Đoàn Thanh niên thị trấn Trà Cú

Đoàn Thanh niên thị trấn Trà Cú Trang Đoàn thị trấn Trà Cú nơi chia sẽ, kết nối thông tin! Trang giao lưu, kết nối, chia sẽ các hoạt động.

phong trào Đoàn thanh niên trên địa bàn thị trấn Trà Cú

25/12/2024

Nghị định 147 về quản lý Internet và thông tin trên mạng chính thức có hiệu lực

Nghị định số 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng chính thức có hiệu lực từ ngày hôm nay (25/12/2024).

Nghị định 147/2024/NĐ-CP có 4 Chương, 84 Điều, trong đó có nhiều điểm mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Theo đó, Nghị định bổ sung quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng theo nguyên tắc “các bộ, ngành, địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tham gia quản lý ngành, lĩnh vực trên mạng”.

Điều chỉnh, bổ sung một số quy định về quản lý trang thông tin điện tử (TTĐT) tổng hợp, mạng xã hội (MXH) nhằm quản lý hiệu quả nội dung thông tin cung cấp trên môi trường mạng, đảm bảo công bằng giữa tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam như: Bổ sung các quy định (áp dụng cả trong và ngoài nước cung cấp xuyên biên giới) về chặn gỡ nội dung, dịch vụ vi phạm trong vòng 24 giờ, chặn gỡ kịp thời với nội dung, dịch vụ vi phạm an ninh quốc gia; khóa tạm thời hoặc vĩnh viễn tài khoản, trang, nhóm, kênh mạng xã hội thường xuyên vi phạm; xác thực và định danh tài khoản của người dùng bằng số điện thoại hoặc số định danh cá nhân; bảo đảm chỉ những tài khoản đã xác thực mới được đăng tải thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội; yêu cầu chủ trang, kênh, nhóm MXH chịu trách nhiệm quản lý nội dung đăng tải và bình luận trong trang nhóm.

MXH có trách nhiệm cấp xác thực (tích xanh) cho các tài khoản, trang, kênh của các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp, người có ảnh hưởng tại Việt Nam… kiểm tra, giám sát và loại bỏ thông tin, dịch vụ, ứng dụng vi phạm quy định pháp luật; trẻ em (dưới 16 tuổi) không được tạo tài khoản MXH; MXH phải thỏa thuận với cơ quan báo chí khi trích dẫn nội dung; cung cấp công cụ tìm kiếm theo yêu cầu của Bộ TT&TT, Bộ Công an; công khai thuật toán phân phối nội dung với người sử dụng.

Nghị định 147 cũng đưa ra quy định mới về cấp phép và quản lý trang thông tin điện tử, theo đó trang TTĐT tổng hợp và mạng xã hội trong nước phải được cấp phép.

Với các MXH lớn trên 10.000 lượt truy cập/tháng hoặc có trên 1.000 người sử dụng thường xuyên trong tháng phải tiến hành xin giấy phép hoạt động. Các MXH nhỏ, dưới 10.000 lượt người truy cập/tháng (số liệu thống kê trung bình trong thời gian 6 tháng liên tục) hoặc có dưới 1.000 người sử dụng thường xuyên trong tháng) chỉ cần xin giấy xác nhận. Bộ TT&TT sẽ gắn công cụ để đo lường.

Trang TTĐT của nước ngoài cung cấp xuyên biên giới (có hosting tại Việt Nam hoặc có truy cập từ 100.000 lượt trở lên) phải thực hiện thủ tục thông báo thông tin liên hệ với Bộ TT&TT.

Nghị định 147 cũng bổ sung quy định để hạn chế tình trạng “báo hóa” trang TTĐT tổng hợp, mạng xã hội: Trang TTĐT tổng hợp chỉ được đăng phát chậm hơn 1 giờ so với tin gốc; Trang TTĐT tổng hợp có liên kết với báo điện tử chỉ được sản xuất về một số lĩnh vực nhất định; Báo điện tử chịu trách nhiệm nội dung liên kết; tỷ lệ tin bài liên kết không quá 50%; Không sử dụng tên miền, tên trang gây nhầm lẫn báo chí.

Đối với trò chơi điện tử: điều chỉnh, cắt giảm bớt các điều kiện, thủ tục không cần thiết và giảm thời gian thẩm định, cấp phép đối với giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.

