Ngọc Linh Xanh

Ngọc Linh Xanh Trang Thông tin và phản biện

BIẾT GHI ƠN BAO THẾ HỆ ANH HÙNG 🇻🇳Em có biết hòa bình giá bao nhiêu?Là đánh đổi vô vàn giọt nước mắtMáu cha ông nhuộm đỏ...
28/12/2024

BIẾT GHI ƠN BAO THẾ HỆ ANH HÙNG 🇻🇳

Em có biết hòa bình giá bao nhiêu?
Là đánh đổi vô vàn giọt nước mắt
Máu cha ông nhuộm đỏ từng tấc đất
Tiễn chồng con tóc mẹ bạc trắng đầu.
Em có biết hòa bình có từ đâu?
Đếm sao hết biết bao nhiêu thế hệ
Họ mãi mãi nằm vào lòng đất mẹ
Tuổi xuân xanh gửi lại ở chiến trường.
Để hòa bình nhận lấy lắm đau thương
Khắp đất nước ngàn nghĩa trang còn đó
Hãy lắng nghe tiếng non sông than thở
Như lời ru yên giấc ngủ ngàn đời.
Đất nước mình đây đó khắp nơi nơi
Em sẽ gặp vết chân tròn trên cát
Gió lặng rồi tay áo còn lất phất
Vì hòa bình họ không tiếc máu xương.
Cho hôm nay một dãy núi liền sông
Những vết thương lùi xa vào quá khứ
Nhưng một điều em ơi xin hãy nhớ
Uống nước rồi,nhớ nguồn cội cha ông.
Biết ghi ơn bao thế hệ anh hùng
Họ ngã xuống cho yên bình đất nước
Hãy trân trọng công lao người đi trước
Hòa bình này vô giá có biết không!
St

KÝ ỨC ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH NĂM 1964Thời kì đầu vào chiến trường miền Nam, mỗi chiếnsĩ hành quân trên đường phải mang 30...
28/12/2024

KÝ ỨC ĐƯỜNG MÒN HỒ CHÍ MINH NĂM 1964

Thời kì đầu vào chiến trường miền Nam, mỗi chiến
sĩ hành quân trên đường phải mang 30 kg gồm quân trang, lương khô, súng đạn, thuốc quân y, đường, gạo, muối... Về chế độ ăn, ngoài gạo lĩnh
tại các trạm giao liên, mỗi người lính được cấp một
ống cóng ruốc thịt, trong đó pha trộn thuốc chống
sốt rét, tê phù... 1kg muối để dùng cho toàn bộ
chặng đường. Đồ ăn cho mỗi ngày gồm có một
nắm cơm khi hành quân ban ngày và một bữa cơm
khi dừng chân ban đêm.

Với chế độ ăn này và cuộc hành quân vất vả mỗi
ngày, bộ đội bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Vào
những năm mật độ bom đạn trút xuống đường
Trường Sơn chưa phải là ác liệt, những đoàn quân
qua đây phần lớn thương vong không phải vì bom
đạn địch mà vì sốt rét, phù tim, phù phổi, tả lỵ, trụy
tim mạch, suy kiệt thể lực, do thiếu đói hoặc đường di chuyển rất nguy hiểm.

Và sốt rét rừng là nhân tố tiêu hao sinh lực nguy
hiểm nhất. Mặc dù bộ đội được trang bị thuốc cá
nhân, mỗi đơn vị có y tá mang thùng thuốc dự trữ
đi theo, thực hiện chế độ uống thuốc phòng bệnh,
nhưng sốt rét Trường Sơn không miễn trừ bất cứ
ai. Sốt rét lâu ngày trong điều kiện thiếu thốn thuốc men cũng như lương thực đã khiến bệnh
tình chuyển thành ác tính, hậu quả là rất nhiều
chiến sĩ đã hy sinh trước khi tới được mặt trận.
Những người vượt qua được thì da thường xanh tái do thiếu máu, sức khỏe suy giảm.

Đó là những hy sinh vô cùng to lớn của cha ông ta để đất nước hôm nay hòa bình, độc lập, dân ta được ấm no, hạnh phúc và thấy được "cái giá" của hòa bình là không thể nào đong đếm được, nên hãy quý trọng và gìn giữ lấy hòa bình 🕊🕊🕊

Ảnh: Bộ đội hành quân ban đêm trên đường mòn
Hồ Chí Minh bằng ngọn đèn làm từ vỏ lọ nước hoa.

(Ảnh gốc: Sovfoto - Ảnh phục chế màu của Vien H. Quang)

🌷Bỗng nhiên liên lạc không được, ai cũng hiểu rằng dây đứt rồi. Bấy giờ, anh tiểu đội trưởng hỏi rằng ai xung phong đi n...
28/12/2024

🌷Bỗng nhiên liên lạc không được, ai cũng hiểu rằng dây đứt rồi. Bấy giờ, anh tiểu đội trưởng hỏi rằng ai xung phong đi nối dây. Tôi giơ tay thì anh Chiến tiểu đội phó bảo rằng cậu còn gia đình, có người yêu, người thân tớ chết hết rồi, không còn gì cả. Rồi anh ấy cầm theo khẩu súng lục của anh tiểu đội trưởng và dụng cụ nối dây.

Chỉ tầm chục phút sau, đường dây khơi thông và liên lạc với tiền tuyến được rõ ràng… Nhưng lại không thấy anh ấy trở lại, tôi gọi hỏi phía trước, mọi người đều bảo là không rõ.

