Tuổi trẻ Đoàn khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh

  • Home
  • Vietnam
  • Trà Vinh
  • Tuổi trẻ Đoàn khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh

Tuổi trẻ Đoàn khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh Đoàn khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh

🌼🌼Đoàn khối tổ chức chương trình “Xuân tình nguyện” năm 2025 chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt ...
17/01/2025

🌼🌼Đoàn khối tổ chức chương trình “Xuân tình nguyện” năm 2025 chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2025)🌼🌼

💥💥Sáng ngày 17/01/2025, Ban Ban Thường vụ Đoàn khối phối hợp với Hội Cựu Chiến Binh tỉnh, Đoàn cơ sở Ngân hàng Nông ngiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Trà Vinh, Đảng ủy – UBND xã Hiếu Trung, huyện Tiểu Cần tổ chức chương trình Xuân tình nguyện năm 2025. 👉🎀Đến dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nhân – Đảng ủy viên, UVBTV Tỉnh đoàn, Bí thư Đoàn khối; Nguyễn Can Trường – Chủ tịch Hội cựu Chiến binh tỉnh; Võ Trọng Cát – Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy Xã Hiếu Trung; Nguyễn Quốc Nhiệm – Phó Chủ tịch UBND Xã Hiếu Trung, học sinh và người dân trên địa bàn xã cùng tham dự.

🎁🎁Dịp này, Đoàn khối đã trao tặng 05 góc học tập, 33 phần quà gồm: gạo, nước mắm, nước tương, dầu ăn,…và các nhu yếu phẩm cần thiết với tổng kinh phí 15.000.000 đồng. Không chỉ vậy, Hội Cựu Chiến binh tỉnh đã cũng trao tặng 34 suất bảo hiểm y tế, 03 suất học bổng và 20 phần quà với tổng kinh phí 23.500.000 đồng giúp người dân và các em học sinh vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

🌺🌺Những phần quà nhỏ, những góc học tập hay bảo hiểm y tế, tuy không lớn về giá trị vật chất, nhưng chứa đựng tình cảm của Tuổi trẻ Đoàn khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh trong việc chăm lo, hỗ trợ cho cộng đồng, giúp họ có thêm sức mạnh và niềm tin trong cuộc sống.🌷🌷 Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2025).

Nguồn:https://doankhoitravinh.vn/doan-khoi-to-chuc-chuong-trinh-xuan-tinh-nguyen-nam-2025-chao-mung-ky-niem-95-nam-ngay-thanh-lap-dang-cong-san-viet-nam-03-02-1930-03-02-2025-2/

🌷🌷Nữ giảng viên trẻ Triệu Nguyễn Tố Đoan – tấm gương sáng trong học tập và làm theo Bác 🌻🌻Năng nổ, hòa đồng yêu thương s...
16/01/2025

🌷🌷Nữ giảng viên trẻ Triệu Nguyễn Tố Đoan – tấm gương sáng trong học tập và làm theo Bác

🌻🌻Năng nổ, hòa đồng yêu thương sinh viên là cảm nhận chung của mọi người khi nhắc đến chị Triệu Nguyễn Tố Đoan – Giảng viên Kỹ sư nông nghiệp Trường Cao đẳng Nghề Trà Vinh. Chị được biết đến không chỉ nhờ vào khả chuyên môn giỏi mà còn vì sự cống hiến, tinh thần học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Với sự nỗ lực không ngừng trong công tác giảng dạy và nghiên cứu, chị là một tấm gương sáng trong việc phát huy những giá trị tốt đẹp của Bác.

🍒Với vai trò là Giảng viên Khoa Nông nghiệp – Thực phẩm, Chị đã tham gia giảng dạy các lớp Trung cấp và Cao đẳng nghề Thú y tại Trường với 640/450 giờ. Trong năm học vừa qua, Chị đã tham gia biên soạn 6 giáo trình chuyên ngành Thú y và Bảo vệ thực vật; hướng dẫn hơn 20 lượt sinh viên thực tập tại các cơ sở sản xuất, Công ty Greenfeed Việt Nam luyện kỹ năng nghề cho sinh viên. 💥💥Đặc biệt, Chị luôn nỗ lực tìm tòi, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, nhằm giúp sinh viên tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả và phát triển toàn diện, đề cao việc tạo môi trường học tập tích cực, nơi sinh viên được khuyến khích thể hiện khả năng, sáng tạo của bản thân. Với thành tích đó chị được hội đồng nhà Trường đánh giá xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong việc tham gia công tác giáo viên chủ nhiệm các lớp CĐ9-ĐCN – 23C, TC20-ĐCN – 23 trong năm 2022 – 2023, 2023 – 2024. Ngoài ra, Chị còn tích cực tham gia, nghiên cứu các sáng kiến đề tài nghiên cứu khoa học như: mô hình xe lăn cho chó, mèo; ảnh hưởng của phân hữu cơ Biogrow và giấm gỗ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rau tại xã ngãi xuyên huyện Trà Cú; mô hình máy xay thức ăn dạng viên,…

🍀🍀Bên cạnh việc tham gia giảng dạy, Chị Đoan còn tích cực tham gia các hoạt động Đoàn thể. Nhất là khi chị được Ban Giám hiệu, quý thầy cô và sinh viên tín nhiệm bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Đoàn Trường nhiệm kỳ 2024 – 2027. Chị càng ý thức trách nhiệm của bản thân đối với các nhiệm vụ được giao, cố gắng trao dồi, học hỏi nâng cao thêm kiến thức khi có điều kiện. Đặc biệt, đoàn viên đa số là sinh viên chị chú trọng công tác rèn luyện tư tưởng, chính trị, đạo đức cho đoàn viên sinh viên.

