PGHH Media

PGHH Media Tình Thương Hòa Hảo - Kết Nối Đạo Đời

Lâu lắm rồi mới có cảm giác bên gia đình…!  lên nhe nhỏ…
12/03/2024

Lâu lắm rồi mới có cảm giác bên gia đình…!

lên nhe nhỏ…

ốp gạch bàn bếp bằng máy laser chuẩn 98%
14/10/2023

ốp gạch bàn bếp bằng máy laser chuẩn 98%

Gửi chút yêu thương đến các em nhỏ ở mái ấm Phúc Lâm
05/10/2023

Gửi chút yêu thương đến các em nhỏ ở mái ấm Phúc Lâm

LIÊN HỆ: SĐT: 0943.576.299 (MS CAM)GMAIL: [email protected]

22/09/2023

chia sẻ yêu thương nhân mùa trung thu ...!

XÁC TRẦN TỤC...Đối ngược với Trần Tục là thanh cao. Trần tục là chúng sanh vào ra trong chốn hồng trần ...
25/06/2023

XÁC TRẦN TỤC...
Đối ngược với Trần Tục là thanh cao. Trần tục là chúng sanh vào ra trong chốn hồng trần theo sự tác động của nhân quả; thanh cao là chỉ cho chư Phật Bồ Tát siêu hóa Niết Bàn không luân hồi chịu khổ. Bởi tấm thân vào ra trong chốn hồng trần chịu muôn khổ thì trong khi thọ thân, người ta bất giác tưởng thân nầy là thật của mình nên quyết lòng bảo vệ tốt, nhất hơn hết là về việc ăn, mặc, ở. Muốn cho thân nầy sung sướng thì việc ăn mặc ở phải ước vọng cao xa như: Ham hưởng thụ những thức ăn mới lạ, đắt tiền, hưởng thụ những hàng mới lạ về mặc đẹp, diện sang, hưởng thụ trong nhà cao cửa rộng, nội thất trưng bày những đồ tiện nghi cao quí… Từ ý nghĩ đua đòi đó người ta bất chấp việc ác và những thủ đoạn lừa dối, gạt lường để có được nhiều tiền. Sử dụng đồng tiền do làm ác mà có, đem tiền đó phủ lên thân thì thân đã trở nên trăm thứ tội, hết kiếp phải luân hồi đầu thai kiếp khác để trả vay, vay trả. Đức Huỳnh Giáo Chủ khuyên:
“Gây ra lắm nợ phong trần,
Luân hồi sáu nẽo khôn lần bước ra”.
Đức Thầy dạy đạo khuyên tu, người ta đọc nghe pháp âm vi diệu của Ngài nhịp vào tính linh làm thức ngộ quày đầu. Nhưng chúng sanh từ vô thỉ không tu, tánh tình g*i gốc, hung sùng tàn bạo mà nay muốn cải hối; nhìn lại sau lưng, rất là ngán ngẩm với bao tội ác đã làm, bao đắm say khôn nguôi với duyên trần cám dỗ rồi tự đánh giá thấp mình về khả năng quày đầu hướng thiện. E tu không tròn đạo hạnh nên lòng nảy sinh chán nản muốn bỏ cuộc thi triển lòng dạ sắt đá trước những khó khăn về khuôn thước giới luật của đạo đề ra, cảm như bị khống chế, trừng phạt. Hiểu được sự đắn đo của nhân sanh Đức Thầy có những câu ví về xác thân đọc nghe là chịu ngay:
“Xác trần tục như cây cạnh khến,
Làm hiền hoài ắt phải tiêu mòn.
Đẽo với bào riết nó cũng tròn,
Đến chừng đó trông vào rất tốt.”
Bốn câu trích dẫn trên, từ “xác trần tục” đã đứng vào vai chính của sự giải thích, vì thế từ ngữ nầy với “làm hiền, tiêu mòn, tròn, tốt” rất thông thường dễ hiểu, tưởng không nên bàn bạc. Muốn hiểu rõ nghĩa của xác trần tục ta nên bàn mạnh, bàn sâu vào chủ đề “cạnh khến” và “đẽo bào” sẽ thấy xác trần tục không còn đáng lo sợ vì “cạnh khến” cở nào mà chịu đẽo bào thì cây sẽ suôn bâng. Cũng thế, con người dẩu tánh tình g*i gốc hung sùng tàn bạo mà quày đầu hướng thiện tu hành riết thì cá tính g*i gốc cũng sẽ hết nổi g*i, dễ thương thôi!
