An Ninh Trật Tự Triệu Vân, Triệu Phong

An Ninh Trật Tự Triệu Vân, Triệu Phong Chia sẻ thông tin chính thống về An ninh trật tự, tin tức thời sự, và phong trào
(4)

23/11/2023
🔴 CẨN TRỌNG, CẢNH GIÁC TRƯỚC CÁC THỦ ĐOẠN GIẢ MẠO ỨNG DỤNG VNEID, GIẢ MẠO CÔNG AN YÊU CẦU ĐĂNG KÝ ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ
21/11/2023

🔴 CẨN TRỌNG, CẢNH GIÁC TRƯỚC CÁC THỦ ĐOẠN GIẢ MẠO ỨNG DỤNG VNEID, GIẢ MẠO CÔNG AN YÊU CẦU ĐĂNG KÝ ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ

🔴 CẨN TRỌNG, CẢNH GIÁC TRƯỚC CÁC THỦ ĐOẠN GIẢ MẠO ỨNG DỤNG VNeID, GIẢ MẠO CÔNG AN YÊU CẦU ĐĂNG KÝ ĐỊNH DANH ĐIỆN TỬ

👮‍♀️ Bộ Công an Việt Nam chỉ có 01 ứng dụng duy nhất để định danh và xác thực điện tử là “VNeID”👇, ngoài ra không còn ứng dụng nào khác.

👮‍♀️Việc đăng ký định danh điện tử mức 2 phải do công dân trực tiếp đến cơ quan Công an thực hiện các thủ tục, do phải chụp ảnh, quét vân tay và không thể làm thay người khác.

❌ Mọi hành vi gọi điện thoại, nhắn tin tự xưng là Công an yêu cầu công dân tải, cài đặt ứng dụng khác với ứng dụng VNeID, khai báo thông tin đăng ký định danh điện tử đều là hành vi giả mạo, lừa đảo.

🟢 HIỂU RÕ, THỰC HIỆN ĐÚNG, TÍCH CỰC CHIA SẺ ĐỂ BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN VÀ KHÔNG AI PHẢI TRỞ THÀNH NẠN NHÂN CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG LỪA ĐẢO👍

Mở rộng cánh cửa tín dụng chính thức để siết chặt “tín dụng đen”Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công ...
21/11/2023

Mở rộng cánh cửa tín dụng chính thức để siết chặt “tín dụng đen”

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 766/CĐ-TTg ngày 24/8/2023 về việc tăng cường các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động “tín dụng đen”.

Một trong những nhiệm vụ được nêu ra là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải tập trung nghiên cứu, khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng ngân hàng, phát triển hệ thống tín dụng, đa dạng các loại hình cho vay, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng với thủ tục nhanh gọn và thuận tiện, đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp phục vụ đời sống, tiêu dùng của nhân dân.

"Tín dụng đen" - vấn đề nhức nhối

“Tín dụng đen” đang là vấn đề xã hội nhức nhối với nhiều hệ lụy đối với trật tự, trị an. Bộ Công an cho biết trong 3 năm qua, đã có 2.740 vụ với 4.941 đối tượng liên quan đến “tín dụng đen” bị phát hiện, 1.575 vụ với 3.399 bị can bị khởi tố điều tra.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2023 lực lượng công an đã phát hiện, xử lý hơn 700 vụ, 1.200 đối tượng, khởi tố trên 400 vụ và 800 bị can.

Nguyên nhân chủ yếu là do một bộ phận người dân có nhu cầu vay vốn không cần thế chấp tài sản.

“Tín dụng đen” được hiểu là hình thức tín dụng phi chính thức, không đăng ký hoạt động và không chịu sự giám sát của bất kỳ cơ quan quản lý nhà nước nào.

“Tín dụng đen” hiện nay có những cách lách luật tinh vi như cho vay tiền nhưng người cho vay và người vay ký hợp đồng giả cách dưới dạng mua bán bất động sản, ôtô, xe máy… với lãi suất lên đến 300%/năm, thậm chí cao hơn.

Các tổ chức, cá nhân làm “tín dụng đen” sử dụng tiền của bản thân hoặc của bên cung ứng vốn để cấp cho những người có nhu cầu. Họ có thể không hiểu biết hoặc vì tham lợi nhuận mà sẵn sàng vi phạm pháp luật.

Bên đi vay “tín dụng đen” có thể là các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân cần tiền gấp để xử lý các vấn đề trước mắt, nhưng cũng có thể là các tổ chức, cá nhân làm ăn phi pháp.

Mặc dù đưa ra mức lãi suất cắt cổ, bị pháp luật nghiêm cấm và áp dụng các biện pháp thu hồi nợ xấu rất tàn bạo, các tổ chức “tín dụng đen” vẫn "đắt khách" nhờ khả năng tiếp cận dễ dàng, thủ tục đơn giản, không cần tài sản thế chấp, linh hoạt về thời điểm, số tiền, kỳ hạn.

“Tín dụng đen” nhắm đến các các đối tượng chính là lao động nghèo, những người có nhu cầu cấp bách về tiền vốn nhưng không có khả năng tự lực, buộc phải tìm đến “tín dụng đen” mà không nghĩ tới hậu quả, hoặc có nghĩ tới nhưng bất chấp.

Các kênh tín dụng chính thức và “tín dụng đen” có mối quan hệ đối nghịch nhau dù cả hai đều đáp ứng nhu cầu vay vốn của các tổ chức, cá nhân. Tín dụng chính thức huy động vốn và cho vay một cách công khai, minh bạch, còn “tín dụng đen” tồn tại không thông qua hệ thống tín dụng chính thức.

Khi khách hàng khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng chính thức thì họ tìm đến kênh không chính thức. Nếu tín dụng chính thức phát triển thì “tín dụng đen” sẽ bị thu hẹp.

