09/10/2024
10 LÝ DO KHIẾN BẠN LÀ MỘT KẺ LUÔN THẤT BẠI
1. Do dự, thiếu quyết đoán
Có biết bao cơ hội chỉ vì do dự mà bị vuột mất trong vô vọng, để rồi đến cuối cùng, đến tư cách để thất bại cũng không có, chỉ biết ở đó thở dài ca thán. Một người không quyết đoán, không dám mạo hiểm, rất khó có cơ hội thành công.
Trong bộ phim "Reply 1988" (Tựa Việt: Hồi đáp 1998), Jung Hwan có vô số cơ hội để tỏ tình với Duk Sun, nhưng tất cả đều bỏ lỡ vì do dự.
Cuối cùng, nhìn vào Duk Sun và Choi Taek thành đôi, Jung Hwan tự nói với mình: "Duyên phận không thường xuyên tự tìm tới, nếu phải dùng 1 từ để miêu tả duyên phận thì đó nhất định là thời điểm. Nếu hôm nay tôi không bị cái đèn xanh đèn đỏ đáng chết đó chặn lại, nếu cái đèn đỏ đó giúp tôi 1 lần, tôi có lẽ đã có thể đứng trước mặt cô ấy. Tình yêu đầu của tôi luôn bị những thời điểm đáng chết đó níu lại... nhưng đáng trách lại không phải là cái đèn xanh đèn đỏ đó, cũng không phải là thời điểm mà là vô số những lần do dự của tôi..."
Yang Lan, top 100 Phụ nữ quyền lực nhất thế giới của tạp chí Forbes năm 2013 từng nói: "Đôi khi sự hài hước của số phận nằm ở chỗ bạn luôn do dự, đợi đến khi có thể hạ được quyết tâm rồi thì đó cũng là lúc tấm màn "the end" được kéo xuống."
2. Trì hoãn
Kế hoạch rất phong phú, nhưng thực hiện lại chẳng được bao nhiêu.
Không biết bao lần tự nhắc mình phải làm chuyện này chuyện kia, nhưng vì tính hay trì hoãn của bản thân, chần chừ hết lần này tới lần khác, cuối cùng thành từ bỏ.
Trì hoãn giống như bệnh ung thư trên con đường thành công, là một đặc điểm chung cho tất cả những người không có tiền đồ.
Rất nhiều người, khi thị trường xuất hiện một sản phẩm nào đó mới, họ đều ngạc nhiên cảm thán rằng họ đã từng có ý tưởng tương tự.
Bạn nghĩ được, người khác cũng nghĩ được, có một trăm người định làm, nhưng lại chỉ có một người thực hiện.
Có lẽ là do thiếu can đảm, có lẽ là do thiếu điều kiện, hoặc cũng có lẽ chỉ vì sự chần chừ.
Đôi khi, chỉ muộn một bước thôi cũng có thể thua một trận chiến, bỏ lỡ cả một thời đại.
3. Nhiệt huyết 3 phút
Nhiệt huyết 3 phút thì ai cũng có, nhưng 80% thất bại của thế giới đều là do bỏ dở giữa chừng.
Những kẻ bất tài khi bắt đầu đều rất nhiệt tình, hứng thú cao độ, nhưng gặp một chút khó khăn đã bắt đầu phàn nàn, sự nhiệt tình giảm dần và cuối cùng là triệt để rút lui.
Tôi đã từng nghĩ rằng một cô gái sẽ rất tuyệt nếu biết chơi guitar, vì vậy tôi ngay lập tức đi mua một cây đàn. Lần đầu tiên học đánh đàn, cảm thấy ngón tay rất đau, rất khó học. Sau 2 lần đến lớp, tôi đã bỏ cuộc.
Sau một vài năm, tôi muốn học Harmonica bởi cảm thấy nó tương đối đơn giản và lại có thể mang theo bên mình bất cứ lúc nào. Thật tuyệt nếu mỗi khi đi du lịch có thể lấy nó ra thổi một vài bài, nhưng tôi chỉ nghĩ về nó mà không có hành động.
Vì vậy, cho tới giờ vẫn chẳng biết bất cứ một loại nhạc cụ nào.
4. Sợ bị từ chối
Có biết bao người chỉ vì sĩ diện, sợ bị người khác từ chối mà không dám thử. Không ai thích bị từ chối nhưng phải học cách chấp nhận bị từ chối.
Hãy nhớ rằng, trước khi bạn thành công, sĩ diện của bạn không hề đáng tiền.
Một MC của đài truyền hình Trung ương Trung Quốc từng nói: "Trước đấy, tôi rất sợ bị người khác từ chối, càng sợ bị người khác khinh thường, nhưng khi trưởng thành hơn tôi phát hiện ra rằng bị từ chối là một phương thức để nhận thức về thế giới, bị khing thườnh là phương thức tốt nhất để nhìn lại bản thân, dùng góc độ này để nhìn nhận vấn đề, bạn sẽ không cảm thấy khó chịu, không xấu hổ nữa."
Bất luận là tổng thống hay những người tị nạn, ai cũng đều có lúc bất lực, có lúc bị coi thường, đây là một phần rất quan trọng của cuộc sống, là một phần của trưởng thành, nó không liên quan tới tôn nghiêm, chỉ liên quan tới góc nhìn nhận của vấn đề.