Cây Cạnh Khến: là cây không có hình dáng suôn tốt, cong quẹo, u nần… nếu không gặp người khéo tay, sử dụng đúng pháp thì cây ấy chỉ biết làm củi chụm hoặc bị bỏ mục rả xác. Vì để giải thích về xác trần tục thì cây cạnh khến ở đây chỉ cho sự gian ác và tính mê nhiễm của con người. Cho dù nghiệp ác tiền khiên bị luân hồi trả quả mà thọ thân, nếu chịu tu tâm dưỡng tánh không mê nhiễm không làm ác nữa, là cắt đứt đường sinh tử luân hồi từ đây; bằng không tu, thọ thân ra là hành nghiệp ác nữa thì ác ác chất chồng, tội tội hết sổ ghi. Nếu như kiếp nầy may mắn, sanh ra nhằm thời Phật Pháp hưng thạnh, Phật Pháp được truyền khắp, lời lành lọt vào tai, chuyền vào não, kết vào tâm, đem lành ra hành sự “làm hiền hoài”, hiền hoài, thì những ác hồi tiền kiếp đến hiện kiếp cộng lại quá nhiều, sợ tu hiền trong một kiếp không từ nổi. Đừng lo chuyện không trừ nổi cho nản lòng, hãy lo “làm hiền hoài” đi. Làm hiền hoài tức trả chứ không vay lại. Nợ dù thiếu nhiều mà quyết lòng trả chứ không vay nữa thì nợ trước không sanh nợ sau, trả ngày ngày “ắt phải tiêu mòn” là chắc chắn như vậy rồi.
Đẽo với Bào: Đẽo: nói về cây cạnh khến, cong vạy mà muốn cho ngay, suôn thì phải dùng búa dao vạt đẽo hết những cạnh khến, u nần. Khi cây hết cạnh khến, mà nhìn lại, do vì vạt đẽo cây có vẻ sần sù, muốn hết sần sù dễ coi thì phải qua một phen bào láng. Công cuộc nầy thì cây phải chịu đau nên sách có câu “Mực tàu đau lòng gổ”, mực tàu nẻ thẳng thì đau. Ông thợ mộc hễ giăng dây búng mực là lấy cở, cưa đẽo phải đúng ngay lằn mực, mất cây bao nhiêu thì mất, còn lại là cây ván thẳng thóm.
Cây cạnh khến nhờ thợ mộc biết sử dụng phương pháp khắc chế, đẽo bào mà cây trở nên ngay thẳng, tròn trịa, xác thân mà như cây cạnh khến là phải làm sao? Có chịu búng mực vạt đẽo những thói quen hung ác, cố chấp, cống cao, ngã mạn… cho thân trở nên hiền lành, dễ dải, ngay thẳng không? Vào tu, ta mong mình lẹ lẹ thành người hiền lương phúc hậu mà cái tính hung ác ngược ngang không chịu vạt đẽo. Thấy người khác tánh tình dễ dải, cởi mở, đến đâu ai cũng thương ta nổi cơn ganh tỵ khơi khơi thì có chứ không vạt đẽo những cố chấp lỗi phải của mình còn chất chứa trong lòng. Ta thấy người khác cống cao ngã mạn là ghét họ, ta muốn người khác đó đừng cống cao ngã mạn nhưng sự cống cao ngã mạn trong ta chứa đến “nức niền” mà ta có chịu vạt bỏ nó đâu! Thấy người khác cống cao ta cảm nghe khó chịu trong mình, muốn lên tiếng dạy họ một bài học để từ rày anh ta không cống cao ngã mạn nữa. Ôi! mang lửa trong mình không hay còn tài khôn đi chửa lửa người khác. Ai đời, mang lửa đi chửa lửa mà kết quả sao? Là hám danh thôi, chửa lửa cái kiểu hám danh nầy, một chút hai bên lửa đều cháy phừng lên thiêu chết cả hai.
Hãy nghiệm kỷ, ta nói người khác cống cao ngã mạn vì trong lòng ta cũng đang có cống cao ngã mạn, thấy cống cao ngã mạn của người vì trong lòng ta có thứ đó nên ta biết. Hãy vạt đẽo chúng trong chính mình, tất nhiên sẽ không thấy cống cao ngã mạn ở ai và với ai nữa.
Đức Thầy dạy:
“Người tu như thể Bá Tòng”
Ai ai cũng quí cũng trông cũng nhìn.”
Là người tu nầy đã sửa thân tâm mình hết cạnh khến, thân sáng trưng vẻ đạo đức, thẳng ngay qua các hành động lời nói, tư tưởng, thẳng ngay qua ăn, mặc, ở không bị quấy rầy. Hành động đạo đức, lời nói đạo đức; ăn trong đạo đức, mặc trong đạo đức, ở cũng ở trong đạo đức thì cái xác thân trần tục như cây cạnh khến nầy đã chớp nhoáng hết cạnh khến, tròn trịa, thẳng ngay, dễ thương làm sao! Ai dễ thương thì người ta thương, mình ganh tỵ là sao?
Tóm lại, thân cạnh khến là thân có nhiều tội chướng, Đức Thầy dạy đạo, kêu sửa xác thân không làm điều tội ác nữa. Chúng sanh đã vào ra trong luân hồi sanh tử lắm lần, tội ác nhiều đời nhiều kiếp cũng theo đó mà chất chứa nhiều hơn. Ngài dạy đạo nhằm cứu vớt chúng sanh, tu xã hết tội căn cho thân trần tục trở thành thân công đức. Xét lại, chúng sanh từ vô thỉ không tu thì cũng từ vô thỉ ấy theo vọng bỏ chơn, theo tội bỏ phước, giờ muốn được xóa hết tội căn mà lại có phước nữa thì phải cố gắng tu trì, vạt đẽo những tật xấu.
HOAHAO LÊ