Phân cấp cho Sở Thông tin và Truyền thông cấp Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ game G2, G3, G4 trên mạng và Giấy xác nhận phát hành trò chơi G2, G3, G4 trên mạng.

Bổ sung quy định không cấp phép đối với game mô phỏng như trong casino, game sử dụng hình ảnh lá bài.

Bên cạnh đó, Nghị định 147 cũng đưa các quy định về quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động từ Thông tư lên Nghị định, bổ sung, điều chỉnh quy định về cấp/thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kết nối để cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động; thống nhất 1 đầu mối là Cục Viễn thông quản lý và cấp giấy chứng nhận đăng ký kết nối để cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động.

Nghị định cũng bổ sung thêm một số trách nhiệm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung, doanh nghiệp viễn thông nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

25/12/2024

Nghị định 147 về quản lý Internet và thông tin trên mạng chính thức có hiệu lực
Nghị định số 147/2024/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng chính thức có hiệu lực từ ngày hôm nay (25/12/2024).
Nghị định 147/2024/NĐ-CP có 4 Chương, 84 Điều, trong đó có nhiều điểm mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Theo đó, Nghị định bổ sung quy định về trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương trong hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng theo nguyên tắc “các bộ, ngành, địa phương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tham gia quản lý ngành, lĩnh vực trên mạng”.
Điều chỉnh, bổ sung một số quy định về quản lý trang thông tin điện tử (TTĐT) tổng hợp, mạng xã hội (MXH) nhằm quản lý hiệu quả nội dung thông tin cung cấp trên môi trường mạng, đảm bảo công bằng giữa tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam như: Bổ sung các quy định (áp dụng cả trong và ngoài nước cung cấp xuyên biên giới) về chặn gỡ nội dung, dịch vụ vi phạm trong vòng 24 giờ, chặn gỡ kịp thời với nội dung, dịch vụ vi phạm an ninh quốc gia; khóa tạm thời hoặc vĩnh viễn tài khoản, trang, nhóm, kênh mạng xã hội thường xuyên vi phạm; xác thực và định danh tài khoản của người dùng bằng số điện thoại hoặc số định danh cá nhân; bảo đảm chỉ những tài khoản đã xác thực mới được đăng tải thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội; yêu cầu chủ trang, kênh, nhóm MXH chịu trách nhiệm quản lý nội dung đăng tải và bình luận trong trang nhóm.
MXH có trách nhiệm cấp xác thực (tích xanh) cho các tài khoản, trang, kênh của các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp, người có ảnh hưởng tại Việt Nam… kiểm tra, giám sát và loại bỏ thông tin, dịch vụ, ứng dụng vi phạm quy định pháp luật; trẻ em (dưới 16 tuổi) không được tạo tài khoản MXH; MXH phải thỏa thuận với cơ quan báo chí khi trích dẫn nội dung; cung cấp công cụ tìm kiếm theo yêu cầu của Bộ TT&TT, Bộ Công an; công khai thuật toán phân phối nội dung với người sử dụng.
Nghị định 147 cũng đưa ra quy định mới về cấp phép và quản lý trang thông tin điện tử, theo đó trang TTĐT tổng hợp và mạng xã hội trong nước phải được cấp phép.
Với các MXH lớn trên 10.000 lượt truy cập/tháng hoặc có trên 1.000 người sử dụng thường xuyên trong tháng phải tiến hành xin giấy phép hoạt động. Các MXH nhỏ, dưới 10.000 lượt người truy cập/tháng (số liệu thống kê trung bình trong thời gian 6 tháng liên tục) hoặc có dưới 1.000 người sử dụng thường xuyên trong tháng) chỉ cần xin giấy xác nhận. Bộ TT&TT sẽ gắn công cụ để đo lường.
Trang TTĐT của nước ngoài cung cấp xuyên biên giới (có hosting tại Việt Nam hoặc có truy cập từ 100.000 lượt trở lên) phải thực hiện thủ tục thông báo thông tin liên hệ với Bộ TT&TT.
Nghị định 147 cũng bổ sung quy định để hạn chế tình trạng “báo hóa” trang TTĐT tổng hợp, mạng xã hội: Trang TTĐT tổng hợp chỉ được đăng phát chậm hơn 1 giờ so với tin gốc; Trang TTĐT tổng hợp có liên kết với báo điện tử chỉ được sản xuất về một số lĩnh vực nhất định; Báo điện tử chịu trách nhiệm nội dung liên kết; tỷ lệ tin bài liên kết không quá 50%; Không sử dụng tên miền, tên trang gây nhầm lẫn báo chí.
Đối với trò chơi điện tử: điều chỉnh, cắt giảm bớt các điều kiện, thủ tục không cần thiết và giảm thời gian thẩm định, cấp phép đối với giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng.
Phân cấp cho Sở Thông tin và Truyền thông cấp Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ game G2, G3, G4 trên mạng và Giấy xác nhận phát hành trò chơi G2, G3, G4 trên mạng.
Bổ sung quy định không cấp phép đối với game mô phỏng như trong casino, game sử dụng hình ảnh lá bài.
Bên cạnh đó, Nghị định 147 cũng đưa các quy định về quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động từ Thông tư lên Nghị định, bổ sung, điều chỉnh quy định về cấp/thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kết nối để cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động; thống nhất 1 đầu mối là Cục Viễn thông quản lý và cấp giấy chứng nhận đăng ký kết nối để cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động.
Nghị định cũng bổ sung thêm một số trách nhiệm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung, doanh nghiệp viễn thông nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng.

