Video: Hàng trăm người rời TP.HCM về các tỉnh Tây Nguyên phải quay đầu xe
Nguồn: PLO
Shipper bị 2 bảo vệ dân phố tát ở chốt phong tỏa. Sự việc xảy ra chiều 22/7, khi shipper đến giao nhận hàng tại chốt phong tỏa khu vực Miếu Nổi, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Ngày 22/7, mạng xã hội lan truyền clip ghi cảnh một thanh niên mặc áo Grab lời qua tiếng lại với 2 bảo vệ dân phố tại chốt phong tỏa ở phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Thanh niên này sau đó bị 2 bảo vệ dân phố tát vào mặt và có lời lẽ lăng mạ.
Đại diện UBND phường 3 cho biết vụ việc xảy ra khoảng 14h cùng ngày tại chốt phong tỏa khu vực Miếu Nổi.
Theo đại diện chính quyền địa phương, thời điểm đó, nam shipper tới chốt phong tỏa để giao nhận hàng. Lực lượng làm việc tại chốt đã nhắc nhở người này đỗ xe theo quy định. Tuy nhiên, anh này không đồng ý và tranh cãi với lực lượng chức năng.
Đại diện UBND phường 3 cho biết clip đăng mạng không có cảnh shipper chống đối, yêu cầu bảo vệ dân phố thay quần áo để đánh nhau.
"Trong lúc thực hiện nhiệm vụ anh em cũng mệt mỏi và nóng nảy nên xảy ra sự việc đáng tiếc trên. Shipper này khi đó còn đòi hành hung bảo vệ dân phố lớn tuổi nên mới xảy ra sự việc đáng tiếc", đại diện UBND phường 3 nói.
Chính quyền sở tại đã yêu cầu 2 bảo vệ dân phố liên quan viết tường trình và giao cơ quan công an phường làm rõ sự việc.
Nguồn: Zing
Góc cưng xỉu mùa dịch ❤️❤️
Hít nCoV để chứng minh COVID-19 không tồn tại, 'đại sư' Indonesia qua đời
Vị "đại sư" Indonesia qua đời sau khi hít không khí thở ra từ bệnh nhân mắc COVID-19 để chứng minh virus nCoV không tồn tại.
Theo Sina, vị "đại sư" này là Muhammad Mashudin, 47 tuổi, chuyên gia trị liệu thần kinh nổi tiếng đến từ tỉnh Đông Java, Indonesia. Mashudin nhiều lần khẳng định ông không tin vào sự tồn tại của nCoV.
Để chứng minh virus gây dịch COVID-19 không tồn tại, vị "đại sư" tới một bệnh viện ở Đông Java.
Trong video được truyền thông Trung Quốc đăng tải, Mashudin dùng tay quạt không khí thở ra từ bệnh nhân mắc COVID-19 và hít vào.
Hành động này của Mashudin để chứng minh virus không tồn tại. Tuy nhiên, hôm 13/7, vị "đại sư" này qua đời do mắc COVID-19. Trước khi chết, ông này xuất hiện một số triệu chứng như sốt cao.
Indonesia hiện là vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á với gần 2,9 triệu ca nhiễm và hơn 40.000 ca nhiễm mới được ghi nhận mỗi ngày.
Tuần trước, nước này vượt Brazil trở thành quốc gia có số ca mắc mới trong ngày nhiều nhất thế giới.
Trước tình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Tổng thống Indonesia Joko Widodo quyết định gia hạn lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) khẩn cấp tới ngày 31/7.
Lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng ban đầu chỉ được áp dụng với Java - hòn đảo đông dân nhất Indonesia và Bali tới ngày 20/7. Tuy nhiên, lệnh hạn chế sau đó được mở rộng ra 15 khu vực bên ngoài hai đảo này khi số ca mắc tăng vọt.
Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia, Luhut Pandjaitan cảnh báo số ca mắc COVID-19 c