Kính thưa chư đồng đạo! Đã có đi dự nhiều đám cầu nguyện, hộ niệm lục tự Di Đà cho bệnh nhân tìm lại lộ ...
17/06/2023

Kính thưa chư đồng đạo! Đã có đi dự nhiều đám cầu nguyện, hộ niệm lục tự Di Đà cho bệnh nhân tìm lại lộ đồ thượng lộ bình an trước ngay giờ phút lâm chung; bệnh nhân có những trường hợp xảy ra ngoài sự dìu dắt của Sám Kinh. Đáng tiếc việc ngoài ý muốn… Hôm nay chúng ta bàn qua đề tài “Rán Tu Lúc Còn Mạnh Mẽ” để tìm hiểu việc xảy ra đáng tiếc ấy phát sinh từ đâu, quý vị có đồng ý không?
Dạ, chúng tôi đồng ý.
Như quý vị biết đó, cũng là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo như nhau nhưng hiện tại có người tu người không tu. Người vào đạo không tu để chứng tỏ mình có đạo như ai, ngoài ra không cần biết giáo lý của đạo dạy gì, cúng lạy không, chay bốn bửa cũng không, tám điều răn cấm dường như chưa một lần đọc đến để hành sử đúng phép.
Nếu không vì thế gian là cõi khổ Đức Thầy cũng không lâm phàm dạy đạo cứu khổ làm gì. Kém duyên với Phật đến như vậy ta thôi không nói, mình bàn hạng người vào đạo có tu, rất tin tưởng sự cứu độ của Phật cũng như giáo pháp dạy cách tu hành, đạt chân lý tối thượng mà lại không thiết tha tu niệm là sao?
Nói nhiều về những người vào đạo không tu, ta có nên đặt câu hỏi tại sao biết người ta không tu trong khi chuyện tu hành xưa nay là tu tâm, làm sao biết được tâm người ta mà bảo rằng họ không có tu?
Chỉ cần trắc nghiệm một chút thôi. Tu tâm tức tập vào trạng thái lặng tâm, Đức Thầy dạy “Nếu lặng tâm tỏ ngộ đạo mầu” hoặc “Tâm bình tịnh được thì phát huệ”, đối với những chuyện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn thì thân không có thái độ chao đảo, ngả theo sự xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn đó; đàng nầy nói tu tâm mà gặp danh cũng ham, lợi cũng thích, tình cũng mê… nhìn hành sự của thân chao đảo hay không chao đảo thì biết có tu tâm hay không.
Nói như thế không phải chúng ta phủ nhận hoàn toàn người bị danh, lợi, tình đè đầu cởi cổ hay những xúc sự bất ngờ xảy ra ngoài ý muốn là không có tu tâm. Ta đi theo Phật là đi trên con đường sáng, hành động vì danh, lợi, tình là đi đêm. Không nói suốt cuộc đời mà tính qua ngày đi, thời gian ta dành để tịnh tâm và thời gian ngả theo danh, lợi, tình đâu nhiều đâu ít? Chúng ta hãy nhìn vào hiện thực của bản thân mình để có câu trả lời đúng. Nếu hằng ngày tu tâm dưỡng tánh, niệm Phật nhiều hơn, thói quen niệm Phật dẫn ta vượt tất cả sự khó kể cả thiếu ăn và bệnh tật; nhưng nếu lòng ta trôi nổi bềnh bồng theo danh, lợi, tình thì khi ta bệnh cái trớn xe lăn của danh, lợi, tình cũng đẩy đến làm ám chướng tồi tệ cho sự tu niệm. Sắp chết tới nơi, đúng là lúc người tu cần niệm Phật, tịnh lòng nhưng sự ám chướng ở vào địa vị làm chủ tình hình có cho ta niệm Phật được đâu; như triều đình bị quân nổi dậy lật đổ, các quân đều là quân giặc vây thành, không nhớ Phật, thấy Phật ở đâu.
Có phải tôi thích đặt vấn đề (bệnh)trong khi bàn chuyện tu hành? Đúng là tôi có hơi đặt nặng vấn đề, bởi vì bệnh là một chướng ngại rất lớn đối với người trước phút lâm chung cầu sang Tịnh Độ. Bệnh đến chọn vai diễn trước một bước đưa ta vào cõi chết, đi theo chu kỳ của sanh, lão, bệnh, tử ta đừng mong là không bệnh mà hãy cố lên, điều chỉnh cho bệnh không làm khó ta trong lúc ta niệm Phật, cầu vãng sanh.
Như quý vị cũng biết, bước đầu của người học Phật là học qua Tứ Diệu Đế, một trong bốn đế là Khổ Đế và Đức Phật sắp trình tự cho khổ đế đi đầu. Trong khổ đế nói lên điều căn bản thân người là thân tạm mượn bởi đất, nước, lửa, khí và bắt buộc tấm thân phải theo chu kỳ sanh, lão, bênh, tử mà người học Phật xem bệnh là phần gúc mắc nhất thường xảy ra với cường độ quấy rối hành giả trước lúc lâm chung. Rất ít có người không bệnh mà chết, có chăng là những người bị chìm tàu, lật xe, rớt máy bay, súng đạn hoặc các vị tu hành đến độ “nghiệp sạch tình không”. Thường thì trong đại chúng có hai dạng người: 1 thường tu, 2, tu cầm chừng đợi lúc già rảnh nợ gia đình mới tu quyết liệt. ý thức nầy người ta không nói cho ai nghe vì nói ra là không hợp lý sẽ bị người khác dạy khôn mình. Họ âm thầm tu cầm chừng mà hy vọng có ngày sẽ rảnh nợ đời; nhưng hởi ơi! Đời chưa rảnh thì thần chết bắt ta phải đối mặt với bệnh để đi lần đến chết, bây giờ mới thấy, cách tu cầm chừng bấy nay không tích tụ được gì giúp cho ta vượt khó, không có khả năng dàn xếp con bệnh đang hoành hành và chúng sẽ gia tăng cường độ sự đau nhức, áp lực mạnh để ta không còn nhớ vì về Phật hay niệm Phật.
Trong chỗ bàn luận, học hỏi đạo pháp của chúng ta hôm nay, xin quý vị hoan hỉ cho tôi hỏi một câu thật lòng: Ở đây có vị nào rớt vào trường hợp tu cầm chừng chờ rảnh các sự đời mới tu xiếc thì tôi khuyên đừng nên như vậy, vì một lẽ dễ hiểu, ta không biết mình sống được bao lâu mà chờ rảnh, giá như thời gian và thọ mạng có chờ ta tới cơ hội rảnh nhưng từ lúc tu cầm chừng thì Phật Ma đều dung chứa trong lòng, tu cầm chừng rất thấp không đạt tỷ lệ năm mươi năm mươi phần trăm, vọng tâm nhiều hơn chơn tâm, niệm chúng sanh nhiều hơn niệm Phật, kết cuộc Phật ở Tây Phương chờ có tiếng kêu cứu nhưng ta bị vọng niệm chúng sanh chủ trì, gàn cản đến đổi ta không hở ra một chút niệm kêu Đức Phật cứu, Phật cũng đành chịu chớ không phá lệ cứu ta.
Thời nay đồng đạo đi cầu nguyện, hộ niệm trông như phong trào, việc làm ngày ngày rần rộ. Đến thăm một đồng đạo hoặc hộ niệm cho người sắp chết tìm lại lộ đồ Nam Mô A Di Đà Phật, diễn cảnh xảy ra thế nào ta đều biết hết, không nữa thì ta đọc kỷ lại lời giải thích của Đức Thầy từ bệnh đến tử khổ như sau: “ Nên lúc ấy kẻ phùng mang, trợn mắt, người chắc lưỡi, nghiến răng, lăn lộn giật mình kêu than thảm thiết. Xét coi lúc ấy khổ sở là dường nào”. Sự hiểu biết của ta qua giai đoạn chuyển mình từ bệnh đến lâm chung giữ chánh niệm là chuyện vô cùng khó khăn chứ không dễ. Vậy mà về nhà ta tưởng mình ngon lắm, cứ đem kể với người khác và than giùm đồng đạo nầy đồng đạo kia bị nghiệp lực, ác chướng nặng nề mà không chịu xoay cái cảm giác nặng nề ấy vào bản thân ta, vào sự tu niệm của ta liệu có khỏi vướng vào trường hợp mê loạn như ta đã thấy diễn ra ở người khác để ta kịp thời điều chỉnh đường lối và mức độ thuần trước khi bệnh, tử đến.
Người chuyên tu một lòng hướng trọn mục tiêu thành Phật hay vãng sanh về cõi Phật phải có dấu hiệu bất cần đời, không ham hố và tránh đi sự lây nhiễm. Muốn về cõi Phật mà bị lây nhiễm cõi thế gian là thiếu chứng minh thật lòng. Khi con người bị lây nhiễm sức mạnh nguyên thỉ không còn, từ lây nhiễm đến những hành động tội lỗi không xa; do tội lỗi hết kiếp phải đầu thai vào sáu nẽo luân hồi đền tội, đường thành Phật hay vãng sanh về cõi Phật không còn hiện ra trong trí. Sách xưa có câu “Mê cha thì bỏ Thích Ca, mê bà trần thế bỏ Bà Quan Âm”.
Để không tội, không mê, hãy rán tu khi mình còn mạnh khõe, chờ già bệnh tới nơi e tu không chắc. Chờ rảnh mới tu, nếu không tu ở khoảng thời gian chờ rảnh kéo dài, trong chuổi thời gian kéo dài ấy ta gây biết bao nhiêu là nợ nần oan trái, chừng tu được là thọ mạng sắp hết, lập công bồi đức chưa đủ trả thì thần chết đến đòi, chịu một lúc hai thứ ác chướng vừa mê vừa tội, khó thoát luân hồi.
HOAHAO LÊ

