HẢI ĐĂNG

HẢI ĐĂNG Trang truyền thông
(5)

Sự ra đời và ý nghĩa lịch sử của “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc”Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, tinh thầ...
17/11/2023

Sự ra đời và ý nghĩa lịch sử của “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc”

Kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc ta. Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã chủ trương đoàn kết mọi lực lượng dân tộc để cùng nhau chống lại kẻ thù vì độc lập tự do của Tổ quốc.

Giữa lúc cao trào cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo mà đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ tĩnh đang diễn ra sôi nổi và rầm rộ trong cả nước. Ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng Minh, hình thức tổ chức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam đánh dấu sự phát triển về chất của phong trào yêu nước, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Trải qua các thời kỳ cách mạng với những hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau từ Hội Phản đế Đồng minh đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam không ngừng lớn mạnh và có những đóng góp to lớn vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc, trở thành một nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Để phát huy truyền thống Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, ngày 1/8/2003, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 04/NQ/ĐCT-MTTW về việc tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc" và đã được thể chế hóa trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015, được quy định tại Chương I, Điều 11 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015: “Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc”.

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư thực sự đã trở thành ngày hội toàn dân, là hình thức tập hợp và biểu dương lực lượng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc ta, khơi dậy phong trào thi đua ái quốc, góp phần tăng cường và phát huy tinh thần làm chủ của nhân dân lao động, không ngừng củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư.

Đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 lan truyền trên mạng là giả mạoTheo Bộ GD-ĐT, hiện nay, trên mạng xã hội la...
17/11/2023

Đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 lan truyền trên mạng là giả mạo

Theo Bộ GD-ĐT, hiện nay, trên mạng xã hội lan truyền một văn bản đề thi môn Toán được cho là Đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

Bộ GD-ĐT khẳng định, đây không phải là Đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Bộ GD-ĐT đang hoàn thiện Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 và sẽ được công bố trong thời gian tới.

Minh chứng sinh động phản bác luận điệu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dânKhi đồng bào ta phấn khởi, chung vui Ngày hội ...
17/11/2023

Minh chứng sinh động phản bác luận điệu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân

Khi đồng bào ta phấn khởi, chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thì cũng là lúc các tổ chức, cá nhân phản động lưu vong ở nước ngoài, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị giở trò xuyên tạc, chống phá nhằm phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước ta.

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11) hằng năm đã trở thành nét đẹp văn hóa, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống nhân dân vì đây không chỉ là dịp gặp gỡ, giao lưu, đánh giá kết quả thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” mà còn là diễn đàn, đợt sinh hoạt chính trị dân chủ, tập hợp và phát huy sức mạnh của các tổ chức, cá nhân, đoàn kết cùng nhau xây dựng khu dân cư ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Khi đồng bào ta phấn khởi, chung vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc thì cũng là lúc các tổ chức, cá nhân phản động lưu vong ở nước ngoài, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị giở trò xuyên tạc, chống phá nhằm phá hoại chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước ta.

Những luận điệu xuyên tạc, vu cáo

Chúng ta nhận thấy, vỏ bọc che đậy các hành vi xuyên tạc, vu cáo, thông tin sai sự thật trên không gian mạng hiện nay của các thế lực thù địch, phản động là các chiêu bài "nhân quyền", "dân chủ", "tự do", nhất là tự do tín ngưỡng, tôn giáo; tự do ngôn luận, báo chí; xuyên tạc những vấn đề do lịch sử để lại, những khó khăn trong đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc; thổi phồng thiếu sót trong việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế, xã hội ở miền núi, trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ở các địa phương.

Các thế lực thù địch triệt để tận dụng hoặc tạo ra, khai thác mọi khe hở có thể đế thực hiện thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam về vấn đề dân tộc trên chính địa bàn các dân tộc thiểu số đang sinh sống nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tiến tới gây bạo loạn, ly khai.

Hoạt động chủ yếu là phát tài liệu bịa đặt, dựng cảnh người dân ăn mặc rách rưới, nhem nhuốc rồi chụp ảnh, quay video trên không gian mạng để rêu rao, tạo dư luận xấu về Đảng, Nhà nước Việt Nam. Địa bàn nhắm tới là các buôn, làng vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh lợi dụng chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”, “tự do tôn giáo, dân tộc”, các thế lực thù địch thường triệt để lợi dụng các vụ việc để chống phá chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc. Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ, tiếp sức bởi các thế lực thù địch và các tổ chức quốc tế có hành vi chống phá Việt Nam như: Tổ chức Theo dõi nhân quyền – HRW, Ân xá quốc tế - AI, Đài Phát thanh Á châu tự do - RFA…

