Lịch Sử Việt Nam

Lịch Sử Việt Nam Chào mừng đến HISTORYRVN MEDIA!
* Chúng tôi có thể giúp bạn trả lời câu hỏi về lịch sử! • Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?

Liên hệ ngay:
Gmail: [email protected]
ĐT: +84788891697
Theo dõi chúng tôi qua các nền tảng:
TikTok: tiktok.com/
YouTube: youtube.com/c/LịchSửViệtNamN
Twitter: twitter.com/

"HỒ CHÍ MINH NỬA THẾ KỶ LÀM CÁCH MẠNG, VẪN GA LĂNG NHƯ THƯỜNG"!Khi Bác tiếp khách quốc tế, nếu là tiếp khách nam giới th...
12/07/2023

"HỒ CHÍ MINH NỬA THẾ KỶ LÀM CÁCH MẠNG, VẪN GA LĂNG NHƯ THƯỜNG"!

Khi Bác tiếp khách quốc tế, nếu là tiếp khách nam giới thì Bác kể chuyện tiếu lâm bằng ngôn ngữ của nước họ, còn nếu khách quốc tế là phụ nữ thì Bác tiếp rất ân cần và Bác tiễn ra tận cửa phòng khách được trải thảm đỏ và không quên đặt vào trong lòng bàn tay họ một đóa hồng. Thế là phóng viên, nhiếp ảnh chụp ảnh tới tấp và họ đưa tin về nước đăng báo với cái tít rất gợi cảm là:

“Hồ Chí Minh nửa thế kỷ làm cách mạng, vẫn ga lăng như thường”.

Bác Hồ của chúng ta là người như thế, lịch lãm, trí tuệ, hào hoa, phong cách như vậy, chứ không hề khô cứng giáo điều gì đâu!

(Theo lời kể của Giáo sư Hoàng Chí Bảo)
_____

Ảnh: Bác nhảy với một cô gái Indonexia vào năm 1959 nhân chuyến thăm nước này.

CÔNG VIỆC LÀM BỒI TÀUMột buổi trưa, một người trai trẻ lên tàu. Sau một phút ngập ngừng, anh ta hỏi xin việc.Chúng tôi t...
05/06/2023

CÔNG VIỆC LÀM BỒI TÀU

Một buổi trưa, một người trai trẻ lên tàu. Sau một phút ngập ngừng, anh ta hỏi xin việc.

Chúng tôi trả lời là không có việc và có chăng nữa, chúng tôi cũng không có quyền nhận anh ta.

Chúng tôi cười vì chàng trai có vẻ một anh học trò, không phải là người lao động như chúng tôi. Chúng tôi nói nhỏ với nhau: “Một người như thế có thể làm được công việc gì trên tàu?”.

Tôi không hiểu tại sao tôi thấy thương hại anh ta và tôi nói: “Đi theo tôi, tôi sẽ dẫn anh đến gặp chủ tàu. Có lẽ ông ta sẽ có việc cho anh làm”.

Chủ tàu hỏi: “Anh có thể làm việc gì?”

“Tôi có thể làm bất cứ việc gì!” – Chàng trai trả lời.

“Được, ta sẽ lấy anh làm phụ bếp. Sáng mai anh đến đây nhận việc”.

Chàng trai ấy xưng tên là Ba. Vì tôi đã giúp anh ta việc nhỏ ấy, cho nên anh ta rất thân với tôi, và cũng vì anh ta rất dễ mến tôi cũng rất thân với anh ấy. Việc gì tôi làm được là tôi cố làm để giúp anh ta, vì anh ta chưa biết gì cả. Vả lại, anh ấy có can đảm và nhẫn nại. Phụ bếp trên tàu, mỗi ngày anh ta phải làm từ bốn giờ sáng, quét dọn sạch sẽ nhà bếp lớn trên tàu, tối đốt lửa trong các lò. Sau đó đi khuân than, rồi xuống hầm lấy rau, thịt cá, nước đá v.v. Công việc khá nặng nhọc vì dưới bếp rất nóng và trong hầm rất rét. Nhất là khi vừa phải vác một bao nặng vừa leo lên những bậc thang trong khi tàu tròng trành.

Xong công việc ấy, phải dọn cho bọn chủ bếp Pháp ăn. Sau đấy, nhặt rau, rửa chảo nồi và đun lò lại. Công việc kéo dài suốt ngày.

Nhà bếp lo cho bảy, tám trăm người cả nhân viên và hành khách. Có nhiều cái chảo bằng đồng lớn và nặng quá, đến nỗi anh Ba phải kéo lê trên sàn.

Và những cái nồi cao quá, anh phải leo lên ghế để chùi nồi. Luôn luôn nghe tiếng:

“Ba, đem nước đây!”

“Ba, dọn chảo đi!”

“Ba, thêm than chỗ này, thêm than chỗ kia!”

Suốt ngày, anh Ba đẫm nước, hơi và mồ hôi, mình đầy bụi than. Người ta thấy anh Ba phải dùng hết tinh thần và sức lực để làm cho xong công việc. Và hơn nữa vì chưa quen việc, anh phải gọt xong đống củ cải và khoai tây. Anh không biết làm thế nào. Tôi dạy cho anh.

NGƯỜI ĐI RỪNG NÚI TRÔNG THEO BÓNG NGƯỜIMình về với Bác đường xuôiThưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ NgườiNhớ Ông Cụ mắt ...
22/05/2023

NGƯỜI ĐI RỪNG NÚI TRÔNG THEO BÓNG NGƯỜI

Mình về với Bác đường xuôi
Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải, đẹp tươi lạ thường!
Nhớ Người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi, rừng núi trông theo bóng Người...