…Đức Thầy sáng tác Sấm Giảng và Thi Văn để làm bộ môn giáo lý căn bản cho tín đồ theo đó tu học. Một t...
16/05/2023

…Đức Thầy sáng tác Sấm Giảng và Thi Văn để làm bộ môn giáo lý căn bản cho tín đồ theo đó tu học. Một tín đồ kính đạo, trọng Thầy đọc giáo lý với cái tâm săn sóc vườn đạo, biết để tu khác xa với người tín đồ biết quá nhiều, học thuộc quá nhiều về giáo lý mà không tu, lúc nào cũng muốn đem giáo lý ra ăn thua, chờ ai nói sơ hở là bắt bẻ. Họ biến môn giáo lý họ học được ở Đức Phật Đức Thầy thành vũ khí tối tân, để hễ ra trận ăn nói, là phải thắng. Thôi được, nếu có cảm nhận giáo lý như vũ khí thì cái oai phong của chiến sĩ Đức Như Lai, cầm súng ra trận chỉ với mục tiêu đánh bại kẻ thù phiền não, đừng biến giáo lý là vũ khí để đánh bại đồng đạo mình.
Nếu trọng đạo, khi làm công tác Phật Sự là không có tính hơn thua, người đạo phải luôn luôn bảo vệ đạo, ăn thua nhau với người trong đạo sẽ làm cho đạo xuống dốc. Ăn thua với ai cũng không được bởi đạo Phật là đạo Từ Bi. Đừng vì háo danh mà nhào tới bảo vệ danh một cách giành giựt, danh dự sẽ bị tổn thương nặng hơn, cho đến một lúc nào đó sẽ không có thuốc chữa nếu mình mãi làm chuyện đó. Đạo là tình thương, là chất liệu tươi vui, bình an trong cuộc sống. Muốn có đạo trước phải có tình thương và muốn có tình thương luôn luôn phải có tấm lòng dìu dắt. Thực hiện chu đáo lời dạy của Đức Thầy nói trên, dẩu có nhiều tổ chức giáo hội trong một tôn giáo, tổ chức nào, cá nhân nào mang theo tấm lòng thương yêu và dìu dắt để gặp gở, hội luận, lúc ấy sự thân mật bao trùm.
HoaHao Le

NHẮC NHỞ PHẬN SỰ...Phận sự ở đây nói trong phạm vi đạo đức, tất nhiên người có phận sự phải chuyên lo hành đạo và làm vi...
10/05/2023

NHẮC NHỞ PHẬN SỰ...
Phận sự ở đây nói trong phạm vi đạo đức, tất nhiên người có phận sự phải chuyên lo hành đạo và làm việc có ích lợi cho đạo. Tín đồ PGHH có hai thời cúng lạy mỗi ngày là hai cữ công phu tu tập. Đức Thầy dạy:
“Sớm chiều bình đẳng chớ lơi
Thường hành như vậy nhớ lời đừng sai.”
Và:
“Giúp người đói khó nhu mì
Dạy nó tu trì niệm Phật làm ngay”.
Phận sự của tín đồ, nếu đã quy y vào đạo mà không thủy chung với đạo bằng tự mình tu tâm dưỡng tánh, làm việc có ích cho đời, đem lòng mê danh, mê lợi, mê tình hay mê bất cứ gì khác, sa súc bỏ đi cử công phu, cũng không thiện sự với ai thì đáng được “nhắc nhở… phận sự” để không chìm đắm quá sâu trong cõi tạm, đắm đuối ngoi lên không nổi. Đức Thầy khuyên:
“ Bổn