🍒🍒Trong năm học vừa qua, với vai trò Phó Bí thư, Chủ nhiệm Câu lạc bộ văn nghệ do Đoàn trường thành lập Chị đã thu và nộp đoàn phí đúng quy định; lập danh sách tặng quà cho các bé ngày quốc tế thiếu nhi 1/6; tặng tập cho các con cán bộ giáo viên đạt học sinh giỏi và xuất sắc năm 2023 – 2024. Trong năm 2023, Chị tham gia hội thao công nhân viên chức lao động tỉnh Trà Vinh lần thứ XXIX năm 2024 và đạt Giải ba. Ngoài ra, Chị Đoan còn trực tiếp lập danh sách hướng dẫn đội hình tiếp sức mùa thi, hướng dẫn đoàn viên Kiều Chí Bão tham gia hội thi “Ý tưởng khởi nghiệp” do Tỉnh đoàn tổ chức, hướng dẫn đoàn viên lớp TC20 – ĐCN – 23 tham gia cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên” năm 2024; hội thi “Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh” của Trường tổ chức; phối hợp với Khoa Nông nghiệp – Thực phẩm trường Cao đẳng nghề Trà Vinh vận động các tổ chức và cá nhân ủng hộ đóng góp quỹ học bổng cho HSSV trường. 🌵🌵Kết quả trong năm đã vận động được 128 triệu đồng cấp phát cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi. Với những đóng góp đó, Chị Đoan được Ban Chấp hành Đoàn trường tặng Giấy khen có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm học 2023 – 2024.

🎀👉Với những cố gắng, phấn đấu của mình Chị Triệu Nguyễn Tố Đoan đã đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở năm 2024, nhận giấy chứng nhận Nhà giáo có bài giảng tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024, bằng khen của Sở Lao Động – Thương Binh và Xã hội tỉnh đoạt giải Nhất “Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Trà Vinh”, lần thứ IV năm 2023. 🍄🍄Mới đây, Chị Triệu Nguyễn Tố Đoan vinh dự được Tỉnh đoàn tuyên dương, tặng bằng khen “Nhà giáo trẻ tiêu biểu năm học 2023 – 2024” nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống sọc sinh, sinh viên. Đây chính là phần thưởng khích lệ tinh thần và là động lực để Chị Đoan không ngừng trao dồi kiến thức, kỹ năng, nâng cao chất lượng, sáng tạo trong việc giảng dạy, xây dựng mẫu hình thanh niên trong thời kỳ hội nhập. Với những thành tích đã đạt được Chị Triệu Nguyễn Tố Đoan xứng đáng là tấm gương học tập và làm theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh cho sinh viên và ĐVTN noi theo.

Nguồn:https://doankhoitravinh.vn/nu-giang-vien-tre-trieu-nguyen-to-doan-tam-guong-sang-trong-hoc-tap-va-lam-theo-bac/

☘️☘️Em Nguyễn Thanh Thế – Tấm gương học tập và làm theo lời Bác ☘️☘️💥💥Thời gian qua, học tập và làm theo tấm gương đạo đ...
15/01/2025

☘️☘️Em Nguyễn Thanh Thế – Tấm gương học tập và làm theo lời Bác ☘️☘️

💥💥Thời gian qua, học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh luôn được Tuổi trẻ Đoàn khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh quan tâm, phát động sâu rộng trong toàn thể cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên. Qua đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương học sinh, sinh viên năng nổ, nổi bật, tích cực trong các hoạt động phong trào của đoàn, nổi bật trong việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách của Bác. Tiêu biểu là, em Nguyễn Thanh Thế – sinh viên lớp DC11B7 – Trường Cao đẳng Y tế Trà Vinh.

🪻🪻Đặc biệt, khi em nhận được sự tín nhiệm của quý thầy cô và các bạn đoàn viên bầu em giữ chức vụ Ủy viên Ban Thường vụ Đoàn trường nhiệm kỳ 2024 – 2027 Thanh Thế càng nhận thức được bản thân phải cố gắng, nổ lực nhiều hơn nữa để không phụ lại sự kì vọng và tin tưởng của mọi người. Không phụ lại lòng thương yêu của ông bà, cha mẹ, thầy cô và bạn bè Thanh Thế đã đạt danh hiệu học sinh Giỏi 2 năm liên tiếp với điểm trung bình tích lũy là 3.31 và điểm rèn luyện 97.5/100 điểm, xuất sắc đạt danh hiệu Sinh viên 5 tốt cấp trường.

⛹️⛹️🤾Trong các hoạt động thể dục thể thao, Thế luôn tham gia nhiệt tình và tích cực bởi bản thân là thành viên đội tuyển bóng đá mini nam của Đoàn trường và cùng đồng đội đoạt giải Nhất giải kéo co chào mừng 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, Thanh thế luôn tích cực tham gia các chương trình giao lưu, học hỏi từ các nền văn hóa khác nhau để nâng cao trình độ và hiểu biết của bản thân.🌱🌱 Một trong những hoạt động đáng chú ý là tham gia tổ chức chương trình giao lưu văn hóa Việt – Nhật và gặp gỡ cựu du học sinh Nhật Bản, giúp bản thân hiểu thêm về văn hóa quốc tế và tạo mối quan hệ hợp tác giữa các sinh viên trong và ngoài nước.

🍁🍁Trao đổi với Thanh Thế em cho biết “Là một đoàn viên trẻ bản thân phải không ngừng phấn đấu rèn luyện, hoàn thiện bản. Đặc biệt là tích cực học tập và làm theo Bác, xem Bác là tấm gương sáng để học tập và noi theo”. Em còn cho biết thêm “chỉ cần bản thân luôn nổ lực vì ước mơ của mình dù có thất bại thì vẫn không nuối tiếc, bởi không ai có thể thay đổi cuộc đời mình ngoài chính bản thân mình”.

