OCOP thị xã Ngã Năm

OCOP thị xã Ngã Năm Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from OCOP thị xã Ngã Năm, News & Media Website, Khóm 3, Phường 1, Tinh.

08/11/2024
GẠO SỮA AN CƯKhoảng 3 năm nay, trên thị trường gạo và tại các hội chợ xúc tiến tỉnh Sóc Trăng xuất hiện một loại gạo có ...
08/11/2024

GẠO SỮA AN CƯ

Khoảng 3 năm nay, trên thị trường gạo và tại các hội chợ xúc tiến tỉnh Sóc Trăng xuất hiện một loại gạo có màu trắng đục như sữa, được khách hàng ưa chuộng. Loại gạo ấy có tên gọi là Gạo sữa An Cư và chủ nhân của loại gạo độc đáo này chính là nông dân Trần Văn Cư ở xã Tân Long, thị xã Ngã Năm.
Theo ông Trần Văn Cư – người chế biến ra loại gạo này cho biết: “Gạo là sản phẩm chủ lực của tỉnh Sóc Trăng nói riêng, nền nông nghiệp Việt Nam nói chung nhưng giá trị và hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn. Do vậy, việc nâng cao giá trị cho hạt gạo bằng cách ứng dụng những công nghệ mới sau thu hoạch sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và nâng cao đời sống người nông dân”. Chính từ nhận thức đó, trong quá trình xay xát lúa gạo ông đã nghiên cứu những công nghệ mới trong đó có việc cho ra đời sản phẩm Gạo sữa An Cư. Gạo sữa không phải tên một giống lúa mà là trong quá trình sấy ở ẩm độ thấp (dưới 12%) hạt gạo xay ra có màu đục như sữa, khi nấu lên có mùi thơm, cơm mềm dẻo, ăn có vị ngọt nhẹ và đặc biệt chỉ có giống lúa OM4900 mới sấy ra được loại gạo này. Để làm ra hạt gạo sữa đạt chất lượng, trước tiên đòi hỏi lúa khi còn ở ngoài đồng phải có độ chín vừa phải, sau thu hoạch đem đi sấy từ 45 - 48 giờ với nhiệt độ thấp hơn so với sấy lúa thông thường. Lúa sấy xong ủ lại 24 tiếng đồng hồ mới đem đi xay xát thành gạo, tất cả các công đoạn phải đòi hỏi đúng quy trình. Lúa thu hoạch đúng độ chín sẽ giúp tăng tỷ lệ thu hồi gạo, đồng thời lúc sấy hạt gạo sẽ không bị gãy, giữ độ nguyên vẹn hạt gạo lên đến 97%, nấu chín sẽ mềm dẻo.

Khi mới bắt tay vào làm gạo sữa, ông Cư chỉ mua lúa của nông dân trồng bình thường, rồi sấy và bán gạo thành phẩm. Sau vài tấn gạo được thị trường đón nhận với giá từ 16-18 ngàn đồng/kg, ông suy nghĩ phải nâng tầm giá trị hạt gạo này để phát triển bền vững và khuyến khích nông dân trồng lúa theo quy trình kỹ thuật an toàn. Hiện nay sản phẩm Gạo sữa An Cư đã đạt chứng nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh.

Sinh sống tại một vùng nguyên liệu lúa gạo trù phú Ngã Năm, thế nhưng ông Trần Văn Cư không theo nghề trồng lúa của gia đình mà lại chọn khởi nghiệp từ con đường chế biến gạo. Những năm 2000, ông xây dựng nhà máy xay xát gạo nhỏ cho bà con nông dân trong xã. Đến năm 2010, ông tiếp tục đầu tư cho nhà máy hiện đại hơn. Từ khi nhà máy đi vào hoạt động, làm ăn có hiệu quả, hoạt động xay xát lúa gạo nhộn nhịp hẳn. Mỗi năm, sau khi trừ các chi phí, gia đình ông thu về hơn 1 tỷ đồng.

Vừa làm công việc xay xát lúa gạo, ông Cư còn nghiên cứu công nghệ chế biến sau thu hoạch như làm thế nào tạo ra hạt gạo đều, không gãy, có độ bóng đẹp, thời gian bảo quản được lâu... Từ những mục tiêu đó mà ông đã tìm tòi, học hỏi và tự mình chế tạo những hệ thống như tháp sấy, tĩnh vỉ ngang hệ thống sấy tạo ra gạo sữa hay xây dựng trạm bơm nước vừa tiết kiệm điện vừa giảm thời gian bơm tưới… Những việc này đòi hỏi người làm phải có kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ cao trong khi người nông dân này mới tốt nghiệp THPT.