đạo ôi! Hãy rán sửa mình.
Cuộc dạy đời ta lắm công trình,
Làm chẳng trọn uổng thay một kiếp”.
Một số tín đồ lười biếng công phu, bửa nào siêng thì cúng không siêng âm thầm thông qua, mầng cho cố sát chừng tới giờ cúng bái là than mệt, gượng cúng để chứng tỏ ta không kém đồng đạo nào, đọc bài nguyện cứ ngáp vắn ngáp dài mà giỏi nói chuyện trên mây xanh ngay khi mình bị chìm đắm trong nhà cửa, đất đai, tiền tài, danh vọng, cũng đọc lên lời dạy của Đức Thầy để biện hộ:
“Tu không cần lạy cần quỳ,
Ngồi đâu cũng sửa vậy thì mới mau.”
Và: “Còn sự lễ bái là điều phụ thuộc, là món trợ đạo để nhắc nhở các trò nhớ phận sự mà làm.”
Người ta dựa vào từ “phụ thuộc” nắm chặc ở đó, quên nội dung chính của vấn đề “Nhắc nhở các trò nhớ phận sự mà làm”. Như chúng ta biết, quyển Sám Giảng Thi Văn giáo lý PGHH gồm có hai phần: Giáo Lý và Giáo Điều. Thực hành hai buổi công phu mỗi ngày, giữ tám điều răn cấm thuộc về giáo điều còn lại hầu hết mang ý nghĩa giáo lý. Đối với người thường xem Kệ Giảng, có những bài, những câu rất ít khi đọc tới, huống chi những tín đồ còn quá nặng nợ với đời, chạy đôn chạy đáo kiếm danh, kiếm lợi, kiếm tình, mấy khi quởn việc, lật quyển Sám Giảng Thi Văn Giáo Lý ra xem. May là Đức Thầy sắp xếp cho giáo lý chứa đựng trong giáo điều để tín đồ học thuộc lòng mỗi ngày hai lần và đọc trong tư thế khấn nguyện chứ không buông lỏng như đọc giáo lý lúc đi, đứng nằm ngồi. Hai lần cúng nguyện là hai lần được “nhắc nhở”. Nhắc nhở gì đây? Nhắc nhở phận sự của người tín đồ khi đã nguyện hứa với Phật là “Cải hối ăn năng làm lành lánh dữ”.
Đặc biệt hơn, trong lời nguyện hứa với Phật, người tín đồ PGHH đều có kính thỉnh Phật Tổ, Phật Thầy quan thượng đẳng đại thần chư quan cựu thần, chư vị sơn thần, chư vị năm non bảy núi cảm ứng chứng minh”. Vậy ta nguyện vái với Phật là từ nay “cải hối ăn năn làm lành lánh dữ” đều có các vị ấy chứng minh, đủ biết, muốn nhắc nhở tín đồ nhớ phận sự mà làm thì mỗi ngày phải cúng nguyện hai lần chứ không phải như đọc các bài giáo lý khác, bỏ cử hoặc lâu lâu mới đọc. Cúng nguyện mỗi ngày hai lần như hâm nóng hoài hoài về phận sự của mỗi hành giả là phải Cải hối ăn ngăng làm lành lánh dữ…tu hiền theo Phật đạo”. Nhờ có sự nhắc nhở mỗi ngày hai lần như vậy, sáng nầy ta đã nguyện vái “Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới đại từ đại bi phổ độ chúng sanh A Di Đà Phật”, câu nguyện mới ràng ràng đây mà giờ gặp một người hiếp ta, làm điều xấu với ta đang lâm nạn, hắn rất cần có sự giúp đở của người khác, ta không vô tâm vô tình đến phải trở thành người vô nghĩa chỉ vì giận người lâm nạn nầy mấy bửa trước đã xúc phạm thân thể danh dự ta. Trong khi làm phận sự nguyện Phật độ chúng sanh ta đâu có thưa với Phật ngoại trừ kẻ xấu ác, hoặc những kẻ ta không thương không thích. Không có ngoại trừ tất nhiên ta nguyện Phật độ chúng sanh là độ họ, lời nguyện còn nóng hổi nếu ta ác cảm với họ nữa thì cái công ta mỗi ngày hai lần quỳ nguyện Phật Tổ Phật Thầy … cảm ứng chứng minh cho ta cải hối ăn năng làm lành lánh dữ chẳng hóa ra vô nghĩa hay sao?
Ngoài phận sự một tín đồ quy y ngôi Tam Bảo, ta cũng còn phận sự cháu con đối với Ngôi Cữu Huyền Thất Tổ, khi ta nguyện các vị chứng minh cho ta “ Nay con tỉnh ngộ quy y Phật, chí dốc tu hiền tạo phước duyên” thì Ông Ba Cha Mẹ quá cố rất là vui mừng, giống như lúc Ông Bà Cha Mẹ còn tại tiền, thấy con cháu hung hoang độc ác, tội lỗi chất chồng, đôi lúc phải ngồi tù, giờ ăn năng cải hối, mời cữu huyền thất tổ Ông Bà chứng giám. Thấy con cháu hoàn lương như vậy Ông Bà Cha Mẹ quá cố không vui mừng sao được?
Đến lược vui mừng thứ hai, tưởng con cháu hoàn lương cho cuộc đời của nó không gây tội ác với ai thì thôi, nó lại còn tiến xa hơn nữa, dám hứa với Tổ Tiên Ông Bà rằng “Tu cầu Tông Tổ siêu thăng Phật Đài”. Quyết tu để trước cứu mình, sau độ siêu tông tổ. Không phải một lần hứa như vậy là thôi, phải mỗi ngày hai lần nhắc lại lời hứa cho “nhớ phận sự mà làm”, nếu không cúng nguyện mỗi ngày, quên được là quên luôn phận sự.
Nhân sinh có ba hạng: Thượng căn thượng trí, trung căn trung trí và hạ căn hạ trí. Dạng thượng với tâm địa sáng suốt, học ít biết nhiều, xem hay nghe nói sơ qua liền biết và khi đã biết rồi thì không quên: Tỉnh là không mê lại, hễ phát tâm tu là tu suốt. Dạng Trung đứng giữa thượng và hạ, tâm tánh phân hai, nếu ở gần bậc thượng ảnh hưởng theo thượng, ham tu học, sợ quả báo không dám nghĩ chuyện bất lương, chẳng may kết giao với người thấp thỏi, ngu độn, gần mực có ngày bị ảnh hưởng đen như mực. Dạng hạ căn hạ trí, con người không nhạy bén về nhận thức, hay làm chuyện hung ác để kiếm tiền, ai khuyến thiện không nghe, không tin nhân quả báo ứng, vô minh dày đặc, may mắn gặp bậc đại đức duyên sâu, lý sự diệu dụng mà cảm nhận đôi chút, vô minh liền có chỗ hở mà vùng vẫy thoát khỏi bống đen, từ đó, nếu được ở gần bậc thiện tri thức chắc chiu gầy dựng sự nghiệp trí huệ là đổi đời.
Xét ba dạng trên, ai nhìn sự thật sẽ thấy đời hạ nguơn rất ít có bậc thượng căn thượng trí, các vị ấy hễ giác ngộ sự đời theo đạo chuyên tu là mãi mãi không thối bước bỏ tu. Phần đông chúng ta thuộc hạng trung căn trung trí dễ bị ảnh hưởng cảnh “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”. Muốn sáng thì phải gần đèn, gần gủi bậc thiện tri thức, hoặc đọc học kinh giảng, sách vở nói về Phật Giáo để tâm tư nương tựa hoài hoài. Như tôi nói lúc nảy, Sám Giảng Thi Văn Giáo Lý, lâu lâu mới mở ra đọc một lần, có câu suốt cả đời mình cũng chưa đọc tới, nhưng cúng nguyện theo tôn chỉ, giữ vững công phu của người tín đồ sáng đọc “Nay con nguyện cải hối ăn năng làm lành lánh dữ quy y theo mấy Ngài tu hiền theo Phật Đạo”, chiều cũng vậy. Không phải đọc suôn kiểu trả lễ cho xong đặng suy nghĩ qua việc khác: làm dữ không hay, trái đạo không biết. Nói ăn năn cải hối phải biết lý giải, phân tích rõ các điều mình nguyện vái để nghiêm nhặc sống trong câu nguyện vái của mình.
HOAHAO LE