Tăng cường tiếp cận tín dụng chính thức

Ngày 25/4/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg về việc tăng cường triển khai các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen.”

Từ đó đến nay, theo Hiệp hội Ngân hàng, ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm gia tăng khả năng tiếp cận vốn cho người dân, đặc biệt là những đối tượng yếu thế trong xã hội.

Các tổ chức tín dụng, tài chính vi mô, Quỹ Tín dụng nhân dân, Ngân hàng Chính sách Xã hội, các công ty tài chính tiêu dùng đã mở rộng mạng lưới, đa dạng sản phẩm dịch vụ, giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và mọi tầng lớp dân cư.

Điều này góp phần tăng cường tiếp cận tín dụng qua các kênh chính thức, đặc biệt là với người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người lao động ở các khu công nghiệp, những người có thu nhập thấp.

Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động cho vay, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển các dịch vụ trực tuyến, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới nhiều quy định để tăng cường khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, hỗ trợ hoạt động vay vốn của người dân, doanh nghiệp.

Ngân hàng Nhà nước thường xuyên chỉ đạo các tổ chức tài chính, tín dụng mở rộng, đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giảm lãi suất, đơn giản hóa thủ tục cho vay nhằm tăng cường tiếp cận tín dụng qua các kênh chính thức, đặc biệt là với người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng 5.000 tỷ đồng, khách hàng có nhu cầu vay vốn chính đáng được giải ngân ngay trong ngày với số tiền cho vay tối đa 30 triệu đồng, không cần tài sản thế chấp.

Mạng lưới ngân hàng được mở rộng nhằm gia tăng sự tiếp cận đến người dân, đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp của nhân dân.

Thực hiện chính sách an sinh xã hội, ngày 4/10/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tiếp đó, ngày 11/3/2003, Ngân hàng Chính sách Xã hội chính thức hoạt động để cấp vốn cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Với việc triển khai đến 100% thôn, xóm, bản, làng, tổ dân phố trên toàn quốc, nguồn vốn vay tín dụng chính sách đã mang lại sinh kế, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời góp phần ngăn chặn các tệ nạn cho vay nặng lãi, “tín dụng đen” giúp đảm bảo an sinh, trật tự và an toàn xã hội tại các địa phương, nhất là ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Ngân hàng Chính sách Xã hội đang áp dụng phương thức quản lý vốn tín dụng chính sách thông qua hoạt động ủy thác cho Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên.

Đó là việc xây dựng, quản lý 168.464 tổ tiết kiệm và vay vốn đến từng thôn, ấp, bản, làng, tổ dân phố. Hoạt động giao dịch tại 10.438 điểm giao dịch xã trên địa bàn cả nước được tổ chức nền nếp, hiệu quả với phương thức “giao dịch tại nhà, thu nợ, giải ngân tại xã.”

Đến ngày 31/7/2023, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt gần 325.000 tỷ đồng.

Một chính sách nhân văn nữa và có tác dụng kiềm chế “tín dụng đen” là việc cấp vốn cho người vừa chấp hành xong án phạt tù.

Ngày 17/08/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 22/2023/QĐ-TTg về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù. Theo đó, mức vốn cho vay tối đa để đào tạo nghề là 4 triệu đồng/tháng/người để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm là 100 triệu đồng/người.

Thời hạn đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm khá dài, tối đa là 120 tháng. Lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ.

Phát triển tín dụng vi mô

Để hạn chế “tín dụng đen”, một số chuyên gia tài chính đề xuất biện pháp khả thi là phát triển sâu rộng tín dụng vi mô trên cơ sở tổ chức lại hoạt động họ/hụi/phường tại các địa phương.

Họ (cách gọi ở miền Bắc), hụi (ở miền Nam), biêu/phường (ở miền Trung) là một hình thức tín dụng phi chính thức đã tồn tại lâu đời ở Việt Nam. Nếu được hợp thức hóa và quản lý tốt thì đây có thể là biện pháp căn cơ nhất để đẩy lùi nạn “tín dụng đen” vì loại hình tín dụng vi mô này thích hợp với người nghèo, người có thu nhập thấp, đặc biệt là ở nông thôn.

Theo Tiến sỹ Bùi Diệu Anh (Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh), để đẩy lùi nạn “tín dụng đen,” cần phát triển tín dụng vi mô trên cơ sở hợp thức hóa các hoạt động họ/hụi/phường đang tồn tại ở các địa phương.

Cơ sở pháp lý cho đề xuất này là do pháp luật đã công nhận sự tồn tại hợp pháp của họ/hụi/phường trong Bộ luật Dân sự và Nghị định số 144/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, để áp dụng trong thực tiễn, cần cụ thể hóa các điều luật này bằng các văn bản dưới luật thông qua việc chính thức cho phép họ/hụi/phường đăng ký hoạt động tại địa bàn cụ thể theo các quy định của pháp luật.

Đồng thời, để dễ dàng kiểm soát thì các đường dây họ/hụi/phường nên được tổ chức thành các vệ tinh/đại lý của tổ chức tài chính vi mô địa phương. Làm như vậy một mặt tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính vi mô tận dụng mạng lưới khách hàng sẵn có, giải quyết bài toán hạn hẹp về nguồn quỹ hoạt động, mặt khác đưa các hoạt động họ/hụi/phường đang tồn tại ở địa phương vào khuôn khổ, tránh các biến tướng xấu như trong thời gian qua.

Cần tăng cường tuyên truyền cho người dân đang tham gia vào các đường dây này hiểu rằng, Nhà nước công nhận sự tồn tại hợp pháp của họ/hụi/phường nhưng mọi người phải tuân thủ quy định pháp luật, để tránh rủi ro, tự bảo vệ quyền lợi của bản thân.