Các tổ chức phản động lưu vong và số đối tượng chống đối ở trong nước gia tăng kích động biểu tình, tạo điểm nóng chính trị để gây sự chú ý của dư luận thế giới. Đáng chú ý, các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài đều tận dụng triệt để mạng xã hội để đẩy mạnh tuyên truyền, kích động chống phá. Không chỉ kích động tư tưởng ly khai, tự trị riêng cho dân tộc mình tại vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, các thế lực thù địch còn triệt để lợi dụng các vụ việc nổi cộm như vụ Đồng Tâm ở TP Hà Nội, vụ Thủ Thiêm ở TP Hồ Chí Minh nhằm gây bất ổn từ bên trong, gây hiểu nhầm đối với dư luận thế giới để kêu gọi sự can thiệp của các tổ chức quốc tế vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Những chiêu trò chống phá chính sách đại đoàn kết dân tộc trên không gian mạng không có gì mới nhưng luôn được thế lực thù địch triệt để lợi dụng, xáo đi xáo lại nhiều lần, dưới nhiều hình thức khác nhau.

Thủ đoạn, mưu mô rất nguy hiểm, biểu hiện ở chỗ số đối tượng phản động, cơ hội chính trị thường lựa chọn thời điểm nước ta tổ chức các sự kiện trọng đại, kỷ niệm các ngày lễ lớn như kỷ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9; Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) hay Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11)… nhằm xuyên tạc vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc ở Việt Nam. Tìm cách vu cáo Đảng và Nhà nước, tạo ra những nhận thức sai lệch để các chính phủ, các tổ chức quốc tế can thiệp, gây sức ép, tạo điều kiện cho các đối tượng trong nước gia tăng hoạt động chống phá.

Củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi vấn đề đại đoàn kết toàn dân tộc có ý nghĩa chiến lược và là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Người đã nêu ra luận điểm có tính chân lý: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công”.

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài; thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc trên cơ sở lấy mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là quan điểm nhất quán của Đảng ta trong vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc. Các dân tộc có dân số dù ít hay nhiều, ở trình độ phát triển cao hay thấp đều bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh - quốc phòng, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

Hiến pháp 2013 quy định: “Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc” (Điều 5 - Hiến pháp 2013, tr.13); “Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật” (Điều 14 – Hiến pháp 2013, tr.17).

Theo đó, Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX) của Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng như: Nghị quyết số 23-NQ/TW “Về phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; Nghị quyết số 24-NQ/TW “Về công tác dân tộc”; Nghị quyết số 36-NQ/TW (2004) của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”; Chỉ thị 45-CT/TW về tăng cường công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài của Bộ Chính trị (2015).

Đại hội XIII của Đảng khẳng định, đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Mặt trận Tổ quốc đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ Mặt trận và đoàn thể nhân dân, hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư; tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa nhân dân với Đảng và chính quyền, tăng cường đồng thuận xã hội, tạo thành sức mạnh to lớn, bảo vệ và xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, nhân dân có cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Điều 11, Luật Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quy định: “Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của MTTQ Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc”. Từ đó đến nay, hằng năm, việc tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” đã trở thành sinh hoạt xã hội rộng rãi ở từng cộng đồng dân cư trong cả nước.

Trong những năm qua, Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc diễn ra trong cả nước đã thực sự trở thành ngày hội của toàn dân nhằm tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vào dịp này, tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn càng được phát huy, góp phần thực hiện tốt các phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa”, “Xây dựng văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng các gia đình điển hình có “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”…, đấu tranh với các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, xóa dần những tệ nạn trong xã hội…

Thông qua ngày hội, nhiều khu dân cư đã sáng tạo ra các hình thức thi đua giữa các xóm, tổ dân phố, tổ nhân dân, thực hiện các công trình dân sinh trên địa bàn, giải quyết việc làm, thành lập các tổ giúp đỡ nhau trong sản xuất hay xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chăm sóc người già yếu, neo đơn… Ngày hội cũng đã tạo điều kiện cho việc phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân, giúp cấp ủy đảng và chính quyền các cấp lắng nghe nguyện vọng, những phản ánh của nhân dân trong cuộc sống…

Kết quả thực tiễn của ngày hội mang giá trị là động lực về tinh thần trong nhân dân, từng bước được hiện thực hóa bằng các hành động cụ thể trên tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội tại mỗi địa phương, góp phần vào kết quả chung trong xây dựng và phát triển của đất nước; đồng thời là minh chứng sinh động phản bác luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch.

Liêm Chính -Bình Nguyên

Cảnh báo giả mạo kêu gọi ủng hộ đồng bào bị lũ lụt tại Quảng Trị Lợi dụng tình hình mưa lũ tại tỉnh Quảng Trị, trên tran...
17/11/2023

Cảnh báo giả mạo kêu gọi ủng hộ đồng bào bị lũ lụt tại Quảng Trị

Lợi dụng tình hình mưa lũ tại tỉnh Quảng Trị, trên trang “Miền Trung online” đã đăng tải bài viết về tình hình mưa lũ tại miền trung nói chung và Quảng Trị nói riêng.

