Cộng đồng Content Marketing

Cộng đồng Content Marketing Chào bạn! cảm ơn bạn đã ghé thăm Cộng Đồng Content Marketing

19/07/2024
XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂNThương hiệu cá nhân là những ấn tượng, niềm tin và tri giác mà chúng ta nhìn nhận về một cá ...
13/03/2024

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN

Thương hiệu cá nhân là những ấn tượng, niềm tin và tri giác mà chúng ta nhìn nhận về một cá nhân. Hay noi cách khác, làm thương hiệu cá nhân là tất cả những gì mà mọi người nhìn nhận được ở bạn về ngoại hình, lối sống, tính cách, giá trị mà bạn mang lại. Như cách bạn ăn mặc, giao tiếp, đi đứng… dần hình thành nên thương hiệu cá nhân của bạn.

Tại sao phải xây dựng thương hiệu cá nhân?

Hiện nay, personal brand đã trở thành yếu tố thiết yếu để đạt đến sự thành công chuyên nghiệp.

- Tạo nên sự khác biệt: việc tạo ra sự khác biệt của bản thân giúp phân biệt bạn với các đồng nghiệp hay các đối thủ cạnh tranh khác. Thương hiệu cá nhân giúp cho người khác thấy được điểm nổi bật về bạn.
- Nâng cao giá trị bản thân: Khi xây dựng được hình ảnh, thương hiệu cá nhân thành công sẽ tạo được ấn tượng trong mắt người khác. Giúp nâng cao giá trị bản thân, mang đến cho bạn những cơ hội trong kinh doanh và thăng tiến trong công việc.
- Mang lại nhiều lợi ích ngắn hạn và dài hạn: ngắn hạn: Bạn sẽ có cơ hội có công việc ổn định, tốt hơn, hoặc có thể giúp bạn mở rộng được lĩnh vực kinh doanh… Dài hạn: khi tạo dựng được thương hiệu cá nhân chính là sự phát triển bền vững và nguồn lợi nhuận tốt.

10 bước xây dựng thương hiệu cá nhân

1. Định vị bản thân

Để định vị bản thân bạn cần định vị bản thân mình, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu để có thể phát huy hoặc thay đổi để tốt hơn.

2. Xây dựng hình ảnh

Cần xây dựng hình ảnh cá nhân và thông điệp cá nhân.
Các bài khi bạn post cần đảm bảo được tính chuẩn mực, tương đồng về ngôn từ, hình ảnh.

3. Tạo dựng mối quan hệ

Các mối quan hệ là điều rất quan trọng khi làm thương hiệu cá nhân. Hãy đi theo các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực của bạn để tạo dựng mối quan hệ, để học hỏi từ họ.

4. Nhận được sự tiến cử

Những lời khen, lời giới thiệu từ khách hàng, từ những nhà quản lý sẽ giúp cho bạn tạo lập thương hiệu cá nhân vững chắc hơn.

5. Sử dụng hình ảnh chuyên nghiệp

Những hình ảnh đẹp, chuyên nghiệp không chỉ khẳng định được thương hiệu mà còn tạo nên được ấn tượng tốt đối với mọi người.

6. Xây dựng nội dung có giá trị

Xây dựng được các nội dung có giá trị sẽ tạo được niềm tin. Như video hướng dẫn bạn tự làm, báo cáo phân tích dữ liệu bạn thu thập…

7. Xây dựng phong cách riêng

Đừng ngần ngại khi tỏ ra khác biệt. Cần chọn điểm khác biệt nhưng đúng với bản chất của bạn để thể hiện các vấn đề liên quan đến định hướng thương hiệu.

8. Sử dụng lợi thế từ mạng xã hội

Mạng xã hội là công cụ có sức ảnh hưởng lớn khi xây dựng thương hiệu cá nhân. Facebook, Youtube, LinkedIn, Twitter, Instagram… là những nơi có các khách hàng tiềm năng.
Vì vậy, sự xuất hiện trên nền tảng xã hội với những nội dung chất lượng sẽ tạo được giá trị, tạo được dấu ấn của bạn nhiều hơn.

9. Nói chuyện trước đám đông

Cần luyện tập kỹ năng này thành thạo, nói trước bạn bè, đồng nghiệp… để tự tin hơn.

