Phòng An Ninh Mạng Và PCTP Sử Dụng Công Nghệ Cao Công An Tỉnh Kiên Giang

  • Home
  • Vietnam
  • Rach Gia
  • Phòng An Ninh Mạng Và PCTP Sử Dụng Công Nghệ Cao Công An Tỉnh Kiên Giang

Phòng An Ninh Mạng Và PCTP Sử Dụng Công Nghệ Cao Công An Tỉnh Kiên Giang Trang chính thống của Phòng An ninh mạng và PCTP sử dụng CNC Công an tỉnh Kiên Giang

10/12/2023

Hành vi mua bán trái phép và sử dụng trang phục Công an để phạm tội sẽ bị xử lý như thế nào?

🆘🆘🆘 CẢNH BÁO HỆ LUỴ TỔ CHỨC VÀ THAM GIA HỤI HỌ  🔴 Liên tiếp xảy ra những vụ vỡ hụi quy mô lớn. Mới đây, Công an tỉnh Bạc...
09/12/2023

🆘🆘🆘 CẢNH BÁO HỆ LUỴ TỔ CHỨC VÀ THAM GIA HỤI HỌ

🔴 Liên tiếp xảy ra những vụ vỡ hụi quy mô lớn. Mới đây, Công an tỉnh Bạc Liêu vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Hoàng Ngân (một chủ hụi sinh năm 2000, tại thị trấn Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) để điều tra, làm rõ hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tại thời điểm vỡ hụi, Ngân đã nợ tiền của hụi viên khoảng 10 tỷ đồng.

🟢 Bộ Công an tiếp tục khuyến cáo, cảnh báo hệ luỵ của hoạt động này.

Chi tiết tại https://bocongan.gov.vn/canh-bao-toi-pham/nguoi-dan-can-canh-giac-truoc-nhung-rui-ro-khi-tham-gia-hui-ho-d104-t36679.html

🔴 Xây dựng các Trung tâm thông tin, dữ liệu nghiệp vụ CAND là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm thúc đẩy phát triển Chín...
08/12/2023

🔴 Xây dựng các Trung tâm thông tin, dữ liệu nghiệp vụ CAND là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm thúc đẩy phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Chi tiết dưới bình luận ⏬⏬⏬

💥Lật tẩy bản chất của tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời"Với các hoạt động chống phá nhằm lật đổ chính quyền,...
08/12/2023

💥Lật tẩy bản chất của tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời"

Với các hoạt động chống phá nhằm lật đổ chính quyền, phá hoại sự ổn định phát triển của đất nước bằng bạo động, vũ trang, tháng 1/2018, Bộ Công an đã thông báo "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" là một tổ chức khủng bố.

Cùng với công tác đấu tranh, xử lý, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an phối hợp với Công an các đơn vị, địa phương đã tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu được bản chất của tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời". Đến thời điểm này, nhiều đối tượng từng là thành viên cốt cán của tổ chức và một số người từng bị lôi kéo đã từ bỏ, không tham gia vào tổ chức.

🔥🔥🔥🔥Bài 1: Khi những người trong cuộc bỏ "cuộc chơi"

Trong khoảng 4 năm (từ năm 2015-2019) những người theo dõi tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" chắc hẳn đều biết các đối tượng cốt cán, đứng sau Đào Minh Quân là những cái tên như Quách Thế Hùng; Kelly Triệu (Triệu Thanh Hoa) và Nguyễn Đức Thắng… Song đến thời điểm này, các đối tượng này đều đã từ bỏ tổ chức.

Quy y cửa Phật, nhận ra sai lầm

Một trong số đó là Kelly Triệu hay Kelly Triệu Thanh Hoa. Kelly Triệu còn có tên là Nguyễn Thị Ngọc Huỳnh (SN 1968, sống tại Westminster, California, Mỹ). Sau một thời gian hoạt động, đến thời điểm này, Huỳnh đã từ bỏ tổ chức, tìm đến cửa Phật như một sự giải thoát!. Vì sao một đối tượng cầm đầu, cốt cán của "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" lại tự rời bỏ nếu tổ chức này có "thực lực" như những lời Đào Minh Quân vẫn ra rả tuyên truyền trên mạng xã hội.

Để lý giải cho vấn đề này, trước hết phải lật ngược lại thời gian khi Huỳnh tham gia vào tổ chức. Khoảng tháng 2/2012, trong quá trình làm từ thiện tại một số thành phố ở bang California, Huỳnh quen biết và được Sloan Trương, đại biểu của "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" tại Garden Grove, kiêm phụ trách cái gọi là "Ban tài chính" tuyên truyền, giới thiệu, lôi kéo tham gia vào tổ chức. Trước đó, bố Huỳnh từng là đại uý cảnh sát của chế độ Việt Nam cộng hoà nên khi nhận thấy tôn chỉ, mục đích hoạt động của "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" là lật đổ chế độ cộng sản ở Việt Nam, khôi phục chế độ Việt Nam Cộng hoà, phù hợp với mong muốn và nguyện vọng của Huỳnh nên bà ta đã đồng ý tham gia tổ chức này.

Sau đó, Huỳnh được Nguyễn Đức Thắng (SN 1951, sống tại Mỹ), đối tượng được phong là Thiếu tướng, Tổng Cục trưởng Tổng cục tiếp vận của "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời", nguyên Chánh văn phòng "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" hướng dẫn cách viết đơn và hoàn tất các thủ tục gia nhập tổ chức, với bí danh "Kelly Triệu Thanh Hoa"; phân công làm "Đại biểu của Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" tại Westminter.

Tháng 7/2016, Huỳnh được "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" phong cấp hàm chuẩn tướng, phân công nhiệm vụ phụ trách thanh niên. Không lâu sau đó, đối tượng được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Nha nhân viên - Bộ Quốc phòng. Dưới sự chỉ đạo của Đào Minh Quân, Huỳnh đã thực hiện hàng loạt các hoạt động chống phá quyết liệt.