Điều đáng nói là, lợi dụng những mất mát đau thương do mưa lũ, những trường hợp thiệt mạng trong đợt mưa lũ lần này, trang “Miền trung online” đã kêu gọi quyên góp tiền ủng hộ dưới danh nghĩa Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.

Nhưng văn bản là giả, người ký không có thực, xác minh từ Tỉnh đoàn Quảng Trị, Huyện đoàn Cam Lộ không có triển khai hoạt động như trên và cũng không có ai là Nguyễn Hồng Kiên trong BTV huyện đoàn Cam Lộ.

Đề nghị nhân dân cảnh giác, chia sẻ thông tin để cảnh báo đến nhiều người.
Hiện lực lượng công an Quảng Trị đang điều tra, xác minh đối tượng đứng sau trang này.

Hương Sen Việt

CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý ĐẢM BẢO AN TOÀN ĐIỆN MÙA MƯA BÃO (nguồn: EVNCPC)
16/11/2023

CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý ĐẢM BẢO AN TOÀN ĐIỆN MÙA MƯA BÃO (nguồn: EVNCPC)

Lại nhạo báng giá trị nhân quyền bằng thủ đoạn rêu rao “giải thưởng”Hôm 1/11/2023, trang web của tổ chức khủng bố Việt T...
16/11/2023

Lại nhạo báng giá trị nhân quyền bằng thủ đoạn rêu rao “giải thưởng”

Hôm 1/11/2023, trang web của tổ chức khủng bố Việt Tân lại diễn trò “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” với những “thông báo mới”. Thông tin trên trang web này nói rằng, “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng” năm 2023 sẽ được tổ chức tại Paris, Pháp với chủ đề “75 năm Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền – tự do, bình đẳng, công lý cho Việt Nam”!

Bằng những thông tin bị bóp méo, tổ chức Việt Tân quy kết rằng, từ đầu năm 2023, Việt Nam chính thức là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, “thế nhưng tình trạng nhân quyền trong nước vẫn bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền thế giới đánh giá là ngày càng tồi tệ”! Bài viết trên trang này vu cáo Việt Nam “tiếp tục tăng cường đàn áp, bắt giam các nhà báo độc lập, các nhà hoạt động nhân quyền, các lãnh đạo xã hội dân sự và những người sử dụng mạng xã hội bình thường với các điều luật mơ hồ và những phiên tòa bỏ túi”.

Bài viết đưa ra những viện dẫn sai trái khi quy kết rằng, “gần đây nhất, Hà Nội đã gán tội trốn thuế cho những nhà bảo vệ môi trường hàng đầu ở Việt Nam nhằm ngăn cản sự hoạt động của các tổ chức dân sự bảo vệ môi trường đang được nhiều sự hỗ trợ trong cũng như ngoài nước”! Bằng việc nêu ra chủ đề “75 năm Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền – tự do, bình đẳng, công lý cho Việt Nam”, Việt Tân thể hiện sự bịp bợm khi rêu rao việc trao giải thưởng nhân quyền là “đề cao sự hy sinh can đảm của các nhà hoạt động, ngay cả khi ở trong tù, vẫn miệt mài tranh đấu để đòi tự do, bình đẳng và công lý cho dân tộc Việt Nam”.

Thủ đoạn không gì khác là đánh lận bản chất, đưa ra những lời loè bịp dư luận dưới danh nghĩa “ủng hộ các nhà hoạt động nhân quyền”, đồng thời lộ rõ ý đồ trục lợi, kiếm tiền khi kêu gọi sự tham gia tài trợ của các tổ chức, cá nhân.

Việc lừa bịp dư luận bằng cái từ mỹ miều “giải thưởng nhân quyền” vốn là thủ đoạn quen thuộc của các tổ chức chống phá đất nước. Nó khôi hài ngay từ việc lấy tên giải thưởng, ở đây là Lê Đình Lượng – một đối tượng phạm tội bị TAND cấp cao y án 20 năm tù hồi tháng 10/2018 về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Những năm trước, Việt Tân cũng rêu rao “giải thưởng” này và lập ra cả “hội đồng” để chấm và trao giải, với những cái tên vừa nghe đã biết chân tướng, gồm: Lê Công Định, dân biểu Hoa Kỳ Alan Lowenthal, Phạm Minh Hoàng...

Tiêu chí được rêu rao là “tuyển chọn dựa theo 2 tiêu chuẩn: quá trình tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam và một số hoạt động hay thành quả nổi bật” song kỳ thực, những đối tượng này làm điều phản dân, hại nước, bị chính người dân địa phương tẩy chay. Việt Tân cũng chốt bằng câu rất khôi hài: “giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng sẽ là một nỗ lực đóng góp cụ thể vào công cuộc tranh đấu cho nhân quyền và tự do của dân tộc Việt Nam”!