🌼🌼Không chỉ xuất sắc trong học tập, Thanh Thế còn là một đoàn viên năng động, sáng tạo, tiên phong trong mọi phong trào, hoạt động của Trường, của lớp và như: tham gia đội hình Tiếp sức mùa thi tại Trường THPT Chuyên Nguyễn Thiện Thành, hỗ trợ các thí sinh trong kỳ thi quan trọng; tham gia Chiến dịch thanh niên tình nguyện Kỳ nghỉ hồng, đội hình mùa hè xanh,….Qua đó, đã đạt được thành tích 02 năm liền đạt thành tích Xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên.🌷🌷 Đặc biệt mới đây, nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh, sinh viên Thanh Thế đã vinh dự đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp Tỉnh. Được biết, đây là năm thứ 2 liên tiếp em đạt được danh hiệu này. Với những thành tích đó, Thanh Thế xứng đáng là một tấm gương học tập và làm theo lời Bác Hồ để các bạn đoàn viên, thanh niên trong Trường học tập và làm theo./.

Nguồn:https://doankhoitravinh.vn/em-nguyen-thanh-the-tam-guong-hoc-tap-va-lam-theo-loi-bac/

🌻🌻Chi đoàn Đài PT&TH Trà Vinh tổ chức chương trình “Xuân tình nguyện” tại xã Thạnh Hòa Sơn, huyện Cầu Ngang 🌻🌻🌷🌷Nhân dịp...
15/01/2025

🌻🌻Chi đoàn Đài PT&TH Trà Vinh tổ chức chương trình “Xuân tình nguyện” tại xã Thạnh Hòa Sơn, huyện Cầu Ngang 🌻🌻

🌷🌷Nhân dịp Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Ngày 14/01/2025, Chi đoàn Đài PT&TH Trà Vinh phối hợp với mạnh thường quân tổ chức chương trình “Xuân tình nguyện” tại xã Thạnh Hòa Sơn, huyện Cầu Ngang.

🎁🎁Dịp này, Chi đoàn Đài PT&TH Trà Vinh đã trao 50 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn (mỗi phần quà trị giá 300.000 đồng) gồm: gạo và các nhu yếu phẩm. Bên cạnh đó, Chi đoàn còn trao tặng 06 suất học bổng cho 06 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất trị giá 500.000 đồng. Với tổng kinh phí thực hiện là 18.000.000 đồng.

🌺🌺Được biết Thạnh Hòa Sơn là một Xã đặc biệt khó khăn, thuộc vùng sâu, đông đồng bào dân tộc, đời sống còn nhiều khó khăn. Chính vì thế, chương trình “Xuân tình nguyện” đã góp một phần nhỏ mang đến mùa xuân vui tươi, ấm áp để bà con có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống. 🌼🌼Qua đó cũng thể hiện nghĩa cử cao đẹp “nhường cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách” của người Việt Nam ta và tinh thần xung kích tình nguyện vì cộng đồng của thanh niên nói chung và đoàn viên Chi đoàn Đài PT&TH Trà Vinh nói riêng.

Nguồn:https://doankhoitravinh.vn/chi-doan-dai-ptth-tra-vinh-to-chuc-chuong-trinh-xuan-tinh-nguyen-tai-xa-thanh-hoa-son-huyen-cau-ngang/

🌳🌳Chi đoàn Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hoạt động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2025 gắn với xây dựng công ...
15/01/2025

🌳🌳Chi đoàn Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hoạt động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2025 gắn với xây dựng công trình thanh niên “Tuyến đường hoa” đường nhựa Kênh N3🌳🌳

🌵🌵🌵Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước ngày càng thêm xuân”. Ngày 13/01/2025, Chi đoàn Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Xã đoàn Hòa Lợi tổ chức hoạt động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2025 gắn với xây dựng công trình thanh niên “Tuyến đường hoa” đường nhựa Kênh N3.

🌲🌲Tại đây, Đoàn tham gia trồng mới 1.000 cây xanh tại tuyến đường nhựa Kênh N3 với tổng chiều dài khoảng 1.800m đoạn đường thuộc ấp Chăng Mật đến ấp Qui Nông A, thuộc địa phận xã Hòa Lợi.

🍁🍁🍁Đây là hoạt động thiết thực góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát huy vao trò xung kích, sáng tạo của đoàn viên Chi đoàn trong việc tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu giữ vững môi trường trong lành. 🍄🍄Nhất là, mang lại thẩm mỹ, tạo được mỹ quan nông thôn mới góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Nguồn:https://doankhoitravinh.vn/chi-doan-so-ke-hoach-va-dau-tu-to-chuc-hoat-dong-tet-trong-cay-doi-doi-nho-on-bac-ho-nam-2025-gan-voi-xay-dung-cong-trinh-thanh-nien-tuyen-duong-hoa-duong-nhua-ken/

13/01/2025

Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình mới

Bảo vệ chính trị nội bộ là một nội dung trọng yếu trong công tác xây dựng Đảng, góp phần tạo sự đoàn kết, thống nhất, sự trong sạch, vững mạnh của tổ chức đảng cũng như đội ngũ cán bộ, đảng viên. Những diễn biến phức tạp, khó lường ở trong nước và quốc tế hiện nay đặt ra nhiều thách thức, khó khăn, trong khi sự chống phá của các thế lực thù địch không ngừng gia tăng đòi hỏi công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác bảo vệ chính trị nội bộ nói riêng phải tiếp tục được tăng cường.

Ngày 18/8/2014, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW (Chỉ thị 39) về tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình hiện nay. Chỉ thị xác định công tác bảo vệ chính trị nội bộ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước hết là trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu cấp ủy. Các cấp ủy, tổ chức Đảng và người đứng đầu các cấp phải thường xuyên quan tâm đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo giải quyết, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh, bảo đảm công tác bảo vệ chính trị nội bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tại Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta tiếp tục chỉ rõ: “Coi trọng và làm tốt công tác bảo vệ cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ. Kiên quyết phòng, chống các biểu hiện bè phái, “lợi ích nhóm” và lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng để xuyên tạc sự thật, kích động, gây rối, chia rẽ làm mất đoàn kết nội bộ”. Từ đây cho thấy công tác chính trị nội bộ và bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình mới tiếp tục là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.