Cụ thể, đối tượng sử dụng mạng xã hội, móc nối, lôi kéo hơn 30 người tham gia vào tổ chức này; đồng thời thường xuyên sử dụng 2 tài khoản Facebook "Kelly Trieu" và "Thanh Hoa Trieu" để đăng tải, chia sẻ các bài viết, vi deo, hình ảnh có nội dung tuyên truyền về đường lối hoạt động của "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời"; ca ngợi, suy tôn hình ảnh Đào Minh Quân; kêu gọi người dân đăng ký tham gia "Trưng cầu dân ý"; bầu Đào Minh Quân làm "Tổng thống Đệ tam Việt Nam cộng hoà".

Chìm đắm trong "giấc mộng" do Quân và một số đối tượng dựng lên trong khoảng 10 năm, khoảng năm 2018, Huỳnh phát hiện Quân và số cốt cán của "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" lập các công ty giả để kêu gọi thành viên đóng góp cổ phần chỉ nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Cùng với đó là những bức xúc, bất mãn âm ỉ đã dồn góp lâu ngày do đã đóng góp nhiều tiền, công sức cho hoạt động của tổ chức nhưng không được ghi nhận công trạng nên đối tượng đã chủ động chấm dứt liên hệ, gặp gỡ với các thành viên của "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" và xuất gia, đi tu.

Năm 2022, dưới tên được "cha sinh, mẹ đẻ" đặt là Huỳnh, đối tượng tìm về quê hương, đất nước. Gần đây nhất, vào ngày 29/8, Huỳnh tiếp tục về Việt Nam để tham dự lễ " Tự tứ kế khoá an cư kiết hạ" (lễ ra hạ/làm từ thiện tại TP Hồ Chí Minh). Để tránh bị liên luỵ do Bộ Công an đã công bố tên Kelly Triệu là thành viên tổ chức khủng bố "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" trên cổng thông tin điện tử; đồng thời cũng muốn quên đi quá khứ, đối tượng đã sử dụng tên là Huỳnh làm thủ tục nhập cảnh về nước. Dẫu là muộn nhưng "có vẫn còn hơn không"!

Ngoài Huỳnh, một số đối tượng từng là thành viên cốt cán trong bộ máy của "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" trước đây cũng tuyên bố ly khai khỏi tổ chức như Quách Thế Hùng, Đại tướng, Chủ tịch hội đồng quốc lão, kiêm Phó tổng Tư lệnh quân lực Việt Nam Cộng hoà; Nguyễn Đức Thắng, Thiếu tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục tiếp vận "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" (nguyên Chánh văn phòng "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời"); Trần Trưng Nguyệt Ánh, Chuẩn tướng, Thứ trưởng Bộ An sinh xã hội; Nguyễn Huy Hoàng, Đại tá, Chánh Văn phòng "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời"; Đỗ Đức T, Đại tá, tuỳ viên quân sự; Tuệ Lan, Chủ tịch hội đồng tôn giáo.

Còng lưng trả nợ vì nghe theo kẻ "tâm thần chính trị"

Đó là câu chuyện của Quách Thế Hùng (SN 1948), một đối tượng cốt cán từng chống cộng quyết liệt. Hùng mang quốc tịch Mỹ, là bác sĩ, đi du học ở Mỹ năm 1974. Đối tượng từng tham gia lễ kỷ niệm "Ngày thành lập quân lực Việt Nam cộng hoà" tại "Tụ nghĩa đường" Mỹ nhằm "Tưởng niệm quân đội Việt Nam cộng hoà đã hy sinh vì lý tưởng tự do".

Thông qua đó, Hùng và các đối tượng đã tuyên truyền, khuyếch trương về hoạt động của "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời"; kêu gọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước tham gia chương trình "Trưng cầu dân ý" đợt 2 bầu Quân về nước làm Tổng thống "Đệ tam Việt Nam cộng hoà" nhằm "giải thể" Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Hùng còn tham gia tuyên truyền cái gọi là "Thi đua truyền thống quốc tế" với nội dung gồm thuyết trình các phim, ảnh, tư liệu về tiểu sử Quân; xây dựng các bài viết ca ngợi tinh thần "đấu tranh" của các thành viên trong nước; biên soạn tài liệu, sách, báo giới thiệu về "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời"…

Không dừng lại ở đó, Hùng còn cùng đồng bọn xây dựng tượng đài Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ tại "Tụ nghĩa đường"; xuyên tạc chính quyền Việt Nam "hèn nhát" không dám đề cập đến sự kiện lịch sử liên quan đến các cuộc xâm lược của Trung Quốc; ủng hộ Quân và "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời" về Việt Nam tiếp quản chính quyền, lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Hùng cùng các đối tượng cốt cán đẩy mạnh công tác tuyên truyền; phá hoại tư tưởng. Đối tượng còn triệt để lợi dụng việc trong nước tiến hành Đại hội Đảng lần thứ XIII; bầu cử quốc hội khoá XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp để tán phát hàng nghìn tài liệu, bài viết, video nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tuyên truyền, xuyên tạc tình hình bầu cử, tình hình chống dịch tại Việt Nam; kêu gọi nhân dân tẩy chay bầu cử, tẩy chay việc tiêm vaccine của Trung Quốc. Song đến thời điểm này, Hùng đã không tham gia tổ chức. Từng là những đối tượng hoạt động tích cực; tham gia với vai trò điều hành, cốt cán, vì sao các đối tượng cầm đầu tổ chức "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” lại từ bỏ tổ chức"?
📸cand

💥Sự thật về “ngày hội trở về” của RISE💥Đến hẹn lại lên, những ngày cuối năm 2023, các đối tượng cộm cán của RISE - một t...
08/12/2023

💥Sự thật về “ngày hội trở về” của RISE💥

Đến hẹn lại lên, những ngày cuối năm 2023, các đối tượng cộm cán của RISE - một tổ chức ngoại vi của Việt Tân, lại lên mạng xã hội kêu gọi tham dự cái gọi là chương trình “Ngày hội trở về phong trào xã hội và một số định hướng đáng chú ý của RISE trong thời gian tới”. Chương trình được nêu sẽ tổ chức vào đầu tháng 12/2023.