Bom đạn ngừng, địch rút về phía sau, tôi đi tìm xuôi đoạn đây thì thấy xác anh ấy nằm cạnh một hố bom, đôi tay vẫn đang giữ mối nối… Đến chết rồi vẫn không buông. Với lính thông tin, đường dây liên lạc chính là tính mạng của mình và biết bao đồng đội.

Lúc ấy, không dám khóc, chiến tranh khiến con người ta thấy đau lòng nhưng phải nén nước mắt để sống và chiến đấu. Đồng đội đã hy sinh cho mình mà.
---
(tifosi)

🍁Minh họa: Phim tài liệu Giải mã mang tên Việt Nam
👉Trích dẫn: Cựu chiến binh Đỗ Văn Quyết, Lính Thông tin Trung đoàn 52, Sư đoàn 320B.

LỜI CĂN DẶN CỦA BÁC VỚI ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP Đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị ...
27/12/2024

LỜI CĂN DẶN CỦA BÁC VỚI ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

Đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại mà còn là người thầy, người đồng chí thân thiết. Những kỷ niệm sâu sắc với Người đã in đậm trong tâm trí Đại tướng, trở thành nguồn động lực và định hướng trong suốt cuộc đời cách mạng của ông. Qua những trang hồi ký chân thực, giản dị trong cuốn "Từ nhân dân mà ra" (trích “Tổng tập hồi ký” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp), chúng ta biết thêm những câu chuyện về tình cảm, sự kính trọng của Đại tướng đối với Bác Hồ kính yêu.

Từ những ngày hoạt động cách mạng ở Huế, Võ Nguyên Giáp luôn coi Bác Hồ (lúc đó Người lấy tên Nguyễn Ái Quốc) là hình mẫu lý tưởng: "Trong ảnh, Nguyễn Ái Quốc còn trẻ, có đôi mắt rất linh lợi, đầu đội mũ phớt đen. Tấm ảnh đã mờ. Nhưng với trí tưởng tượng và lòng kính phục của chúng tôi, đấy là hình ảnh sáng ngời của người thanh niên cách mạng đầy nhiệt tình và chí lớn". Những bài viết của Bác luôn được ông đọc, nghiên cứu kỹ lưỡng.

Lần đầu được gặp Bác ở Thúy Hồ (thắng cảnh ở Côn Minh, Trung Quốc), Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhớ lại: “Đến Thúy Hồ, tôi thấy anh Vũ Anh ngồi trong một chiếc thuyền với một người đứng tuổi, gầy gò, có đôi mắt rất sáng, mặc một bộ quần áo Tôn Trung Sơn màu xám, đội mũ phớt”. Sự miêu tả chi tiết về ngoại hình của Bác cho thấy ấn tượng sâu sắc mà Người để lại trong lòng Đại tướng.

Trong cuốn hồi ký của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bày tỏ về cảm giác quen thuộc ngay từ lần gặp đầu tiên, cho thấy sức hút mạnh mẽ từ nhân cách và phong thái của Bác: “Trước khi gặp Bác, tôi đoán con người Bác chắc hẳn phải có những điều rất đặc biệt. Gặp Bác, tôi thấy Bác hoàn toàn không giống như những điều mình hằng tưởng tượng. Ngay từ phút đầu, tôi đã cảm thấy như mình đã được ở gần Bác, được quen biết Bác từ lâu rồi. Con người của Bác toát lên sự trong sáng, giản dị”. Võ Nguyên Giáp cũng không khỏi bất ngờ: “Không ngờ một con người xa nước lâu năm như Bác mà vẫn giữ được tiếng nói quê hương”.

Thời gian sau đó, Võ Nguyên Giáp luôn ghi nhớ lời Người dạy: Nội dung chính trị phải đúng, ngắn gọn, hợp ý nghĩ quần chúng. Bác Hồ cũng thường xuyên dặn ông phải “cố gắng học thêm quân sự”. Nhớ lại ngày ăn Tết ở Tĩnh Tây, Trung Quốc, Bác Hồ cùng đồng chí, cán bộ đến từng nhà đồng bào biên giới, tự tay trao những tờ giấy đỏ “Cung chúc tân niên” do chính Bác viết. Sự gần gũi, quan tâm đến đồng bào của Bác đã in sâu trong tâm trí ông. Từ cử chỉ, hành động và những lời Bác dạy, chỉ bảo, Võ Nguyên Giáp cùng đồng đội biết rõ “ông cụ mảnh khảnh mặc bộ quần áo Nùng giản dị này là người gắn liền với vận mệnh của dân tộc Việt Nam”.

Sau những năm tháng hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra ý tưởng thành lập LLVT nhân dân và giao nhiệm vụ đó cho Võ Nguyên Giáp. Trước câu hỏi của Người: Việc này chú Văn phụ trách, chú Văn có thể làm được không? Võ Nguyên Giáp đáp: Có thể được. Người hỏi tiếp: Có thể tìm được một căn cứ “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ”, mình còn yếu, địch mạnh nhưng nhất định không để địch tiêu diệt, có thể như thế được không? Võ Nguyên Giáp đáp: Có thể. Nhất định quân địch không thể tiêu diệt ta được. Hôm đó, trong căn lều không đèn, trên núi cao trời lạnh giá, Võ Nguyên Giáp cùng đồng đội mỗi người gối một khúc gỗ cứng, nằm nghe Bác phác những nét chính về Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, từ tổ chức đến phương châm hành động... cùng lời dặn dò phải dựa vào dân, lấy chi bộ Đảng làm hạt nhân lãnh đạo.

