Tào Mạnh Đức

Tào Mạnh Đức Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Tào Mạnh Đức, Gaming Video Creator, 44/4, Phường Mai Dịch.

20/12/2023

Tào Tháo đối với Quan Vũ tình sâu như biển, nặng tựa như núi

18/12/2023

Gặp ngay trận bát quái của anh Lạng

17/12/2023

Quan Vũ có bí kíp võ công gì mà toàn 1 đao là ckém chết đối thủ. đẳng cấp vlon

14/12/2023

Cmm , mời cả làng , éo mời tau...

11/12/2023

Tam anh chiến Lữ Daddy

Muốn ngụy trang thì đừng nên giấu diếm, mà thay vào đó, "tuyệt chiêu là vô chiêu", không giở trò gì hết, cứ phô bày hết ...
11/12/2023

Muốn ngụy trang thì đừng nên giấu diếm, mà thay vào đó, "tuyệt chiêu là vô chiêu", không giở trò gì hết, cứ phô bày hết ra, xấu thì bảo xấu, tốt thì bảo tốt, tự động bản thân nó đã góp phần che giấu (cái phần xấu) rất kỹ càng rồi. Còn phần tốt thì tự động không ai tìm nó cũng sẽ tòi ra.
Tất nhiên, là phải tinh vi!
Tinh vi cỡ như... Tào Tháo, nói toạc ra, không muốn bị người phụ nên phụ người trước, không muốn người khác ác với ta nên ta cứ gọi là ác với người trước, mặc cho khả năng mình bị người phụ có là bao nhiêu phần trăm đi chăng nữa, mặc cho khả năng có người ác với ta là bao nhiêu phần trăm đi chăng nữa, mới được.
Lúc đấy, người ta vẫn xem Tháo là xấu, nhưng mấy ai chịu thừa nhận Tháo không “anh hùng”?
Còn tinh vi như cỡ Lưu Bị, gọi là: " Nghệ thuật cao nhất là dùng chính mặt thật của mình và biến nó thành mặt nạ."
Tức là, Lưu Bị đã dùng chính mặt thật (như bấy lâu nay người ta vẫn tưởng) để biến thành mặt nạ (không ai biết). Tinh vi cỡ ấy, là tinh vi theo kiểu cứ thành thật, ai xấu cứ mặc, nhưng vì tấm lòng tôi tốt, và vì tôi thấy nó vẫn tốt, nên tôi bảo tốt; còn ai tốt, thì đương nhiên là tôi bảo tốt (nhưng với tâm thế còn lâu mới tốt như tôi). Tinh vi cỡ đó, một ngày nào đó tự động cái mặt thật của mình ấy nó sẽ thành mặt nạ hết. Tất nhiên, ở đây là nói theo hướng tích cực, với những người có sức ảnh hưởng lẫn nhau (chứ mà không có sức ảnh hưởng thì anh có đeo mặt nạ hay không đeo thì cũng mặc kệ anh), kiểu giống như là, ta yêu ai đó, cứ thành thật nói là ta yêu ai đó, bằng tất cả tấm chân tình của mình, không gì có thể ngăn cản ta nói ra điều đó, không ai có thể chê trách ta làm việc đó, thậm chí cả việc... phải vứt bỏ cả điều (hay người) mà ta không yêu mến. Nhưng rồi cuối cùng, đó mới chỉ là "sự chân thành mang mặt nạ thật". Còn "sự chân thành không mang mặt nạ" đó chính xác là: Ta yêu cái người/cái thứ mà ta đành lòng vứt bỏ kia!
Ta dùng chính cái sự chân thành (dành cho người khác, sự việc khác của ta) áp dụng vào người, sự việc mà ta muốn ngụy trang, che giấu. Và đấy chính là đỉnh cao của nghệ thuật. Chả có chiêu gì mà đầy rẫy những chiêu.
Vấn đề là, không biết đỉnh cao của nghệ thuật là Tào Tháo hay Lưu Bị?
Nguồn: Nguyễn Ánh Nguyệt

09/12/2023

Tào tháo uốn ba tấc lưỡi , thầy dùi cho 3 huynh đệ Lưu - Quan - Trương xúc Lữ Daddy

08/12/2023

Tào Tháo đúng là có con mắt nhìn người, tố chất của người lãnh đạo giỏi

05/12/2023

Thiệu quay xe

Văn Sính đem quân đuổi Triệu Vân, đến cầu Tràng-bản, thì gặp Trương Phi, râu hùm vểnh ngược, hai mắt trợn trừng, tay cầm...
05/12/2023

Văn Sính đem quân đuổi Triệu Vân, đến cầu Tràng-bản, thì gặp Trương Phi, râu hùm vểnh ngược, hai mắt trợn trừng, tay cầm xà mâu, cưỡi ngựa đứng sững trên cầu. Lại thấy sau rừng ở mé đông cầu, bụi bay mù mịt, Sính tưởng có quân phục, dừng ngay ngựa lại, không dám tiến nữa. Một lát, Tào Nhân, Lý Điển, Hạ-hầu Đôn, Hạ-hầu Uyên, Nhạc Tiến, Trương Liêu, Hứa Chử lũ lượt kéo đến. Trương Phi vẫn cứ trợn mắt, cầm ngang ngọn mâu đứng sững trên cầu.
Tướng Tào thấy vậy, ai cũng sợ là mẹo Khổng Minh, không dám tiến gần nữa và bày thành trận thế.
Các tướng Tào đứng dàn hàng chữ nhất ở bên tây cầu, rồi sai người phi ngựa báo với Tào Tháo. Tháo nghe tin cũng lật đật lên ngựa chạy đến.
Trương Phi trợn mắt tròn xoe trông thấy hậu quân có tán vóc vàng, mao, việt, tinh, kỳ; đoán biết là Tào Tháo hoài nghi nên đến xem, Phi bèn thét lên một tiếng cực to rằng:
- Ta là Trương Dực-đức nước Yên đây! Ai dám địch với ta nào?
Tiếng Phi to như tiếng sét, quân Tào nghe thấy run cầm cập.
Tào Tháo vội sai cụp tàn tán xuống, ngoảnh lại bảo tả hữu:
- Bây giờ ta mới nhớ lời Vân-trường nói khi trước rằng Trương Dực-đức ở trong đám quân trăm vạn, lấy đầu thượng tướng như thò tay vào túi lấy đồ vật. Nay gặp Dực-đức, không nên khinh địch.
Nói chưa dứt lời, Trương Phi lại trợn mắt quát một tiếng nữa:
- Trương Dực-đức người nước Yên đây! Ai dám quyết sống mái với ta nào?
Tào Tháo thấy Trương Phi kiêu dũng như thế, có ý muốn lui.
Trương Phi thấy sau trận Tào hơi rục rịch, lại vác mâu quát to:
- Đánh cũng không đánh, lui cũng chẳng lui, là cớ làm sao?
Phi quát lớn làm quân Tào chết khiếp, có đứa ngã nhào xuống ngựa, vỡ mật chết.
Thào liền quay ngựa chạy. Quân tướng Tháo thấy vậy cũng nhằm hướng tây chạy cả. Lúc ấy, người vứt giáo, kẻ rớt mũ, không biết bao nhiêu mà kể; quân lính giày xéo lên nhau như ong vỡ tổ.