Bên cạnh đó, cần vận động các chủ hụi tự nguyện tham gia với vai trò thành viên hoặc cộng tác viên cho tổ chức tài chính vi mô địa phương. Tổ chức tài chính vi mô địa phương cần nghiên cứu kỹ các hình thức tổ chức họ/hụi/phường được quy định trong Nghị định 144/2006/NĐ-CP, kết hợp với tìm hiểu cách thức tổ chức các loại họ/hụi/phường trong thực tế địa phương để vận dụng cho thích hợp. Trong đó, cần quan tâm đến mức lãi suất vì đây là yếu tố chính thu hút người dân tham gia.

Theo Vietnamplus

BÙNG NỔ APP VAY TIỀN THEO PHƯƠNG THỨC, THỦ ĐOẠN MỚIThời gian vừa qua, Công an cả nước đã ra tay trấn áp tội phạm tín dụn...
21/11/2023

BÙNG NỔ APP VAY TIỀN THEO PHƯƠNG THỨC, THỦ ĐOẠN MỚI

Thời gian vừa qua, Công an cả nước đã ra tay trấn áp tội phạm tín dụng đen trong đó có các app, web vay online. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, sau khi các công ty đòi nợ bị bắt, hình thức này lại càng hoạt động táo tợn hơn; hoành hành với phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn Trước đây mỗi app, mỗi web chỉ sử dụng dữ liệu 1 lần cho vay nhưng hiện nay có những app, web sử dụng dữ liệu 1 lần cho mấy chục app nhỏ bên trong.

Chỉ cần gõ cụm từ "vay online" trên google, sẽ hiện ra cả 100 trang web, app giới thiệu cho vay với mức lãi kinh khủng, vay 7 ngày lãi suất từ 5-12%/ngày (vay 15 triệu, giải ngân 9 triệu, 7 ngày lãi 6 triệu).
Có thể kể ra hàng loạt app tồn tại 3-4 năm vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật như: senmo, findo, tamo, doctordong, atmonline, moneycat... Cùng một loạt các trang web smallcity.vn (tockvay), h5.modong, h5.alocredit, h5.lalacredit, h5.firt-vay, h5.siêu-vay,h5.vui-vay, h5.unicredit, h5.vay-vang.
Các app này có nhiều chiêu trò manh động, sẵn sàng gửi chứng minh thư, quấy rối gia đình, người thân... bằng nhiều kiểu thách thức pháp luật.
Thêm vào đó là các app mới với chiêu trò đăng ký một lần, bên trong có hàng chục app nhỏ vay được cùng lúc như: h5.kimungvay.com, h5.ucashvay.top, h5.newdong.top, h5.cayphattai.top... đã đẩy bao người vào cảnh nợ nần, khốn đốn, gia đình ly tán, mất danh dự.

Bên cạnh đó, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ vì nhận thức hành vi chưa đầy đủ, rủ nhau lập hội nhóm Facebook hướng dẫn nhau "bùng" app, kéo theo nhiều đối tượng lợi dụng thông tin lừa đảo người dùng.
Đánh vào tâm lý nhẹ dạ cả tin, thiếu thông tin
Lợi dụng ưu điểm nhanh gọn, thuận tiện của hình thức vay online, các đối tượng lừa đảo vay tiêu dùng ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi, gây hoang mang và ảnh hưởng uy tín của các tổ chức tài chính hợp pháp.

Các hình thức lừa đảo trực tuyến được chia thành 2 loại hình lừa đảo chính: Lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân (chiếm 24,4%) và lừa đảo tài chính (chiếm 75,6%). Việc lừa đảo đánh cắp thông tin cá nhân cũng là bước đệm để tiếp nối cho việc lên kịch bản thực hiện lừa đảo tài chính. Mục tiêu cuối cùng đều là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đều đánh chung vào tâm lý nhẹ dạ cả tin, thiếu sự tiếp cận thông tin, thiếu việc làm hoặc thu nhập thấp, đánh vào lòng tham ẩn sâu trong mỗi con người.

Trung tá Đỗ Minh Phương, Phó Trưởng Phòng Trọng án, Cục Cảnh sát Hình sự (Bộ Công an) cho biết, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen online vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đã làm thiệt hại nặng nề đến mọi mặt của đời sống kinh tế-xã hội.

Để tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý nghiêm đối với tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền đến nhân dân về phương thức, thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản như trên. Cử cán bộ phụ trách địa bàn trực tiếp đến đến từng hộ gia đình, tổ dân phố, cơ quan, doanh nghiệp, trường học, bệnh viện trên địa bàn mình quản lý để gửi thông báo phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng.

Khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác. Đặc biệt lưu ý thông tin: Các ngân hàng Nhà nước không cho vay tiền qua App nên khi có đối tượng gọi điện giả danh là nhân viên ngân hàng hỗ trợ hướng dẫn làm thủ tục vay tiền thì tuyệt đối không làm theo.
Vì vậy, khi có nhu cầu vay tiêu dùng, cần liên hệ trực tiếp với các công ty tài chính uy tín được NHNN cấp phép hoạt động để được hướng dẫn về thủ tục.
Người dân khi nghi ngờ có dấu hiệu tội phạm sử dụng công nghệ cao chiếm đoạt tài sản cần trình báo Cơ quan Công an gần nhất để được hỗ trợ, tư vấn và cung cấp thông tin cần thiết để kịp thời xử lý các đối tượng có hành vi lừa đảo theo quy định của pháp luật.
Ngược lại, từ phía người dân cũng mong muốn Bộ Công an tăng cường chỉ đạo, lập chuyên án, chỉ đạo Công an các địa phương rà soát, xử lý dứt điểm các app, web vay tiền hiện nay./.