Những ngày làm việc ở Tân Trào, Võ Nguyên Giáp luôn thấy Bác cặm cụi công việc, không mấy nghỉ ngơi. Năm 1945, trong những ngày chuẩn bị cho hai cuộc họp Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội đại biểu, Bác bị ốm nặng. Thấy Bác không khỏe, Võ Nguyên Giáp lo lắng xin phép ở lại chăm sóc. Đêm đó, trong cái lán nhỏ giữa rừng, ông đã thức trắng đêm bên Bác. Dù sốt mê man, Bác vẫn không ngừng nhắc nhở về công việc, về nhiệm vụ của Đảng và dân tộc. Tỉnh dậy trong cơn sốt, Bác nhìn Võ Nguyên Giáp và nói: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải cương quyết giành cho được độc lập”.
Trước khi xây dựng LLVT nhân dân, Bác đã căn dặn Võ Nguyên Giáp làm người cách mạng nhất định phải: “dĩ công vi thượng” (đặt việc công lên trên hết). Lời dặn chân tình ấy đã đi theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp suốt cả cuộc đời. Sau này, khi Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, trên cương vị người lãnh đạo, Đại tướng luôn tự nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, thương yêu binh sĩ và cùng chỉ huy các cấp rèn luyện cán bộ, chiến sĩ dưới quyền. Dưới sự lãnh đạo của Đại tướng, Quân đội ta trở thành đội quân cách mạng, được nhân dân tin yêu gọi là Bộ đội Cụ Hồ.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn trung thành với lý tưởng của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thấm nhuần tư tưởng “chính trị trọng hơn quân sự”, “tuyên truyền trọng hơn tác chiến” của Người, Đại tướng đã vận dụng sáng tạo những nguyên lý này vào thực tiễn. Đại tướng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác chính trị, của việc xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa Quân đội và nhân dân. Nhờ vậy, Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một đội quân mạnh mẽ mà còn là một đội quân không ngại khó, ngại khổ, vì nhân dân phục vụ.

Tình cảm mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp dành cho Bác trở thành những bài học quý giá về đạo đức, lòng trung thành và tình đồng chí, góp phần nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của mỗi người dân Việt Nam.

THANH HẢI

💫Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấyNhững cuộc đời đã hoá núi sông ta...Em ơi emHãy nhìn rất xaVào bốn ngh...
27/12/2024

💫Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...
Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn nghìn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Nhưng em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước.
ST

TUỔI 20, NẾU TÔI KHÔNG TRỞ LẠI - AI SẼ THAY TÔI VIẾT TIẾP?...“Ừ, nếu như tôi không trở lại - Ai sẽ thay tôi viết tiếp nh...
26/12/2024

TUỔI 20, NẾU TÔI KHÔNG TRỞ LẠI - AI SẼ THAY TÔI VIẾT TIẾP?...

“Ừ, nếu như tôi không trở lại - Ai sẽ thay tôi viết tiếp những dòng sau này? Tôi chỉ ao ước rằng, ngày mai, những trang giấy còn lại đằng sau sẽ toàn là những dòng vui vẻ và đông đúc. Đừng để trống trải và bí ẩn như những trang giấy này.” - đoạn cuối trong những trang nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, một sinh viên của Đại học Tổng hợp Hà Nội, tạm gác bút và cầm súng Nam tiến khi Tổ Quốc cần.

Những dòng viết ấy như báo trước một dự cảm không lành. Ngày này của 50 năm trước, cụ thể là ngày 30/07/1972, liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc hy sinh tại chiến trường Quảng Trị. Những trang nhật ký ấy không được viết tiếp nữa, chúng được tập hợp lại và in thành sách "Mãi mãi tuổi hai mươi" - mà chúng ta đọc sau này.

Mùa hè đỏ lửa 1972 và chiến dịch Thành cổ Quảng Trị đã lấy đi của chúng ta lớp sinh viên tài năng, với bao nhiêu hoài bão, bao nhiêu lý tưởng... Có khoảng 2000 sinh viên các tỉnh thành miền Bắc hy sinh vào mùa hè năm đó và hàng ngàn người khác bị thương, theo đó là bao nhiêu ước mơ dở dang tan biến, những mối tình sinh viên mà các chàng trai cô gái của chúng ta phải dặn lòng là "đất nước còn chiến tranh nên chúng ta phải biết sống xa nhau".....

Một thế hệ mà nhiều người còn sống dùng hai chữ để mô tả "nhói lòng", một thế hệ khi quay lại trường đại học, người thì mất chân hoặc mất tay, người thì di chứng tâm lý nặng nề và phải bỏ học vì không theo được, người thì không còn nhìn thấy gì nữa... Có phòng kí túc xá 10 người thì hy sinh hết 9, chỉ còn lại duy nhất một người.

"Mãi mãi tuổi hai mươi" là cảm hứng tạo ra bộ phim Mùi Cỏ Cháy - một bộ phim nói về 4 chàng trai sinh viên Hà Nội tạm biệt gia đình, người thương để tham gia Giải phóng quân. Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc trong phim chính là nhân vật Thăng - một chiến sỹ đã hy sinh trên sông Thạch Hãn.

