Công an xã Pa Cheo

Công an xã Pa Cheo Thông tin, tuyên truyền, phản ánh các vấn đề liên quan đến ANTT trên địa bàn xã Pa Cheo, Bát Xát

11/06/2024
Trong mùa mưa bão, lũ, người dân phải đối diện với rất nhiều tai nạn rủi ro và các bệnh dịch. Vì vậy, để bảo toàn tính m...
09/06/2024

Trong mùa mưa bão, lũ, người dân phải đối diện với rất nhiều tai nạn rủi ro và các bệnh dịch. Vì vậy, để bảo toàn tính mạng, tài sản, mọi người cần trang bị những kỹ năng để xử trí đúng và phòng tránh tai nạn thương tích hay gặp.
Công an xã Pa Cheo khuyến cáo người dân cần nắm vững các nguyên tắc đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản mùa mưa lũ.

*THÔNG TIN CẢNH BÁO*: Công an xã Pa Cheo thông báo đến bà con Nhân dân trên toàn xã: Hiện nay, trên địa bàn xã xuất hiện...
08/06/2024

*THÔNG TIN CẢNH BÁO*: Công an xã Pa Cheo thông báo đến bà con Nhân dân trên toàn xã: Hiện nay, trên địa bàn xã xuất hiện tình trạng có các số điện thoại gọi điện đến công dân trên địa bàn xã tự xưng là cán bộ Công an xã Pa Cheo (hoặc Cơ quan Công an huyện, tỉnh) và yêu cầu người dân đến Công an xã hoặc huyện để làm thủ tục cấp lại VneID do bị lỗi. Sau đó chúng yêu cầu cung cấp, xác thực thông tin cá nhân, thực hiện cài đặt, thao tác các PHẦN MỀM LẠ. Đây là hình thức lừa đảo; do đó, Công an xã đề nghị Nhân dân KHÔNG thực hiện các thao tác do các đối tượng gọi điện đến tự xưng là cán bộ Công an xã yêu cầu thực hiện.
Nhằm tránh bị kẻ gian thực hiện hành vi lừa đảo, Công an xã đề nghị bà con Nhân dân khi có số điện thoại lạ tự xưng là cán bộ Công an thì gọi điện báo ngay đến Công an xã để xác minh làm rõ.

07/06/2024
07/06/2024

06 điểm mới cần biết của Luật Căn cước 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024

Vừa qua, ngày 27/11/2023 Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV. Theo đó, từ ngày 01/7/2024 khi Luật Căn cước được thông qua thì người dân cần nắm 10 thay đổi như sau:

1. Đổi tên thẻ Căn cước công dân thành Căn cước

Song song với việc đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước thì tên thẻ CCCD cũng được đổi thành thẻ Căn cước cho ngắn gọn và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Cụ thể, tại khoản 1, khoản 9 Điều 3 Luật Căn cước giải thích nghĩa của thuật ngữ Căn cước và thẻ Căn cước như sau:

- Căn cước là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng và sinh trắc học của một người.

- Thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng thông tin về căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.

Theo đó, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội cho biết việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số.


2. Chính thức khai tử Chứng minh nhân dân từ ngày 01/1/2025

Đối với thẻ CCCD đang còn giá trị sử dụng thì người dân vẫn tiếp tục sử dụng cho đến hết thời hạn hoặc có nhu cầu đổi sang thẻ Căn cước thì khoản 2 Điều 46 Luật Căn cước quyết định hạn chấm dứt sử dụng Giấy CMND, cụ thể:

Theo quy định trên thì người đã được cấp thẻ CCCD trước ngày 01/7/2024 thì không cần phải đổi sang thẻ Căn cước. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Giấy CMND, thẻ CCCD vẫn giữ nguyên giá trị sử dụng

Giấy CMND chỉ được sử dụng đến hết 31/12/2024 dù còn hạn sử dụng hay đã hết hạn sử dụng, do đó, người dân chưa đổi sang thẻ CCCD thì cần phải thực hiện thủ tục cấp thẻ CCCD càng sớm càng tốt hoặc đợi đến ngày thẻ Căn cước được ban hành thì người dân có thể đổi sang thẻ Căn cước mới.

3. Không còn thông tin quê quán và vân tay trên thẻ Căn cước

Theo Luật Căn cước công dân hiện hành quy định trên mặt thẻ CCCD gồm các thông tin sau:

- Mặt trước: Quốc huy, dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, Căn cước công dân”, ảnh, số thẻ, họ, chữ đệm, tên khai sinh, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú và ngày tháng năm hết hạn
- Mặt sau: Lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhận dạng, ngày tháng năm cấp thẻ; họ tên chữ đệm, dấu, chức danh và chữ ký của người cấp thẻ.

