Sống Đẹp Mỗi Ngày

Sống Đẹp Mỗi Ngày SỐNG ĐẸP hơn mỗi ngày

Ở đời có rất nhiều thứ bạn không muốn làm nhưng không thể không làm. Đó là trách nhiệm! Có nhiều thứ bạn muốn làm nhưng ...
18/07/2024

Ở đời có rất nhiều thứ bạn không muốn làm nhưng không thể không làm. Đó là trách nhiệm! Có nhiều thứ bạn muốn làm nhưng lại không thể làm. Đó là số phận!

"ĐỪNG MẢI MIẾT LÀM VỪA LÒNG NHỮNG NGƯỜI LẠ MÀ QUÊN MẤT HIẾU KÍNH VỚI MẸ CHA"Công lao và tình thương của cha mẹ đối với c...
18/07/2024

"ĐỪNG MẢI MIẾT LÀM VỪA LÒNG NHỮNG NGƯỜI LẠ MÀ QUÊN MẤT HIẾU KÍNH VỚI MẸ CHA"

Công lao và tình thương của cha mẹ đối với con cái không thể đong đếm bằng những từ ngữ hay số liệu. Họ đã dẫn dắt, dạy bảo và cho chúng ta những lời khuyên quý báu trong những thời khắc quan trọng của cuộc đời. Những nỗ lực vô bờ bến của họ để nuôi dưỡng, bảo vệ và chăm sóc chúng ta không chỉ là nghĩa vụ mà còn là tình yêu thương sâu đậm không thể diễn tả thành lời. Họ là điểm tựa vững chắc, là ngọn đuốc sáng soi đường cho con đi hết những thử thách và khó khăn của cuộc đời. Cho dù thế giới có thay đổi như thế nào, lòng hiếu kính và sự biết ơn đối với cha mẹ luôn nên được giữ gìn và trân trọng mãi mãi.

Vì vậy, đừng bao giờ đánh mất bản thân trong cuộc sống với việc chỉ mải miết để làm hài lòng những người lạ. Quên đi hiếu kính đối với mẹ cha là mất đi một phần của chính mình. Những người thân yêu đã dạy dỗ và nuôi dưỡng chúng ta từ những ngày thơ ấu. Họ là những người đã hy sinh vô điều kiện để cho chúng ta những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống. Chính sự hiếu kính này là nền tảng của sự tôn trọng và lòng biết ơn, giúp ta giữ vững bản ngã và giá trị con người của mình.

Đất đai nhà cửa đâu cònMẹ đem bán hết cho con làm nhàTưởng con đón mẹ về nhàĐể con nuôi dưỡng mẹ cha cuối đờiBan đầu vui...
17/07/2024

Đất đai nhà cửa đâu còn
Mẹ đem bán hết cho con làm nhà
Tưởng con đón mẹ về nhà
Để con nuôi dưỡng mẹ cha cuối đời
Ban đầu vui vẻ tươi cười
Về sau mắng chửi như người ăn xin
Nghe nói thì tôi không tin .
Mắt bà giờ kém , không tinh nữa rồi
Rửa bát vô ý đánh rơi
Con dâu quát tháo “mẹ rời khỏi đây”
Con dâu mắng mẹ :”chảy thây
ngủ cho trương mắt suốt ngày ăn chơi “
Thực ra đâu được nghỉ ngơi
Nấu cơm quét dọn khắp nơi trong nhà
Băm rau chăn lợn ,chăn gà
Bao nhiêu công việc trong nhà đến tay
Từ hôm bà dọn về đây
Không có mấy ngày là được yên vui
Nhà mẹ thì đã bán rồi
Bây giờ con đuổi ,mẹ chui chỗ nào ?
Chỉ kêu đất rộng , trời cao
“Cái thân tôi khổ làm sao hỡi trời !”
Đất đai nhà cửa hết rồi
Tiền thì không có,thế rồi đi đâu ??
Hay là chui xuống gầm cầu
Tránh mưa tránh nắng,nhà đâu mà về ?
Ngôi nhà của bà ở quê
Nghe con dụ ngọt,”mẹ về con chăm”
Tuổi mẹ giờ đã tám lăm
Xa trời gần đất ,mẹ nằm phơi sương
Sao con chẳng sót ,chẳng thương
Để mẹ thất thểu trên đường ăn xin.

