thắng kiện và được trở về với gia đình của mình
+ thì Lưu Quang Vũ xây dựng xung đột kịch từ kết thúc của câu chuyện, đẩy mâu thuẫn giữa hồn và xác người hàng thịt lên cao trào, từ đó khắc sâu hơn ý nghĩa nhân sinh của tác phẩm.
– Đối thoại kịch đậm chất triết lí, giàu kịch tính, tạo nên chiều sâu ý nghĩa cho vở kịch.
– Hành động kịch của nhân vật phù hợp với tính cách, hoàn cảnh, góp phần thúc đẩy tình huống, xung đột kịch phát triển.
– Nghệ thuật độc thoại nội tâm giúp nhân vật bộc lộ tính cách và quan niệm về lẽ sống đúng đắn.
3. Quan niệm, triết lí sâu sắc tác giả thể hiện trong đoạn trích kịch
- Con người là tổng hòa giữa hai phần hồn và xác, con người không thể tồn tại nếu thiếu một trong hai phần ấy. Vì vậy để tồn tại và sống thực sự hạnh phúc, ý nghĩa con người phải dung hòa được cả phần thể xác và tâm hồn, giữa nhu cầu vật chất chính đáng bên ngoài và nhu cầu tinh thần cao đẹp bên trong.
- Trong cuộc sống, để hướng đến những điều tốt đẹp, ý nghĩa con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh của hiện tại, với chính những mâu thuẫn bên trong con người mình và những nhu cầu vật chất tầm thường bên ngoài để bảo vệ những điều quý giá, chính đáng của bản thân.
- Được sống là hạnh phúc. Nhưng không thể sống "bên trong một đằng bên ngoài một nẻo". "Không thể sống bằng bất cứ giá nào".
II. CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Đặc sắc nghệ thuật, cách nhìn mang tính khám phá và triết lí được tác giả Nguyễn Minh Châu thể hiện trong Chiếc thuyền ngoài xa

1. Cách nhìn mang tính khám phá về cuộc đời, con người

Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa trong buổi sáng mờ sương trên biển là vẻ đẹp thơ mộng, gợi cảm, chất thơ của đời sống.
Cảnh bạo hành gia đình chính là hình ảnh của mặt trái, nghịch lí ẩn sau bức ảnh đẹp mơ màng, lãng mạn.
Tuy nhiên những nghịch lí ấy cũng mới là một phần bên ngoài của sự thật. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện đã giúp các nhân vật trong truyện ( Đẩu, Phùng) và cả người đọc khám phá thêm chiều sâu và bản chất của sự thật đau buồn về những mảnh đời tội nghiệp.
2. Triết lí
- Cuộc đời không đơn giản xuôi chiều mà chứa đựng nhiều nghịch lí với những mảng sáng tối, xấu đẹp, thiện ác, thật giả…
- Mỗi con người đều có 2 mặt tốt, xấu, "rồng phượng lẫn rắn rết", cao cả và thấp hèn.
- Quan trọng là chúng ta đừng nhầm lẫn, đồng nhất giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trong, hiện tượng và bản chất.
- Chúng ta phải có cái nhìn đa diện, đa chiều về cuộc sống.
- Nghệ thuật vốn nảy sinh từ cuộc đời nhưng cuộc đời không phải bao giờ, lúc nào cũng đẹp như nghệ thuật.

3. Nghệ thuật

- Cốt truyện đơn giản
- Tình huống bất ngờ, dẫn dắt khéo léo, càng về sau càng bất ngờ và hấp dẫn:
+ bất ngờ khi thấy cảnh lạ, đẹp: "cảnh đắt trời cho"
+ bất ngờ chứng kiến chuyện lạ nghịch lí
+ bất ngờ hiểu cái lí buồn, căn nguyên của sự thật đời sống đầy những nghịch lí
- Có nhiều chi tiết nghệ thuật đặc sắc
- Xây dựng nhân vật:
+ chọn lấy vài nét ngoại hình lạ
+ ngôn ngữ và hành động phù hợp tính cách, nhưng bất ngờ (người đàn bà, thằng Phác)…)
- Lối kết cấu vòng tròn: Mở đầu là đi tìm ảnh, kết là nhìn ảnh mà ngẫm nghĩ, nhấn mạnh tính triết lí của truyện.

