Thầy Thuốc Phạm Văn Thanh - Điều Trị Xương Khớp

Thầy Thuốc Phạm Văn Thanh - Điều Trị Xương Khớp Lương Y Phạm Văn Thanh : 116 Hàm Nghi, Kim Tân, TP. Lào Cai - Đặc trị xương khớp

𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧, 𝐭𝐫𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐠𝐚̂𝐲 đ.𝐚𝐮 𝐦.𝐨̉𝐢 𝐯𝐚.𝐢 𝐠𝐚́.𝐲🍂🍂 Nguyên nhânBệnh đ.au c.ổ v.ai gá.y khá phổ biến, có thể do n...
29/11/2022

𝐍𝐠𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐧𝐡𝐚̂𝐧, 𝐭𝐫𝐢𝐞̣̂𝐮 𝐜𝐡𝐮̛́𝐧𝐠 𝐠𝐚̂𝐲 đ.𝐚𝐮 𝐦.𝐨̉𝐢 𝐯𝐚.𝐢 𝐠𝐚́.𝐲
🍂🍂 Nguyên nhân
Bệnh đ.au c.ổ v.ai gá.y khá phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: tho.ái h.óa, tho.át v.ị đ.ĩa đệ.m các đ.ốt sống c.ổ, thiểu n.ăng và.nh, u đỉn.h phổ.i...
🍂🍂Triệu chứng
👉 Hiện tượng đ.au tăng lên khi đứng, đi lại, ngồi lâu, vận động c.ột số.ng c.ổ, các triệu chứng đ.au sẽ tăng lên khi thay đổi thời tiết.
👉 Các triệu chứng đau sẽ lan xuống cả b.ả v.ai, làm cho c.ánh t.ay, cẳ.ng ta.y và ng.ón ta.y bị t.ê m.ỏi rất khó chịu, thậm chí chỉ cần sờ vào cũng có cảm giác như t.ê cứng bì.

Chỉ có thuyền mới hiểuBiển mênh mông nhường nàoChỉ có biển mới biếtThuyền đi đâu, về đâu
29/11/2022

Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu

*Người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì?1,Đậu NànhNgười bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì: Đậu nành không chứa nhiều ca...
22/11/2022

*Người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì?
1,Đậu Nành
Người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì: Đậu nành không chứa nhiều canxi nhưng lại là thực phẩm rất tốt để phòng loãng xương. Trong đậu nành có chứa hoạt chất Genistein, được xem như là hormon estrogen thực vật. Chúng có tác dụng tương tự estrogen sinh học, góp phần làm xương chắc khỏe.
2,Thịt và xương hầm
Người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì: Thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm. Đặc biệt thì những món ăn nấu từ xương ống, sườn cũng rất tốt cho người bệnh. Điển hình như phần nước hầm xương luôn chứa nhiều glucosamin và chondroitin, đây là hai hợp chất tự nhiên có tác dụng bổ sung canxi cho cơ thể.
3, Trái cây
Người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì: Ổi, đu đủ, dứa, cam, chanh, bưởi. Đây là nguồn cung ứng men kháng viêm và vitamin C dồi dào.
4,Rau xanh và các loại rau củ quả màu đỏ
Người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì: Súp lơ xanh là thực phẩm chứa nhiều vitamin K và C giúp xương khớp chắc khỏe. Cà rốt giàu vitamin A và E – hai nhân tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương,người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn.
Ăn nhiều cà chua cũng rất có lợi vì làm bớt đau khớp, ngoài ra hạt cà chua còn có thể thay thế aspirin giúp chống viêm khớp và giảm đau rất tốt người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn.
5,Nấm và mộc nhĩ
Nấm và mộc nhĩ là hai thực phẩm người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn ngon, ngoài ra chúng còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp cơ thể chống lão hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh xương khớp, ung thư, tim mạch,…
Mộc nhĩ có tác dụng ngừa xơ vữa động mạch và hạ huyết áp. Nó còn chứa polysaccharid có khả năng tăng cường miễn dịch trong cơ thể người để chống chất phóng xạ và ức chế khối u.