Nguồn: ST

"BA CHỜ CON THÀNH ĐẠT NHÉ, CON SẼ SỚM VỀ BÁO HIẾU BA. BA ĐỪNG LO, CON SẼ KHÔNG ĐỂ BA PHẢI CHỊU KHỔ NỮA"Một ngày nắng vàn...
17/07/2024

"BA CHỜ CON THÀNH ĐẠT NHÉ, CON SẼ SỚM VỀ BÁO HIẾU BA. BA ĐỪNG LO, CON SẼ KHÔNG ĐỂ BA PHẢI CHỊU KHỔ NỮA"

Một ngày nắng vàng, trong căn nhà nhỏ ở cuối con hẻm, tiếng chổi lạo xạo vang lên đều đều. Đó là ông Nam, một người đàn ông già nua, gầy gò đang quét sân. Ông cặm cụi làm việc, khuôn mặt nhăn nheo, đầy những vết hằn của thời gian và khó khăn. Ông Nam không có gì ngoài cậu con trai tên Hùng, người con duy nhất mà ông yêu thương hơn cả mạng sống của mình.

Hùng là một chàng trai thông minh, học giỏi, và luôn có ước mơ lớn. Cậu đã mất mẹ từ khi còn rất nhỏ, chỉ còn lại ông Nam chăm sóc và nuôi dạy. Ông Nam dù nghèo khó nhưng luôn cố gắng làm mọi việc để có thể cho Hùng một cuộc sống tốt nhất. Ông không quản ngại nắng mưa, ngày ngày đẩy xe bán chổi rong trên khắp các con phố để kiếm từng đồng bạc lẻ.

Một buổi chiều, khi ông Nam đang ngồi dưới mái hiên, Hùng trở về nhà sau một ngày dài học tập. Cậu đặt cặp sách xuống và chạy lại bên ông, nhìn khuôn mặt mệt mỏi của cha mà lòng cậu chợt nhói đau.

"Ba ơi, con hứa với ba, con sẽ cố gắng học thật giỏi, sẽ thành đạt để về báo hiếu ba. Ba đừng lo, con sẽ không để ba phải chịu khổ nữa," Hùng nói, giọng nghẹn ngào.

Ông Nam nhìn con trai, đôi mắt ông đỏ hoe nhưng vẫn chứa đựng niềm tin và hy vọng. Ông khẽ mỉm cười, đặt bàn tay chai sạn lên vai Hùng. "Ba biết mà, Hùng. Ba tin con. Con chỉ cần chăm chỉ, hết lòng với những gì con làm, ba luôn tự hào về con."

Những năm tháng trôi qua, Hùng không phụ lòng cha, anh luôn đứng đầu trong mọi kỳ thi, nhận được học bổng du học nước ngoài. Ngày anh lên máy bay rời quê hương, ông Nam đứng lặng lẽ nhìn theo, mắt ông nhòa đi vì nước mắt. Ông tự nhủ rằng, đây chính là tương lai mà ông đã hy sinh cả cuộc đời để xây dựng cho con.

Thời gian thấm thoắt trôi, những lá thư của Hùng từ nước ngoài gửi về đều chứa đầy những lời hứa hẹn và quyết tâm. Hùng học tập không ngừng, làm việc chăm chỉ, và dần dần, anh trở thành một doanh nhân thành đạt.

Một ngày nọ, khi ông Nam đang ngồi bán chổi bên vệ đường như thường lệ, một chiếc xe sang trọng dừng lại trước mặt ông. Từ trong xe, Hùng bước xuống, lịch lãm trong bộ vest đắt tiền. Ông Nam ngỡ ngàng, không tin vào mắt mình.

"Ba ơi, con đã về," Hùng nói, giọng run run. "Con đã thành công rồi ba ơi. Ba không cần phải vất vả nữa, hãy để con chăm sóc ba."

Ông Nam đứng lặng người, rồi nước mắt ông tuôn trào. Ông ôm chầm lấy Hùng, không nói nên lời. Trong khoảnh khắc ấy, bao nhiêu nỗi nhọc nhằn, hy sinh của ông dường như tan biến, chỉ còn lại niềm hạnh phúc vô bờ.