11/05/2024

DẪN CHỨNG KINH ĐIỂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
🍀Nhà soạn nhạc Beethoven
Beethoven (1770 – 1827) là nhà soạn nhạc cổ điển người Đức. Hồi nhỏ, ông bị khiếm thính, sau đó bị điếc hoàn toàn. Tuy vậy, vượt qua mọi trở ngại, ông vẫn trở thành một nhà soạn nhạc vĩ đại, nổi tiếng thế giới. Beethoven được coi là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất và có ảnh hưởng tới rất nhiều nhà soạn nhạc, nhạc sỹ và khán giả về sau.
🍀. Niu- tơn:
Niu- tơn là nhà toán học, vật lí học, cơ học, thiên văn học vĩ đại người Anh. Sinh ra thiếu tháng là một đứa trẻ yếu ớt, thường phải tránh những trò chơi hiếu động của bạn bè. Do đó ông đã tự tạo ra những trò chơi cho mình và trở thành người tài năng, có thể chiến thắng cái khó khăn thiếu thốn bằng nghị lực của bản thân.
🍀. Andersen:
Andersen sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Odense, cuộc sống nghèo khổ, không lúc nào có đủ bành mì để ăn. Andersen đi học lại luôn bị bạn bè chê cười vì ngoại hình xấu xí. Vượt qua tất cả với ước mơ trở thành nghệ sĩ, Andersen đã lang thang lên thành phố Copenhaghen, đóng những vai kịch tầm thường, làm quét dọn. Cuối cùng nghị lực và tình yêu nghệ thuật đã giúp ông thành công. Những câu chuyện của ông mãi mãi tồn tại trong tâm trí độc giả, mang lại cho trẻ thơ niềm hạnh phúc, thắp lên những ước mơ đẹp.
à Nghị lực và đam mê
🍀. Bill Gates:
Bill Gates sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hoa Kì. Từ nhỏ ông đã say mê toán học và với các mô hình máy tính sơ khai nhất, thắp sáng lên sở thích rõ rệt, những sở thích mà sau này đã làm rạng rỡ tên ông. Ông từng đậu vào nghành Luật của trường đại học Harvad nhưng với niềm say mê máy tính, ông đã nghỉ học và cùng với một người bạn mở công ty Microsoft khi mới 20 tuổi.
Gates hiểu rằng, đam mê và thành công luôn đi cùng nhau, miễn sao chúng ta biết nắm bắt thời cơ và dũng cảm đặt chân trên con đường mới. Gates vẫn tiếp tục thành công vì ông chưa vào giờ thoả mãn với những gì mình có, không ngừng nỗ lực, sáng tạo. Ông không làm những gì mà mình không chắc sẽ thành công, luôn biết mình muốn gì và cần phải làm gì.
Thành công nhờ đam mê, và đó là đam mê có phương hướng và hành động cụ thể, mục tiêu rõ ràng. Thành công nhờ hiểu rõ mình thích gì, mạnh ở điểm gì, cần phải làm gì, không nên làm gì. Thành công vì không dễ dàng thoả mãn, vì luôn nỗ lực và sáng tạo không ngừng.
🍀. Picasso:
Thuở thiếu thời Picasso là một hoạ sĩ vô danh, nghèo túng ở Paris. Đến lúc chỉ còn 15 đồng bạc, ông quyết định đánh canh bạc cuối cùng. Ông thuê sinh viên dạo các cửa hàng tranh và hỏi: "Ở đây có bán tranh của Picaso không?". Chưa đầy một tháng, tên tuổi của ông đã nổi tiếng khắp Paris, tranh của ông bán được và nổi tiếng từ đó.
à Nếu không tự tạo cơ hội cho chính mình thì chẳng bao giờ ta có cơ hội cả.
🍀. Michelangelo:
Chuyện kể rằng một người bạn đến thăm nơi làm việc của Michelangelo và thấy ông miệt mài đến nỗi không có thời gian tiếp chuyện mình. Một tuần sau khi người bạn này trở lại, vẫn thấy sự tỉ mỉ và hăng say đến quên hết mọi sự xung quanh của Michelangelo đối với vẫn một pho tượng cũ. Người này mới thắc mắc: “Michel à, suốt một tuần vừa qua cậu đã làm gì thế, một tuần trước tôi đến, cậu đã gần hoàn thành bức tượng này. Với sự làm việc ngày đêm của cậu, không lý nào nó vẫn chưa xong?”. Michel hỏi người bạn có thấy bức tượng có thần thái hơn hay không, có thấy những cơ bắp rắn chắc hơn, những đường nét trên khuôn mặt có thần sắc hơn, đôi mắt có hồn hơn.... Cả tuần qua ông chỉ tỉ mẩn gọt tỉa những chi tiết hết sức nhỏ nhặt. Nó không khỏi khiến người bạn nói “nhưng những chi tiết ấy rất tầm thường”, và Michel đã trả lời người bạn “sự tầm thường ấy làm nên những điều hoàn hảo, mà cậu biết đấy, cái hoàn hảo thì không bao giờ tầm thường”.
à Bài học về sự miệt mài lao động, bài học về sự nỗ lực, cẩn thận, tỉ mỉ, không bỏ qua những chi tiết dù nhỏ nhất nhưng hữu dụng; về đam mê.
🍀. Walt Disney :
Mặc dù tuổi thơ luôn phải hứng chịu những đòn roi thô bạo từ người cha nghiện ngập, cờ bạc, từng bị chê là "kém khả năng tưởng tượng", bắt đầu sự nghiệp với hai bằng tay trắng và bị chính đối tác của mình lật lọng, lừa đảo, Walt Disney vẫn thành công xây dựng lên một thế giới mộng tưởng diệu kỳ, đẹp đẽ và rực rỡ, vui tươi cho biết bao nhiêu trẻ em trên thế giới.