*Người bị đau khớp gối có cần quan tâm tới ăn uống?Câu trả lời này là có. Bởi thừa cân cũng là nguyên nhân gây đau khớp ...
22/11/2022

*Người bị đau khớp gối có cần quan tâm tới ăn uống?
Câu trả lời này là có. Bởi thừa cân cũng là nguyên nhân gây đau khớp gối. Khớp gối phải chịu đựng một áp lực không nhỏ từ trọng lượng cơ thể. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng khá nhiều đến việc điều trị đau khớp gối. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng đau khớp gối.
Bởi vậy vấn đề đau khớp gối cần ăn gì rất được quan tâm. Cần có chế độ ăn ngủ sinh hoạt đầy đủ và đúng giờ để đảm bảo đủ lượng máu để nuôi dưỡng xương khớp, cũng như đủ dưỡng chất để giúp xương khớp khỏe mạnh.
*Dinh dưỡng cho người đau khớp gối
1,Cá
Các nhà dinh dưỡng cho biết việc ăn nhiều cá biển, đặc biệt là cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi, cá thu, cá tuyết giàu axit béo omega-3, có tác dụng chống viêm rất tốt, giúp giảm đau và giảm cứng khớp vào mỗi buổi sáng thức dậy ở những người bị viêm khớp dạng thấp.
2,Nước cam
Uống nước cam rất tốt cho người bị đau khớp gối. Cam là một trong những nguồn cung cấp nhiều vitamin C – chất dinh dưỡng giúp cơ thể chống lại đau khớp gối.
Một trung tâm nghiên cứu của Australia đã tiến hành nghiên cứu gần 300 người trung niên khoảng 10 năm. Kết quả cho thấy những người bổ sung đủ vitamin C cần thiết cho cơ thể ít bị những cơn đau liên quan đến bệnh thoái hóa khớp gối hơn. Không chỉ cam, lượng vitamin C dồi dào có thể tìm thấy trong ớt xanh, bưởi và dâu tây.
3,Cải bó xôi
Các loại rau xanh đặc biệt là cải bó xôi (rau chân vịt) là những thực phẩm tốt cho khớp gối. Các nhà khoa học Australia đã phát hiện trong cải bó xôi có chứa lượng lớn chất chống oxy hóa Lutein và Zeaxanthin. Những chất này có thể giúp giảm đau khớp gối do viêm xương khớp. Đồng thời cũng có tác dụng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tầm nhìn.
4,Hành tây
Hành tây giàu Quercetin, một loại flavonoid có đặc tính chống viêm mạnh.
Những người bị bệnh đau khớp gối cần tăng cường hành tây vào khẩu phần ăn của mình để kìm hãm những cơn đau.
5,Nghệ vàng và gừng
Gừng và nghệ là hai loại thảo dược dùng để giảm đau dạ dày. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra nó có thể giảm đau bằng cách kháng viêm. Do đó, đây cũng là hai trong số nhiều thực phẩm ghi tên vào danh sách những món ăn tốt cho người bị bệnh đau khớp gối.
Người bị đau khớp gối nên kiêng gì?
Nên hạn chế những thức ăn không tốt cho xương khớp như chuối tiêu, các loại cà (cà chua, cà ghém, cà pháo). Ngoài ra còn có canh cua và thịt chó.
Giảm muối, đường. Hạn chế đồ ngọt vì chúng chứa nhiều đường và hàm lượng photpho cao.
Kiêng những thực phẩm giàu photo như thịt, thịt đỏ, phủ tạng, thịt đã qua chế biến.
Không nên ăn đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn chiên quá kỹ và nhiều dầu.
Không nên ăn đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ.
Hạn chế các sản phẩm bơ sữa vì có chứa nhiều chất béo bão hòa gây thêm viêm đau.
Hạn chế những thực phẩm giàu axit oxalic như mận, nam việt quất, củ cải.
Nên kiêng những thực phẩm làm tăng lipit máu như xúc xích, thịt mỡ, bơ, dăm bông, bánh kẹo. Chất này gây bất lợi cho người đang bị đau khớp.
Đối với đau khớp gối do bệnh gout, cần lưu ý thêm là kiêng các loại đậu, cây họ đậu, súp lơ, măng tây, nấm.