Trích trong bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu

BÁC HỒ CHỨ CÒN AI! Trong Chiến dịch Biên giới, một lần đi gần tới Đông Khê (Cao Bằng), Bác rẽ vào nhà một đồng bào nghỉ ...
04/05/2023

BÁC HỒ CHỨ CÒN AI!

Trong Chiến dịch Biên giới, một lần đi gần tới Đông Khê (Cao Bằng), Bác rẽ vào nhà một đồng bào nghỉ ngơi. Một em bé Nùng gánh đôi bảng nước từ dưới suối đi lên trông thấy cụ già quen quá mà không rõ gặp ở đâu rồi.

Em nghĩ chưa ra thì cụ đã tới gần. Giọng cụ ấm áp:

- Cháu gánh có nặng không?

- Ồ! Không nặng đâu!

Em bé vội đáp, ngạc nhiên trước cử chỉ của cụ. Em xốc lại đòn gánh thong thả bước. Cụ già bước theo lên cầu thang. Vào nhà, cụ hỏi em bé:

- Cháu tên là gì?

- Là Phấn.

Cụ già xoa đầu Phấn.

- Pá (bố) đi dân công phải không? Cháu làm việc nhiều quá.

- Pá đi dân công phục vụ chiến dịch. Cháu ở nhà giúp mế (mẹ) gánh nước. Không mệt đâu.

Cụ già lại hỏi:

- Cháu có biết đi dân công để làm gì không?

- Đi dân công để giết Tây.

Phấn trả lời cụ già, rồi kể:

Thằng Tây nó ác hơn ông cọp ông à! Tàu bay nó bắn cháy trường cháu ba lần. Bây giờ trường phải dời vào lũng xa lắm. Nó bắn chết cả Pu, con trưởng thôn.

Cụ già đặt tay lên vai Phấn, đôi mắt hiền từ nhìn Phấn, khẽ nói:

- Bao giờ hết giặc, cháu sẽ không phải vất vả như thế này nữa.

Hai Bác cháu nói chuyện thêm một lát nữa. Rồi Bác nhắc Phấn đi ngủ.

Đêm gần về sáng. Phấn còn đang yên giấc ngủ thì cụ già đã cùng mấy người khác đi. Lúc tỉnh dậy, thấy nhà trống trải, vắng vẻ quá, Phấn bật lên khóc. Nhìn lọ thuốc ho, chiếc khăn quàng cổ cụ già cho, lòng Phấn càng nhớ cụ khôn xiết.

Cho đến lúc ấy, Phấn chưa nhận ra cụ già trọ ở nhà mình là ai? Mãi đến khi Chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi, bố Phấn đi dân công về nghe chuyện mới quả quyết với con rằng:

- A lúi! Bác Hồ chứ còn ai!

Và hai bố con rất tiếc, nhưng rất sung sướng là Cụ Hồ đã đến ở nhà mình.

Bảo tàng Hồ Chí Minh

28/04/2023

“CHẬM LẮM LÀ 15 NĂM NỮA, TỔ QUỐC TA NHẤT ĐỊNH SẼ THỐNG NHẤT, BẮC - NAM NHẤT ĐỊNH SUM HỌP MỘT NHÀ”!

Năm 1960, trong Diễn văn lễ mừng Quốc khánh 02/9/1960, có đoạn viết:

"Chúng ta gửi đến đồng bào miền Nam mối tình ruột thịt và hứa với đồng bào rằng: Toàn dân ta đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh, thì chậm lắm là 15 năm nữa, Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Bắc - Nam nhất định sẽ sum họp một nhà".

Bác gạch dưới trong bản thảo các chữ: "CHẬM LẮM LÀ 15 NĂM NỮA".

Đúng 15 năm sau, mùa xuân 1975, với thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đất nước ta đi đến thống nhất như dự báo thiên tài của Người.

Sưu tầm

BÁC HỒ LÀ THẾ ĐẤYThời chống Mỹ. Một buổi trưa, Hồ Chủ tịch đang chuẩn bị nằm nghỉ thì cần vụ vào báo cáo Bác là có khách...
12/04/2023

BÁC HỒ LÀ THẾ ĐẤY

Thời chống Mỹ. Một buổi trưa, Hồ Chủ tịch đang chuẩn bị nằm nghỉ thì cần vụ vào báo cáo Bác là có khách. Khách là một cụ già ở Hưng Yên. Cùng đi với cụ có một vị lãnh đạo tỉnh. Trên xe còn có một thùng cá khá nặng.

- Thưa Bác, cháu xin thay mặt bà con ở địa phương lên thăm sức khoẻ Bác và có ít cá mới đánh đem lên biếu Bác. Cá loại này là cá tiến nổi tiếng ở đầm Dạ Trạch đấy ạ!

- Thưa cụ, cụ ngang tuổi tôi, xin cụ đừng xưng hô như thế!

- Vâng, nếu cụ cho phép...

- Ao nhà ta có rộng không mà cụ thả được nhiều cá vậy?

- Dạ thưa cụ, đây là cá của hợp tác xã.

- Cá của hợp tác xã là tài sản chung, của bà con, phải để bà con dùng chứ!

- Thưa cụ, nhờ có ông lãnh đạo tỉnh giao cho nên lần đầu tiên tôi mới được gặp Cụ Chủ tịch nước, thật may mắn cho tôi quá. Còn cá, đã trót mang lên đây rồi, xin Cụ vui lòng nhận cho, chúng tôi khỏi phải đem về.

Hồ Chủ tịch cho mời ông cán bộ phụ trách nhà bếp lên gặp Người.

- Loại cá này ở chợ Bắc Qua bán bao nhiêu một cân?

- Thưa Bác, một cân giá...

- Vậy chú cân lên xem tất cả là bao nhiêu cân, coi như nhập vào nhà bếp của cơ quan. Và chú tính xem bao nhiêu tiền để gửi cụ cầm về.

