Bình yên xứ Quảng

Bình yên xứ Quảng Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; cập nhật những thông tin

Nghị lực vượt khó của nữ sinh người Cơ Tu__________Nữ sinh Alăng Thị Siêng - lớp 12/1, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú ...
03/01/2024

Nghị lực vượt khó của nữ sinh người Cơ Tu
__________
Nữ sinh Alăng Thị Siêng - lớp 12/1, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh, vừa được tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu toàn quốc lần thứ X.
Để được tuyên dương danh hiệu học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu toàn quốc lần thứ X, vừa tổ chức tại Hà Nội, là những nỗ lực không ngừng nghỉ của Alăng Thị Siêng. Bởi, đằng sau thành tích đáng tự hào này là biết bao nghị lực mà cô học trò người Cơ Tu nghèo khó vượt qua...
Alăng Thị Siêng mồ côi cha từ nhỏ, mẹ thường xuyên ốm đau. Chỉ duy nhất, Siêng hơn nhiều trẻ em trong làng là tinh thần ham học, chăm chỉ, nhiều năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Nỗ lực vượt khó, vài năm trước, Siêng trúng tuyển vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh (TP.Hội An), trở thành tấm gương tiêu biểu của trường và suất sắc giành giải Nhì tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Ngữ văn, năm học 2022 - 2023.
Cô học trò năng động
Một ngày trước khi ra Hà Nội tham gia lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu toàn quốc lần thứ X, Alăng Thị Siêng nhập viện. Căn bệnh hở van tim bẩm sinh khiến Siêng thường xuyên ốm đau, nhất là trong thời điểm thời tiết thất thường như thời gian vừa qua.
Thầy giáo Lê Đức Sơn - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh cho biết, qua nhiều năm học tập tại trường, Alăng Thị Siêng luôn thể hiện vai trò tiên phong, năng động trong các phong trào của nhà trường.
Không chỉ siêng năng học tập, Siêng dành nhiều thời gian nghiên cứu, nâng cao kiến thức từ sách báo và mạng internet. Nhiều năm qua, Siêng là một trong những học sinh suất sắc của trường với thành tích đáng tự hào.
"Alăng Thị Siêng rất đam mê môn Ngữ văn. Những bài viết của em có một tư duy logic rất tốt, thường được chấm điểm khá cao. Minh chứng cho việc đó là trong năm ngoái, em đã đạt giải Nhì học sinh giỏi môn Ngữ cấp tỉnh và luôn ở tốp đầu trong đội tuyển Văn của nhà trường - thầy Sơn chia sẻ.
"Dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, ba mất sớm, mẹ làm nông vất vả, nhưng Siêng có nghị lực rất phi thường, nhiều năm đạt danh hiệu học sinh giỏi và tham gia, đạt nhiều giải cao tại các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh" (Thầy giáo Phạm Hùng - Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh).
Ngoài môn Văn, Siêng học giỏi đều các môn, tham gia năng nổ các hoạt động trong trường, được thầy cô và bạn bè quý mến. Để chắp cánh niềm đam mê của học trò người Cơ Tu, nhiều năm qua, thầy cô giáo ở Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh luôn tạo mọi điều kiện hỗ trợ nâng cao kiến thức giúp Alăng Thị Siêng phát huy hết khả năng của mình, vận dụng sáng tạo trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Ước mơ trở thành cô giáo
Mồ côi cha từ nhỏ, nhưng không khiến Alăng Thị Siêng gục ngã. Dù nhà nghèo, mẹ thường xuyên ốm đau, nhưng dường như chính số phận nghiệt ngã đã "tiếp lửa" giúp cô học trò người Cơ Tu này trở nên mạnh mẽ, nỗ lực vượt qua chính mình.
Nhiều năm đạt học sinh giỏi, là minh chứng, cũng là hành trang để Siêng hiện thực ước mơ trở thành cô giáo của bản làng.
Alăng Thị Siêng chia sẻ, niềm tin lớn nhất với em lúc này chính là sự quyết tâm trong học tập để vượt qua kỳ thi tốt nghiệp và đại học sắp tới. Bởi Siêng nói, chỉ có con đường học tập mới mở ra cơ hội giúp em thay đổi cuộc sống nghèo khó của gia đình.
“Em cố gắng học tập và trau dồi kỹ năng bản thân để theo đuổi ước mơ trở thành cô giáo, mang con chữ đến học trò miền núi" - Siêng tâm sự.
Cô giáo Phan Thị Thanh Phượng - giáo viên chủ nhiệm lớp 12/1 cho hay, không chỉ học giỏi, Siêng tích cực giúp đỡ các bạn có học lực yếu hơn trong học tập; đồng thời tham gia nhiệt tình các chương trình văn nghệ và hoạt động, phong trào của đoàn thanh niên nhà trường.
"Với nghị lực và tinh thần học tập nghiêm túc, hy vọng Siêng sẽ sớm hiện thực ước mơ trở thành người gieo chữ cho đồng bào miền núi" - cô Phượng kỳ vọng.
ST

Thu ngân sách nội địa Quảng Nam năm 2023: Vượt dự toán đầy ấn tượng__________________Thu ngân sách nội địa năm 2023 Quản...
03/01/2024