18/11/2023

Xin thẻ BHYT tặng học sinh nghèo, thay vì hoa và bánh nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam

Hiện nay trên thị trường, nhất là tại các cửa hàng tạp hóa trước cổng trường xuất hiện rất nhiều kẹo giả, nhái thương hi...
17/11/2023

Hiện nay trên thị trường, nhất là tại các cửa hàng tạp hóa trước cổng trường xuất hiện rất nhiều kẹo giả, nhái thương hiệu nổi tiếng gây ra nhiều mối nguy hại cho sức khỏe của trẻ.

Bánh kẹo giả mạo nhãn hiệu bán tràn lan tại cổng trường, cửa hàng tạp hóa

Theo ghi nhận của báo Thanh Niên, hiện nay các loại bánh kẹo giả, nhái đang len lỏi vào các cửa hàng tạp hóa trước cổng trường, thậm chí cả siêu thị mini trong các khu chung cư.

Điều đáng nói, các loại kẹo bánh được bày bán với đủ chủng loại, màu sắc từ kẹo cay cho đến kẹo mút, kẹo hình thỏi son, kẹo vỉ ngậm, bánh tráng tẩm gia vị, kẹo cân… thậm chí cả loại kẹo giả nhái các thương hiệu nổi tiếng được bày bán tràn lan với giá thành cực rẻ, chỉ từ vài nghìn đồng/chiếc.

Đơn cử như loại kẹo cao su Hubba Bubba (Mỹ) rất được các bạn nhỏ yêu thích, là thương hiệu có độ nhận diện cao đối với phụ huynh và học sinh nên bị làm giả rất nhiều, kèm với đó là những thủ đoạn tinh vi nhằm đánh lừa người tiêu dùng, đặc biệt là các em nhỏ.

Đơn cử ngày 19/7, Đội Quản lý thị trường số 24 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) đã phối hợp với công an huyện Hoài Đức để kiểm tra một điểm kinh doanh chế biến thực phẩm tại Hà Nội, kết quả phát hiện 18 vỉ kẹo cao su (12 hộp/vỉ) và 3.300 hộp (56g/hộp) kẹo cao su là hàng hóa giả mạo thương hiệu Hubba Bubba và Wrigley's.

Theo đại diện Hubba Bubba, vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023, trên thị trường Việt Nam xuất hiện một số loại kẹo bắt chước bao bì và hương vị của hãng này nhưng đều là sản phẩm không rõ nguồn gốc, được phát hiện bày bán tại các chợ truyền thống và cửa hàng tạp hóa. Điều này đã gây ra nhiều mối nguy hại cho sức khỏe trẻ nhỏ.

Ngoài sản phẩm kẹo Hubba Bubba, trên thị trường Hà Nội và các tỉnh thành hiện nay, rất nhiều sản phẩm bánh, kẹo có tên na ná với sản phẩm thật như: bim bim Oishi với Oshi, kẹo Alpeliebe Original với Apellebe OY, kẹo Cheng Gum với Chewing Gum... nhưng bên trong là các loại bánh không rõ nguồn gốc. Do mẫu mã vỏ hộp sang trọng và bắt mắt, nắp hộp lại được dán bằng loại tem tự in nên nếu chưa dùng qua các sản phẩm này hoặc đã dùng nhưng không chú ý thì khách hàng, nhất là các em nhỏ dễ dàng “sập bẫy”.

Đa phần các sản phẩm nhái giá thấp hơn nhiều lần hàng chính hãng. Nhiều gói bánh Choco-Pie bị nhái thành Choco-Pai, bánh kẹo Danisa thành Damisa, Kitkat thành Kitket... khiến người mua khó phân biệt do kích thước và bao bì được thiết kế tinh vi như hàng thật.

Theo tiến sĩ Anh Nguyễn - bác sĩ, cố vấn dinh dưỡng đang làm việc tại Anh: "Nguy cơ nhiễm độc có thể đến từ bất kỳ khâu nào như từ sản xuất kém vệ sinh đến đóng gói liên quan đến chất lượng bao bì và bảo quản, thành phần nguyên liệu như chất bảo quản và tạo màu không an toàn, chất làm ngọt hóa học độc hại, chứa kim loại nặng như chì hay aluminum, nhiễm vi khuẩn nguy hại như salmonella, E.coli và các vi sinh vật có hại khác".

Một điều mà các bậc phụ huynh cần lưu tâm là mùi hương hay vị của kẹo giả. Thành phần khác nhau thì vẫn có thể tạo ra vị chua, vị ngọt giống nhau, và vẫn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như thường.

Ngoài ra, do quy trình sản xuất không đảm bảo vệ sinh hoặc không kiểm soát chất lượng, kẹo giả có nguy cơ cao bị nhiễm kim loại nặng như chì, aluminum cũng như các vi khuẩn, vi sinh vật có hại như Salmonella, E.coli, đe dọa sức khỏe, thậm chí là tính mạng trẻ nhỏ.

Do hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn chưa được hoàn thiện nên các bé là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất, nhẹ thì nổi mẩn đỏ, khó chịu, nặng thì phải nhập viện điều trị. Thường xuyên sử dụng bánh kẹo giả chứa thành phần không an toàn, về lâu dài trẻ có thể tiềm ẩn một bệnh nào đó như tim mạch, dị ứng…

Thực tế đã có không ít vụ ngộ độc bánh kẹo không rõ nguồn gốc mua tại cổng trường đã xảy ra thời gian qua. Điển hình trong năm học 2022-2023 chứng kiến nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở học sinh nghiêm trọng. Bên cạnh những vụ việc có nguyên nhân đến từ bếp ăn trường học, đáng chú ý, có nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do bánh kẹo mua trước cổng trường.