10. Hãy là chính mình

Hãy là chính mình dù là trong bất cứ hoàn cảnh nào, tự tin với chính mình, với những giá trị và cố gắng, nỗ lực của bản thân. Và chắc chắn rằng điều này sẽ tạo nên hiệu quả trong việc tạo lập thương hiệu cá nhân.

Chúc mọi người Giáng Sinh An Lành ❤️
24/12/2023

Chúc mọi người Giáng Sinh An Lành ❤️

MÔ HÌNH KINH DOANH B2BB2B là viết tắt của cụm từ Business To Business – để nói về mô hình kinh doanh thương mại trong đó...
12/12/2023

MÔ HÌNH KINH DOANH B2B

B2B là viết tắt của cụm từ Business To Business – để nói về mô hình kinh doanh thương mại trong đó giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa các doanh nghiệp với nhau.

4 MÔ HÌNH KINH DOANH B2B THƯỜNG GẶP:

1. Mô hình B2B thiên về bên bán

Là hình thức phân phối cho các doanh nghiệp bên thứ 3 các mặt hàng/ sản phẩm/ dịch vụ qua một trang thương mại điện tử hoặc website.

2. Mô hình B2B thiên về bên mua

Mô hình này thường ít gặp hơn mô hình đầu tiên.
Các đơn vị kinh doanh đóng vai trò chính trong việc nhập các sản phẩm, hàng hóa từ bên sản xuất.
Sau đó những nơi bán khác sẽ truy cập vào website để báo giá cũng như phân phối sản phẩm.

3. Mô hình B2B thiên về trung gian

Loại mô hình này khá phổ biến trên trên thị trường.
Giữ vai trò kết nối trung gian giữa người bán và người mua.
Ví dụ: Shopee, Tiki, Sendo…

4. Loại hình thương mại hợp tác

Loại mô hình này vẫn giữ vai trò kết nối giữa người bán và người mua. Nhưng có điểm khác biệt lớn là tính chất tập trung và thuộc quyền sở hữu của nhiều doanh nghiệp khác.
Ví dụ: như chợ điện tử, chợ thương mại, sàn giao dịch internet…


MÔ HÌNH B2B MARKETING__________    là hình thức tiếp thị, quảng bá hàng hóa, sản phẩm của một doanh nghiệp với các tổ ch...
06/10/2023

MÔ HÌNH B2B MARKETING
__________

là hình thức tiếp thị, quảng bá hàng hóa, sản phẩm của một doanh nghiệp với các tổ chức, doanh nghiệp khác. Bao gồm các hoạt động nghiên cứu, quản lý các mối quan hệ với một tổ chức, doanh nghiệp khác.

CÁC PHƯƠNG THỨC SỬ DỤNG MÔ HÌNH B2B MARKETING
___________

SEO

59% nhà tiếp thị B2B theo khảo sát SEO có tác động lớn đến mục tiêu tạo khách hàng tiềm năng của họ.

CONTENT MARKETING

Nội dung trên Blog, trang Web có thể mang lại nhiều khách hàng hơn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên những nội dung này cần đâp ứng tính hữu ích và giá trị về thông tin. Nội dung thu hút dễ tăng tỷ lệ khách hàng đến cửa hàng và tăng tỉ lệ chuyển đổi.

VIDEO MARKETING

Để tăng tính độc đáo tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng những hình ảnh sống động và lời nói, thì video marketing là một trong những phương pháp hiệu quả.

VÍ DỤ: MXH Tik Tok ra đời đã giúp tạo ra những Viral video một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều.

SOCIAL MEDIA MARKETING

Tăng cười giao tiếp với khách hàng, dù DN B2B phục vụ thị trường ngách, nhưng tương tác xã hội nhiều vẫn mang đến lợi ích, giúp tăng cường mối quan hệ với khách hàng thường xuyên hơn.

TIẾP THỊ DI ĐỘNG

Người dùng sử dụng thiết bị di động ngày càng nhiều hơn, vốn là phương tiện giao tiếp thông dụng và tiện lợi nhất.

EMAIL MARKETING

Là công cụ vô cùng phù hợp để theo dõi, chăm sóc khách hàng về lâu dài. Đây cũng là chìa khóa để tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng.





