Nông Thôn Mới Hàm Cường

Nông Thôn Mới Hàm Cường Hàm Cường - Tôi và Bạn
(Ham Cuong - Me & U)

👑MỘT NĂM BỘI THỰC HOA HẬU CỦA NGÀNH F&B👑✨Ở Thời Điểm Hiện Tại, "Mì Tôm Thanh Long" Đang Là Cái Tên Gây Bão Mạng Xã Hội B...
04/12/2023

👑MỘT NĂM BỘI THỰC HOA HẬU CỦA NGÀNH F&B👑

✨Ở Thời Điểm Hiện Tại, "Mì Tôm Thanh Long" Đang Là Cái Tên Gây Bão Mạng Xã Hội Bởi Sự Độc Đáo Ở Hương Vị Cũng Như Những Content Xung Quanh Món Hot Trend Này.😍

✨Tính Từ Đầu Năm 2023 Đến Giờ, Ngành F&B Đã Sản Sinh Ra Rất Nhiều Hoa Hậu Nổi Tiếng Như: Trà Mãng Cầu, Cafe Muối, Bánh Đồng Xu, Trà Chanh Giã Tay, Bánh Custard,...🥰

P/s: Cả Nhà Ấn Tượng Nhất Với Hoa Hậu Nào Nhất Nhỉ❓

-----

✨Nguồn Ảnh: Sưu Tầm Và Hiệu Chỉnh✨

LẦN ĐẦU TIÊN…Trái Thanh Long chắc chắn sẽ nâng tầm du lịch Bình Thuận 🤣🤣🤣Quả không sai khi Bình Thuận được mệnh danh là ...
01/12/2023

LẦN ĐẦU TIÊN…

Trái Thanh Long chắc chắn sẽ nâng tầm du lịch Bình Thuận 🤣🤣🤣

Quả không sai khi Bình Thuận được mệnh danh là “ vương quốc Thanh Long”. Bởi nơi đây được phủ kín bằng những trụ thanh long thẳng tắp bạt ngàn xanh mướt.

Ban ngày khi nhìn từ trên cao xuống, những vườn thanh long bạt ngàn tựa như những cục bông xanh nằm ngay hàng thẳng lối trên nền cát trắng. Đây sẽ là một background tuyệt đẹp để check-in đó nha. 😚

28/11/2023

🎵LẦN ĐẦU TIÊN TRÁI THANH LONG VÀ TÔM VIỆT NAM CÓ HỆ THỐNG TRUY XUẤT "DẤU CHÂN" 🌐 CHO XUẤT KHẨU
---
💚 Tháng 8 vừa qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đồng tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp xanh và phát triển bền vững”.
Sự kiện này nằm trong khuôn khổ dự án "Thúc đẩy đầu tư của tư nhân vào nông nghiệp carbon thấp và ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần thực hiện NDC (Đóng góp do quốc gia tự quyết định) của Việt Nam”.
Tại hội thảo, lần đầu tiên UNDP và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giới thiệu mô hình về một hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử để theo dõi xuất xứ và dấu chân carbon của từng trái thanh long được sản xuất tại Bình Thuận.
Với hệ thống này, người tiêu dùng trong nước và quốc tế khi mua hoặc nhập khẩu thanh long từ vùng sản xuất trọng điểm Bình Thuận, có thể quét mã QR để truy xuất nguồn gốc trái cây và mức độ thực hành “xanh” hoặc thân thiện với môi trường được áp dụng để sản xuất ra trái cây này một cách minh bạch nhất.
Theo đó, các thiết bị thông minh tự động đo lượng khí phát thải khí carbon được lắp đặt tại từng vườn trồng, cập nhật lên không giang mạng, cho phép theo dõi và thống kê dấu chân carbon theo thời gian thực.
Không chỉ dừng lại ở đó, công nghệ này còn phân tích, để đưa ra các giải pháp để giảm phát thải carbon trong sản xuất, vận chuyển nông sản.
Cụ thể, cải thiện hiệu quả sử dụng điện chiếu sáng – chuyển từ bóng Compact sang đèn Led giúp giảm tới 68% lượng phát thải từ sử dụng điện năng.
Trồng xen cây thân gỗ tại các bờ bao, đường ranh giới, các khoảng trống trong vườn thanh long, đã giúp hấp thu khí carbon do cây thanh long thải ra.
Ước tính trồng 100-300 cây thân gỗ/ha, hấp thụ được 0,9 – 2,8 tấn CO2/ha/năm, tương đương giảm 20-45% lượng phát thải tại trang trại.
Đến nay, đã có 99 vườn trồng của nông dân thuộc 4 hợp tác xã tại Bình Thuận (HTX Thanh long Hoà Lệ, HTX Hàm Minh, HTX Thuận Tiến, Công ty Phúc Hà) đã được cấp tài khoản tham gia hệ thống này.
Trong bối cảnh chuyển đổi xanh trong nông nghiệp, đây là một công cụ quan trọng để các nhà sản xuất và doanh nghiệp địa phương tại Việt Nam theo dõi và quản lý mức độ phát thải khí nhà kính của chuỗi cung ứng và tránh những rào cản không cần thiết khi xuất khẩu sang các thị trường giá trị cao, thường là nơi đang tiến tới áp dụng cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới.
---
♻️ Đánh giá cao những giải pháp chuyển đổi xanh và bền vững của ngành nông nghiệp, ông Patrick Haverman - Phó Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam cho rằng, hệ thống truy xuất nguồn gốc carbon được số hóa đối với hai mặt hàng xuất khẩu gồm thanh long và tôm của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với chính quyền địa phương, doanh nghiệp, nhà sản xuất và người tiêu dùng, hướng đến “nền kinh tế xanh”.

