29/04/2024
GIẤC MƠ MANG THÍT
[English below]
Huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long là nơi tập trung của khối di sản nghề gạch, ngói truyền thống có tuổi đời cả trăm năm nổi danh khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nếu đi ghe dọc theo kênh Thầy Cai, xã Mỹ Phước sẽ thấy hai bên nhấp nhô những lò gạch có hình dạng giống như quả trứng khổng lồ màu đỏ cam vươn lên trời xanh, soi bóng mặt nước. Nhìn từ trên cao sẽ thấy các lò gạch tròn được ôm ấp bởi ruộng vườn hoa trái trù phú. Toàn bộ không gian được tô điểm bằng những chiếc ghe qua lại, vẽ những đường rẻ quạt duyên dáng trên mặt nước.
Có thể từ Hà Nội đáp chuyến bay của Vietnam Airlines tới Cần Thơ, từ sân bay thuê xe đi tiếp quãng đường 50km là đến huyện Mang Thít, Vĩnh Long, hoặc đi đường cao tốc khoảng 150km từ TP.Hồ Chí Minh.
Vẻ đẹp của “vương quốc đỏ” Mang Thít là sự cộng hưởng giữa hình dáng và cấu trúc những chiếc lò tròn độc đáo và cảnh quan sông nước miệt vườn hữu tình của miền Tây. Chú Tám Thanh, 70 tuổi, ở ấp Cái Cạn, xã Mỹ Phước, kể rằng nghề làm gạch ngói ở Vĩnh Long khởi nguồn từ những người gốc Hoa đến đây vào khoảng 100 năm trước, nguyên do có lẽ bắt nguồn từ đất sét – nguyên liệu chính dùng làm gạch, ngói ở đây chất lượng rất tốt. Có thể, vì vậy mà ở khu vực dọc hạ lưu sông Mekong, khu vực Mang Thít tụ lại nhiều lò gạch nhất. Các vùng khác như Sa Đéc, Bến Tre, Cần Thơ cũng có rải rác nhưng quy mô chỉ vài chục cho đến 200 lò.
Bí quyết nghề làm gạch, ngói được truyền tay, truyền miệng qua nhiều thế hệ, giúp làm giàu cho các gia đình ở Mang Thít và tạo việc làm cho nhiều người đến từ các tỉnh khác. Những năm 1990, số lò gạch ở Mang Thít mở ra đến gần 3.000 lò, tập trung nhiều ở khu vực 04 xã Mỹ An, Mỹ Phước, Nhơn Phú, Hòa Tịnh, tạo nên cảnh quan ấn tượng.
Tuy vậy, kể từ cuối những năm 2000, nguyên liệu địa phương như trấu làm chất đốt và đất sét dần trở nên đắt đỏ. Từ năm 2010, chính quyền địa phương bắt đầu tiến hành phá dỡ các lò nung gạch thủ công do những đánh giá tác động môi trường không tích cực. Đa số thanh niên rời nhà đi làm việc tại các khu công nghiệp. Số lượng lò gạch biến mất nhanh chóng, cho đến nay còn khoảng hơn 1.000 lò, tập trung nhiều nhất ở khu vực kênh Thầy Cai. Cỏ dại và dây leo mọc phủ lên trên các miệng lò từng nhả khói. Chỉ một số rất ít lò còn được duy trì hoạt động.
Mang Thit: building new dreams
Mang Thit district, Vinh Long province, is home to a traditional brick and tile-making craft long famous across the Mekong Delta. As you sail along Thay Cai Channel in My Phuoc commune, you will pass rows of ovoid terracotta kilns, which rise into the blue sky and cast their shadows onto the water. A bird's eye view would reveal the kilns nestled among fruit orchards on both sides of the river, with wooden boats gliding gently past, leaving graceful waves.
To get here from Hanoi, you can board a Vietnam Airlines' flight to Can Tho, then drive 50km to Mang Thit district, Vinh Long. Alternatively, from Ho Chi Minh City, you can hit the highway and drive for around 150km.
The beauty of the “Red Kingdom” of Mang Thit lies in its harmonious mix of unique kilns and the plain yet charming rivers and orchards typical of the Mekong Delta. Mr. Tam Thanh, a 70-year-old resident of Cai Can hamlet, My Phuoc commune, told us the history of Vinh Long's brickworks. Around a century ago, Chinese-born people came here to source the region's high-quality clay – the main material for tile and brick production. Thanks to an abundance of fine clay, Mang Thit boasts the highest concentration of brick kilns within the Mekong river basin. Kilns are also found scattered in Sa Dec, Ben Tre, and Can Tho, but at smaller scales, ranging from a few dozen to 200 kilns.
The know-how to make bricks and tiles was passed down over generations through word of mouth and work experience. It brought wealth to families in Mang Thit and jobs to people from surrounding provinces. In the 1990s, Mang Thit witnessed a boom in the number of brick kilns, with almost 3,000 established mainly in My An, My Phuoc Nhon Phu, and Hoa Tinh communes. It was a scene to behold.
However, at the end of the 2000s, materials such as chaff and clay became expensive in this region. Negative environmental impacts were also taken into consideration, causing the local government to demolish traditional kilns in 2010. Young laborers started to leave to find work in industrial zones, further contributing to the rapidly declining number of kilns. Only around 1,000 kilns remain, mostly concentrated along Thay Cai Channel. Chimneys that were once thick with smoke are now covered in wild grasses, and only a few kilns are still allowed to operate.