Để quảng bá cho hoạt động của chương trình, trên các trang mạng xã hội, RISE đưa đậm các hình ảnh sự kiện “Ngày hội trở về phong trào xã hội và một số định hướng đáng chú ý của RISE trong thời gian tới” (gọi tắt là SMF) sẽ diễn ra tại Nhật Bản và online; đồng thời đưa ra nhiều thông tin để đánh bóng sự kiện này nhằm thu hút nhiều người tham gia.

Đây là lần thứ 2 RISE tổ chức cái gọi là “Ngày hội trở về phong trào xã hội và một số định hướng đáng chú ý của RISE trong thời gian tới”. Liên quan đến RISE, trước đó Báo CAND đã đăng tải các thông tin về tổ chức này. Là “sân sau” của tổ chức phản động lưu vong Việt Tân, mục đích, ý đồ của RISE và các đối tượng cộm cán sẽ không thay đổi. Đó là việc triệt để khai thác các vấn đề, vụ việc được dư luận xã hội quan tâm nhằm kích động tư tưởng, quan điểm phản kháng đối với các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; từng bước hình thành các điểm “nóng” về an ninh, trật tự, làm tiền đề cho các cuộc “cách mạng màu”, “cách mạng đường phố”… Đây cũng chính là ý đồ, phương thức, thủ đoạn nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

💥Để thấy rõ được mục đích sâu xa của RISE khi thực hiện chương trình này, cần nhìn lại chương trình lần đầu tiên do các đối tượng tổ chức vào cuối năm 2022 với tên gọi “Ngày hội trở về phong trào xã hội”.

Chương trình diễn ra từ ngày 5 đến 6/11/2022 do RISE phối hợp với các cơ quan, tổ chức Open Culture. Theo tìm hiểu của chúng tôi, chương trình này được tổ chức thành 3 phiên gồm: Hội thảo công khai bằng hình thức trực tuyến thông qua ứng dụng zoom dành cho cái gọi là “các nhà hoạt động dân sự” ở trong và ngoài nước với chủ đề “Tiềm năng phong trào xã hội: Bài học từ các biến động xã hội”.

Tại phiên hội thảo công khai có khoảng 50 đối tượng tham gia, tập trung trao đổi về các chủ đề như chính sách, pháp luật, tình hình chính trị, xã hội ở Việt Nam và chia sẻ kinh nghiệm thúc đẩy “phong trào xã hội”. Trong phiên họp này, đã có một số dự án của một số hội, nhóm, tổ chức xã hội dân sự ở trong nước được trình bày. Đồng thời, các đối tượng cũng lên kế hoạch xây dựng các mô hình hỗ trợ đối với “phong trào địa phương” mới nổi lên ở Đông Nam Á.

Trong chương trình này, còn có một hoạt động là “Bàn tròn NGO - CSO” do Trinh Nguyễn - thành viên cốt cán của RISE điều phối cùng sự tham gia của một số trường hợp khác. Trong quá trình này, các đối tượng đã lên kế hoạch hỗ trợ đối với “phong trào địa phương” mới nổi ở Đông Nam Á. Chương trình có sự tham gia của các đối tượng cốt cán của Việt Tân như Hoàng Tứ Duy, đối tượng tự phong là “Tổng Bí thư Việt Tân”; Hà Đông Xuyên là “phát ngôn viên Việt Tân”... tham gia điều phối chương trình, đồng thời giám sát chỉ đạo trực tuyến từ xa.

Hoàng Tứ Duy, bí danh Đoàn Quốc Huy, sinh ngày 29/11/1971, quốc tịch Mỹ, hiện giữ vai trò “Tổng Bí thư Việt Tân”. Hoàng Tứ Duy xuất thân trong gia đình có người thân là các đối tượng cầm đầu Việt Tân (bố của y là Hoàng Cơ Định, nguyên “Ủy viên trung ương Việt Tân”) nên có ý thức chống đối sâu sắc, đối tượng đã sớm gia nhập Việt Tân và tham gia tích cực vào các hoạt động chống phá Việt Nam. Quá trình tham gia Việt Tân, Hoàng Tứ Duy có nhiều hoạt động chống Đảng, Nhà nước Việt Nam hết sức cực đoan, nguy hiểm; cầm đầu các tổ chức ngoại vi của Việt Tân như: “Ủy ban vận động chính trị người Mỹ gốc Việt”, “Liên minh Việt Nam tự do”, “Diễn đàn tuổi trẻ và tương lai Việt Nam”…, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền để tuyên truyền, xuyên tạc, vu cáo, cản trở các hoạt động ngoại giao của Việt Nam.

Hà Đông Xuyến, bí danh Nguyễn Duy Nhiên, sinh ngày 23/9/1965, quốc tịch Mỹ, hiện giữ vai trò là phát ngôn viên Việt Tân. Tham gia Việt Tân từ năm 1997, Hà Đông Xuyên có tư tưởng chống đối sâu sắc, giữ vai trò quan trọng trong tổ chức, thường xuyên liên lạc, chỉ đạo số đối tượng trong nước tiến hành các hoạt động chống phá Việt Nam.