"Ba tự hào về con" ông Nam thì thầm.

Người cha nghèo khó đã dạy dỗ và hy sinh cho con, để rồi nhận lại niềm vui từ sự thành công và lòng hiếu thảo của người con trai. Những giọt nước mắt của họ không chỉ là sự xúc động mà còn là biểu tượng của tình yêu và hy sinh vô điều kiện giữa cha và con.

NỖI BUỒN LỚN NHẤT CỦA TUỔI GIÀ...Câu chuyện của một người con: "Tôi mua cho mẹ một chiếc điện thoại thông minh. Mẹ nhờ t...
16/07/2024

NỖI BUỒN LỚN NHẤT CỦA TUỔI GIÀ...
Câu chuyện của một người con: "Tôi mua cho mẹ một chiếc điện thoại thông minh. Mẹ nhờ tôi hướng dẫn cách sử dụng. Tôi đã chỉ cho mẹ những chức năng cơ bản, rồi bật máy tính lên để chuẩn bị làm việc.
Lát sau mẹ vào, hỏi lại về một tính năng của điện thoại, tôi chỉ lại cho mẹ.
Thế rồi khi tôi đang xoay xở với một đống việc, mẹ tôi lại vào hỏi tiếp... Sau cùng, bà than rằng điện thoại mới phức tạp quá, không thể dùng được.
Dòng ý tưởng công việc bị cắt ngang mấy lần khiến tôi bực dọc. Tôi gắt lên với mẹ.
Bà ngước lên nhìn tôi khổ sở: "Hay là thôi, mẹ vẫn dùng điện thoại cũ". "Tùy mẹ, mẹ muốn thế nào cũng được", tôi sốt ruột đáp.
Khuya hôm ấy, khi chuẩn bị đi ngủ, tôi nhận được tin nhắn của mẹ: "Con à, mẹ đã già mau quên. Đôi khi mẹ cũng không nhớ cả điều mẹ đã nói. Con đừng trách mẹ.”
Dòng tin nhắn của mẹ làm tôi cay mắt. Tôi biết, mẹ không dám nói chuyện trực tiếp với tôi nên đã nhắn tin. Mẹ sợ làm phiền và sợ tôi cáu gắt.
Những ngày sau đó, mẹ không hỏi tôi về điện thoại nữa. Tự bà mày mò một cách kiên nhẫn, khó nhọc...”
Thái độ trên của người con đã vô tình gửi đến cho người mẹ một thông điệp: Mẹ đã già rồi, đang dần trở nên lẩm cẩm, phiền hà, vô dụng...
Nỗi buồn lớn nhất của cha mẹ khi già yếu, chính là buộc phải trở nên "thận trọng" hơn với con mình.
Thủa ấu thơ, trong mắt trẻ, mẹ cha là người biết mọi thứ, mạnh hơn tất cả. Cha mẹ là hai ngọn núi, che chở, mang lại bình yên cho đứa con.
Nhưng đến một ngày, những "ngọn núi" ấy không còn sừng sững nữa. Đó là khi bố mẹ về già. Họ có nhiều điều không dám hỏi, không dám đề cập với con.
Lý do đơn giản, tuổi tác khiến họ dễ tổn thương; trong khi con cái tự cho mình nhiều kiến thức hơn và dần xem thường cha mẹ.
Đó là một trong những nỗi buồn và cô đơn lớn nhất của tuổi già.

Nguồn: ST

Các con ơi! Sao không về thăm mẹMẹ già rồi chẳng còn sống được baoMái nhà tranh chiều nay lại vắng bóngLòng mẹ buồn, con...
16/07/2024

Các con ơi! Sao không về thăm mẹ
Mẹ già rồi chẳng còn sống được bao
Mái nhà tranh chiều nay lại vắng bóng
Lòng mẹ buồn, con Vện cũng buồn theo

Mẹ chỉ sợ một ngày con trở lại
Mẹ không còn trên mảnh đất quê hương
Mẹ thương con nên trông ngóng từng ngày
Con nhớ nhé! Hãy nhớ về thăm mẹ.