Không ai thích bị từ chối, nhưng phải luôn học cách chấp nhận bị từ chối.
5. Tự giới hạn bản thân
Tự giới hạn, tự nghi ngờ chính mình, là kẻ thù lớn nhất của thành công.
Tất cả những người không có tiền đồ đều đã từng nghi rằng: Tôi có thể làm được không? Sau một vài lần suy nghĩ về nó, bạn sẽ nhận được câu trả lời là "thôi, quên đi!".
Còn những người nên nghiệp lớn, suy nghĩ đầu tiên của học sẽ là làm thế nào để giải quyết vấn đề này, làm thế nào để thành công?
6. Trốn tránh hiện thực
Trước khi đi ngủ, nghĩ về hàng trăm con đường; khi thức dậy, vẫn đi trên con đường cũ.
Hầu hết những người thua cuộc là đều những bệnh nhân mơ mộng điển hình.
Luôn nghĩ về việc làm thế nào để có thể thành công, sau khi thành công sẽ có được danh tiếng và tiền tài ra sao.
Hầu hết những người như này đều sẽ chẳng làm được việc gì ra hồn.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Cardiff, Vương quốc Anh đã thực hiện một cuộc khảo sát với 2.316 tình nguyện viên đã từng chơi các trò chơi trực tuyến và kết quả chỉ có 9 người "đáp ứng" được tiêu chuẩn "nghiện game". Nghiên cứu cho thấy:
Bản thân các trò chơi trực tuyến không gây nghiện và bị ám ảnh bởi việc chơi game có thể là vì họ muốn thoát khỏi thực tế bất hạnh. Càng là người nghiện game thì sự hài lòng với thực tế càng thấp.
Steve Jobs từng nói: "Chỉ những người điên rồ tới mức nghĩ rằng họ có thể thay đổi thế giới mới có thể thực sự thay đổi thế giới".
Gặp phải vấn đề, chủ động thay đổi thay vì trốn thoát, đó mới là ý nghĩa của cuộc sống.
7. Luôn tìm lý do
"Tôi đáng nhẽ là có thể được, nhưng mà..."
Cái cớ là động thái to đùng đầu tiên để trốn tránh trách nhiệm.
"Xin lỗi, hôm nay tắc đường quá nên tôi đến trễ."
"Nếu đổi đồng đội cho tôi thì công việc đã thành công từ lâu rồi!"
"Tôi đã cố gắng hết sức rồi mà khách hàng vẫn chưa hài lòng, tôi còn có thể làm gì được nữa!"
Khi gặp rắc rối, bạn luôn tìm kiếm lý do nào đó để che đậy lỗi lầm, để giảm bớt cảm giác tội lỗi và tìm kiếm sự an ủi, nhưng bạn nên biết rằng, người thua cuộc tìm cho mình một cái cớ, còn người chiến thắng tìm cho mình một phương pháp.
Tìm một lý do khách quan để che đậy sự bất tài của bạn là cái cớ hèn nhát nhất.
8. Sợ hãi
Mạnh dạn thì thành công mà rụt rè thì chết đói.
Trên thương trường khốc liệt, những người có tinh thần mạo hiểm bất luận là thất bại bao nhiêu lần đi chăng nữa thì đến cuối cùng, họ cũng đều sẽ vượt qua được nỗi sợ hãi. Còn những người bất tài, ngay từ khi chưa bắt đầu đã để nỗi sợ lấn át mình.
Có người nói rằng, bơi lội không cần phải học, cái cần làm đó là khắc phục nỗi sợ với nước và tạo cho mình sự tự tin. Những người biết bơi đều biết rằng chẳng cần làm gì cũng có thể nổi được trên mặt nước.
Điều thực sự cản trở một người, không phải là nước, mà là sự rụt rè bắt nguồn từ bên trong.
9. Tự ti
Nếu đã thế rồi vậy thì thôi đi vậy. Đây là loại tâm lý tự ti điển hình.
Những trường hợp như này không hề hiếm, khi phát hiện ra mình muộn rồi liền không đi nữa, khi phát hiện mình làm không tốt liền từ bỏ.
Bất cứ thành công nào cũng đều là "có công mài sắt có ngày nên kim", có vậy mới có thể dang tay ra đón một "con đường trải đầy hoa", chỉ tiếc là những người bất tài lại thường bỏ cuộc trước cả khi chạm vào sắt.
10. Không chịu học hỏi
Đôi khi, không phải là không học được mà là không muốn học.
Và theo thời gian, chúng ta dần mất đi sự tò mò và chịu trói trước một cuộc sống rập khuôn.
Một người không chấp nhận những điều mới, chẳng qua cũng chỉ là một cơ thể biết đi, cuối cùng sẽ bị xã hội loại bỏ.
Thế giới này luôn có những người không sẵn sàng học hỏi những điều mới mẻ, không sẵn sàng học tin học, không sẵn sàng học cách đặt phòng trực tuyến, không sẵn sàng học cách sử dụng Zalo Pay, không sẵn sàng học ngoại ngữ ...
Họ mong chờ xã hội này sẽ vì họ không biết gì mà bao dung với họ, nếu không bao dung, họ sẽ lại cảm thán: "Thế giới này thật lạnh lùng!".
Jack Ma nói: "Trong thời đại hội nhập quốc tế này, bạn chỉ có thể bất khả chiến bại khi không ngừng học hỏi."