Quay sang vị khách quý Hưng Yên, Hồ Chủ tịch ân cần nói:

- Tôi xin đa tạ tấm lòng của cụ và bà con xã nhà đối với tôi. Quà cụ và bà con cho, tôi nhận rồi, còn đây là số tiền tôi gửi cụ đem về nộp vào quỹ hợp tác xã.

Tấm lòng của Bác Hồ với chiến sĩ        Đối với chiến sĩ là những người hy sinh nhiều nhất cho dân tộc, Bác Hồ thường dà...
25/03/2023

Tấm lòng của Bác Hồ với chiến sĩ Đối với chiến sĩ là những người hy sinh nhiều nhất cho dân tộc, Bác Hồ thường dành cho anh em sự chăm lo, săn sóc ân tình, chu đáo nhất.

Mùa đông, thương anh em chiến sĩ rét mướt ở rừng núi hay bưng biền, Bác đem tấm áo lụa của mình được đồng bào tặng, bán đấu giá để lấy tiền mua áo ấm gửi cho các chiến sĩ.Bác thường nói: “Chiến sĩ còn đói khổ, tôi ăn ngon sao được!”. “Chiến sĩ còn rách rưới, mình mặc thế này cũng là đầy đủ lắm rồi!”.Mùa hè năm ấy (1967), trời Hà Nội rất nóng. Sức khỏe Bác Hồ đã kém, thần kinh tuổi già cũng suy nhược, dễ bị toát mồ hôi, ướt đầm, có ngày phải thay mấy lần quần áo, có khi hong tại chỗ, rồi lại thay ngay. Bác không cho dùng máy điều hòa nhiệt độ. Bác bảo: Mùi nó hôi lắm, Bác không chịu được! (Bác không dùng nên nói vậy thôi, chứ máy đã có nút xả thơm).Thấy trời oi bức quá, Bác nói với đồng chí Vũ Kỳ:

– Nắng nóng thế này, các chú bộ đội trực phòng không trên nóc hội trường Ba Đình thì chịu sao được ? Các chú ấy có đủ nước uống không? Chú thử lên tìm hiểu xem thế nào, về cho Bác biết.

Đồng chí Vũ Kỳ lên, được biết trên đó có một tổ súng máy 14 ly 5. Ụ cát sơ sài, nếu địch bắn vào thì chỉ có hy sinh, rất nguy hiểm.

Trời nắng chói, đứng một lúc mà hoa cả mắt. Đồng chí Vũ Kỳ hỏi:

Các đồng chí có nước ngọt uống không?

Nước chè thường còn chưa có, lấy đâu ra nước ngọt!

Đồng chí Vũ Kỳ về nói lại với Bác, Bác gọi điện ngay cho đồng chí Văn Tiến Dũng:

Sao các chú không lo đủ nước uống cho các chiến sĩ trực phòng không? Nghe nói ụ súng trên nóc hội trường Ba Đình rất sơ sài, chú phải lo sửa ngay để đảm bảo an toàn cho chiến sĩ trong chiến đấu!

Sau đó Bác bảo đồng chí Vũ Kỳ đi lấy sổ tiết kiệm của Bác, xem tiền tiết kiệm của Bác còn bao nhiêu.

Tại sao Bác có tiền tiết kiệm? Lương Bác cao nhất nước, nhưng hàng tháng cũng chỉ đủ tiêu. Mọi chi phí cho sinh hoạt của Bác, từ cái chổi lông gà, đều ghi vào lương cả.

Tiền tiết kiệm của Bác là do các báo trả nhuận bút cho Bác. Bác viết báo nhiều, có năm hàng trăm bài. Các báo gửi đến bao nhiêu, văn phòng đều gửi vào sổ tiết kiệm của Bác. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác cũng đã có tiền tiết kiệm. Đến dịp tết Nguyên đán, Bác lại đem chia cho cán bộ các cơ quan chung quanh Bác, mua lợn để đón Xuân.

Đồng chí Vũ Kỳ xem sổ và báo cáo:

Thưa Bác, còn lại tất cả hơn 25.000 đồng (lúc đó là một món tiền rất lớn, tương đương với khoảng 60 lạng vàng).

Bác bảo:

Chú chuyển ngay số tiền đó cho Bộ Tổng tham mưu và nói: Đó là quà của Bác tặng để mua nước ngọt cho anh em chiến sĩ trực phòng không uống, không phải chỉ cho những chiến sĩ ở Ba Đình, mà cho tất cả các chiến sĩ đang trực chiến trên mâm pháo ở khắp miền Bắc. Nếu số tiền đó không đủ thì yêu cầu địa phương nào có bộ đội phòng không trực chiến góp sức vào cùng lo!

Về sau, Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân báo cáo lại cho Văn phòng Phủ Chủ tịch biết: Số tiền của Bác đủ mua nước uống cho bộ đội phòng không, không quân được một tuần!

Trong khi Việt Nam đang dốc sức kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước, rất cần sự trợ giúp, ủng hộ của quốc tế, đặc ...
21/03/2023