Về thăm cha mẹ ngay khi có thể vì trên đời chỉ có 2 thứ duy nhất không được bỏ lỡ: 1 là chuyến xe cuối cùng để trở về, 2 là người thật lòng yêu thương ta.

“Nhà” là một cái tên bình phàm nhưng ấm áp đến lạ. Từ khi chúng ta cất tiếng khóc nỉ non đầu tiên trên đời, tới khi bôn ba năm tháng đủ để bước vào cõi luân hồi, bất luận chúng ta gia tài bạc triệu, hay chỉ là kẻ không xu dính túi, cho dù ở nhà lầu xe hơi giữa chốn thành thị hay hang cùng núi hẻm, thì vẫn cần một ngôi nhà để về vào những lúc mệt mỏi.

Càng trưởng thành, chúng ta càng cảm thụ được nhiều loại tình cảm trên đời, trong đó có tình thân, tình yêu, tình bạn, tình nghĩa… Thế nhưng, không có một loại tình cảm nào có thể vượt qua tình cảm cha mẹ, là loại tình cảm duy nhất cao hơn cả núi, sâu hơn cả biển.

Như người ta thường nói: "Khi cha mẹ còn, nhà là nơi để về, nhưng cha mẹ đã ra đi, nhà chỉ là nơi để đến." Đời sống cơm áo gạo tiền thường đẩy chúng ta rời xa cha mẹ, đôi khi cũng quên mất con đường về nhà, về nơi bình yên nhất trong đời, luôn sẵn sàng giang tay bao dung cho ta. Dù ngoài đời có nhiều giông bão đến mấy, khổ sở ra sao, chỉ cần được ở bên những người thân thương có công ơn sinh thành dưỡng dục, chúng ta lại chứa chan hạnh phúc bình dị và sống lại trong tình yêu chan chứa.

Chỉ cần cha mẹ còn sống, căn nhà nhỏ cũng có thể trở thành cảng tránh bão to lớn, đem lại cho chúng ta cảm giác an toàn mà không gì có thể thay thế được. Dù sau này đi tới phương trời nào, vượt núi qua sông, đất khách quê người, chỉ cần nghĩ tới cha mẹ ở nhà, chúng ta tự dưng sẽ có động lực tiếp tục phấn đấu. Dù sự nghiệp thành công hay thất bại thì về đến nhà, chúng ta cũng chỉ là những đứa con thơ, luôn được lo lắng và chăm lo.

Nhưng nếu đấng sinh thành yêu thương chúng ta nhất cũng không còn nữa, nửa đời sau sẽ phải đối mặt với những gì? Khi đói bụng, không người lo lắng. Khi đau ốm, không người chăm sóc. Khi vấp ngã, không người đỡ dậy. Khi mệt mỏi, không người chở che. Đối mặt với mọi gian nan thách thức của cuộc đời, chúng ta phải tự mình gánh gồng trên vai, trở thành một người hoàn toàn cô độc, không nơi dựa dẫm.

"HÈ NÀY MẤY ĐỨA NHỎ CÓ VỀ QUÊ CHƠI VỚI NGOẠI KHÔNG CON..."Cuộc gọi từ quê lên sau giờ cơm tối ở thành phố để hỏi thăm co...
16/07/2024

"HÈ NÀY MẤY ĐỨA NHỎ CÓ VỀ QUÊ CHƠI VỚI NGOẠI KHÔNG CON..."

Cuộc gọi từ quê lên sau giờ cơm tối ở thành phố để hỏi thăm con cháu có về quê chơi dịp hè này không khiến cho con cháu nghe mà xé lòng.

Mọi người có nhớ lần gần nhất mình về quê chơi hè với ông bà là khi nào không? Là hình ảnh nồi cá kho bà nấu thơm phức, là hình ảnh ông đang tranh thủ dọn dẹp, là hình ảnh mấy đứa nhỏ cùng nhau trải chiếu, dọn cơm chiều ra ngoài sân ngồi ăn cho mát...

Tuổi già họ cô đơn lắm. Con cháu lớn lên thì mải chạy theo ánh đèn sáng chói chốn thị thành mà quên mấy rằng ở quê luôn có một ngọn đèn nhỏ thắp lên bền bỉ ngóng chờ mình ngày này qua tháng nọ. Chờ đợi một tiếng bà ơi, ông ơi, bố mẹ ơi con cháu về chơi với ông bà đây này.