Cuối tháng 4/2023, 9 học sinh lớp 4 của một trường tiểu học tại Bình Phước có triệu chứng ngộ độc thực phẩm như sốt, đau bụng, đau đầu, nôn ói sau khi chia nhau gói kẹo vị ổi mua tại cửa hàng tạp hóa trước cổng trường. Vụ một trường tiểu học tại Đông Hà, Quảng Trị, ghi nhận 10 học sinh lớp 4 có các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn, khó thở và đau đầu sau khi ăn một loại kẹo không rõ nguồn gốc khi mua ở cổng trường.

Tạ sao phải kiểm nghiệm chất lượng bánh kẹo?

Bánh kẹo là loại thực phẩm rất phổ biến trên thị trường. Đặc biệt, bánh kẹo là mặt hàng được tiêu thụ lớn bởi trẻ em, do đó việc kiểm nghiệm bánh kẹo là cần thiết để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như sức khỏe người tiêu dùng.

Đối với các cơ sở kinh doanh, sản xuất bánh kẹo: Ngày nay, khi ngành kinh doanh bánh kẹo handmade và nhập khẩu ngày càng phát triển và rất được ưa chuộng thì nhu cầu kiểm nghiệm bánh kẹo càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Do đó, để đảm bảo tốt chất lượng, các cơ sở sản xuất bánh kẹo phải đảm bảo kiểm soát tốt quy trình sản xuất ngay từ khâu nhập nguyên liệu, sản xuất, thành phẩm và đưa ra thị trường nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tăng độ tin cậy của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của mình.

Đối với các cơ sở quản lý nhà nước: Ngành thực phẩm bánh kẹo có sức tiêu thụ rất lớn trên thị trường làm đặt ra nhiều thách thức đối với các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm.Do đó, kiểm nghiệm bánh kẹo là một việc làm quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước xác định các chỉ số về an toàn thực phẩm từ đó giúp cho đơn vị sản xuất có căn cứ để làm thủ tục tự công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Theo quy định hiện hành, các chỉ tiêu kiểm nghiệm bánh kẹo sẽ được căn cứ vào cơ sở pháp lý của các quy định, quy chuẩn sau: Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT về việc ban hành Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm; QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm; QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.
--
An Dương/Tạp chí điện tử Chất lượng Việt Nam

17/11/2023
CẢNH BÁO GIẢ MẠO KÊU GỌI ỦNG HỘ LŨ LỤT TẠI QUẢNG TRỊLợi dụng tình hình mưa lũ tại tỉnh Quảng Trị, trên trang “Miền Trung...
17/11/2023

CẢNH BÁO GIẢ MẠO KÊU GỌI ỦNG HỘ LŨ LỤT TẠI QUẢNG TRỊ
Lợi dụng tình hình mưa lũ tại tỉnh Quảng Trị, trên trang “Miền Trung online” đã đăng tải bài viết về tình hình mưa lũ tại miền trung nói chung và Quảng Trị nói riêng.
Điều đáng nói là, lợi dụng những mất mát đau thương do mưa lũ, những trường hợp thiệt mạng trong đợt mưa lũ lần này, trang “Miền trung online” đã kêu gọi quyên góp tiền ủng hộ dưới danh nghĩa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Nhưng văn bản là giả, người ký không có thực, xác minh từ Tỉnh đoàn Quảng Trị, Huyện đoàn Cam Lộ không có triển khai hoạt động như trên và cũng không có ai là Nguyễn Hồng Kiên trong BTV huyện đoàn Cam Lộ.
Đề nghị nhân dân cảnh giác, chia sẻ thông tin để cảnh báo đến nhiều người.
Hiện lực lượng công an Quảng Trị đang điều tra, xác minh đối tượng đứng sau trang này.

BÀN GIAO CHỨC DANH CHỈ HUY TRƯỞNG BAN CHQS HUYỆN TRIỆU PHONG       Sáng 16/11, Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Triệu Ph...
16/11/2023

BÀN GIAO CHỨC DANH CHỈ HUY TRƯỞNG BAN CHQS
HUYỆN TRIỆU PHONG

Sáng 16/11, Ban Chỉ huy quân sự (CHQS) huyện Triệu Phong tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện. Đến dự có Đại tá Nguyễn Hữu Đàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh; đồng chí Trần Xuân Anh, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Triệu Phong; đồng chí Vũ Thành Công, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND huyện, cùng đại diện Thủ trưởng các Phòng, ban cơ quan Bộ CHQS tỉnh.
Thực hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Chính ủy Quân khu 4 về công tác cán bộ, Thượng tá Nguyễn Anh Ngân, nguyên Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Triệu Phong được nghỉ hưu theo chế độ. Trung tá Nguyễn Văn Tân, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Ban CHQS huyện Gio Linh đảm nhiệm chức vụ Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Triệu Phong.
Phát biểu tại Hội nghị bàn giao, Đại tá Nguyễn Hữu Đàn, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh và đồng chí Trần Xuân Anh, Bí thư Huyện ủy đã ghi nhận những đóng góp của Thượng tá Nguyễn Anh Ngân đối với công tác quân sự, quốc phòng của tỉnh nói chung, địa phương nói riêng, đã góp phần xây dựng LLVT huyện vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mong rằng, khi trở về cuộc sống đời thường, đồng chí Nguyễn Anh Ngân sẽ tiếp tục giữ vững, phát huy phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ”, tiếp tục có nhiều đóng góp cho sự phát triển của huyện.
Đồng thời, giao nhiệm vụ cho Trung tá Nguyễn Văn Tân trên cương vị mới là Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện sẽ luôn nỗ lực phấn đấu, phát huy tinh thần trách nhiệm, xây dựng đơn vị đoàn kết, thống nhất, làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền huyện, triển khai thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong tình hình mới./.