Với “hội đồng” và tiêu chí như trên, dễ hình dung số này sẽ trao giải thưởng cho ai. Và kết quả những lần “trao giải” trước đây cho thấy, trò hề tiếp tục diễn ra khi những “nhà hoạt động nhân quyền” như Hoàng Đức Bình, Trần Thị Nga, Phạm Đoan Trang được xướng tên. Bình chính là đối tượng phạm tội, bị toà phúc thẩm tuyên y án 7 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ” và 7 năm tù về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

Theo HĐXX, Hoàng Đức Bình thường xuyên đăng tải, chia sẻ trên Facebook cá nhân những thông tin, tài liệu tuyên truyền nói xấu chế độ, cổ vũ phong trào đa nguyên, đa đảng. Lợi dụng sự cố môi trường biển miền Trung, với tư cách Phó Chủ tịch “Phong trào Lao động Việt”, Hoàng Đức Bình đã xúc tiến, thành lập “Hiệp hội ngư dân miền Trung” với ý đồ tạo dựng tổ chức ngoại vi, tập hợp lực lượng, lôi kéo giáo dân, ngư dân miền Trung tham gia vào tổ chức, tìm chọn “hạt nhân” kích động biểu tình, phá rối an ninh trật tự…

Một đối tượng như Bình gây sách nhiễu, phá hoại chính sách phát triển kinh tế và gây mất ổn định trật tự tại địa phương, hành vi đó làm ảnh hưởng cuộc sống của người dân, xâm phạm đến các quyền mà người dân được hưởng, nay lại được Việt Tân dựng lên trao thưởng vì “có thành tích trong đấu tranh cho nhân quyền” thì đủ hiểu tiêu chí đó là gì. Hồ sơ phạm tội của Bình lại được viết rất màu mè là “một nhà hoạt động tranh đấu bảo vệ quyền lợi cho người lao động, bảo vệ môi trường, giúp dân khiếu kiện Formosa”.

Tương tự, Trần Thị Nga, đối tượng bị TAND tỉnh Hà Nam tuyên phạt 9 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” thì được vôi ve thành “bà vẫn tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa, phản đối Formosa xả thải hủy diệt môi trường”. Còn Phạm Đoan Trang – đối tượng có các bài viết, cuốn sách sai trái, đi ngược lợi ích đất nước, nhân dân thì được tô màu “là một những người phát động chiến dịch bảo vệ cây xanh Hà Nội”, có lý lịch “đã tổ chức các lớp đào tạo về báo chí, chính trị học, chính sách công quyền cho các nhà hoạt động xã hội dân sự tại Việt Nam” và “tham gia chiến dịch “cứu dân cứu biển” sau tai họa môi trường ở miền Trung”…

Lâu nay, Việt Tân và các tổ chức, hội nhóm phản động vẫn bấu víu “giải thưởng nhân quyền”, lập ra vô số tên gọi khác nhau mà không hiểu rằng, trò hề đó chính là sự xúc phạm nghiêm trọng đến giá trị nhân quyền. Có thể kể tới các giải thưởng mà các tổ chức này đưa ra như: “giải thưởng Hellman/Hammet” của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), “giải thưởng Stephanus” của Hiệp hội quốc tế nhân quyền tại Ðức; “giải thưởng quốc tế Gruber” của Nghiệp đoàn luật sư quốc tế, rồi “giải nhân quyền Gwangju”...

Bên cạnh đó, một số giải thưởng và danh hiệu như “Công dân mạng” của Tổ chức phóng viên không biên giới (RSF); “Phụ nữ tiêu biểu về bảo vệ quyền tự do ngôn luận” của tổ chức Tự do ngôn luận quốc tế (IFEX) có trụ sở tại Canada; giải “Phụ nữ can đảm nhất thế giới” của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ... Ngoài ra, hội nhóm lập ra “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” tại Mỹ còn công bố trao giải thưởng “nhân quyền Việt Nam” cho những đối tượng như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Lê Quốc Quân…

Vậy, mưu đồ của “giải thưởng nhân quyền” trên là gì? Với những đối tượng càng chống phá Nhà nước, chống phá nhân dân Việt Nam thì lại càng được “lên bục nhận thưởng” với “hội đồng giám khảo” là những thành phần bất hảo như vậy thì động cơ, mưu đồ này không khó để nhận biết. Thông qua giải thưởng, các tổ chức này vừa tạo dư luận, vừa giúp đỡ về vật chất cho các đối tượng chống phá trong nước, đồng thời tạo cớ để khuếch trương thanh thế, từ đó để nhận được sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức đứng sau.