Trong khi Việt Nam đang dốc sức kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước, rất cần sự trợ giúp, ủng hộ của quốc tế, đặc biệt là các nước CNXH đồng minh thì từ giữa thập niên 1960, Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc công khai mâu thuẫn, đối đầu toàn diện. "Kẹt" trong bối cảnh quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc căng thẳng, để vừa giữ được mối quan hệ với cả hai nước lớn, vừa giữ vững độc lập chủ quyền của nước ta, kháng chiến thành công và tiến tới ngày thống nhất đất nước 30-4 có đóng góp quan trọng của mặt trận ngoại giao.Trao đổi bên lề cuộc tọa đàm trực tuyến "Từ Hiệp định Paris về Việt Nam đến đại thắng Mùa xuân năm 1975: Vai trò của Mặt trận Ngoại giao góp phần vào thắng lợi lịch sử 30-4" do Bộ Ngoại giao tổ chức mới đây, GS-TS Vũ Dương Huân, nguyên giám đốc Học viện Ngoại giao, nguyên trưởng ban Nghiên cứu lịch sử, Bộ Ngoại giao, đánh giá đó là chính sách vô cùng đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta. Việt Nam tiến hành chống Mỹ cứu nước, đồng thời đề ra đường lối mặt trận ngoại giao độc lập tự chủ và đoàn kết quốc tế; ngoại giao giải quyết 2 nhiệm vụ chiến lược: Một là làm suy yếu hậu phương quốc tế của địch, hai là củng cố hậu phương quốc tế của ta. Đồng thời, mặt trận ngoại giao thực hiện nhiệm vụ giải quyết vấn đề ta thắng địch thua.

Để thực hiện đường lối ngoại giao đó, một trong những yêu cầu cấp bách, đặc biệt của chúng ta là phải tranh thủ viện trợ, ủng hộ của nhân dân thế giới, đặc biệt là viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc là hai nước đồng minh lớn nhất của chúng ta. Mặc dù hai nước đó có những lợi ích của họ. Tuy nhiên, nhờ đường lối đúng đắn về nguyên tắc của lãnh đạo Việt Nam nên chúng ta vẫn tranh thủ được.

Ví dụ, trong quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc, Việt Nam đề ra nguyên tắc: Một là phải tôn trọng cả hai nước, không nhất bên nào, cân bằng quan hệ với cả Liên Xô và Trung Quốc.

Thứ hai, phải tạo cho mỗi bên Liên Xô và Trung Quốc có vị trí nhất định trong chiến tranh Việt Nam vì đó là vấn đề nóng của thế giới, các nước muốn có vai trò. Ví dụ: Tất cả thông tin của chiến trường, của đàm phán, Việt Nam đều thông báo cho phía Liên Xô và Trung Quốc qua 51 cuộc gặp giữa lãnh đạo chúng ta và lãnh đạo của hai nước.

Thứ ba, Việt Nam xác định phải có đường lối độc lập tự chủ. Đây là cái chốt. Chỉ có đường lối độc lập tự chủ thì mới có thể tranh thủ được cả Liên Xô và Trung Quốc trong bối cảnh hai nước này hết sức mâu thuẫn với nhau.

Thứ tư, Việt Nam có nghệ thuật để xử lý mối quan hệ Liên Xô - Trung Quốc.

GS-TS Vũ Dương Huân kể có nhiều mẩu chuyện rất hay về việc Bác Hồ xử lý quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc. Ví dụ như: Liên Xô đề nghị rất nhiều sáng kiến tốt cho Việt Nam như cầu hàng không, căn cứ Hoa Nam, Liên Xô - Trung Quốc phối hợp hành động giúp Việt Nam… nhưng Trung Quốc không đồng ý, thì Việt Nam cũng không triển khai sáng kiến đó.

Hoặc như Liên Xô muốn đưa cố vấn về mặt phòng không, cố vấn vào Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam, muốn đưa cố vấn về tên lửa… nhưng Việt Nam đều không chấp nhận…

Trung Quốc muốn đưa cố vấn sang Việt Nam, muốn đưa bộ đội Trung Quốc vào làm đường ở Việt Nam, chúng ta cũng không chấp nhận mà chỉ chấp nhận Trung Quốc giúp ta ở miền Bắc, làm đường ở miền Bắc.

"Như vậy, chính sách của Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc là hết sức cân bằng, khôn khéo" - GS-TS Vũ Dương Huân đánh giá.

Quan hệ Việt Nam Trung Quốc giai đoạn đầu của năm 1968 rất căng thẳng, thậm chí Trung Quốc muốn cắt quan hệ ngoại giao với Việt Nam, không tiếp nhận những đoàn của ta cử sang trao đổi với phía Trung Quốc. Bác Hồ đã xử lý vô cùng khéo léo: Bác đề nghị Bí thư Trung ương Cục miền Nam Nguyễn Văn Linh dẫn đầu phái đoàn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam sang báo cáo với Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông. Vì phía Trung Quốc luôn giương cao ngọn cờ chống Mỹ, mà đoàn của nhân dân miền Nam sang thông báo về kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì chẳng lẽ lại không nhận. Khi phía Trung Quốc nhận đoàn thì Bác lại cử Thủ tướng Phạm Văn Đồng đi cùng đoàn. Khi sang Trung Quốc, chính Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã thuyết phục được lãnh đạo Trung Quốc.

Đến 17-11-1968, khi tiếp đoàn Việt Nam, Chủ tịch Mao Trạch Đông có nói họ đã thay đổi quan điểm, từ đó Trung Quốc đã ủng hộ Việt Nam vừa đánh vừa đàm.Liên quan đến việc Trung Quốc lôi kéo Việt Nam chống chủ nghĩa xét lại của Liên Xô. Điều đó rất rõ, nhưng xử lý thế nào là một vấn đề rất tế nhị. Bác Hồ đã xử lý rất khôn khéo. Nhân sự việc ông Bành Chân, Phó chủ tịch quốc hội, ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc thăm Việt Nam, khi tiễn ông Bành Chân, Bác đọc một câu thơ rất hay, ý nói là nếu các bạn Bắc Kinh có hỏi, chúng tôi xin trả lời là lòng chúng tôi vẫn trong như ngọc, nghĩa là không lung lay, không ủng hộ xét lại, chúng tôi vì Chủ nghĩa Mác - Lênin mà thôi.