Thực chất, mục đích của các đối tượng khi thực hiện chương trình này là nhằm tăng cường tổ chức các khoá đào tạo về phong trào xã hội cho giới hoạt động dân sự; đánh bóng vai trò, xây dựng hình ảnh RISE như là tổ chức hoạt động nổi bật, hiệu quả. Từ đó, gia tăng khả năng thu hút vận động tài trợ từ Chính phủ Mỹ, phương Tây và các tổ chức NGO quốc tế… Sau đó, sẽ tổ chức khóa đào tạo để lôi kéo người tham gia mở rộng quy mô và tổ chức. Trong năm 2022, có hai đối tượng tham gia là N.X.H, người đồng sáng lập hiệp hội lái xe tại một tỉnh; trường hợp khác là một người lao động tự do tại Hà Nội. Song sau một thời gian tham gia, đến thời điểm này, hai trường hợp trên đã hiểu được bản chất của chương trình, tự nguyện từ bỏ tham gia vào các hoạt động của RISE.

Không ít đối tượng vì nhẹ dạ, cả tin, tham gia vào hoạt động này đã phải trả giá đắt về hành vi phạm tội đã gây ra. Điển hình như trường hợp của Lê Quốc Anh (SN 1991, ngụ phường 9, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang). Liên quan đến sự việc trên, ngày 28/11, Công an tỉnh Tiền Giang cho biết, Cơ quan An ninh điều tra đã ra quyết định truy nã đặc biệt đối với Lê Quốc Anh về hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117, Bộ luật Hình sự 2015. Trước đó, Lê Quốc Anh đã bị số cầm đầu RISE móc nối tham gia các khóa huấn luyện trực tuyến về “xã hội dân sự”, từng bước lôi kéo Lê Quốc Anh tham gia tổ chức. Sau đó, Lê Quốc Anh thường xuyên liên lạc, nhận tiền tiến hành các hoạt động chống Đảng, Nhà nước theo chỉ đạo của số cầm đầu RISE.

🛡️🛡️Đề cao cảnh giác, không đăng ký tham gia vào các hoạt động trực tiếp và online của RISE

Từ đầu tháng 10/2023, trên trang thông tin của hội nhóm, RISE đã bắt đầu quảng bá cho sự kiện các đối tượng chuẩn bị tổ chức vào tháng 12/2023. Theo quảng bá của các đối tượng thì hội thảo sẽ là bàn tròn, tạo không gian để các bên liên quan trong vấn đề xuất khẩu lao động, người lao động, môi giới, các tổ chức bảo vệ người lao động, doanh nhân ngồi lại với nhau cùng thảo luận làm sao để “xây dựng cộng đồng vững mạnh hơn”.

Rồi đến với SMF 2023, các nhà “hoạt động xã hội” và tổ chức NGOs có nhiều kinh nghiệm tại Việt Nam và Đông Nam Á sẽ cùng nhau làm việc, chia sẻ các sáng tạo và xu hướng mới trong lãnh đạo phong trào xã hội trong khu vực… Trên thực tế, việc RISE tổ chức hội thảo SMF 2022 về “Tiềm năng phong trào xã hội - Bài học từ các biến động xã hội” với sự tham gia của nhiều thành phần, tầng lớp xã hội trong và ngoài nước nhằm khuếch trương thanh thế, vinh danh tổ chức, đẩy mạnh triển khai các khoá huấn luyện về “phong trào xã hội” trên không gian mạng. Qua đó lựa chọn, từng bước thúc đẩy, kích động “phong trào chính trị”, “bất tuân dân sự” ở trong nước; hướng đối tượng là số sinh viên, học sinh, người lao động, người nghèo trong xã hội để lôi kéo tham gia, tạo dựng ngọn cờ cho phong trào xã hội…

Đây thực chất là một trong những chương trình hoạt động trọng tâm của RISE vào năm 2023. Với hoạt động này, mục đích của các đối tượng là thu hút sự quan tâm, chú ý của những người tự nhận mình là dân chủ và các tổ chức phản động lưu vong. Khi tham gia, nhiều cá nhân không thể hiểu được mục đích sâu xa của các đối tượng, sẽ bị hướng lái, tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật, phạm tội./.
📸cand

⚠️ 24 HÌNH THỨC LỪA ĐẢO ĐANG DIỄN RA TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG MỌI NGƯỜI CẦN LƯU Ý🔴 Những hình thức lừa đảo thường theo 03 nh...
04/12/2023

⚠️ 24 HÌNH THỨC LỪA ĐẢO ĐANG DIỄN RA TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG MỌI NGƯỜI CẦN LƯU Ý

🔴 Những hình thức lừa đảo thường theo 03 nhóm chính: mạo danh, giả mạo thương hiệu; chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác.

🎯 Các đối tượng thường bị tội phạm lừa đảo trên không gian mạng hướng tới: Người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em, sinh viên/thanh niên, các đối tượng công nhân/người lao động, nhân viên văn phòng...

Mời xem chi tiết tại comment 👇

Cảnh báo 3 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng Việt NamTrong 7 thông tin nổi bật về lừa đảo trực tuyến tại Việt N...
03/12/2023

Cảnh báo 3 hình thức lừa đảo mới trên không gian mạng Việt Nam

Trong 7 thông tin nổi bật về lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam tuần từ ngày 27/11 đến ngày 3/12, có 3 hình thức lừa đảo mới mà người dân cần lưu ý để phòng tránh trở thành nạn nhân của các đối tượng xấu.

Với tuần thứ ba thực hiện series ‘Điểm tin tuần’, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng (NCSC), Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã tổng hợp 7 thông tin nổi bật về lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam, với mục tiêu tiếp tục trang bị các kiến thức giúp người dùng Internet trong nước phòng tránh các hình thức lừa đảo trực tuyến.