Thu ngân sách nội địa Quảng Nam năm 2023: Vượt dự toán đầy ấn tượng
__________________
Thu ngân sách nội địa năm 2023 Quảng Nam đã vượt dự toán. Kết quả này được đánh giá là một cuộc lội ngược dòng ngoạn mục đầy ấn tượng.
Chính thức vượt thu
Ngày 2/1/2024, Cục Thuế công bố tổng thu ngân sách nội địa Quảng Nam đã đạt gần 21.434 tỷ đồng. Số thu này vượt 7,9% dự toán pháp lệnh và vượt 2,7% dự toán HĐND tỉnh đã “ấn định” cho năm 2023 (dự toán giao 20.880 tỷ đồng).
Theo dữ liệu phân tích, số thu nội địa (trừ thu sử dụng đất, xổ số kiến thiết và cổ tức, lợi nhuận được chia từ các doanh nghiệp nhà nước) hơn 19.421 tỷ đồng, vượt 9,1% dự toán pháp lệnh và 5% dự toán HĐND tỉnh giao.
Kết quả này đã xóa đi mối ngờ vực dù cố gắng lắm, thu ngân sách nội địa chỉ có thể đạt mức 100% dự toán, thậm chí còn lo ngại sẽ bị hụt thu, trước bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) địa phương đã giảm đến 8,25%.
Con số 11.968 tỷ đồng dự tính sẽ thu từ Tập đoàn Trường Hải đã không thể thực hiện được. Tổng số nộp của tập đoàn này không đạt dự toán pháp lệnh (11.450 tỷ đồng) và dự toán HĐND tỉnh giao (11.968 tỷ đồng), khi chỉ có thể nộp 11.045 tỷ đồng, đạt 96,5% dự toán pháp lệnh và 92,3% dự toán HĐND tỉnh giao. Thu tiền sử dụng đất cũng không khả quan hơn khi chỉ góp vào ngân sách nhà nước hơn 1.911,6 tỷ đồng, thay vì 2.300 tỷ đồng, chỉ đạt 83,1% dự toán.
Theo tính toán, con số hụt thu từ Tập đoàn Trường Hải và tiền sử dụng đất khoảng 1.311,4 tỷ đồng (Trường Hải 923 tỷ đồng và tiền sử dụng đất 388,4 tỷ đồng), nhưng thu ngân sách nội địa lại vượt dự toán đến 553,85 tỷ đồng. Không ít câu hỏi đã được đặt ra là cơ quan thuế đã dựa vào đâu để có được thêm hơn 1.865 tỷ đồng, chính thức công bố thu ngân sách nội địa 2023 đã vượt dự toán?
Phân tích dữ liệu thuế nội địa cho thấy, có 5/17 khoản thu (khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh, lệ phí trước bạ, thuế bảo vệ môi trường, tiền sử dụng đất và thu cấp quyền khai thác khoáng sản, tài nguyên nước) không đạt dự toán, còn 12 khoản thu khác đều vượt dự toán.
Trong đó, các khoản thu lớn vượt khá cao, như doanh nghiệp nhà nước (trung ương và địa phương) vượt 36,2% (259,6 tỷ đồng); FDI vượt 33,7% (615,24 tỷ đồng); xổ số kiến thiết vượt 18,2% (22,3 tỷ đồng); thủy điện vượt 45,9% (394 tỷ đồng); bia vượt 32,1% (179,85 tỷ đồng) và Nam Hội An vượt 487,6% (387,6 tỷ đồng).
Số thuế tăng trưởng từ các khoản thu lớn này cộng với nhiều khoản thu chiếm tỷ trọng nhỏ trong số thu nội địa khác đã bù đắp vào sự thiếu hụt của Trường Hải và tiền đất để có được con số tăng thu cho ngân sách Quảng Nam.
Thống kê này cho thấy dù nền kinh tế khó khăn, doanh nghiệp thiếu đơn hàng, nhiều doanh nghiệp rời bỏ thị trường..., nhưng các nguồn thu liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp đều tăng, chứng tỏ không phải doanh nghiệp nào cũng lâm vào tình trạng bất ổn. Không ít doanh nghiệp vẫn đủ sức tiếp tục trụ lại thị trường, thậm chí còn có thể mở rộng năng lực đầu tư, gia tăng sản xuất, góp phần vào ngân sách nhà nước.
Nỗ lực của doanh nghiệp và cơ quan thuế
HĐND tỉnh đã ấn định 20.880 tỷ đồng thu ngân sách nội địa năm 2023. Nhìn vào chỉ tiêu thu ngân sách này, không ít người đã ngạc nhiên, cho con số này là một “bước lùi” của thu ngân sách.