Nhận thức đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của công tác này, những năm qua, tại nhiều địa phương, bộ, ban, ngành, nội dung bảo vệ chính trị nội bộ đã được triển khai thực hiện đồng bộ, và đạt những kết quả tích cực. Đáng chú ý hệ thống các văn bản quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ được kịp thời bổ sung, sửa đổi nhằm đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tiêu biểu có thể kể đến đó là ngày 8/2/2022, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 58-QĐ/TW “Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng” (Quy định 58) thay thế Quy định số 126-QĐ/TW, ngày 28/2/2018 của Bộ Chính trị với nhiều điểm mới như việc bổ sung quy định mức giới hạn bố trí đối với cán bộ, đảng viên có vấn đề chính trị phức tạp nhưng không vi phạm Quy định. Quy định số 58 cũng giúp các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, địa phương nâng cao trách nhiệm, ý thức cảnh giác, khả năng nhận diện những vấn đề chính trị phức tạp đang diễn ra, không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị của các cấp ủy đảng cũng như góp phần hiệu quả trong công tác kiểm tra, giám sát, quản lý cán bộ, đảng viên.

Trên cơ sở đó, Ban Tổ chức Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số 01-HD/BTCTW ngày 5/8/2022. Đồng thời Ban Tổ chức Trung ương thường xuyên phân công cán bộ lãnh đạo báo cáo các chuyên đề, trao đổi, tập huấn về công tác bảo vệ chính trị nội bộ cho các địa phương, cơ quan, đơn vị. Từ đó, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp đã có những cách làm hiệu quả nhằm cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của Trung ương về công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bảo đảm thực hiện chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ trong hệ thống chính trị.

Hoạt động nổi bật trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ năm 2024 tại nhiều cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị là việc tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 39, trên cơ sở đó chủ động rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra yêu cầu, nhiệm vụ cần triển khai trong thời gian tới. Đánh giá chung cho thấy nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành và cán bộ, đảng viên về vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ chính trị nội bộ từng bước được nâng lên; nội dung, nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ, việc rà soát, thẩm định, kết luận tiêu chuẩn chính trị được thực hiện khá đồng bộ, có nhiều chuyển biến tích cực và đi vào nền nếp ở hầu hết các cấp ủy, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp. Công tác bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái thù địch và phòng, chống “diễn biến hòa bình”; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai, do nhiều nguyên nhân, công tác bảo vệ chính trị nội bộ vẫn còn những hạn chế, bất cập. Là người có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, Tiến sĩ Phan Thăng An - Ủy viên Thường trực Tiểu ban Bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương phân tích: Một số quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ chưa cụ thể, chưa bao quát hết những vấn đề thực tiễn nảy sinh. Công tác nắm tình hình, cập nhật thông tin về chính trị nội bộ, nhất là vấn đề chính trị hiện nay của cán bộ, đảng viên ở một số cấp ủy cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, hiệu quả chưa cao; công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ giữa các cơ quan chức năng còn chưa thường xuyên. Công tác thẩm tra, xác minh, thẩm định và kết luận tiêu chuẩn chính trị có nơi, có lúc còn thiếu chặt chẽ, phân cấp chưa rõ ràng. Công tác tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước của một số cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên chưa đầy đủ, kịp thời, còn sơ hở, mất cảnh giác.

Trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ đối với cán bộ, đảng viên học tập, làm việc ở nước ngoài hiện nay, theo ông Nguyễn Văn Định, Phó Cục trưởng Bảo vệ chính trị nội bộ đánh giá: Một số địa bàn hiện nay chưa quan tâm đúng mức, thậm chí buông lỏng công tác bảo vệ chính trị nội bộ, các thế lực thù địch lợi dụng đẩy mạnh móc nối, mua chuộc, lôi kéo, tác động vào lập trường chính trị, tư tưởng, khống chế với các thủ đoạn tinh vi. Do chịu tác động của nhiều yếu tố, như điều kiện, môi trường sinh sống, làm việc, phong tục, tập quán, văn hóa, pháp luật nước sở tại, đặc biệt là các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, khiến tình hình chính trị nội bộ trong cán bộ, đảng viên học tập, làm việc ở nước ngoài nảy sinh một số vấn đề phức tạp, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong quá trình nhận diện, đấu tranh, xử lý.

Lợi dụng một số hạn chế, yếu kém trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ, các thế lực thù địch xuyên tạc rằng trong nội bộ Đảng đang nảy sinh tình trạng mâu thuẫn, mất đoàn kết; sự tranh giành địa vị, phe nhóm, bè phái; sự suy thoái về lý tưởng, niềm tin, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ; tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”,... đang ngày càng tăng. Bên cạnh đó, các đối tượng triệt để khai thác những khuyết điểm, yếu kém của một bộ phận cán bộ, đảng viên để rêu rao đó là hậu quả của chế độ độc đảng, là sự yếu kém của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Các đối tượng kích động người dân đứng lên đòi đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Chúng ra sức móc nối với bộ phận cán bộ đảng viên suy thoái, phai nhạt lý tưởng cách mạng làm “chân rết” trong nội bộ để thực hiện các âm mưu chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Thực tiễn này đòi hỏi công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong thời gian tới cần chú trọng và làm tốt hơn nữa. Cần xác định rõ trọng tâm của công tác bảo vệ chính trị nội bộ bao gồm: bảo vệ tư tưởng chính trị; bảo vệ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; bảo vệ sự trong sạch của đội ngũ cán bộ, đảng viên và bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước. Trên cơ sở đó cần tiếp tục quán triệt và nâng cao trách nhiệm, nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị về công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong tình hình mới.