Thì hiện nay, Luật Căn cước được thông qua có nội dung trên thẻ Căn cước gồm các thông tin được mã hóa và thông tin được in trên thẻ:

- Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”;

- Dòng chữ “CĂN CƯỚC”;

- Ảnh khuôn mặt;

- Số định danh cá nhân;

- Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

- Ngày, tháng, năm sinh;

- Giới tính;

- Nơi đăng ký khai sinh/Nơi sinh;

- Quốc tịch;

- Nơi cư trú;

- Ngày, tháng, năm cấp thẻ và ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng;

- Nơi cấp: Bộ Công an.

Như vậy, so với hình thẻ CCCD, thẻ Căn cước đã bỏ mục quê quán thay vào đó là nơi đăng ký khai sinh hoặc nơi sinh; và nơi cư trú; bỏ vân tay, đặc điểm nhận dạng.

4. Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước

Đây là điểm mới hoàn toàn so với quy định cũ tại Luật Căn cước công dân 2014. Theo đó, giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ được giải thích tại khoản 10 Điều 3 Luật Căn cước như sau:

Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng thông tin về căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này.

Như vậy, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại cấp xã, cấp huyện (nếu không có đơn vị hành chính cấp xã) từ 06 tháng trở lên.

5. Sẽ bổ sung thông tin sinh trắc học nhiều thông tin khác của công dân

Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm thông tin nhân dạng; thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói; nghề nghiệp...

Trong đó, với thông tin ADN và giọng nói, chỉ thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc trong quá trình quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Đặc biệt, đã cho phép công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ căn cước và công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp căn cước theo nhu cầu.

6. Rút ngắn thời gian cấp đổi thẻ Căn cước không quá 07 ngày

Theo Điều 26 Luật Căn cước, thời hạn cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Trong khi đó, theo quy định cũ tại Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014, thời hạn được chia theo các trường hợp như sau:

- Tại thành phố, thị xã:

Cấp mới và cấp đổi: Không quá 07 ngày.

Cấp lại: Không quá 15 ngày làm việc.

- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo: Thời gian thực hiện là không quá 20 ngày áp dụng cho tất cả các trường hợp.

- Tại các khu vực

07/06/2024

Lợi ích việc tích hợp thông tin vào thẻ căn cước

Dù không bắt buộc người dân phải đổi CCCD sang thẻ căn cước nhưng công an khuyến khích người dân bổ sung dữ liệu sinh trắc học như ADN, mống mắt và giọng nói vì các dữ liệu này mang nhiều lợi ích liên quan đến sức khỏe hoặc bị giả mạo thì dữ liệu sinh trắc học sẽ giúp xử lý chính xác và nhanh chóng.
Quốc hội vừa thông qua luật Căn cước nhằm thay thế luật Căn cước công dân (CCCD) năm 2014. Theo đó, luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành kể từ 1.7.2024. CCCD được đổi thành thẻ căn cước.
Thẻ căn cước là gì?
Theo luật Căn cước, thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước (các thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, nhân dạng và sinh trắc học của một người) và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của luật Căn cước.
Thẻ căn cước không chỉ thay đổi về tên gọi, mẫu thẻ mới mà còn nhiều điểm khác biệt so với thẻ CCCD. Cụ thể, mục "quê quán" thay thành "nơi đăng ký khai sinh"; "nơi thường trú" thay thành "nơi cư trú", đồng thời di chuyển sang mặt sau của thẻ thay vì mặt trước như hiện nay. Trên mặt thẻ căn cước sẽ không còn các thông tin về đặc điểm nhân dạng, vân tay ngón trỏ trái và ngón trỏ phải. Mã QR code trên thẻ căn cước cũng được đề xuất chuyển sang mặt sau, thay vì mặt trước như hiện hành. Công dân dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.
Lợi ích của thẻ căn cước
Thẻ căn cước có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của người được cấp thẻ nhằm thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.
Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nước CHXHCN Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau.
Thẻ căn cước còn được sử dụng để cơ quan, tổ chức, cá nhân kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia khác và cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