Tuy nhiên, các cơ quan tài chính đều nhận định sự bất ổn chính trị, kinh tế thế giới, thị trường xăng dầu, nhiên liệu, lãi suất... biến động phức tạp, sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản, doanh nghiệp phụ thuộc nguồn cung cầu xuất nhập khẩu, nên thực hiện dự toán này dự báo sẽ rất khó khăn.
Ngay từ đầu năm, Cục trưởng Cục Thuế - Nguyễn Văn Tiếp cho hay, theo các phân tích, rà soát, đánh giá từng nguồn thu, sắc thuế, Cục Thuế dự kiến mức tăng trưởng của nền kinh tế sẽ bình thường, không đột biến. Ngành thuế phải nỗ lực hết mình mới có thể đạt được dự toán đề ra.
Nỗ lực của cơ quan thuế đã được “đền đáp” bằng con số thu ngân sách vượt dự toán khi kết thúc năm 2023. Báo cáo tháng 11/2023, cơ quan thuế đưa ra con số thu nội địa chỉ khoảng 18.450 tỷ đồng, bằng 88,4% dự toán. Con số ước thực hiện cả năm 2023 chỉ sẽ khoảng 20.880 tỷ đồng (100% dự toán).
Trong các cuộc họp thường kỳ gần cuối năm, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh cho hay không thể nào giải quyết hết khó khăn của nền kinh tế. Giảm thiểu hết mức sụt giảm của nền kinh tế, cố gắng thu ngân sách nội địa đạt dự toán cũng đã là thành công lớn của năm 2023.
Thực tế khác xa với dự đoán. Chỉ trong tháng cuối cùng của năm 2023, cơ quan thuế đã thu thêm gần 2.984 tỷ đồng. Có thể nói đây là một cuộc “lội ngược dòng ngoạn mục” của việc thu ngân sách nội địa Quảng Nam.
Ông Lương Đình Đường - Phó Cục trưởng Cục Thuế Quảng Nam cho hay, dù tổng thu nội địa năm nay chỉ bằng 80,6% so năm 2022, ngay thu từ khu vực công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh chỉ đạt 96,1% dự toán HĐND tỉnh giao (13.764,1 tỷ đồng/14.329 tỷ đồng), nhưng với kết quả này cũng vượt 0,8% dự toán pháp lệnh (13.764,1 tỷ đồng/13.650 tỷ đồng).
Thành công của vượt thu ngân sách, ngoài năng lực nội tại của cộng đồng doanh nghiệp thì nỗ lực của ngành thuế cũng đáng được ghi nhận. Biểu hiện rõ nhất là cơ quan này đã dự lường được những khó khăn, nên đã lên chương trình, kế hoạch đốc thu ngân sách.
Không chỉ đốc thu dựa vào chống thất thu các doanh nghiệp có giao dịch liên kết hoặc có số thu lớn nhưng khai lỗ nhiều năm, hay kinh doanh bất động sản, xây dựng vãng lai, kinh doanh vận tải..., cơ quan thuế còn nỗ lực tạo điều kiện cho người nộp thuế tiếp cận được gói hỗ trợ, góp phần giúp họ dễ thở hơn trước biến động của thị trường.
Ông Nguyễn Văn Tiếp cho hay, cơ quan này đã phân việc cụ thể cho từng cán bộ, công chức thuế trong việc đốc thu tiền thuế đã được gia hạn, thu nợ... Ngành thuế đã lên các kế hoạch, phương án tăng thu bằng việc khai thác triệt để các nguồn thu.
Không bỏ sót bất cứ nguồn thu nào, từ các ngành, lĩnh vực, sắc thuế còn dư địa tăng thu, chống thất thu, gian lận thuế, thu hồi nợ đọng. Cơ quan thuế cũng đã đề nghị chính quyền địa phương nhanh chóng tháo gỡ cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn, dự án...
Sự chia sẻ, đồng hành, quan tâm của chính quyền, cơ quan thuế trong lúc khốn khó của doanh nghiệp cũng là phương sách tốt để doanh nghiệp có thêm sức trụ vững góp phần vào tăng thu ngân sách.
ST