Nếu cuộc đời chia làm ba phần,Một phần đối xử tốt với những người dịu dàng trên thế giới,Một phần dành cho người yêu mìn...
15/07/2024

Nếu cuộc đời chia làm ba phần,
Một phần đối xử tốt với những người dịu dàng trên thế giới,
Một phần dành cho người yêu mình bằng cả sinh mệnh thì phần còn lại.. nhất định phải là yêu thương ba mẹ. Thương ba mẹ mình trọn đời em nhé..
“Thêm một người trái đất sẽ chật hơn, nhưng thiếu ba mẹ thế giới đầy nước mắt...”

Trong một căn nhà nhỏ ấm cúng nơi ngoại ô thành phố, có hai ông bà già sống cùng nhau đã hơn nửa thế kỷ. Căn nhà không l...
15/07/2024

Trong một căn nhà nhỏ ấm cúng nơi ngoại ô thành phố, có hai ông bà già sống cùng nhau đã hơn nửa thế kỷ. Căn nhà không lớn, nhưng chứa đựng biết bao kỷ niệm và tình yêu thương. Ông bà đã cùng nhau trải qua biết bao thăng trầm, từ những ngày tháng khó khăn của tuổi trẻ đến khi con cháu trưởng thành, ông bà vẫn luôn bên nhau, chăm sóc và nâng đỡ lẫn nhau.

Những bữa cơm gia đình tuy đơn giản nhưng luôn tràn ngập tiếng cười và sự ấm áp. Ông bà không có nhiều của cải, nhưng tình yêu thương họ dành cho con cái là vô bờ bến. Họ đã làm việc chăm chỉ cả đời để nuôi dạy các con nên người, để bây giờ có thể nhìn thấy con cháu sum vầy, trưởng thành và hạnh phúc.

Giờ đây, khi tuổi già sức yếu, ông bà vẫn luôn nắm chặt tay nhau, cùng nhau đi qua những tháng ngày còn lại. Ông thường nói với bà: "Chúng ta đã cùng nhau trải qua bao khó khăn, nuôi dạy các con nên người. Giờ thì chúng ta có thể yên tâm nghỉ ngơi rồi." Bà chỉ mỉm cười, ánh mắt đầy yêu thương và hạnh phúc.

Ông xúc động cho biết: “Mấy đứa con không cho ông đi chợ nhưng ông vẫn muốn đi, già rồi, đâu còn sống được bao lâu nữa, bà thèm cái gì ông muốn tự tay nấu cho bà. Nhiều hôm nấu cháo bị khê nhưng nhìn bà vẫn ăn ngon lành, ông hạnh phúc lắm”.

Mấy chục năm nay, do tuổi cao, ông bà hay đau ốm nên mọi sinh hoạt, chi tiêu trong nhà đều dựa vào tiền trợ cấp tuổi già và phụ cấp của các con. Nhìn thấy các con ngày đêm phải bươn chải kiếm tiền, gia đình cũng khó khăn khiến bà rơi nước mắt: “Bà chỉ muốn chết đại đi cho các con bớt khổ. Chứ sống làm gì chỉ khổ con, khổ cháu. Tụi nó có làm được bao nhiêu đâu mà phải cắt xén để lo cho chúng tôi”. Và mỗi lần nghe bà nói vậy, ông Tấn chỉ biết ôm bà mà khóc.

Con gái ông bà cho biết: “Giờ ông bà đã già lắm rồi, việc tắm rửa ông bà còn làm được nhưng ăn uống thì lâu lâu tôi phải phụ. Ông bà ăn ít lắm, mỗi người chỉ lưng chén cơm cho mỗi bữa. Chỉ mong ông bà có thêm sức khỏe để sống cùng con cháu”.

Cuộc sống của đôi vợ chồng già cứ thế trôi qua mỗi ngày trong niềm hạnh phúc được ở bên nhau. Có lẽ tình yêu thương, sự trân quý nhau đã giúp ông bà cùng nắm tay nhau đi ngót nghét gần hết cả một đời.