Thêm một bệnh về xương khớp phổ biến hiện nay là thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm là do nhân nhầy đĩa đệm cột sống tho...
17/11/2022

Thêm một bệnh về xương khớp phổ biến hiện nay là thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm là do nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm do các yếu tố như: di truyền, tư thế sai trong lao động, vận động, thoái hóa tự nhiên... Ngoài ra, bị tai nạn, chấn thương cột sống cũng gây thoát vị đĩa đệm.
Người bị thoát vị đĩa đệm thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm mất nước. Bệnh gây nên những triệu chứng nhức, tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân, hay đau từ vùng cổ, gáy lan ra hai vai xuống cánh tay, bàn tay… Song song đó bệnh thường gây đau cột sống và đau rễ thần kinh, mỗi đợt đau kéo dài từ 1-2 tuần. Giai đoạn đầu có thể đau âm ỉ nhưng càng về sau càng đau nhiều và dữ dội hơn.
Tương tự như thoái hóa khớp hay viêm khớp dạng thấp, thoát vị đĩa đệm khó chữa trị khỏi hoàn toàn. Một khi nhân nhầy đã thoát ra ngoài, cột sống sẽ trở nên yếu và dễ bị mất ổn định. Hơn nữa, cơn đau thoát vị có thể khiến cho dáng đi đứng của người bệnh bị thay đổi, dẫn đến teo cơ, vẹo cột sống.

Bệnh viêm khớp là một bệnh lý phổ biến, bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nguy cơ dính khớp, ...
17/11/2022

Bệnh viêm khớp là một bệnh lý phổ biến, bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nguy cơ dính khớp, ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh.
1. Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp
Viêm khớp là tình trạng viêm tại khớp, xảy ra ở một khớp hoặc nhiều khớp. Có hơn 100 loại viêm khớp khác nhau nhưng phổ biến nhất là thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp.
Để chẩn đoán viêm khớp dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng:
1.1. Triệu chứng lâm sàng bệnh viêm khớp
Đau khớp: Là triệu chứng hay gặp nhất, đau có thể ít hoặc nhiều. Đau tăng khi vận động giảm khi nghỉ ngơi, đau do viêm thường đau tăng về đêm, khi thay đổi thời tiết...
Sưng, nóng và đỏ khớp: Do phản viêm nên gây sưng khớp. Mức độ sưng, nóng, đỏ tùy thuộc vào tình trạng viêm khớp.
Cứng khớp: Cảm giác khó cử động khớp, hay xuất hiện vào buổi sáng gọi là cứng khớp buổi sáng, sau một thời gian không vận động cũng gây ra cứng khớp. Nếu tình trạng cứng khớp buổi sáng trên một giờ là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp.
Biến dạng khớp: Khi sụn bị mòn bởi tình trạng viêm khớp có thể xuất hiện biến dạng khớp.
Ngoài ra trường hợp bệnh viêm mạn tính như viêm khớp dạng thấp gây ra mệt mỏi, người bệnh có thiếu máu nhẹ...
khớp gối
Đau khớp là triệu chứng hay gặp nhất của bệnh viêm khớp
1.2. Cận lâm sàng
Xét nghiệm máu:
Xét nghiệm các yếu tố viêm: Tốc độ máu lắng, CRP, bạch cầu...
Xét nghiệm miễn dịch: Yếu tố thấp RF, anti CCP giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp...
Chẩn đoán hình ảnh
Siêu âm khớp: Phát hiện tình trạng có dịch khớp, tổn thương phần mềm quanh khớp, phát hiện những thay đổi sớm trong bệnh viêm khớp.
Chụp X-quang khớp: Có thể xuất hiện các dấu hiệu bào mòn sụn khớp, đặc xương dưới sụn g*i xương, hẹp khe khớp, nặng hơn là hình ảnh dính khớp.
Chụp CT: Thường được chỉ định trong những trường hợp đau cột sống nghi viêm tủy xương...
Chụp MRI: Cho phép đánh giá các bệnh lý tại khớp như viêm khớp, phần mềm quanh khớp...
Xạ hình xương: Đánh giá toàn bộ hệ thống xương, phát hiện sớm bệnh lý viêm khớp, các bệnh lý ác tính tại xương ung thư xương nguyên phát và ung thư di căn xương...
2. Phương pháp điều trị bệnh viêm khớp
Điều trị bệnh viêm khớp kết hợp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu và thay đổi lối sống:
2.1. Điều trị nội khoa
Các thuốc được dùng trong điều trị bệnh viêm khớp bao gồm:
Thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau theo bậc của tổ chức y tế thế giới. Giảm đau bằng sử dụng paracetamol.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Tác dụng giảm đau, giảm viêm khớp.
Thuốc được sử dụng như: meloxicam, ibuprofen, diclofenac...
Các thuốc có tác dụng chống thoái hóa tác dụng chậm như: Glucosamin..
Thuốc ức chế miễn dịch: Dùng trong trường hợp bệnh lý tự miễn như viêm khớp dạng thấp.
Thuốc
Bệnh nhân có thể được sử dụng một số thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ
2.2. Vật lý trị liệu
Tập vận động khớp: Hạn chế tình trạng cứng khớp, dính khớp. Tập vận động khớp theo tầm vận động của khớp. Chú ý khi có viêm cấp thì không nên vận động nhiều, qua đợt viêm cấp có thẻ tập vận động.
Siêu âm trị liệu: Có tác dụng giảm viêm.
Nhiệt trị liệu: Dùng nhiệt lạnh trong đợt viêm cấp, khi đỡ viêm dụng nhiệt nóng để tăng nuôi dưỡng khớp.
2.3. Thay đổi lối sống
Duy trì cân nặng hợp lý, thường xuyên tập thể dục.
Giữ ấm cơ thể khi thay đổi thời tiết, hạn chế tiếp xúc với những nơi ẩm thấp.
Không hút thuốc lá, hạn chế stress, thư giãn cơ thể và ngủ đủ giấc giúp hạn chế tình trạng viêm khớp.
Hạn chế ăn chất béo no, tăng cường ăn ngũ cốc và các loại rau xanh và các chất chứa nhiều canxi, vitamin D.