29/12/2023

Những lãnh đạo tỉnh, thành bị xử lý kỷ luật trong năm 2023
👇👇👇

Quảng Nam triển khai nghiêm túc các chủ trương, chính sách pháp luật về nhân quyền__________Sáng ngày 27/12, UBND tỉnh t...
28/12/2023

Quảng Nam triển khai nghiêm túc các chủ trương, chính sách pháp luật về nhân quyền
__________
Sáng ngày 27/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác nhân quyền năm 2023. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh - Trưởng ban Chỉ đạo về nhân quyền tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ - Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về nhân quyền Chính phủ và đại biểu các sở, ban ngành, lãnh đạo các địa phương.
Theo đánh giá, trong năm 2023, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quyền con người được cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc.
Công tác phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động lợi dụng dân chủ, nhân quyền để chống phá của các thế lực thù địch, phản động được tăng cường. Công tác thông tin tuyên truyền về nhân quyền được thực hiện thường xuyên, nhất là trên không gian mạng.
Nhiều khó khăn, hạn chế cũng được nhận diện, như tình hình kinh tế, xã hội trong nước, trên địa bàn tỉnh tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức do tác động tiêu cực của tình hình quốc tế, khu vực, gây khó khăn cho việc đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Công tác quản lý nhà nước về đất đai, môi trường, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc, sơ hở dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện phức tạp, tạo điều kiện để các đối tượng xấu lợi dụng xuyên tạc, chống phá.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã trao đổi kinh nghiệm về công tác nhân quyền, chia sẻ những bài học từ thực tiễn, các giải pháp để tăng cường thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật về công tác nhân quyền; đấu tranh với các thế lực thù địch, phản động...
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh nhấn mạnh, công tác nhân quyền của tỉnh Quảng Nam đã có những bước phát triển, đạt nhiều kết quả tích cực, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và đối ngoại của tỉnh.
Đặc biệt, Quảng Nam đã phối hợp Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về nhân quyền Chính phủ đưa đoàn phóng viên báo chí Trung ương đi thực tế tuyên truyền về thành tựu quyền con người trên địa bàn tỉnh.
Ghi nhận, biểu dương sự nỗ lực, đóng góp tích cực của các tập thể, cá nhân trong thực hiện công tác nhân quyền, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh đề nghị các sở, ngành, địa phương tiếp tục tập trung rà soát, đánh giá những hạn chế trong quá trình thực hiện công tác chuyên môn nói chung và công tác nhân quyền nói riêng, đề ra các biện pháp khắc phục kịp thời.
Các đơn vị, ban ngành liên quan nhanh chóng xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch thực hiện công tác nhân quyền năm 2024 đạt kết quả; kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo về nhân quyền tỉnh; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong công tác bảo vệ, đấu tranh về nhân quyền.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu tăng cường hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, an sinh xã hội trong bối cảnh nền kinh tế trong nước chịu tác động mạnh từ những diễn biến tiêu cực của tình hình quốc tế. Đồng thời tăng cường thông tin, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác nhân quyền, các thành tựu thúc đẩy vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo... của Việt Nam nói chung, Quảng Nam nói riêng; tổ chức tuyên truyền, đấu tranh, phản bác kịp thời, hiệu quả các luận điệu xuyên tạc, sai trái, thù địch.
Trong công tác đấu tranh liên quan lĩnh vực nhân quyền, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh đề nghị nắm chắc tình hình, âm mưu, hoạt động, phương thức thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề nhân quyền chống phá Đảng, Nhà nước ta. Qua đó kịp thời triển khai các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn. Tiếp tục đẩy mạnh kết nối, tiếp xúc, làm việc với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài nhằm tăng cường thu hút nguồn lực cho phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội; bên cạnh đó quản lý chặt chẽ, phòng chống hoạt động lợi dụng việc thực hiện các chương trình, dự án để chống phá về dân chủ, nhân quyền.
Dịp này, Ban chỉ đạo về nhân quyền tỉnh cũng đã khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác nhân quyền năm 2023.
ST

KHOÁC ÁO CHỨC SẮC” ĐỂ CHIA RẼ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC__________Trước khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2003), Việt Nam...
28/12/2023

KHOÁC ÁO CHỨC SẮC” ĐỂ CHIA RẼ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
__________
Trước khi có Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (năm 2003), Việt Nam có 06 tôn giáo, 13 tổ chức tôn giáo với 20.929 cơ sở thờ tự tôn giáo, 34.181 chức sắc, 78.913 chức việc, 17.4 triệu tín đồ. Sau 20 năm, Việt Nam có khoảng 27 triệu tín đồ, 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân hoặc cấp chứng nhận đăng ký hoạt động với khoảng 60 ngàn chức sắc, 150 ngàn chức việc, 30 ngàn cơ sở thờ tự.
Nhiều địa phương trên cả nước, chức sắc và tín đồ sinh sống đã được tạo điều kiện cấp hàng trăm ha đất để xây dựng cơ sở thờ tự như Đắk Lắk được giao hơn 11.000m2 đất cho Toà Giám mục Buôn Ma Thuột, Quảng Trị giao thêm 15ha đất để cho Giáo xứ La Vang… Các ngày lễ lớn của các tôn giáo, gần đây là lễ Giáng sinh, Noel 2023 của Công giáo và Tin Lành đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương chúc mừng, thăm hỏi, tặng quà, động viên.
Ấy vậy mà, đi ngược lại với chủ trương của Đảng, Nhà nước và đường hướng hoạt động của các tôn giáo, một số kẻ lại ”khoác áo chức sắc” tôn giáo để kích động chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, tuyên truyền chống phá Việt Nam về dân chủ, nhân quyền, chia rẽ Đảng, Nhà nước, chính quyền với người theo đạo, chia rẽ đoàn kết lương giáo.
Ví dụ điển hình thì có lẽ nhìn ảnh dưới đây (hình cũ những năm trước) đang được 1 số anh em chia sẻ lại để các bạn thấy được bộ mặt của 1 số linh mục đội lốt chủ chăn như Thục, Nam, Thoại…

🆘CẢNH BÁO THỦ ĐOẠN SỬ DỤNG, TIÊU THỤ, LƯU HÀNH TIỀN GIẢ 🆘⛔️ Gần đến Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán là dịp mà các đối t...
27/12/2023

🆘CẢNH BÁO THỦ ĐOẠN SỬ DỤNG, TIÊU THỤ, LƯU HÀNH TIỀN GIẢ 🆘

⛔️ Gần đến Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán là dịp mà các đối tượng sử dụng tiền giả có thể tiến hành các hoạt động giao dịch nhằm thu lợi bất chính. Thủ đoạn thường được các đối tượng sử dụng như đi tiêu thụ tiền giả vào lúc chập choạng tối; nhắm vào những người buôn bán nhỏ, người già, lợi dụng lúc người bán hàng bận rộn để mua hàng; mua các mặt hàng giá trị thấp để được trả lại tiền thật; để tiền thật, tiền giả xen lẫn để mua hàng; đưa tiền giả để nhờ chuyển khoản vào tài khoản của đối tượng...