Cũng theo Bộ Công an, thẻ căn cước được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng bảo mật cao, bảo đảm chống lại việc làm giả thẻ.
Ngoài ra, trong chip điện tử trên thẻ căn cước có công nghệ xác thực thông qua đối sánh vân tay hoặc khuôn mặt nhằm xác thực chính xác chủ thẻ.
Khi một người sử dụng thiết bị đọc thông tin lưu trữ trong chip điện tử phải được sự đồng ý của chủ thẻ thông qua phương thức xác thực vân tay, khuôn mặt để được quyền truy cập vào ứng dụng đọc, truy xuất dữ liệu, nếu không có thao tác này thì không ai có thể truy cập để lấy thông tin trong thẻ căn cước.
Để khai thác thông tin trong chip điện tử phải sử dụng thiết bị chuyên dụng và thiết bị này phải được Bộ Công an cung cấp mã bảo mật để xác thực, bảo đảm an ninh, an toàn bảo mật thông tin. Nếu cơ quan nhà nước khác cung cấp thiết bị chuyên dụng để đọc thông tin trong thẻ căn cước thì các thiết bị này đều phải được cơ quan chuyên môn của Bộ Công an kiểm tra và cung cấp mã bảo mật.
Theo thanhnien.vn. V.Hà

01/06/2024
01/06/2024
𝑻𝒖𝒚𝒆̂𝒏 𝒕𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒗𝒆̂̀ 𝒑𝒉𝒐̀𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒕𝒂𝒊 𝒏𝒂̣𝒏 𝒕𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒕𝒊́𝒄𝒉, đ𝒖𝒐̂́𝒊 𝒏𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒑𝒉𝒐̀𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒂́𝒚 𝒄𝒉𝒖̛̃𝒂 𝒄𝒉𝒂́𝒚, 𝑨𝒏 𝒕𝒐𝒂̀𝒏 𝒈𝒊𝒂𝒐 𝒕𝒉𝒐...
29/05/2024

𝑻𝒖𝒚𝒆̂𝒏 𝒕𝒓𝒖𝒚𝒆̂̀𝒏 𝒗𝒆̂̀ 𝒑𝒉𝒐̀𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒕𝒂𝒊 𝒏𝒂̣𝒏 𝒕𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒕𝒊́𝒄𝒉, đ𝒖𝒐̂́𝒊 𝒏𝒖̛𝒐̛́𝒄 𝒑𝒉𝒐̀𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒂́𝒚 𝒄𝒉𝒖̛̃𝒂 𝒄𝒉𝒂́𝒚, 𝑨𝒏 𝒕𝒐𝒂̀𝒏 𝒈𝒊𝒂𝒐 𝒕𝒉𝒐̂𝒏𝒈; 𝒑𝒉𝒐̀𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒐̂́𝒏𝒈 𝒕𝒆̣̂ 𝒏𝒂̣𝒏 𝒎𝒂 𝒕𝒖𝒚́, 𝒂𝒏 𝒕𝒐𝒂̀𝒏 𝒕𝒉𝒖̛̣𝒄 𝒑𝒉𝒂̂̉𝒎 𝒄𝒉𝒐 𝒉𝒐̣𝒄 𝒔𝒊𝒏𝒉 𝒕𝒓𝒖̛𝒐̛̀𝒏𝒈 𝑷𝑻𝑫𝑻𝑩𝑻 𝑻𝑯𝑪𝑺 𝒙𝒂̃ 𝑷𝒂 𝑪𝒉𝒆𝒐. 🇻🇳
Sáng ngày 22-5, Công an xã Pa Cheo phối hợp với Trường PTDTBT THCS, trạm y tế, đoàn thanh niên xã Pa Cheo, đã tổ chức Chương trình “Tuyên truyền các nội dung về phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước phòng cháy chữa cháy, An toàn giao thông; phòng chống tệ nạn ma tuý, an toàn thực phẩm” cho hơn 270 học sinh đang theo học tại Trường PTDTBT THCS xã Pa Cheo và 21 cán bộ, giáo viên trong nhà trường.
Tại buổi tuyên truyền, Công an xã Pa Cheo đã phổ biến những nội dung cơ bản của Luật Giao thông, cho các em học sinh. Trong đó, tập trung vào kỹ năng tham gia giao thông, các hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông như: tự giác chấp hành nghiêm quy tắc giao thông đường bộ; các biển báo và tín hiệu đèn giao thông; kiến thức pháp luật về an toàn giao thông; các nguy cơ mất an toàn giao thông và biện pháp phòng tránh.... Bên cạnh đó, các em học sinh đã được thông tin về tình hình tội phạm ma túy; những quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; cách nhận biết tội phạm và tệ nạn ma túy; cách nhận dạng các loại ma túy. Giúp các em hiểu và phòng tránh các nguy cơ do ma tuý học đường gây ra…
Thông qua buổi tuyên truyền giúp học sinh nắm được những thông tin cơ bản, hiểu rõ nội dung tuyên truyền, qua đó góp phần trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản để tự bảo vệ, phòng ngừa trước tệ nạn ma túy, tai nạn giao thông và những vấn đề xâm hại trẻ em đang diễn biến ngày càng phức tạp như hiện nay./.