Liên quan đến Cách mạng Văn hóa là việc xử lý rất khó. Khó ở chỗ Trung Quốc tiến hành Cách mạng Văn hóa và muốn Việt Nam ủng hộ Cách mạng Văn hóa của Trung Quốc. Trong một hội nghị ngoại giao, Bác đã nói: Các chú có ai hiểu Trung Quốc bằng Bác không? Không ai hiểu à. Đã không hiểu người ta thì đừng nên phát ngôn. Ví dụ, nước này nước kia phát ngôn ủng hộ Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, Bác nói đó là vấn đề nội bộ của người ta nên đừng nói gì.

Đồng thời, Bác thuyết phục lãnh đạo Trung Quốc là các đồng chí cứ làm việc của các đồng chí, chúng tôi làm việc chúng tôi. Đặc biệt, nhân dịp chúc mừng ngày sinh của Chủ tịch Mao Trạch Đông, Bác viết câu chúc bằng tiếng Hán, hôm sau Nhân dân nhật báo đăng lên: "Mao Chủ tịch vạn thọ vô cương", chính điều đó đã giải tỏa quan hệ, khúc mắc giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến Cách mạng Văn hóa.Một nghệ thuật nữa của Bác Hồ đã xử lý rất khéo là năm 1964, lúc đó ông Nikita Sergeyevich Khrushchyov, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô, đồng thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng), tròn 70 tuổi. Trước ngày đó, Đảng ta và các đảng anh em khác đều nhận được bức thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc nói rằng từ nay ngày sinh chẵn tròn của lãnh đạo cũng không nên chúc mừng nhau. Ý là vì Liên Xô - Trung Quốc mâu thuẫn nhau nên phía Trung Quốc muốn ngăn Đảng ta chúc mừng ông Khrushchyov 70 tuổi. Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương đều lo lắng về việc xử lý như thế nào? Bác bảo các chú cứ yên tâm, Bác sẽ xử lý.

Gần đến sinh nhật ông Khrushchyov, Bác Hồ mời Đại sứ Liên Xô tại Việt Nam tới ăn cơm. Ly rượu đầu tiên chúc mừng, Bác nói chúc mừng đồng chí Khrushchyov 70 tuổi. Đại sứ báo cáo về ngay. Mấy ngày sau, Bác nhận được điện cảm ơn của ông Khrushchyov. Như vậy, Liên Xô rất hài lòng và Trung Quốc không biết vì Bác dặn không công khai với báo chí. "Rõ ràng, Cụ Hồ xử lý rất khôn ngoan, khôn khéo trong bối cảnh Liên Xô - Trung Quốc mâu thuẫn gay gắt" - GS-TS Vũ Dương Huân chia sẻ.

KIÊN CƯỜNG ĐẾN PHÚT CUỐITrong quá trình bị bắt, tra tấn và đến tận những giây phút cuối cùng, Võ Thị Sáu luôn chứng tỏ b...
20/03/2023

KIÊN CƯỜNG ĐẾN PHÚT CUỐI
Trong quá trình bị bắt, tra tấn và đến tận những giây phút cuối cùng, Võ Thị Sáu luôn chứng tỏ bản lĩnh kiên cường, bất khuất của chiến sĩ cộng sản.

Khi mới bị bắt, địch tra tấn chị chết đi sống lại nhưng không moi được nửa lời khai báo.

Sự kiên trung ấy một lần nữa thể hiện tại phiên tòa đại hình khi chị Sáu (khi đó mới 17 tuổi) hiên ngang khẳng định: “Yêu nước, chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội”.Khi nhận án tử hình, chị Sáu không hề run sợ. Chị hô to “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”.

Năm 1952, trước giờ hành hình, viên cha đạo đề nghị làm lễ rửa tội cho chị. Song chị từ chối và nói: “Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới có tội”.

Đối mặt cái chết, điều khiến người con gái Đất Đỏ ân hận nhất là chưa diệt hết bọn thực dân và tay sai cướp nước.

Giai thoại kể rằng khi ra đến pháp trường, Võ Thị Sáu kiên quyết không quỳ xuống, yêu cầu không bịt mắt.

“Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!”, chị tuyên bố.

Nói xong, chị Sáu bắt đầu hát Tiến quân ca. Khi lính lên đạn, chị ngừng hát, hô vang những lời cuối cùng “Đả đảo bọn thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!”.

THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮMNăm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịc...
20/03/2023

THỜI GIAN QUÝ BÁU LẮM

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.

Bác bảo:

- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp.

Bác hỏi:

- Chú đến muộn mấy phút?

- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.

Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý:

- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.

Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên…Bác Hồ của chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.

PHẢI BIẾT QUAN TÂM VỚI MỌI NGƯỜI HƠNHội trường Đảng Nguyễn Ái Quốc còn ở căn cứ kháng chiến Việt Bắc, một lần Bác Hồ đến...
19/03/2023

PHẢI BIẾT QUAN TÂM VỚI MỌI NGƯỜI HƠN
Hội trường Đảng Nguyễn Ái Quốc còn ở căn cứ kháng chiến Việt Bắc, một lần Bác Hồ đến dự lễ bế giảng của trường. Xuống thăm nhà bếp, Bác thấy làm cỗ có vẻ linh đình, Bác nói với đồng chí phụ trách trường: “Này, bế mạc, chứ không phải ” Bế bụng” đâu nhé! Kháng chiến còn khó khăn lắm đấy, các chú ạ”.