Khó có thể tưởng tượng tuổi thơ của rất nhiều trẻ em sẽ ra sao nếu thiếu đi những sản phẩm giải trí của Walt Disney. Đó là một thế giới mộng ảo thần kì đối với bất kì đứa trẻ nào, là những giây phút say mê theo dõi từng bộ phim hoạt hình với những nàng công chúa xinh đẹp, hoàng tử bảnh bao; là những khoảnh khắc ngân nga theo những bài ca cổ tích ngọt ngào, sâu lắng; là những ngày đắm chìm trong công viên giải trí vui nhộn, kì ảo.

Từ hai bàn tay trắng, Walt Disney đã biến một công ty hoạt hình bên bờ vực phá sản trở thành một đế chế trăm tỉ USD huyền thoại. Mọi người ở bất kì độ tuổi nào trên thế giới đều ít nhất một lần bị rung động bởi di sản tuyệt vời và đồ sộ của Walt Disney

W. Disney đã từng nói về bốn điều làm nên cuộc đời mình:
- Tin tưởng: Tin vào bản thân mình.
- Suy nghĩ: Suy nghĩ về những giá trị mà mình muốn có.
- Mơ ước: mơ về những điều có thể đến dựa trên niềm tin vào bản thân và những giá trị của chính mình.
- Can đảm: can đảm để biến ước mơ thành hiện thực, dựa trên những niềm tin vào bản thân và những giá trị của chính mình.
🍀. Thomas Edison:
Thomas Edison – người đứng thứ 3 trên thế giới về số bằng phát minh sáng chế khoa học – đã trải qua hàng vạn những lần thử nghiệm thất bại để có thể tạo ra được một phát minh lớn cho nhân loại – những phát minh mà ban đầu chỉ nghe ý tưởng về nó, mọi người đã cho rằng đó là điều “không tưởng”. "Tôi không bao giờ nản chí vì đối với tôi mỗi một nỗ lực không thành công là một bước tiến bộ" - Thomas Edison.
🍀 Kim cương và than chì:
Đều hình thành từ nguyên tố Cacbon, nhưng tại sao, kim cương vô giá còn than chì gần như thứ bỏ đi, kim cương đẹp lộng lẫy, lấp lánh còn than chì đen đúa, lem luốc…. Vì kim cương bị nén ở độ sâu hơn 1.000km, chịu áp suất 900 Giapascal, còn than chì bị thiêu rụi trong ngọn lửa với nhiệt độ vài trăm độ C, vì cấu trúc bên trong của kim cương là cấu trúc vững chắc và hoàn hảo, còn than chì thì ngược lại.
à Khó khăn, thử thách là môi trường tôi luyện nên ý chí, bản lĩnh của mỗi người. Mỗi lần vấp ngã là một lần trưởng thành, là một lần mạnh mẽ hơn.
🍀. Câu chuyện về chiếc tách:
Từ một nhúm đất sét màu đỏ, chiếc tách bị nhào nặn trong đau đớn, bị xoay đến chóng mặt, bị nung đến tưởng như rạn nứt, rồi tiếp tục phải khoác lên mình cái mùi men khó chịu, và phải chịu tiếp một lượt nung với sức nóng còn cao hơn nhiều lần nung đầu...
Trước khi nó có thể đường hoàng được trưng bày trên những kệ sang trọng dưới ánh sáng lấp lánh, chiếc tách phải hiểu rằng nó có thể bị đau đớn khi nhào nặn, nhưng nếu không, nó sẽ ngày một khô héo đi. Nó có thể chóng mặt khi bị đặt lên bàn xoay, nhưng nếu nó bỏ cuộc thì nó sẽ méo mó và bị vỡ vụn. Trong lò nung rất nóng và khó chịu, nhưng nếu không làm như thế, cái tách có thể dễ dàng vỡ nát; nếu không chịu đựng được mùi sơn và mùi men kinh khủng kia, nó sẽ trở nên mờ nhạt với cuộc đời. Và nếu nó không vượt qua được thử thách lửa đốt lần thứ hai, nó sẽ không tồn tại được lâu bởi vì không giữ được độ rắn chắc.
Trải qua biết bao thử thách và đau đớn, nhưng biết nhẫn nại và vượt lên trên những cơn đau ấy chiếc tách đã trở nên đẹp đẽ, có giá trị, và xứng đáng được bày trong tủ kính trong sự ngưỡng mộ và nâng niu của mọi người.
🍀. Bài học từ những chú hươu cao cổ:
Khi sinh con, hươu mẹ không nằm mà lại đứng, như vậy hươu con chào đời bằng một cú rơi hơn 3m xuống đất và nằm ngay dưới đó. Sau vài phút, hươu mẹ làm một việc hết sức kỳ lạ, đó là đá vào người con mình cho đến khi nào nó chịu đứng dậy mới thôi.
