TUYÊN GIÁO PHÚ THIỆN

TUYÊN GIÁO PHÚ THIỆN Thông tin tuyên truyền chính thống (Information Communicasion)

🟥Gia Lai: Khen thưởng 14 tập thể, cá nhân trong giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2024
28/12/2024

🟥Gia Lai: Khen thưởng 14 tập thể, cá nhân trong giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2024

(GLO)- Sáng 27-12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch số 47-KH/TU, ngày 21-10-2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 23-6-2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự l....

Về Plei Ơi nghe “Huyền thoại Vua Lửa”---Ghé về mảnh đất thiêng liêng Plei Ơi - Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, vào...
28/12/2024

Về Plei Ơi nghe “Huyền thoại Vua Lửa”
---
Ghé về mảnh đất thiêng liêng Plei Ơi - Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, vào một ngày cuối tháng 12, những vạt nắng cuối đông mang chút se lạnh, bầu trời trong vắt hòa vào màu xanh của núi rừng như vẽ nên một bức tranh thơ mộng và bình yên...

Nằm ở phía Đông Nam tỉnh Gia Lai, trên một thung lũng bằng phẳng, xung quanh bao bọc bởi núi rừng và những cánh đồng xanh ngát bất tận, Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện) là ngôi làng cư trú của những vị Pơtao Apui cuối cùng.

Trải qua hàng trăm năm, thế nhưng người dân làng Plei Ơi vẫn lưu truyền câu chuyện của 14 đời vua Lửa Pơtao Apui và chiếc gươm thần đầy quyền năng “hô mưa, gọi gió” giúp người dân trải qua những ngày hè nắng nóng, hạn hán, thời tiết khắc nghiệt...

Vua lửa “Huyền thoại truyền đời đời”

Theo chân của một người dân trong làng, chúng tôi tìm đến với “phụ tá” của Vua Lửa đời thứ 14 - Siu Luynh là ông Rah Lan Hieo (68 tuổi).

Ông Hieo có vẻ bề ngoài khắc khổ, gầy gò, tóc ông đã bạc trắng như đám mây xế chiều của những ngày đầy nắng, ông là nhân chứng sống và am hiểu rõ nhất về lịch sử và đặc trưng riêng biệt của Vua Lửa trên mảnh đất thiêng Plei Ơi.

Vừa rót mời khách những ly nước từ một loại lá cây lấy từ rừng về, ông Hieo vừa say sưa kể cho chúng tôi huyền tích của 14 đời Vua Lửa.

Ông Hieo kể, Vua Lửa cũng là con dân của người Jrai. Cuộc sống của Vua chỉ khác biệt và có quyền lực khi mặc lên mình chiếc áo của Vua và sử dụng chiếc gươm thần để thực hiện nghi lễ cầu mưa cho dân làng.

Vua cũng có vợ có con, có gia đình, các công việc thường ngày và các hoạt động sinh sống của Vua như đi rừng, hái măng, tỉa bắp, trồng lương thực, vẫn diễn ra bình thường như bao người khác.

Vua Lửa có 14 đời thì Siu Nhong - Vua đời thứ 6 là người được nhắc đến nhiều nhất về quyền năng hô mưa gọi gió. Và vùng lãnh thổ của Pơtao Apui được hình thành lên nhờ vị vua này.

Theo truyền thuyết Siu Nhong là người được cử làm Vua Lửa nhưng Siu Nhong một mực từ chối. Để thuyết phục Siu Nhong, người dân đã phải kiên trì 7 ngày 7 đêm và nói đi nói lại rằng, nếu ông không chịu nhận thanh gươm, cả vùng có thể sẽ phải chết.

Sau đó, Siu Nhong chấp nhận, ông dùng gươm thần đánh 7 lần vào nước. Sau 7 ngày, 7 đêm, mây đen ùn ùn kéo đến những cơn mưa giăng kín cả bầu trời. Kể từ đó, ông chính thức được gọi là Pơtao Apui, giúp dân làng “gọi gió gọi mưa”, mang lại “sự sống” cho buôn làng.

Vị Vua Lửa đời thứ 11 - Siu Ất cũng là một vị Vua đã làm rạng danh cho dòng tộc của mình.

Vua Lửa Siu Ất lên ngôi với ý chí quật cường, ông đã liên kết với các thủ lĩnh, tù trưởng có thế lực trong vùng, kiên quyết chống lại sự thống trị của thực dân Pháp, bảo vệ người dân trước sự hung hãn, tàn bạo của quân thù.

Vua Lửa đời thứ 14 Siu Luynh là vị vua cuối cùng, tuy vậy cuộc sống của vua Siu Luynh khá chật vật và khó khăn. Gia tài quý nhất của ông là một cối gỗ, một cái chiêng, một cái trống và một cái rương gỗ lớn đựng đồ tế lễ, tương truyền do các đời Vua Lửa trước để lại.