Đến bữa ăn, thấy mâm cơm chỉ có một bát, một đôi đũa, Bác hỏi: “Thế Bác ăn với ai?”. Đồng chí phụ trách gãi đầu gãi tai: “Dạ, xin để Bác ăn riêng cho tiện…”. Bác ngắt lời: “Không tiện gì cả. Thế ra các chú muốn cho Bác ăn trên ngồi trước à?”.Bác đòi phải bê các món ăn của cán bộ, nhân viên nhà trường lên cho Bác xem, rồi Bác bảo kê thêm bàn ghế cho mọi người cùng ăn với Bác. Bố trí xong xuôi cả rồi, Bác mới vui vẻ, bảo mọi người: Ngồi cả vào đây, ăn chung với Bác, ăn một mình thì Bác ăn sao được?Khi Bác lên nói chuyện với các học viên, đồng chí phụ trách trường giới thiệu: “Bác Hồ sẽ huấn thị cho chúng ta”. Bác cười mà bảo rằng: “Tôi nói chuyện với các đồng chí thôi, chứ có “huấn thị” gì đâu”.

Buổi tối, Bác ở lại trường để làm việc. Các đồng chí mang đến cho Bác một chiếc đèn tọa đăng rất sáng. Khoảng 9-10 giờ tối, Bác cầm đèn đó xuống văn phòng trường và bảo rằng: “Đèn này to, tốn dầu lắm! Bác còn làm việc khuya, một chiếc đèn con thôi cũngđủ.Các đồng chí đổi cho Bác chiếc đèn khác”.

Sáng sớm hôm sau, trước khi Bác chia tay trường, đồng chí phụ trách hỏi Bác có điều gì căn dặn thêm về công việc của trường. Người nói: “Tôi chỉ mong là các đồng chí đừng quan tâm đến tôi quá mà phải quan tâm đến mọi người hơn”.

Vẫn là người con của đồng quê xứ LệĐại tướng xa quê Lệ Thủy (Quảng Bình) từ năm 14 tuổi khi  vào học ở Quốc học Huế và s...
19/03/2023

Vẫn là người con của đồng quê xứ Lệ

Đại tướng xa quê Lệ Thủy (Quảng Bình) từ năm 14 tuổi khi vào học ở Quốc học Huế và sau đó đi làm cách mạng. Dù rất ít khi về Lệ Thuỷ nhưng giọng nói của ông khi giao tiếp với đồng chí, đồng bào ở quê không hề bị lai tạp. Đại tướng dùng nhiều phương ngữ khiến chúng tôi bất ngờ. Khi nhắc đến chiếc phản thường nằm thời tuổi thơ, ông nói với tôi:

- Chắc nó thất lạc mô đó trong thôn, các cháu tìm chuộc nó về!

Khi nói về khu vườn, ông bảo:

- Nương nhà mình trước đây kéo dài ra tận ngoài mưng tề ! (Vườn nhà mình ngày xưa kéo dài ra tận ngoài cây lộc vừng kia!)

Khi dự xem đua bơi trên dòng Kiến Giang (8/1999), Đại tướng quay sang hỏi các anh lãnh đạo xã và thôn:

- Đò mềng thứ mấy?

Đây là câu cửa miệng của dân Lệ Thủy khi hỏi nhau về thứ hạng đò bơi, đò đua của làng mình xếp thứ tự bao nhiêu.

Chắc bạn đọc và nhiều người tò mò muốn biết khi mỗi lần ra Hà Nội, chúng tôi có quà gì biếu Đại tướng. Xin thưa là rất đơn giản:

Món quà ông thích nhất là chai tinh dầu tràm. Thứ tinh dầu được chưng cất thủ công từ cây tràm, loại cây mọc rất nhiều vùng đồi Lệ Thủy. Loại dầu này là thứ chủ lực chống cảm mạo ngày xưa được người dân ưa chuộng. Bây giờ lớp trẻ như chúng tôi ít dùng nhưng Đại tướng thì vẫn thích và giữ thói quen này cho tới cuối đời. Ngoài chai dầu tràm, nếu có thêm thì vài chai mật ong lấy từ rừng miền Tây của huyện. Thêm một ít tép phơi khô và bao gạo của lúa tái sinh, thứ gạo sạch tuyệt đối vì không bón bất cứ thuốc trừ sâu nào, là thứ rất sẵn của quê An Xá.

Nhiều lần tiếp xúc, tôi không thấy vẻ uy nghiêm, đạo mạo của một vị Đại tướng, một vĩ nhân mà thấy toát lên vẻ bình dị trong cách nói năng, hành xử của một người ông thuần hậu, chân chất của vùng quê gió Lào cát trắng.

Ngày 12/2/2002, Đại tướng và gia đình về thăm quê, nghỉ lại nhà khách cơ quan Huyện ủy. Lúc đó tôi đang phụ trách việc trùng tu nhà và vườn nên đang muốn gặp để hỏi thêm vài chi tiết nhưng lịch làm việc của Đại tướng đã kín. Đồng chí Bí thư Huyện ủy nói nếu chú muốn gặp riêng thì sáng mai sang ăn sáng và tranh thủ làm việc luôn. Bữa sáng hôm đó chỉ có Đại tướng, phu nhân Đặng Bích Hà, chị Hồng Anh và mấy người nữa.

Nhà bếp bưng lên mỗi người một bát cháo bồ câu hầm và vài món ăn nhẹ. Tự tay bà Đặng Bích Hà xé nhỏ từng miếng thịt bỏ vào bát cho Đại tướng và luôn giục ông ăn đi cho nóng. Nhìn hai mái đầu bạc bên nhau, tôi không còn thấy một vị Đại tướng oai hùng và một nữ Giáo sư khả kính mà chỉ thấy sự ấm cúng, ân cần và hạnh phúc của một đôi vợ chồng già tâm đầu ý hợp đến tận chặng cuối của cuộc đời.

Trí nhớ tuyệt vời của một vĩ nhânTháng 11/1983, khi về quê, Đại tướng đến thăm trường cấp 3 Lệ Thủy. Trong vòng vây học ...
19/03/2023

Trí nhớ tuyệt vời của một vĩ nhân

Tháng 11/1983, khi về quê, Đại tướng đến thăm trường cấp 3 Lệ Thủy. Trong vòng vây học sinh và cán bộ, giáo viên của trường cùng nhân dân chào đón, ông rẽ đám đông đến trước một ông già thấp đậm, quắc thước, râu tóc bạc trắng và cất tiếng hỏi:

- Tôi trông cụ quen quen? Có phải cụ là Choạc không?