Ngoài việc tạo ra sản phẩm mang thương hiệu của địa phương là Gạo sữa An Cư, cơ sở xay xát lúa gạo của ông Cư còn tạo công ăn, việc làm ổn định cho gần 20 lao động phổ thông, có thu nhập ổn định từ 5-7 triệu đồng/tháng. Ông cũng rất tích cực tham gia phong trào do Hội Nông dân phát động, nhất là Phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”, “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”…. Nhiều năm liền ông được công nhận là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương và vinh dự được nhận Bằng khen của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

Hơn 20 năm miệt mài theo đuổi con đường chế biến lúa gạo sau thu hoạch, thành quả hôm nay của nông dân Trần Văn Cư đã được ghi nhận. Một hệ thống sấy có vài chục doanh nghiệp lớn nhỏ; gia công lúa gạo cho thị trường trong nước và xuất khẩu mỗi năm; một sản phẩm gạo sữa được thị trường đón nhận và tiềm năng còn rất lớn… Điều đó cho thấy hướng đi và tầm nhìn của nông dân thời diện đại - dám nghĩ, dám làm, phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.

TRÀ MÃNG CẦU CẨM THIỀUĐặc trưng từ vùng trũng phèn tạo nên những sản phẩm có giá trị từ mãng cầu xiêm Sóc Trăng. Tùy từn...
07/11/2024

TRÀ MÃNG CẦU CẨM THIỀU

Đặc trưng từ vùng trũng phèn tạo nên những sản phẩm có giá trị từ mãng cầu xiêm Sóc Trăng. Tùy từng giai đoạn trái mà cho ra các sản phẩm mang hương vị đặc trưng khác nhau, đồng thời vẫn giữ được dinh dưỡng và các khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Trà mãng cầu – Hương vị thuần túy (túi trắng)
Dạng sợi và trọng lượng là 100 gram
Được làm từ 100% thịt trái mãng cầu xiêm không chất bảo quản. Bảo quản 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Trà mãng cầu – Hương vị đậm đà (túi đen)
Dạng sợi và trọng lượng là 100 gram
Được làm từ thịt trái và hoa mãng cầu xiêm không chất bảo quản. Bảo quản 24 tháng kể từ ngày sản xuất

Trà mãng cầu – túi lọc (túi đỏ)
Dạng túi lọc và trọng lượng là 75 gram (bên trong túi đỏ có 25 túi lọc nhỏ)
Được làm từ thịt trái và hoa mãng cầu xiêm không chất bảo quản. Bảo quản 24 tháng kể từ ngày sản xuất

Chất lượng là niềm tin
Với nguồn nguyên liệu đạt chuẩn VietGap, ngoài nguồn nguyên liệu đạt chuẩn VietGap chúng tôi còn sản xuất theo chuẩn ISO 22000 (chuẩn xuất khẩu sản phẩm sạch) các sản phẩm từ mãng cầu xiêm Cẩm Thiều an toàn vệ sinh thực phẩm.
Lợi ích của trà Mãng Cầu Xiêm
– Có tác dụng trong việc chống lại các tác nhân gây ra bệnh ung thư.
– Bổ sung nhiều khoáng chất, kích thích tiêu hóa tốt.
– Giúp hạ huyết áp rất tốt, an thần tạo giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Chú ý: Với người huyết áp thấp để cân bằng lại huyết áp quý khách nên pha thêm đường và đá.
Các nghiên cứu đã cho thấy thực tế là Mãng Cầu Xiêm trị ung thư và thậm chí kiểm soát sự lây lan của căn bệnh này. Đây là lợi ích thú vị nhất của trà Mãng Cầu Xiêm. Mỗi ngày một tách trà Mãng Cầu Xiêm giúp cung cấp các khoáng chất có lợi cho sức khỏe nó có thể dùng tại bất kỳ thời gian, vào buổi sáng hoặc buổi tối.

MẬT ONG HOA TRÀM HAI NHỰTÔng Nguyễn Minh Nhựt là người dân quê hương ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Bình, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc T...
07/11/2024