Hãy điểm danh những đối tượng lên bục nhận thưởng trước đây như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Lê Quốc Quân, Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải (blogger “Ðiếu cày"), Phan Thanh Hải (blogger "Anh ba Sài Gòn"), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Hoàng Đức Bình, Trần Thị Nga, Phạm Đoan Trang... thì thấy rõ bản chất. Rõ ràng, việc cổ suý, trao giải cho những đối tượng chống Nhà nước, chống nhân dân chính là một chiêu bài bịp bợm của những tổ chức thù địch với Việt Nam. Họ cố gắng tô vẽ cho các đối tượng này qua các danh hão như “nhà báo tự do”, “nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền”, “tù nhân lương tâm”, “công dân yêu nước”... nhưng họ không thể che đậy được ý đồ chống phá Ðảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam, đây là hành vi vừa lợi dụng tự do báo chí, tự do ngôn luận, dân chủ, nhân quyền để tiến hành hoạt động nhằm gây bất ổn chính trị ở trong nước.

Xét đến cùng thì việc trao các loại “giải thưởng nhân quyền” cho các đối tượng đã đề cập ở trên chính là một thủ đoạn, một yếu tố cấu thành của kịch bản trong chiến lược “diễn biến hoà bình”, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Điều đáng nói là những đối tượng được xướng tên như vậy không biết đấy là điều hổ thẹn, vẫn tỏ ý đắc chí, như thể làm được công lao gì ghê gớm lắm. Phản dân, hại nước, thực sự thì những người nhận giải thưởng đó có khác gì con rối, trò chơi, bị người khác dùng làm trò tiêu khiển mà không ý thức được.

Giải thưởng nhân quyền nếu hiểu và làm đúng nghĩa vốn rất thiêng liêng, vì mục đích cao cả, dành cho những người có đóng góp lớn vì sự tiến bộ trong bảo đảm quyền con người ở các quốc gia, vùng, lãnh thổ hay ở phạm vi khu vực và thế giới. Thế nhưng, điều kỳ quặc là lâu nay, một số tổ chức nhân danh “bảo vệ quyền con người” lại làm điều vừa trái đạo lý, vừa trái pháp lý khi dựng lên cái gọi là “giải thưởng nhân quyền” để trao cho những kẻ phá hoại xã hội, phá hoại cuộc sống của người dân ở các nước mà kẻ đó sinh ra hoặc đang sinh sống, trú ngụ.

Việc giở trò trao giải thưởng cho các đối tượng phạm pháp như vậy, lại vin cớ “hoạt động thiết thực” kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền là sự xúc phạm đến giá trị của Tuyên ngôn, đến lương tri nhân loại. Một Tuyên ngôn ra đời và ảnh hưởng tới nhân loại như vậy mà họ lại đưa ra làm trò đùa giỡn, một Tuyên ngôn có được với bao nỗ lực của các bậc tiền nhân cũng như sự hy sinh xương máu của con người, ở đâu cũng phải tôn trọng, phải gìn giữ, bảo vệ, làm sao có thể chà đạp để thực hiện ý đồ, động cơ thấp hèn?

Nguyễn Thành/Báo CAND

16/11/2023

SẼ LẤY SỐ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN LÀM MÃ SỐ THUẾ MỚI

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân sẽ thăm chính thức Nhật Bản Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết...
16/11/2023

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân sẽ thăm chính thức Nhật Bản

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết dự kiến, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân sẽ thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 27-30/11 theo lời mời của Nhà nước Nhật Bản.

Ngày 15/11, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Nhật Bản công bố chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân tới Nhật Bản, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết dự kiến, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân sẽ thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 27-30/11 theo lời mời của Nhà nước Nhật Bản.

"Trong bối cảnh Quan hệ Đối tác Chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ, toàn diện và nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, chúng tôi tin tưởng chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng sẽ góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Việt Nam-Nhật Bản, đưa quan hệ hai nước phát triển lên tầm cao mới, thực chất, hiệu quả và lâu dài trên mọi lĩnh vực, vì hòa bình, ổn định, và phát triển mỗi nước cũng như tại khu vực và trên thế giới," Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nói./.

(TTXVN/Vietnam+)

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân. (Nguồn: TTXVN)

Nha Trang: Cầu Phú Kiểng tạm dừng lưu thông do lũMưa lớn kéo dài nhiều ngày qua cùng nước lũ từ thượng nguồn đổ về sông ...
16/11/2023

Nha Trang: Cầu Phú Kiểng tạm dừng lưu thông do lũ

Mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua cùng nước lũ từ thượng nguồn đổ về sông Cái Nha Trang làm cho nước sông dâng lên nhanh. Tối 15-11, cầu gỗ Phú Kiểng bắc qua sông Cái đã bị lũ cuốn trôi một phần, người dân tạm thời không thể lưu thông qua cầu.

Cầu Phú Kiểng là cây cầu gỗ dài hơn 400 m, thuộc địa phận xã Vĩnh Ngọc nối liền các thôn Hòn Nghê 1, Hòn Nghê 2 và Xuân Ngọc cùng với 5 thôn khác của xã nối vào đường Lương Định Của. Ngoài ra, đây còn là lối đi tắt vào trung tâm TP. Nha Trang của các xã lân cận. Do đó, khi cầu trôi, người dân ở các thôn này muốn vào trung tâm xã Vĩnh Ngọc để giao dịch, làm việc, học hành phải đi đường vòng mất hơn 30 phút.