21/05/2024

Đừng để “sập bẫy” kích hoạt VNeID

Báo Lào Cai👇

21/05/2024
21/05/2024

🇻🇳 Chiều nay, tiếp tục chương trình kỳ họp Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến và xem xét thông qua.

Theo đó, qua 5 năm tổ chức triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân và Công an các đơn vị, địa phương đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai, thực hiện Luật đã phát sinh một số bất cập, hạn chế, vướng mắc.

Đó là: Về khái niệm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ quy định tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 đã bộc lộ hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước và đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Thực tế trong 5 năm, toàn quốc đã phát hiện 28.715 vụ, bắt giữ 48.987 đối tượng sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, các loại dao và phương tiện tương tự dao gây án.

Trong đó: Tội phạm sử dụng súng tự chế, vũ khí thô sơ, dao và phương tiện tương tự dao làm công cụ, phương tiện gây án chiếm tỷ lệ rất cao, phát hiện 27.161 vụ, bắt giữ 46.693 đối tượng (chiếm 94,5% tổng số vụ, 92,8% tổng số đối tượng).

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, tội phạm sử dụng súng tự chế, vũ khí thô sơ, dao và phương tiện tương tự dao gây án đang diễn biến rất phức tạp.

Riêng đối tượng sử dụng dao và phương tiện tương tự dao gây án chiếm tỷ lệ cao, phát hiện 16.841 vụ, bắt giữ 26.472 đối tượng (chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng), nhiều vụ đối tượng sử dụng dao sắc, dao nhọn, dao sắc nhọn có tính sát thương rất cao, gây án với tính chất rất manh động, tàn ác, dã man gây bức xúc dư luận xã hội, hoang mang, lo lắng trong nhân dân.

Thực tế điều tra các vụ án cho thấy, chỉ xử lý hình sự được khi có đủ căn cứ kết luận đối tượng phạm tội về các tội danh khác như: Giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích… không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ không quy định dao là vũ khí.

Bên cạnh đó, đối tượng sử dụng trái phép súng tự chế chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với đối tượng sử dụng trái phép súng quân dụng (1.783/333 vụ, 2.589/546 đối tượng), các loại vũ khí này khi đối tượng sử dụng gây án, gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nguy hiểm như vũ khí quân dụng nhưng theo quy định của Luật thì súng tự chế không nằm trong danh mục vũ khí quân dụng, không được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác để thi hành công vụ và nghiêm cấm chế tạo, sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng các loại vũ khí này.

Do đó, các đối tượng đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật để chế tạo, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại súng tự chế, dao và công cụ, phương tiện tương tự vũ khí thô sơ nếu không kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự, vì vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định về khái niệm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để bảo đảm phù hợp với thực tiễn.

Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ đang có 30 điều quy định về thủ tục cấp các loại giấy phép, giấy xác nhận về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, trong đó, yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp phép kèm theo rất nhiều các loại giấy tờ.

Do đó, để thực hiện cải cách, đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân thì cần thiết phải cắt giảm các loại giấy tờ không cần thiết và thực hiện tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của các bộ, ngành.

Thực tế hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân của các nước cho, tặng, viện trợ vũ khí, công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức trong nước để nghiên cứu, sản xuất hoặc trang bị cho các đối tượng theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, tại Điều 5 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 quy định nghiêm cấm việc trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

Vì vậy, để tận dụng nguồn lực từ nước ngoài hỗ trợ Việt Nam trong nghiên cứu, sản xuất, trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ thì cần thiết phải bổ sung quy định cho phép cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước được tiếp nhận vũ khí, công cụ hỗ trợ do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân nước ngoài cho, tặng, viện trợ.

Theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 thì giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ có thời hạn 05 năm, sau khi hết thời hạn được cấp đổi; một số loại công cụ hỗ trợ cấp giấy xác nhận đăng ký và không có thời hạn.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ không có sự thay đổi về nhãn hiệu, ký hiệu, số hiệu; hằng năm cơ quan quản lý, cấp phép đã tiến hành kiểm tra, trong khi đó, việc cấp đổi giấy phép sử dụng phát sinh nhiều chi phí.

Bên cạnh đó, giấy phép sử dụng và giấy xác nhận đều là giấy phép cấp cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ để thực hiện nhiệm vụ.

Vì vậy, cần thiết sửa đổi, bổ sung quy định về cấp giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo hướng không quy định thời hạn và chuyển việc cấp giấy xác nhận đăng ký sang cấp giấy phép sử dụng.

Bên cạnh đó, một số quy định về nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 chưa phù hợp với thực tiễn nên quá trình triển khai thực hiện gặp khó khăn, vướng mắc như: Quy định tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nghiên cứu trên cơ sở đề án nghiên cứu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là chưa phù hợp với Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013; quy định: "Chủng loại sản phẩm, quy mô sản xuất phải phù hợp với định hướng phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp bảo đảm chất lượng và kỹ thuật an toàn" là chưa phù hợp với Luật Quy hoạch năm 2017.

Hiện nay các tổ chức, doanh nghiệp thường xuyên nghiên cứu, chế tạo ra các loại vật liệu nổ công nghiệp mới nhưng chưa quy định việc đăng ký sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp mới và không nằm trong danh mục vật liệu nổ công nghiệp nên công tác quản lý, sử dụng gặp rất nhiều khó khăn; quy định tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không hết phải bán lại cho tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp chỉ có giá trị cho 1 lượt vận chuyển và chưa có quy định về điều chỉnh cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp nên gây khó khăn cho các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.

Vì vậy, theo Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các nội dung trên nhằm đảm bảo phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và người dân.

Chính phủ đã giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) đúng theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) gồm 8 chương, 74 điều, trong đó: Chương I quy định chung (17 điều); Chương II quy định về quản lý, sử dụng vũ khí (15 điều); Chương III quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ (11 điều); Chương IV quy định về quản lý, sử dụng tiền chất thuốc nổ (6 điều); Chương V quy định về quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ (11 điều); Chương VI quy định về tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ (09 điều); Chương VII quy định về quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ (03 điều); Chương VIII quy định về điều khoản thi hành (2 điều).

Sáng ngày 11/5/2024, Tổ liên gia PCCC xã Pa Cheo tham gia Hội thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tổ liên gia an ...
12/05/2024

Sáng ngày 11/5/2024, Tổ liên gia PCCC xã Pa Cheo tham gia Hội thao nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ tổ liên gia an toàn PCCC huyện Bát Xát năm 2024 tại huyện Bát Xát.
Với sự chuẩn bị chu đáo cùng tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, Tổ Liên gia an toàn PCCC và CNCH xã Pa Cheo, huyện Bát Xát đã hoàn thành xuất sắc phần thi, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và phương tiện, thể hiện được năng lực ứng phó, xử lý sự cố cháy, khả năng sử dụng thành thạo công cụ PCCC và cứu nạn, cứu hộ, từ đó nâng cao khả năng PCCC tại cơ sở. Tại Hội thao tổ liên gia an toàn PCCC xã Pa Cheo đã đạt giải nhì!🥈🥈🥈

10/05/2024

Tội mạo danh - xưa và nay

“Mạo danh” hiểu theo nghĩa từ điển là “mượn tên người khác để làm việc có lợi cho mình”. Hiểu rộng ra, đó là việc lấy thông tin, danh nghĩa của cá nhân hoặc tổ chức khác để làm những việc xấu như trục lợi hoặc nhằm chiếm đoạt tài sản hay bôi nhọ, xuyên tạc danh dự, nhân phẩm... của người khác.

Thời nay, với sự phát triển, đa dạng của các phương tiện truyền thông, con người thường xuyên phải đối mặt với tình trạng mạo danh. Một cú gọi điện mạo danh công an, cán bộ thuế... để lừa đảo. Một văn bản mạo danh tổ chức nào đó để bán tài liệu hay huy động “từ thiện”... Mạo danh là loại tội phạm rất đáng lên án, loại bỏ.

Xin tóm tắt câu chuyện thứ nhất có tên Lãnh Thanh mạo danh Thái tử gắn liền với tích chuyện Bao Công, tức Bao Chửng (990-1062) xử án dưới thời vua Tống Nhân Tông (Trung Quốc).