Tạm biệt mùa thu :))))
16/09/2023

Tạm biệt mùa thu :))))

Mỗi tháng thanh long Bình Thuận xuất khẩu sang Mỹ, Nhật 150 tấn15/05/2023 10:58 GMT+7Hiện nay phần lớn thanh long đều xu...
10/07/2023

Mỗi tháng thanh long Bình Thuận xuất khẩu sang Mỹ, Nhật 150 tấn
15/05/2023 10:58 GMT+7
Hiện nay phần lớn thanh long đều xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc và chỉ mới xuất sang châu Âu chỉ có 100 tấn/năm.
Sở NN&PTNT Bình Thuận vừa có báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu thanh long quý 1 năm 2023.

Theo đó, cây thanh long được xác định là cây lợi thế và đặc sản của tỉnh Bình Thuận, sản xuất thanh long đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn của tỉnh.

Mỗi tháng thanh long Bình Thuận xuất khẩu sang Mỹ, Nhật 150 tấn - Ảnh 1.
Thanh long là đặc sản nổi tiếng của Bình Thuận. Ảnh PN.

Với hơn 30 ngàn hộ nông dân tham gia sản xuất, thu mua, sơ chế xuất khẩu thanh long, hàng năm tạo việc làm thường xuyên cho 70 – 80 ngàn lao động. Tổng diện tích thanh long hiện nay khoảng 27.649 ha, giảm 15,8% so với cùng kỳ năm trước.

Từ trước tết Nguyên đán đến nay, phía Trung Quốc mở cửa trở lại nên thương lái đẩy mạnh hoạt động thu mua thanh long, đã đẩy giá thanh long lên cao và ổn định từ 15 đến 20 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, lượng thanh long không nhiều (sản lượng quý I/2023 khoảng 173.000 tấn) do tình trạng giá cả bấp bênh diễn ra trong thời gian dài nên nhiều hộ nông dân không chăm sóc và không chong đèn kích thích thanh long ra trái.

Thanh long vỏ đỏ ruột trắng là giống được trồng nhiều tại Bình Thuận, chiếm diện tích khoảng 80%. Diện tích còn lại là thanh long vỏ đỏ ruột đỏ, vỏ đỏ ruột tím hồng, hiện nay có thêm giống thanh long vỏ vàng ruột trắng.

Mỗi tháng thanh long Bình Thuận xuất khẩu sang Mỹ, Nhật 150 tấn - Ảnh 2.
Bình Thuận có hơn 30 ngàn hộ nông dân tham gia sản xuất, thu mua, chế biến trái thanh long. Ảnh PN.

Các hợp tác xã sản xuất tiêu thụ thanh long từng bước tìm kiếm được thị trường giải quyết được một phần đầu ra cho sản phẩm. Cụ thể: HTX thanh long Thuận Tiến (năm 2017 đã được cấp chứng nhận GlobalGAP) liên kết ổn định với các doanh nghiệp trong nước tiêu thụ trái thanh long xuất đi Châu Âu 100 tấn/năm với giá bình quân ổn định 26.000 đồng/kg.