Mẹ Cha nay đã già rồiKhông còn khỏe mạnh như hồi ba mươiTrải bao năm tháng đời ngườiThăng trầm có đủ, khóc, cười có dưỞ ...
15/07/2024

Mẹ Cha nay đã già rồi
Không còn khỏe mạnh như hồi ba mươi
Trải bao năm tháng đời người
Thăng trầm có đủ, khóc, cười có dư

Ở ngoài con trọng người ta
Về nhà gắt gỏng Mẹ Cha nhiều lời
Có thời gian để đi chơi
Mà cuộc điện thoại con thời không nghe

Con vui với bạn với bè
Mấy khi rảnh rỗi nhớ về Mẹ Cha
Con ơi Cha Mẹ đã già
Đừng vô tâm nữa, con à, Con ơi..

Nguồn: ST

Em lớn lên giữa vùng quê nghèo khổCuộc sống mưu sinh đè nặng thân gầy.Có những đứa trẻ phải nhịn đói suốt ngàyVì trời mư...
14/07/2024

Em lớn lên giữa vùng quê nghèo khổ
Cuộc sống mưu sinh đè nặng thân gầy.

Có những đứa trẻ phải nhịn đói suốt ngày
Vì trời mưa, rau rừng không kiếm được
Cánh đồng quê em ngập trong biển nước
Mẹ vẫn chưa về, gạo nhà hết từ lâu...

Có những đứa trẻ sinh ra đã gánh nỗi đau
Mẹ đi chợ vùng cao rồi không về nữa
Cha đi tìm, bỏ em bên bếp lửa
Gió thét gào qua vách lá đơn sơ...

Có những đứa trẻ suốt năm tháng tuổi thơ
Cùng cha oằn mình theo từng con sóng
Cha ra đi trong một ngày biển động
Để suốt bao năm mẹ vẫn đợi cha về.

Có những đứa trẻ trong ngày rét tái tê
Em đi tìm gì trong từng thớ đất?
Tìm áo cơm? Hay tìm điều đã mất
Hình dáng mẹ cha, em chưa thấy bao giờ!

Nếu có thể cho em một giấc mơ
Được đến trường trong bộ quần áo mới
Dưới mái nhà tranh có bữa cơm nóng hổi
Cha vỗ về, vòng tay mẹ yêu thương....

Tác giả: Vũ Tuấn

Đời buồn của cụ bà bán hàng rong sống cạnh nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội: "Ngày xưa lăn lộn nuôi con, nhưng chúng nó lầ...
12/07/2024

Đời buồn của cụ bà bán hàng rong sống cạnh nhà vệ sinh công cộng ở Hà Nội: "Ngày xưa lăn lộn nuôi con, nhưng chúng nó lần lượt ra đi hết rồi..."

Mỗi năm, bà Thanh (87 tuổi) đều đặn nhận tấm bằng khen của hội người cao tuổi, đề tặng mấy dòng chữ vàng: "Tuổi cao chí càng cao!". Bà khổ, lam lũ, vất vả ở cái tuổi đáng nhẽ phải được hưởng trọn sự an yên, nhẹ nhàng bên con cháu. Nhưng chưa bao giờ bà than hay đòi hỏi bất cứ điều gì.

Bà dành cả tuổi trẻ để hi sinh cho chồng, cho con cái, cho người thân, nhưng chưa bao giờ từng đòi hỏi điều gì. Cho đến một ngày, mọi người cứ lần lượt bỏ bà mà đi, để lại độc mỗi đứa con út khù khờ và túp lều ẩm thấp gần nhà vệ sinh công cộng.

"Ngày xưa lăn lộn nuôi con, nhưng chúng nó lần lượt ch.ế.t hết, tôi chả còn gì. Giờ tôi chỉ mong ước trời phật đưa tôi đi sớm. Đi là đi luôn...".