Nhận thức rõ nguy cơ, thách thức lớn nhất hiện nay trong công tác này là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cán bộ, đảng viên và âm mưu thực hiện “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị. Do đó các cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương phải chủ động nắm chắc tình hình nội bộ, phát hiện sớm những vấn đề mới nảy sinh, nhất là diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và dư luận quần chúng nhân dân. Gắn công tác bảo vệ chính trị nội bộ với công tác quản lý cán bộ, đảng viên; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nhận diện kịp thời những biểu hiện tiêu cực để có biện pháp ngăn chặn, xử lý.

Trong năm 2025 cả nước sẽ diễn ra đại hội đảng các cấp, do đó các địa phương, đơn vị cần nghiên cứu, cụ thể hóa nhiệm vụ bảo vệ chính trị nội bộ trong nghị quyết đại hội nhiệm kỳ 2025-2030. Tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, xây dựng các cấp ủy, tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, tăng khả năng tự phòng, chống, tự bảo vệ trước những hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung, dân chủ; ngăn chặn kịp thời các hành vi gây mất đoàn kết nội bộ, cục bộ, bè phái, lợi ích nhóm,…

Đẩy mạnh hơn nữa công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Nhận diện, phát hiện từ sớm, từ xa và tổ chức phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế thực thù địch, nhất là trên không gian mạng. Kiên quyết ngăn chặn, bóc gỡ các thông tin xấu độc, xuyên tạc, tác động tiêu cực tới tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, dư luận xã hội. Song song đó, tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa cơ quan tham mưu về bảo vệ chính trị nội bộ các cấp với các cơ quan chức năng liên quan trong việc nắm tình hình và giải quyết các vấn đề chính trị nội bộ.

HÀ NHÂN

13/01/2025

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 13/1, tại Hội trường Diên Hồng - Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu từ cấp tỉnh đến cấp xã ở các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tới dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư.

Thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Thưa các trí thức, nhà khoa học, các doanh nhân và toàn thể các đại biểu dự hội nghị tại Hội trường trung tâm và các điểm cầu.

Ngày 18/5/1963, tại Hội trường Ba Đình lịch sử, Đại hội lần thứ nhất của Hội Phổ biến Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam được tổ chức, đánh dấu sự kiện quan trọng trong lịch sử khoa học và công nghệ nước nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, trong bài phát biểu tại Đại hội, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phổ biến khoa học và kỹ thuật, coi đây là động lực để xây dựng và phát triển đất nước. Người căn dặn: “Khoa học phải gắn với sản xuất, phục vụ nhân dân”. Sự kiện này đặt nền móng cho những bước phát triển ứng dụng khoa học để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hơn sáu thập kỷ sau, hôm nay, Hội nghị toàn quốc lần thứ hai được tổ chức, với quy mô và tầm vóc mới, phản ánh quyết tâm của cả hệ thống chính trị và đất nước trong việc đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Như chúng ta đã biết, khoa học và công nghệ là động lực then chốt cho tăng trưởng kinh tế thần kỳ của nhiều nước. Các bài học thành công từ Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản hay gần đây là Ấn Độ, Ireland, Hàn Quốc và Singapore đã chứng minh vai trò của khoa học kỹ thuật. Các quốc gia này tận dụng công nghệ để chuyển đổi mô hình kinh tế, thúc đẩy tăng năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Với mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045, chúng ta phải coi khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chủ chốt. Đây chính là "chìa khóa vàng", là yếu tố sống còn để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và nguy cơ tụt hậu, đồng thời hiện thực hóa khát vọng hùng cường và thịnh vượng của dân tộc ta. Tuy nhiên, phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số mới chỉ là “Phương tiện quan trọng” để đạt tới mục đích.

Đột phá, đổi mới sáng tạo mới là yếu tố kỳ diệu để làm nên kỳ tích, bởi đột phá, sáng tạo mới tạo ra bước tiến vượt bậc mang tính cách mạng, mới vượt qua rào cản, giới hạn hiện tại để đạt kết quả vượt trội, nổi bật. Đột phá luôn mang tính mới mẻ, tính hiệu quả, vượt giới hạn, tạo ảnh hưởng lớn (Thí dụ: Trong công nghệ: sự ra đời của điện thoại thông minh đã thay đổi cách con người giao tiếp và làm việc; trong kinh tế: mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng số như Uber, Airbnb, thương mại điện tử... là sự bứt phá đối với ngành công nghiệp truyền thống; công nghệ chỉnh sửa gen (CRISPR) là đột phá lớn của sinh học, y học và nông nghiệp; trong xã hội là những cải cách về chính sách giáo dục, y tế, văn học nghệ thuật, quản lý đang mang lại những thay đổi to lớn về chất lượng sống của con người).

Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị đã chỉ ra những định hướng chiến lược và được đông đảo cán bộ, đảng viên, nhà khoa học, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đồng thuận, xem đây như một “khoán 10” trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Sự ủng hộ này thể hiện khát vọng phát triển mãnh liệt và quyết tâm vươn lên của dân tộc. Hội nghị hôm nay thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự đồng lòng của toàn Đảng và hệ thống chính trị. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chúng ta có niềm tin mạnh mẽ rằng đột phá trong khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số sẽ là chìa khóa đưa đất nước tiến xa trên con đường hiện thực hóa khát vọng phát triển.