GIA TUỆ/Báo Khánh Hòa

Cầu Phú Kiểng bị lũ cuốn trôi một phần. Ảnh: Quốc Bảo

16/11/2023

NGĂN CHẶN CẠM BẪY TÍN DỤNG ĐEN

Thời gian gần đây, hoạt động cho vay nặng lãi gây xáo trộn cuộc sống của một bộ phận người dân. Mắc bẫy “tín dụng đen” nhiều gia đình “khuynh gia bại sản”, lao đao, khốn đốn, thậm chí tìm tới cái chết để giải thoát. Quản lý hoạt động cho vay lãi nặng đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ quyết liệt.

nhandantv

Cán bộ “6 dám” - nhìn từ thực tiễn cơ sở  Bài 1: Phác dáng hình hài người cán bộ vì nước, vì dânTrong các giai đoạn cách...
16/11/2023

Cán bộ “6 dám” - nhìn từ thực tiễn cơ sở

Bài 1: Phác dáng hình hài người cán bộ vì nước, vì dân

Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn khuyến khích và ủng hộ cán bộ có tinh thần dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.

Thực tiễn cho thấy, luôn có những cán bộ dám “đứng mũi chịu sào”, dám đột phá vì sự phát triển của địa phương, đơn vị. Tuy vậy, để biến tinh thần ấy thành hành động trong đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu các cấp thì còn nhiều vấn đề đang đặt ra. Từ kết quả khảo sát tại nhiều địa phương, Báo Quân đội nhân dân giới thiệu loạt bài viết “Cán bộ “6 dám” - nhìn từ thực tiễn cơ sở”.

Bài 1: Phác dáng hình hài người cán bộ vì nước, vì dân

1. Ngược dòng lịch sử, vào những năm 60 của thế kỷ 20, đồng chí Kim Ngọc, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc được cả nước biết đến là người đã “xé rào” cơ chế với chủ trương “khoán hộ” trong nông nghiệp. Chủ trương “khoán hộ” là hướng đi tích cực, tìm tòi cách thức quản lý mới trong nông nghiệp, gắn lợi ích của người nông dân với kết quả lao động nhằm đem lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất nông nghiệp. Đây là quá trình đổi mới tư duy nhằm tháo gỡ khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, khắc phục yếu kém về công tác quản lý tại các hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc lúc bấy giờ.

“Khoán hộ” chính là những đóng góp quan trọng về lý luận và thực tiễn, là cơ sở quan trọng để Trung ương từng bước hoạch định chủ trương đổi mới quản lý trong nông nghiệp. Trên cơ sở thí điểm ở các địa phương, ngày 13-1-1981, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 100-CT/TW về “Cải tiến công tác khoán, mở rộng "khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động" trong hợp tác xã nông nghiệp”. Lần đầu tiên khoán sản phẩm chính thức trở thành cơ chế quản lý mới trong cả nước với tên gọi “khoán 100”. Ngày 5-4-1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10-NQ/TW “Về đổi mới quản lý kinh tế trong nông nghiệp” (còn gọi là khoán 10).

Bước vào những năm đầu của thời kỳ đổi mới, một sự kiện làm nức lòng đồng bào miền Nam khi đó là quyết định của Thủ tướng Võ Văn Kiệt về phương án giải quyết tình trạng thiếu điện ở miền Nam, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế. Giữa các phương án tìm nguồn điện cho miền Nam, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chọn phương án xây dựng đường dây siêu cao áp truyền tải điện năng với cáp điện 500kV, trải dài gần 1.500km đi từ miền Bắc, qua 14 tỉnh, thành phố để đưa điện vào Nam.

Ngày 5-4-1992, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đưa ra quyết định khởi công xây dựng đường dây tải điện 500kV Bắc-Nam và hạ quyết tâm hoàn thành trong 2 năm. Cho đến nay, các cán bộ lão thành ngành điện lực vẫn luôn khẳng định: Ông Sáu Dân (Thủ tướng Võ Văn Kiệt) đã giải quyết vấn đề cấp thiết của đất nước bằng một quyết định táo bạo và đánh cược bằng sinh mệnh chính trị của mình. Tâm, tầm và tinh thần quyết đoán, dám nghĩ, dám làm của người lãnh đạo mới có thể đưa đường dây điện dài nhất lịch sử về đích trong 2 năm.