NÊN CÓ TU SĨ KHÔNG?..Nhiều lần tôi bị người trong đạo lẫn ngoài đời hỏi: trong Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) có Tu Sĩ không? ...
01/04/2023

NÊN CÓ TU SĨ KHÔNG?..
Nhiều lần tôi bị người trong đạo lẫn ngoài đời hỏi: trong Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH) có Tu Sĩ không? Bụng tôi quả quyết là có nhưng miệng thì chưa thể vì qua theo dõi, kiểm chứng, tôi biết trong đạo có một số ít người ý kiến bất đồng, dầu là số ít nhưng quý vị ấy rất là bạo miệng, nói không nhường. Rốt lại, để không bị mất lòng giữa hai phía chấp nhận và phủ nhận, tôi từ chối nói có hay nói không. Những thắc mắc về cái danh “Tu Sĩ” không dừng lại ở những cuộc tiếp chuyện bàn tròn, một lần mở cuộc tọa đàm theo đường chuyền internet vài người yêu cầu tôi viết một bài nói về Tu Sĩ trong PGHH, một vài email cũng hỏi tôi về chuyện đó.
Tọa Đàm trực tiếp nghe nói bằng chính giọng nói của người yêu cầu hay đọc email mà biết, người ta đã gởi gấm nhiều hy vọng sự giải trình một câu hỏi về Tu Sĩ trong PGHH. Đọc, nghe lòng tôi có chút xao xuyến nhưng chưa hứng thú cầm bút hay gỏ vào bàn phím computer. Mới đây, tôi được mời gặp một số đồng đạo trẻ, tuổi đáng cháu, trong buổi gặp các cháu nói với tôi là rất dị ứng khi đã áp dụng danh từ Tu Sĩ với tính cách “xưa bày nay bắt chước” thì bị người ta không niềm nở. Nghe nói mà tội nghiệp! Nhìn sắc thái của các cháu hiện lên biểu cách Tu Sĩ, tôi trông các cháu có nhiệt huyết phục vụ vì lợi ích của đạo, làm nên sức phát triển tôn giáo, muốn cống hiến công sức vào đạo qua nghiệp vụ chuyên môn của giới tu độc thân lại bị trả giá rất thấp bởi những người anh em “Con Một Cha”. Nghe các cháu nói câu “xưa bày nay bắt chước” làm tôi chợt nhớ chuyện xa xưa, lòng liền sanh hứng thú. Tôi nói:
Vậy hôm tôi nói chuyện với cháu về tên gọi Tu Sĩ trong PGHH phát xuất từ đâu nhá!
Để bàn về tên gọi “Tu Sĩ” tôi xin đưa ra một số thắc mắc mà tôi đã bị hỏi trước đây
- Trong Đạo PGHH có Tu Sĩ không?
- Nếu có, bắt nguồn từ giáo lý PGHH hay phải đi qua lối rẽ nào?
- Nếu không, sao trong tín đồ PGHH người ta vẫn dùng gọi nhau là Tu Sĩ?
Theo tôi, không thể phủ nhận việc trong đạo PGHH có hàng Tu Sĩ và càng không thể phủ nhận sự hiện diện của những tu sĩ lớn tuổi, xưa đã đem sức đóng góp cho giáo hội, sinh hoạt tôn giáo qua các ban, ngành từ thiện hay truyền bá giáo lý.
Bắt nguồn từ Sám Giảng Giáo Lý hay do một lối rẽ nào?
Sự thật, trong quyển Sấm Giảng Thi Văn Giáo Lý toàn bộ chưa đọc thấy câu nào Đức Thầy nhận có Tu Sĩ.
Tìm hiểu danh từ nầy trong các thư tịch, có sách khi viết về đạo Bà La Môn đã đề là Các Tu Sĩ Bà La Môn, Với Đức Phật Thích Ca, có khi người ta gọi Ngài là Tu Sĩ Cồ Đàm. Sau Bà La Môn Giáo và Đức Phật Thích Ca, ở Đạo Công Giáo cũng dùng danh từ Tu Sĩ. Tất cả sử dụng chung một ý nghĩa, là những vị tu độc thân, cốt cán trong giáo hội để gánh vác các công việc làm phát triển tôn giáo. Giáo hội mà thiếu thành phần tu độc thân nầy, đem sự phát triển tôn giáo mà đưa cho quý vị tín đồ có vợ có chồng con cái đùm đề, đến một lúc có hai công việc đời và đạo thì họ ưu tiên cho việc nào? Nếu như giáo hội có yêu cầu về công tác sinh hoạt giáo sự mà hẹn để “tính lại công chuyện nhà xem có rảnh không” thì Ối thôi rồi! Đó còn chưa nói về hạnh cách của vị Tu Sĩ là chuyên tu, nghiêm gìn giới luật, hết lòng vì Đạo, giữ vững lập trường “lạc đạo an bần xã thân tu tỉnh” để làm một tấm gương sáng theo lời dạy của Đức Thầy. Thử hỏi: Các giảng viên trong ngành truyền bá giáo lý, thuyết qua đề tài “ lạc đạo an bần xã thân tu tỉnh” có thể giao được cho những Ông Bà tín đồ con vợ đùm đề không?
Bách Khoa Toàn Thư nhận rằng “Tu sĩ hay nhà tu hành, thầy tu là người tu dưỡng tôn giáo khổ hạnh, sống một mình hoặc với một nhóm các thầy tu khác trong tu viện. Thầy tu có thể là người cống hiến cuộc đời mình để phụng sự chúng sinh hoặc là một người tu hành khổ hạnh tránh xa trần thế để sống cuộc sống cầu nguyện và chiêm nghiệm cuộc đời”.