MẬT ONG HOA TRÀM HAI NHỰT

Ông Nguyễn Minh Nhựt là người dân quê hương ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Bình, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Nghề nuôi ong lấy mật là nguyện vọng mơ ước, mong đợi từ hàng chục năm về trước, vì lúc đó tôi xem trên ti vi chương trình có giới thiệu một mô hình nuôi ong lấy mật xóa được đói, giảm được nghèo cho nhiều hộ dân ở miền Trung, nhận thấy mô hình nuôi ong lấy mật đem lại hiệu quả kinh tế cao, vốn đầu tư ít, rủi ro thấp, lại có thu nhập thường xuyên, phù hợp với hướng phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn xã ta.
Thời gian dần trôi mãi đến một ngày cuối Thu năm 2020, bạn tôi là Thanh Phong, tình cờ xem ti vi thấy giới thiệu mô hình nuôi ong lấy mật tại huyện Long Mỹ, Hậu Giang, Phong đã giới thiệu và rủ tôi đi tìm hiểu và nhờ vậy mà mơ ước ấy của tôi tưởng chừng không bao giờ thực hiện được, nhưng nay đã trở thành hiện thực, thời gian đầu cơ sở tôi chỉ nuôi 3- 4 đàn, quy mô nhỏ lẻ, với mục đích để dùng là chính. Sau 2- 3 năm nuôi, dần dần, nhận thấy vùng đất quê hương mình có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển nghề nuôi ong, nhất là diện tích cây tràm còn rải rác khắp trong vùng và lợi thế nữa là diện tích rừng tràm lâm trường 661,68 ha của xã Long Bình cập ranh, vì lẻ đó cho nên tôi đã chịu khó mài mò, tìm tòi học hỏi và được chủ ong có kinh nghiệm lâu năm giúp đỡ, từ đó tôi đã học được nghề nuôi ong khá thành thạo, những năm gần đây, khi mật ong được nhiều người ưa chuộng, đặt mua, chính từ đó, tôi mạnh dạn chia đàn mở rộng mô hình địa bàn nuôi ong. Đến thời điểm hiện tại, đàn ông của tôi đã có 35 thùng ong, mỗi thùng thu hoạch bình quân 8 lần/năm, mỗi lần quay mật, một thùng ong cho từ 2- 3 lít mật, giá thị trường bình quân khoảng 400.000 - 450.000 đồng/lít. Mỗi năm sau khi trừ chi phí nuôi ông thu về từ 100 - 150 triệu đồng.

Qua thời gian tích lũy kinh nghiệm, nghề nuôi ong vừa dễ lại vừa khó. Dễ bởi nuôi ong không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, không vất vả như các công việc chân tay khác và ai cũng có thể làm được. Mỗi tuần người nuôi chỉ cần bỏ ra 1 ngày để chăm sóc, vệ sinh thùng ong. Nhưng quá trình chăm sóc lại đòi hỏi người nuôi phải cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ và nắm rõ đặc tính của ong như di chuyển, ăn, xây tố, chia đàn.... Nhờ được nuôi dưỡng hoàn toàn từ thiên nhiên, nên sản phẩm Mật ong hoa tràm luôn được người tiêu dùng ưa chuộng bởi mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Những dòng mật đặc sánh màu vàng nhạt bắt mắt. Nhấp vào đầu lưỡi, có thể cảm quan ngay một mùi hương thơm hao tràm đặc trưng, có vị riêng so với những loại mật ong từ hoa khác. Mật hoa từ cây tràm ngoài thiên nhiên là hoàn toàn tinh khiết, không thuốc bảo vệ thực vật, không bón phân hóa học nên có thể nói. “Mật ong hoa tràm Hai Nhụt là một loại mật có vị ngọt đậm đà, thơm ngon, bổ dưỡng đến từng giọt” và đó cũng là loại mật hữu cơ đúng nghĩa.

Để nhằm khẳng định được thương hiệu và trở thành thói quen tiêu dùng trong đời sống hàng ngày của người dân. Thời gian tới, tôi sẽ hướng đến sản xuất quy mô tăng số lượng đàn, đầu tư mở rộng cơ sở vật chất như nhà xưởng để xử lý chiết lọc, đóng chai, tổ chức liên doanh, kết với các đại lý trong tỉnh và kết hợp bán hàng Online qua facebook, zalo.. qua các trang thương mại điện tử như shopee, sàn giao dịch thương mại điện tử Sóc Trăng. Đồng thời để đạt được hiệu quả cao, rất cần các cấp, ngành tạo điều kiện hơn nữa để được tham gia nhiều sự kiện, hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm mật ong đến với người tiêu dùng./.

MẮM CÁ RÔ KHÔNG XƯƠNG NĂM TRÍẨm thực Sóc Trăng nổi tiếng với món ăn khá phong phú và đa dạng. Đặc sản Sóc Trăng được du ...
06/11/2024

MẮM CÁ RÔ KHÔNG XƯƠNG NĂM TRÍ

Ẩm thực Sóc Trăng nổi tiếng với món ăn khá phong phú và đa dạng. Đặc sản Sóc Trăng được du khách biết đến như: bánh Pía, lạp xưởng, bún nước lèo... và nơi đây cũng có nhiều loại mắm được chế biến từ những loại cá của từng địa phương, mang đậm chất thôn quê như mắm cá lóc, cá sặc, tép….Nhưng với mắm cá rô không xương ở Ngã Năm được trộn sẵn sẽ làm chúng ta có một món ăn không thể nào quên khi về nơi đây.