Từ nhỏ đã theo Vua Siu Luynh, ông Ranh Lan Hieo thường cẩn thận, tỉ mỉ, chăm chút chuẩn bị đồ cúng cho Vua. Khi lớn lên, ông được chọn làm phụ tá, sau đó được dọn về nhà của Vua, phụ Vua trong những lễ cầu cúng.

Năm 1999, vị Vua Lửa thứ 14 - Siu Luynh qua đời. Theo quy định, chỉ những người mang họ Siu mới được nối ngôi; tuy nhiên, con cái của ông lại mang họ của mẹ, cho nên đến nay vẫn chưa có người đảm nhận trọng trách quan trọng này.

Người phụ tá của vua Siu Luynh là ông Rah Lan Hieo đã thay Vua trong công việc cúng cầu mưa hàng năm cho người dân buôn làng Plei Ơi.

Sau này, khi công trình đại thủy nông Ayun Hạ được hoàn thành, quanh năm ruộng đồng được tưới mát, lượng nước dồi dào đảm bảo cho cuộc sống sinh hoạt của người dân, việc cúng tế cầu mưa của Vua Lửa cũng dần không còn nhiều nữa.

Thế nhưng, trong tiềm thức của người dân Plei Ơi, những cơn mưa trĩu hạt mang về sự sống cho bản làng, cho núi rừng của vùng đất cằn cỗi từ các Vua Lửa vẫn là những điều thiêng liêng, cao cả.

Gươm thần “hô mưa, gọi gió”

Theo truyền thuyết, chiếc gươm thần đầy quyền năng được hai anh em T’dia và T’diêng rèn từ một hòn đá lấy từ núi Hàm Rồng - một miệng núi lửa khổng lồ cách trung tâm thành phố Pleiku (Gia Lai) khoảng 10 km về phía Nam.

Khi thanh gươm được rèn xong, cứ đỏ rực mãi, nhúng vào ghè, ghè cạn; nhúng xuống suối, suối khô; nhúng xuống sông, sông hết nước... cuối cùng phải nhúng bằng máu các nô lệ thì thanh gươm mới nguội. Sau đó hai anh em T’Dia, T’Diêng đã vứt thanh gươm xuống sông.

Biết tin, các bộ tộc người trong khu vực đã xuống sông lặn tìm thanh gươm. Sau những lần tìm kiếm, người Jrai tìm thấy lưỡi gươm, người Lào thấy được chuôi gươm, còn người Kinh tìm được vỏ gươm.

Qua lời kể của ông Hieo, thanh gươm thần có màu đen, chiều dài chừng 1 mét. Trước đây còn có hai thanh gươm phụ và hai chiếc gậy màu trắng được cất giấu cùng gươm thần.

Ông Hieo cho biết, “gươm thần” mang sức mạnh huyền bí và bất khả xâm phạm. Người xứng đáng để giữ gươm thần sẽ có thể nói chuyện, truyền đạt ý nguyện của dân làng với thần linh. Vì vậy, người giữ gươm thần sẽ được phong làm Vua và đảm nhiệm trọng trách cầu mưa cho dân làng mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Khoảng thời gian vài chục năm gần đây, người dân từ các nơi khác đến lập nghiệp rất nhiều, cho nên nhiều vật dụng giấu kèm với gươm thần đã bị mất.

Chính vì thế, năm 2009, ông Rơ Lan Hieo - phụ tá của Vua Lửa đã thực hiện nghi lễ di dời “gươm thần” từ núi Chư Tao Yang về cất giấu kỹ ở một nơi đặc biệt mà ngoại trừ Vua Lửa và phụ tá, không ai được biết.

Nơi cất giấu thanh gươm thần là đỉnh núi Chư Tao Yang cao 209m, một địa điểm nổi bật lên giữa những cánh đồng lúa xanh mướt bao quanh. Trên đỉnh núi có một hang đá được tạo bởi 3 viên đá xếp chồng lên nhau. Dưới khe đá là cửa hang nhỏ hẹp chỉ một người chui lọt. Và để đến được nơi giấu gươm còn phải chui qua hai ngách hang nữa. Người xưa truyền lại rằng, nếu ai dám xâm nhập ngọn núi thiêng này sẽ bị phát điên hoặc sẽ gặp tai họa lớn.

Người phụ tá Vua Lửa thứ 14 và sứ mệnh lưu giữ “huyền thoại”

Sau khi Vua Lửa thứ 14 qua đời, ông Ranh Lan Hieo - người phụ tá của vị Vua cuối cùng đã thay Vua trong việc cầu cúng xin mưa cho dân làng.

