Tỉnh Tây Ninh thuộc miền Đông Nam bộ Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tọa độ từ 10057’08’’ đến 11046’36’’ vĩ độ Bắc và từ 105048’43” đến 106022’48’’ kinh độ Đông. Phía Tây và Tây Bắc giáp vương quốc Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, phía Nam giáp TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, là tỉnh chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long. Tây
Ninh có diện tích tự nhiên 4.035,45km2, dân số trung bình: 1.058.526 người (năm 2008), mật độ dân số: 262,31 người/km2, mật độ dân số tập trung ở Thị xã Tây Ninh và các huyện phía Nam của tỉnh như: các huyện Hoà Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng. Hồ Chí Minh và thủ đô Phnom Pênh vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Tây Ninh có một thị xã (Thị xã Tây Ninh) và 8 huyện, gồm: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Châu Thành, Hoà Thành, Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng. Thị xã Tây Ninh là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của tỉnh, cách TP. Hồ Chí Minh 99km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 22 và cách thủ đô Hà Nội: 1809km theo quốc lộ số 1. Tây Ninh có núi Bà Đen cao 986 m, đây là ngọn núi cao nhất vùng Đông Nam Bộ. Tây Ninh có các nhóm đất chính: đất xám có diện tích 338.833 ha chiếm khoảng 84,13% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, địa hình bằng phẳng thuận tiện cho việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, phù hợp để trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Khí hậu Tây Ninh tương đối ôn hoà, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa nắng từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau và tương phản rất rõ với mùa mưa ( từ tháng 5 – tháng 11). Chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định. Mặt khác Tây Ninh nằm sâu trong lục địa, ít chịu ảnh hưởng của bão và những yếu tố bất lợi khác. Nhiệt độ trung bình năm của Tây Ninh là 27,40C, lượng ánh sáng quanh năm dồi dào, mỗi ngày trung bình có đến 6 giờ nắng. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1800 – 2200 mm, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng 70 - 80%, tốc độ gió 1,7m/s và thổi điều hoà trong năm. Tây Ninh chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chủ yếu là gió Tây – Tây Nam vào mùa mưa và gió Bắc – Đông Bắc vào mùa khô. Về tài nguyên nước: Nguồn nước mặt ở Tây Ninh chủ yếu dựa vào hệ thống kênh rạch trên địa bàn toàn tỉnh, với chiều dài của toàn bộ hệ thống 617km, trung bình 0,11km/km2 và chủ yếu dựa vào 2 sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Sông Sài Gòn: bắt nguồn từ vùng đồi Lộc Ninh (thuộc tỉnh Bình Phước) cao trên 200m chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, làm ranh giới tự nhiên giữa Tây Ninh và 2 tỉnh Bình Phước, Bình Dương. Trên dòng sông Sài Gòn về phía thượng lưu, công trình thuỷ lợi lớn nhất nước đã được xây dựng là công trình hồ Dầu Tiếng, với dung tích hữu hiệu 1,45 tỷ m3, diện tích mặt nước 27.000 ha (trên địa bàn Tây Ninh 20.000ha) có khả năng tưới cho 175.000ha