Gia đình tôi sống bằng nghề nông, chủ yếu là trồng lúa, chăn nuôi. Đến mùa nước nổi làm thêm nghề phụ giăng lưới, đặt lú để kiếm thêm thu nhập. Được thiên nhiên ưu đãi nên lượng cá hằng ngày tôi kiếm được khá nhiều. Lúc đó vợ chồng tôi nảy sinh ý định làm mắm để dành ăn, khi ăn không hết có gửi cho bà con hàng xóm, một số người ăn thấy ngon nên có đặt mua ăn, từ đó tôi có ý định mua thêm lượng cá của bà con địa phương về làm mắm để bán.

Mắm cũng là một trong những nghề truyền thống tại đây đã góp phần lưu giữ công thức của món ăn đặc sản được làm hoàn toàn bằng nguyên từ nguồn cá rô đồng tại địa phương. Cá rô làm mắm phải chọn loại cá lớn vừa và cá phải còn sống. Cách làm món mắm cá rô cũng khá đơn giản. Đầu tiên đem cá rô đi rửa sạch, cắt đầu, lấy ruột và chỉ máu đem bỏ, rửa lại bằng nước muối loãng để ráo. Sau đó lấy một cái thau lớn bỏ cá rô vào cho thêm ít rượu trắng, muối, đường, bột ngọt, rồi cho vào keo đậy kín. Công đoạn làm mắm cá rô rất công phu và có những cách làm khác nhau, nhưng đều cần phải có đối với mắm là thính và đường mía, đường cát để mắm có vị thơm và độ sệt. Sau khi chế biến, thường để khoảng 03- 04 tháng sau là ăn được.

Sản lượng mắm bình quân gia đình tôi làm từ 1 đến 2 tấn, giá bán 85.000 đồng/kg. Hiện nay, sản phẩm mắm cá rô không xương tôi có gửi tiêu thụ ở các tỉnh bạn và TP Hồ Chí Minh. Hiệu quả từ việc làm mắm cá rô góp phần tăng thu nhập cho gia đình tôi hằng năm từ 50 – 70 triệu đồng và giải quyết việc làm thường xuyên cho 3 lao động.

Thông tin liên hệ:
- Cơ sở kinh doanh NĂM TRÍ
- Chủ hộ kinh doanh: Huỳnh Văn Tri
- Địa chỉ: khóm Tân Trung, Phường 2, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
- Số điện thoại: 0919732220

“BÁNH TRÁNG BÒ PÍA NHỰT KHANH”Ta thường nghe mọi người gọi là loại bánh tráng mỏng làm từ bột mì là “Bò pía” Cái tên này...
06/11/2024

“BÁNH TRÁNG BÒ PÍA NHỰT KHANH”

Ta thường nghe mọi người gọi là loại bánh tráng mỏng làm từ bột mì là “Bò pía” Cái tên này nghe là lạ vần điệu hay nhưng ít ai hiểu được ý nghĩa cũng như xuất xứ loại bánh này. Không ít ai hiểu được ý nghĩa cũng như xuất xứ loại bánh này. Không ít người lần đầu nghe qua từ “Bò Pía” còn nghĩ rằng loại bánh này liên quan đến con bò hoặc làm từ sữa bò. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn không phải như vậy. “Bò Pía” có nghĩa là bánh mỏng. Đây là tên gọi của một loại bánh được tráng mỏng. Cụ thể là bánh tráng bò pía (nay còn được bánh tráng xốp đậu xanh hoặc bánh tráng bò pía đậu xanh), là loại bánh đặc biệt làm bằng bột mì dẻo, bánh tráng mỏng trên bàn chảo hoặc làm bằng máy bánh tráng với nhiệt độ cao. Loại bánh này có màu đục, dẻo, dai và xốp hơn loại bánh tráng làm từ bột gạo.
Tôi thấy đám tiệc nào cũng sử dụng Bánh tráng Bò Pía để làm chả giờ là món ăn yêu thích của nhiều người và địa bàn thị xã Ngã Năm chưa có cở sở sản xuất bánh tráng Bò Pía, tôi quyết tâm khởi nghiệp học cách làm bánh tráng Bò Pía, học hỏi kỹ thuật cách làm từ cơ sở ngoài tỉnh. Lúc đầu tôi làm bánh tráng Bò Pía từ thủ công, đem chào hàng ở các tiệm tạp hóa trong tỉnh thì chủ tiệm đặt hàng và sản phẩm chất lượng được nhiều người tin dùng tôi mạnh dạn mở rộng chào hàng thị trường ngoài tỉnh. Để đáp ứng nhu cầu thị trường và người tiêu dùng, năm 2022 tôi đầu tư máy móc sản xuất bánh tráng Bò Pía máy tráng công nghiệp duy trì hoạt động cho đến hiện nay.