30/11/2023

Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi. mỗi người tính bằng 5 vạn tinh binh.

28/11/2023

Tào Tháo bắt bài Lưu Bị

Chu Du phân tích cho Tôn Quyền nhược điểm trí mạng của quân Tào: Đất bắc chưa yên, còn cái hoạ Mã Đằng, Hàn Toại sau lưn...
20/11/2023

Chu Du phân tích cho Tôn Quyền nhược điểm trí mạng của quân Tào: Đất bắc chưa yên, còn cái hoạ Mã Đằng, Hàn Toại sau lưng, mà Tháo dám ở lâu để đánh phương Nam, là một điều kỵ;
÷ quân Bắc không quen đánh dưới nước, mà Tháo dám bỏ yên ngựa dùng thuyền bè, tranh giành với Đông Ngô, là hai điều kỵ;
÷ đang mùa đông rét mướt, ngựa không có cỏ khô ăn, mà dám khởi binh, là ba điều kỵ;
÷ đem quân ở lục địa tiến sâu vào chỗ sông hồ, không quen thuỷ thổ, nhiều người đau ốm, là bốn điều kỵ.
Quân Tháo phạm bốn điều kỵ ấy, dẫu nhiều cũng phải thua.
Tôn Quyền quyết định khai chiến với quân Tào, phong Chu Du làm Đại đô đốc, thống soái ba quân, tặng cho Thượng Phương Bảo Kiếm.
Chu Du nói với Gia Cát Lượng về chuyện này, nhưng Lượng lại đoán Tôn Quyền vẫn còn băn khoăn.
Đêm đó, Chu Du lại vào trướng, phát hiện Tôn Quyền quả như Gia Cát Lượng nói lo lắng quân Tào cường đại, sợ lực không thể thắng.
Chu Du liền đem số lượng thực tế của quân Tào nói cho Tôn Quyền biết, Tôn Quyền mới hết nghi ngại, sầu lo tiêu tan hoàn toàn.
Chu Du kiêng kỵ tài, hắn cảm thấy Gia Cát Lượng mưu lược cao hơn một bậc, ngày sau tất thành tai họa cho Giang Đông, không bằng sớm trừ bỏ đi. Hắn cùng Lỗ Túc bàn bạc, Lỗ Túc vội vàng khuyên can:
"Tào tặc chưa phá, mà đã giết hiền sĩ, là tự chặt cánh tay mình, hơn nữa sợ thất tín thiên hạ. Gia Cát Cẩn là huynh trưởng của Lượng, có thể khuyên ông ta ở lại Giang Đông".
Chu Du nghe theo, mời Gia Cát Cẩn thuyết phục Lượng nhưng không thấy hiệu quả, lại muốn mượn tay Tào Tháo giết Lượng, ai ngờ bị Lượng nhìn thấu.
Chu Du liền dụ Lưu Bị qua sông, muốn nhân cơ hội giết đi, bởi vì có Quan Vũ đi theo hộ vệ, nên Du không dám động thủ.
Khi Lưu Bị rời Đông Ngô, nói Lượng cùng về, để tránh bất trắc, Lượng nói rằng:
"Nên lập tức điều động thuyền, quân mã để chuẩn bị phá Tào. Ngày Giáp Tý 20 tháng 11, lệnh cho Triệu Vân cưỡi thuyền nhỏ đến mé Nam bờ sông chờ đợi, chớ có sai hẹn, đợi gió đông nam nổi lên, tất Lượng sẽ về”.

Để lừa được Tào Tháo, Hoàng Cái và Chu Du đã phải dụng tâm làm kế khổ nhục. Biết Sái Trung, Sái Hòa (2 nhân vật hư cấu, ...
17/11/2023

Để lừa được Tào Tháo, Hoàng Cái và Chu Du đã phải dụng tâm làm kế khổ nhục.
Biết Sái Trung, Sái Hòa (2 nhân vật hư cấu, là em của Sái Mạo) sang Đông Ngô trá hàng, Chu Du và Hoàng Cái cố ý giả vờ cãi nhau, rồi Chu Du đánh đòn Hoàng Cái trước mặt 2 họ Sái, để mượn 2 gián điệp của Tào Tháo đưa tin tức sai về.
Hoàng Cái giả cách oán hận Chu Du, cử Hám Trạch sang đưa thư trá hàng. Do tin của Sái Trung, Sái Hòa đưa về, cộng với tài ăn nói của Hám Trạch, Tào Tháo tin việc Hoàng Cái sang hàng là thật.
Đến đêm 20 tháng 11, sau khi Gia Cát Lượng cầu được gió đông, Hoàng Cái làm tiên phong, dẫn đầu đội thuyền chiến tiến sang thủy trại quân Tào, danh nghĩa là hàng Tào, nhưng khi tới nơi liền phi thẳng tới trại Tào nổi lửa tấn công.
Tào Tháo đại bại rút chạy, Hoàng Cái bị trúng mũi tên do Trương Liêu bắn, ngã xuống nước, nhưng được Hàn Đương cứu sống.
Công lao trấn trị các quận huyện của Hoàng Cái không được Tam Quốc diễn nghĩa nhắc tới.