Khi hươu con mỏi chân và nằm, hươu mẹ lại thúc chú đứng lên. Cho đến khi thực sự đúng được, hươu mẹ lại đẩy chú ngã xuống để hươu con phải nỗ lực tự mình đứng dậy trên đôi chân còn non nớt của chính mình.
Nếu không “tàn nhẫn” như thế, hươu con sẽ không tự rèn cho mình đôi chân cứng cáp, cơ thể khoẻ mạnh để nhanh chóng thích nghi với cuộc sống.
Khó khăn thử thách là để tôi luyện chúng ta, trải qua điều đó bằng chính nỗ lực của bản thân sẽ giúp chúng ta có được những thành quả xứng đáng.
🍀. Câu chuyện của ốc sên:
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"
"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.
"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".
"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".
Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".
"Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".
Sinh ra trên đời không phải ai cũng được may mắn, ngay cả những người may mắn cũng luôn gặp phải những điều khó khăn trong cuộc sống. Điều quan trọng là phải biết dựa vào chính bản thân mình, nỗ lực vượt qua những khó khăn ấy chứ không phải trông chờ, ỷ lại vào người khác. Cái vỏ ốc – trong mắt ốc sên con là những gì nặng nề vướng víu và bất hạnh, nhưng theo lời mẹ dạy, đó lại là cái có thể bảo vệ cho ốc à sức mạnh nằm ngay bên trong chúng ta, hãy biết biến khó khăn của hoàn cảnh thành cơ hội, thành lợi thế của bản thân mình.
🍀. Nick Vujicic :
Sinh ra đã không có tứ chi, trong những năm đầu cuộc đời, anh đã phải đối mặt với sự chế giễu của những người xung quanh, sự từ chối nhận học của nhiều trường, rơi vào trầm cảm tồi tệ và nhiều lần có ý định từ bỏ cuộc sống. Năm anh 10 tuổi, anh đã cố tự dìm mình trong bồn tắm, nhưng tình yêu đối với cha mẹ không cho phép anh làm điều đó.
Thế rồi anh nhận ra trên thế giới này không phải chỉ có mình anh chịu những thiệt thòi, bất hạnh đó, anh dần chấp nhận khuyết tật của bản thân mà có suy nghĩ vô cùng tích cực rằng: “Chúa đã tạo ra anh ắt có dụng ý nào đó và sẽ không để anh trở nên vô dụng mãi”. “Tôi được sinh ra không phải là một sự trừng phạt mà là sự sáng tạo đặc biệt của Chúa để Chúa hiển lộ những công việc đặc biệt của Người qua tôi”.
Nick dần tìm ra cách sống một cuộc sống đầy đủ mà không có tứ chi, học được thành thạo những kỹ năng đời thường mà một người bình thường thực hiện dễ dàng. Tốt nghiệp đại học với tấm bằng kép, trở thành nhà diễn thuyết và tuyên truyền động lực nổi tiếng, thành đại sứ của nghị lực phi thường, anh đã đem đến cho biết bao con người niềm tin, ý chí, nghị lực đối với bản thân họ, đối với cuộc sống này.
Trên đời này không có điều gì quá tồi tệ và không thể vượt qua, cũng không có bất hạnh nào không thể chịu đựng được, quan trọng là cách bạn chấp nhận nó, vượt qua nó như thế nào.
🍀 Một con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén và trưởng thành con bướm biết bay.
Một hạt giống nằm sâu trong lòng đất để nảy mầm phải tự vươn thẳng lên xuyên qua tầng đất dày và trở thành cây cứng cáp.
Con tằm nào được người ta cắt vỏ kén chui ra mãi mãi bò quẩn quanh cái kén mà không bao giờ thành loài bướm biết bay.
Hạt giống nằm trên mặt đất dễ dàng nảy mầm nhưng sẽ bị bật gốc khi gặp cơn giông tố.
Con người không thể chọn cho mình nơi sinh ra, nhưng có thể tự chọn cho mình một cách sống; rèn luyện cho mình khả năng chịu đựng và bản lĩnh ý chí qua thử thách, khó khăn, bất hạnh và cả thất bại. Thất bại, bất hạnh có thể là điều tuyệt vọng với người này nhưng có thể là may mắn với người khác- tùy vào cách chúng ta đón nhận bằng cách dũng cảm vượt qua hay tự thương thân trách phận mà gục ngã.