"Mùa hè năm ấy hy sinh nhiều quá, toàn là lính trẻ" - Đại đội trưởng Phong trong phim Mùi Cỏ Cháy !
---------------------

Tổ quốc là gì?!-----Em hiểu gì về Tổ Quốc em ơiChỉ hai tiếng nhưng ngàn lời để nóiBởi đâu phải đó chỉ là tiếng gọiMà chí...
26/12/2024

Tổ quốc là gì?!
-----
Em hiểu gì về Tổ Quốc em ơi
Chỉ hai tiếng nhưng ngàn lời để nói
Bởi đâu phải đó chỉ là tiếng gọi
Mà chính là nguồn cội những yêu thương.
Biết bao người đã chẳng tiếc máu xương
Vì Tổ Quốc họ kiên cường ngã xuống
Bởi hai tiếng rất thiêng liêng Tổ Quốc
Nơi tổ tiên gây dựng nước bao đời.
Em biết không Tổ Quốc chính là nơi
Cất tiếng khóc ta chào đời bên mẹ
Nơi nuôi dưỡng những ước mơ con trẻ
Chắp cánh bay ta mạnh mẽ vươn xa.
Tổ Quốc là nơi đất mẹ quê cha
Từng hạt gạo chắt chiu qua năm tháng
Từng trang sử ghi chiến công chói rạng
Nét tinh hoa khắc khảm với thời gian.
Tổ Quốc dù thăng trầm lắm gian nan
Luôn ấm áp bởi chứa chan tình nghĩa
Dang tay rộng chở che như lòng mẹ
Con sa cơ mẹ đâu thể bỏ rơi.
Rồi mai này rộng cánh bay muôn nơi
Dù vui sướng ở phương trời viễn xứ
Hình Tổ Quốc là điều em cần nhớ
Hãy nâng niu trân trọng ở trong tim./.

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯANgày 26 tháng 12 năm 1945🏵🌸🌼🌻🌺💐🏵🌸🌼🌻🌺💐“Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. ...
26/12/2024

LỜI BÁC HỒ DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA
Ngày 26 tháng 12 năm 1945
🏵🌸🌼🌻🌺💐🏵🌸🌼🌻🌺💐

“Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới lớn”

⚜⚜⚜⚜⚜

Ngày 26-12-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của các tờ báo liên quan đến việc thành lập Chính phủ Liên hiệp. Trả lời câu hỏi vì sao dành 70 ghế Quốc hội cho Việt Quốc và Việt Cách có phải là không dân chủ hay không?, Bác trả lời: “Muốn đi tới dân chủ nhiều khi phải làm trái lại. Thí dụ, muốn đi tới hòa bình có khi phải chiến tranh”. Trả lời câu hỏi vì sao không tự chỉ định mình làm Chủ tịch, Bác trả lời “Vì tôi không muốn làm như Vua Lu-i thập tứ” (Vua Pháp Lui XIV điển hình cho một vua chuyên quyền độc đoán). Về công tác ngoại giao, Bác nói: “Thực lực như là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to thì tiếng mới lớn... Nhìn qua lịch sử thế giới thì rõ. Muốn được các nước công nhận phải qua một thời gian khá lâu”.

Ngày 24 tháng 12 năm 1945, Việt Minh, Việt nam Cách mạng đồng minh và Việt Nam quốc dân đảng đã ký kết văn bản thỏa thuận hợp tác nhằm tăng cường sự đoàn kết, củng cố mặt trận liên hợp quốc dân để tập trung lực lượng vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Theo thỏa thuận chung, văn bản này không công bố. Nhưng báo Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Việt Nam Quốc dân đảng, đã công bố. Trước sự việc trên, phóng viên các báo đã có buổi phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh; trong nội dung có câu hỏi: Cụ cho biết về vấn đề ngoại giao? Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời như trên, thể hiện quan điểm của Người về mối tương quan chặt chẽ giữa hiệu quả của công tác ngoại giao với thế và lực của đất nước.

Quan điểm về công tác đối ngoại của Hồ Chí Minh đã được Đảng ta tiếp tục vận dụng, cụ thể hóa và phát triển qua các kỳ đại hội, Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định phương châm và định hướng lớn của hoạt động đối ngoại là “Đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”. Công tác đối ngoại của Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật, thoát khỏi tình trạng bao vây, cấm vận; trở thành thành viên của hơn 70 tổ chức khu vực và quốc tế; có quan hệ ngoại giao với 185 nước trong tổng số 193 quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc, hơn 500 tổ chức phi chính phủ, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với 15 đối tác, đối tác toàn diện với 10 đối tác trên thế giới; uy tín và vị thế của Việt nam ngày càng được củng cố và không ngừng tăng cao trên trường quốc tế...
____________

🌹 Ngày 26-12-1963, Bác thăm và chúc Tết Hội đồng Chính phủ đang họp phiên cuối năm và nhắc nhở: "Hiện nay, chúng ta làm 3 xây, 3 chống còn kém. Anh chị em công nhân và nhân viên ở cơ sở thì rất hăng hái, nhưng từ cấp giám đốc lên đến bộ trưởng, thứ trưởng thì còn nhiều người chưa chuyển, cho nên có chỗ cuộc vận động bị tắc lại. Bây giờ phải làm 3 xây, 3 chống cả hai chiều, từ dưới lên và từ trên xuống. Bản thân các đồng chí bộ trưởng, thứ trưởng, các cán bộ lãnh đạo phải 3 xây, 3 chống. Hơn ai hết, người lãnh đạo phải nhận rõ cuộc vận động 3 xây, 3 chống này rất quan trọng để làm cho tốt... Phải luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, phải nêu gương sáng về đạo đức cách mạng: Cần kiệm liêm, chính, chí công vô tư... Có như thế mới xứng đáng với đồng bào miền Nam đang chiến đấu vô cùng anh dũng... Nhân dân ta rất tốt. Nếu chúng ta làm gương mẫu và biết lãnh đạo thì bất cứ công việc gì khó khăn đến đâu cũng nhất định làm được”.