Thay Vua, ông Hieo phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt giống như một vị Pơtao Apui, không được ăn các loại thịt ếch, nhái, bò, chó... Đây là những con vật gắn bó, giúp nông dân cày bừa ruộng đồng, phụ giúp mùa màng, còn ếch, nhái là con vật báo trời mưa. Vì vậy chúng cũng như “sứ giả” của các vị thần linh.

Nghi thức cầu mưa sẽ được thực hiện trên một khu vực đất rộng, bằng phẳng đã được quét dọn sạch sẽ, những lão làng Jrai phải mang trang phục lễ nghi truyền thống trải bức chiếu trên vạt cỏ để Vua Lửa ngồi làm chủ lễ với mâm bát, bình ché bày kề bên. Các lão làng cùng trai trẻ thay nhau gióng lên những hồi chiêng trống. Những người khác sẽ thực hiện việc nhóm bếp lửa.

Theo truyền thống thì lễ cầu mưa phải có đủ các vật phẩm như: 1 ghè rượu, 1 cây nến, 1 tô gạo, 1 đĩa thịt được cắt ra bày sẵn. Sau khi khấn vái cùng nghi thức rẩy và xoa nước vào bụng các già làng để cầu sức khỏe cầu phúc, ông Hieo sẽ ngồi lạy 3 lạy chào thần linh rồi rót nước vào ché rượu.

Vua Lửa vừa khấn, vừa lấy gạo, thịt trong tô, đĩa vãi ra để mời các vị thần Núi, thần Sông, thần Gỗ, thần Đá... cùng dự lễ. Sau đó, Vua Lửa sẽ lấy thịt ném 3 lần ra phía trước. Mỗi lần ném thịt, Vua Lửa cũng không quên cầm cây gươm thần và luôn miệng cầu xin.

Trong không gian trang nghiêm, tiếng chiêng trống, tiếng cúng tế vang vọng của Vua Lửa, mọi người dân yên lặng dõi theo thể hiện sự kính trọng các vị thần linh và mong thần linh sẽ lắng nghe lời khẩn cầu của Vua Lửa của dân làng mà ban mưa xuống.

Cứ thế, ông Ranh Lan Hieo đã thay thế những vị Vua Lửa “tiếp nối huyền thoại” giúp dân làng cầu mưa cầu gió, cầu những điều tốt lành cho dân làng suốt nhiều năm liền.

Mảnh đất Plei Ơi bây giờ đã là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và nghi lễ cúng cầu mưa của “Yang Pơtao Apuih” - một nghi lễ truyền thống của đồng bào Jrai đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Chính quyền địa phương đã xây dựng một căn nhà dài để trưng bày các đồ vật, cồng chiêng, trống của người Jrai, thêm một căn nhà sàn nhỏ hơn sát bên làm nhà cúng tế các Vua Lửa và một nhà chòi để cất giữ thanh “gươm thần” tương truyền có quyền năng “hô mưa gọi gió”.

Để lễ hội cầu mưa mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Jrai không bị mai một và được lưu giữ, chính quyền địa phương và ngành Văn hóa cũng đã cho phục dựng lại Lễ cầu mưa.

Già Rơ Lan Hieo được mời điều hành lễ cúng bởi ông là người duy nhất biết điều khiển “gươm thần”, khấn vái thần linh để cầu xin những điều tốt lành cho dân làng. Qua đó lưu giữ, bảo tồn và phát huy truyền thống của dân tộc.

Bên cạnh đó, để phát huy giá trị khu di tích, huyện Phú Thiện cũng đã kiến nghị UBND tỉnh, Trung ương, tiếp tục quan tâm bố trí kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, các công trình thiết yếu trong Khu di tích để bảo đảm điều kiện phục vụ du khách.

Về phía địa phương, huyện có kế hoạch đầu tư phát triển các dịch vụ tại di tích như dịch vụ lưu trú, ẩm thực, vui chơi giải trí, bày bán quà lưu niệm để tạo thành điểm du lịch chuyên nghiệp; đồng thời kết nối với các Công ty du lịch, lữ hành thu hút du khách... Qua đó thúc đẩy phát triển hơn nữa ngành “công nghiệp không khói” tại địa phương”.
VHO
__________________
(*) Tuyên giáo Phú Thiện
🆔️Fanpage:TUYÊN GIÁO PHÚ THIỆN
Ⓜ️Zalo: 0354382785
ℹ️Tiktok: tiktok.com/

27/12/2024

🎥Điện lực huyện Phú Thiện trao quà cho hộ nghèo và hỗ trợ sửa chữa điện miễn phí cho người dân tại xã Ia Sol.
T/h: Bảo Anh, Kiều Nhi, Nguyễn Dịu

💢Hội nghị tiếp xúc cử tri Hội đồng Nhân dân 3 cấp sau sau kỳ họp thường lệ cuối năm của Hội đồng Nhân các cấp---Sáng ngà...
27/12/2024

💢Hội nghị tiếp xúc cử tri Hội đồng Nhân dân 3 cấp sau sau kỳ họp thường lệ cuối năm của Hội đồng Nhân các cấp
---
Sáng ngày 27/12, tại xã Chư A Thai, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phú Thiện đã phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân huyện, Tổ đại biểu HĐND 03 cấp tiến hành tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri Hội đồng Nhân dân 3 cấp sau sau kỳ họp thường lệ cuối năm của Hội đồng Nhân các cấp.