Nguồn: ST

Hơn 150 triệu thanh thiếu niên trên thế giới bị bạo lực học đườngNEW YORK / HA NOI, 6 tháng 9 năm 2018 - Theo một báo cá...
19/04/2024

Hơn 150 triệu thanh thiếu niên trên thế giới bị bạo lực học đường
NEW YORK / HA NOI, 6 tháng 9 năm 2018 - Theo một báo cáo mới do UNICEF công bố hôm nay, một nửa số học sinh từ 13 đến 15 trên toàn thế giới – ước tính khoảng 150 triệu học sinh – cho biết đã từng bị bạo lực bởi các bạn đồng trang lứa ngay trong nhà trường và ở các khu vực xung quanh trường học.

Với tiêu đề Bài học Mỗi ngày: Chấm dứt bạo lực học đường - báo cáo cho biết bạo lực giữa các bạn cùng trang lứa - được tính bằng số trẻ em bị bắt nạt trong tháng vừa qua hoặc đã tham gia đánh nhau trong năm vừa qua - đã trở thành một phần phổ biến trong việc học tập của giới trẻ trên khắp thế giới. Điều này gây ảnh hưởng đến việc học tập và phúc lợi của các em ở cả các quốc gia thịnh vượng cũng như nghèo khó.

Giám đốc điều hành UNICEF - Bà Henrietta Fore nói "Giáo dục là chìa khóa để xây dựng xã hội hòa bình, tuy nhiên đối với hàng triệu trẻ em trên toàn thế giới, chính trường học lại là nơi không an toàn".

Bà Henrietta Fore chia sẻ, “Mỗi ngày, học sinh đối mặt với nhiều mối đe dọa, bao gồm đánh nhau, bị ép tham gia các băng nhóm, bắt nạt - cả trực tiếp và trên mạng, kỷ luật bạo lực, quấy rối tình dục và bạo lực có vũ khí. Về ngắn hạn, bạo lực ảnh hưởng đến việc học tập của các em, và về lâu dài bạo lực có thể dẫn đến trầm cảm, lo âu và thậm chí tự sát. Bạo lực là một bài học không thể quên mà không trẻ em nào cần học.”

Báo cáo chỉ ra nhiều hình thức bạo lực mà học sinh phải đối mặt trong và xung quanh trường học. Theo số liệu mới nhất từ UNICEF:



Trên toàn cầu, cứ 3 em học sinh trong độ tuổi 13-15 thì có hơn 1 em từng bị bắt nạt, và tỷ lệ học sinh tham gia đánh nhau cũng gần như vậy.
Cứ 10 sinh viên tại 39 quốc gia công nghiệp thì có 3 em thừa nhận đã từng bắt nạt bạn đồng trang lứa.
Năm 2017, đã có 396 vụ tấn công tại trường học được ghi nhận hoặc được xác nhận ở Cộng hòa Dân chủ Công-gô, 26 vụ ở Nam Sudan, 67 vụ tại Cộng hòa Ả Rập Syria và 20 vụ tại Yemen.
Gần 720 triệu trẻ em trong độ tuổi đi học sống ở các quốc gia nơi mà trừng phạt thân thể trong nhà trường không bị cấm.
Tuy trẻ em gái và bé trai có nguy cơ bị bắt nạt như nhau, nhưng các bé gái có nhiều khả năng trở thành nạn nhân của các hình thức bắt nạt tâm lý hơn còn các bé trai có nguy cơ bị bạo lực và đe dọa về thể chất.
Báo cáo cũng ghi nhận rằng bạo lực học đường liên quan đến sử dụng vũ khí, chẳng hạn như dao và súng, vẫn tiếp tục xảy ra và cướp đi nhiều sinh mạng. Báo cáo cũng cho biết trong một thế giới kỹ thuật số ngày càng gia tăng, những kẻ chuyên đi bắt nạt đang phổ biến nội dung bạo lực, gây tổn thương và xúc phạm người khác chỉ với một cái nhấp chuột.