BÁNH MÃNG CẦU G*IThị xã Ngã Năm là vùng đất trù phú, thiên nhiên ưu đãi với nhiều đặc sản nổi tiếng trong và ngoài tỉnh ...
06/11/2024

BÁNH MÃNG CẦU G*I

Thị xã Ngã Năm là vùng đất trù phú, thiên nhiên ưu đãi với nhiều đặc sản nổi tiếng trong và ngoài tỉnh Sóc Trăng, trong đó đặc biệt là sản phẩm Bánh mãng cầu g*i. Cũng như gia đình khác, gia đình tôi sống ở vùng nông thôn.
Các món ăn ngon như bánh tét, củ kiệu, bên cạnh đó không ai không nhớ đến những món mứt ngọt ngào như mứt dừa, mứt bí. Không đơn thuần là món ăn mứt tết “Bánh mãng cầu g*i” thể hiện món bánh mới lạ vị trái cấy rất quen thuộc với mọi người dân Ngã năm; Bánh mãng cầu g*i thơm ngon, đặc biệt là nhân bánh vẫn còn mùi mãng cầu thơm dẽo, có vị chua, ăn không ngán, kết hợp với võ ngoài từ bột và bơ đem nướng nên hương vị rất thơm.
Mỗi khi có ai hỏi đến đặc sản của Ngã Năm tôi liền giới thiệu “Bánh mãng cầu g*i” một món ăn dân dã nhưng mang đậm vị quê hương. Một lần tôi đón người bạn từ thành phố Hồ Chí Minh đến thăm, tôi mời chị dùng Bánh mãng cầu g*i, khi ăn chị khen và muốn lấy đem về thành phố để bán ở quán minh. Ban dầu chị mua và tôi gửi lên thành phố, cứ mỗi lần khoảng 100 đén 300 hộp bánh. Ban đầu chủ yếu tôi bán ở quán quen tại thành phố và một vài người mua lẻ với số lượng khoảng 600 đến 800 hộp bánh mỗi năm với công thức chế biến bánh gia truyền của gia đình cộng thêm nguyên liệu, từ đó ai ăn cũng khen, dần dần tôi mở rộng sản lượng theo từng năm.
Đến năm 2020 tôi nghĩ sản phẩm Bánh mãng cầu g*i Ngã Năm đã nổi tiếng từ lâu trên địa bàn thị xã Ngã Năm đã có rất nhiều cở sở chế biến bánh, đồng thời đã có thương hiệu và lượng khách hàng ổn định, tôi nghĩ sản phẩm Bánh mãng cầu g*i có nhiều lợi thế hơn vì hiện nay trên trên địa bàn thị xã Ngã Năm chưa có sản phẩm Bánh mãng cầu g*i, bên cạnh đó sản phẩm có dạng hộp phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng có thể thuận tiện đi vào các siêu thị hoặc các cửa hàng bách hóa. Từ đó tôi bắt tay vào việc chế biến và thiết kế nhãn mác phù hợp, bắt mắt. Bên cạnh đó tôi tiến hành làm các thủ tục tự công bố sản phẩm theo quy định để đưa sản phẩm ra thị trường. Sau 01 năm thực hiện, đến nay sản phẩm Bánh mãng cầu g*i đã được đông đảo khách hàng tin dùng và có điểm tiêu thụ ổn định. Từ sản phẩm Bánh mãng cầu g*i tôi đã cải thiện được cuộc sống gia đình, đồng thời giải quyết việc làm ổn định cho 04 lao động tại nông thôn với mức thu nhập từ 2,5 triệu đồng đến 3,5 triệu đồng/người/tháng.

MẮM CHUA CÁ RÔ KHÔNG XƯƠNG - BIỂNTừ lâu rồi Sóc Trăng nói chung và thị xã Ngã Năm nói riêng nổi tiếng với lĩnh vực ẩm th...
05/11/2024

MẮM CHUA CÁ RÔ KHÔNG XƯƠNG - BIỂN

Từ lâu rồi Sóc Trăng nói chung và thị xã Ngã Năm nói riêng nổi tiếng với lĩnh vực ẩm thực khá phong phú đa dạng. Đến Ngã Năm du khách được biết đến với các đặc sản như: Chợ nổi Ngã Năm, trà mãng cầu, bún nước lèo, các loại mắm được chế biến từ những loại cá mang đậm chất thôn quê như mắm cá lóc, cá sặc, cá rô, tép... Nhưng khi nhắc đến mắm cá rô không xương thì thương hiệu mắm Biển sẽ làm người tiêu dùng không thể nào quên khi về nơi đây

Mắm cá rô không xương là thương hiệu truyền thống được gia đình tôi lưu truyền lâu đời. Do những năm trước lượng cá đồng ở đây rất nhiều, gia đình tôi tát đìa, dở chà, giăng lưới được nhiều ăn không hết đem ra chợ bán rồi làm khô hay làm mắm. Mắm ở đây chủ yếu làm theo kiểu truyền thống nên nhà nào cũng làm được nên việc cạnh tranh thị trường rất cao. Tận dụng kinh nghiệm trong việc làm mắm truyền thống từ ông bà để lại, gia đình tôi đã nảy ra ý tưởng là làm mắm cá rô không xương.