4P trong Marketing 1. Product: sản phẩmSản phẩm của 4P trong Marketing được nói đến ở đây có thể là vật phẩm hữu hình ho...
20/05/2023

4P trong Marketing

1. Product: sản phẩm

Sản phẩm của 4P trong Marketing được nói đến ở đây có thể là vật phẩm hữu hình hoặc dịch vụ được doanh nghiệp bán ra thị trường.

1.1. Chiến lược về nhãn hiệu

- Đặt tên riêng biệt
- Tất cả sản phẩm có chung một tên
- Đặt tên theo từng dòng sản phẩm
- Kết hợp thương hiệu của doanh nghiệp với tên riêng của từng sản phẩm

1.2 Chiến lược về tập hợp sản phẩm (Product Mix)

Để quản lý tất cả các sản phẩm hiện có và xây dựng chiến lược hiệu quả cho chúng, trước tiên bạn cần nắm rõ bảng kích thước tập hợp sản phẩm.

Một bảng kích thước tập hợp sản phẩm nói lên điều gì?

- Chiều rộng của tập hợp sản phẩm
- Chiều sâu của tập hợp sản phẩm
- Chiều dài của tập hợp sản phẩm
- Tính đồng nhất của tập hợp sản phẩm

1.3. Chiến lược về dòng sản phẩm (Product Line)

- Tăng thêm mặt hàng trong dòng sản phẩm
- Loại bỏ mặt hàng trong dòng sản phẩm (hạn chế dòng sản phẩm)
- Thay đổi dựa trên mặt hàng đang có trong dòng sản phẩm

1.4. Chiến lược cho từng sản phẩm (Product Item)

2. Price: giá

2.1. Nhóm chiến lược định giá cho sản phẩm

- Chiến lược định giá cao
- Chiến lược định giá thấp
- Chiến lược giá hớt váng
- Chiến lược giá thâm nhập thị trường
- Chiến lược cạnh tranh ngang giá

2.2. Nhóm chiến lược giá cho tập hợp sản phẩm

- Chiến lược giá cho dòng sản phẩm
- Chiến lược giá sản phẩm tùy chọn
- Chiến lược giá sản phẩm chính – bổ trợ

2.3. Nhóm chiến lược/chiến thuật điều chỉnh giá

- Định giá 2 phần
- Định giá phân biệt
- Định giá theo gói
- Chiết khấu
- Chiến thuật giá tâm lý

3. Place: phân phối

3.1. Chiến lược về chiều dài kênh phân phối

- Kênh phân phối trực tiếp
- Kênh phân phối gián tiếp
- Phân phối kép

3.2. Chiến lược về chiều rộng kênh phân phối

- Phân phối đại trà
- Phân phối độc quyền
- Phân phối chọn lọc

4. Promotion: chiêu thị

4.1. Phối thức chiêu thị (Promotion Mix)

- Quảng cáo – Advertising
- Khuyến mãi – Sale Promotion
- Chào hàng/bán hàng cá nhân – Personal Selling
- Quan hệ công chúng – PR
- Marketing trực tiếp – Direct Marketing

4.2. Các chiến lược chiêu thị

- Chiến lược kéo – Pull Marketing
- Chiến lược đẩy – Push Marketing
- Phối hợp chiến lược kéo – đẩy

𝟕 𝐁𝐔̛𝐎̛́𝐂 𝐓𝐈̀𝐌 𝐈𝐍𝐒𝐈𝐆𝐇𝐓 𝐊𝐇𝐀́𝐂𝐇 𝐇𝐀̀𝐍𝐆 𝐂𝐇𝐎 𝐍𝐄𝐖𝐁𝐈𝐄𝟏 𝐏𝐡𝐚́𝐜 𝐡𝐨̣𝐚 𝐜𝐡𝐚̂𝐧 𝐝𝐮𝐧𝐠 𝐊.𝐇 𝐦𝐮̣𝐜 𝐭𝐢𝐞̂𝐮Trước tiên, bạn cần có 1 cái nhìn tổ...
25/04/2023

𝟕 𝐁𝐔̛𝐎̛́𝐂 𝐓𝐈̀𝐌 𝐈𝐍𝐒𝐈𝐆𝐇𝐓 𝐊𝐇𝐀́𝐂𝐇 𝐇𝐀̀𝐍𝐆 𝐂𝐇𝐎 𝐍𝐄𝐖𝐁𝐈𝐄

𝟏 𝐏𝐡𝐚́𝐜 𝐡𝐨̣𝐚 𝐜𝐡𝐚̂𝐧 𝐝𝐮𝐧𝐠 𝐊.𝐇 𝐦𝐮̣𝐜 𝐭𝐢𝐞̂𝐮

Trước tiên, bạn cần có 1 cái nhìn tổng thể về K.H mục tiêu, bạn phải nắm được các thông tin cơ bản của K.H.