Nguồn: Nhịp bước quân hành

🆘🆘 ÔNG LƯU BÌNH NHƯỠNG BỊ KHỞI TỐ, BẮT TẠM GIAM🇻🇳Ngày 14/11/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra...
15/11/2023

🆘🆘 ÔNG LƯU BÌNH NHƯỠNG BỊ KHỞI TỐ, BẮT TẠM GIAM

🇻🇳Ngày 14/11/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng (sinh năm 1963) trú tại quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội để điều tra về tội Cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

🇻🇳Các Quyết định, Lệnh nêu trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình phê chuẩn.

🇻🇳Đây là kết quả điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường, sinh năm 1986 (thường gọi là Cường “quắt”, là đối tượng hình sự, có 03 tiền án), trú tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình về tội Cưỡng đoạt tài sản quy định tại Khoản 4, Điều 170 Bộ luật Hình sự.

🟢Quá trình bắt, khám xét, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật phục vụ công tác điều tra mở rộng vụ án.

Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án theo quy định.
Nguồn : Bộ Công an

14/11/2023
12/11/2023

Không ngăn chặn thuốc lá điện tử sẽ tạo ra "đại dịch" mới với giới trẻ Việt Nam

Công an cảnh báo thủ đoạn lừa đảo tích hợp sổ đỏ vào ứng dụng VNeID để chiếm đoạt thông tin, tài sản
10/11/2023

Công an cảnh báo thủ đoạn lừa đảo tích hợp sổ đỏ vào ứng dụng VNeID để chiếm đoạt thông tin, tài sản

Công an TP Hà Nội vừa có cảnh báo trước những cuộc gọi từ người lạ, tự xưng là cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu người dân thực hiện các thủ tục cập nhật thông tin Căn cước công dân, chuyển đổi số, tích hợp thôn...

⛔️CẢNH BÁO THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO⛔️👉Đối tượng giả danh Cơ quan Công an gọi điện cho người dân hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID...
10/11/2023

⛔️CẢNH BÁO THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO⛔️

👉Đối tượng giả danh Cơ quan Công an gọi điện cho người dân hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID (ứng dụng giả mạo), kích hoạt tài khoản định danh điện tử. Đối tượng lợi dụng sự không hiểu biết của một số người dân, gọi điện thoại sau đó gửi đường link qua tin nhắn hoặc các ứng dụng chat trực tuyến (như zalo, facebook…), hướng dẫn người dân truy cập đường link để cài đặt phần mềm VNeID giả mạo có giao diện giống với ứng dụng VNeID thật. Sau khi người dân cài đặt ứng dụng giả mạo, ứng dụng giả được cấp quyền truy cập thiết bị ở mức cao (bao gồm cả đọc dữ liệu cá nhân và đọc tin nhắn chứa mã OTP…), đối tượng kiểm soát được ứng dụng tài khoản ngân hàng trên điện thoại của người dân sau đó thực hiện lệnh chuyển tiền, thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

👉Cơ quan Công an khuyến cáo:

1 - Người dân chỉ cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn chính thống trên App Store (đối với hệ điều hành iOS cho điện thoại iPhone) và CH Play (đối với hệ điều hành Android). Tuyệt đối không cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn ngoài trên các trang web, kho ứng dụng không chính thống, từ các đường link lạ;

2 - Không bật chế độ cài đặt ứng dụng từ nguồn không xác định trên điện thoại, nguy cơ mất an toàn cho thiết bị;

3 - Người dân không cung cấp thông tin cá nhân của bản thân qua điện thoại.

4 - Trường hợp nghi vấn phải hỏi ngay người thân hiểu biết trong gia đình; liên hệ Cảnh sát khu vực/Công an xã trên địa bàn hoặc Cơ quan Công an gần nhất để được hướng dẫn./.

TẨY CHAY ỨNG DỤNG CHỨA HÌNH “ĐƯỜNG LƯỠI BÒ”Với khoảng 397 triệu người dùng thường xuyên trên toàn cầu, Snapchat là một t...
06/11/2023

TẨY CHAY ỨNG DỤNG CHỨA HÌNH “ĐƯỜNG LƯỠI BÒ”

Với khoảng 397 triệu người dùng thường xuyên trên toàn cầu, Snapchat là một trong những nền tảng MXH có lượng người dùng lớn nhất hiện nay. Snapchat là ứng dụng nhắn tin và chia sẻ hình ảnh, video miễn phí được phát triển bởi Snap Inc (Mỹ).

Năm 2017, Snapchat giới thiệu tính năng Bản đồ (Snap Map), cho phép các người dùng chia sẻ và xem vị trí của nhau, tìm kiếm bạn bè lân cận... Tuy nhiên, mới đây nhiều người dùng Việt Nam đã phát hiện "đường đứt đoạn" phi pháp đã xuất hiện trên tính năng Bản đồ của Snapchat.

Cụ thể, tính năng này có 2 chế độ là bản đồ thường và bản đồ vệ tinh. "Đường đứt đoạn" phi pháp đã xuất hiện trên bản đồ vệ tinh. Nhiều người dùng cho biết, bản đồ chứa đường này chỉ mới xuất hiện trong bản cập nhật mới nhất của Snapchat trên hệ điều hành Android (ngày 1/11) và iOS (ngày 31/10) vừa qua. Trước đó, bản đồ này không hiển thị "đường đứt đoạn".