2. Thủ tướng Võ Văn Kiệt và đồng chí Kim Ngọc là hai trong số rất nhiều cán bộ có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung đã được đất nước, nhân dân và lịch sử ghi nhận. Đây cũng là những minh chứng rõ nhất khẳng định rằng, trước những khó khăn, thách thức của đất nước, Đảng ta luôn có những “cánh chim đầu đàn", với tinh thần quyết đoán, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Quá trình khảo sát tại nhiều địa phương, chúng tôi được tiếp cận những con người như thế.

Tại huyện U Minh (Cà Mau), đến nay người dân còn nhắc nhiều đến cái tên Việt “keo lai”. Đây là biệt danh được mọi người đặt cho đồng chí Nguyễn Quốc Việt, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. Năm 2004, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Quốc Việt đã ký công văn chấp thuận dự án trồng cây keo lai trên đất U Minh Hạ. Thời điểm đó, tỉnh Cà Mau đặt ra mục tiêu phát triển rừng bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân và lao động làm nghề rừng. Địa phương đã đưa dân cư vào rừng, kết hợp giao đất khoán rừng, liên doanh, liên kết... và dự án trồng keo lai ra đời. Cụ thể, ngày 2-4-2004, Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Quốc Việt ký công văn chấp thuận dự án đầu tư trồng rừng nguyên liệu giấy của Công ty Cổ phần Đồng Nai (CODONA) tại Lâm ngư trường Trần Văn Thời và Lâm ngư trường U Minh III với tổng diện tích 2.946ha. Đến ngày 10-5-2004, đồng chí Nguyễn Quốc Việt tiếp tục ký Quyết định số 34/QĐ-CTUB thu hồi 2.957,10ha đất của hai Lâm ngư trường U Minh III và Trần Văn Thời để CODONA thuê trồng rừng nguyên liệu giấy với giá 30 đồng/m2/năm (tổng giá tiền thuê đất là 887.130.000 đồng/năm).

Chuyện “động trời” này vô tình “động chạm” đến nhiều người. Người ta cho rằng, nhắc đến U Minh là nhắc đến cây tràm, “đặc sản” của U Minh. Vì vậy, đưa keo lai vào đây trồng sẽ mất rừng tràm, mất đi thương hiệu của U Minh. Người dân không đồng tình, áp lực của dư luận, cộng với tính cách thẳng thắn, để tạo lòng tin cho các lãnh đạo và nhân dân lúc đó trong buổi họp báo, ông Việt khẳng định nếu không thành công thì sẽ từ chức.

Sau vài năm, mô hình trồng keo lai khẳng định về mặt giá trị kinh tế. Bình quân thu nhập đạt 200 triệu đồng/ha keo lai với thời gian thu hoạch rút ngắn được một nửa so với trồng tràm. Trong khi đó, thu nhập từ trồng tràm chỉ đạt 150-160 triệu đồng/ha, nhưng chu kỳ khai thác kéo dài từ 7 năm trở lên. Keo lai được xác định là một trong 6 ngành hàng được ưu tiên trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau.

Sự quyết liệt trong cách nghĩ, cách làm của ông Việt còn được thể hiện từ khi đảm nhiệm cương vị Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau (năm 1989-1994). Cụ thể, trước sức ép mặn-ngọt, tỉnh kiên quyết chỉ đạo phải ngăn mặn, giữ ngọt, còn nhân dân đang cần nước mặn để nuôi tôm, đồng chí Việt đã chỉ đạo để người dân trong huyện đắp đập hai lớp. Nghĩa là đập đắp không cao, chỉ nhỉnh hơn mực nước một chút, khi con nước lớn thì tràn qua đập và có nước để cho dân nuôi tôm. Nhắc lại chuyện này, ông Nguyễn Quốc Việt bộc bạch: “Lúc đó căng thẳng lắm, dù có thể mất chức, nhưng việc gì có lợi cho dân thì mình làm thôi!”.

Hiện nay, trong hệ thống chính trị của TP Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và một số địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có một lực lượng cán bộ đang công tác nhưng từng có thời gian được bồi dưỡng, rèn luyện trong môi trường quân ngũ. Hiện tại, các đồng chí được giữ lại đã phát huy tốt phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, không ngừng rèn luyện, phấn đấu và phát triển ở một số vị trí. Điển hình trong số đó là đồng chí Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh. Họ là những “sản phẩm” của đồng chí Lư Văn Điền (85 tuổi), nguyên Bí thư Tỉnh ủy Cần Thơ (tỉnh Cần Thơ trước đây bao gồm TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang hiện nay) trong những năm 1992-1996.