Bạn cần nên tìm hiểu những thông tin cơ bản như: giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, thu nhập, … cho đến những thông tin sâu hơn về nhu cầu, mong muốn, sở thích mua hàng, hành vi, … Tất cả những thứ này sẽ là tiền đề để tìm ra insight K.H sau này.

𝟐 𝐍𝐠𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐜𝐮̛́𝐮 𝐧𝐡𝐮 𝐜𝐚̂̀𝐮 𝐊.𝐇

Bạn hãy tìm hiểu xem những nhóm nhu cầu của K.H là gì.

Có thể nói là tất cả mọi thứ đều phát sinh từ nhu cầu. Nhu cầu được sinh ra từ những động lực sâu bên trong diễn biến tâm lý phức tạp được điều khiển bởi lý trí hoặc cảm xúc của khách hàng.
Chính vì vậy, việc lên chi tiết các nhóm nhu cầu của K.H sẽ giúp cho việc tìm insight K.H trở nên dễ dàng hơn.

𝟑 𝐍𝐠𝐡𝐢𝐞̂𝐧 𝐜𝐮̛́𝐮 đ𝐨̂́𝐢 𝐭𝐡𝐮̉ 𝐜𝐚̣𝐧𝐡 𝐭𝐫𝐚𝐧𝐡

Đây có thể nói là một nguồn thông tin vô cùng quý giá đối với chúng ta.

Bạn hãy nghiên cứu kỹ những chiến lược truyền thông của họ ra sao? Q.C của đối thủ như thế nào? Hãy phân tích và tìm xem họ đang hướng vào nhóm nhu cầu, yếu tố tâm lý nào của K.H mục tiêu.

𝟒 𝐊𝐡𝐚̉𝐨 𝐬𝐚́𝐭 𝐭𝐡𝐮̛̣𝐜 𝐭𝐞̂́

Không dễ gì để bạn có thể dễ dàng biết được tâm lý và nhu cầu của các khách hàng. Bởi những điều này thường ẩn giấu dưới nhiều lớp tâm lý, thậm chí, chính họ cũng không nhận ra được mong muốn thực sự của họ là gì. Và khảo sát thực tế là một trong các cách giúp bạn khám phá được điều này từ K.H.

𝟓 𝐓𝐨̂̉𝐧𝐠 𝐡𝐨̛̣𝐩 𝐬𝐨̂́ 𝐥𝐢𝐞̣̂𝐮

Khi bạn đã làm xong các bước ở trên, hãy tổng hợp và lưu lại các thông tin. Nhưng hãy đảm bảo rằng các số liệu này phải mang tính khách quan và chính xác.

𝟔 𝐏𝐡𝐚̂𝐧 𝐭𝐢́𝐜𝐡 𝐬𝐨̂́ 𝐥𝐢𝐞̣̂𝐮

Sau khi tổng hợp được số liệu từ các nguồn nghiên cứu, bạn cần có những phương pháp phân tích số liệu và tổng hợp theo từng nhóm. Quá trình phân tích số liệu của bạn càng kỹ bao nhiêu, thì càng cho ra được kết quả chính xác bấy nhiêu.

𝟕 𝐗𝐚́𝐜 đ𝐢̣𝐧𝐡 𝐢𝐧𝐬𝐢𝐠𝐡𝐭 𝐊.𝐇

Kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu số liệu sẽ có cơ sở chính xác để bạn đưa ra insight của K.H.

Tuy nhiên, trước khi áp dụng insight này vào bất kỳ chiến dịch nào, bạn cần kiểm chứng lại xem những gì mình đã nghiên cứu và phán đoán có thực sự chính xác hay chưa.

Lời khuyên của mình là hãy thử nghiệm insight trên cấp độ nhỏ để xem phản hồi của K.H trước khi áp dụng cho một chiến dịch lớn hơn.