"❌BIẾN CHỨNG CỦA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM ❌📌RỐI LOẠN ĐẠI TIỂU TIỆNThoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khiến khớp xương ở vùng cộ...
11/11/2022

"❌BIẾN CHỨNG CỦA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM ❌
📌RỐI LOẠN ĐẠI TIỂU TIỆN
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khiến khớp xương ở vùng cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, khiến cho dây thần kinh ở vùng thắt lưng bị chèn ép dẫn đến hiện tượng rối loạn cơ tròn, khi đó người bệnh mắc phải chứng đại tiểu tiện không tự chủ. Ban đầu, vùng xương cùng bị bí tiểu, sau đó người bệnh đái dầm và nước tiểu chảy một cách thụ động.
📌ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỄ THẦN KINH
Vùng cột sống là nơi có nhiều dây thần kinh chạy dọc, do đó khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể làm cho dây thần kinh bị tổn thương, khiến người bệnh đau nhức khó chịu. Khi thoát vị đĩa đệm bước sang giai đoạn cục bộ, các cơn đau cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn, không chỉ gây cảm giác đau ở vùng cột sống thắt lưng mà còn lan xuống chân tay, đau mạnh khi vận động hoặc làm việc nặng, ho, hắt hơi, đi lại, đứng ngồi lâu...
📌 GÂY TÊ LIỆT TÀN PHẾ
Biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể gây tàn phế. Mất khả năng vận động"

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh viêm khớpKhi khớp bị viêm, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng như sau:Đau khớp: Khớ...
11/11/2022

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh viêm khớp
Khi khớp bị viêm, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng như sau:
Đau khớp: Khớp xuất hiện các cơn đau khó chịu, ngay cả khi nghỉ ngơi. Cơn đau tăng khi vận động, về đêm, thời tiết thay đổi…
Giảm khả năng vận động của khớp: Do mỗi lần cử động, cơn đau khớp càng dữ dội hơn nên người bệnh rất ngại vận động khớp.
Cứng khớp: Đây là một triệu chứng điển hình của viêm khớp. Người bệnh cảm thấy khó cử động khớp, biểu hiện rõ nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy, sau khi ngồi vào bàn làm việc hoặc sau khi ngồi trong ô tô một thời gian dài. viêm khớp. Người bệnh cảm thấy khó cử động khớp, biểu hiện rõ nhất là vào buổ
Sưng khớp: Khớp bị sưng do phản ứng viêm, thường gặp khi mắc các bệnh lý viêm khớp cấp tính.
Biến dạng khớp: Khớp bị biến dạng, khi cử động khớp, nghe thấy tiếng lạo xạo.
Các triệu chứng khác: Vùng da quanh khớp bị đỏ, người bệnh mệt mỏi, sốt, phát ban, sụt cân…

Bệnh GoutGout là một loại bệnh viêm khớp khá phổ biến ở nước ta, gặp chủ yếu ở những người trên 40 tuổi và chiếm tỉ lệ c...
07/11/2022