🌹 Ngày 26-12-1965, tiếp tục dự họp Hội nghị Trung ương lần thứ 12, Bác khẳng định nhân dân Việt Nam kiên quyết chiến đấu trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhưng vẫn sẵn sàng giải quyết cuộc chiến tranh bằng thương lượng hòa bình, “nếu Mỹ thực sự xin ra thì ta còn tặng hoa cho họ nữa”. Cùng ngày, trong bài báo có nhan đề “Kẻ cướp nói chuyện hòa bình” với bút danh “Chiến Sĩ”, Bác khẳng định: “Với tinh thần gang thép, chúng ta vừa dũng cảm chiến đấu, vừa ra sức sản xuất và tiết kiệm, không sợ gian khổ, không sợ hy sinh thì chắc chắn là Mỹ nhất định thua. Ta nhất định thắng!”.

LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA Ngày 25 tháng 12 năm 1958🎄❄🌸🌺🌼🌻"Tư tưởng thông suốt thì mọi việc làm đều tốt. Phải làm cho ...
25/12/2024

LỜI BÁC DẠY NGÀY NÀY NĂM XƯA
Ngày 25 tháng 12 năm 1958
🎄❄🌸🌺🌼🌻

"Tư tưởng thông suốt thì mọi việc làm đều tốt. Phải làm cho tư tưởng xã hội chủ nghĩa hoàn toàn thắng, tư tưởng cá nhân hoàn toàn thất bại”.

Đây là lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tối ngày 25 tháng 12 năm 1958 nhân dịp Người về thăm và nói chuyện với cán bộ, công nhân nhà máy cơ khí Hà Nội - nhà máy cơ khí hiện đại đầu tiên của nước ta do Liên Xô giúp đỡ xây dựng. Tại đây, Người giao trách nhiệm cho cán bộ, công nhân nhà máy phải phấn đấu xây dựng nhà máy trở thành nhà máy kiểu mẫu, hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 1959, chuẩn bị cho kế hoạch dài hạn sau này. Muốn vậy, Người căn dặn phải đẩy mạnh đấu tranh tư tưởng hơn nữa; bởi tư tưởng thông suốt thì mọi việc làm đều tốt, tư tưởng nhùng nhằng thì không làm được việc và lãnh đạo quan trọng nhất là lãnh đạo tư tưởng.

Muốn làm tốt công tác tư tưởng, để cho đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kế hoạch, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương đến được với mọi người, động viên, khích lệ mọi người hăng hái, thi đua lao động, sản xuất, chiến đấu... thì phải làm tốt công tác tuyên truyền để cho tư tưởng được thông suốt; qua đó, để dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm; làm tốt công tác tuyên truyền sẽ không còn hiện tượng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”...

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONG THỜI KỲ MỚI        Phát triển văn hóa, con người là một trong những nội dung quan trọ...
25/12/2024