Đây là vụ án có thật mang tính kinh điển đến mức trở thành “mẫu gốc” rồi đi vào dân gian để trở thành các truyền thuyết, tiểu thuyết, kịch bản sân khấu nổi tiếng. Theo thời gian, nó được khúc xạ để tỏa ra những ánh sáng ý nghĩa khác nhau nhưng vẫn giữ cái “hằng số” văn hóa nền tảng là ở đâu con người cũng khát khao, hướng tới lẽ phải, sự công bằng, căm ghét cái giả, cái xấu.

Vua Tống Nhân Tông (lên ngôi năm 1022, tại vị 42 năm) vô cùng đau khổ vì có nhiều phi tần, cung nữ nhưng không có con nối dõi. Chuyện nối nghiệp trở thành đại sự quốc gia. Bỗng năm nọ, cả triều đình xôn xao với chuyện lạ có thật: Hoàng tử lưu lạc tìm về gặp hoàng đế.

Một thanh niên tên Lãnh Thanh, xưng hoàng tử, đi cùng một đạo sĩ tên Cao Kế An xin vào cung bái kiến hoàng thượng. Lãnh Thanh nói với quân cấm vệ có mẹ là Vương thị, vốn là cung nữ, từng được “lâm hạnh” và được vua ban “Long phụng tú” (tấm lụa dành cho cung phi che bụng lúc vua sủng ái). Có tướng mạo khôi ngô, ăn nói dõng dạc, phong thái sang trọng nên hầu như ai cũng tin người này phải có dòng dõi cao quý. Thậm chí khi đến công đường, viên quan phụ trách phủ Khai phong thấy “phong độ” Lãnh Thanh cũng bất giác đứng lên thi lễ... Nhà vua nửa ngờ nửa vui.

Chuyện vua có con với cung nữ là dễ xảy ra, vì biết bao cung nữ nay vào cung mai ra cung là chuyện thường. “Long phụng tú” là thật. Mà con người thế kia, trông cũng đã thấy “con rồng cháu phượng”. Lạy trời, đây là “giọt máu rồng” rơi vãi nay tìm về. Nếu thật thì “đại hồng phúc”. Nhưng sao đến bây giờ mới tìm về... Vua truyền chỉ Bao Chửng xem xét...

Bao Công cho người về quê Lãnh Thanh xác định nhân thân. Đúng là mẹ Lãnh Thanh tên Vương thị có 3 năm là cung nữ, sau đó xuất cung, về quê lấy một người bán thuốc tên Lãnh Tự, đẻ con gái đầu tên Lãnh Diễm, con trai tiếp tên Lãnh Thanh. Điều tra qua Vương thị thì Lãnh Thanh từ nhỏ không chịu học hành, ăn chơi đua đòi, bỏ nhà ra đi. Truy về “Long phụng tú”, Vương thị té ngửa, đã bị mất từ bao giờ...

Như thế, Lãnh Thanh “mạo danh” đã rõ. Nhưng mục đích của y là gì? Hắn thừa biết nếu chuyện bị lật tẩy thì là tội “khi quân” với hình phạt vô cùng thảm khốc. Phải có kẻ bày mưu tính kế...

Gặp Bao Công, Lãnh Thanh lớn tiếng xưng danh hoàng tử. Với những chứng cứ hiển nhiên, không khó để một người tài năng như Bao Chửng bóc mẽ sự thật. Lãnh Thanh cúi đầu khai đã làm theo lời Cao Kế An. Nguồn cơn được hé mở: Thấy Lãnh Thanh có dáng vẻ quý nhân, lại có “bảo bối” tấm lụa “Long phụng tú”. Cả triều đình đang khao khát có người kế vị.

Với bản chất của kẻ say mê quyền lực, Kế An nghĩ đến trò giả làm hoàng tử. Một khi Lãnh Thanh làm hoàng đế, Kế An sẽ là nhất phẩm đại thần... Thế là với những hiểu biết về triều chính, Kế An huấn luyện cho Lãnh Thanh cách ứng xử, đi đứng, ăn nói như một bậc tôn vương. Nếu chẳng may bị lộ thì giả điên. Còn được thì vô cùng... Một kẻ ít học, hai tay trắng, vô nghề nghiệp như Lãnh Thanh dễ dàng nghe theo!

Câu chuyện thật này nổi tiếng đến mức ở mọi thời trên đất Trung Hoa phong kiến trở thành bài học phổ quát chung, vì trong cuộc đời mỗi người, ai cũng có thể gặp chuyện “mạo danh”.