Thưa các đồng chí và các đại biểu,

Đảng và Nhà nước ta luôn coi khoa học, công nghệ là yếu tố quyết định và nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Từ Đại hội IV, khoa học và công nghệ đã được xác định là cuộc cách mạng, và đến nay, là quốc sách hàng đầu. Nhiều Nghị quyết quan trọng như Nghị quyết 20, Nghị quyết 52, Nghị quyết 36 đã được ban hành, mang lại kết quả tích cực, đóng góp vào sự phát triển của đất nước như ngày nay. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tổng thể, nghiêm túc và khách quan, kết quả thực hiện các Nghị quyết của Trung ương chưa đạt các mục tiêu đề ra, chưa được như mong đợi, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, rào cản, nút thắt đang cản trở sự phát triển của khoa học, công nghệ như báo cáo đã nêu từ thể chế, cơ chế, chính sách, luật, đến nguồn lực, phương tiện (các nhà khoa học mất quá nhiều thời gian, khoảng 50% thời gian, công sức dành cho các thủ tục; các đề tài nghiên cứu không có đột phá, không đo đếm được kết quả; nguồn lực dành cho khoa học công nghệ hạn chế, kinh phí dành cho nghiên cứu phát triển của ta chưa đến 0,7% GDP, trong khi mức trung bình các nước phát triển là 2%, có nước 5%; chưa mạnh dạn chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu, không thương mại hóa được sản phẩm, nhiều trường hợp làm đề tài là hình thức “làm kinh tế biến tướng”...).

Nguyên nhân chính của việc chưa thực sự thành công của các Nghị quyết của Trung ương chính là nằm ở khâu tổ chức thực hiện. Nghị quyết 57 không thay thế các nghị quyết trước đây nhưng có thể xem là “Nghị quyết giải phóng tư duy khoa học” ,“Nghị quyết để thực hiện các Nghị quyết”, “Nghị quyết của hành động” với những mục tiêu rất cụ thể, đổi mới cách nghĩ, cách làm, nhằm hiện thực hóa các chủ trương, xóa bỏ rào cản, giải phóng năng lực để thúc đẩy đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tạo nền tảng phát triển mạnh mẽ đất nước trong thời kỳ mới.

Làm sao để đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống một cách hiệu quả và kịp thời; các cấp, các ngành, các địa phương phải xắn tay ngay vào làm việc, không được chậm trễ. Những chủ trương, giải pháp trong đó phải được nhanh chóng thể chế hóa và ưu tiên bố trí đủ nguồn lực để tổ chức thực hiện.

Với ý nghĩa đó, tôi đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện và làm sâu sắc thêm một số quan điểm, định hướng sau:

Trước hết là về quan điểm: Luôn quán triệt xem đầu tư vào khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là chiến lược lâu dài, chấp nhận độ trễ và rủi ro trong triển khai. Xem đây là khoản đầu tư, mà đầu tư thì chấp nhận có thắng có thua. Xem dữ liệu là nguồn tài nguyên mới, là "không khí và ánh sáng" của kỷ nguyên mới, là tư liệu sản xuất mới; chuyển đổi số là công cụ đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, đổi mới lực lượng sản xuất. Đổi mới sáng tạo chính là “cây gậy thần” đạt tới thịnh vượng bền vững, với nhà khoa học giữ vị trí trung tâm.

Đột phá phải tiến hành ở cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đó là những khoảng không gian vô tận, có nhiều miền hoang vu, có nhiều cơ hội để các trí thức, các nhà khoa học, người lao động biến “sỏi đá thành cơm”. Nhưng hiện nay nên tập trung trên các lĩnh vực: vật lý và năng lượng (cơ học lượng tử để có những sản phẩm ứng dụng như vi xử lý, laser, nano...); công nghệ thông tin và truyền thông; y học và sinh học (DNA, gen, vaccine, 3D...); công nghệ không gian; công nghệ vật liệu, năng lượng và môi trường (năng lượng tái tạo, pin Lithium-Ion, thu giữ và lưu trữ carbon..); phát minh trong đời sống (3D, robot và tự động hóa, công nghệ thực tế ảo - VR và thực tế tăng cường - AR); công nghệ Blockchain, Innetnet vạn vật (IoT); thông tin địa lý; phân tích văn hóa số; giáo dục và đào tạo trực tuyến...

Cần chuyển từ ứng dụng và làm chủ công nghệ sang xây dựng năng lực sáng tạo đột phá, tận dụng cơ hội từ Cách mạng công nghiệp 4.0 để “đi tắt, đón đầu” làm chủ tương lai. Triển khai Nghị quyết phải hướng vào những vấn đề thực tiễn đất nước đang đòi hỏi, thị trường và nền kinh tế đang cần. Những sản phẩm nghiên cứu phải được thương mại hóa, đăng ký được bản quyền.

Về hành động, cần xác định làm rõ Nhà nước làm gì? Doanh nghiệp làm gì? Trí thức, nhà khoa học làm gì? Toàn dân làm gì? Thụ hưởng như thế nào? Nhà nước cần tập trung 4 việc: (1) Hoàn thiện thể chế, pháp lý để thực hiện đột phá, phát triển, (2) Xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ đột phá, (3) Tạo nguồn nhân lực phong phú, trí tuệ đủ năng lực để đột phá, (4) Bảo đảm an ninh, an toàn dữ liệu thông tin, bí mật, bí quyết, bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, bảo mật chủ quyền quốc gia, phát triển độc lập.

Trên tinh thần đó, tôi đề nghị và nhấn mạnh 8 nhiệm vụ, giải pháp, nhất là những nhiệm vụ đột phá:

Thứ nhất là thống nhất nhận thức và hành động: Xác định phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trung ương đã gương mẫu hành động, với Chương trình hành động kèm theo được quán triệt ngay hôm nay. Các cấp ủy, chính quyền cần cụ thể hóa Nghị quyết bằng các kế hoạch sát thực tiễn, lấy kết quả triển khai làm tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng. Mọi nhiệm vụ sẽ được giám sát, đánh giá thường xuyên; làm tốt được khen thưởng, làm chậm hoặc sai phạm sẽ bị phê bình, xử lý. Lãnh đạo yếu kém, thiếu trách nhiệm sẽ bị thay thế ngay, không để đất nước lỡ cơ hội phát triển. Các cấp ủy, chính quyền, đơn vị cần lập kế hoạch cụ thể, bám sát mục tiêu Nghị quyết 57, với nhiệm vụ rõ ràng, phân công cụ thể, thời gian hoàn thành và kết quả đo lường được. Ngay trong năm 2025 này, cần phải lựa chọn và giải quyết những vấn đề rất căn cơ, tạo nền tảng cho giai đoạn 2026-2030, tạo cú hích cho năng suất lao động mới, tạo niềm tin cho xã hội.