Cụ thể, bên cạnh việc cập nhật các vụ việc về lừa đảo trực tuyến tiêu biểu diễn ra trong tuần từ ngày 27/11 đến ngày 3/12 như vụ hack tài khoản Facebook rồi giả mạo chiếm đoạt 100 triệu đồng của người dân ở Quảng Trị, vụ đối tượng ở Đà Nẵng nhờ người đóng giả nhân viên ngân hàng để lừa đảo 700 triệu đồng, vụ đối tượng tại Hà Nội giả danh bác sĩ lừa khám chữa bệnh và bán thuốc cho hàng nghìn người dân, vụ đối tượng tại Đà Nẵng bị bắt vì lừa đảo mua bán cổ phần, chiếm đoạt hơn 40 tỷ đồng; NCSC cũng cảnh báo người dân về 3 hình thức lừa đảo mới:

1. Thông báo ‘sai dữ liệu dân cư’ để đánh cắp dữ liệu cá nhân

Theo Cục An toàn thông tin, thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao giả mạo người của UBND quận để thông báo công dân sai dữ liệu dân cư vừa được Công an thành phố Hà Nội cảnh báo.

Cụ thể, một công dân trên địa bàn phường nhận được điện thoại của đối tượng tự giới thiệu đang làm việc ở Nguyễn Cơ Thạch (phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm – PV) và thông báo rằng công dân bị sai lệch dữ liệu.

Ban đầu đối tượng gọi điện thoại mời công dân ra đường Nguyễn Cơ Thạch để chỉnh sửa dữ liệu, nhưng sau đó gợi ý hướng dẫn từ xa để lừa đảo.

Các đối tượng liên tục gọi điện, giả danh nhân viên, cán bộ làm việc tại UBND phường, quận, thông báo với nạn nhân rằng dữ liệu cá nhân bị sai, đề nghị ra UBND để chỉnh sửa; yêu cầu cung cấp thông tin Chứng minh nhân dân, thúc giục đi làm Căn cước công dân... Thủ đoạn của các đối tượng nhằm chiếm đoạt thông tin cá nhân của người dùng để phục vụ vào mục đích xấu.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước và các cơ quan tư pháp để yêu cầu điều tra vụ án, nhận tiền hoặc yêu cầu đóng các khoản phí, nợ không xác định.

Người dân tuyệt đối không làm theo các yêu cầu, hướng dẫn của nhóm đối tượng liên lạc qua điện thoại. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thông báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để được hướng dẫn xử lý.

2. Lừa đảo kích hoạt và tích hợp sổ đỏ và ứng dụng VNeID

Lợi dụng việc chưa nắm bắt đầy đủ các thông tin liên quan đến việc cài đặt ứng dụng VNeID của người dân, thời gian qua, các đối tượng lừa đảo đã liên tục gọi điện, sau đó gửi đường link qua các trang mạng xã hội yêu cầu người dân truy cập và cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo có giao diện giống với ứng dụng VNeID thật.

Công an TP. HCM mới đây cũng đã khẳng định tất cả cuộc gọi điện, liên lạc qua các ứng dụng mạng xã hội yêu cầu, hướng dẫn kích hoạt VNeID đều là giả mạo với mục đích lừa đảo, lấy cắp thông tin cá nhân của người dân.

Qua các chiêu trò lừa đảo kể trên, Cục An toàn thông tin khuyến nghị người dân chỉ nên cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn chính thống, tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân hay truy cập vào các đường link lạ trên bất kỳ một phương tiện truyền thông nào.

Lực lượng Công an chỉ hỗ trợ người dân kích hoạt định danh điện tử trực tiếp, hoàn toàn không hỗ trợ qua cuộc gọi hay trang mạng xã hội nào.

Trường hợp có thắc mắc về ứng dụng VNeID, người dân cần liên hệ với công an khu vực hoặc cơ quan công an gần nhất, hoặc qua đường dây nóng Bộ Công an hay công an nơi cư trú.

3. Thủ đoạn lừa vay tiền trực tuyến, ghép ảnh thờ để đòi nợ

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05), Công an TP.HCM ngày 28/11 vừa qua đã phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn lừa đảo vay tiền trực tuyến, gán nợ và đe dọa đòi nợ sau khi nhiều người tiếp tục trở thành nạn nhân của tội phạm.

Đánh vào tâm lý cần tiền gấp với thủ tục nhanh gọn, các đối tượng lừa đảo đã khiến nhiều người dùng sập bẫy, thực hiện cài đặt các ứng dụng vay tín dụng về điện thoại theo hướng dẫn mà không biết rằng bản thân đã để lộ lọt thông tin, hình ảnh cá nhân từ thiết bị; đồng thời, cho phép các đối tượng lừa đảo truy cập danh bạ điện thoại.

Đối với các trường hợp khách vay không trả hoặc cắt liên lạc, nhân viên sẽ truy soát danh bạ, gọi điện thoại cho người thân, bạn bè để yêu cầu nhắc người vay trả nợ.

Ngoài ra, các đối tượng còn sử dụng lời lẽ thô tục để xúc phạm, đe dọa; thậm chí là ghép ảnh nạn nhân vào ảnh thờ, ảnh nhạy cảm để gửi cho người thân hoặc đăng tải lên mạng xã hội.

Từ thực trạng trên, Cục An toàn thông tin đề nghị người dân cần nâng cao cảnh giác trước những quảng cáo mang tính lôi kéo, dụ dỗ.

Đối với các doanh nghiệp, khi cần nguồn vốn làm ăn, kinh doanh, đơn vị nên liên hệ các tổ chức tài chính được nhà nước cấp phép hoạt động, các ngân hàng để hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi với lãi suất phù hợp theo quy định của Nhà nước.

Người dân cũng được khuyến cáo tuyệt đối không tải hoặc vay tiền qua các ứng dụng di động không rõ nguồn gốc và hoạt động trái phép; không truy cập vào các đường link lạ để tránh bị lộ lọt thông tin, danh bạ và hình ảnh cá nhân trong điện thoại hoặc bị các đối tượng xấu lợi dụng để thực hiện các hoạt động vi phạm pháp luật./.

