05/03/2024
Đức Phật có tôn hiệu là Siddhartha Gautama, là người đã sống và thuyết giảng vào thế kỷ thứ năm trước Công nguyên. Khi Ngài nhập diệt, xá lợi và các bảo tháp tượng trưng cho Ngài trở thành tâm điểm sùng kính chính của những tín đồ.
Vào thời kì đầu, ngài Thích Ca Mâu Ni không được miêu tả dưới hình dạng con người, mà dưới dạng "tượng trưng" - dấu chân, ngai vàng hay lọng. Tại sao Đức Phật không được "nhân cách hóa" trong vòng 500 năm kể từ khi Ngài nhập diệt?
🕉️ Một là vì trong thời kì đầu việc miêu tả các Đấng siêu phàm dưới dạng vật chất là điều cấm kị.
🕉️ Hai là có thể xuất phát từ niềm tin, Đức Phật là người đã sống 550 kiếp và đã được giải thoát khỏi vòng luân hồi nhân quả (giải thoát khỏi sự đau khổ của một con người).
Lịch sử đến nay ghi nhận rằng, một trong những bức tượng Thích Ca Mâu Ni được tạo ra đầu tiên nằm ở vùng Gandhara (thuộc Pakistan ngày nay) vào thế kỉ thứ 1 sau công nguyên và ở vùng Matsura (Ấn Độ). Nếu như tượng Phật Gandhara mang âm hưởng mạnh mẽ của điêu khắc Hy Lạp qua hình dáng và trang phục với những biểu hiện thiền định hướng nội, thì tượng Phật Matsura có ngoại hình thuần Ấn Độ, mang nhiều nét khác biệt.
Trang bách khoa toàn thư Britannica mô tả một vài đặc trưng của tượng Phật Matsura như thế này:
🌸Ngài có vai rộng, ngực nở, hai chân vững vàng, hai chân dang rộng, mặc áo tu sĩ (sangati ) với một bên vai để trần. Đầu thường nhẵn không có tóc, trên đỉnh đầu có ushnisha (nhục kế, búi tóc) với hình dạng xoắn ốc xếp tầng, khuôn mặt tươi cười tròn trịa, cánh tay phải giơ lên với abhaya-mudrā (vô úy thủ ấn, cử chỉ trấn an).
Trước lúc nhập niết bàn, Đức Phật dặn dò:
📿"Này A-nan, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình (atta-dipà viharatha), hãy tự mình nương tựa chính mình (attàsaranà). Dùng chánh pháp làm ngọn đèn (dhamma dipà), dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một cái gì khác…” (theo Kinh Tạng Phật Giáo Nguyên Thủy).
🌸Không có tượng Phật nào được làm ra trong vòng 5 thế kỉ đầu tiên kể từ Thích Ca Mâu Ni ra đời, phải chăng xuất phát từ lời dạy ấy: Dùng chánh pháp làm ngọn đèn (dhamma dipà), dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa.
Kể từ thế kỉ thứ 1 sau CN cho đến nay, tượng điêu khắc các vị Phật được dựng và chế tác khắp mọi nơi, nhỏ lớn quy mô khác nhau. Nhiều cá nhân, gia đình, gia tộc cung thỉnh và đặt ngôi vị các Ngài để có thể tỏ lòng ngưỡng mộ và cầu sự bình an.
Ảnh thuộc khách quý của nhà Ciet, nội dung do Ánh Hiền/Ciet biên tập. Nếu thấy thông tin bổ ích, xin hãy nhấn Share để chia sẽ.
---------------
P/S: Cám ơn quý khách hàng đã gửi ảnh chia sẽ sau khi đặt tượng nhà Ciet.