Cho đến tận lúc này, bà vẫn một mình, bươn chải, đấu tranh và tự học cách sinh tồn. Chính vì sợ cảm giác cô đơn, đau khổ mà bà buộc phải mạnh mẽ. Gần hết một đời người, bà chưa thôi lạc quan: "Tôi phải cương quyết, cương quyết đến cùng. Trời cho sống đến lúc nào thì phải tiếp tục sống, không sợ gì cả". "Tôi chỉ muốn tìm cho mình một nơi xa xôi, để sau này ra đi thanh thản"

MẸ MIỆT MÀI BÁN GÁNH HÀNG RONG KIẾM TIỀN LO GIỖ CHO CON GIỮA ĐÊM VẮNG Vì hoàn cảnh, điều kiện sống khác nhau mà ...
12/07/2024

MẸ MIỆT MÀI BÁN GÁNH HÀNG RONG KIẾM TIỀN LO GIỖ CHO CON GIỮA ĐÊM VẮNG

Vì hoàn cảnh, điều kiện sống khác nhau mà có người được ăn sung mặc sướng, có người lại phải dậy sớm thức khuya, ngày ngày dãi nắng dầm mưa để mưu sinh. Họ nỗ lực như vậy không chỉ vì bản thân họ mà còn vì người thân, gia đình.

Điển hình như mới đây, mạng xã hội đang lan truyền đoạn clip về người phụ nữ cùng gánh hàng lặng lẽ rong ruổi trên đường giữa màn đêm hiu quạnh. Trời đã khuya, cô vẫn chưa được về ngủ vì phải kiếm tiền về thăm con gái.

Ấy vậy mà cô bán hàng lúc nào cũng niềm nở với khách: "Ủng hộ cô tí để mai cô về quê". Thế nhưng khi được hỏi về nhà chơi hay có việc, người phụ nữ đáp: "Mai là ngày giỗ con bé con nhà cô" khiến người mua vô cùng bất ngờ.

Được biết, con gái cô tính đến năm nay là 26 tuổi, do mắc bệnh về não 9 năm trời nên đã ra đi hồi năm 2005. Ngày trước, vợ chồng cô cũng nỗ lực chạy chữa, thế nhưng bệnh quá nặng, cô gái thiệt thòi bị "teo" lại còn có 9 cân. "Cô chữa mất bao nhiêu tiền đấy mà có được đâu. Số cô không có con gái...", người mẹ kể lại một cách từ tốn như thể bao năm qua đã quá quen với mất mát này.

Để lo cho gia đình mà phải đi xa mưu sinh, cô tâm sự con gái ở trên trời vẫn là động lực để làm việc vì cảm thấy con luôn dõi theo. "Đi đường cô cứ khấn ấy chứ, con phù hộ đông khách cho mẹ bán hết để mẹ về", cô kể.

CẢ ĐỜI TẦN TẢO VÌ CON!....Cả cuộc đời mẹ tần tảo bán bưng Bao năm trời Nắng mưa ròng rã Nuôi các con mà thân rệu rã Gối ...
11/07/2024

CẢ ĐỜI TẦN TẢO VÌ CON!....
Cả cuộc đời mẹ tần tảo bán bưng
Bao năm trời Nắng mưa ròng rã
Nuôi các con mà thân rệu rã
Gối mỏi lưng còng tóc đã ngả màu sương

Tôi sinh ra tại một vùng quê nghèo, gia đình sống bằng nghề ruộng vườn, sau đó với mong ước cho con cái có điều kiện học hành nên gia đình chuyển ra thành thị sinh sống, vì vậy mẹ tôi phải bán xôi để nuôi chị em tôi ăn học cho đến lúc thành người.

Công việc nấu nấu xôi của mẹ tôi thật vô cùng vất vả, nào phải thức dậy từ khuya để đốt lò nấu xôi và chuẩn bị các thứ trước khi gánh hàng ra chợ. Trải qua bao sương gió cuộc đời, mẹ đã mòn không biết bao nhiêu đôi dép, những chiếc gióng đã nhiều lần thay mới, cây đòn gánh cũng đã mòn nhẳn, vậy mà mẹ vẫn âm thầm một nắng hai sương khiến cho những nét hằn càng lúc càng in rõ trên khuôn mặt sạm nắng của người.

Ngày nào cũng là một cuộc chiến mới, từ sớm đến tối, dù mưa hay nắng, mẹ tôi vẫn mặc chiếc áo túi bạc màu và đầu đội chiếc nón lá rách bươm, cứ đến giờ là cất gánh lên vai không bao giờ trễ hẹn. Gặp những ngày mưa gió, ế ẩm, mẹ tôi phải nán ở lại cho tới đứng bóng mới về tới nhà.