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONG THỜI KỲ MỚI
Phát triển văn hóa, con người là một trong những nội dung quan trọng, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta trong định hướng, chiến lược phát triển của đất nước. Thực hiện chủ trương trên, thời gian qua lĩnh vực văn hóa được tỉnh ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư đúng mức, các hoạt động văn hóa được tổ chức sôi nổi, góp phần khẳng định vai trò và tầm quan trọng của văn hóa trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
Đặc biệt, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra vào tháng 11/2021, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra những định hướng, chỉ đạo sâu sắc về phát triển văn hóa, con người trong tình hình mới. Những chỉ đạo, định hướng này có ý nghĩa đặc biệt quan trong trong bối cảnh toàn cầu hóa, mở ra nhiều cơ hội giao lưu, quảng bá và phát triển văn hóa.
Mới đây, tại Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành VH,TT&DL năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có phát biểu chỉ đạo, nhận định rằng, văn hóa luôn được quan tâm phát triển và chưa bao giờ văn hóa đạt được nhiều kết quả quan trọng như trong thời điểm này. Các nội dung về lĩnh vực văn hóa, con người được đề cập khá toàn diện, chuyển biến trong nhận thức, tư duy từ “làm văn hóa” sang “quản lý nhà nước về văn hóa” ngày càng được nâng cao và hoàn thiện, tiếp cận theo hướng chiều sâu.
Trong đó, đặc biệt là làm tốt việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa trên cả nước; phát triển đa dạng các loại hình nghệ thuật và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Hình ảnh đất nước và con người Việt Nam ngày càng được biết đến rộng rãi trên trường quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên bản đồ văn hóa thế giới.
Từ những chỉ đạo, định hướng của Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành và địa phương của tỉnh cụ thể hóa bằng nhiều chính sách, đề án phù hợp với thực tiễn, mang lại hiệu quả thiết thực. Lĩnh vực văn hóa, con người luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, ngành; nhất là việc triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS tại chỗ.
Trong đó, tỉnh ta đã ban hành và triển khai hiệu quả Đề án “Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020” và tiếp tục triển khai kế hoạch giai đoạn 2021-2026; tổ chức phục dựng 22 nghi lễ- lễ hội tiêu biểu của các dân tộc tại chỗ như: Lễ hội mừng lúa mới, lễ hội ăn trâu, mừng nhà rông mới, lễ hội cưới truyền thống, lễ hội bỏ mả, lễ làm chuồng trâu; sưu tầm, biên dịch và công bố 2 bộ sử thi Ba Na và Xơ Đăng; phát huy hiệu quả nhiều loại hình trò chơi dân gian, văn học dân gian, âm nhạc, nghề dệt truyền thống, thủ công đan lát, đẽo thuyền độc mộc.
Bên cạnh đó, hàng năm duy trì các lớp truyền dạy các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian cơ sở. Toàn tỉnh hiện có 2 nghệ sĩ được phong tặng nghệ sĩ ưu tú, 89 nghệ nhân tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú.
Hoạt động giao lưu văn hóa được UBND tỉnh và ngành VH,TT&DL tỉnh quan tâm đúng mức. Hàng năm tỉnh cử từ 2- 4 đoàn với hơn 100 nghệ nhân các dân tộc trong tỉnh tham gia trình diễn với nhiều nội dung hoạt động trong đời sống, sinh hoạt của các dân tộc tại các sự kiện lớn, nhỏ trên cả nước. Qua đó, góp phần giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống và giao lưu văn hóa các vùng, miền.
Việc xây dựng môi trường văn hóa cơ sở cũng được ngành VH,TT&DL và các ngành chức năng phối hợp với các địa phương trên địa bàn tỉnh triển khai rộng khắp, mang lại hiệu quả thiết thực với nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả như: Mô hình tự quản an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Bảo vệ môi trường; Phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; Phong trào tự quản, Nhóm nòng cốt, Tổ hoà giải ở cơ sở; Dân số, kế hoạch hóa gia đình; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong cộng đồng dân cư; mô hình Làng thanh niên, Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch; Làng phụ nữ DTTS tiên tiến; Tiếng kẻng làng tôi; Hũ gạo tình thương; Khu dân cư đảm bảo vệ sinh môi trường.
Các chương trình biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp được ngành VH,TT&DL tỉnh quan tâm đầu tư dàn dựng công phu, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, phục vụ hiệu quả cơ sở, tham gia biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp ở trong và ngoài nước đạt nhiều huy chương các loại. Các hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm được các ngành chức năng đẩy mạnh thực hiện. Nhiều cuộc triển lãm tranh, tượng, ảnh nghệ thuật được tổ chức nhân các sự kiện chính trị trọng đại, các ngày lễ lớn của địa phương và đất nước; các hội thi, hội diễn, liên hoan nghệ thuật quần chúng được tổ chức thường xuyên từ tỉnh đến cơ sở, thu hút đông đảo nhân dân tham gia hưởng ứng.
Phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ hội nhập là con đường còn nhiều gian nan, thách thức. Tuy nhiên, với những kết quả đạt được sẽ là nền tảng vững chắc để các ngành, các cấp, địa phương tiếp tục nỗ lực, hướng đến xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc, phát triển rực rỡ hơn trong thời gian tới.
Tin Hoàng Thanh

ĐẤT NƯỚC TÔI LÀ THẾ!Xin lỗi bạn, đất nước tôi là thế!Yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranhChẳng muốn khăn tang nặng ...
25/12/2024

ĐẤT NƯỚC TÔI LÀ THẾ!

Xin lỗi bạn, đất nước tôi là thế!
Yêu chuộng hòa bình, căm ghét chiến tranh
Chẳng muốn khăn tang nặng trĩu mái đầu xanh
Chẳng muốn Mẹ "Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ".
Nỗi đau chiến tranh đến giờ vẫn quằn quại con trẻ
Nước mắt vợ buồn đêm chảy chẳng hề nguôi.
Đất nước tôi chẳng bao giờ buông xuôi
Dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn cũng không hề nao núng.
Vì độc lập, tự do buộc chúng tôi cầm súng
Khoét núi, ngủ hầm, cơm vắt chẳng hề nao
Máu trộn bùn non thấm đẫm chiến hào
Vẫn khí phách hiên ngang lao vào trận chiến.
Già, trẻ, gái, trai đồng lòng cống hiến
Dâng trọn đời mình vì Tổ quốc thân thương
Biết bao con em nằm lại chiến trường
Biết bao đứa trẻ chẳng bao giờ gặp bố.
Tình nghĩa vợ chồng chẳng có ngày hội ngộ
Chiến tranh qua rồi tìm mộ chẳng hề ra.
Đất nước tôi chuộng hòa bình thiết tha
Nhưng nếu bị xâm lăng thì còn "cái lai quần cũng đánh".
Lòng yêu nước chẳng bao giờ nguội lạnh
Độc lập, chủ quyền là hết sức thiêng liêng
Muốn ấm êm với các nước láng giềng
Muốn là bạn với bạn bè thế giới.
Muốn bầu trời trong xanh vời vợi
Muốn trái đất này mãi mãi được bình an.
ST