Tham dự Hội nghị tiếp xúc cử tri có các đại biểu của tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử trên địa bàn huyện, các đại biểu HĐND huyện ứng cử trên địa bàn xã; Thường trực HĐND huyện, lãnh đạo UBND huyện, đại diện lãnh đạo các Ban của HĐND huyện, lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn của UBND huyện, các cơ quan, đơn vị đứng chân trên địa bàn huyện; các đồng chí là đại diện lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cử tri trên địa bàn các xã, thị trấn.

Tại Hội nghị, cử tri đã được nghe các vị đại biểu đại diện cho Tổ đại biểu HĐND tỉnh, huyện, xã thông báo kết quả tổ chức kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 Hội đồng nhân dân các cấp; trả lời các ý kiến kiến nghị của cử tri tại các cuộc tiếp xúc cử tri trước. Nghe, giải thích và vận động nhân dân thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp.

Bên cạnh đó, các cử tri dự Hội nghị đã đề xuất những ý kiến, kiến nghị những nội dung liên quan đến vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao thông, thủy lợi, nông nghiệp nông thôn; kiến nghị đầu tư tu bổ, nâng cấp các tuyến đường giao thông nội đồng…

Các ý kiến, kiến nghị của cử tri hầu hết đã được các cơ quan, ban ngành liên quan, các cấp chính quyền trả đã lời, giải thích thỏa đáng và được cử tri đồng tình, thống nhất với sự trả lời của các đại biểu. Một số ý kiến chưa cần xác minh, điều tra, làm rõ lãnh đạo UBND huyện đề nghị các cơ quan chuyên môn sớm xem xét, trả lời cử tri theo quy định của pháp luật.
__________________
(*) Tuyên giáo Phú Thiện
📸CTVDLXH BTG
🆔️Fanpage:TUYÊN GIÁO PHÚ THIỆN
Ⓜ️Zalo: 0354382785
ℹ️Tiktok: tiktok.com/

27/12/2024

📻CHƯƠNG TRÌNH “TUYÊN TRUYỀN 10 PHÚT” tuần 52.
-----
📝Nội dung tuyên truyền: Kế hoạch số 212/KH-UBND ngày 09/12/2024 của UBND huyện về triển khai phong trào thi đua “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025” trên địa bàn huyện
---
Nội dung chi tiết phía dưới bình luận👇
__________________
TUYÊN GIÁO PHÚ THIỆN

🆕QUY CHẾ MỚI TRONG THI TỐT NGHIỆP THPT TỪ NĂM 2025-------Ngày 24/12, Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 được Bộ GD...
27/12/2024

🆕QUY CHẾ MỚI TRONG THI TỐT NGHIỆP THPT TỪ NĂM 2025
-------
Ngày 24/12, Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 được Bộ GD&ĐT ban hành kèm Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT.

Bên cạnh kế thừa những nội dung đã được triển khai thuận lợi, ổn định các năm qua, nhất là năm 2023 và 2024, Quy chế có những điểm mới đáng chú ý như sau:

✅Thứ nhất: Tổ chức Kỳ thi thành 3 buổi thi, gồm: 1 buổi thi môn Ngữ Văn, 1 buổi thi môn Toán và 1 buổi tổ chức bài thi tự chọn. Các thí sinh dự thi sẽ được sắp xếp theo tổ hợp bài thi tự chọn để tối ưu phòng thi, điểm thi.

So với những năm trước, giảm 1 buổi thi, giảm 2 môn thi, qua đó giảm áp lực, giảm chi phí xã hội nhưng vẫn bảo đảm chất lượng Kỳ thi.

✅Thứ hai: Sử dụng kết hợp điểm đánh giá quá trình (học bạ) và kết quả thi trong xét công nhận tốt nghiệp theo tỷ lệ 50-50. Điểm trung bình học bạ các năm được tính theo trọng số.
Việc tăng tỷ lệ sử dụng điểm đánh giá quá trình (học bạ) từ 30% lên 50% để đánh giá sát hơn về năng lực người học theo Chương trình GDPT 2018 (gồm nhiều năng lực khác mà bài thi tốt nghiệp không đánh giá hết). Bên cạnh đó, điểm học bạ các năm lớp 10, lớp 11 cũng được sử dụng (với trọng số nhỏ hơn của lớp 12) thay vì chỉ của lớp 12 như trước đây. Thay đổi này có tác dụng thúc đẩy việc dạy và học ngay từ khi học sinh bước vào bậc học trung học phổ thông.