Tính từ năm 1964 về trước nhất là trong vòng pháp nạn của thời Ngô Đình Diệm 1954 – 1963 ngoại trừ đạo Công Giáo, các đạo khác bị chính quyền Ngô Đình Diệm cho hoạt động như một hội từ thiện bởi đạo dụ số 10 và sắc luật 002. Sau khi nhà nước gia đình trị cáo chung, sức mạnh tôn giáo PGHH được phục hưng, thành lập ban trị sự. Vì yêu cầu cho sự phục hưng nền đạo, thấy cần có những người tu độc thân hiến mình cho đạo, gánh vác những trọng trách. Ban trị sự trung ương họp bàn, sau cùng đi đến quyết định có Tu Sĩ trong các sinh hoạt của giáo hội PGHH. Một vị Tu Sĩ có danh sớm nhất ở cấp trung ương ngành phổ thông giáo lý là Tu Sĩ Thiện Tâm tác giả của “Mười Điều Ơn”, bút hiệu của Ông Bùi văn Ưởng.
Hàng loạt giấy “Chứng Minh Thư hoãn dịch” vì lý do tôn giáo của Ban Trị Sự Trung Ương cấp ra (nay gọi là nghĩa vụ quân sự). Tôi lúc đó cũng có một vé vào, đề tên họ… Tu Sĩ trị sự viên phổ thông giáo lý của BTS giáo hội PGHH, đã có gởi hồ sơ xin hoãn quân dịch lên chuẩn tướng giám đốc Nha Động Viên Việt Nam Cộng Hòa.
Tôi xin kể cho các cháu nghe một lần tôi bị “thử giấy”. Nếu tôi nhớ không lầm là vào khoảng mùa đông năm 1973, là Tu Sĩ xuất thân từ một gia đình không dư giả, làm việc ở phổ thông giáo lý là thiện nguyện, tôi xin phép ngành đi cắt lúa mướn xa nhà. Cắt xong một vụ lúa mùa, trên đường về bị một toán rất đông những cơ quan chánh quyền: cảnh sát áo trắng, cảnh sát áo rằn, nghĩa quân, sư đoàn và còn có cả quân cảnh xuống trạm ở khoảng giữa kinh 9 kinh 10 vùng Bảy Thưa. Hầu hết ghe tàu đều bị chận xét bắt quân dịch những thanh niên còn trong độ tuổi cầm súng đưa ra chiến trường. Đi đường, ở độ tuổi đó thì ai cũng biết mà tránh. Các ghe tàu bị chận xét đều không có thanh niên trúng tuổi, những võ đò đưa rước khách đứng mũi chịu sào hay coi lái cũng đều là thanh thiếu nữ. Dưới đò chỉ có tôi và một chú ngoài tuổi quân dịch là nam nhân còn hầu hết đều là phái nữ. Bị mời lên trạm, tôi giới thiệu mình là một tu sĩ làm việc ở ngành phổ thông giáo lý của BTS giáo hội PGHH. Họ hỏi tôi có giấy tờ chứng minh không, tôi đáp có và móc giấy chứng minh thư hoãn dịch ra. Giấy có hình và dấu mọc nổi ấn lên hình. Họ nhìn mặt tôi, nhìn hình trong giấy đúng mặt rồi trả giấy lại, kêu tôi đi. Dưới chiếc đò dọc chạy từ Ba Thê về Chợ Mới một số khách ngồi chờ lâu không thích, thúc cô chủ đò bỏ tôi nhưng cô chủ đò đinh ninh rằng tôi sẽ được bình an trở lại đò. Cô khuyên bà con chờ thêm một chút. Đúng như vậy, thấy tôi xuống đò bà con mừng rỡ như đón thân nhân đi xa về.
Thử giấy một lần đã ăn, lần thứ hai cũng…ăn mà hơi “bầm giập”. Hành trình chưa xong, đò chạy tới đầu vàm kinh xáng Cây Dương, ra sông lớn quay hướng về Chợ Mới thì có một chiếc tàu tuần Giang Cảnh đậu chơi vơi giữa sông ra dấu hiệu gọi xét đò. Hai cô nữ chủ đò tôi nghiệp, bị có tôi mà đi không trơn. Ghé lại cô đứng mũi cầm dây cột đò bước qua chiếc Giang Cảnh. Lính giang cảnh kêu tôi lên tàu của họ, cô ở lái chen giữa hai hàng người ngồi đi lần ra mũi đò nan nỉ hàng hai với mấy chú lính giang cảnh: Ông đạo đây là Tu Sĩ mới bị xét giấy ở trạm trong, Ông có giấy chứng minh trình lên là trạm trong cho đi ngay. Các anh làm ơn làm phước sau vợ đẻ con trai, đừng chận xét nữa có được không, mất thời giờ, bửa nay về trễ lắm rồi đó. Nghe cô lái đò nói chuyện có duyên, mặt mấy tên giang cảnh rất vui. Trông chừng họ muốn cho tôi đi mà không cần phải hỏi giấy nhưng tên thuyền trưởng cầm lại để có đôi câu qua lại với cô chủ đò, hắn mời tôi vào trong muôi tàu kêu xuất trình giấy tờ và cô chủ đò cũng đi theo nói đẩy nói đưa chút chuyện. Tôi móc đưa giấy Chứng Minh Thư hoãn dịch ra đưa, tên thuyền trưởng cầm giấy lật qua lật lại cô chủ đò nói: trả giùm cho em đi nhanh mấy anh ơi, trễ đói quý cô bác là các anh có tội đó. Tên thuyền trưởng nói: dựa vào giấy nầy là chưa được, chỉ mới có cấp cao bên đạo ký, thôi lỡ lần đầu tôi tha Ông đi, sau nầy chờ chừng nào phía giám đốc nha động viên cấp thì mới có hiệu quá. Tôi bước qua đò, không biết sao tên thuyền trưởng buông một câu vói theo: Có cô đò làm chứng, chúng tôi không ai đòi tiền đòi bạc vì Ông Tu Sĩ nhá.