Báo cáo cũng cho thấy ở nhiều khu vực của Campuchia, Indonesia, Nepal và Việt Nam, nơi các học sinh mô tả trường học của mình là không an toàn, các yếu tố phổ biến nhất khiến các em đưa ra nhận định đó là do các em phải chịu ngôn ngữ mang tính nhục mạ, đánh nhau và bị các học sinh khác quấy rối. Số liệu cho thấy bắt nạt là hình thức bạo lực phổ biến nhất trong nhà trường. Bắt nạt và đánh nhau rõ ràng là hiện tượng bạo lực giữa các bạn cùng trang lứa trong trường học đang trở nên báo động.



Phân tích số liệu từ Ethiopia, Ấn Độ, Peru và Việt Nam cho thấy bạo lực trong trường học - bao gồm cả xâm hại thể chất và lời nói của giáo viên và các học sinh khác - là lý do phổ biến nhất khiến trẻ em không thích đi học. Và việc không thích đi học có tác động rất lớn dẫn tới điểm môn toán thấp hơn, tính tự giác và lòng tự trọng cũng bị ảnh hưởng.



Để chấm dứt bạo lực học đường, UNICEF và các đối tác kêu gọi hành động khẩn cấp trong các lĩnh vực sau:



Thực hiện chính sách và pháp luật để bảo vệ học sinh khỏi bạo lực học đường.
Tăng cường các biện pháp phòng ngừa và ứng phó trong trường học.
Thúc đẩy các cộng đồng và cá nhân tham gia cùng học sinh lên tiếng về bạo lực và cùng nỗ lực thay đổi văn hóa trong lớp học và trong cộng đồng.
Đầu tư hiệu quả hơn và cụ thể vào những giải pháp đã được chứng minh có thể giúp đảm bảo an toàn cho học sinh và nhà trường.
Thu thập số liệu tốt hơn, và có số liệu phân tổ về bạo lực đối với trẻ em trong và xung quanh nhà trường đồng thời chia sẻ phương pháp hiệu quả.


UNICEF khuyến khích những người trẻ trên khắp thế giới nói lên tiếng nói của mình để chấm dứt bạo lực ( ) học đường. Hãy cho chúng tôi biết cách các em làm việc cùng nhau cũng như những giải pháp mà các em sử dụng để chấm dứt bạo lực học đường. Tìm hiểu thêm thông tin tại đây.
Nguồn

Bạo lực học đường luôn là nỗi lo sợ của nhiều em nhỏ đang trong độ tuổi đến trường. Theo nhiều báo cáo cho thấy, hơn một nửa thanh thiếu niên trên toàn thế giới ở độ tuổi từ 13-15 đã phải chịu một thời gian dài học tập tro...

Hơn 245 vụ bạo lực học đường ở Nghệ An và nỗi lo 'bạo lực trắng'(PLVN) - Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh Nghệ An xảy ra h...
19/04/2024

Hơn 245 vụ bạo lực học đường ở Nghệ An và nỗi lo 'bạo lực trắng'
(PLVN) - Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh Nghệ An xảy ra hơn 245 vụ bạo lực học đường. Các đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An lo ngại học sinh, người trẻ không chỉ bạo lực "nóng" qua hành động đánh nhau, mà còn có tình trạng “bạo lực trắng”, tức tẩy chay, gây áp lực tâm lý ngoài đời lẫn trên mạng xã hội.
Trong khuôn khổ kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Nghệ An dành nhiều thời gian thảo luận tại hội trường để đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương và các giải pháp về tình trạng bạo lực trong lứa tuổi học đường. Các đại biểu cho rằng, bạo lực học đường hiện diễn ra nhức nhối tại Nghệ An, xảy ra ở nhiều đối tượng, nhiều độ tuổi khác nhau.

Thống kê của Sở GD&ĐT Nghệ An, từ 2021 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra hơn 245 vụ bạo lực học đường. Chỉ trong 6 tháng đầu năm nay, thống kê chưa đầy đủ đã xảy ra 38 vụ bạo lực học đường. Trong đó một số vụ việc bạo lực xảy ra ngoài nhà trường có quay video đưa lên mạng xã hội gây dư luận bức xúc.

Đại biểu Nguyễn Công Văn (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) bày tỏ sự lo ngại trước tình trạng bạo lực trong lứa tuổi học đường, vấn đề về đạo đức, lối sống của một bộ phận học sinh cũng như cách giáo dục không phù hợp của phụ huynh. Theo đại biểu này đã xảy ra tình trạng trên lớp trò không sợ thầy, không kính thầy, ra đường người già sợ trẻ nhỏ, về nhà cha mẹ phải nịnh con.