⛔️ Một số cách thức để kiểm tra nhanh tiền giả người dân có thể tham khảo:
👉 Kiểm tra chất liệu polymer in tiền: Nắm gọn trong lòng bàn tay và khi mở ra tiền thật sẽ đàn hồi về trạng thái ban đầu, còn tiền giả sẽ không đàn hồi về trạng thái ban đầu; kiểm tra độ bền bằng cách kéo, xé nhẹ ở cạnh (mép) tờ tiền (lưu ý không kéo, xé đồng tiền ở vị trí đã rách), tiền thật sẽ khó rách, khó giãn, tiền giả sẽ dễ bị rách, giãn.
👉 Soi tờ tiền trước nguồn sáng, kiểm tra hình bóng chìm và hình định vị.
👉 Vuốt nhẹ mặt trước tờ tiền kiểm tra các yếu tố in nổi: Đối với tiền thật, tại các vị trí có yếu tố in nổi, sẽ cảm nhận được độ nổi, nhám ráp của nét in; tiền giả chỉ có cẩm giác trơn lì hoặc có cảm giác gợn tay nhưng không có độ nổi, nhám ráp như tiền thật.
👉Chao nghiêng tờ tiền, kiểm tra mực đổi màu.
👉Kiểm tra yếu tố hình ẩn (DOE) trong cửa sổ nhỏ.
⛔️Người dân nâng cao cảnh giác khi tiếp xúc với các đối tượng lạ mặt và cẩn trọng khi thực hiện các giao dịch, trao đổi bằng tiền mặt; đồng thời thường xuyên theo dõi tin tức về các loại tiền giả mới xuất hiện trên thị trường để chủ động nhận biết, phòng ngừa.
⛔️ Khi phát hiện đối tượng có hành vi tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, đề nghị người dân kịp thời quay phim, chụp ảnh người và phương tiện khả nghi để báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất để được hỗ trợ, xử lý.
(Ảnh dưới: Hình ảnh tiền giả)

ĐỔI MỚI, HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XÂY DỰNG PHÁP LUẬT Sáng 22/12, Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án đổi mới, hoàn...
22/12/2023

ĐỔI MỚI, HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XÂY DỰNG PHÁP LUẬT

Sáng 22/12, Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả đã diễn ra tại Nhà Quốc hội. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án chủ trì phiên họp.

Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Đề án được xây dựng theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trong đó có yêu cầu đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả, tập trung đổi mới quy trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật. Ngày 10/2/2023, Đảng đoàn Quốc hội đã có Kế hoạch số 1392-KH/ĐĐQH15 triển khai toàn diện các nhiệm vụ. Ngày 23/10/2023, Đảng đoàn Quốc hội cũng ban hành Nghị quyết thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ biên tập Đề án.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, từ khi có Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, công tác xây dựng pháp luật đã có bước tiến rất dài, năm sau tốt hơn năm trước và cơ bản hoàn chỉnh. Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay đang bước vào hoàn thiện ở tầm cao, gắn với việc tổ chức thi hành pháp luật, phải chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả hơn nữa. Do đó, cần đánh giá thực trạng trong thời gian qua để từ đó đề xuất phương hướng đổi mới quy trình xây dựng pháp luật, từ luật đến các văn bản của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.

Đề án dự kiến tập trung đánh giá thực trạng quy trình xây dựng pháp luật, trong đó bao gồm: một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm một số nước về quy trình xây dựng pháp luật; thực trạng hệ thống các hình thức văn bản quy phạm pháp luật, thẩm quyền ban hành; kết quả thực hiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; các bài học kinh nghiệm rút ra sau khi đánh giá thực trạng.

Đề án đề xuất các nội dung đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả; xác định cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan để thực hiện các giải pháp đổi mới.

Tại phiên họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận cho ý kiến về dự thảo các văn bản triển khai Đề án. Các ý kiến cơ bản tán thành với những nội dung Kế hoạch xây dựng, đề cương Đề án của Ban Chỉ đạo và đánh giá tài liệu được chuẩn bị kỹ lưỡng.

Các đại biểu đề nghị, bên cạnh bối cảnh, cơ sở và sự cần thiết xây dựng Đề án, cần làm rõ thực trạng, ưu điểm, nhược điểm của công tác xây dựng pháp luật. Trong đó, những vấn đề tốt cần được phát huy, những vấn đề thực sự vướng thì sẽ sửa đổi nhưng phải trong khuôn khổ của Hiến pháp và các chủ trương, quy định của Đảng. Nhiều ý kiến lưu ý, cần dành sự quan tâm thỏa đáng đối với quy trình xây dựng văn bản của địa phương và việc giải thích văn bản quy phạm pháp luật./.

Báo TTXVN

Chào mừng kỉ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023).
22/12/2023

Chào mừng kỉ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023).

CẢNH GIÁC THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO NÂNG HẠN MỨC THẺ TÍN DỤNGVừa qua, ngân hàng đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng kẻ gian mạo d...
16/12/2023

CẢNH GIÁC THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO NÂNG HẠN MỨC THẺ TÍN DỤNG

Vừa qua, ngân hàng đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng kẻ gian mạo danh, gọi điện lừa đảo nâng hạn mức thẻ tín dụng để chiếm đoạt tài sản của người dùng.