KÝ ỨC GỬI LẠI MAI SAUVô tình "Gửi lại mai sau"Những trang nhật ký thấm màu m.áu tươi.Những người lính tuổi hai mươiTrước...
25/12/2024

KÝ ỨC GỬI LẠI MAI SAU
Vô tình "Gửi lại mai sau"
Những trang nhật ký thấm màu m.áu tươi.
Những người lính tuổi hai mươi
Trước khi ngã xuống tiếng cười còn vang...
Viết gì giấy trắng sang trang?
Bao nhiêu chữ nghĩa xếp hàng điểm danh...
Gọi hồn các chị, các anh
Bao người nằm xuống đủ thành núi sông?
Bao người chưa vợ, chưa chồng
Chưa yêu đã chết vẫn không tiếc đời.
Như mây trắng gửi lại trời
Những người lính ấy đã vời vợi xa.
St

ĐẶC SẮC LỄ HỘI KÌN CHIÊNG BÓC MẠY CỦA NGƯỜI THÁI       "Kìn chiêng bốc mạy” là lễ hội tiêu biểu, đặc sắc nhất của đồng b...
24/12/2024

ĐẶC SẮC LỄ HỘI KÌN CHIÊNG BÓC MẠY CỦA NGƯỜI THÁI
"Kìn chiêng bốc mạy” là lễ hội tiêu biểu, đặc sắc nhất của đồng bào dân tộc Thái, diễn ra vào thời điểm đất trời lập xuân, với không khí vui tươi, rộn rã, là sợi dây bền chặt gắn kết cộng đồng dân tộc Thái.
Vừa qua, tại nhà rông Kon Klor (phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum), trong không gian sôi động của Liên hoan cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh lần thứ II, Đội nghệ nhân dân tộc Thái ở thôn 4 (xã Ia Đal, huyện Ia H’Drai) đã tái hiện sinh động, đặc sắc lễ hội Kìn chiêng bốc mạy và tạo ấn tượng sâu đậm cho người xem.
Nắng chiều rợp bóng vàng dưới mái nhà rông Kon Klor, Đội nghệ nhân Thái đen ở thôn 4 (xã Ia Đal) với 30 thành viên đủ mọi lứa tuổi nhanh chóng bước ra sân khấu và thực hiện màn tái hiện lễ hội Kìn chiêng bốc mạy trong sự háo hức, mong chờ của khán giả.
Lễ hội tái hiện cảnh vật buổi sáng tinh mơ một ngày cuối năm, sau khi hoàn thành việc thu hoạch mùa màng, bà con người Thái chuẩn bị mâm lễ cúng thịnh soạn, mang thêm chum rượu cần, đệm bông lau, gạo nếp thơm, con gà béo, cá kẹp nướng, bánh sừng trâu, mâm xôi bày tỏ lòng thành đến với các thần linh. Khi tất cả xong xuôi, bà mo (thầy cúng) ngồi trước mâm lễ đọc lời khấn tổ tiên, các vị thần về nhận lễ vật, chung vui với bà con. Dưới sự hướng dẫn của bà mo, các thành viên ngồi phía sau cùng khấn theo, cảm tạ các đấng thần linh, tổ tiên đã cho họ cuộc sống bình yên, sức khỏe và hạnh phúc.
Nghi thức cúng kết thúc, mọi người bắt đầu vào phần hội với các hoạt động ăn uống, vui chơi, giải trí, văn nghệ. Tiếng nghệ nhân Lục Thị Nương (58 tuổi) trong vai bà mo vang vọng khắp khuôn viên nhà rông Kon Klor: “Thần linh đã chứng, giờ ta thay mặt thần linh phát lộc cho các con. Cầu cho các con năm nay sức khỏe, làm ăn mùa màng bội thu, cầu cho bản ta đời đời ấm no hạnh phúc. Hỡi các con cháu bản trên bản dưới, lễ hội đã được tâu, thần linh đã chứng, con cháu ta mau mau vào hội đón xuân nào. Các con hãy nổi trống, nổi chiêng lên để chúng ta mau vào hội nào”.
Phần hội tại lễ Kìn chiêng bốc mạy của người Thái ở thôn 4 (xã Ia Đal) mô phỏng một số trò chơi dân gian trong lao động sản xuất của cộng đồng người Thái thời xa xưa như chơi bói hoa, chơi tung còn, đánh mắng (tiếng Thái gọi là tó mắc lẻ), chơi thẻ (tiếng Thái gọi là ngan pé), chơi ô van quan (tiếng Thái gọi là ngan cúm). Thông qua trò chơi giúp cộng đồng người Thái thêm đoàn kết, gắn bó và thấu hiểu nhau hơn.
Nghệ nhân Lục Thị Nương là một trong những thành viên lớn tuổi nhất đội, luôn ý thức việc giữ gìn và bảo tồn các nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa, sau khi vào định cư tại thôn 4 (xã Ia Đal), bà cùng với các nghệ nhân lớn tuổi trong thôn tích cực gìn giữ, truyền dạy cho lớp trẻ những nét văn hóa đặc sắc của người Thái, trở thành tấm gương tiêu biểu trong giữ gìn văn hóa dân tộc ở địa phương.