[MỖI NGÀY MỘT TIN TỐT, MỖI TUẦN MỘT CÂU CHUYỆN ĐẸP]-----------------------------------[Bản cam kết đặc biệt của thầy Kha...
25/12/2024

[MỖI NGÀY MỘT TIN TỐT, MỖI TUẦN MỘT CÂU CHUYỆN ĐẸP]
-----------------------------------
[Bản cam kết đặc biệt của thầy Khang và 22 “cháu nội” Làng Nủ]
-----------------------
Phấn đấu để 15 năm nữa... chụp ảnh cùng nhau
"Lên Làng Nủ lần này, tôi muốn chụp một bức ảnh kỷ niệm của 23 ông cháu vào lần tôi lên đây. Và tôi muốn 15 năm sau, khi hai cháu bé nhất ở đây là Gia Hân và Khánh Ngân vừa đủ 18 tuổi, tôi được đón các cháu về Hà Nội để chụp một bức ảnh có đủ 23 ông cháu.
Khi đó, tôi với các cháu vẫn ngồi ở vị trí y hệt như bức ảnh chụp hôm nay. Hai bức ảnh ghi dấu sự đổi thay, đánh dấu sự trưởng thành của các cháu và tôi hy vọng có thể thực hiện được cam kết "giữ sức khỏe" để sống đến lúc đó, được nhìn tất cả các cháu trưởng thành" - thầy Khang chia sẻ.
Tâm sự với các "cháu nội", thầy Khang nói: "Từ khi có thêm 22 đứa cháu, ông có ý thức giữ gìn sức khỏe hơn, ăn nhiều hơn một chút. Dù biết giữ sức khỏe không dễ, nhưng ông muốn phấn đấu để 15 năm nữa được có mặt trong bức ảnh chụp chung khi các cháu đã trưởng thành".
Nguồn: Việc tử tế.

Tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạngPhó Thủ tướ...
25/12/2024

Tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Công điện số 139/CĐ-TTg ngày 23/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng.

Công điện gửi Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Công điện nêu: Ngày 25 tháng 5 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo đó các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai thực hiện, với nhiều biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, bước đầu đạt được một số kết quả. Tuy nhiên, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn hoạt động mới, tinh vi, nhất là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng, gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.

Nguyên nhân chủ yếu là do cấp ủy, người đứng đầu một số bộ, ngành, địa phương thiếu quyết liệt trong chỉ đạo phòng ngừa, xử lý các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản; công tác tuyên truyền, phổ biến về phương thức, thủ đoạn, hậu quả của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiệu quả chưa cao, chưa phù hợp với sự thay đổi về phương thức, thủ đoạn hoạt động mới; một bộ phận người dân có tâm lý hám lợi, ý thức tự bảo vệ tài sản, bảo mật thông tin cá nhân còn hạn chế... Một số quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng, viễn thông... còn bộc lộ hạn chế, thiếu sót, chưa được sửa đổi, bổ sung; công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương còn chưa đồng bộ, kịp thời, hiệu quả chưa cao.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan tiếp tục thực hiện quyết liệt, có hiệu quả các văn bản, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong phòng ngừa, đấu tranh tội phạm nói chung, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng, trọng tâm là Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 15 tháng 5 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo khác có liên quan của Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP.