Câu chuyện thứ hai, năm 1920, một phụ nữ đến tòa tuyên bố bà là công chúa Alias Anastasia-thành viên cuối cùng trong gia đình Sa hoàng Nicholas Ramanov. Có ngoại hình giống công chúa Anastasia, bà ta đã thuyết phục được nhiều người. Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất vừa kết thúc. Mọi việc còn ngổn ngang. Tòa cũng “quan liêu”, chỉ hỏi những hiểu biết xung quanh về gia đình Ramanov và cuộc sống hoàng gia, người này đều trả lời đúng, trôi chảy.

Tòa công nhận và trao khoản tiền thừa kế... Mãi về sau này, xét nghiệm ADN, sự thật mới hé mở. Tên thật của kẻ mạo danh là Anderson, vốn chỉ là kẻ lang thang, cơ nhỡ, có thời gian giúp việc cho gia đình Ramanov. Sự thật là cả gia đình hoàng tộc Nicholas Ramanov bị sát hại vào năm 1918.

Qua hai câu chuyện, kết hợp với sự phân tích các vụ mạo danh thời nay (không xét đến việc “mạo danh” tích cực của hoạt động điều tra, tình báo cách mạng...), các chuyên gia khuyến nghị:

Kẻ mạo danh bao giờ cũng vì một mục đích cá nhân nào đó về vật chất, địa vị... Đó thường là những kẻ tham lam, mà lòng tham với chúng thì không có đáy. Như nhân vật Cao Kế An ở trên, đang là kẻ giàu có, tiền của không thiếu, chỉ thiếu địa vị. Về con người, kẻ mạo danh thường không phải là người tử tế, không có nghề nghiệp ổn định, thiếu liêm sỉ.

Nhân vật Lãnh Thanh hay Anderson là như vậy. Về hành vi, dựa trên sự hiểu biết nhất định về đối tượng bị mạo danh nên kẻ xấu tạo ra cái giả y như thật về hình thức: Hình dáng, điệu bộ, giọng nói... Chúng thường tạo cớ để “bảo hiểm” niềm tin. Càng nhiều cớ, cơ hội thành công càng lớn. Như Lãnh Thanh dựa vào “Long phụng tú” làm “của tin”... Về hậu quả, sớm muộn kẻ xấu cũng bị phơi bày chân tướng, nhưng trước đó thì người tử tế, lương thiện, cả tin bị lừa, tổn thương cả vật chất lẫn tinh thần...

Một vài bài học rút ra:

Không nên để lộ, lọt thông tin cá nhân, nhất là ngày nay không nên chia sẻ hình ảnh, thông tin nhạy cảm trên mạng xã hội. Cảnh giác với những hình thức “giống như thật” đến một cách bất ngờ. Cần đặt ra câu hỏi: Giữa họ (kẻ mạo danh) có mục đích gì, có quan hệ gì với “ta”. Trong quá khứ, “ta” đã từng làm gì, có sự kiện gì liên quan... Về nghệ thuật điều tra, bao giờ kẻ mạo danh, dù “hiểu biết”, tinh vi đến đâu cũng để lộ ra “gót chân Asin”. Nên Bao Công chỉ cần hỏi xoáy: Sao chị ngươi không xưng công chúa mà ngươi lại dám xưng hoàng tử, là Lãnh Thanh cứng họng!

Càng ở thời mở cửa hội nhập, xã hội càng văn minh thì hiện tượng mạo danh càng đa dạng, phức tạp. Nhưng tất cả chúng ta, nếu ai cũng “chính danh”, thẳng thắn, chân chính, vô tư, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, tự làm giàu hiểu biết về mọi mặt thì kẻ xấu cũng khó dám mạo danh, lừa gạt!

NGUYÊN THANH

03/05/2024

‼️🛑 THÔNG TIN "ĐÀ LẠT XẢY RA BIẾN LỚN, BẠO ĐỘNG" LÀ SAI SỰ THẬT

03/05/2024

10 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao tỉnh Lào Cai năm 2024

03/05/2024
26/04/2024

Nhìn thẳng - Nói thật: Kệch cỡm những công trình kiến trúc lai căng

Kiến trúc không chỉ là những công trình phục vụ đời sống con người mà còn là những hình hài, biểu tượng mà các thế hệ đã gửi gắm, chứa đựng những tâm tư, tình cảm, tập quán sinh hoạt, quan điểm thẩm mỹ... của cộng đồng suốt chiều dài lịch sử, gắn với từng bối cảnh kinh tế-xã hội.