Bệnh Gout
Gout là một loại bệnh viêm khớp khá phổ biến ở nước ta, gặp chủ yếu ở những người trên 40 tuổi và chiếm tỉ lệ cao nhất là người cao tuổi. Bệnh Gout chia thành các giai đoạn cấp tính và mạn tính. Nguyên nhân của bệnh là do sự rối loạn chuyển hóa, trong đó có tình trạng tăng acid uric trong máu.
Bệnh thường gặp ở nam giới và có liên quan tới chế độ ăn uống của người bệnh như ăn quá nhiều chất đạm, uống quá nhiều bia, rượu…
Biểu hiện của bệnh Gout là các khớp xương bị viêm, sưng tấy, nóng, đau nhức. Bên cạnh đó, sự tăng chất acid uric trong máu sẽ gây ra tình trạng hình thành sạn trong thận.
Hầu hết các bệnh nhân Gout có các cơn đau tái phát trong vòng vài năm, tùy theo thể trạng và lối sống.

❌ NGƯỜI BỊ ĐAU XƯƠNG KHỚP KIÊNG ĂN GÌ? ❌Việc kiêng khem có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh và quá trình phục hồi....
07/11/2022

❌ NGƯỜI BỊ ĐAU XƯƠNG KHỚP KIÊNG ĂN GÌ? ❌
Việc kiêng khem có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh và quá trình phục hồi. Để bệnh mau khỏi, không tái phát, người bệnh xương khớp nên kiêng một số thực phẩm sa u:
1️⃣ Kiêng thịt đỏ: Thịt bò, thịt cừu… Những thực phẩm này có lượng photpho và axit uric cao, làm tăng mức độ viêm nhiễm.
2️⃣ Nội tạng động vật: Đây là loại thực phẩm chứa nhiều photpho, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ gây mất canxi, làm cho xương yếu dần và dễ bị viêm.
3️⃣ Thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa: Đồ ăn chiên xào, mỡ động vật, đồ ăn nhanh… làm tăng phản ứng viêm và đau nhức.
4️⃣ Kiêng ăn muối, đường và đồ ngọt vì những thực phẩm này có thể ngăn chặn cơ thể hấp thụ canxi.
5️⃣ Tránh xa thuốc lá, cà phê, bia, rượu, đồ uống có cồn, chất kích thích…
6️⃣ Không nên ăn các thực phẩm nhiều axit oxalic như củ cải, mận…
7️⃣ Bên cạnh những đồ ăn nên kiêng, người bệnh nên chú ý bổ sung những loại thực phẩm tốt cho xương khớp như: Thực phẩm giàu Omega 3 (cá hồi, cá ngừ…), thực phẩm chứa nhiều canxi (xương ống, sữa…), rau xanh, trái cây và củ có màu vàng, thực phẩm giàu Vitamin C, D…

*Triệu chứng của đau khớp gốiCó nhiều dấu hiệu cảnh báo sớm các bệnh về đau khớp gối, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý nếu g...
03/11/2022

*Triệu chứng của đau khớp gối
Có nhiều dấu hiệu cảnh báo sớm các bệnh về đau khớp gối, bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý nếu gặp các triệu chứng sau:
+ Cứng khớp vào mỗi sáng thức dậy: Đây là một triệu chứng thường thấy ở những người bị đau khớp gối.
+ Mỗi khi vận động nhiều như đi bộ, chạy nhảy sẽ cảm nhận những cơn đau và lan ra quanh vùng khớp.
+ Khi di chuyển hay việc đứng lên ngồi xuống, đầu gối thường phát ra những âm thanh đặc trưng của cơ xương: rắc rắc, lục khục.
+ Người bị đau khớp gối thường bị đau mỗi khi di chuyển lên xuống cầu thang.
+ Đầu gối có dấu hiệu sưng tấy và đau ở khu vực xương bánh chè.
*Một số bệnh lý gây đau khớp gối
Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương làm giảm thiểu lượng dịch ở khớp. Đây là bệnh mạn tính thường xảy ra ở người trung niên và người cao tuổi. Thoái hóa khớp đầu gối thường có các biểu hiện như khớp gối kêu lục cục, răng rắc, đầu gối đau mỏi.
Bệnh gout: Với bệnh nhân bị gout thì đau khớp gối là một triệu chứng thường thấy do các khối axit uric đọng lại ở các khớp xương chèn ép các dây thần kinh cảm giác, gây ra những cơn đau.
Viêm đa khớp dạng thấp: Thường thấy ở phụ nữ trung niên, là một bệnh tự miễn, có biểu hiện như cứng khớp vào buổi sáng, sưng đau các khớp. Tổn thương thường gặp ở khuỷu tay hoặc gần khớp gối. Sưng đau khớp trong tình trạng này thường có tính chất đối xứng các khớp nhỏ ở bàn tay, bàn chân, khớp gối, khuỷu. Vùng da và các tổ chức quanh khớp mềm và bị nóng do hiện tượng viêm tấy.