TỰ CHẾ PHÁO VÀ NGUY CƠ THƯƠNG VONG: CẢNH BÁO NHIỀU NHƯNG HIỂM HOẠ VẪN XẢY RAChỉ tính riêng năm 2023, toàn quốc đã phát h...
15/12/2023

TỰ CHẾ PHÁO VÀ NGUY CƠ THƯƠNG VONG: CẢNH BÁO NHIỀU NHƯNG HIỂM HOẠ VẪN XẢY RA
Chỉ tính riêng năm 2023, toàn quốc đã phát hiện 2.354 vụ mua bán, vận chuyển pháo trái phép, bắt giữ hơn 3.000 đối tượng, thu hơn 40.000 kg pháo. Càng gần đến thời điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật về pháo diễn biến phức tạp, đặc biệt là hoạt động chế tạo, sản xuất, sử dụng pháo trái phép. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật, tiềm ẩn mối nguy hiểm khôn lường tới tính mạng, sức khỏe và tình hình an ninh, trật tự.
Ngày 7/12 vừa qua, một vụ nổ do mua vật liệu tự chế pháo đã xảy ra tại tỉnh Ninh Bình khiến 2 phụ nữ tử vong và một trẻ em bị thương; Cơ quan CSĐT Công an huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép vật liệu nổ” và tạm giữ đối tượng Nguyễn Văn Linh (sinh năm 1996, trú tại thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn) để điều tra làm rõ.
Linh là người đã thuê ngôi nhà của gia đình ông Trần Văn Chính (sinh năm 1987, ở xã Văn Hải, huyện Kim Sơn) và thuê 2 người phụ nữ là chị M.T.X (sinh năm 1993) và chị 😭.G (sinh năm 1995) cùng ở huyện Kim Sơn làm công việc lắp ngòi nổ, đóng gói thuốc pháo nổ, đóng gói đơn hàng pháo tại gian bếp do chính Linh thuê.
Khai nhận tại cơ quan Công an, Nguyễn Văn Linh cho biết, đã xem trên mạng xã hội Facebook biết cách thức chế tạo pháo nổ nên đặt mua 20 kg thuốc pháo, dây cháy chậm và vỏ pháo trên mạng xã hội để chế tạo pháo nổ bán kiếm lời. Ngày 7/12/2023, khi tự chế pháo nổ thì xảy ra vụ việc thương tâm, làm chị X. và chị G.tử vong, cháu P. (con trai chị G.) bị thương nhẹ.
Sự việc trên thêm một lần nữa cảnh báo về nguy cơ thương vong do tự chế pháo nổ trái phép gây ra.
Để đảm bảo an ninh, trật tự, bình yên khi Tết đến, xuân về, Bộ Công an thông tin và khuyến cáo đến người dân cần nâng cao nhận thức, đảm bảo an toàn trong quản lý và sử dụng pháo theo đúng quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Nghị định số 137/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo, theo đó người dân cần phân biệt loại pháo nào được phép sử dụng, loại pháo nào bị nghiêm cấm.
1. Loại pháo không được phép sử dụng (nghiêm cấm), gồm: pháo nổ và pháo hoa nổ
- Pháo nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, khi sử dụng gây ra tiếng nổ (pháo bánh, pháo quả… khi đốt gây ra tiếng nổ);
- Pháo hoa nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, thuốc pháo, thuốc pháo hoa, khi sử dụng gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.
Các loại pháo trên người dân không được phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, hoặc chiếm đoạt. (Trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định).
2. Loại pháo được phép sử dụng: Pháo hoa
Pháo hoa là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi sử dụng (đốt) phát ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và không gây ra tiếng nổ. Đối với loại pháo này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có thể mua loại pháo này tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa (thuộc Bộ Quốc phòng) để sử dụng trong các trường hợp: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật...
* Để đón một năm mới an toàn, bình yên, người dân cần chú ý:
- Nâng cao nhận thức, đồng thời quản lý giáo dục con em trong gia đình chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong đó có các quy định về quản lý, sử dụng pháo. Không được phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ (trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định).
- Đối với các sản phẩm pháo hoa được phép sử dụng phải đáp ứng các điều kiện về năng lực hành vi dân sự; sử dụng trong các trường hợp được phép, bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng và lựa chọn mua tại các cửa hàng được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Nếu phát hiện các trường hợp cố ý vi phạm quy định về phòng, chống pháo nổ người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để xử lý theo quy định.

NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH VỚI CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAMBản “Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền”...
13/12/2023