Thứ hai là phải rất khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách: Trong năm 2025, càng sớm càng tốt phải hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định pháp luật, cơ chế chính sách, tháo gỡ hết các điểm nghẽn, rào cản để phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, giải phóng tối đa sức sáng tạo, khuyến khích dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm (những quy định nào cần loại bỏ thì bỏ luôn, luật nào phải sửa thì sửa luôn, đồng bộ, thống nhất, tinh thần là thông thoáng, 1 nội dung chỉ quy định ở 1 luật. Cần có tư duy mới, cách tiếp cận trong sửa đổi Luật Công nghệ thông tin, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý sử dụng tài sản công và Luật Viên chức, đồng bộ hóa các quy định pháp luật có liên quan). Chúng ta khuyến khích người năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trước hết phải bằng chính các quy định của pháp luật, tạo không gian cho người quản lý quyết định và chịu trách nhiệm.

Bộ Chính trị đã định hướng đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, bảo đảm linh hoạt, hiệu quả, và tinh thần này sẽ được thể chế hóa trong Luật sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dự kiến được Quốc hội thông qua sớm. Ban cán sự đảng Chính phủ cần phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo thực hiện đúng tiến độ xây dựng 27 luật và 19 nghị định trong năm 2025, đảm bảo thể chế hóa Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị và ban hành sớm văn bản hướng dẫn để các quy định mới sớm đi vào thực tiễn. Hoàn thiện thể chế phải đi đôi với tổ chức thực hiện hiệu quả, có cơ chế giám sát và đánh giá chặt chẽ, nhất là với đội ngũ cán bộ thực thi. Loại bỏ ngay tình trạng “trên rải thảm, dưới rải đinh” và loại bỏ tư duy nhiệm kỳ, đố kỵ, hay bình quân chủ nghĩa.

Thứ ba là khẩn trương sắp xếp lại bộ máy về khoa học công nghệ: Trong quý I/2025, hoàn thành việc sắp xếp lại các tổ chức khoa học, công nghệ; tập trung đầu tư trọng điểm để phát triển các tổ chức nghiên cứu mạnh. Có kế hoạch cụ thể để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân tài khoa học, công nghệ. Triển khai các giải pháp đột phá để thu hút các tập đoàn công nghệ hàng đầu, thu hút nhân tài công nghệ là người Việt và người nước ngoài tới làm việc. Các thủ tục liên quan đến vấn đề này phải thực sự thông thoáng hơn nữa, thậm chí phải có tính cạnh tranh cao so với các nước khác mới thu hút được. Xem xét bỏ bớt các điều kiện kinh doanh không còn phù hợp với yêu cầu mới của Nghị quyết 57. Nhà nước có thể chọn thí điểm một số viện, hoặc trường để mời chuyên gia ở bên ngoài làm lãnh đạo, nhất là trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, những người hiểu rõ văn hóa Việt Nam, trưởng thành ở các nước phát triển, am hiểu chuyên môn và quản lý, có sự kết nối quốc tế sâu rộng. Trước đây người ta không dám về là vì chúng ta chưa thật sự sẵn lòng, còn nhiều rào cản về hành chính và các quy định, rất khó điều hành. Nay mọi thứ sẽ thuận hơn rất nhiều.

Tính toán hình thành cơ chế Kiến trúc sư trưởng hoặc Tổng công trình sư cho việc thực hiện các đề án, dự án lớn về khoa học công nghệ và chuyển đổi số mang tính liên ngành; Lập Viện quốc gia về tiêu chuẩn và kiểm định về các nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá, kiểm định sản phẩm và dịch vụ.

Nhà nước tạo thuận lợi thành lập các viện nghiên cứu tư nhân, hỗ trợ về thủ tục, khuyến khích bằng thuế và tín dụng, được mời các chuyên gia nước ngoài đến làm việc, được tạo mọi điều kiện để hoạt động thuận lợi (vừa qua, một số dự án tập đoàn công nghệ lớn có ý định đầu tư vào Việt Nam, nhưng quy trình thủ tục quá rườm rà, vướng nhiều thứ, mất hàng năm trời không triển khai được). Vấn đề này phải được rà soát lại để cải cách mạnh mẽ ngay từ năm 2025.

Thứ tư là ưu tiên bố trí ngân sách cho khoa học-công nghệ xứng tầm là quốc sách đột phá: Bố trí ngân sách cho khoa học công nghệ, R&D, lập các quỹ khoa học và công nghệ, khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ thiên thần, quỹ khởi nghiệp, quỹ đổi mới sáng tạo, v.v… Nghiên cứu cơ chế cho mô hình "đầu tư công-quản trị tư", bảo đảm nhà khoa học có quyền chủ động trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ. Năm 2025, năm đầu thực hiện Nghị quyết 57, Chính phủ cần đổi mới kế hoạch bố trí ngân sách cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, đề nghị Chính phủ bố trí đủ ít nhất 3% ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này và tiếp tục nâng lên tỷ lệ chi cho khoa học-công nghệ lên 2% GDP trong 5 năm tiếp theo. Sớm công bố chính sách này và hướng dẫn thủ tục thực hiện thuận lợi. Tiến hành rà soát, điều chỉnh các đề án, dự án để bảo đảm phù hợp với Nghị quyết 57, tránh lãng phí, tập trung đầu tư hiệu quả, có trọng tâm. Đồng thời, cải cách triệt để quy trình phân bổ, quản lý và thanh quyết toán kinh phí, loại bỏ cơ chế “xin-cho” và các thủ tục rườm rà để tối ưu hóa nguồn lực và khuyến khích sáng tạo.