Theo đại biểu Hồ Văn Đàm (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), thực trạng bạo lực trong lứa tuổi học đường không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của trẻ mà còn đe dọa đến an toàn, an ninh trường học. Đại biểu Đàm lo lắng khi xuất hiện tình trạng “bạo lực trắng” như tẩy chay, gây áp lực tâm lý và bạo lực trên không gian mạng có dấu hiệu gia tăng về số vụ cũng như mức độ.

Còn có hiện tượng bạo lực học đường diễn ra giữa giáo viên và học sinh. Bên cạnh đó, các vụ việc phụ huynh có lời lẽ, hành vi đe dọa giáo viên, đe dọa nhà trường cũng diễn ra phức tạp, thậm chí nhiều trường hợp phụ huynh vào tận trường học đánh giáo viên vì có liên quan đến con em của họ. Những điều đó đã làm cho môi trường giáo dục không an toàn, gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ cao cả “trồng người”…

Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An Thái Văn Thành trả lời chất vấn
Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An Thái Văn Thành trả lời chất vấn

Trả lời các ý kiến chất vấn của đại biểu, ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An khẳng định phòng chống bạo lực học đường được ngành xác định là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, phải tiến hành thường xuyên. Thời gian qua, ngành GD&ĐT đã tích cực, chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn nhằm hạn chế tối đa các vụ việc bạo lực học đường.

Ngành giáo dục đang triển khai nhiều giải pháp, mô hình để tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho các em học trên trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó, theo ông Thái Văn Thành, cần phát huy vai trò của chính quyền địa phương, phụ huynh cũng như các thành viên trong gia đình… trong ngăn ngừa, phòng chống bạo lực học đường.

Kết luận phiên chất vấn, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An Thái Thanh Quý đề nghị UBND tỉnh, các ngành, các địa phương tiếp tục tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, chuyển biến thành hành động cho tất cả các tầng lớp Nhân dân, giáo viên, xác định cả hệ thống chính trị vào cuộc trong việc chăm lo, bảo vệ trẻ em. Người giáo viên không chỉ dạy về chuyên môn mà phải có đủ lòng bao dung, tình yêu thương, sự sâu sắc để nắm bắt tâm, sinh lý của học sinh, trao yêu thương, khơi dậy khát vọng cho các em. Đồng thời, tuyên truyền để chính các em tự biết bảo vệ mình.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quý kết luận phiên chất vấn
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Thanh Quý kết luận phiên chất vấn

Mặt khác, UBND tỉnh, các ngành, các địa phương tập trung lãnh đạo xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực, gắn với việc xây dựng kịch bản cụ thể để kịp thời giải quyết, xử lý các vấn đề và tình huống xảy ra. Trong đó, chú trọng giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh thiếu niên và nhi đồng, phải làm thực sự, không chỉ trong nhà trường mà còn trong gia đình, xã hội…

Bên cạnh đó, nghiên cứu tăng thời lượng giáo dục kỹ năng sống, tích hợp vào các môn Giáo dục công dân, Tự nhiên và Xã hội, hoạt động trải nghiệm, chú ý về chất lượng tại các trung tâm kỹ năng sống. Đặc biệt, trong giáo dục kỹ năng sống cần quan tâm giáo dục các kỹ năng về quản lý cảm xúc, kỹ năng ứng xử, giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng sử dụng, ứng xử trên mạng xã hội.

Kim Long
NGUỒN:

(PLVN) - Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh Nghệ An xảy ra hơn 245 vụ bạo lực học đường. Các đại biểu HĐND tỉnh Nghệ An lo ngại học sinh, người trẻ không chỉ bạo lực "nóng" qua hành động đánh nhau, mà còn có tình trạng “bạo lực tr.....

19/04/2024

Những con số biết nói về nạn bạo lực học đường
HƯƠNG LÊ

Những con số biết nói

Theo Liên Hợp Quốc, ước tính rằng mỗi năm có 246 triệu bé gái và bé trai bị bạo lực trong và xung quanh trường học.

Theo một cuộc khảo sát do Tổ chức Phòng chống Bạo lực Thanh niên thực hiện trên 4.073 học sinh của 64 trường học ở Hàn Quốc, bao gồm tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, 22% học sinh trả lời rằng mình từng là nạn nhân của bạo lực, trong khi 16% những học sinh này trả lời rằng các em phải chịu đựng những cơn đau chết người.

Tại Việt Nam, theo số liệu mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho thấy trong một năm học, cả nước xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học.

Trung bình, cứ 5.200 học sinh lại có một vụ đánh nhau, cứ hơn 11.000 học sinh có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau, cứ 9 trường có một trường có học sinh đánh nhau.

Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Công an, mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Trước đây, tội phạm giết người trong độ tuổi từ 30 đến dưới 45 chiếm số lượng cao nhất. Hiện giờ giảm còn 34% so với 41% của độ tuổi 18 đến dưới 30.