NHẬN DIỆN VÀ ĐẤU TRANH VỚI CÁC LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM
Bản “Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền” ra đời cách đây 75 năm là dấu mốc quan trọng khẳng định khát vọng, mục tiêu chung và nhu cầu phổ quát của nhân loại về quyền con người. Ở Việt Nam, những tư tưởng và giá trị của Tuyên ngôn nhân quyền luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng, thực thi đầy đủ, nghiêm túc, trách nhiệm. Thế nhưng, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại thường xuyên đưa ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc, vu cáo tình hình nhân quyền để chống phá.
Lấy cớ diễn trò lố
Nhân quyền hay quyền của con người là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Nhân quyền là danh từ trong sáng, dùng để chỉ một trong những giá trị căn cốt của loài người. Kỷ niệm Ngày Nhân quyền quốc tế (10/12) là dịp để Liên hợp quốc và các quốc gia thành viên tôn vinh những giá trị cao cả cùng những thành tựu đạt được trong thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.
Với Việt Nam, những thành tựu ấy được minh chứng cụ thể qua việc không ngừng nâng cao đời sống, bảo vệ các quyền hợp pháp của người dân, đồng thời tích cực đóng góp cho nỗ lực thúc đẩy quyền con người trên toàn thế giới.
Song bất chấp thực tế mà nước ta đạt được trong bảo đảm, thúc đẩy quyền con người, hội nhóm, cá nhân phản động lưu vong ở nước ngoài, những tổ chức mượn danh “nhân quyền”, hãng truyền thông hải ngoại định kiến với Việt Nam lại dùng những chiêu bài xảo trá để đả phá. Trong đó cần nhận diện, đấu tranh qua những vấn đề sau:
Thứ nhất, mượn ngày Nhân quyền quốc tế, một số tổ chức thường ra thông báo, cáo trình bày tỏ quan điểm đánh giá sai sự thật về bảo đảm nhân quyền ở Việt Nam. Trong đó, tổ chức Giám sát nhân quyền (HRW) “kêu gọi Việt Nam cải tổ gấp quyền con người trước kỳ kiểm định phổ quát sắp đến” nhằm xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm các luật lệ quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Mặc dù mang cái tên rất mỹ miều là “Giám sát nhân quyền” nhưng mọi hoạt động của tổ chức này đều thể hiện rõ tâm địa xấu xa, mưu đồ và động cơ chính trị đen tối, thấp hèn. Dù không có mặt ở Việt Nam, không khảo sát thực tiễn, không có những tài liệu chính thống, không hiểu được tình hình nhân quyền ở nước ta nhưng HRW lại luôn tự cho mình quyền phán xét về nhân quyền Việt Nam, kêu gọi Việt Nam “cần khẩn cấp cải tổ quyền con người”. Các thông tin mà HRW có được thực chất từ một vài tổ chức, cá nhân bất mãn, cơ hội chính trị cung cấp. Điều này cho thấy rõ âm mưu, thủ đoạn bôi nhọ hình ảnh đất nước, con người Việt Nam của HRW.
Thứ hai, trao giải thưởng nhân quyền cho các đối tượng có hoạt động chống phá Tổ quốc, xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc. Vào ngày 18/11/2023, tổ chức Mạng lưới nhân quyền Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Human Rights Network – VHRN) có trụ sở tại bang California (Mỹ) công bố cái gọi là “Báo cáo nhân quyền 2022-2023” để xuyên tạc kỳ thị tôn giáo, dân tộc đồng thời cổ vũ cho những đối tượng lợi dụng quyền tự do dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc tiến hành các hoạt động trái pháp luật, phá hoại đất nước. Đều đặn hằng năm, mạng lưới này còn tiến hành xét họp, bình chọn, công bố “Giải thưởng nhân quyền Việt Nam” để “tuyên dương thành tích tranh đấu bất bạo động cho lý tưởng nhân quyền tại Việt Nam”. Đối tượng nào có “thành tích” chống phá đất nước càng nhiều thì tỷ lệ được trao giải thưởng càng cao. Năm nay, các đối tượng Trần Văn Bang, Y Wô Niê, Lê Trọng Hùng – những kẻ đang phải chấp hành án phạt tù về các hoạt động chống phá đất nước được tổ chức này “vinh danh”, tán dương.
Cùng với tổ chức ngoại vi của mình là VHRN, lợi dụng ngày Nhân quyền quốc tế, tổ chức phản động Việt Tân cũng đăng đàn trên mạng xã hội tiến hành trao giải thưởng nhân quyền với tên gọi “Giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” cho các đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam để ca ngợi, cổ xúy cho các hoạt động chống phá Việt Nam. Năm nay Việt Tân đã tổ chức bình chọn, trao giải và xướng tên đối tượng Trương Văn Dũng.
Điểm chung của trò lố “Giải thưởng nhân quyền” là các đối tượng được các tổ chức này trao giải đều có các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ bảng, nói xấu chính quyền, thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, thể hiện thái độ thù ghét, bất mãn đối với Đảng, Nhà nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Đằng sau trò lố đó là tìm kiếm nguồn tài chính hỗ trợ, đồng thời để cho các đối tượng trong nước bấu víu, tiếp tục tiến hành các hoạt động phá hoại Tổ quốc, nhân dân.
Thứ ba, không dừng lại ở trao “Giải thưởng nhân quyền”, các thế lực thù địch còn lồng ghép với thủ đoạn đòi thả tự do cho các đối tượng được gọi là “tù nhân lương tâm”. Thực chất, đây là các đối tượng có hành vi phạm tội, đối tượng phải chịu sự điều tra, truy tố, xét xử công khai, bị tuyên án và phải chấp hành án phạt tù khi có hành vi tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam, phỉ báng chính quyền nhân dân, xâm hại đến quyền, lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân; thường xuyên kích động nhân dân chống đối chính quyền; soạn thảo, phát tán nhiều tài liệu bôi xấu chế độ. Ngoài ra, họ còn tổ chức khảo sát, lấy ý kiến về tình hình nhân quyền ở Việt Nam trên mạng xã hội; tự cho mình có sứ mệnh giải quyết những khó khăn, vướng mắc của người dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, kêu gọi các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam; phủ nhận những nỗ lực trong thúc đẩy quyền con người Việt Nam; đòi thay đổi thể chế chính trị…