*Nguyên nhân thoái hóa cột sốngNguyên nhân chính thoái hóa cột sống là do tuổi tác, ngoài ra còn do chấn thương sau ngã,...
03/11/2022

*Nguyên nhân thoái hóa cột sống
Nguyên nhân chính thoái hóa cột sống là do tuổi tác, ngoài ra còn do chấn thương sau ngã, tai nạn, công việc phải sử dụng đến cột sống nhiều như mang vác, bưng bê..
Nguyên nhân ở người trẻ tuổi là do tính chủ quan, coi thường sức khỏe của chính bản thân,lười vận động, chế độ ăn uống thất thường, không khoa học ăn nhiều đồ ăn nhanh, làm việc ngồi sai tư thế quá lâu…
*Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thoái hóa cột sống
Canxi là một nguyên tố cấu thành xương chủ yếu, vì vậy người bị thái hóa cột sống nên ăn những thức ăn chứa nhiều canxi cho cơ thể để bảo vệ xương chắc khỏe. Thức ăn chứa nhiều canxi gồm hải sản tôm cua, các loại cá nhỏ có thể ăn cả xương, các sản phẩm từ sữa, hoa quả, rau xanh, rau chân vịt, tỏi, sữa đậu nành…
Thường xuyên vận động sẽ tang hấp thụ canxi, làm cho xương chắc khỏe. Tao thói quen ra ngoài trời để cơ thể tiếp xúc với anh nắng sẽ giúp tổng hợp vitamin D. Đây là vitamin giúp hấp thu và chuyển hóa canxi trong cơ thể.

*4 triệu chứng thoát vị đĩa đệm mà bạn có thể dễ dàng nhận biết1,Cảm giác cơ thểĐừng nghĩ thoát vị đĩa đệm chỉ gây đau đ...
03/11/2022