Cá rô làm mắm phải chọn loại cá vào những lúc lúa trổ chín, những hạt phấn rơi xuống làm thức ăn cho cá, những lúc nước lớn cá phát triển nên xương mềm, thịt ngon và chọn cá sống thì làm mắm mới ngon được. Cách làm cũng khá đơn giản. Đầu tiên đem cá rô đi rửa sạch, cắt đầu, cạo vẩy lấy ruột và chỉ máu đem bỏ, rửa thật sạch lại bằng nước muối loãng để ráo. Sau đó lấy một cái thau lớn bỏ cá rô vào cho thêm ít rượu trắng, muối, đường, bột ngọt, rồi cho vào keo đậy kín ủ để xương mềm. Công đoạn làm mắm cá rô rất đơn giản và có những cách làm khác nhau, nhưng đều cần phải có đối với mắm là thính và đường mía để mắm có vị thơm và độ sệt của nước mắm cá. Sau khi ủ cho xương mềm thì đem ra trộn với thính và đường mía sau đó để khoảng 03- 04 tháng là ăn được. Gia đình tôi làm mắm cá rô không xương sẽ trộn sẵn với một ít rượu trắng, đường, muối, thính, riềng, tỏi ớt và khi mua về có thể ăn liền và kèm với thịt luộc, chuối chát, khóm, khế, rau sống, sẽ giúp món ăn thêm ngon miệng, tiện lợi và tiết kiệm thời gian đối với người tiêu dùng khi mua về không cần phải chế biến mà có thể dùng được ngay. Giá bán khoảng 75.000 đồng là có thể mua được một hủ mắm 01kg và thời gian bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh là 4 tháng và bảo quản ở ngoài được khoảng 3 tháng. Sản phẩm đảm bảo không sử dụng bất kì hóa chất nào và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp giấy phép chứng nhận.

Từ đó, sản phẩm “MẮM CHUA CÁ RÔ KHÔNG XƯƠNG – BIỂN” đã được người tiêu dùng ưa chuộng và tin dùng. Được sự hướng dẫn, giới thiệu và giúp đở tận tình của các cán bộ ở thị xã, tôi đã đăng ký tham gia chương trình OCOP với mong muốn mở rộng thị trường và đưa sản phẩm đặc sản của quê hương Ngã Năm đi xa hơn để nhiều người biết đến.

* Thông tin liên hệ:
- Hộ kinh doanh BIỂN.
- Địa chỉ: ấp Long Thạnh, xã Tân Long, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
- Điện thoại:

MẮM CÁ RÔ KHÔNG XƯƠNG CÔ XUÂNTrước kia gia đình tôi làm mắm để dành ăn trong nhà, dịp lễ Tết hay giỗ chạp mới lấy ra tiế...
05/11/2024

MẮM CÁ RÔ KHÔNG XƯƠNG CÔ XUÂN

Trước kia gia đình tôi làm mắm để dành ăn trong nhà, dịp lễ Tết hay giỗ chạp mới lấy ra tiếp đãi người thân bạn bè. Hồi nhỏ, mẹ tôi thường làm mắm để dành ăn khi trên đồng khô hạn không còn cá tươi. Lúc mẹ làm tôi cũng có để ý và làm phụ nên biết cách làm. Hồi đó làm mắm cá lóc, cá lòng tong, cá sặc, cá rô…. Giờ tôi cũng làm theo cách truyền thống đó. Vì mắm làm ngon nên rất được nhiều người khen ngợi. Sau đó, gia đình tôi được bà con ủng hộ nên đã làm với số lượng lớn và đem bán, nghề làm mắm đã mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình tôi. Tuy nhiên, càng về sau có nhiều cơ sở mắm nổi tiếng như mắm cô 8 Thôi, Kim Ly, Biển… nên bị canh tranh rất cao và từ đó số lượng mắm bán ra dần dần ít lại. Vì vậy, gia đình tôi đã quyết định tìm hiểu và thử làm loại mắm mới đó là mắm cá rô không xương.