Nghệ nhân Lục Thị Nương chia sẻ: Mỗi lần được tham dự các cuộc thi, đi giao lưu, biểu diễn thì cả đội rất vui và hăng say tập luyện, cố gắng trình diễn tốt nhất để phục vụ du khách, bà con. Chúng tôi chọn tái hiện lễ hội Kìn chiêng bốc mạy vì đây là lễ hội tiêu biểu, phản ánh đặc trưng văn hóa truyền thống, là món ăn tinh thần bao đời nay của người Thái. Tôi rất cảm ơn địa phương đã quan tâm, hỗ trợ cộng đồng người Thái chúng tôi lưu giữ và phát huy những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Theo bà Lục Thị Nương, tích xưa kể rằng lễ hội Kìn chiêng bốc mạy bắt nguồn từ các ông mo, bà tày ở trong thôn chuyên lo việc chữa bệnh cứu người bằng lá cây hoa cỏ ở trong vườn nhà, ở rừng và cầu cúng thần linh nhằm xua đuổi ma rừng, ma núi để chúng không đến quấy nhiễu bản làng. Qua đó mong cầu cuộc sống bình yên, khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc và biết ơn các đấng thần linh đã phù hộ chở che. Ngoài ra, đây còn là hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc sắc, phản ánh bức tranh đa sắc màu văn hóa truyền thống của cộng đồng người Thái.
Ngoài các trò chơi truyền thống đặc sắc, tại lễ hội Kìn chiêng bốc mạy, người Thái còn nổi tiếng với làn điệu “Khắp”, là các khúc hát dân ca trữ tình, hát vang những câu thơ, truyện thơ kết hợp với vần điệu, luyến láy, tiết tấu tự do để mang cảm xúc vào mỗi câu hát. Những điệu “Khắp” thường có giai điệu mượt mà, trữ tình, bắt tai, thường kết hợp cùng với “Pí khui” (sáo trúc) và “Pí pe” (khèn bè) tạo ra các giai điệu trầm bổng, du dương, ngân nga tạo nên thứ âm thanh lạ, độc đáo dễ đi vào lòng người.
Bên cạnh đó, lễ hội còn có những điệu Xòe độc đáo, tượng trưng cho hoạt động của con người trong nghi lễ, sinh hoạt văn hóa, cuộc sống, lao động. Những điệu múa Xòe phổ biến của người Thái có thể kể như: Xòe xoắn piêu, Xòe một bước bí chân, Xòe hái hoa và Xòe vòng tròn vỗ tay. Mỗi điệu Xòe đều có ý nghĩa mong cầu mang đến những điều tốt đẹp cho con người, khỏe mạnh, ấm no, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Đặc biệt, trong lễ Kìn chiêng bốc mạy không thể thiếu cây bông hoa (tương tự cây nêu của một số DTTS khác). Cây bông được xem là linh hồn, trung tâm của Lễ hội, là biểu tượng của vũ trụ bao la, thiên nhiên kỳ vĩ, bốn mùa xuân hạ thu đông, hội tụ đầy đủ vạn vật mà tạo hóa đã ban tặng cho con người từ thuở xa xưa. Qua đó nhằm kết nối, nói lên ước nguyện của bà con với thần linh, cầu mong được chở che, ban phước lành.
Thôn 4 (xã Ia Đal) hiện đã đạt chuẩn nông thôn mới, có 93 hộ với 354 khẩu và chỉ còn 5 hộ nghèo. Toàn thôn có 8 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống, trong đó người Thái đen chiếm đa số với 75%. Trong hành trình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội tại thôn có sự góp sức không nhỏ của cộng đồng người Thái sinh sống tại đây, trong đó, có việc tích cực gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống, góp phần phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn.
Anh Hà Văn Tình (36 tuổi) là người dân tộc Thái, hiện là Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn 4 (xã Ia Đal), Đội trưởng Đội nghệ nhân Thái tại thôn cho biết: Đội có đủ mọi lứa tuổi từ nhỏ đến lớn, em nhỏ nhất sinh năm 2005. Chúng tôi thành lập câu lạc bộ dân gian để tạo sân chơi, duy trì tập luyện, bảo tồn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Thái. Thông qua hoạt động của câu lạc bộ còn giúp tuyên truyền, vận động lớp trẻ trong thôn yêu quý, giữ gìn được bản sắc dân tộc để không bị mai một.
Xem đội nghệ nhân thôn 4, xã Ia Đal tái hiện lễ hội, biểu diễn hát múa truyền thống, chúng tôi cảm nhận rõ bao tâm huyết, say mê, tràn đầy tự hào về bản sắc truyền thống của mỗi thành viên trong đội. Từng đôi trai gái người Thái, tay trong tay cùng nhau hát múa, trao nhau nụ cười say đắm, hòa trong tiếng trống chiêng thúc giục liên hồi, men say rượu cần nồng ấm giúp tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó.
Bà Nguyễn Thị Thuận - Phó Chủ tịch UBND xã Ia Đal cho biết: Khai thác lợi thế những nét văn hóa đặc trưng, phong phú của cộng đồng các dân tộc, xã đã có những định hướng cho cộng đồng người Thái trên địa bàn, trong đó, có thôn 4 nỗ lực bảo tồn, giữ nguyên những đặc sắc văn hóa về trang phục, ẩm thực, dân vũ, dân nhạc truyền thống. Qua đó, đã phát huy hiệu quả, xây dựng được hệ giá trị văn hóa vùng miền gắn với phát triển du lịch cộng đồng hiệu quả trên địa bàn.
Tin Hoàng Thanh

Address

Tinh Kontum

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Ngọc Linh Xanh posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share