🍀🍀🍀GIỮ VỮNG LÒNG DÂN, XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY "THẾ TRẬN LÒNG DÂN" TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG MỚI📚📚📚Chiều 01/12/2023, tại Hà ...
02/12/2023

🍀🍀🍀GIỮ VỮNG LÒNG DÂN, XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY "THẾ TRẬN LÒNG DÂN" TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG MỚI

📚📚📚Chiều 01/12/2023, tại Hà Nội, Bộ Công an phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo Khoa học cấp quốc gia: “Giữ vững lòng dân và xây dựng thế trận lòng dân trong bảo vệ Tổ quốc - Từ lịch sử đến hiện tại và bài học kinh nghiệm”.

🎤🎤🎤Đồng chủ trì Hội thảo có các đồng chí: Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Phan Xuân Thủy, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Thượng tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng lý luận Trung ương. Dự Hội thảo có đại diện các bộ, ban, ngành; các nhà khoa học trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân (CAND)…

Xem chi tiết nội dung Hội thảo khoa học tại bình luận👇👇👇

02/12/2023
🇻🇳🇨🇳Đẩy mạnh hợp tác phòng, chống tội phạm giữa Việt Nam và Trung QuốcHai bên thống nhất sẽ tăng cường trao đổi thông ti...
02/12/2023

🇻🇳🇨🇳Đẩy mạnh hợp tác phòng, chống tội phạm giữa Việt Nam và Trung Quốc

Hai bên thống nhất sẽ tăng cường trao đổi thông tin tội phạm; chia sẻ kinh nghiệm đấu tranh xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao. Phối hợp triển khai các cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm lừa đảo qua mạng, tội phạm đánh bạc xuyên biên giới.

Chiều 1/12, tại Hà Nội, Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã tiếp đồng chí Dương Xuân Lôi, Phó Tổng Thư ký Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Thay mặt lãnh đạo Bộ Công an Việt Nam, Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ chào mừng Đoàn đại biểu Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Phó Tổng Thư ký Dương Xuân Lôi dẫn đầu sang thăm, làm việc tại Việt Nam.

Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ điểm lại, tại Hội nghị cấp Bộ trưởng về hợp tác phòng, chống tội phạm lần thứ 8 giữa Bộ Công an hai nước diễn ra hồi tháng 9 vừa qua, hai bên đã thống nhất nhiều nội dung quan trọng trong triển khai hợp tác bảo đảm an ninh quốc gia, đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn TTATXH, góp phần củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác an ninh, quốc phòng ngày càng phát triển toàn diện, thực chất trong giai đoạn mới.

Để tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam với Ủy ban Chính pháp Trung ương và các cơ quan thực thi pháp luật của Trung Quốc, hai bên thống nhất sẽ phối hợp chặt chẽ làm tốt công tác chuẩn bị, bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.

Tiếp tục quán triệt triển khai có hiệu quả nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nội dung Bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác đã ký cấp Bộ như Biên bản Hội nghị cấp Bộ trưởng về hợp tác phòng, chống tội phạm lần thứ 8, Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác phòng, chống tội phạm đánh bạc, ký tháng 9/2023 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc.

Tăng cường trao đổi thông tin tội phạm; chia sẻ kinh nghiệm đấu tranh xử lý tội phạm sử dụng công nghệ cao. Phối hợp triển khai các cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm lừa đảo qua mạng, tội phạm đánh bạc xuyên biên giới. Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn cán bộ, nhất là lĩnh vực ứng phó sự cố an ninh mạng, tấn công mạng, khủng bố mạng, phòng, chống tội phạm mạng; hỗ trợ, viện trợ trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác đấu tranh với tội phạm sử dụng công nghệ cao…

Nhân dịp này, Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ đã chuyển lời thăm hỏi và chúc sức khỏe của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đến đồng chí Trần Văn Thanh, Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Bày tỏ trân trọng Thứ trưởng Trần Quốc Tỏ đã dành thời gian tiếp, đồng chí Dương Xuân Lôi đánh giá cao kết quả hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật Trung Quốc với Bộ Công an Việt Nam trong thời gian qua; đồng thời mong muốn, thời gian tới, hai bên tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng và thế mạnh, nhất là trong đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, nhằm thực hiện nhận thức chung giữa lãnh đạo cao nhất của hai Đảng, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan thực thi pháp luật của Trung Quốc, góp phần đưa quan hệ hai Đảng, hai nước tiếp tục phát triển lên tầm cao mới.

☘️ CHÀO THÁNG 12!❤️Chúc các đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự dịp cuối năm và Tết Nguyên đá...
01/12/2023

☘️ CHÀO THÁNG 12!

❤️Chúc các đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024❤️

Hội thảo - Triển lãm quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2023 diễn ra ngày 30/11 tại Hà Nội. Đây là một diễn đàn qua...
01/12/2023

Hội thảo - Triển lãm quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2023 diễn ra ngày 30/11 tại Hà Nội. Đây là một diễn đàn quan trọng cấp quốc gia và là một trong những sự kiện nổi bật nhất về an toàn, an ninh mạng tại Việt Nam trong năm nay.

Sự kiện do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam chủ trì, phối hợp với Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức và được bảo trợ bởi Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tham dự Hội thảo có ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Ủy viên Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số; lãnh đạo các cơ quan thuộc Bộ, ban, ngành; các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và lãnh đạo các cơ quan chuyên trách về công nghệ thông tin, an toàn thông tin.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam chia sẻ, Chương trình “Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tầm nhìn đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng với mục tiêu phát triển Chính phủ số, Kinh tế số, Xã hội số đã và đang được thực hiện quyết liệt với sự phối hợp của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương. Nằm trong chương trình tổng thể đó, năm 2023 được ưu tiên triển khai trọng điểm với chủ đề “Năm dữ liệu số quốc gia” với các hoạt động nhằm thúc đẩy quản trị dữ liệu trên môi trường số an toàn và hiệu quả. Tháng 11 này cũng là tháng trọng tâm triển khai nhiệm vụ “Bảo vệ dữ liệu cá nhân” của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng như góp phần triển khai thành công Nghị định số 13 về bảo vệ thông tin cá nhân được Chính phủ ban hành.