Thứ năm là nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: Ban hành cơ chế thu hút nhân tài nói chung, đặc biệt là nhân tài khoa học, công nghệ, nhân tài người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia quốc tế, với các chính sách hấp dẫn về quốc tịch, thu nhập, nhà ở và môi trường làm việc. Thủ tục liên quan phải thông thoáng, hấp dẫn, cạnh tranh với quốc tế. Xây dựng mạng lưới chuyên gia trong nước và quốc tế, thường xuyên báo cáo kết quả với Ban Chỉ đạo Trung ương. Đẩy mạnh phong trào tôn vinh tài năng và sáng tạo, khơi dậy tinh thần yêu nước, cống hiến của các nhà khoa học. Tiếp tục duy trì phong trào học tập suốt đời, cải cách hệ thống giáo dục đào tạo, trọng tâm là sau đại học, đại học, dạy nghề.

Thứ sáu là tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ, bao gồm công nghệ số: Ưu tiên xây dựng và hoàn thiện hạ tầng như đã nêu trong Nghị quyết 57. Đặc biệt, cần chuẩn bị hạ tầng năng lượng cho 5-10 năm tới, với trọng tâm là năng lượng sạch, bảo đảm đủ năng lượng cho phát triển bằng hành động cụ thể. Tối ưu hóa và nâng cấp hạ tầng số, xây dựng các trạm gốc 5G, mở rộng Internet băng thông rộng và phạm vi phủ sóng cáp quang. Phát triển hệ thống vệ tinh tầm thấp tốc độ cao. Xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia, triển khai Luật Dữ liệu và sàn giao dịch dữ liệu trong năm 2025. Trong năm 2025, Ban cán sự đảng Chính phủ cần chỉ đạo rà soát, bổ sung Quy hoạch điện VIII, khai thác hiệu quả các tiềm năng như điện gió, điện mặt trời, triển khai xây dựng nhà máy điện hạt nhân, bảo đảm nguồn điện bền vững. Đồng thời, cần quản lý, khai thác, bảo vệ hiệu quả khoáng sản, đặc biệt là đất hiếm, để phục vụ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia.

Thứ bảy là tập trung mũi nhọn vào các ngành có lợi thế và tiềm năng, tránh dàn trải: Cần ưu tiên nguồn lực cho một số ngành kinh tế có lợi thế và tiềm năng phát triển, tránh dàn trải, kém hiệu quả và lãng phí, bao gồm giải pháp công nghệ cho những vấn đề của thực tiễn đất nước như sử dụng tài nguyên hợp lý, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, nông nghiệp công nghệ cao, an ninh lương thực, khoa học về sức khỏe con người, các ngành công nghiệp 4.0. Tập trung thúc đẩy các “mũi nhọn” chuyển đổi số, đặc biệt là triển khai Đề án 06 và xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia. Trong năm 2025, bảo đảm 100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, thông suốt, hiệu quả; 100% thủ tục hành chính không bị giới hạn bởi địa giới hành chính cấp tỉnh. Đẩy nhanh kết nối và chia sẻ dữ liệu quan trọng trong các lĩnh vực như dân cư, tư pháp, giáo dục, ngân hàng, thuế, bảo hiểm, doanh nghiệp, đất đai, phương tiện... Trung tâm dữ liệu quốc gia phải hoàn thành với dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống,” dẫn dắt chuyển đổi số toàn diện, tạo nền tảng phát triển kinh tế số và lực lượng sản xuất hiện đại giai đoạn 2026-2030, đáp ứng mục tiêu Nghị quyết 57.

Thứ tám là đẩy mạnh hợp tác và tận dụng tri thức quốc tế: Thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ với các quốc gia tiên tiến, nhất là trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, bán dẫn và năng lượng tái tạo. Tích cực tham gia xây dựng các chuẩn mực quốc tế, trước mắt là trong khu vực ASEAN, thông qua các sáng kiến như Công ước Hà Nội. Chúng ta phải biết cách "đứng trên vai của những người khổng lồ". Thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ lớn, tạo cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, khuyến khích chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực học hỏi, tiếp thu, làm chủ, cải tiến tri thức, công nghệ của thế giới.

Thưa các đồng chí và các đại biểu,

Đất nước đang đứng trước cơ hội lớn để vươn mình, nhưng thách thức cũng vô cùng to lớn. Chúng ta phải quyết tâm thực hiện cuộc cách mạng phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, không để lỡ thời cơ thêm lần nữa. Tôi kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đoàn kết, sáng tạo, thực hiện thành công các nhiệm vụ, đưa Nghị quyết 57 nhanh chóng vào cuộc sống, xây dựng một Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là lựa chọn, mà là con đường sống còn. Lãnh đạo các cấp cần coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm; các nhà khoa học, doanh nghiệp hãy cống hiến, sáng tạo; người dân cần đồng hành, học hỏi, nâng cao kỹ năng số.

Nghị quyết 57 đã tháo gỡ rào cản, khắc phục điểm nghẽn và tạo cơ chế đột phá để giải phóng sức sáng tạo, nguồn lực, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và chuyển đổi số quốc gia. Với nền tảng chính trị, pháp lý vững chắc và sự đồng thuận cao từ toàn Đảng, nhân dân và giới trí thức, Tôi tin rằng Nghị quyết sẽ tạo ra bước đột phá, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, đưa đất nước tiếp tục phát triển bền vững.

Nhân dịp năm mới 2025 và Xuân Ất Tỵ, xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, cùng toàn thể các trí thức, nhà khoa học, người lao động và đồng chí, đồng bào mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công. Chúc đất nước ta đón một năm mới tràn đầy niềm tin, khí thế và thắng lợi mới.

Xin trân trọng cảm ơn.

Address

Số 2A, Đường Lý Tự Trọng, Khóm 2, Phường 1
Trà Vinh
87000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tuổi trẻ Đoàn khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Tuổi trẻ Đoàn khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh:

Videos

Share

Category