MẸO VIẾT CONTENT VỚI CHATGPT
21/04/2023

MẸO VIẾT CONTENT VỚI CHATGPT

7 LỖI THƯỜNG GẶP KHI LẬP KẾ HOẠCH CONTENT MARKETING CHO WEBSITE1. Không nắm được các nội dung trên WebsiteKhông nắm được...
19/04/2023

7 LỖI THƯỜNG GẶP KHI LẬP KẾ HOẠCH CONTENT MARKETING CHO WEBSITE

1. Không nắm được các nội dung trên Website

Không nắm được tổng thể các nội dung trên website dẫn đến việc trùng lặp các nội dung bị trùng lặp với các bài viết cũ.
Việc có nhiều nội dung giống nhau cùng tồn tại trên một trang web sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình SEO.

2. Không phân loại cụ thể các nội dung trên Website

Việc phân loại nội dung là rất quan trọng, vì thế người viết cần chia các bài viết trên website thành những chuỗi chủ đề khác nhau như chuỗi bài về PR, chuỗi bài về Content Marketing hay SEO,… Từ những chủ đề này, người viết bắt đầu khai thác và triển khai thành các bài viết liên quan, tránh tình trạng bỏ sót các nội dung hữu ích.

3. Không nghiên cứu thị trường

Việc không nghiên cứu thị trường sẽ dẫn đến nội dung website của bạn không có sự khác biệt.

4. Không sử dụng các công cụ hỗ trợ phân tích

Sẽ bị mất thời gian và số liệu không chính xác.

Các công cụ hỗ trợ giúp ích rất nhiều cho quá trình xây dựng kế hoạch Content Marketing nhưng không phải ai cũng biết cách tận dụng nó.

Công cụ hỗ trợ phân tích lập kế hoạch marketing
- Google trends
- Google Analytics
- Yoast seo academy
- Semrush
- Ahrefs

5. Không nắm rõ mục tiêu marketing

Dẫn đến kế hoạch triển khai nội dung không hiệu quả và không đồng nhất với các chiến lược tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp.

Mục tiêu tiếp thị chính là “kim chỉ nam” vô cùng quan trọng để bạn có phương hướng lựa chọn chủ đề, từ khóa và lên kế hoạch Content sao cho phù hợp với website của mình.

6. Không nắm rõ nội lực của website

Dẫn đế kế hoạch quá khó hoặc quá dễ dàng

Các yếu tố nội lực của Website sẽ bao gồm:

- Cấu trúc website.
- Nội dung của website.
- Hành động của người truy cập trên website.
- Tốc độ của Website.
- Lịch sử của website.

7. Thiếu kỹ năng tổ chức trình bày thông tin

Nếu bản kế hoạch không được trình bày một cách cụ thể, rõ ràng, đảm bảo tính nhất quán, khoa học thì người kiểm duyệt hay quản lý sẽ rất khó khăn trong việc xem và nắm toàn bộ kế hoạch.



PHÂN BIỆT 3 LOẠI CONTENT CĂN BẢN CẦN BIẾT1. Content giải tríContent giải trí được xây dựng nhằm mang lại cho người đọc t...
17/04/2023

PHÂN BIỆT 3 LOẠI CONTENT CĂN BẢN CẦN BIẾT

1. Content giải trí

Content giải trí được xây dựng nhằm mang lại cho người đọc tâm lý thoải mái, giải trí.

Ưu điểm của loại content này dễ dàng tiếp cận với đại chúng và có tính lan truyền tự nhiên cao thông qua những nội dung rất gần gũi và đời thường mà không mất nhiều chi phí.

Tuy nhiên các doanh nghiệp cần cẩn trọng trong việc sáng tạo những nội dung này để không đem lại tác dụng ngược đối với thương hiệu. Vì ranh giới giữa “hài hước” và “vô duyên” đôi khi rất mỏng manh.

2. Content cung cấp thông tin

Loại content quan trọng đối với những người làm content chuyên nghiệp.

Loại Content này thường xuất hiện ở các website doanh nghiệp (DN) hoặc những bài đăng về sản phẩm. Cung cấp những thông tin hữu ích cho khách hàng và giúp họ giải quyết các vấn đề khác nhau trong cuộc sống. DN có thể lồng ghép các yếu tố quảng cáo để tận dụng những ưu điểm và thoả mãn nhu cầu khách hàng.