Trong đó, hơn 75% các trường hợp bạo lực mà đối tượng là học sinh và sinh viên. Tình trạng này đang có dấu hiệu trẻ hóa và mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Hàng loạt vụ việc vừa xảy ra gây chấn động dư luận, tối 15.4 tại nhà riêng, nữ sinh N.T.Y.N. (SN 2007, học sinh lớp 10A15, Trường THPT chuyên Đại học Vinh, thuộc Đại học Vinh) tự tử vì không thể chịu đựng được bạo lực học đường.

Ngày 21.10.2022, tại Trường THCS Đức Giang (Hoài Đức, Hà Nội), em H.X.Q bị bạn tụt quần ba lần trong một buổi học dẫn đến xấu hổ, uất ức rồi nhảy lầu, gây chấn thương nặng.

Không chỉ dừng lại ở bạo lực tinh thần, bạo lực thể chất mà còn có nhiều vụ bạo lực vật chất xảy ra như ngày 20.2.2014, L.T.N (lớp 8 Trường THCS Thăng Long, quận 3, TP Hồ Chí Minh) đã đe dọa Đ.T.T (lớp 7, Trường THCS Lê Lợi, quận 3, TP Hồ Chí Minh) nếu không đưa tiền sẽ chặt đứt cánh tay, gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ.

Ba vụ việc với ba tính chất, ba thời điểm khác nhau, nhưng cả ba đều gióng lên hồi chuông báo động về nạn bạo lực học đường.

Đại diện trường Đại học Vinh thông tin với báo chí về vụ một nữ sinh của trường tự tử. Ảnh: Hải Đăng
Đại diện trường Đại học Vinh thông tin với báo chí về vụ một nữ sinh của trường tự tử. Ảnh: Hải Đăng
Theo CDC, bạo lực học đường có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm, lo lắng, khó ngủ, thành tích học tập thấp và bỏ học. Bạo lực học đường khiến cho thanh thiếu niên bắt nạt người khác và bản thân người bị bắt nạt phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng và có nguy cơ mắc các vấn đề về hành vi và sức khỏe tâm thần cao hơn.

Giáo sư Michael Males - Đại học California (Santa Cruz) cho biết hầu hết các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu giáo dục,… đều đồng ý rằng bạo lực học đường phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau như tác động của môi trường học, cộng đồng và gia đình,…

Giáo sư chỉ ra rằng nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường trước hết có thể bắt nguồn từ thái độ và hành vi của trẻ em. Đây là lứa tuổi nổi loạn, dễ suy nghĩ nông nổi mà có những hành động bạo lực nhằm thể hiện bản thân.

Bên cạnh đó, nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường còn đến từ phía gia đình, “Có nhiều trẻ em phải lớn lên trong gia đình có cha mẹ sử dụng ma túy, bị bắt, vào tù, thường xuyên sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề, điều này gây ảnh hưởng tới tâm lí của trẻ rằng cứ dùng bạo lực là vấn đề sẽ được giải quyết”, giáo sư nói.

Cần sự phối hợp chặt chẽ từ nhà trường, phụ huynh và xã hội

Theo Tiến sĩ Dorothy Espelage - Giáo sư tâm lí giáo dục tại Đại học Illinois, Urbana-Champaign (Chicago) - Phó Tổng biên tập của Tạp chí Tâm lí Tư vấn cho biết nhà trường, phụ huynh, xã hội cần phối hợp thì mới có thể làm giảm bạo lực và cải thiện môi trường học đường.

Tiến sĩ Dorothy Espelage cho biết con trẻ thường dành nhiều thời gian ở trường hơn là ở nhà. Vì vậy, trường học đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra môi trường học đường tích cực.

Không chỉ là nơi dạy kiến thức, trường học còn phải là nơi giáo dục đạo đức, tích cực đẩy mạnh phong trào ngoại khóa qua việc thành lập các câu lạc bộ như dance, art, guitar,... tạo điều kiện cho học sinh thể hiện mình theo nhiều khía cạnh tốt hơn chứ không phải dùng bạo lực để thể hiện.

Hơn hết nhà trường cũng cần có những biện pháp cứng rắn đối với những trường hợp học sinh cá biệt để giúp cho các em sớm tỉnh ngộ và có nhận thức đúng đắn về giá trị tốt đẹp của cuộc sống.
NGUỒN: https://laodong.vn/chuyen-nha-minh/nhung-con-so-biet-noi-ve-nan-bao-luc-hoc-duong-1181907.ldo

Address

Vinh

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when NGỮ VĂN THPT posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share