Đồng chí Lư Văn Điền nhớ lại: “Ngày đó, đội ngũ cán bộ ở cơ sở các tỉnh miền Tây Nam Bộ vừa thiếu, vừa yếu. Trong khi đó, các chiến sĩ Quân đội tại ngũ là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động của địa phương, được giáo dục, rèn luyện trong môi trường Quân đội và đây là nguồn cán bộ rất chất lượng cho cơ sở. Nhưng nếu không có kế hoạch để bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng mà chỉ để anh em thực hiện nghĩa vụ quân sự xong rồi xuất ngũ thì rất lãng phí. Để tạo nguồn cho cán bộ cơ sở sau này, tôi đề xuất chủ trương: Sau khi chiến sĩ hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì sẽ kéo dài thời gian thêm một năm nữa (ngân sách tỉnh chi trả phụ cấp, kinh phí hoạt động). Trong thời gian này, các thanh niên được tham gia hoạt động, “học việc” ở các ban, ngành, đoàn thể, sau đó sẽ chọn lọc những người ưu tú để bố trí làm việc ở một số lĩnh vực của địa phương”.

3. Thời gian qua, hàng loạt cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương để xảy ra sai phạm, rồi vướng vòng lao lý. Tiếp đó là nhiều cơ chế, chính sách chưa theo kịp với thực tiễn nên quá trình vận hành chính sách nảy sinh không ít bất cập... Những yếu tố này là nguyên nhân chính dẫn đến tâm lý “co mình” lại, sợ sai không dám làm ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Có người lập luận “thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn phải đứng trước hội đồng xét xử”...

Tất nhiên, những lập luận như trên chỉ là cá biệt của những cán bộ đã mang trong mình mầm mống của suy thoái. Thực tiễn chứng minh, dù ở bất kỳ ngành nào, lĩnh vực gì, ở tất cả địa phương, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn có những cán bộ “6 dám”. Đơn cử như tại tỉnh Cà Mau, thời điểm dịch Covid-19 bùng phát diện rộng trên địa bàn tỉnh, đồng chí Hồ Trung Việt, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chính là người đề xuất cách ly người dân tại nhà thay vì đưa về các trung tâm cách ly tập trung.

Theo đồng chí Hồ Trung Việt, những ý tưởng mới, mang tính đột phá thường sẽ khó được chấp nhận nếu chưa kiểm nghiệm trên thực tiễn. “Đề xuất của tôi khi đó cũng có nhiều ý kiến phản đối, nhưng tôi đã làm cam kết, nếu sai sót sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Ngọc Hiển là huyện đầu tiên ở Cà Mau thực hiện cách ly y tế tại nhà, sau 10 ngày thấy được hiệu quả rõ nét nên lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã cho chủ trương triển khai trên toàn tỉnh. Tiếp đó, từ cách làm ở Cà Mau, 15 ngày sau, Thủ tướng Chính phủ đã cho áp dụng trên phạm vi cả nước”, đồng chí Hồ Trung Việt chia sẻ.

Hay như tại Bạc Liêu, một trong những lực đẩy mang đến thành công cho ngành công nghiệp năng lượng sạch của tỉnh, đó là tư duy đột phá, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của các đồng chí lãnh đạo tỉnh. Đồng chí Phan Thanh Duy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu khẳng định: “Trong hai năm 2020 và 2021, đất nước ta nói chung, tỉnh Bạc Liêu nói riêng phải đối mặt với tình hình dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng, phức tạp. Tại các tỉnh, thành phố khác, những dự án điện gió đang thi công dang dở và buộc phải tạm dừng. Nhưng đối với Bạc Liêu, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo, mạnh dạn cho phép lực lượng kỹ sư, công nhân, trong đó có cả các chuyên gia người nước ngoài tự cách ly, tự làm việc để kịp thời hoàn thành các nhà máy điện gió, đưa vào sử dụng theo đúng tiến độ”.

Sự đột phá ấy đem lại hiệu quả to lớn. Trong vòng 10 năm trước đó (từ năm 2010 đến 2020), Bạc Liêu chỉ đưa vào vận hành được 62 trụ turbine gió với công suất 99,2MW. Nhưng chỉ trong hai năm (2020-2021), trên địa bàn toàn tỉnh đã lắp đặt được thêm 100 trụ turbine vừa trên biển lẫn trên bờ với tổng công suất 370MW hòa vào lưới điện quốc gia, đưa Bạc Liêu trở thành tỉnh tiên phong trong cả nước về phát triển các dự án điện gió ngoài khơi...

Tiếp nối những chủ trương của Đảng về khuyến khích, ủng hộ cán bộ dám nghĩ, dám làm, năng động, sáng tạo vì lợi ích chung, ngày 22-9-2021, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 14-KL/TW về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/2023/NĐ-CP ngày 29-9-2023 quy định rõ các chính sách khuyến khích và biện pháp bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Qua khảo sát tại nhiều địa phương, như: Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Ninh Bình, Nghệ An... lãnh đạo các địa phương đều chung khẳng định, Kết luận 14 của Bộ Chính trị như một làn gió mới về cơ sở, góp phần khơi dậy tinh thần năng động, sáng tạo và cổ vũ, động viên cán bộ các cấp dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung...

(còn nữa)

Nhóm PV/Báo QĐND

Address

Nha Trang

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when HẢI ĐĂNG posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Category


Other Media in Nha Trang

Show All