3. Content tiện ích

Loại content này ra đời với mục đích giúp người đọc hay khách hàng gia tăng kiến thức về 1 lĩnh vực nào đó.




Content Storytelling? Tips viết Storytelling cho dân Content "Storytelling là nghệ thuật kể chuyện bằng từ ngữ, hình ảnh...
14/04/2023

Content Storytelling? Tips viết Storytelling cho dân Content

"Storytelling là nghệ thuật kể chuyện bằng từ ngữ, hình ảnh hay video. Giúp thông điệp truyền thông hấp dẫn hơn, kết nối với người tiêu dùng và thu hút khía cạnh cảm xúc của họ thông qua việc kể chuyện."

Tips viết storytelling cho dân content

1. 4 yếu tố nên có trong câu chuyện thương hiệu:
- Chủ đề
- Cốt truyện
- Cấu trúc
- Nhân vật

2. Lựa chọn chủ đề viết câu chuyện thương hiệu
- Before - After
- Vượt qua nỗi sợ, câu chuyện thành công
- Review sản phẩm
- Hoài niệm

3. Lựa chọn cốt truyện
- Chuyện tình (love story)
- Vượt chướng ngại vật (overcoming the monster)
- Đi để trở về (voyage and return)
- Truy tìm/ nhiệm vụ (the quest)
- Hài kịch (comedy)
- Hoàn lương hối cải (rebirth)

4. Lựa chọn cách đưa chủ đề vào nội dung

5. Áp dụng cấu trúc tháp Freytag
- Bước 1: Giới thiệu nhân vật và bối cảnh câu chuyện
- Bước 2: Tăng nhịp truyện: thêm các yếu tố gây kích thích như nút thắt hoặc sự việc, đưa câu chuyện lên cao để thu hút chú ý
- Bước 3: Đưa câu chuyện lên cao trào: đẩy mạch truyện đến đỉnh điểm, sự việc bị kìm nén cực độ cần lời giải đáp
- Bước 4: Hạ nhịp truyện: nhẹ nhàng dẫn dắt đến giải pháp
- Bước 5: Kết: đưa ra lời giải, thúc đẩy hành động

6. Làm nổi bật một nhân vật chính có liên quan

7. Thêm các yếu tố giúp câu chuyện cuốn hút hơn

- Sự mâu thuẫn
- Tương phản kỳ vọng - thực tế, tạo sự gay cấn cho câu chuyện
- Thắt nút và gỡ nút
- Sự kịch tính

8. Đặt mình vào vị trí của người tiêu dùng

9. Rõ ràng và ngắn gọn

10. Thêm cảm xúc
Người tiêu dùng có nhiều khả năng nhớ một quảng cáo hoặc yếu tố tiếp thị khiến họ cảm thấy vui, ngạc nhiên, sợ hãi, ghê tởm, tức giận hay buồn bã.

11. Phương tiện: Nơi phân bổ nội dung storytelling
12. Viết storytelling theo cách nổi bật, khác biệt
- Suy nghĩ về điểm độc đáo của công ty hay USP của sản phẩm, dịch vụ và kết hợp điều đó vào cách kể chuyện của bạn.

- Cập nhật các xu hướng truyền thông: Thường xuyên theo dõi các phương tiện truyền thông, đặc biệt là trong lĩnh vực của bạn

- Thử những điều mới: Đừng ngại thử những điều mới. Vì các xu hướng liên tục thay đổi, nên đừng ngại thay đổi phương pháp kể chuyện của bạn!

13. Hãy để người đọc muốn nhiều hơn

14. Nằm vùng các cộng đồng nhiều content storytelling


XU HƯỚNG MARKETING TRONG NĂM 20231. Video dạng ngắn - Short-form Video Với sự lên ngôi của TikTok, Instagram Reels và Yo...
13/04/2023

XU HƯỚNG MARKETING TRONG NĂM 2023

1. Video dạng ngắn - Short-form Video

Với sự lên ngôi của TikTok, Instagram Reels và YouTube Shorts, video dạng ngắn đang trở thành công cụ truyền thông được nhiều thương hiệu lựa chọn.

Nội dung ngắn gọn và hấp dẫn, các video dạng ngắn là một phương thức hiệu quả để thu hút sự chú ý, kích thích họ lan tỏa thông tin về thương hiệu.