đất canh tác của Tây Ninh, TP.Hồ Chí Minh và Long An. Sông Vàm Cỏ Đông: bắt nguồn từ độ cao 150m ở Campuchia chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, sông Vàm Cỏ Đông có chiều dài 220km (151km chảy trong địa phận Tây Ninh). Con sông này đã ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt chống giặc ngoại xâm của nhân dân tỉnh Tây Ninh trong sự nghiệp giải phóng đất nước. Tây Ninh có hồ Dầu Tiếng với dung tích 1,45 tỷ m3 và 1.053 tuyến kênh có tổng chiều dài 1.000 km đã phát huy hiệu quả trong cân bằng sinh thái, phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản, sinh hoạt tiêu dùng và cho sản xuất công nghiệp. Ngoài ra Tây Ninh còn có nhiều suối, kênh rạch; tạo ra một mạng lưới thuỷ văn phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn, đạt 0,314 km/km2. Toàn tỉnh có 3.500 ha đầm lầy nằm rải rác ở các vùng trũng ven sông Vàm Cỏ Đông. Tổng diện tích ao, hồ có khả năng khai thác, nuôi trồng thuỷ sản khoảng 1.680 ha, trong đó đã sử dụng nuôi trồng thuỷ sản khoảng 490 ha. Tây Ninh có nguồn nước ngầm khá phong phú, phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh - Tổng lưu lượng nước ngầm có thể khai thác được 50 – 100 ngàn m3/giờ. Vào mùa khô, vẫn có thể khai thác nước ngầm, đảm bảo chất lượng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Về khoáng sản của Tây Ninh, chủ yếu thuộc nhóm khoáng sản phi kim loại như: than bùn, đá vôi, cuội, sỏi, cát, sét và đá xây dựng. Than bùn có trữ lượng 16 triệu tấn, phân bố rải rác dọc theo sông Vàm Cỏ Đông, chất lượng rất tốt, dùng để chế biến phân vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp để cải tạo đất. Đá vôi có trữ lượng khoảng 100 triệu tấn. Cuội, sỏi cát có trữ lượng khoảng 10 triệu m3. Đất sét dùng để sản xuất gạch ngói có trữ lượng khoảng 16 triệu m3 , được phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh. Đá laterit có trữ lượng khoảng 4 triệu m 3 và đá xây dựng các loại có trữ lượng vào khoảng 1.300 – 1.400 triệu m3, phân bố chủ yếu ở núi Phụng, núi Bà huyện Hòa Thành. Rừng Tây Ninh phần lớn là rừng thứ sinh do bị tàn phá trong chiến tranh trước đây, đại bộ phận rừng thuộc dạng rừng thưa khô, rừng hỗn giao tre nứa và cây gỗ. Diện tích rừng còn khoảng 40.025 ha (kiểm kê rừng năm 1990).Theo qui hoạch tổng quan lâm nghiệp, rừng và đất để trồng rừng khoảng 70.000 ha/diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Về tài nguyên nhân văn: Tây Ninh được khai phá từ giữa thế kỷ XVII do luồng dân cư từ phía Bắc vào. Đến đầu thế kỷ XIX (1837- Minh Mạng thứ 18), phủ Tây Ninh được thành lập với 2 huyện: Tân Ninh và Quang Hoá. Hiện nay, trên đất Tây Ninh có 26 dân tộc anh em sinh sống. Mỗi dân tộc tuy có những phong tục, tập quán sinh hoạt khác nhau nhưng đều có truyền thống chung là sống đoàn kết với cộng đồng, lao động cần cù, chiến đấu chống địch họa, thiên tai dũng cảm, tất cả đã tạo nên cho Tây Ninh một nền văn hoá đa dạng, phong phú và đầy bản sắc. Về tôn giáo, ở Tây Ninh có đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Công giáo, đạo Tin Lành, đạo Hồi và một số tôn giáo khác...