Trong cuộc chinh phạt lần thứ 6, tại Kỳ Sơn, Gia Cát Lượng lâm bệnh nặng, cho quân đóng ở gò Ngũ Trượng, tránh giao chiế...
15/11/2023

Trong cuộc chinh phạt lần thứ 6, tại Kỳ Sơn, Gia Cát Lượng lâm bệnh nặng, cho quân đóng ở gò Ngũ Trượng, tránh giao chiến với quân Ngụy. Ông tiên đoán rằng tuổi thọ của mình đã hết, ông đã cố gắng dùng phép dâng sao, trong vòng 7 ngày bày ra 49 cây đèn quay quanh cây đèn chủ mạng của ông nhằm xin trời cao cho kéo dài mạng sống. Thật không may, Ngụy Diên là người đã phá kế hoạch của ông.
Khương Duy thấy vậy giận lắm, rút gươm muốn giết Ngụy Diên, nhưng Gia Cát Lượng cản lại, than rằng: “Số trời như thế, không sao trái được”. Ông gọi Khương Duy lại truyền thụ 24 thiên binh thư do mình viết ra. Ông đã viết lại binh thư, kế sách, dặn dò di ngôn, chỉ vì muốn quân Thục có thể an toàn bảo trì lực lượng. Trước khi qua đời, Gia Cát Lượng viết tờ di biểu dâng lên hậu chủ, xong xuôi lại dặn dò Dương Nghi rằng:

“Sau khi ta chết không thể làm đám tang, phất cờ đánh trống, các ngươi hãy làm một cái bàn thờ lớn, để thi thể của ta ngồi ở trên, trong miệng ngậm bảy hạt gạo, dưới chân đặt một ngọn đèn sáng, trong quân cứ giữ vẻ yên ổn như thường, không được than khóc buồn bã. Như vậy thì sao Tướng Tinh mới không rơi xuống, âm hồn ta tự khắc cũng nhấc lên được. Tư Mã Ý thấy sao Tướng Tinh không sa, tất nhiên sẽ không dám khinh cử vọng động, quân ta mới có thể âm thầm từng nhóm từng nhóm chậm rãi rút lui. Nếu như Tư Mã Ý đuổi theo, ngươi nên dàn thành trận thế, quay cờ đánh trống trở lại, rồi đẩy xe có tượng gỗ của ta ra phía trước quân, lệnh cho tất cả tướng sĩ đứng dàn hai bên trái phải, Tư Mã Ý nhìn thấy, tất sẽ sợ hãi bỏ chạy”.
Vậy tại sao Gia Cát Lượng lại đặc biệt yêu cầu đút hạt gạo vào miệng?

Trong di thư Gia Cát Lượng đã từng giải thích: “Như vậy thì sao Tướng Tinh mới không rơi, âm hồn ta tự khắc cũng nhấc lên được”, nhưng lại không nói lý do vì sao ngậm gạo thì sao Tướng Tinh sẽ không rơi. Sau này vào cuối thời nhà Đường có một văn nhân tên là Trần Cái đã viết bài “Ngũ Trượng Nguyên Thi” miêu tả câu chuyện này.

Gia Cát Lượng dặn dò khi ông chết đặt thi thể trên bàn, trong miệng để bảy hạt gạo và một lượng nước thích hợp, biểu thị vẫn còn khả năng ăn uống như người đang sống.

Trong thực tế nghi thức này đã có từ lâu đời. Để một số đồ vật trong miệng người đã khuất rồi liệm xác và chôn cất là một tập tục, thời cổ đại gọi là “ngậm”, cũng gọi là “ngọc trong miệng”… Những thứ mà người chết thường ngậm là ngọc, gạo, ngũ cốc. Nếu ngậm các loại lương thực nói chung thì đều được gọi là “ngậm gạo”, nếu ngậm châu báu ngọc ngà thì đều gọi là “ngậm ngọc”. Gia Cát Lượng không phải chư hầu, chức vị Thừa Tướng của ông được xem như một cấp của đại phu, cho nên ngậm gạo là phù hợp với thân phận ấy.

Vậy tại sao Gia Cát Lượng lại chỉ yêu cầu để đúng 7 hạt gạo vào miệng?

Tại sao con số 7 lại được coi là huyền diệu trong thời cổ đại? Số 7 có gì khác biệt so với các con số khác? Trên thực tế, 7 là một con số rất kỳ diệu từ góc độ phong tục dân gian truyền thống phương Đông, ví dụ như người ta thường nói rằng số 7 là tái sinh, như tuần có bảy ngày, thất tình hay thất tịch để nói về tình cảm của con người. Ngoài ra, trong tập tục mai táng của người phương Đông, số 7 hàm chứa một ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Ví dụ vào tháng 7 Âm lịch, ngày rằm là tết Trung Nguyên, cũng gọi là “Tết quỷ”, “Xá tội vong nhân”, là ngày được dân gian cho rằng bách quỷ cùng nhau chu du khắp nhân gian, người xưa có tập tục đốt vàng mã, thắp nến cúng… Ngoài ra, những người đã khuất sau 7 ngày qua đời cần phải làm “Thất Đầu”, bởi vì sau khi chết 7 ngày thì linh hồn sẽ trở về nhà, do đó người nhà cần phải chuẩn bị cơm canh nghênh đón. Sau đó liên tục làm pháp sự, qua bảy bảy bốn mươi chín ngày mới có thể siêu độ vong linh cho người đã khuất. Vì vậy dùng 7 hạt gạo cũng chính là mượn dùng thâm ý của con số “bảy” thần bí trong văn hóa Đông phương.
Gia Cát Lượng dặn bỏ bảy hạt gạo vào miệng cũng vì chịu ảnh hưởng của thiên văn, vì một chu kỳ trăng tròn là 28 ngày, 7 ngày là một chặng. Người cổ đại rất mê tín nên họ thích ngắm trời vào ban đêm, thậm chí triều đình còn có cơ quan chuyên quan sát các vì sao, mặt trời, mặt trăng để nghiên cứu các thay đổi, dự đoán hiện tượng từ thiên văn.