2. Tiếp thị người ảnh hưởng - Influencer marketing

Influencer marketing đã xuất hiện trong nhiều năm và không có dấu hiệu nào cho thấy chúng sẽ sớm “nguội” trong tương lai.

Số liệu từ HubSpot cho thấy:
- 17% marketer có dự định bắt đầu đầu tư vào Influencer Marketing
- 89% những người đang sử dụng sẽ duy trì hoặc tăng ngân sách đầu tư vào hình thức này.

3. Nhân cách hóa thương hiệu

Nhân cách hoá thương hiệu có chỉ số ROI cao thứ 5 và đây là sẽ là xu hướng marketing tăng trưởng mạnh vào năm 2023.

4. Chiến thuật DM - Direct Message

Có 29% marketer đang sử dụng DM (direct message) trên mạng xã hội để chăm sóc khách hàng, tuy dịch vụ này còn tương đối mới.

Hơn nữa, 87% marketer trong số đó cho biết sẽ tiếp tục đầu tư vào DM để nâng cao trải nghiệm khách hàng.

Đây là hoạt động marketing mang lại chỉ số ROI cao thứ 3, sau short-form video và Influencer marketing.

5. Inbound Marketing

Nếu chuyển đổi kỹ thuật số là trọng tâm, thì Inbound Marketing nên là con át chủ bài. Nó có thể mang lại hiệu quả kỳ diệu cho doanh nghiệp bằng cách nâng cao nhận thức về thương hiệu và xây dựng niềm tin.



5 KỸ NĂNG CẦN THIẾT DÀNH CHO DÂN   1. Khả năng phân tích hành vi khách hàngMột trong những kỹ năng cơ bản của một   cần ...
12/04/2023

5 KỸ NĂNG CẦN THIẾT DÀNH CHO DÂN
1. Khả năng phân tích hành vi khách hàng

Một trong những kỹ năng cơ bản của một cần phải có. Content Marketing hay Marketing thì bản chất đều là giao tiếp và tạo mối liên kết với khách hàng.

Marketing chỉ hiệu quả khi nội dung truyền tải đến khách hàng tạo ra cảm xúc và thúc đẩy được hành động mua hàng. Để đạt được điều đó cần phải hiểu hành vi của khách hàng.

Trước đây để nắm bắt hàng vi khách hàng chúng ta thường thực hiện khách sát, phỏng vấn trực tiếp, bảng hỏi,.... Nhưng hiện nay đều chuyển sang sử dụng các công cụ như Google Analytics, Google Trend, Google Search Console,... Để thực hiện các nghiên cứu .

Ví Dụ: về phân tích hành vi khách hàng: Tỷ lệ tương tác trên Facebook tính theo các ngày trong tuần, Tỷ lệ bấm vào xem Video, Tỷ lệ bấm vào nút chat,...

2. Khả năng

Chúng ta sẽ thực hiện nghiên cứu rộng hơn, nhiều metric hơn. Các Metrics ( Biến số ) khi thực hiện Marketing Research có thể là:

- Độ nhận diện thương hiệu ( Brand Awareness ),

- Chỉ số hài lòng của khách hàng ( Customer Satisfaction Score ),

- Chỉ số trung thành với thương hiệu ( Net Promoter Score ),...

Marketing Research hiện nay:

- Nghiên cứu đối thủ ( Competitor Research )

- Nghiên cứu thị trường ( Market Situation Research )

- Nghiên cứu khách hàng ( Customer Research )

- Nghiên cứu sản phẩm ( Product Research )

- Phân tích, dự đoán ( Analysis and Forecast )

3. Tư duy đột phá, sáng tạo

Content Marketing là công việc đòi hỏi hàm lượng chất xám và sáng tạo cao. Nghiên cứu cho thấy có 55% khách hàng đánh giá cao yếu tố "hình thức truyền tải tạo sự đồng cảm" (cao nhất), 52% cho rằng yếu tố số liệu quan trọng với họ,… (theo 2021 Content Preference Survey Report).

4. Sử dụng từ ngữ linh hoạt

Một trong những kỹ năng bắt buộc phải có của người làm .

Giống với các , viết lách chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong công việc của một người làm tiếp thị nội dung. Những người làm Content cần sở hữu tư duy về ngôn từ, văn phong và cách trình bày.