✅Thứ ba: Chứng chỉ ngoại ngữ vẫn được tiếp tục sử dụng để miễn thi trong xét công nhận tốt nghiệp nhưng không được quy đổi thành điểm 10 trong xét công nhận tốt nghiệp như trước đây; công thức tính điểm xét tốt nghiệp không có điểm ngoại ngữ trong trường hợp này.
Cách thức này tiếp tục khuyến khích việc học ngoại ngữ nhưng hướng tới công bằng hơn trong xét đỗ tốt nghiệp. Ví dụ, trước đây, học sinh có chứng chỉ IELTS 4.0 cũng quy đổi thành điểm 10 như học sinh đạt điểm IETLS 8.5.

✅Thứ tư: Về điểm khuyến khích, bỏ cộng điểm chứng chỉ nghề đối với tất cả các thí sinh; bỏ cộng điểm chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, bằng trung cấp nghề đối với thí sinh Giáo dục thường xuyên.
Nội dung này nhằm phù hợp với Chương trình GDPT 2018, đồng thời tạo sự bình đẳng bởi học sinh tốt nghiệp hệ giáo dục chính quy và thường xuyên đều được cấp chung một loại bằng tốt nghiệp.

✅Thứ năm: Cho phép thí sinh là người nước ngoài được sử dụng chứng chỉ tiếng Việt để miễn thi môn Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Nội dung này nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc xét công nhận tốt nghiệp cho người nước ngoài học chương trình giáo dục phổ thông ở Việt Nam nhưng vẫn bảo đảm được học vấn cơ bản của môn Ngữ văn thông qua việc học môn Ngữ văn trên lớp và việc thi để lấy chứng chỉ tiếng Việt.

✅Thứ sáu: Lần đầu tiên trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT có thêm phương thức vận chuyển đề thi từ địa điểm Hội đồng ra đề thi tới điểm in sao đề thi của 63 tỉnh thành qua hệ thống đường truyền mã hoá và bảo mật của Ban Cơ yếu Chính phủ.
Đây là một bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ vào các khâu trọng yếu của quy trình tổ chức Kỳ thi. Phương thức vận chuyển đề thi mới này giúp chuyển đề thi gốc nhanh, kịp thời, giảm bớt được thời gian và nhân sự vận chuyển đề thi như phương pháp truyền thống đang áp dụng; đồng thời, đây cũng là bước chuẩn bị từ sớm, từ xa và quan trọng trong việc thực hiện phương án thi theo lộ trình chuyển đổi hình thức từ thi trên giấy sang thi trên máy tính đã công bố.

Chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo Chương trình GDPT 2018 với điểm khác biệt là thiên về đánh giá năng lực người học thay vì đánh giá kiến thức và kỹ năng như những Kỳ thi trước, Bộ GD&ĐT đã tích cực chuẩn bị từ sớm, từ xa và kỹ lưỡng.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 37/CT-TTg, ngày 07/10/2024 để tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025.

Bộ GD&ĐT đã chuẩn bị kỹ và công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 ngay từ cuối năm 2023; đã ban hành định dạng cấu trúc đề thi, đề thi tham khảo tất cả các môn thi tốt nghiệp theo hướng phù hợp với đánh giá năng lực học sinh; tập huấn đội ngũ cán bộ giáo viên trong toàn quốc về ra câu hỏi thi, tổ chức thi, tập huấn kỹ thuật cho các địa phương; tăng cường thử nghiệm trên phạm vị rộng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu của Kỳ thi,...

Để có hành lang pháp lý cho tổ chức Kỳ thi với mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá việc dạy và học diện rộng trong cả nước và phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng, Quy chế được Bộ GD&ĐT xây dựng, lấy ý kiến rộng rãi và chính thức ban hành.
-------
📌Giaoducthoidai.vn
__________________
(*) Tuyên giáo Phú Thiện
🆔️Fanpage:TUYÊN GIÁO PHÚ THIỆN
Ⓜ️Zalo: 0354382785
ℹ️Tiktok: tiktok.com/

Khởi tố, bắt tạm giam 2 nhà báo ở Gia Lai———Ngày 26/12, Công an tỉnh Gia Lai vừa phối hợp với Công an Công an tỉnh Thái ...
27/12/2024

Khởi tố, bắt tạm giam 2 nhà báo ở Gia Lai
———
Ngày 26/12, Công an tỉnh Gia Lai vừa phối hợp với Công an Công an tỉnh Thái Bình thi hành quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Vũ Đình Năm và Nguyễn Thanh Tâm vì đã có hành vi lợi dụng danh nghĩa nhà báo để cưỡng đoạt tài sản.