Cụ già lúng túng:

- Thưa ngài… đúng ạ!

Đại tướng ngắt lời:

- Xin cụ đừng gọi như vậy. Năm nay cụ bao nhiêu tuổi?

- Dạ thưa, tôi 71 tuổi.

Đại tướng nói:

- Tôi 73. Chúng ta là bạn đồng niên!

Sau khi Đại tướng đi rồi, mọi người mới biết. Ông Lê Choạc, người làng Phan Xá khi còn thanh niên thường về cấy, gặt thuê vùng An Xá, trong đó có nhà cụ Võ Quang Nghiêm. Vào các dịp nghỉ hè, cậu Giáp học ở Huế thường về quê.

Trong đám người làm, ông là người làm khỏe, vui tính, hay hát hò nên nổi trội hơn cả. Gần nửa thế kỷ trôi qua, trong đám đông, Đại tướng vẫn nhận ra người quen cũ.

VIỆC CHI TIÊU CỦA BÁC HỒCác đồng chí ở gần Bác đều cho biết Bác rất tiết kiệm. Có đôi tất rách đã vá đi, vá lại mấy lần ...
19/03/2023

VIỆC CHI TIÊU CỦA BÁC HỒ
Các đồng chí ở gần Bác đều cho biết Bác rất tiết kiệm. Có đôi tất rách đã vá đi, vá lại mấy lần Bác cũng không dùng tất mới. Bác nói:

Cái gì còn dùng được nên dùng. Bỏ đi không nên…Khi tất rách chưa kịp vá, anh em đưa đôi mới để Bác dùng, Bác xoay chỗ rách vào bên trong rồi cười xí xóa:Đấy, có trông thấy rách nữa đâu…Có quả chuối hơi nẫu, anh cán bộ chê không ăn, Bác lấy dao gọt phần nẫu đi, bóc ăn ngon lành, rồi nói:

Ở chiến khu có được quả chuối này cũng đã quý…

Câu nói và việc làm của Bác làm đồng chí cán bộ hối hận mãi. Dù cho đã làm đến Chủ tịch nước, suốt trong những năm ở Việt Bắc, ở Hà Nội, Bác chưa bao giờ “có tiền” (như anh em cán bộ, chiến sĩ, công tác quanh Bác thường nhận xét).

Thực tế lịch sử cho thấy rằng: suốt thời gian hoạt động của Bác ở nước ngoài, Bác gặp rất nhiều khó khăn về tài chính do những nguyên nhân khác nhau. Được đồng nào, chủ yếu do lao động tự thân mà có, Bác dành cho công tác cách mạng. Bác chi tiêu rất dè sẻn, cân nhắc từng xu.

Liên hoan mừng thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh, đĩa cá. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc, người đã mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng về tặng Người (năm 1939), Bác cũng chỉ “khao một món canh và 2 đĩa thức ăn, thêm hai lạng rượu, tổng cộng chưa hết một đồng bạc”.

Tự thết đãi mình “khi nghe tin Hồng quân bắt sống 33 vạn quân Hít le ở Xtalingrát năm 1943”, tại nhà tù, trong túi chỉ còn vẻn vẹn một đồng bạc, Bác đã “nhờ người lính gác mua giùm cho ít kẹo và dầu chả quẩy”. Sau khi phấn khởi hô mấy khẩu hiệu hoan nghênh thắng lợi của Liên Xô, Bác “ngồi một mình, chén tạc, chén thù rất đàng hoàng vui vẻ”…

Năm 1957, Bác về thăm Nghệ Tĩnh, khi ăn cơm chung với đồng chí Nguyễn Sĩ Quế, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Diệm, Bác đã để bớt ra ngoài mâm mấy món ăn, rồi nói: “Ăn hết lấy thêm, không ăn hết để người khác ăn, đừng để người ta ăn thừa của mình”.

Có thể dẫn ra nhiều nữa những ví dụ về cách chi tiêu sử dụng tiền bạc, cơ sở vật chất của Bác, rất “mâu thuẫn thống nhất”: chắt chiu, tằn tiện nhưng vẫn rộng rãi, không hoang phí mà cũng không keo kiệt, “ki bo”.

Thế giới, loài người tự hào về Bác. Là người Việt Nam, đồng hương của Bác, chúng ta càng tự hào biết bao! Cách ứng xử của Bác với tiền tài, với cái ăn, cái mặc, với cơ sở vật chất nói chung đâu có phải là cao quá mà chúng ta không học tập được, đâu có phải là một tòa thánh cấm uy nghiêm mà chúng ta không đặt chân lên được thềm bậc, dù là bậc thềm thứ nhất?

Chiếc áo ấm - Bài học về sự chăm lo của Bác HồMột đêm mùa đông năm 1951, gió bấc tràn về mang theo những hạt m...
17/03/2023

Chiếc áo ấm - Bài học về sự chăm lo của Bác Hồ
Một đêm mùa đông năm 1951, gió bấc tràn về mang theo những hạt mưa lâm thâm làm cho khí trời càng thêm lạnh giá. Thung lũng bản Ty co mình lại trong yên giấc, trừ một ngôi nhà sàn nhỏ còn phát ra ánh sáng. Ở đây, Bác vẫn thức, vẫn làm việc khuya như bao đêm bình thường khác. Bỗng cánh cửa nhà sàn hé mở, bóng Bác hiện ra. Bác bước xuống cầu thang, đi thẳng về phía gốc cây, chỗ tôi đang đứng gác.