Tôi kể chuyện đúng sự thật để xác định trong PGHH lúc xưa có các vị Tu Sĩ là do BTS trung ương đề ra cho phù hợp các sinh hoạt nhằm phát triển PGHH.
Như lúc nảy chú nói: Những vị tu độc thân, cốt cán trong bộ máy giáo hội để gánh vác các công việc làm phát triển tôn giáo. Nói những vị tu độc thân vậy được rồi, còn bảo họ là tu sĩ chi cho có người không chịu, bắt bẻ?
Cháu à, dầu vì cũng phải cho có tên gọi đúng chứ! Từ “tu độc thân”là tiếng nói chung trong toàn xã hội, chưa xếp ngành nghề. Người tu theo đạo Phật phải sử dụng từ ngữ chuyên môn của đạo, ví dụ, người có vợ chồng mà phát tâm tu, Phật giáo xếp hạng cư sĩ tại gia chứ không lẽ nói theo xã hội, người tu có vợ chồng, trơ trẻn như vậy sao? Có vợ chồng tu, Phật giáo gọi tên là cư sĩ, tu độc thân gọi là tu sĩ, quá đúng đi chứ.
Hỏi: Ở giáo lý PGHH Đức Thầy không đặt để có cái danh Tu Sĩ, lập trường của BTS giáo hội làm vậy có đúng không?
- Ý các cháu nói, hễ cái gì Đức Thầy không dạy thì giáo hội không được bày?
- Dạ đúng.
- Ta nên phân biệt để hiểu, Giáo lý của Đức Thầy ta tôn là Giảng Kệ dạy tu, tuyệt đối không ai dám sửa hay thêm bớt, còn giáo hội là do sự tập họp của các tín đồ, tổ chức sinh hoạt tôn giáo, phát thảo kế hoạch, phương hướng, có sửa chữa hoặc thêm ban thêm ngành làm phát triển tầm vóc đạo của Đức Thầy không thể chê là dở được. Ví dụ như xưa trong ban từ thiện của giáo hội PGHH không có ngành sưu tầm dược, trại hòm miễn phí, phát cơm cháo nước sôi trong nhà thương, nay vì nhu cầu cho sự phát triển tôn giáo, cần mở rộng công tác từ thiện xã hội qua đó, thêm tên ngành là chuyện nên làm. Phải hay không phải chư đồng đạo mình cũng làm rần rần đó. Làm rần rần là phải rồi chứ còn gì nữa!
Giáo hội xưa tổ chức trên cán cân công lý thực hiện theo tính dân chủ, chức sắc trong tôn giáo đều do tín đồ bầu chọn, nhà nước không có quyền chen vào nội bộ của tôn giáo bằng đưa những quan chức của họ vào lãnh đạo giáo hội. Khi tín đồ vồn phiếu cho ai, giống như chọn mặt gởi vàng là biết người đó có khả năng hoạt động đạo sự và có thể thảo gở những dính mắc khi bộ máy giáo hội bị trì trệ không đáng. Trong guồng máy giáo hội có nhiều ban, ngành, yêu cầu mở rộng ảnh hưởng cho giáo hội không phải chỉ Ông hội trưởng BTS muốn sao là tùy ý. Ông kêu hợp các ban ngành trong BTS đưa ra đề xuất của Ông hay của thành viên nào trong các ngành. Đề xuất được đưa vào hoạt động là phải đạt tỷ lệ đa số.
Qua đó, Tu Sĩ có một chỗ đứng trong giáo hội là quyết định theo tính dân chủ, hợp lý, hợp tình còn giới thiệu tính hợp lý hợp tình lên phía chánh phủ, ngành có thẩm quyền, yêu cầu cấp giấy hoãn miễn quân dịch cho những tu sĩ nầy. Và chánh phủ cũng đã chứng nhận tư cách pháp nhân cho các tu sĩ trong giáo hội PGHH từ xưa.
Nói tóm lại, trong bộ máy giáo hội PGHH trước năm 1975 là có Tu Sĩ. BTS do tín đồ bầu chọn, khi cấp lãnh đạo tôn giáo được thành hình đi vào hoạt động, tín đồ sinh hoạt tôn giáo cũng theo sự điều hành của BTS. BTS chấp nhận có Tu Sĩ trong guồng máy giáo hội thì tín đồ và trị sự viên các cấp không nên phủ nhận tính hợp pháp của BTS trung ương do mình bầu ra.

Address

Long Xuyên

Telephone

+84836787640

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when PGHH Media posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to PGHH Media:

Videos

Share

Category