Ở thời mở cửa hội nhập với thế giới hiện nay, nhiều trào lưu sáng tác kiến trúc được du nhập, dẫn đến việc có nhiều công trình được xây dựng theo ý muốn chủ quan của chủ đầu tư, Tây không ra Tây, ta chẳng ra ta.

Có thể nhận diện các công trình ấy qua hình thức kệch cỡm, xa lạ với văn hóa dân tộc, du nhập từ những “bãi thải” của kiến trúc quốc tế, núp dưới cái vỏ “hội nhập” hào nhoáng. Những khu vui chơi, giải trí, những công trình phục vụ du lịch nghỉ dưỡng, khu đô thị phức hợp, nhà ở tư nhân... với dáng vẻ bề ngoài hoành tráng, được trang trí nhiều họa tiết, hoa văn, thậm chí được dát vàng... Thoạt nhìn, người ta ngỡ như là những tòa lâu đài ở một đất nước xa lạ nào đó được đặt tại Việt Nam.

Những công trình ấy được cho là học tập theo phong cách cổ điển, tân cổ điển của một thời kỳ xa xưa nhưng lại mang công năng của thời hiện đại. Nhiều trụ sở cũng mọc lên theo phong cách này, dần dần lan rộng đến những công trình nhà ở của người dân. Đầu tiên là sự bắt chước những chi tiết nhỏ, nhưng dần dần được đắp điếm rất nhiều chi tiết kiến trúc, thậm chí tượng các vị thần, với suy nghĩ càng nhiều chi tiết thì đẳng cấp công trình càng cao, vị thế của chủ nhà-chủ đầu tư cũng gia tăng theo tỷ lệ thuận.

Việc mở cửa, hội nhập là cơ hội cho các kiến trúc sư thoải mái cập nhật, bộc lộ cá tính, thể hiện khao khát cá nhân một cách quá đà? Những mong muốn riêng của các chủ đầu tư-người có tiền với những công trình “để đời” của họ được thực hiện một cách nhanh chóng, tùy tiện mà không cần cân nhắc sự hài hòa, phù hợp với bối cảnh. Nhại cổ, nệ cổ dường như đang là phong trào không chỉ riêng ở Việt Nam, nhằm thỏa mãn con mắt nhưng không đúng bản chất.

Xây dựng theo ý muốn của một cá nhân, tổ chức mà thiếu đi sự cân nhắc về phương án thiết kế vô tình dẫn đến trạng thái hỗn loạn trong sản phẩm kiến trúc, đồng thời cũng bộc lộ sự dễ dãi khi cho ra đời những công trình không phù hợp với các yếu tố tự nhiên, khí hậu địa phương và văn hóa bản địa. Sẽ ra sao nếu chúng ta đến nơi nào cũng thấy những mô típ, cụm công trình giống nhau?

Đến những miền đất nổi tiếng nhưng không làm mọi người nhớ đến ký ức lịch sử, hoài niệm về lịch sử hình thành, thì vai trò kiến trúc liệu có đang góp phần tích cực vào việc kiến tạo, phát triển bền vững bản sắc văn hóa của mỗi vùng đất? Câu trả lời không quá khó và chỉ có thể gọi tên, đó là sự phá hủy nhân danh phát triển, là thất bại rõ ràng của giới chuyên môn khi bất lực trước dã tâm của các chủ đầu tư đầy tiềm lực tài chính nhưng thiếu kiến thức, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà bỏ qua lợi ích lâu dài của toàn thể cộng đồng. Khắc phục, sửa chữa những sai lầm này mất rất nhiều thời gian, công sức, thậm chí là không thể khôi phục những giá trị từng có.

Nếu ví sự tồn tại của môi trường tự nhiên, bối cảnh văn hóa-xã hội như những sự thật thì chỉ có sự sáng tạo mới góp phần hình thành nên sự thật của vùng đất ấy, con người nơi ấy. Sự sáng tạo ấy được tiếp nối từ những kinh nghiệm trong quá khứ, không phải được thúc đẩy để mong muốn làm hài lòng một ai đó. Kiến trúc phải gọi được “hồn” của nơi chốn, để tiếp tục kể câu chuyện mang dấu ấn bản địa.

ĐINH THÚY

Ảnh minh họa/baophapluat.vn

Address

Xã Pa Cheo, Huyện Bát Xát
Lào Cai

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Công an xã Pa Cheo posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share


Other News & Media Websites in Lào Cai

Show All

You may also like