Để làm được những mẻ mắm ngon yếu tố tạo nên sự khác biệt ở đây chính là nguyên liệu và bí quyết ủ mắm. Mùa làm mắm nơi đây bắt đầu vào mùa nước nổi, tức khoảng tháng 9 đến tháng 11 là thời điểm lượng cá nhiều, cá mềm và ngon. Đến khi con nước rút dần, lượng cá không còn nhiều, người dân chuẩn bị vào vụ lúa mới cũng là lúc kết thúc mùa làm mắm cá rô đồng không xương. Cũng như nhiều loại mắm khác, mắm cá rô không xương được làm từ sản vật của vùng sông nước, được làm từ 100% con cá rô đồng, khi thành phẩm cho ra đúng với tên gọi của nó là không xương. Bởi tất cả xương cá đều đã mềm đi trong quá trình ướp gia vị và ủ trước khi thành phẩm. Mắm cá rô không xương được làm từ con cá rô đồng, loại cá vừa lớn (không quá nhỏ cũng không quá to) có thịt rất ngon và ngọt. Cũng như cách làm các loại mắm khác, đầu tiên là cắt đầu, móc ruột rồi thả vào ngâm trong nước muối loãng. Theo kinh nghiệm của gia đình cho muối vào nước lã, quậy đều, sau đó cho vài hột cơm nguội vào để thử nồng độ muối. Khi thấy hột cơm đã nổi trên mặt nước… là được. Ngâm khoảng chừng một tiếng đồng hồ thì vớt ra để cá lên rổ cho ráo nước. Tiếp theo là muối cá, cho cá vào khạp da bò, hay hủ sành, một lớp muối hột với những lát khóm xắt khoanh thì một lớp cá, cứ như vậy cho đến trên cùng là lớp muối sống, phía trên cắt miếng mê rổ cho vừa khít miệng lu, khạp, hủ… Dùng dọc dừa chẻ khúc cài cứng, cho cá bị nén chặt xuống đáy, rồi đập nắp kín lại. Chừng hơn một tháng sau khi muối cá, giở nắp khạp, hủ ra, phía trên nước muối có nhiều giòi trắng nổi phía trên là muối cá thành công. Sau đó, lấy cá ra để vào rổ để ráo nước. Khi cá ráo, tẩm từng con cá vào thính, rượu trắng. Khoảng một tháng sau khi thính, thì dùng khóm để cả vỏ đập dập vắt lấy nước rồi lược sạch để chao mắm. Cá chao xong cho vào hủ, khạp khác đã được rửa sạch, phơi khô. Xong, cũng chèn, cài thật cứng như lúc thính. Khoảng 3- 4 tháng sau khi chao cá, mắm có mùi thơm là có thể dùng được. Gia đình tôi đã trộn sẳn đường, bột ngọt, riềng, tỏi, ớt nên người mua về có thể ăn ngay, không cần chế biến lại, có thể ăn kèm với thịt luộc, chuối chát, khóm, rau thơm,…

* Thông tin liên hệ:
- Hộ kinh doanh Lê Thị Hồng Xuân.
- Địa chỉ: ấp Long An, xã Tân Long, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.

TRÀ MÃNG CẦU NGỌC TRÂN         Lê Bảo Xuyên là một người con của đất Sóc Trăng , quê tôi ở tại ấp Vĩnh Kiên, xã Vĩnh Quớ...
05/11/2024

TRÀ MÃNG CẦU NGỌC TRÂN

Lê Bảo Xuyên là một người con của đất Sóc Trăng , quê tôi ở tại ấp Vĩnh Kiên, xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, hiện là chủ cơ sở kinh doanh Trà mãng cầu Ngọc Trân.

Trước đây, vợ chồng tôi có 03 đất vườn tạp sau đó chuyển đổi vườn tạp sang trồng cây mãng cầu, vợ chồng tôi còn trẻ có sức lao động và chăm chỉ siêng năng nên đã tích lũy mua thêm 04 công bên cạnh còn tận dụng cỏ trong vườn nuôi thêm 2 con bò để lấy phân làm phân hưu cơ bón cho cây mãng cầu còn tận dụng ao mương thả thêm cá sặc rằn, cá tai tượng ....để có thêm thu nhập cho gia đình. Ngoài việc trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và vợ, chồng tôi là cán bộ ấp, tổ đan lục bình và thuê mướn 20 công ruộng để làm phụ thêm cho gia đình. Tuy công việc bận rộn nhưng vợ chồng tôi không quên vai trò nhiệm vụ của mình, chăm sóc gia đình và phát triển kinh tế mạnh hơn nữa.