Chủ tịch VNISA nhấn mạnh, năm 2023 cũng đánh dấu sự bùng nổ của công nghệ Cloud và AI, trong đó, điển hình là sự ra đời của ChatGPT, phần mềm có sự tăng trưởng người dùng nhanh nhất trong lịch sử internet. Sự bùng nổ của các công nghệ này làm dấy lên những lo ngại và thách thức lớn hơn bao giờ hết cho sự đảm bảo an toàn thông tin của cá nhân, tổ chức, trong đó đặc biệt là an toàn dữ liệu, vì dữ liệu là nền tảng gốc, bảo vệ dữ liệu là bảo vệ trái tim của quá trình chuyển đổi số.

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng chia sẻ, chúng ta đang cùng nhau đứng trước nhiều sự thay đổi, đặc biệt là sự kết hợp giữa công nghệ trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây, có thể mở ra những cơ hội rất lớn nhưng đồng thời cũng đặt ra những rủi ro, thách thức rất lớn về quản trị và an toàn dữ liệu.

Hiện nay, khoảng 60% dữ liệu trên thế giới được lưu trữ trên đám mây. Chi tiêu của người dùng cuối trên toàn thế giới cho các dịch vụ đám mây công cộng ước tính lên tới 600 tỷ USD trong năm 2023. Tuy nhiên, cùng với đó, chi phí trung bình cho một vụ tấn công, vi phạm, làm lộ lọt dữ liệu cũng ở mức cao kỷ lục là khoảng 5 triệu USD.

Song song với đó, trí tuệ nhân tạo giờ đây đã trở thành một lĩnh vực công nghệ chiến lược mũi nhọn mà các nước lớn trên thế giới, các tập đoàn công nghệ hàng đầu tìm kiếm, cạnh tranh để dẫn dắt trong cuộc cạnh tranh công nghệ toàn cầu. Để huấn luyện các mô hình trí tuệ nhân tạo sẽ cần một lượng dữ liệu khổng lồ được thu thập và phân tích. Tuy nhiên, khi dữ liệu không được sử dụng đúng cách hoặc có mục đích xấu, bị lạm dụng chúng sẽ đe dọa đến quyền riêng tư của mỗi cá nhân, quyền sở hữu tài sản của mỗi tổ chức, doanh nghiệp và ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh quốc gia.

Thứ trưởng nhấn mạnh, cũng như mọi làn sóng công nghệ mới, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây luôn mang đến những cơ hội và rủi ro đi kèm. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta cần nhanh chóng nắm bắt thời cơ và kịp thời tìm ra những giải pháp để chủ động ứng phó. An toàn thông tin mạng là để phát triển, thay vì là để đứng nhìn và tụt lại phía sau.

Dữ liệu trước hết là tài sản của mỗi tổ chức, cá nhân. Vì vậy, bảo vệ dữ liệu trước hết là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức. Trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin xuất phát từ chính mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực. Mỗi cá nhân trước hết phải tự nhận thức thông tin, dữ liệu cá nhân của mình là một loại tài sản cá nhân của mình, giống như nhiều loại tài sản khác. Tài sản đó cần phải được bảo vệ cẩn thận, tránh chia sẻ dễ dãi, cung cấp cho các bên thứ ba không đảm bảo. Người dùng cũng cần tự trang bị các kỹ năng số để bảo vệ mình trên không gian mạng.

Cùng với việc đề cao trách nhiệm cá nhân, các Bộ, ngành cũng cần có trách nhiệm, tăng cường thực thi công tác quản lý nhà nước trên môi trường mạng theo nguyên tắc môi trường thực sao thì trên môi trường số như vậy. Cơ quan nào quản lý nội dung gì trong đời thật thì cũng quản lý nội dung đó trên không gian mạng. Có như vậy mới có thể tạo ra một không gian mạng lành mạnh, trong sạch.

An toàn thông tin thì phải tổng thể. Đây không chỉ là việc triển khai nhiều giải pháp để bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống, mà quan trọng hơn là nâng cao nhận thức, kỹ năng an toàn thông tin cho tất cả cán bộ của tổ chức. Đặc biệt, an toàn thông tin thì không thể không nói đến câu chuyện Make in Viet Nam ở một số khâu, một số phần chúng ta xác định cần chú trọng, đó là ưu tiên sử dụng sản phẩm, giải pháp và dịch vụ của doanh nghiệp an toàn thông tin mạng Việt Nam. Thực tiễn đã chứng minh Việt Nam có những chuyên gia giỏi, có đầy đủ sản phẩm, có giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn, tiêu chí kỹ thuật, phù hợp với nhu cầu của tổ chức, doanh nghiệp và người dân Việt Nam.

Thứ trưởng bày tỏ mong muốn thông qua Hội thảo và Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam, mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân sẽ có thêm được nhận thức và hành trang để tự tin chuyển đổi số, bước vào môi trường số một cách toàn diện và an toàn.

Phiên Hội thảo Toàn thể buổi sáng với chủ đề “An toàn dữ liệu trong thời đại Điện toán đám mây và Trí tuệ nhân tạo”, với các tham luận nổi bật như: “An toàn thông tin mạng năm 2023 và một số định hướng trọng tâm năm 2024” của ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chia sẻ bức tranh tổng quan về vấn đề an toàn thông tin tại Việt Nam với những thuận lợi và khó khăn đan xen.