2. Bộ Công an

a) Chủ trì, phối hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng mô hình phối hợp liên ngành để xử lý nhanh, kịp thời các vụ, việc có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng; xây dựng Cơ sở dữ liệu về tài khoản thanh toán, ví điện tử có nghi vấn liên quan đến hoạt động vi phạm pháp luật để kịp thời cảnh báo, phòng ngừa, ngăn chặn, thu hồi tài sản (Hoàn thành trong quý I năm 2025).

b) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến phương thức, thủ đoạn lừa đảo mới, hướng dẫn Nhân dân cách thức nhận diện, kỹ năng phòng ngừa lừa đảo sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng; kiến nghị các bộ, ngành, cơ quan liên quan hoàn thiện, tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng, viễn thông, thương mại điện tử.

c) Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương nâng cao chất lượng công tác phòng ngừa tội phạm, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, điều tra khám phá các vụ án, vụ việc liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản; mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng hoạt động phạm tội, trong đó có tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tăng cường đàm phán, ký kết bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác về phòng, chống tội phạm với các nước trên thế giới, nhất là các nước chung đường biên giới với Việt Nam.

3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

a) Nghiên cứu, đề xuất lộ trình kiểm tra, đối chiếu yếu tố sinh trắc học đối với các tài khoản thanh toán, ví điện tử thực hiện giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử; bổ sung quy định về việc kiểm tra, đối chiếu yếu tố sinh trắc học khi mở tài khoản mới, thay đổi thông tin về giấy tờ tùy thân, số điện thoại nhận mã OTP, thiết bị thực hiện giao dịch Mobile banking và rút tiền trực tiếp tại quầy giao dịch; nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật để xử lý các hành vi cho thuê, mượn, mua, bán tài khoản ngân hàng, ví điện tử hoạt động vi phạm pháp luật; nghiên cứu, ban hành quy trình rà soát, nhận diện, giám sát tài khoản doanh nghiệp, các giao dịch nghi vấn sử dụng hoạt động phạm tội (Hoàn thành trong quý I năm 2025).

b) Chỉ đạo hệ thống các ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hoàn thành thực hiện việc định danh, xác thực thông tin khách hàng, kiên quyết loại bỏ tài khoản không chính chủ, tài khoản có thông tin sai lệch. Nâng cao hiệu quả phối hợp Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan trong công tác xác minh, phong tỏa tài khoản, tạm dừng giao dịch để kịp thời ngăn chặn việc rút, chuyển tiền có dấu hiệu vi phạm pháp luật; chủ động phát hiện, trao đổi, cung cấp cho cơ quan Công an thông tin về tài khoản thanh toán, ví điện tử có giao dịch nghi vấn liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật. Áp dụng kiểm tra, đối chiếu xác thực sinh trắc học người đại diện hợp pháp đối với các giao dịch Internet Banking của tài khoản doanh nghiệp; nghiên cứu giải pháp kỹ thuật để phát hiện, phân loại, cảnh báo các tài khoản có giao dịch bằng địa chỉ IP tại nước ngoài. Đẩy mạnh việc kiểm soát giao dịch liên quan đến tiền "ảo"; hoàn thiện các quy trình quản lý nội bộ nhằm phòng ngừa nhân viên ngân hàng tiếp tay cho các đối tượng lừa đảo (Hoàn thành trong quý I năm 2025).

c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong hoạt động cho vay, thanh toán, rút tiền, chuyển tiền, nhận tiền; tăng cường tuyên truyền phòng ngừa lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với khách hàng.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông

a) Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường tuyên truyền phương thức, thủ đoạn mới về lừa đảo sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng với nhiều hình thức để Nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác, chủ động phòng ngừa.

b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực viễn thông, an toàn thông tin; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xóa bỏ các nội dung, trang web, đường dẫn, ứng dụng, hội, nhóm, tài khoản trên không gian mạng liên quan đến hoạt động lừa đảo; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để có phương án đối khớp thông tin chủ tài khoản, người đại diện hợp pháp với thông tin chủ thuê bao di động theo số điện thoại di động đã đăng ký trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán, ví điện tử.

c) Chỉ đạo doanh nghiệp viễn thông thực hiện xác thực, lưu giữ, sử dụng thông tin thuê bao viễn thông và xử lý SIM có thông tin thuê bao viễn thông không đầy đủ, không chính xác theo quy định; nghiên cứu giải pháp kỹ thuật để ngăn chặn có hiệu quả các cuộc gọi, tin nhắn nghi vấn lừa đảo, nhất là các cuộc gọi từ nước ngoài, cuộc gọi sử dụng công nghệ VoiIP, ứng dụng OTT...; tăng cường công tác phối hợp với Bộ Công an, kịp thời cung cấp thông tin thuê bao, thông tin chủ thể tên miền được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khi được yêu cầu.

5. Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng khung pháp lý đối với VAs và VASPs (tài sản ảo và các tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản ảo) và chứng minh việc thực thi khung pháp lý đó theo phân công nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2024 về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì nghiên cứu, đề xuất biện pháp tăng cường kiểm tra việc góp vốn điều lệ của doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; rà soát, hoàn thiện quy trình, quy định thành lập doanh nghiệp; tăng cường hậu kiểm, phát hiện doanh nghiệp sau khi được thành lập không phát sinh hoạt động kinh doanh thực tế; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xác thực thông tin người đại diện pháp luật và người được ủy quyền, "làm sạch" dữ liệu về thông tin doanh nghiệp; chủ động cung cấp thông tin, tài liệu cho Bộ Công an để phòng ngừa, xử lý việc lợi dụng thành lập doanh nghiệp để hoạt động vi phạm pháp luật.

7. Bộ Công Thương

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng nhận diện phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động của các sàn thương mại điện tử và các doanh nghiệp liên quan; kịp thời kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ quy định pháp luật của các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, quốc tế; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp trong nước; xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, học sinh, học viên, sinh viên về nhận diện phương thức, thủ đoạn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, về quản lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân; quán triệt thực hiện nghiêm túc những quy định về an ninh mạng và cảnh giác với những phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là thủ đoạn lợi dụng lôi kéo, dụ dỗ học sinh, học viên, sinh viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo mở tài khoản ngân hàng, thuê bao di động để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

9. Bộ Khoa học và Công nghệ

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo để ứng dụng trong quản lý, nhận diện, phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn và xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

10. Bộ Ngoại giao

Chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng của nước sở tại nắm tình hình công dân Việt Nam có liên quan đến hoạt động tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tăng cường tuyên truyền đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài về phương thức, thủ đoạn của tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản; triển khai kịp thời các biện pháp bảo hộ công dân; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan để phục vụ công tác đấu tranh, điều tra, xử lý tội phạm.

11. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan kịp thời thông tin tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn, hậu quả của tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động lừa đảo, nhất là lừa đảo trên không gian mạng, kết quả phòng ngừa, xử lý của các lực lượng chức năng để Nhân dân nâng cao nhận thức, kịp thời cung cấp thông tin, tố giác hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tăng cường thời lượng, tần suất phát sóng vào các khung giờ có nhiều người nghe đài, xem truyền hình về các bài viết, phóng sự liên quan đến phương thức, thủ đoạn mới, cách thức xử lý đối với các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

12. Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Nghiên cứu, hướng dẫn đối với công tác thu thập chứng cứ liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng. Đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án có quy mô đặc biệt lớn, có bị hại thuộc nhiều địa phương, các vụ án đối tượng thực hiện hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Tiếp tục rà soát, tổng kết thực tiễn xét xử để làm cơ sở ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn áp dụng Điều 174 của Bộ luật Hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và phát triển án lệ.

13. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Chỉ đạo các cơ quan, lực lượng chức năng triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhất là tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng không gian mạng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền phù hợp với đặc thù từng địa phương, chú trọng tuyên truyền cá biệt, tình huống cụ thể, trực tiếp tại địa bàn dân cư; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, các lực lượng, phân công nhiệm vụ cụ thể để phòng ngừa, xử lý có hiệu quả hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

b) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản lợi dụng hoạt động, kịp thời phát hiện, khắc phục sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh tổ quốc, nhân rộng các mô hình phòng chống tội phạm hiệu quả tại cơ sở.

c) Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường công tác quản lý với các nhà mạng, siết chặt hoạt động cấp sim điện thoại, loại bỏ sim "rác", xử lý tình trạng sử dụng sim không chính chủ trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

14. Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Công điện này, định kỳ 06 tháng, 01 năm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao về Bộ Công an để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Bộ Công an theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Công điện này./.