Ngay sau khi bị phát hiện, một làn sóng tẩy chay Snapchat đã được lan truyền rầm rộ trên khắp cộng đồng mạng tại Việt Nam. Đông đảo người dùng cho rằng, hành động của Snap Inc là không thể chấp nhận được. Họ cũng kêu gọi gỡ bỏ "đường đứt đoạn" trên bản đồ và ngừng sử dụng Snapchat để bày tỏ sự phản đối.

🆘👮‍♂️GÓC CẢNH GIÁC – Bảo vệ thông tin cá nhân trên không gian mạng👉Bất cẩn làm lộ lọt thông tin cá nhân 👉 tạo kẽ hở cho ...
06/11/2023

🆘👮‍♂️GÓC CẢNH GIÁC – Bảo vệ thông tin cá nhân trên không gian mạng

👉Bất cẩn làm lộ lọt thông tin cá nhân 👉 tạo kẽ hở cho các đối tượng mua, bán thông tin cá nhân 👉là nguyên nhân phát sinh tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.😡

🔴Theo đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Tĩnh vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 05 đối tượng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”.

👉Các đối tượng này hoạt động trong nhóm “ Data chất lượng toàn quốc” với gần 1.000 thành viên. Trong đó Nguyễn Phúc Vinh (sinh năm 1999, trú tại huyện Tân Hưng, tỉnh Long An) và Nhữ Thị Nguyên (1988, trú tại quận 7, TP Hồ Chí Minh) quản lý và sử dụng tài khoản facebook “Thư vũ” , đã đăng tải chào bán 629.050 dữ liệu thông tin cá nhân khách hàng cho nhiều người khác nhau, thu lợi bất chính số tiền trên 340 triệu đồng.

👉Từ việc mua được thông tin cá nhân từ tài khoản “ Thư vũ”, nhóm đối tượng Đinh Quốc Tuấn (sinh năm 1987), Nguyễn Thị Thắm (sinh năm 1990) cùng trú ở TP Hà Nội và Nguyễn Xuân Tùng (sinh năm 1990) ở tỉnh Yên Bái đã tổ chức thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

👉Chúng đã lập các trang web giả mạo có hình thức, giao diện giống các trang web của ngân hàng và công ty cho vay tài chính rồi liên hệ với khách hàng qua các dữ liệu đã mua. Khi bị hại có nhu cầu, các đối tượng yêu cầu phải nộp một khoản tiền mới được giải ngân và bị chúng chiếm đoạt...

👉Với phương thức thủ đoạn như trên, từ tháng 10/2022 - 3/2023, các đối tượng trên đã lừa đảo chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng của nhiều bị hại trên cả nước.

🔴Từ vụ việc trên, Bộ Công an khuyến cáo đến người dân cần nâng cao cảnh giác, tránh làm lộ lọt thông tin cá nhân trên môi trường mạng, như sau:

- Không chia sẻ hình ảnh căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ khẩu trên mạng xã hội (Zalo, Facebook...)

- Cần thận trọng khi sử dụng thông tin cá nhân vào việc đăng ký các dịch vụ online (mua hàng, xin việc, vay tiền…)

-Tuyệt đối không tiếp tay cho các đối tượng đề nghị thuê hoặc mua lại thông tin cá nhân từ Chứng minh nhân dân, CCCD hoặc tài khoản ngân hàng.

Hiện nay, tại nhiều địa phương, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, các đối tượng đã tổ chức mua lại thông tin từ 100.000 đồng- 300.000 đồng trên mỗi căn cước công dân, chứng minh nhân dân được chụp, hoặc các đối tượng thuê, mua tài khoản ngân hàng của người dân, để thực hiện hành vi phạm tội.

Nguồn: Bộ Công an

ĐỂ CON KHÔNG ĐẮM CHÌM VÀO MẠNG XÃ HỘICha mẹ cần trang bị cho mình kỹ năng sử dụng mạng xã hội, từ đó hướng dẫn con biết ...
06/11/2023

ĐỂ CON KHÔNG ĐẮM CHÌM VÀO MẠNG XÃ HỘI

Cha mẹ cần trang bị cho mình kỹ năng sử dụng mạng xã hội, từ đó hướng dẫn con biết điều hữu ích và nguy hại từ mạng xã hội, biết lựa chọn trang tương tác, sử dụng ngôn ngữ, kết bạn...

Đi làm về, thấy con gái cắm mặt vào điện thoại, chị Bích Ngân (36 tuổi, ngụ Thành phố Hồ Chí Minh) phải cố dằn lòng để không phải quát tháo. Không biết bao lần chị "nổi đóa" với cô con gái 13 tuổi vì "tội" ôm điện thoại lướt TikTok bất chấp.

Nghiện mạng xã hội

Hai năm trước, vợ chồng chị cho con sử dụng điện thoại, máy tính để học tiếng Anh, kết nối với các hoạt động trên lớp và xem một số chương trình giải trí. Được một thời gian, chị giật mình khi thấy con suốt ngày lướt xem clip trên YouTube, TikTok..., ít giao tiếp với ba mẹ, cũng không muốn ra ngoài đi chơi cùng gia đình. Bất kể giờ nào, trừ khi ngủ và lên trường, con gái đều ôm khư khư điện thoại.

"Tôi xem trộm tin nhắn của con với bạn bè, thật sự sốc với kiểu nói chuyện thô tục, thậm chí chửi thề, kể cả nói chuyện yêu đương khi chỉ mới tí tuổi đầu. Lo ngại, vợ chồng tôi hạn chế tối đa việc cho con dùng điện thoại nhưng thật không dễ, con lấy lý do phải thường xuyên xem tin nhắn của lớp, của cô; rồi lên mạng học…" - chị Ngân thở dài.

