22/12/2024
Fire punch - Thế chiến - Thịt người
Chắc hẳn các bạn không lạ với những tác phẩm của Fujimoto sensei rồi đúng chứ nhỉ? Hôm nay chúng mình sẽ đá qua “Hỏa Quyền- Fire Punch” (vì bối cảnh truyện rất phù hợp với tiết trời giá rét của mùa đông miền Bắc này ☃️) để liên hệ đến vài sự kiện thực tế nha.
Agni-main của chúng ta trong thế giới này là một người được “ban phước”, sở hữu năng lực đặc biệt là "Regeneration" (Tái sinh). Agni có khả năng tái tạo bất kỳ phần cơ thể nào bị tổn thương, kể cả những tổn thương nghiêm trọng như mất chân, tay, hoặc các cơ quan nội tạng. Trong bối cảnh thế giới được bị mụ cũng được ban phước đi, gọi là Ice Witch (Phù thủy Băng) đã bao phủ thế giới trong một mùa đông vĩnh cửu. Điều này dẫn đến sự sụp đổ của nền văn minh, khiến con người sống sót phải vật lộn với cái đói, cái lạnh và sự khan hiếm tài nguyên.
Xã hội trở nên hỗn loạn, với những kẻ mạnh áp bức kẻ yếu. Nạn đói là vấn đề lớn nhất, buộc con người phải tìm mọi cách để tồn tại, kể cả những hành động phi nhân tính. Và đương nhiên Agni thành vị cứu tinh của làng mình với skill siêu hồi phục này, máy sản xuất thịt cho cả làng để không chết đói chứ tăng gia sản xuất thế nào được với cái môi trường “hoang mạc” này.
Việc lấy người làm lương thực xảy ra trong các nạn đói, chiến tranh là điều không thể tránh khỏi. Ta sẽ nói đến chiến dịch barbarossa, là chiến dịch xâm lược Liên Xô do Quân đội Đức Quốc xã tiến hành trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc vây hãm Leningrad (1941-1944) đã biến 1 thành phố chuyển cả menu lương thực thành thịt người. Với hơn 900 ngày bị bao vây bởi quân đội Đức Quốc xã kết hợp với nhiệt độ -40°C làm nguồn nước bị đóng băng, nguồn nhiên liệu khí đốt, than đá thì cạn kiệt khiến tình cảnh trở lên vô cùng là bết bát. Người dân thành phố cố gắng sống sót bằng cách đốt mọi thứ để sưởi ấm, ăn cỏ, xác động vật, vỏ cây, keo dán, và bất kỳ nguồn thực phẩm thay thế nào có thể tìm thấy. Tuy nhiên, không thể cầm cự được lâu, xác chết giờ đây đã nằm la liệt trên khắp đường phố vì mặt đất đã đóng băng không thể chôn cất. Dẫn đến việc họ phải từ bỏ nhân tính, xẻ xác người để ăn, trong những trường hợp cực đoan hơn, có cả những vụ gi ng qua đường, gi ng thân trong nhà để nuôi bản thân và những người thân trong gia đình (không có ví dụ đâu vì zucc gõ đấy). Những hành động này, dù mang tính sinh tồn, vẫn bị chính quyền Liên Xô coi là tội ác. Chính quyền đã tiến hành các cuộc điều tra, bắt giữ và xử lý nghiêm khắc những người tham gia, bao gồm án tử hình hoặc lao động khổ sai (hoặc để Dôma đốt hết đi là xong như FirePunch là được rồi).
Cả hai câu chuyện, một có thật và một hư cấu, đều làm nổi bật sự mong manh của đạo đức và nhân tính khi con người bị đẩy đến tận cùng của sự sống. Agni, dù mang trong mình sức mạnh phi thường, vẫn là biểu tượng cho nỗi đau và sự đấu tranh giữa bản năng sinh tồn và khát vọng làm người. Còn những người sống sót ở Leningrad, dù đã vượt qua mùa đông chết chóc, vẫn phải đối mặt với những vết sẹo tinh thần không bao giờ lành và chờ đón họ là sự trừng phạt của chính quyền chứ có thấy tự do đâu. Nạn đói năm 45 có lẽ cũng tồi tệ không kém... Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ, bai bai và hẹn gặp lại nếu chùng mình còn sống nhé!