Theo thông tin ban đầu, tối ngày 25/12, Phòng Cảnh sát Hình sự (Công an tỉnh Gia Lai) phối hợp Công an tỉnh Thái Bình thi hành quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam nhà báo, phóng viên Nguyễn Thanh Tâm (SN 1979)-Trưởng Văn phòng đại diện Tạp chí Kinh tế môi trường khu vực Tây Nguyên tại Gia Lai, Vũ Đình Năm (SN 1972)-Trưởng Văn phòng đại diện Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam tại khu vực Tây Nguyên về hành vi cưỡng đoạt tài sản. Cả 2 cùng trú tại tỉnh Gia Lai.

Riêng Vũ Đình Năm-Trưởng Văn phòng đại diện Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam tại Tây Nguyên vì đã có hành vi lợi dụng danh nghĩa nhà báo ép buộc 1 doanh nghiệp tại tỉnh Gia Lai ký hợp đồng "Cây chổi vàng" để cưỡng đoạt tài sản. Vũ Đình Năm đã cưỡng đoạt số tiền 50 triệu đồng của 1 công ty cao su trên địa bàn tỉnh vào ngày 23-6-2023.

Liên quan tới vụ việc, cơ quan Công an cũng triệu tập, làm việc với phóng viên Nguyễn Giác (SN 1981) cùng trú tỉnh Gia Lai, từng công tác tại Tạp chí điện tử Môi trường và Đô thị Việt Nam và 2 người khác trú ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Hiện lực lượng Công an tỉnh Thái Bình đã áp giải Vũ Đình Năm, Nguyễn Thanh Tâm và Nguyễn Giác ra tỉnh này để tiếp tục điều tra làm rõ, vụ việc.
-GLO-
__________________
(*) Tuyên giáo Phú Thiện
🆔️Fanpage:TUYÊN GIÁO PHÚ THIỆN
Ⓜ️Zalo: 0354382785
ℹ️Tiktok: tiktok.com/

Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Hồ Văn Niên: Quyết tâm, quyết liệt sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy vì lợi ích chung.---Sáng 26-1...
27/12/2024

Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Hồ Văn Niên: Quyết tâm, quyết liệt sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy vì lợi ích chung.
---
Sáng 26-12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Chủ trì hội nghị có các đồng chí: Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Ngọc Lương-Phó Bí thư Tỉnh ủy.

Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI; các đồng chí Bí thư Đảng ủy, Huyện ủy: Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chư Sê, Chư Pưh, Chư Păh, Đak Pơ, Đức Cơ, Ia Grai, Phú Thiện, Kbang, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh; lãnh đạo các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy; giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị-xã hội tỉnh (không là tỉnh ủy viên); các đồng chí Ủy viên Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy; Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Quyền Chánh văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh; chủ tịch, trưởng ban đại diện các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ cấp tỉnh.

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy đảm bảo tiến độ đề ra

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) và phương án tổng thể sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tỉnh đã được các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương tích cực triển khai và đạt được những kết quả quan trọng.

Các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất từ tỉnh đến cơ sở; triển khai có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình phù hợp, đảm bảo tiến độ đề ra.

Sau 7 năm, toàn tỉnh đã sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị. Đã giảm 60 phòng và tương đương thuộc cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện; 2 chi cục và tương đương thuộc sở, ngành; 20 phòng thuộc chi cục và tương đương thuộc sở, ngành; 8 cấp phó cơ quan, đơn vị; 166 cấp phó phòng trực thuộc cơ quan, đơn vị; 2 cấp phó chi cục thuộc sở, ngành và 21 phó phòng và tương đương thuộc chi cục thuộc sở, ngành; 188 đơn vị sự nghiệp công lập, 265 cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, 163 người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước; 4 đơn vị hành chính cấp xã, 584 thôn, làng, tổ dân phố.

Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và hợp nhất thôn, tổ dân phố, góp phần mở rộng không gian phát triển, tập trung nguồn lực, phát huy tiềm năng, thế mạnh, lợi thế của các địa phương để phát triển bền vững.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị tỉnh được rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo, bảo đảm đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết và phù hợp với tình hình mới. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh tiếp tục được kiện toàn, sắp xếp tinh gọn, nhất là đầu mối bên trong của các tổ chức, cơ quan, đơn vị.

Mô hình và quy mô tổ chức được sắp xếp lại theo hướng phù hợp với tính chất, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương; đã thực hiện được một số mô hình mới và thí điểm một số mô hình về tổ chức bộ máy kiêm nhiệm chức danh, góp phần làm rõ về lý luận và thực tiễn trong việc sắp xếp tổ chức bộ máy.