Sử sách có ghi chép rằng, Tào Tháo có con ngựa quý nổi tiếng tên là Tuyệt Ảnh. Đây được coi là "thần mã" mà Tào Tháo rất...
14/11/2023

Sử sách có ghi chép rằng, Tào Tháo có con ngựa quý nổi tiếng tên là Tuyệt Ảnh. Đây được coi là "thần mã" mà Tào Tháo rất mực quý mến.
Sở dĩ chiến mã này có tên là Tuyệt Ảnh bởi vì nó có khả năng phi rất nhanh đến nỗi cái bóng cũng không thể đuổi kịp. Cái tên Tuyệt Ảnh chính là nhằm mục đích nhấn mạnh đặc tính tuyệt vời này của con ngựa.
Cùng với Xích Thố, Đích Lô, ngựa Tuyệt Ảnh được coi là những chiến mã nổi tiếng gắn liền với các anh hùng nổi danh thời Tam quốc lần lượt là Lữ Bố, Quan Vân Trường, Lưu Bị và Tào Tháo.
Tuyệt Ảnh là con ngựa toàn thân được bao phủ bởi màu đen, bốn chân khỏe khoắn, cao và vạm vỡ, nhìn chung là sở hữu tướng tốt.
Được coi là chiến mã đã cùng vào sinh ra tử với Tào Tháo trong nhiều trận chiến khốc liệt, tốc độ di chuyển tuyệt vời của Tuyệt Ảnh khiến kẻ địch khiếp sợ và nó cũng là một con ngựa nổi tiếng rất mực trung thành trong lịch sử.
Tuyệt Ảnh là tuấn mã được Tào Tháo sử dụng nhiều khi tham chiến, nhưng không may là nó đã bỏ mạng trong một trận chiến khốc liệt.
Theo đó, vào năm 197, Tào Tháo tấn công Trương Tú ở Uyển Thành (Nam Dương) để nhằm chiếm thành trên tiến trình muốn bá chiếm trung nguyên. Ban đầu, khi Tào Tháo tấn công, Trương Tú do liệu thế không chống nổi nên liền dâng thành đầu hàng.
Tuy nhiên, không ngờ Trương Tú dâng thành hóa ra lại là một cái bẫy. Vì Trương Tú dấy binh làm phản bất ngờ nên Tào Tháo không kịp trở tay và suýt chút nữa đã phải bỏ mạng.
Nhờ có Điển Vi cùng 10 thủ hạ lăn xả vào đám quân phản loạn, giết hàng chục người. Nhưng vì lực lượng ít ỏi, lại không có một mảnh giáp, hành động dũng mãnh của danh tướng trung thành với Tào Tháo không khác gì “lấy trứng chọi đá”.
Các thủ hạ lần lượt bị tiêu diệt cũng là lúc trên người Điển Vi có hơn 10 nhát đâm. Quân Trương Tú tiến lại gần định bắt, thì Điển Vi chồm tới tóm lấy hai tên địch, đập vào nhau khiến cả hai chết ngay tại chỗ.
Một mình ông quần thảo với kẻ địch giết thêm vài chục người. Cuối cùng, quân Trương Tú phải dùng đến cung tên và cuối cùng là mũi lao đâm trúng giữa lưng mới vô hiệu hóa được Điển Vi. Ông chết trong khi mắt vẫn mở to, khiến cho kẻ địch nửa ngày sau mới dám tiến lại gần.
Nhờ có Điển Vi chặn giữ cửa trước nên Tào Tháo có đủ thời gian để trốn thoát lúc đêm tối. Tuy nhiên, nếu không nhờ có chiến mã Tuyệt Ảnh thì có lẽ Tào Tháo khó lòng thoát ra khỏi tử địa đó.
Tương truyền, trên đường tẩu thoát cùng Tào Tháo, mặc dù bị bắn trúng tới ba mũi tên nhưng Tuyệt Ảnh quả thực không phải là một con ngựa tầm thường.
Nó vẫn liều mạng phi nhanh đúng như cái tên của mình (Tuyệt Ảnh) để cứu chủ nhân. Tuyệt Ảnh hoàn thành sứ mạng giúp Tào Tháo trốn thoát và sống sót trong trận chiến khốc liệt ở Uyển Thành và cuối cùng đuối sức gục ngã khi bị một mũi tên bắn vào mắt.
Con ngựa tuyệt vời này quả thực có nghĩa có tình và một mực trung thành, và sẵn sàng bỏ mạng vì Tào Tháo.
Trận chiến ở Uyển Thành được coi là một trong những thất bại thảm hại của Tào Tháo. Trong trận chiến trở tay không kịp này, Tào Tháo không những mất đi tuấn mã Tuyệt Ảnh, mà còn mất con trai Tào Ngang, cháu trai Tào An và Điển Vi, dũng tướng khiến cho nhà chính trị kiệt xuất trong thời Tam quốc phải rơi lệ khóc thương.

Dẫu Tam quốc diễn nghĩa có vẽ nên một Trương Cáp hữu dũng vô mưu, nhưng trong Tam quốc chí lại nói rằng, ông là một lão ...
13/11/2023

Dẫu Tam quốc diễn nghĩa có vẽ nên một Trương Cáp hữu dũng vô mưu, nhưng trong Tam quốc chí lại nói rằng, ông là một lão tướng dày dạn kinh nghiệm, nắm rõ chiến trường trong lòng bàn tay lại khéo việc bày binh bố trận, chẳng kế gì không tỏ.
Trương Cáp (167-231), thường bị viết sai thành Trương Hợp, tự là Tuấn Nghệ, là tướng lĩnh nhà Ngụy thời Tam quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Trương Cáp bắt đầu tham gia chiến trận năm mới 16 tuổi khi có khởi nghĩa Hoàng Cân. Thời Hán mạt ra ứng mộ đánh dẹp Khăn Vàng. Sau khi khởi nghĩa Khăn Vàng tan rã, Cáp là thuộc hạ của Hàn Phức.

Phức giao chiến với Viên Thiệu bại trận Cáp dẫn binh quy hàng Viên Thiệu. Thiệu lấy Cáp làm Hiệu uý, sai chống cự Công Tôn Toản. Toản bị phá, phần nhiều là công lao của Cáp, Cáp được thăng làm Ninh quốc Trung lang tướng.