HTX Thanh long sạch Hòa Lệ liên kết với Công ty TNHH Màu xanh Vĩnh Cửu xuất hàng đi Mỹ với sản lượng 120 tấn/tháng, liên kết với Công ty TNHH Giasaka Nhật Bản xuất vào thị trường Nhật Bản với sản lượng khoảng 30 tấn/tháng.

Mỗi tháng thanh long Bình Thuận xuất khẩu sang Mỹ, Nhật 150 tấn - Ảnh 3.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham quan gian hàng thanh long của Bình Thuận.

Ngoài tiêu thụ sản phẩm tươi, hiện nay các doanh nghiệp đã chế biến sản phẩm từ quả thanh long. Cụ thể như thanh long sấy, nước ép, rượu vang, kẹo, siro,... phần lớn được tiêu thụ nội địa với năng lực chế biến khoảng 182.000 tấn/năm, chiếm khoảng 26% tổng sản lượng.

Thanh long Bình Thuận chủ yếu được tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Thị trường nội địa chỉ tiêu thụ khoảng 15% sản lượng, còn lại khoảng 85% được xuất khẩu. Trong xuất khẩu, khoảng 2 - 3% là chính ngạch, còn lại được mua bán theo hình thức biên mậu qua thị trường Trung Quốc hoặc liên kết với các doanh nghiệp ngoài tỉnh để trực tiếp xuất khẩu.

Xuất khẩu chính ngạch: năm 2022 xuất khẩu hơn 6.606 tấn với kim ngạch 7,72 triệu USD. Quý I-2023, sản lượng thanh long xuất khẩu 1.150 tấn với kim ngạch xuất khẩu 1,8 triệu USD đạt 20,93% kế hoạch năm 2023, giảm 13,17% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường xuất khẩu chính là Châu Á (Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Philippine, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Myanmar, Indonesia, Quatar, Ấn Độ, Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất – UAE); các nước Châu Âu (Đức, Hà Lan, Nga, Tây Ban Nha); Châu Mỹ (Canada, Mỹ), Châu Đại Dương (Úc, New Zealand).

Xuất khẩu tiểu ngạch: Khoảng 70-80% sản lượng thanh long Bình Thuận được tiêu thụ dưới hình thức xuất khẩu tiểu ngạch. Chủ yếu được các doanh nghiệp, cơ sở, hộ kinh doanh thu mua, vận chuyển ra các cửa khẩu phía Bắc như: Tân Thanh (Lạng Sơn) - Pò Chài (Quảng Tây, Trung Quốc), Kim Thành (Lào Cai) – Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc), Thanh Thủy (Hà Giang) - Thiên Bảo (Vân Nam, Trung Quốc); Móng Cái (Quảng Ninh) - Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc) để tiêu thụ qua thị trường Trung Quốc.

Tỉnh Bình Thuận cũng kiến nghị Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương và các bộ ngành liên quan kịp thời cập nhật thông tin mới về các quy định, chính sách nhập khẩu từ phía Trung Quốc cũng như sự thay đổi trong cơ chế kiểm tra hàng hóa để các doanh nghiệp sớm nắm bắt được chủ động có kế hoạch trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Hỗ trợ tỉnh trong việc xúc tiến tiêu thụ xuất khẩu riêng mặt hàng thanh long qua các thị trường bằng hình thức chính ngạch, đặc biệt là thị trường Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.

Hỗ trợ mời gọi các tập đoàn lớn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm từ trái thanh long tươi để làm cơ sở đầu tàu dẫn dắt, định hướng và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản lợi thế của vùng.

Hỗ trợ cho tỉnh tham gia các đề án, dự án để có nguồn lực phát triển nâng cao chuỗi giá trị đối với ngành hàng thanh long theo hướng hiện đại, đồng bộ từ sản xuất đến tiêu thụ.

06/07/2023

Chào mừng bạn đến với trang thông tin về Nông thôn mới Hàm Cường.

Năm 2023 là năm Xã Hàm Cường quyết tâm về đích Nông thôn mới nâng cao. Đây là nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng bộ, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và Nhân Dân xã phải thực hiện và hoàn thành trong năm 2023.

Xây dựng Nông Thôn Mới Nâng Cao năm 2023 “ Vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới ”

Address

Phan Thiet

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Nông Thôn Mới Hàm Cường posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share