Công tác quản lý biên chế được tăng cường, chặt chẽ, có nhiều đổi mới; việc tinh giản biên chế tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác cán bộ được chú trọng toàn diện ở tất cả các khâu theo quy định; quá trình thực hiện công tác cán bộ đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ; kịp thời rà soát, điều chỉnh, bổ sung, ban hành các quy chế, quy định về công tác cán bộ. Hoạt động của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội ngày càng hiệu lực, hiệu quả.

Trên cơ sở đánh giá tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và chủ trương, định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thảo luận, thống nhất phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy thực hiện theo đúng gợi ý, định hướng, quan điểm chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương và yêu cầu thực tế của địa phương.

Đồng thời gắn với giảm biên chế cán bộ, công chức, viên chức và cơ cấu lại, là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Cụ thể, sau sắp xếp, tinh gọn, cấp tỉnh sẽ giảm 2 cơ quan thuộc Tỉnh ủy; giảm 10 đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Tỉnh ủy; giảm 7 ban chỉ đạo cấp tỉnh; tăng 1 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy; giảm 1 ban thuộc HĐND tỉnh; giảm 7 sở, ngành và tương đương; giảm 21 phòng thuộc sở; giảm 8 chi cục nhưng tăng 1 chi cục tiếp nhận từ Bộ, ngành Trung ương chuyển về; giảm 30 phòng thuộc chi cục; giảm 29 đơn vị sự nghiệp công lập; giảm 10 hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.

Mỗi cấp ủy cấp huyện sẽ giảm 2 cơ quan trực thuộc; giảm 81 ban chỉ đạo cấp ủy cấp huyện. Đối với khối chính quyền cấp huyện: Giảm 31 phòng chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện; giảm 320 ban chỉ đạo chính quyền cấp huyện; giảm 336 tạp chí, bản tin, trang tin điện tử của UBND cấp huyện, các phòng, ban, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện; giảm 1 hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp huyện. Những địa phương có riêng Ban Dân tộc thì HĐND cấp huyện sẽ giảm 1 Ban.

Bảo đảm sau sắp xếp hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy ghi nhận, biểu dương các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương đã nỗ lực, cố gắng phát huy tinh thần trách nhiệm, kịp thời tổ chức quán triệt và bám sát chủ trương của Trung ương, của tỉnh và đã đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện.

Bí thư Tỉnh ủy giao Ban Tổ chức Tỉnh ủy tiếp thu các ý kiến tham gia tại hội nghị, bổ sung, hoàn chỉnh dự thảo báo cáo, phương án tổng thể sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tỉnh, trình Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 theo quy định. Ngoài chính sách chung của trung ương, giao các cấp có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét ban hành chính sách riêng của tỉnh để có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích, động viên đối với đội ngũ cán bộ sau sắp xếp.

Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các cấp ủy, tổ chức Đảng, đơn vị, địa phương coi việc sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng; xác định quyết tâm chính trị cao nhất khi thực hiện; bám sát nội dung kế hoạch của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy để triển khai thực hiện có hiệu quả, đảm bảo tiến độ và chất lượng; làm tốt công tác tuyên truyền, định hướng tư tưởng, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong hệ thống chính trị; đặc biệt là những cơ quan, đơn vị liên quan trực tiếp đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị, trực tiếp là người đứng đầu tập trung chỉ đạo, khẩn trương triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, bảo đảm sau sắp xếp hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả ngay, không để gián đoạn công việc, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực, không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, tổ chức và xã hội.

Trên cơ sở phương án tổng thể của tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị rà soát, xây dựng phương án cụ thể về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, biên chế, bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; theo nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính. Những tổ chức cơ sở Đảng được chọn tổ chức đại hội điểm, đại hội thí điểm ở những cơ quan, đơn vị thuộc diện phải sắp xếp thì ban thường vụ cấp ủy cấp huyện chủ động chọn tổ chức khác thay thế, đảm bảo đúng tiến độ; các tổ chức cơ sở Đảng khác tiến hành đại hội sau khi cơ quan, đơn vị đã sắp xếp bộ máy ổn định.

Bí thư Tỉnh ủy đề nghị, sau khi Trung ương thống nhất phương án tổng thể chung của tỉnh, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiến hành ngay việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, bố trí cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền. Các tổ chức, đơn vị, địa phương khẩn trương chỉ đạo thực hiện các công việc, bám sát quan điểm, chủ trương, nguyên tắc, định hướng, lộ trình của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Tinh thần là nội dung nào thuộc thẩm quyền của tỉnh, huyện, có thể thực hiện được thì chủ động và quyết tâm thực hiện, không chờ chỉ đạo từ cấp trên.