Hán Tấn xuân thu chép, khi Tào Tháo đánh nhau với Viên Thiệu ở trận Quan Độ, Cáp thuyết Thiệu rằng: "Chúa công tuy liên tục thắng, nhưng chớ cùng với Tào công chiến đấu, nên mật sai quân khinh kỵ đánh úp tuyệt đường ở phía nam, tất quân kia tự bại vậy”, Thiệu không theo kế ấy.

Thiệu sai tướng là bọn Thuần Vu Quỳnh đôn đốc việc vận lương ở Ô Sào, Tào Tháo tự mình tới đánh gấp. Cáp khuyên Thiệu rằng: "Binh của Tào công tinh nhuệ, hẳn sẽ đánh tan bọn Quỳnh, bọn Quỳnh bị phá, tất việc của tướng quân phải bỏ đi vậy, nên cấp tốc dẫn binh đến cứu ngay”, Quách Đồ nói: "Kế của Cáp không hay. Chẳng bằng đánh vào bản doanh của họ, thế tất họ phải quay về, thế là chẳng cần cứu mà tự giải vây được vậy". Cáp nói: "Tào công doanh trại kiên cố, có đánh hẳn cũng chẳng lấy được, nếu như bọn Quỳnh bị bắt, lũ thuộc hạ chúng ta cũng bị bắt hết cả”, Thiệu chỉ phái quân khinh kỵ đi cứu Quỳnh, mà để trọng binh đánh doanh trại Thái Tổ, không hạ được. Tào Tháo quả nhiên phá được bọn Quỳnh, quân của Thiệu tan vỡ.

Trương Cáp nhiều lần bày mưu và khuyên Viên Thiệu nhưng ông ta không nghe lời. Trận Ô Sào đại bại Cáp bị Quách Đồ gièm pha. Viên Thiệu vốn thiếu quyết đoán tin lời Đồ có ý hại Cáp. Kết quả Trương Cáp và Cao Lãm chạy sang phe Tào Tháo.

Thái Tổ có được Cáp rất mừng, bảo rằng: "Xưa Tử Tư chẳng sớm tỉnh ngộ, bởi thế khiến thân bị nguy, há được như Vi Tử bỏ nhà Ân, Hàn Tín quy nhà Hán đó sao?" Rồi bái Cáp làm Thiên tướng quân, phong tước Đô Đình hầu.

Cáp theo Thái tổ chinh chiến bình định qua bao vùng đất, góp công trong việc xóa sổ nhiều chư hầu thế lực cát cứ từ bé đến lớn, dẹp từ tàn quân hay kẻ cường liệt trên suốt một chiều dài lãnh thổ miền bắc Hoa Hạ.
Sau này ông đã trở thành danh tướng nước Ngụy, được xếp vào hàng năm danh tướng của Ngụy. Trong những chiến tích của ông thì trận giao tranh với Trương Phi ở Ba Tây được xem là nổi bật nhất, dù thất bại nhưng cuối cùng Trương Cáp cũng bày kế và giết được Lôi Đồng của Trương Phi.

Cũng đã một thời như thế , còn nhớ thời đấy chắc chỉ lớp 3 lớp 4 gì đó . Xem tam quốc mà ngày nào cũng mang 3 , 4 bộ bài...
12/11/2023

Cũng đã một thời như thế , còn nhớ thời đấy chắc chỉ lớp 3 lớp 4 gì đó . Xem tam quốc mà ngày nào cũng mang 3 , 4 bộ bài ra với cả cờ vua cờ tướng trộn vào nhau rồi xếp thành mấy cánh quân , 🤣🤣🤣🤣. Cờ vua thì mặc định là tướng , còn mấy bộ bài là lính 🤣🤣🤣

Nhà bình luận Tam Quốc nổi tiếng Trung Quốc Dịch Trung Thiên cho rằng, phán xét Ngụy Diên mưu phản là “vô duyên vô cớ, c...
10/11/2023

Nhà bình luận Tam Quốc nổi tiếng Trung Quốc Dịch Trung Thiên cho rằng, phán xét Ngụy Diên mưu phản là “vô duyên vô cớ, chẳng có bằng chứng, không hợp logic”.
Phục tùng là thiên chức của quân nhân, nếu Gia Cát Lượng đã hạ lệnh đoạn hậu, thì Diên phải phục tùng, sao có thể tự hành động, kéo quân về phía Nam? Định rút về Thành Đô hay muốn lật đổ chính quyền Thục Hán?
Chẳng ai làm rõ được! Mà vì sao lại phá đường rút của Dương Nghi bởi dễ khiến hiểu lầm Ngụy Diên mưu phản. Để tránh Dương Nghi cứu giá mới phá hoại cầu đường. Vì vậy Ngụy Diên đã bị vu vạ một cách vô cớ.
Càng không hợp logic ở chỗ Ngụy Diên lúc đó cả về tài năng thực lực đều thiếu, không đủ để xưng vương xưng đế. Nếu mưu phản, Diên chỉ có theo hàng Tào Ngụy và phải chạy ngay sang phía đối diện, chẳng có lý do gì phải dẫn quân Nam hạ.
Cho nên Trần Thọ suy đoán: Bản ý Ngụy Diên không phải hàng Tào Ngụy mà muốn giết chết Dương Nghi. Với vị trí, uy danh, công lao của Ngụy Diên khi đó, nếu giết Dương Nghi thì chỉ có Diên là người kế tục Gia Cát Lượng; như thế thì có thể tiếp tục Bắc phạt. Vì thế có thể kết luận: Vụ án Ngụy Diên không phải là mưu phản mà là nội loạn, là chuyện mâu thuẫn nội bộ giữa Ngụy Diên và Dương Nghi!
Dương Nghi sau khi rút về Thành Đô rất tự đắc, cho rằng mình dẫn được quân đội bình an trở về theo ý Thừa tướng, lại giết được Ngụy Diên, vất vả mà không được thưởng công, cần phải được thăng quan gia tước.
Thế nhưng, người được chọn kế thừa chức vụ Gia Cát Lượng lại là Tưởng Uyển thua kém mình, Dương Nghi bị cho ngồi chơi xơi nước, chẳng quyền lực cũng không có quân, nên bụng đầy oán giận. Khi Phí Vĩ đến an ủi, Dương Nghi nói ra miệng: “Biết thế này, chẳng thà theo Ngụy Diên tạo phản cho xong”.
Phí Vĩ đem những lời đó về báo triều đình trao cho Nghi chức tước cao hơn, Dương Nghi vẫn không an phận, tiếp tục oán trách, phỉ báng triều đình, cuối cùng tự sát mà chết. Cho nên kết quả của mối bất hòa Ngụy Diên – Dương Nghi là cả hai cùng chết.
- Copy bên Tam Quốc Phiến Đàm