- Chú làm nhiệm vụ ở đây có phải không?

- Thưa Bác, vâng ạ!

- Chú không có áo mưa?

Tôi ngập ngừng nhưng mạnh dạn đáp:

- Dạ thưa Bác, cháu không có ạ!

Bác nhìn tôi từ đầu đến chân ái ngại:

- Gác đêm, có áo mưa, không ướt, đỡ lạnh hơn...

Sau đó, Bác từ từ đi vào nhà, dáng suy nghĩ...

Một tuần sau, anh Bảy cùng mấy người nữa đem đến cho chúng tôi 12 chiếc áo dạ dài chiến lợi phẩm. Anh nói:

- Bác bảo phải cố gắng tìm áo mưa cho anh em. Hôm nay có mấy chiếc áo này, chúng tôi mang lại cho các đồng chí. Được một chiếc áo như thế này là một điều quý, nhưng đối với chúng tôi còn quý giá và hạnh phúc hơn khi Bác trực tiếp chăm lo, săn sóc với cả tấm lòng yêu thương của một người cha.

Sáng hôm sau, tôi mặc chiếc áo mới nhận được đến gác nơi Bác làm việc. Thấy tôi, Bác cười và khen:

- Hôm nay chú có áo mới rồi.

- Dạ thưa Bác, đây là áo anh Bảy đem đến cho tiểu đội chúng cháu mỗi người một chiếc ạ.

Nghe tôi thưa lại, Bác rất vui. Bác ân cần dặn dò thêm:

- Trời lạnh, chú cần giữ gìn sức khỏe và cố gắng làm tốt công tác.

Dặn dò xong, Bác trở lại ngôi nhà sàn để làm việc. Lòng tôi xiết bao xúc động. Bác đã dành áo ấm cho chúng tôi trong lúc Bác chỉ mặc một chiếc áo bông mỏng đã cũ. Đáng lẽ chúng tôi phải chăm lo cho Bác nhiều hơn, còn Bác, Bác lại lo nghĩ đến chúng tôi nhiều quá.

Từ đấy, chúng tôi cũng trân trọng giữ gìn chiếc áo Bác cho như giữ lấy hơi ấm của Bác. Hơi ấm ấy đã truyền thêm cho chúng tôi sức mạnh trong mỗi chặng đường công tác.

BÁC HỒ ĐẾN THĂM VÀ NÓI CHUYỆN VỚI ĐẠI HỘI; BA ĐẢM ĐANG CỦA PHỤ NỮ THỦ ĐÔ                                                ...
16/03/2023

BÁC HỒ ĐẾN THĂM VÀ NÓI CHUYỆN VỚI ĐẠI HỘI; BA ĐẢM ĐANG CỦA PHỤ NỮ THỦ ĐÔ Đại hội Ba đảm đang của phụ nữ Thủ đô lần thứ nhất, khai mạc rất trọng thể vào tối 01-12-1965 tại hội trường Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc. Chiều 02-12-1965 (ngày họp thứ 2) vào khoảng 16 giờ, Đại hội vô cùng sung sướng, phấn khởi được đón Bác. Cùng đi với Người có Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Anh hùng miền Nam Tạ Thị Kiều.
Vừa thấy Bác, cả Hội trường đứng bật dậy, vỗ tay ran như sấm lẫn với tiếng reo vô cùng phấn khởi.

Bác! Bác đến! Bác đến!… Hồ Chủ tịch muôn năm! Hồ Chủ tịch muôn năm! Sau mấy phút vô cùng sôi nổi, Bác giơ tay ra hiệu (một cử chỉ thường có của Bác) cho Đại hội im lặng, rồi Bác tươi cười chỉ vào chị Kiều và nói:

Hôm nay, Bác dẫn “cô bé này” đến với Đại hội, các cô, các chú (Đại hội có một số đại biểu là nam giới) có phấn khởi không?

Cả Đại hội vỗ tay rầm rầm xen lẫn tiếng:

Thưa Bác, có ạ!

Không khí Đại hội thật vô cùng náo nhiệt, sôi nổi. Bác đã kể cho Đại hội nghe về những gương anh hùng của phụ nữ ta trong thời kỳ bí mật, trong cuộc kháng chiến chống Pháp và sự hy sinh anh dũng của chị em miền Nam trong chống Mỹ.Thật bất ngờ, Bác rút trong túi ra một cột báo của Báo Thủ đô ngày hôm đó, đọc tên bảy bà và chị, xong Bác hỏi:

Các cô ấy có mặt ở Đại hội này không?

Hội trường lại vang lên:

Thưa Bác, có ạ!

Bác tươi cười nói:

Hôm nay, Bác đọc báo thấy có đăng thành tích của bảy cô là công nhân, là nông dân, là giáo viên… Bác rất vui, Bác có mấy chiếc huy hiệu để tặng các cô ấy.

Mọi người sung sướng vỗ tay tưởng làm vỡ phòng họp.

Sau cùng Bác hỏi:Các cô có muốn được Bác thưởng Huy hiệu của Bác không?

Cả Hội trường lại phấn khởi trả lời vang lên:

Thưa Bác, có ạ, có ạ!

Vậy các cô về làm công tác cho tốt, Bác sẽ thưởng!

Cả Hội trường lại vang lên như sấm.

Address

Bình Minh
Vĩnh Long

Opening Hours

Monday 08:00 - 11:00
13:30 - 18:00
Tuesday 08:00 - 11:00
13:30 - 18:00
Wednesday 08:00 - 21:30
Thursday 08:00 - 21:30
Friday 08:00 - 21:30
Saturday 09:00 - 20:00

Telephone

+84788891697

Website

https://bit.ly/historyrvn, https://by.tn/historyrvn-tele

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Lịch Sử Việt Nam posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Lịch Sử Việt Nam:

Videos

Share

Category