*4 triệu chứng thoát vị đĩa đệm mà bạn có thể dễ dàng nhận biết
1,Cảm giác cơ thể
Đừng nghĩ thoát vị đĩa đệm chỉ gây đau đớn cho các vùng cột sống, triệu chứng thoát vị đĩa đệm người bệnh có thể chuẩn đoán khá chính xác thông qua một số triệu chứng thoát vị đĩa đệm về mặt cảm giác. Nếu đột nghiên dạo gần đây bạn cảm thấy ê ẩm, đau buốt đốt sống, tê bì, mất cảm giác thì hãy cẩn thận sự xuất hiện của thoát vị đĩa đệm.
Điều này có thể đúng, có thể sai bởi biểu hiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm ban đầu khá mơ hồ, thậm chí gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, khi mà đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí ban đầu, dây chằng bị chèn ép, các đầu xương tỳ trực tiếp lên nhau thì những cơn đau buốt, tê bì kéo đến là hoàn toàn dễ hiểu. Vì thế, ngay từ đầu hãy chú ý đến những cảm giác bất thường này để có thể phát hiện bệnh sớm nhất có thể.
Khi bệnh càng nặng, dấu hiệu tê chân, tay càng rõ ràng; các bệnh lý liên quan đến xương khớp, như: thoát vị, thoái hóa, viêm khớp, chấn thương cột sống…chèn ép hay làm tổn thương các dây thần kinh cũng sẽ dẫn đến hiện tượng tê bì. Ngoài ra, một số người bị nhiễm trùng do lao, thương hàn hay nhiễm virus, nhiễm độc thủy ngân, chì, hóa chất công nghiệp cũng sẽ xuất hiện các triệu chứng tê bì.
Các bác sĩ cho biết: nếu tê bì chân, tay do sinh lý, những triệu chứng tê bì sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng không cần điều trị chỉ cần thay đổi tư thế, ngủ nghỉ phù hợp, thường xuyên vận động, rèn luyện thể chất nhất, xoa bóp vùng tay chân bị tê. Giữ ấm cho chân tay khi thời tiết lạnh; đồng thời thực hiện chế độ ăn giàu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B; nên uống nhiều nước, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt; không nên ăn thực phẩm nhiều axit, đồ chiên rán, đồ ngọt, đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn. Còn tê bì chân, tay do bệnh lý cần phải điều trị tích cực, kiểm soát tốt các bệnh mạn tính, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nếu không điều trị đúng, kịp thời, sẽ gây những biến chứng khó lường.
2,Đau một nửa bên cơ thể
Bạn đã nghe nói về triệu chứng đau thần kinh toa chưa, đó là cơn đau nửa người chạy dọc theo dây thần kinh cảm giác. Nguồn gốc ban đầu của thoát vị đĩa đệm cũng là những cơn đau nửa người do đĩa đệm bắt đầu lồi ra. Khi đó triệu chứng thoát vị đĩa đệm chỉ cần chúng ta vận động mạnh một chút, dây thần kinh có thể bị chèn ép gây đau đớn một bên cơ thể. Cơn đau lúc này có thể đến bất ngờ nhưng cũng qua đi nhanh chóng, do đó mà hầu hết người bệnh không để tâm đến dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm này.
3,Vị trí đau khác nhau
Hầu hết chúng ta đều nghĩ thoát vị là chỉ đau lưng. Điều này không sai, bởi thắt lưng chính là nơi gánh chịu khối lượng công việc nặng nề và đĩa đệm cột sống lưng cũng dễ bị thoát vị nhất. Tuy nhiên, đừng chủ quan bởi ngoài lưng, vùng cổ cũng là nơi cần chú ý. Tùy vào vị trí bị tổn thương mà cơ thể gửi thông tin, dấu hiệu thoát vị đĩa đệm khác nhau:
TVĐĐ cột sống cổ: đau vùng cổ, vai, gáy, cánh tay, tê ngón tay, bàn tay hoặc toàn bộ cánh tay…
TVĐĐ cột sống lưng: đau liên sườn, lan theo vòng cung ra trước ngực, tê, đau vùng thắt lưng, mông, vùng đùi kéo xuống cẳng chân và bàn chân… thậm chí mất cảm giác
*Mọi hoạt động bị hạn chế
Dạo gần đây, bạn cảm thấy mọi hoạt động sinh hoạt gần như bị chi phối bởi những cơn đau cổ, đau lưng triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Nếu như trước kia bạn có thể chạy bộ cả nửa tiếng, đẩy tạ vài chục kg, cúi rồi xoay người cười đùa thoải mái thì mọi chuyện tự nhiên hoàn toàn thay đổi. Bạn mỏi nhừ cả người chỉ sau khi đi bộ vài phút, cột sống lưng đau điếng vì hoạt động mạnh, đáng lo hơn là chỉ cần hắt xì, cười mạnh, xoay người nhanh một chút cũng cảm thấy buốt hết xương cốt thì hãy cẩn thận, rất có thể đó là những dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm.
Tùy vào mức độ thoát vị mà vị trí cũng như mức độ cơn đau khác nhau. Một số bệnh nhân triệu chứng thoát vị đĩa đệm cảm thấy không quá ảnh hưởng, số khác thì mọi hoạt động sinh hoạt cần đến sự di chuyển linh hoạt lại như bị bó hẹp hoàn toàn. Dù thế nào đi nữa thì bạn cũng cần đến ngay bác sĩ mà chụp một tấm X-quang hoặc MRI để đoán xem cơ thể đang cảnh báo mình điều gì.

Có Lẽ Niềm Vui Mỗi Ngày Là Giúp Ích Cho Nhiều Người Được Sống Vui Sống Khỏe.
25/10/2022

Có Lẽ Niềm Vui Mỗi Ngày Là Giúp Ích Cho Nhiều Người Được Sống Vui Sống Khỏe.