“Công việc phía trước rất bộn bề, khẩn trương, do đó, ngay sau hội nghị, đề nghị các cấp ủy, đơn vị, địa phương, nhất là người đứng đầu theo chức trách, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm của mình, phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm cao nhất để sớm hoàn thành việc tinh gọn tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị; góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2024 và năm 2025; chuẩn bị thật tốt các điều kiện tổ chức đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng”- Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh thêm.
-GLO-
__________________
(*) Tuyên giáo Phú Thiện
🆔️Fanpage:TUYÊN GIÁO PHÚ THIỆN
Ⓜ️Zalo: 0354382785
ℹ️Tiktok: tiktok.com/

⛔️Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế---Thời gian gần đây, các địa phương trong cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai ...
26/12/2024

⛔️Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế
---
Thời gian gần đây, các địa phương trong cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến việc trẻ em lên mạng xã hội tìm hiểu, đặt mua hóa chất rồi về làm pháo tự chế. Hiểm họa về pháo tự chế luôn hiện hữu một khi thiếu sự quản lý, giám sát từ cha mẹ.

Trong chuyến công tác gần đây tại xã Phú Cần (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), chúng tôi được cán bộ Công an xã cho xem các chất hóa học vừa thu giữ từ nhà em T.H.H.Đ. (12 tuổi). Em Đ. tìm hiểu và đặt mua gần 3 kg chất hóa học này trên mạng để tự chế tạo pháo nổ.

Em Đ. kể: “Con lên TikTok thấy có một trang bán tiền chất chế tạo pháo nên đặt mua. Còn công thức làm pháo thì tìm hiểu trên TikTok và YouTube. Con mua 2 đợt: đợt đầu là hơn 251 ngàn đồng, đợt sau 197 ngàn đồng. Tiền thì bố mẹ cho ăn sáng và con để dành rồi mua. Con chế tạo pháo rồi rủ các bạn đến đốt pháo… cho vui”.
Điều đáng nói, trong suốt quá trình em Đ. chế tạo pháo tại nhà và đốt pháo, cha mẹ em không hề hay biết. Chị H.T.M. (mẹ của em Đ) nói: “Vợ chồng tôi đi làm cả ngày, không để ý tới con. Biết Đ. chế tạo pháo, tôi cũng hoảng hồn”.

Còn ông Kpă Cường-Phó Chủ tịch UBND xã Phú Cần thì cho biết: “Ngoài trường hợp trên, cách đây hơn 10 ngày, tại địa bàn xã cũng xảy ra 1 vụ tai nạn liên quan đến trẻ em làm pháo tự chế. Trong quá trình trộn hóa chất, nhồi thuốc, pháo tự chế nổ đã làm dập nát bàn tay trái của 1 em nhỏ.

Thời gian tới, UBND xã sẽ chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền về hệ lụy của hành vi nguy hiểm này; phối hợp với các trường học tuyên truyền cho học sinh hiểu rõ về tác hại của pháo tự chế”.

Theo Đại úy Đinh Thanh Bình-Phó Trưởng Công an xã Phú Cần: “Các bậc phụ huynh và nhà trường cần chú trọng giáo dục cho các em nhận thức đầy đủ về mức độ nguy hiểm của pháo nổ; hành vi chế pháo hoặc mua bán nguyên liệu chế tạo pháo. Quản lý việc lên mạng internet và việc chi tiêu tiền tiêu vặt của con em.

Ngoài tai nạn thương tích thì chế tạo pháo còn là hành vi vi phạm pháp luật. Nghị định số 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ nghiêm cấm hành vi nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán pháo nổ; mức xử phạt vi phạm hành chính và có thể xử phạt tù từ 1 đến 15 năm tùy tính chất, mức độ vi phạm”.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 15 vụ tai nạn thương tâm khiến 1 trẻ em tại xã Dun (huyện Chư Sê) tử vong và nhiều trẻ em khác bị thương tích nặng nề do làm pháo tự chế.

Để mọi gia đình vui xuân, đón Tết an toàn, đẩy lùi tai nạn do pháo nổ gây ra, ngoài sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng Công an, chính quyền các địa phương thì rất cần sự cộng đồng trách nhiệm từ gia đình trong việc quản lý, giám sát và giáo dục con em.

Nguồn: Báo Gia Lai
Ảnh: Số hóa chất Công an xã Phú Cần (huyện Krông Pa) thu giữ được tại nhà em Đ. Ảnh: A.Q
__________________
(*) Tuyên giáo Phú Thiện
🆔️Fanpage:TUYÊN GIÁO PHÚ THIỆN
Ⓜ️Zalo: 0354382785
ℹ️Tiktok: tiktok.com/

Address

07 Quang Trung/TDP 4/TT Phú Thiện
Phu Thien
606900

Telephone

+84767243108

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when TUYÊN GIÁO PHÚ THIỆN posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to TUYÊN GIÁO PHÚ THIỆN:

Videos

Share