Trước tiên vợ chồng tôi bàn bạc mạnh dạn chuyển đổi cải tạo vườn tạp sang trồng mãng cầu và sản xuất sản phẩm từ trái mãng cầu. Thu nhập trong gia đình giai đoạn đầu còn gặp nhiều khó khăn, vì sản phẩm mới người tiêu dùng chưa biết đến nhiều, nguyên vật liệu đầu vào chưa ổn định, sản xuất Trà vào mùa trái rộ trong năm và tận dụng nắng để phơi nên đôi lúc còn bị đọng hàng hóa, tuy khó khăn bước đầu nên vợ chồng tôi không nản chí, bàn nhau vay vốn ngân hàng chính sách xã hội để mua máy sấy Trà khắc phục mưa dầm mà trà không bị hư do phơi không đủ nắng giảm chi phí sản xuất, nhân công đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thời gian sấy nhanh hơn. Từ khi mua máy sấy đến nay việc sản xuất Trà không còn vất vả hơn và tới đây có thể sản xuất lượng Trà lớn đáp ứng nhu cầu thị trường giải quyết đầu ra cho thành viên hợp tác xã trồng mãng cầu ấp Vĩnh Kiên có nơi bán ổn định tạo công ăn việc làm, nhàn rỗi được 04 lao động tại địa phương. Nhờ các Chị, em phụ nữ tận tình, hướng dẫn giúp đở và gia đình chí thú làm ăn, chịu khó học hỏi nên công việc kinh doanh ngày càng phát triển tốt hơn. Lúc đầu Trà mãng cầu của tôi sản xuất ra chỉ bán trong thị xã Ngã Năm, sau đó dần dần lên tỉnh rồi ra ngoài tỉnh, cũng nhờ chương trình kết nối doanh nghiệp tôi đã ký hợp đồng với Hợp tác xã Chả Cá phi Hòa Đê huyện Mỹ Xuyên đã đưa sản phẩm của tôi có mặt tại Hà Nội để người tiêu dùng an tâm sử dụng Trà, Rượu, Mứt, Trái...

Tôi rất vui mừng và vinh dự được Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh tạo điều kiện cho tôi và vợ tôi chia sẽ ý tưởng khởi nghiệp, mô hình sản xuất trà mãng cầu. Trước khi tôi có ý tưởng khởi nghiệp, năm 2016 tôi tham gia Hợp tác xã Vĩnh Kiên, trong quá trình tham gia tôi quan sát thấy cuộc sống hiện nay nhiều người quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe mà sử dụng trà mãng cầu rất tốt cho sức khỏe nên tôi có ý tưởng khởi sự kinh doanh làm trà mãng cầu để bán, ấp ủ ý tưởng kinh doanh đó tôi cố gắng làm việc để có thể thực hiện ý tưởng của mình, vợ chồng tôi đã may mắn được hội liên hiệp phụ nữ thị xã mời tham dự các khóa tập huấn về xây dựng chiến lược và lập phương án sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị trái cây, chuyển giao khoa học kỹ thuật theo hướng vietgap, tham quan các mô hình chế biến các sản phẩm từ trái mãng cầu như trà, mứt, rượu.... ngoài ra vợ chồng tôi được đi tham quan Công Ty Thiên Thuận Thành ở tỉnh Đồng Tháp, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức trưng bày sản phẩm tại Sóc Trăng, Cần Thơ, kết nối doanh nghiệp ở Thạnh Trị ....từ đó bản thân vợ chồng tôi có thêm kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng kinh doanh nên đã khuyến khích tôi mạnh dạn hiện thực hóa ý tưởng của mình.

Chúng tôi đã đăng ký thương hiệu cho sản phẩm, đã làm đầy đủ các hồ sơ thủ tục gởi các ngành chức năng cuối cùng sản phẩm Trà Mãng cầu Ngọc Trân đã được chứng nhận VietGap và được cấp nhãn hiệu Ngọc Trân.

Tháng 05 năm 2019 cơ sở chúng tôi chính thức được thành lập và đi vào hoạt động để công việc kinh doanh phát triển hơn, ngoài việc sản xuất Trà Mãng cầu cơ sở còn bán thêm trái tươi cho Hợp tác xã, làm mứt, làm rượu lên men từ trái mãng cầu chín. Sản phẩm Trà mãng cầu ngày càng phong phú về mặt hàng đẹp về mẫu mã và có nhãn hiệu trên thị trường, từ đó sản phẩm của chúng tôi vươn xa hơn, bay cao hơn và được nhiều người biết đến.

* Thông tin liên hệ:
- Hộ kinh doanh NGỌC TRÂN
- Địa chỉ: 122 ấp Vĩnh Kiên, xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
- Điện thoại: 0356 515 700

NHỮNG SẢN PHẨM OCOP TIỀM NĂNG CỦA THỊ XÃ NGÃ NĂM
05/11/2024

NHỮNG SẢN PHẨM OCOP TIỀM NĂNG CỦA THỊ XÃ NGÃ NĂM

Address

Khóm 3, Phường 1
Tinh

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when OCOP thị xã Ngã Năm posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share


Other News & Media Websites in Tinh

Show All