Triệu Vân không chỉ có võ nghệ cao cường mà còn có tài mưu lược hơn người. Vì vậy, ông được đánh giá là người văn võ son...
06/11/2023

Triệu Vân không chỉ có võ nghệ cao cường mà còn có tài mưu lược hơn người. Vì vậy, ông được đánh giá là người văn võ song toàn. Ban đầu, Triệu Vân đầu quân cho Công Tôn Toản. Sau khi Công Tôn Toản bị Viên Thiệu tiêu diệt, Triệu Vân theo Lưu Bị và hết lòng trung thành với nhà Thục Hán cho tới khi qua đời.

Ông nổi tiếng với tài dùng thương, mười dũng tướng của Tào Tháo không địch nổi một mình Triệu Vân. Với tài thương thuật của mình, Triệu Vân có thể dũng mãnh tả xung hữu đột, giành chiến thắng trong vòng vây kẻ địch.

Ông được Lưu Bị ngợi khen như là một vị võ tướng dũng khí có thừa.
- Tào Tháo cũng từng chạm trán Triệu Vân trong trận Trường Bản. Khi thấy Triệu Vân một mình phá vòng vây của quân Tào để cứu A Đẩu (con trai Lưu Bị), Tào Tháo nhận xét: "Thật là một hổ tướng". Thậm chí, lúc đó, Tào Tháo ra lệnh cho binh sĩ không được bắn tên và phải bắt sống Triệu Vân vì muốn chiêu mộ võ tướng này.

Trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa”, La Quán Trung xây dựng nên ba nhân vật xuất sắc nhất và gọi là “tam tuyệt”. Tào...
05/11/2023

Trong tiểu thuyết “Tam Quốc diễn nghĩa”, La Quán Trung xây dựng nên ba nhân vật xuất sắc nhất và gọi là “tam tuyệt”. Tào Tháo tuyệt gian, Quan Vũ tuyệt nghĩa, Gia Cát Lượng tuyệt trí.
Sử sách chép lại, có một mỹ nhân bị chồng ruồng bỏ nhưng lại khiến cho hai “tam tuyệt” phải tranh giành. Người phụ nữ này tên Đỗ Thị. Bà có chồng là Tần Nghi Lộc, tướng phục vụ dưới trướng “Tam quốc chiến thần” Lữ Bố.
Hai “tam tuyệt” này không ai khác chính là Tào Tháo và Quan Vũ. Sử sách ít đề cập đến câu chuyện về Tần Nghi Lộc và Đỗ Thị. Hai người theo Lữ Bố nhiều năm và có với nhau một con trai.
Mọi chuyện thay đổi khi Lữ Bố chiếm Từ Châu, vốn do Lưu Bị kiểm soát. Lữ Bố không phải là người nghĩ xa, không tận diệt Lưu Bị, để Bị liên kết với Tào Tháo.
Cho đến khi đối mặt với nguy cấp, Lữ Bố mới phái Tần Nghi Lộc đến cầu viện Viên Thuật. Tần Nghi Lộc bị Viên Thuật lôi kéo, ở lại lấy con gái hoàng tộc nhà Hán. Đỗ Thị mong mỏi ngóng tin chồng trong vô vọng rồi cũng chấp nhận sống với Lữ Bố.
Năm 199, Lữ Bố bị liên quân Lưu Bị-Tào Tháo vây đánh, phải cố thủ trong thành Hạ Bì. Lúc đó, Quan Vũ, phục vụ dưới trướng Lưu Bị muốn xin Tào Tháo cho mình được lấy Đỗ Thị. Tào Tháo nói đó là chuyện nhỏ, để sau hẵng hay.
Mấy hôm sau, lần thứ hai Quan Vũ nhắc lại chuyện này, Tào Tháo chỉ ngáp ngắn ngáp dài cho qua chuyện. Lần thứ ba Quan Vũ đề cập đến việc này khiến Tào Tháo chú ý, nghi ngờ rằng Đỗ Thị là một tuyệt sắc giai nhân mà Quan Vũ muốn có bằng được. Kể từ đó, Tào Tháo đã lên kế hoạch đích thân xem mặt Đỗ Thị.
Khi quân Tào đánh thành Hạ Bì, Tào Tháo ra lệnh cho một đội quân thân tín đánh trước, nhằm vào nơi Đỗ Thị ở.
Tận mắt chứng kiến nhan sắc của Đỗ Thị, Tào Tháo ngang nhiên chiếm lấy, đưa về làm thê thiếp mà bỏ ngoài tai lời thỉnh cầu của Quan Vũ.
Biết tin, Quan Vũ vô cùng tức giận nhưng cũng đành phải chấp nhận. Một số học giả Trung Quốc cho rằng, mối quan hệ Quan Vũ, Tào Tháo trở nên căng thẳng kể từ đó.
Sách Thục ký còn chép lại rằng: Sau sự việc này, có lần Lưu Bị cùng đi săn với Tào Tháo, Quan Vũ lén khuyên Lưu Bị nhân lúc mọi người hỗn loạn mà giết Tào Tháo. Lưu Bị dĩ nhiên không nghe theo vì tình thế không cho phép manh động.
Sau này, Quan Vũ cùng đường, buộc phải đầu hàng Tào Tháo. Phục vụ cho Tào Tháo một thời gian, Quan Vũ lập nhiều chiến công như để trả ơn tha mạng rồi quay về với Lưu Bị.
Quan Vũ cũng là người duy nhất thời Tam quốc dám phụ lòng Tào Tháo mà vẫn còn toàn mạng trở về.
Số phận của mỹ nhân từng khiến Tào Tháo và Quan Vũ tranh giành sau này cũng khá yên bình. Đỗ Thị mang theo con trai Tần Lãng rời khỏi thành Hạ Bì binh đao loạn lạc, chuyển đến phủ đệ của Tào Tháo. Ở đó, bà được sống an lành cho đến cuối đời, trong thời Tam quốc khốc liệt.