Về phương diện lịch sử, Tây Ninh là địa phương giàu truyền thống cách mạng yêu nước, là thủ đô của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, là nơi đứng chân của các lực lượng vũ trang miền. Ngoài các di tích Trung ương cục Miền Nam, ở Tây Ninh còn nhiều di tích lịch sử khác gắn liền với cuộc kháng chiến giải phóng Miền Nam như di tích căn cứ Bời Lời, chiến khu Dương Minh Châu, địa đạo An Thới và nhiều di tích khác. Về phát triển kinh tế: Tây Ninh là một trong những cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng giữa Việt Nam với các nước láng giềng Campuchia, Thái Lan…Tây Ninh cũng là tỉnh có vị trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh phát triển tương đối toàn diện và liên tục, đã đạt được những thành tựu và đáng khích lệ:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Tây Ninh
(GDP theo giá cố định 1994):
Năm
Tốc độ tăng trưởng bình quân
1986-1995
8,78%
1996-2000
13,50%
2001-2005
14,02%
2005-2006
17,87%
2006-2007
17,00%
2007-2008
13,98%
Cơ cấu kinh tế (theo giá so sánh 94) chuyển dịch nhanh, đúng hướng qua các năm, thời kỳ: Năm 1976 nông nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng 89%; công nghiệp xây dựng 2% và dịch vụ 9%. Đến năm 2002 tỷ trọng tương ứng là 46,88%; 21,02% và 32,09%, Năm 2003 tỷ trọng tương ứng là: 42,33%; 25,56%; 32,11%, năm 2004 tỷ trọng tương ứng là: 40,45%; 25,06%; 34,49%; năm 2005 tỷ trọng tương ứng là: 38,25%; 25,14%; 36,61%; năm 2006 tỷ trọng tương ứng là: 35,12%; 25,62%; 39,25%; năm 2007 tỷ trọng tương ứng là: 32,19%; 26,33%; 41,48% và năm 2008 tỷ trọng tương ứng là:30,41%; 25,9%; 43,69%.
Đến nay các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển không ngừng và ổn định, ngành nông nghiệp đã quy hoạch các vùng cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày ổn định như: vùng chuyên canh mía: 18.850ha, vùng chuyên canh cây mì: 49.195ha, vùng chuyên canh cao su là: 70.706ha, vùng chuyên canh cây đậu phộng: 21.276ha điều này đã tạo được nguồn nguyên liệu chủ động cho công nghiệp chế biến xuất khẩu. Đi đôi với phát triển trồng trọt, ngành chăn nuôi có bước phát triển khá, đã tạo nhiều giống vật nuôi có năng suất cao đưa vào sản xuất đại trà, từng bước đưa ngành chăn nuôi chiếm một tỷ lệ tương xứng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của Tây Ninh. Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển vững chắc đã xây dựng được hệ thống các nhà máy chế biến nông sản tại các vùng chuyên canh như: các nhà máy đường, các nhà máy chế biến bột củ mì, các nhà máy chế biến mủ cao su, từng bước xây dựng các khu công nghiệp trong tỉnh. Hạt nhân công nghiệp của tỉnh là các khu công nghiệp tập trung, trong đó khu công nghiệp Trảng Bàng đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này tạo thế cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh theo kết cấu công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Trong lĩnh vực thương mại và du lịch, đã triển khai các dự án thuộc khu thương mại trong nước và khu thương mại quốc tế tạo điều kiện cho cư dân biên giới hai nước trao đổi, buôn bán hàng hóa. Tập trung phát triển khu kinh tế cửa khẩu Mộc bài, các trung tâm thương mại nội địa, các chợ đầu mối, chợ biên giới đồng thời xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Xa Mát, tiến tới xây dựng các khu công nghiệp Trâm Vàng (Gò Dầu), khu công nghiệp Bến Kéo, cụm công nghiệp Trường Hoà (Hoà Thành), Tân Bình (thị xã), Chà Là (Dương Minh Châu), Thanh Điền (Châu Thành) để thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp. Tiếp tục mở rộng giao lưu buôn bán, tăng cường trao đổi thông tin với Campuchia và Thái Lan bằng nhiều hình thức như tham quan, hội đàm, đẩy mạnh việc nghiên cứu xúc tiến đầu tư . Xây dựng các Khu kinh tế thành một đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa, kể cả hàng chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất và hàng hóa quá cảnh. Trên cơ sở mở rộng mạng lưới thương mại, đẩy mạnh các hoạt động du lịch và từng bước xây dựng cơ sở vật chất cho ngành du lịch - dịch vụ, tạo liên kết phát triển các điểm du lịch núi Bà Đen, Ma Thiên Lãnh, Căn cứ TW Cục, hồ Dầu Tiếng, Vườn Quốc gia Lò Gò- Xa Mát.