5. Nhạy bén, bắt "Trend"

- xu thế, là thứ được sinh ra với mục đích kết nối mọi người với nhau, tạo ra sự chú ý cho một bộ phận lớn trong xã hội. Vì thế, việc đưa các yếu tố bắt "Trend" vào thông điệp truyền tải đã và đang là cách làm Content hiệu quả.


12 Công thức giúp các bạn dễ hình dung trong việc làm Content, CopyWritting, Viết Ebook, Làm Landing Page, Làm Tiktok, F...
11/04/2023

12 Công thức giúp các bạn dễ hình dung trong việc làm Content, CopyWritting, Viết Ebook, Làm Landing Page, Làm Tiktok, Facebook Ads,...
Tổng hợp và Graphic: Tập Viết Ebook


7 Bước tự học Content Marketing cho newbie Bước 1. Đặt mục tiêu  - Việc đầu tiên của chiến lược viết     là cần phải đặt...
20/03/2023

7 Bước tự học Content Marketing cho newbie
Bước 1. Đặt mục tiêu
- Việc đầu tiên của chiến lược viết là cần phải đặt mục tiêu SMART hội đủ 5 yếu tố:

- S – Specific: Cụ thể, dễ hiểu
- M- Measurable: Đo lường được
- A – Attainable: Có thể đạt được
- R – Relevant: Thực tế
- T – Time-bound: Thời gian hoàn thành
Bước 2. Xác định KPIs
Tiếp theo, đặt ra chỉ số hiệu suất (Key Performance indicators – KPI) cho các mục tiêu SMART của bạn.
- Nhận thức thương hiệu
- Doanh số
- Chuyển đổi
- Trung thành với thương hiệu (Brand loyalty)
- Tương tác khách hàng
- Các đối tác chiến lược

Bước 3. Quyết định loại hình của nội dung
- Hãy trả lời các câu hỏi sau về đối tượng mục tiêu của bạn để giúp bạn thu hẹp các loại nội dung phù hợp với họ:

- Họ cần gì ở bạn?
- Họ đang tìm cách giải quyết những khó khăn nào?
- Tại sao họ cần sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn?
- Bạn làm thế nào để giúp họ giải quyết vấn đề của mình?
- Họ thường dành thời gian ở đâu?

Bước 4. Chọn các kênh nội dung của bạn
- Bạn sẽ chia sẻ nội dung của mình ở đâu? Nội dung của bạn sẽ tồn tại ở đâu và được chia sẻ từ đâu?

Bước 5. Hoạch định ngân sách
- Bạn có cần mua bất cứ phần mềm hoặc công nghệ nào để tạo nội dung không? (chẳng hạn như phần mềm thiết kế đồ họa Adobe Photoshop, đăng ký Canva, mua máy ảnh để chụp ảnh và quay video chất lượng cao v.v…)
- Bạn có cần thuê bất kỳ Content Marketer hay người thiết kế (như designer, nhà văn, biên tập, designer,…) nào không?
- Bạn có cần trả tiền cho quảng cáo ngoài trời nào không?
- Bạn có cần quyền truy cập vào các công cụ hoặc nguồn tài liệu cụ thể nâng cao hoặc đo lường loại nội dung cụ thể của mình không?

Bước 6. Viết và phân phối Content
Viết và phân phối Content của bạn để người xem có thể tiếp cận và có thể chuyển đổi.

- Để đảm bảo bạn luôn sản xuất nội dung và chia sẻ nội dung đó với các khách hàng sẵn có và các khách hàng tiềm năng, hãy sử dụng lịch social media hoặc lịch biên tập nội dung.

Bước 7. Phân tích và đo lường kết quả

Bước cuối cùng của viết Content là gì? Đó chính là phân tích và đo lường kết quả của bạn để bạn có thể thực hiện bất kỳ thay đổi cần thiết nào, nhằm nâng cao nỗ lực tiếp thị nội dung của mình và tiếp cận được nhiều đối tượng hơn.
- Một số công cụ giúp bạn phân tích và xem kết quả chiến lược Content Marketing của mình:

- Phần mềm phân tích tiếp thị HubSpot (Hubspot Marketing Analytics Software)
- Phần mềm quản lý truyền thông xã hội HubSpot (HubSpot Social Media Management Software)
- Mention
- Google Analytics


Address

Tỉnh Vĩnh Phúc

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Cộng đồng Content Marketing posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category