Năm 215, Lưu Bị chiếm được Ích Châu từ tay Lưu Chương nhưng lại từ chối "giao trả" Kinh Châu (thời điểm đó đang được đại...
02/11/2023

Năm 215, Lưu Bị chiếm được Ích Châu từ tay Lưu Chương nhưng lại từ chối "giao trả" Kinh Châu (thời điểm đó đang được đại tướng Quan Vũ trấn giữ) cho Tôn Quyền. Vì thế Tôn Quyền đã vô cùng giận dữ và ra lệnh cho Lã Mông tấn công chiếm lấy ba quận Kinh Châu (Trường Sa (長沙), Linh Lăng (零陵) và Quế Dương (桂陽)) - đồng thời cử Lỗ Túc trấn giữ tại Ba Khâu (ngày nay là Nhạc Dương, Hồ Nam) để chặn viện binh của Quan Vũ. Sau khi Lã Mông hoàn toàn chiếm được ba quận, Quan Vũ lập tức mang quân xuống phía nam để ứng chiến nhằm chiếm lại ba quận thì gặp phải sự kháng cự từ phía Lỗ Túc. Lỗ Túc cân nhắc tính khinh trọng của vấn đề và quyết định duy trì quan hệ liên minh giữa hai nhà mới là sự lựa chọn tốt nhất, vì vậy ông đã mời Quan Vũ cùng hội đàm. Trong suốt buổi hội đàm, binh sĩ hai bên chỉ được đứng cách trướng 100 bước, và những ai đến dự hội đàm chỉ được phép mang một thanh kiếm.

Sau đó, Lưu Bị nhận được quân báo Tào Tháo đang lên kế hoạch công chiếm Hán Trung (được xem như cửa ngõ phía bắc của Ích Châu), vì vậy ông đã đề nghị với Tôn Quyền về một hòa ước mới về phân định biên giới giữa hai nhà. Ông yêu cầu Tôn Quyền trả lại Linh Lăng và tấn công vào cứ điểm Hợp Phì của quân Tào, đổi lại ông sẽ trao trả hai quận Trường Sa và Quế Dương cho Tôn Quyền. Tôn Quyền đã đồng ý các điều khoản đó.

TRONG MẮT CHU DULƯU BỊ LÀ MỐI ĐE DỌA NGẦM VỚI ĐÔNG NGÔ!Chu Du cay cú nhất quả ám sát hụt Lưu Bị lại bị Vợ để lọt tin ra ...
01/11/2023

TRONG MẮT CHU DU
LƯU BỊ LÀ MỐI ĐE DỌA NGẦM VỚI ĐÔNG NGÔ!
Chu Du cay cú nhất quả ám sát hụt Lưu Bị lại bị Vợ để lọt tin ra bị Mẹ Tôn Quyền ngăn cản, Công Cẩn sau bao nhiêu nỗ lực dày công sắp đặt cuối cùng ĐỔ SÔNG, ĐỔ BỂ HẾT, Lại còn phải mất thêm Gái trinh (Tôn Thượng Hương) vào tay cáo già Lưu Bị! Kể cũng tội mà thôi cũng kệ !
Chu Du chết Tôn Quyền giao lại chức Đại đô đốc Đông Ngô của Chu Du cho Lỗ Túc. Lỗ Túc là quan văn cầm Binh đâu giỏi như Chu Du, nên bày kế với Tôn Quyền cho Lưu Bị mượn Nam Quận để đẩy việc đối đầu trực tiếp với Tào Ngụy cho Lưu Bị mình núp ở phía sau vừa an toàn cho cái ghế Đô đốc cầm đại quân Đông Ngô của Lỗ Túc thêm vững vì có Lưu Bị làm tiền tuyến chống đỡ với Tào Tháo vừa gián tiếp giúp Lưu Bị có đường mà đánh lấy Tây Xuyên Ba Thục tạo thế chân Vạc chia 3 thiên hạ; AI cũng vì lợi ích và quyền lợi của mình cả thôi. Lỗ Túc không ngu và Lưu Bị cũng chả phải tay vừa!
Còn anh Tào Tháo thì nói: "phàm là việc lớn trong thiên hạ cứ về nhà hỏi vợ, vợ nói thế nào thì cứ làm ngược lại ắt sẽ thành công." Để cho "vợ" phụ nữ biết thì cả thiên hạ đều biết, tức thiên cơ bại lộ. Và thất bại là lẽ đương nhiên.

Nhan Lương là một chiến binh dũng cảm. Mãnh tướng này từng khiến các tướng của Tào Tháo phải ghê sợ khi liên tiếp tiêu d...
01/11/2023

Nhan Lương là một chiến binh dũng cảm. Mãnh tướng này từng khiến các tướng của Tào Tháo phải ghê sợ khi liên tiếp tiêu diệt các tướng Ngụy Tục, Tống Hiến, thậm chí khiến Từ Hoảng cũng phải thua chạy trong trận Bạch Mã.
Sau cùng, dưới lệnh của Tào Tháo, Quan Vũ đã ra trận. Quan Vũ cưỡi ngựa Xích Thố, tay cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao xông thẳng vào thế trận của địch. Bấy giờ Nhan Lương trông thấy Quan Vũ lao tới nhưng đang định cất tiếng hỏi thì ngựa Xích Thố đã phi tới trước mắt. Không kịp trở tay, Nhan Lương sau đó đã nhanh chóng bị Quan Vũ đâm chết.
Ngay cả trong Tam Quốc chí, Quan Vũ truyện cũng ghi chép rằng, Quan Vũ cưỡi ngựa xông tới đâm chết Nhan Lương giữa vạn quân rồi chém lấy thủ cấp và quay về. Với việc giết chết mãnh tướng của Viên Thiệu là Nhan Lương, Quan Vũ đã lập công lớn, thành công giải vây cho thành Bạch Mã.
Nhiều bạn đọc “Tam Quốc diễn nghĩa” đều cảm thấy danh tướng Hà Bắc Nhan Lương “danh bất như thực” bởi bị Quan Vũ lấy đầu quá dễ. Kỳ thực trước đó, Nhan Lương đã xung trận chém chết hai tướng Tào là Tống Hiến, Ngụy Tục, đều từng là những danh tướng dưới trướng Lã Bố, tài năng không thua kém Trương Liêu; sau đó Từ Hoảng xuất trận đánh với Nhan Lương chưa được 20 hiệp đã thua chạy.
Cần biết, khi lần đầu tiên quân Tào Tháo gặp Từ Hoảng, Hứa Chử đã đánh suốt 50 hiệp mà bất phân thắng bại. Qua đó có thể thấy Nhan Lương thuộc hàng dũng tướng hiếm có thời Tam Quốc, tuyệt đối không thể loại người bị Quan Vũ chém chỉ sau một vài đường đao.
Trong sách có viết: trước khi Nhan Lương xuất trận, Lưu Bị khi đó đang ở trong quân Viên Thiệu có dặn: nếu gặp tướng mặt đỏ râu dài thì chính là nhị đệ của tôi, ông chỉ cần vẫy tay, Quan Vũ sẽ đầu hàng…Kết quả Nhan Lương không hề phòng bị nên đã bị Quan Vũ xộc đến chém, chết không nhắm được mắt. Hiển nhiên, Nhan Lương đã chết oan bởi tin lời Lưu Bị.