Chị Bảo Hân (37 tuổi, ngụ Hà Nội) cũng cho biết đang cảm thấy "bất lực" vì con trai 10 tuổi từng là học sinh thuộc tốp 3 của lớp, giờ lại xếp chót bảng. Tình trạng này xảy ra vào cuối năm ngoái, thời điểm vợ chồng chị lơ là, không kiểm soát con trai xem gì trên mạng xã hội.

"Trong bữa cơm, con trai mở đầu bằng câu đang là trend (xu hướng) trên TikTok: "Thơm ngon mời bạn ăn nha, tôi đây không chờ bạn nữa, giờ tôi ăn liền". Hoặc đối đáp với người lớn bằng những câu trên mạng: "Hông bé ơi", "Đừng nhờn với anh nhé"... Ban đầu, chúng tôi không để ý, thậm chí còn thấy buồn cười. Nhưng tình cờ vài lần phát hiện con coi nhiều clip mà lời nói, phát ngôn của nhân vật đầy bốp chát, đanh đá, thậm chí tục tĩu, chúng tôi bắt đầu cấm con dùng mạng xã hội. Con không nghe, chúng tôi đổi mật khẩu mạng thì con lầm lì, không muốn nói chuyện với ba mẹ. Hôm trước đọc nhật ký, thấy con viết rất ghét ba mẹ, tôi rùng mình nhớ đến những án mạng gần đây…" - chị Hân chia sẻ.

Được thuê làm gia sư cho một bé gái học lớp 2, chị Kim Oanh (sinh viên năm cuối Trường ĐH Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh) kể bé gái xinh xắn, học cũng khá giỏi nhưng ba mẹ ly hôn. Để bù đắp cho con và cũng để không bị quấy rầy, mẹ bé mua iPad mini cho con tự do xem phim hoạt hình. "Lúc nào bé cũng kè kè iPad bên cạnh. Có lần tôi xin xem cùng bé thì phát hiện bé đang xem bộ phim mà nhân vật chính là một học sinh cấp 3 trả thù rất tàn ác bằng cách phóng hỏa đốt cả nhà người bạn có hành vi bạo lực với mình. Tôi nói bé tắt ngay, không nên xem những loại phim này; đồng thời báo với mẹ bé để quản lý con kỹ hơn nhưng chị chỉ la con chiếu lệ…" - chị Kim Oanh kể.

Giám sát hợp lý, tránh áp đặt

Theo chuyên viên tâm lý Nguyễn Thị Phương Trang, Trung tâm Tham vấn Tâm lý The Sight, hiện một số phụ huynh không ý thức rõ tác động, hậu quả của việc nghiện mạng xã hội nên buông lỏng để con trẻ sử dụng tùy ý. Trong khi đó, video trên YouTube, TikTok, Facebook... có lượt xem (view) cao thường là giải trí, giật gân, "độc" lạ hoặc tin giả, trẻ không học hỏi được gì qua những video này.

"Trước hết, cha mẹ cần trang bị cho mình kỹ năng sử dụng mạng xã hội, từ đó hướng dẫn con biết điều hữu ích và nguy hại từ mạng xã hội, biết lựa chọn trang tương tác, sử dụng ngôn ngữ, kết bạn... Cần thống nhất các nguyên tắc từ đầu như không đem điện thoại về phòng riêng, giao lại điện thoại trước khi ngủ... Khi con vào cấp 3, hoặc cha mẹ thực sự tin tưởng khả năng quản lý cá nhân của con thì mới có thể nới lỏng. Giám sát con cũng cần hợp lý, tránh áp đặt quá mức. Ví dụ, thỉnh thoảng hãy cùng con kiểm tra tài khoản, điện thoại, máy tính để bảo đảm con đang làm theo những nguyên tắc an toàn trên mạng xã hội. Việc này cho con hiểu rằng cha mẹ luôn tôn trọng và bảo vệ con. Nếu phát hiện nguy cơ hoặc những hành vi không đúng của con, hãy góp ý nhẹ nhàng để con hiểu và sửa chữa" - bà Trang nhắn gửi.

Còn theo chuyên gia Trần Trung Kiên, yếu tố khiến trẻ dễ bị "rơi" vào nghiện mạng xã hội chính là sự mất kết nối gia đình. Cha mẹ bận làm việc hoặc dành nhiều thời gian cho bản thân (la cà với bạn bè, xem chương trình giải trí riêng...) mà ít dành thời gian chơi cùng con, trò chuyện với con khiến trẻ "cô đơn" trong chính ngôi nhà của mình. Lúc này, những video trên các mạng xã hội trở thành người bạn đồng hành. Ở một số nước phát triển, dù tôn trọng quyền riêng tư của con nhưng cha mẹ luôn kiểm soát chặt việc con sử dụng điện thoại và mạng xã hội. Họ sẽ sử dụng phần mềm để giới hạn thời gian, nội dung xem và thiết bị của trẻ cũng được nối với máy của cha mẹ.

"Tạo dựng niềm tin giữa cha mẹ và con cái giúp giữ an toàn cho con khi sử dụng mạng xã hội. Hãy trò chuyện bình tĩnh, cởi mở để con thấy rằng cha mẹ tin tưởng con và con phải chịu trách nhiệm cho hành vi của mình trên mạng xã hội" - ông Trần Trung Kiên nói.

Cha mẹ cần làm gương cho con trẻ bởi thói quen sử dụng mạng xã hội của cha mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến con cái./.

Báo Người Lao Động

Address

Thôn 8, Triệu Vân
Triệu Phong
520000

Telephone

+84967480777

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when An Ninh Trật Tự Triệu Vân, Triệu Phong posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to An Ninh Trật Tự Triệu Vân, Triệu Phong:

Videos

Share

Nearby media companies


Other News & Media Websites in Triệu Phong

Show All

You may also like