PV

25/12/2024

Nhận biết “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng

Đất nước ta đang trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập sâu rộng, toàn diện trên nhiều lĩnh vực.

Đồng nghĩa với việc chúng ta có sự giao lưu với các nền văn hóa thế giới, chúng ta có những thời cơ, thuận lợi để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu tri thức, văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó thì cũng tiềm ẩn những yếu tố bất lợi đan xen. Đặc biệt, các thế lực thù địch coi “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hoá - tư tưởng là mặt trận then chốt, chúng tấn công trực tiếp vào nền tảng tư tưởng của Đảng thúc đẩy quá trình “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ các cơ quan Đảng, Nhà nước, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa. Để đạt điều đó, chúng thực hiện một số phương thức, thủ đoạn như sau:

- Chúng đưa ra luận điệu tuyên truyền Chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã thuộc về quá khứ hay Tư tưởng Hồ Chí Minh không còn phù hợp với quy luật của lịch sử, không còn phù hợp với điều kiện mới của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế làm cho đất nước không thể phát triển. Đồng thời, tăng cường công kích, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và mục tiêu, con đường độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội mà dân tộc ta đã lựa chọn. Lợi dụng việc Đảng ta tổ chức lấy ý kiến trong Đảng và Nhân dân về dự thảo các văn kiện các kỳ Đại hội, chúng tập trung chống phá bằng cách cho rằng “Văn kiện chỉ mang tính lý luận hình thức, không dám chỉ ra khuyết điểm, mâu thuẫn, không giải quyết được những bức xúc của Nhân dân, đặc biệt là vấn đề dân chủ, nhân quyền và phòng, chống tham nhũng”. Lợi dụng các vấn đề đang gây bức xúc trong xã hội để kích động, biểu tình chống phá Đảng và Nhà nước ta, bịa đặt, thổi phồng thiếu sót, khuyết điểm, bôi nhọ danh dự cán bộ lãnh đạo chủ chốt Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an, làm giảm lòng tin của Nhân dân vào bộ máy chính quyền các cấp.

- Tranh thủ những yếu tố khách quan đẩy mạnh truyền bá lối sống tiêu cực để đầu độc làm chuyển đổi giá trị thẩm mỹ, thị hiếu nghệ thuật. Coi thường những giá trị văn hóa của dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ, cực đoan làm băng hoại đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Khuynh hướng này hết sức nguy hiểm có sức phá hoại mạnh, tác động trực tiếp đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của các tầng lớp xã hội hiện nay ở Việt Nam.

- Thông qua lĩnh vực văn học - nghệ thuật, báo chí, xuất bản, chúng tập trung phát tán những ấn phẩm dưới dạng hồi ký, tác phẩm văn học kích thích chủ nghĩa xét lại nhằm xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ, hạ uy tín cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng. Móc nối, mua chuộc, lôi kéo, kích động trí thức, văn nghệ sĩ có tư tưởng bất mãn, cơ hội để chống lại Đảng và Nhà nước. Tìm cách thao túng, lũng đoạn, chi phối các cơ quan, tổ chức văn hóa, văn nghệ làm cho văn hóa, văn nghệ đi chệch định hướng XHCN.

- Các thế lực thù địch cho rằng lực lượng vũ trang là lực lượng tin cậy, trung thành tuyệt đối bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhân dân nếu đánh đổ được lực lượng này, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ mất “chỗ dựa”, nên chúng ra sức tác động đòi “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Chúng tập trung phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng trong xây dựng lực lượng vũ trang, làm phai nhạt mục tiêu, lý tưởng chiến đấu. Kích động gây rối nội bộ, chia rẽ lực lượng vũ trang với Nhân dân...

Âm mưu, thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực văn hóa – tư tưởng của các thế lực thù địch ngày càng hết sức tinh vi với nhiều hình thức khác nhau. Vì thế trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh. Thực hiện nghiêm túc “tự soi – tự sửa”, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong từng tổ chức, cá nhân đảng viên. Đề cao cảnh giác, nhận diện đúng và chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu, hành động chống phá Đảng và Nhà nước, bảo vệ tư tưởng của Đảng, bản sắc văn hóa của dân tộc, không để chúng lôi kéo, lợi dụng làm công cụ chống phá Đảng, Nhà nước. Kiên quyết đấu tranh với những phần tử cơ hội, phản động. Bảo vệ vững chắc sự nghiệp cách mạng, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trúc Phương