Những âm mưu, thủ đoạn trên được tiến hành đều đặn và b**g nở mạnh mẽ khi Liên hợp quốc, các tổ chức trực thuộc và các quốc gia thành viên tiến hành các hoạt động hướng đến kỷ niệm ngày Nhân quyền quốc tế. Các thế lực thù địch đã triệt để khai thác các tính năng của Internet, truyền thông, mạng xã hội nhằm làm méo mó bản chất, giá trị ngày Nhân quyền quốc tế. Mục đích của họ nhằm gây mất ổn định tình hình an ninh, trật tự; quy kết, vu cáo “Việt Nam không có nhân quyền”, “chính quyền không bảo đảm quyền con người”, từ đó muốn đưa Việt Nam đi theo các lối nhân quyền kiểu phương Tây; phớt lờ những sáng kiến đóng góp của Việt Nam cho các hoạt động nhân quyền của Liên hợp quốc…
Nhân quyền không phải là tuyệt đối
Quyền con người là những quyền tự nhiên của con người mà không có bất cứ ai, tổ chức, thể chế chính trị nào có thể tước bỏ. Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc đã đưa ra quan niệm về quyền con người, đó là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người.
Như vậy, quyền con người được xác định như là những chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Những chuẩn mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, chỉ áp dụng với con người và dành cho tất cả mọi người. Nhờ có những chuẩn mực này, mọi thành viên trong gia đình nhân loại mới được bảo vệ nhân phẩm và mới có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá nhân với tư cách là một con người. Cho dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định, một điều rõ ràng là quyền con người đều mang tính phổ quát, là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử.
Tuy nhiên, dưới mọi góc độ nghiên cứu quyền con người đều không có tính tuyệt đối, trong lĩnh vực nhân quyền, giữa quyền và nghĩa vụ luôn song hành, thống nhất với nhau, không tách rời nhau. Trong bất kỳ thể chế chính trị nào hiện nay, quyền con người không được xem là quyền tuyệt đối mà bị giới hạn bởi các quy định của pháp luật để ngăn cản, điều chỉnh, xử lý những hành vi lạm dụng quyền của cá nhân, tổ chức này xâm hại đến quyền lợi của cá nhân, tổ chức, Nhà nước. Một số tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền nhưng thiếu thiện chí với Việt Nam đã không hiểu hoặc cố tình phớt lờ các mối quan hệ trên nên thường có cái nhìn phiến diện, sai lệch, thiếu khách quan đối với vấn đề nhân quyền ở nước ta.
Bàn về vấn đề quyền và nghĩa vụ, tại khoản 1, Điều 29, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 quy định: “Tất cả mọi người đều có những nghĩa vụ với cộng đồng mà ở đó nhân cách của bản thân họ có thể phát triển một cách tự do và đầy đủ”. Theo khoản 2 điều này thì mỗi người trong khi hưởng thụ các quyền và tự do cá nhân đều phải chịu những hạn chế do luật định nhằm bảo đảm sự thừa nhận và tôn trọng các quyền và tự do của người khác…
Ở Việt Nam, khái niệm về quyền con người được thể hiện đậm nét trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được Chủ tịch Hồ Chí Minh long trọng công bố tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Năm 1945, ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được khai sinh (nay là Cộng hòa XHCN Việt Nam), quyền con người, quyền công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 và sau đó tiếp tục được khẳng định, mở rộng trong các Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992, 2013. Hiến pháp năm 2013 là đạo luật gốc, là văn kiện pháp lý cao nhất của Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận một cách toàn diện, cụ thể các quyền con người và nội dung các quyền này đã được trình bày xuyên suốt trong các chương, mục của Hiến pháp.
Theo đó, tại Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Đồng thời, cũng tại Điều 14 nêu rõ: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Tại Điều 15, Hiến pháp 2013 quy định rõ nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân: “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”.
Trên cơ sở Hiến pháp, xuất phát từ quan điểm không ngừng thúc đẩy quyền con người, Nhà nước Việt Nam đã từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật để bảo đảm các quyền con người được tôn trọng và thực thi một cách trọn vẹn nhất. Hệ thống pháp luật Việt Nam đã thể hiện đầy đủ tất cả các quyền cơ bản, phổ biến của con người được nêu trong Tuyên ngôn Nhân quyền thế giới năm 1948 và các công ước quốc tế khác của Liên hợp quốc về quyền con người.
Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Việt Nam đều lấy con người là trung tâm, phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, phát triển đất nước phồn vinh, tất cả vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Điều này đã được các văn kiện qua các kỳ đại hội Đảng chỉ rõ, đặc biệt Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”./.
Tạp chí Xây dựng Đảng

Address

Tân Thạnh
Tam Ky
5500

Telephone

+84326731289

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Bình yên xứ Quảng posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Bình yên xứ Quảng:

Videos

Share

Nearby media companies

  • Nam_Ok TV

    Nam_Ok TV

    Tam Kỳ Phú ninh Quảng Nam, Quang Nam


You may also like