Tham luận “Tương lai số và những thách thức mới trong lĩnh vực an toàn thông tin” của ông Lê Quang Hà, Phó Giám đốc Công ty An ninh mạng Viettel đã chia sẻ quá trình phòng chống thất thoát dữ liệu và kiểm soát truy cập một cách hiệu quả.

Tham luận “2024: Bùng nổ xác thực mạnh không mật khẩu cho Việt Nam” của ông Philip Hùng Cao, Phó Tổng Giám đốc phụ trách chiến lược, phát triển thị trường kinh doanh và marketing Công ty cổ phần dịch vụ an ninh mạng VinCSS đã chia sẻ thực trạng chung về mật khẩu thường dùng của người dùng Việt Nam tuy dễ nhớ, đơn giản và tiện dụng nhưng rất dễ bị đánh cắp và mất an toàn thông tin.

Ông Hồ Trọng Đạt, Phó Giám đốc Trung tâm An toàn thông tin, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trình bày tham luận “Dịch vụ an toàn thông tin cho khách hàng internet cáp quang áp dụng công nghệ điện toán đám mây”.

Bà Chu Hương, Giám đốc quốc gia tại Việt Nam Công ty Blancco đã chia sẻ những kinh nghiệm thực chiến qua tham luận “Vượt trội về xóa dữ liệu: xóa dữ liệu tuân thủ quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân và thực hành tối ưu”.

Tham luận “Đổi mới và phát triển, an toàn và tin cậy với trí tuệ nhân tạo” của ông Li Hai, Giám đốc An ninh bảo mật, quan hệ Chính phủ và truyền thông của Huawei khu vực châu Á - Thái Bình Dương, công ty Huawei đã trình bày về một công cụ tiếp cận để đảm bảo an toàn dữ liệu.

Tham luận “An toàn bảo mật cho các truy cập từ mọi nơi: Khai thác sức mạnh của giải pháp FortiSASE và Zero Trust Access” do ông Nguyễn Minh Hải, Giám đốc kỹ thuật Công ty Fortinet Việt Nam trình bày.

Một điểm nhấn quan trọng của của Hội thảo - Triển lãm quốc tế Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2023 là Lễ khai trương “Nền tảng hỗ trợ quản lý bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ” của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Sự ra đời của Nền tảng là bước ngoặt quan trọng trong hoạt động chuyển đổi số về quản lý và tổ chức thực thi công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng nói chung và bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ nói riêng, từng bước chuyển đổi số toàn diện công tác quản lý bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ. Nền tảng cung cấp một công cụ quản lý đồng bộ, tập trung công tác quản lý nhà nước về an toàn thông tin từ trung ương đến địa phương. Mỗi Bộ, ngành, địa phương sẽ sử dụng nền tảng để quản lý tổng thể công tác bảo đảm an toàn hệ thống thông tin thuộc phạm vi của cơ quan, địa phương.

Cũng tại phiên toàn thể đã diễn ra Lễ trao Giải thưởng của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho các đội đạt giải Nhất, Nhì trong Cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2023. Cuộc thi năm nay có sự tham dự của cả 10 nước ASEAN với hơn 200 đội thi. Đặc biệt các đội thi đạt giải cao của Việt Nam từ cuộc thi này được cử tham gia nhiều cuộc thi quốc tế và đạt được những kết quả ấn tượng.

Kết thúc phiên buổi sáng là Tọa đàm với chủ đề: “Bảo vệ dữ liệu và thông tin cá nhân: Chính sách và công nghệ”, Lãnh đạo Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam chủ trì, với sự tham gia của đại diện Trung tâm VNCERT, Bộ TT&TT và đại diện các công ty lớn như CMC Cyber Security, Tuv Nord Việt Nam, M-Tech Việt Nam.

Ngoài ra, trong buổi sáng còn đồng thời diễn ra phiên Chuyên đề với nội dung: “Phòng chống thông tin độc hại và lừa đảo trẻ em trên môi trường mạng” do Hiệp Hội An toàn thông tin Việt nam và Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đồng chủ trì.

Buổi chiều là 02 phiên Hội thảo Chuyên đề diễn ra song song: Chuyên đề 1 với chủ đề “Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu quốc gia” do Lãnh đạo Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công An và Lãnh đạo Bộ Tư lệnh 86, Bộ Quốc phòng đồng chủ trì gồm 05 tham luận của các chuyên gia đến từ Mobiphone, Veritas, Checkpoint, Imperva, Yubico.

Chuyên đề 2 với chủ đề “Bảo vệ dữ liệu của các ngành kinh tế trọng yếu và giao dịch điện tử” do Lãnh đạo Cục quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã, Ban Cơ yếu Chính phủ và Lãnh đạo Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam đồng chủ trì, với các tham luận của Tập đoàn MK, Công ty M- Tech Việt Nam, Công ty Blancco, Công ty An ninh mạng SCS và liên minh ATTT CYSEEX.

Phần cuối 2 chuyên đề chiều là Tọa đàm với chủ đề: “Tổng thể kiến trúc và giải pháp an toàn dữ liệu trong thời đại điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo” với sự tham gia của các lãnh đạo, chuyên gia ATTT của cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp lớn về ATTT.

Hội thảo năm nay có sự tham gia của hơn 30 diễn giả là lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia uy tín trong nước và quốc tế trong lĩnh vực an toàn, an ninh mạng, bên cạnh đó còn có hơn 30 gian hàng triển lãm, giới thiệu các giải pháp công nghệ an toàn thông tin tiên tiến của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Address

507 Nguyễn Chí Thanh, Rạch Sỏi
Rach Gia

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Phòng An Ninh Mạng Và PCTP Sử Dụng Công Nghệ Cao Công An Tỉnh Kiên Giang posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Phòng An Ninh Mạng Và PCTP Sử Dụng Công Nghệ Cao Công An Tỉnh Kiên Giang:

Videos

Share


Other News & Media Websites in Rach Gia

Show All

You may also like