25/12/2024
🍀🍀LÃNH ĐẠO ĐẢNG ỦY - HĐND - UBND - UBMTTQ VIỆT NAM THỊ TRẤN TRÀ CÚ THĂM, TẶNG QUÀ, CHÚC MỪNG CHỨC SẮC, TÍN ĐỒ TÔN GIÁO N...
24/12/2024

🍀🍀LÃNH ĐẠO ĐẢNG ỦY - HĐND - UBND - UBMTTQ VIỆT NAM THỊ TRẤN TRÀ CÚ THĂM, TẶNG QUÀ, CHÚC MỪNG CHỨC SẮC, TÍN ĐỒ TÔN GIÁO NHÂN DỊP LỄ GIÁNG SINH🍀🍀

🎉Hòa chung không khí vui tươi chào mừng Giáng sinh năm 2024 của đồng bào tín đồ Công giáo và Tin lành, đồng chí Hà Phong Dũ, Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy thị trấn, đồng chí Kim Sết Tha, Phó Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐND thị trấn, đồng chí Kim Xiênl, Phó Bí thư - Chủ tịch UBND thị trấn, đồng chí Nguyễn Thị Anh Đào, UVTV Đảng ủy - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam thị trấn đã đến thăm, tặng quà chúc mừng chức sắc Hội thánh Tin lành tại khóm 5 thị trấn Trà Cú

🎉 Tại điểm đến thăm, lãnh đạo thị trấn đã thăm hỏi, động viên và gửi đến các vị Mục sư, Ban chấp sự cùng toàn thể bà con giáo dân lời chúc mừng Giáng sinh an lành, hạnh phúc. Ghi nhận và đánh giá cao đóng góp của các vị chức sắc, chức việc và bà con giáo dân đã tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng thị trấn văn hoá, đô thị văn minh ở địa phương.

🎉 Nhân dịp này, các vị Mục sư, Ban chấp sự cũng thay mặt bà con giáo dân gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo thị trấn Trà Cú hứa sẽ tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động các tín đồ chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy tinh thần yêu nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Đồng thời, xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Có bắt buộc phải đổi Giấy phép lái xe cũ theo mẫu mới?Thông tư 35/2024/TT-BGTVT do Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành có...
22/12/2024

Có bắt buộc phải đổi Giấy phép lái xe cũ theo mẫu mới?

Thông tư 35/2024/TT-BGTVT do Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành có nhiều quy định thay đổi, trong đó bao gồm thủ tục cấp đổi Giấy phép lái xe sang mẫu mới.

Ban hành GPLX mẫu mới từ 01/01/2025

Điều 31 Thông tư 35/2024/TT-BGTVT quy định, Sở Giao thông vận tải (GTVT) thực hiện việc cấp Giấy phép lái xe (GPLX) theo quy định tại mẫu số 01 Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 31/12/2025.

Theo đó, mẫu GPLX mới được áp dụng giống GPLX hiện hành về màu sắc, kích cỡ.

GPLX có kích thước 85,6 x 53,98 x 0,76mm (theo Tiêu chuẩn ICAO loại ID-1). Ảnh của người lái xe được chụp trên nền xanh da trời, in trực tiếp trên GPLX. Màng bảo an phủ hai mặt, phôi được làm bằng vật liệu PET, hoa văn màu vàng rơm và có các ký hiệu bảo mật.

GPLX có mã QR nằm ở phía trái dưới cùng mặt sau để đọc, giải mã thông tin và liên kết với hệ thống thông tin quản lý giấy phép.

Điểm thay đổi so với GPLX hiện nay là mặt trước và sau của GPLX sẽ ghi các hạng GPLX mới theo quy định của Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Luật quy định có 15 hạng, gồm: A, A1, B, B1, C, C1, D, D1, D2, BE, C1E, CE, DE, D1E, D2E, tăng 2 hạng so với Luật Giao thông đường bộ 2008.

Mẫu GPLX trên chỉ áp dụng từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 31/12/2025, từ ngày 01/01/2026 trở đi sẽ áp dụng mẫu bằng lái xe khác theo Mẫu số 02 Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.

Address

Trà Vinh

Opening Hours

Monday 07:00 - 17:00
Tuesday 07:00 - 17:00
Wednesday 07:00 - 17:00
Thursday 07:00 - 17:00
Friday 09:00 - 17:00

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Đoàn Thanh niên thị trấn Trà Cú posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share