Tuân Úc thay đổi tình thế trong lịch sử lần đầu tiên tại trận Từ Châu. Khi đó, Tào Tháo đã sai quân tấn công Từ Châu. Mặ...
29/10/2023

Tuân Úc thay đổi tình thế trong lịch sử lần đầu tiên tại trận Từ Châu. Khi đó, Tào Tháo đã sai quân tấn công Từ Châu. Mặc dù tiền tuyến có nhiều lợi thế nhưng căn cứ của Tào Tháo tại Duyện Châu bị đe dọa bởi Lã Bố.

Năm 193, thái thú quận Trần Lưu là Trương Mạc cùng với hai người em là Trương Siêu và mưu sĩ Trần Cung đã nhận được tin tức về việc Tào Tháo quyết định tiêu diệt dân Từ Châu, họ tỏ ra thất vọng và không muốn ủng hộ Tào Tháo nữa. Ba người quyết định tìm một người lãnh đạo mới để lật đổ họ Tào. Lúc này, Lã Bố xuất hiện ở Duyện Châu sau khi rời Viên Thiệu, Trần Cung khi ấy đã đề nghị Trương Mạc và đồng minh của ông đón Lã Bố rồi tôn ông làm thủ lĩnh mới của Duyện Châu, thay thế Tào Tháo.

Rõ ràng trong tình huống này, Tào Tháo đã mất căn cứ quan trọng và đối mặt với khả năng mất vùng lãnh thổ lớn, làm cho tình thế của ông trở nên rất khó khăn.

May mắn thay, Tào Tháo có Tuân Úc làm chiến lược gia. Trong tình hình khẩn cấp, Tuân Úc đã tìm cách giữ vững ba thành cuối cùng ở Duyện Châu cho Tào Tháo, bao gồm Nhân Thành, Đông An và Phạm Huyện. Nhờ điều này, Tào Tháo không bị mất căn cứ và đã kịp thời đưa quân trở về để đối mặt với Lã Bố. Điều này đã mở ra cơ hội để Tào Tháo thay đổi tình hình. Dưới sự hỗ trợ của Tuân Úc, ông đã ổn định vị trí của mình và cuối cùng đánh bại Lã Bố, buộc Lã Bố phải rời bỏ Duyện Châu vào năm 195.
Sau trận chiến này, Tào Tháo không chỉ được công nhận bởi triều đình mà còn thiết lập vùng đất đầu tiên của mình một cách vững chắc.

Năm 217, Lỗ Túc lâm bệnh qua đời, Lã Mông lên kế nhiệm chức Đại đô đốc, chức quan cao nhất ở Đông Ngô thời bấy giờ, tiếp...
28/10/2023

Năm 217, Lỗ Túc lâm bệnh qua đời, Lã Mông lên kế nhiệm chức Đại đô đốc, chức quan cao nhất ở Đông Ngô thời bấy giờ, tiếp nhận hơn vạn quân mã của Đông Ngô. Sau Tôn Quyền phái ông làm Hán Xương thái thú, trấn thủ vùng tiếp giáp Kinh châu của Quan Vũ. Quan Vũ vốn là người kiêu hùng dũng mãnh, có ý đồ xâm chiếm và bành trướng lãnh thổ của mình. Thời Lỗ Túc làm Đại đô đốc chủ trương hòa hoãn và nhân nhượng vì còn kẻ thù ở phía bắc là Tào Tháo. Đến khi nhận chức, Lã Mông lại khuyên Tôn Quyền phải chiếm Kinh châu.

Sau khi nghe sự phân tích của Lã Mông, Tôn Quyền hạ quyết tâm giành Kinh Châu để khống chế hoàn toàn miền phía nam sông Trường Giang. Đến năm 219, Lã Mông sử dụng kế sách “Bạch y độ giang” (áo trắng sang sông) chiếm miền tây Kinh châu, đánh bại danh tướng của Lưu Bị là Quan Vũ, lập được một đại chiến công uy chấn cả Trung Quốc. Từ đó Lã Mông chính là niềm hy vọng lớn nhất của Tôn Quyền trong cuộc chiến chống lại Lưu Bị và Tào Tháo.

Sau khi lập đại công trong việc chiếm Kinh châu, Lã Mông ngay lập tức được Tôn Quyền thăng lên chức Nam quận thái thú, tước Sàn Lăng hầu, ban 5.000 cân hoàng kim. Lã Mông cáo ốm không nhận nhưng Tôn Quyền nhất quyết không đồng ý, vẫn phong chức cho Lã Mông, làm lễ long trọng, lại ban cho của cải quý ở hai quận Nam quận, Lư Giang.
Không lâu sau đó, Lã Mông đột nhiên lâm bệnh nặng qua đời, hưởng thọ 43 tuổi. Trước khi mất, ông dặn dò người nhà làm tang lễ đơn giản, và đem hết vàng bạc của cải được ban thưởng trước đó trả lại cho Tôn Quyền

Address

44/4
Phường Mai Dịch
12

Telephone

+841277700222

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tào Mạnh Đức posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share


Other Gaming Video Creators in Phường Mai Dịch

Show All