HOA NHỎ, TÌNH THƯƠNG LỚN...Tình già chống gậy mua hoa,Cô ơi gói chọn vài ba bông Hồng.Cây cụ mua để về trồng,Vẫn chưa kị...
11/07/2024

HOA NHỎ, TÌNH THƯƠNG LỚN...
Tình già chống gậy mua hoa,
Cô ơi gói chọn vài ba bông Hồng.
Cây cụ mua để về trồng,
Vẫn chưa kịp nở ngày đồng tặng hoa..
Cụ đành chống gậy đi ra,
Mua hoa Hồng thắm tặng bà nhà tui.

Ngày sinh nhật của bà, ông lão còng lưng lặng lẽ rời khỏi ngôi nhà tranh nghèo của mình. Đôi chân già nua từng bước đi mệt mỏi trên con đường nhỏ đá lội ngược dòng. Mắt ông nhòa nhưng lòng mãnh liệt, ông dừng lại trước quầy hoa nhỏ ven đường, từng ngón tay cứng cựa nhặt từng đoá hoa nhỏ xinh vào lòng. Đứng giữa nắng chiều rực rỡ, ông cụ nhẹ nhàng hỏi một cô bé bán hoa: "Con ơi, cho ông mua bó hoa này được không? Hôm nay là sinh nhật bà ấy, ông muốn tặng bà ấy một món quà nhỏ thôi." Cô bé nhìn ông với ánh mắt ngạc nhiên, nhưng khi nhận được tiền, cô bé lại thấy một nụ cười ấm áp từ ông cụ. Quay người bước đi, ông lão mệt mỏi nhưng vẫn giữ chặt bó hoa trong tay, trao cho bà một món quà đơn giản nhưng ý nghĩa vô cùng.

NGƯỜI CHA “NẶNG GÁNH HAI VAI”, VƯỢT LÊN HOÀN CẢNH ÉO LE, NUÔI DẠY CÁC CON KHÔN LỚN TRƯỞNG THÀNH VÀ GIỮ TRỌN VẸN HẠNH PHÚ...
11/07/2024

NGƯỜI CHA “NẶNG GÁNH HAI VAI”, VƯỢT LÊN HOÀN CẢNH ÉO LE, NUÔI DẠY CÁC CON KHÔN LỚN TRƯỞNG THÀNH VÀ GIỮ TRỌN VẸN HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH.

Tưởng chừng hạnh phúc được trọn vẹn hơn khi lần lượt 3 đứa con chào đời khỏe mạnh, ngoan ngoãn, học giỏi. Đến năm 1990, tai họa bất ngờ ập đến khi người vợ mắc căn bệnh viêm màng não, ông đã dồn hết tất cả số tiền có được rồi vay mượn hàng xóm, anh em, bạn bè đưa vợ chạy chữa khắp nơi. Tuy mạng sống được cứu nhưng bà bị mất trí nhớ hoàn toàn. Ròng rã 5 năm trời nuôi vợ nằm một chỗ và 3 con nhỏ ăn học, mọi gánh nặng đổ dồn lên đôi vai gầy của ông.

Mặc dù bận rộn công việc ở cơ quan nhưng ông Võ vẫn đảm nhận tốt vai trò của người chồng, người cha trong gia đình. Vượt lên hoàn cảnh éo le, nuôi dạy các con khôn lớn trưởng thành, ông đã tạo dựng và gìn giữ hạnh phúc cho gia đình mình bằng chính nghị lực của một người chồng, người cha tận tụy mẫu mực và mẫu mực. Ông đã làm được điều đó bởi ông có tấm lòng yêu thương với người vợ bệnh tật.

Những đứa con thành đạt và hiếu thảo chính là món quà vô giá mà cuộc đời đã dành tặng cho ông sau những năm tháng hết lòng tận tụy vì những người thân yêu trong gia đình. Ông thực sự là tấm gương sáng về nghị lực sống và tình yêu thương .

Address

Tay Ho

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Sống Đẹp Mỗi Ngày posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share