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh viêm khớpKhi khớp bị viêm, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng như sau:Đau khớp: Khớ...
25/10/2022

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh viêm khớp
Khi khớp bị viêm, người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng như sau:
Đau khớp: Khớp xuất hiện các cơn đau khó chịu, ngay cả khi nghỉ ngơi. Cơn đau tăng khi vận động, về đêm, thời tiết thay đổi…
Giảm khả năng vận động của khớp: Do mỗi lần cử động, cơn đau khớp càng dữ dội hơn nên người bệnh rất ngại vận động khớp.
Cứng khớp: Đây là một triệu chứng điển hình của viêm khớp. Người bệnh cảm thấy khó cử động khớp, biểu hiện rõ nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy, sau khi ngồi vào bàn làm việc hoặc sau khi ngồi trong ô tô một thời gian dài.
Sưng khớp: Khớp bị sưng do phản ứng viêm, thường gặp khi mắc các bệnh lý viêm khớp cấp tính.
Biến dạng khớp: Khớp bị biến dạng, khi cử động khớp, nghe thấy tiếng lạo xạo.
Các triệu chứng khác: Vùng da quanh khớp bị đỏ, người bệnh mệt mỏi, sốt, phát ban, sụt cân…

*Bệnh xương khớp nên ăn gìThực phẩm giàu canxi, vitamin D: Đậu nành, phô mai và sữa không béo, cá hồi, hạnh nhân, mướp t...
20/10/2022

*Bệnh xương khớp nên ăn gì
Thực phẩm giàu canxi, vitamin D: Đậu nành, phô mai và sữa không béo, cá hồi, hạnh nhân, mướp tây, cải xoăn, hạt mè, rong biển, hạt điều, đậu hũ, đậu trắng, trứng. (Có thể bổ sung thêm vitamin D bằng cách tắm nắng trước 8h sáng và sau 5h chiều)
Táo: Giúp xoa dịu những chứng sưng viêm với bệnh nhân xương khớp.
Các loại rau xanh đậm: rau bina, bắp cải, cải xanh.
Một số loại ngũ cốc: lúa mỳ, lúa mạch đen, gạo lứt.
Bạc hà, mùi tây, húng tây, húng quế, đinh hương.
Các loại thực phẩm cung cấp nhiều magie: mơ, chuối.
Các loại hoa quả cung cấp vitamin C.
Dầu hạt cần là thực phẩm có thể kết hợp chế biến các món ăn. Có tác dụng giảm đau, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho sụn.
Vỏ tôm, cua cung cấp chất glosamin, chất này giúp làm chậm sự thoái hóa, có lợi cho mọi trường hợp bệnh xương khớp.
*Bệnh xương khớp kiêng ăn những gì
Nội tạng động vật: Trong nội tạng cung cấp rất nhiều đạm, chất béo và cholesterol. Chất béo hay cholesterol trong trường hợp này không phải loại tốt cho cơ thể. Người phương Tây không bao giờ sử dụng lại nội tạng sau khi giết mổ, vì chúng được chứng minh là không tốt cho cơ thể.
Thực phẩm chứa nhiều photpho sẽ khiến canxi bị mất đi: Muối, đường, bia rượu, đồ ngọt, nước uống có ga.
Thịt đỏ cũng là dạng thực phẩm không nên áp dụng cho chế độ ăn của người bệnh xương khớp. Với những loại thịt cá ngừ, cá hồi, cá thu giàu vitamin và omega 3, 6, người bệnh vẫn có thể bổ sung một lượng vừa đủ mỗi ngày (khoảng 70g).
Các loại thực phẩm giàu chất béo: Dầu và bơ thực vật, đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán xào nhiều dầu mỡ.
Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng: Ngô, sản phẩm chế biến của bơ sữa, các loại quả thuộc họ cam.
Các loại quả giàu axit oxalic như mận, việt quất.

*Thực phẩm nên ăn với người viêm khớp dạng thấpThực phẩm giàu omega 3Cá hồi, cá mòi, cá ngừ, mỡ cá. Đây là chất béo rất ...
20/10/2022

*Thực phẩm nên ăn với người viêm khớp dạng thấp
Thực phẩm giàu omega 3
Cá hồi, cá mòi, cá ngừ, mỡ cá. Đây là chất béo rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là xương khớp. Giúp ngăn các phản ứng của hệ miễn dịch gây ra viêm khớp. Giúp không bị cứng khớp vào buổi sáng, hạn chế đau xương khớp.
Các loại Vitamin C, D và E
Có tác dụng chống viêm, giảm đau giúp cải thiện tình trạng viêm xương khớp. Những thực phẩm như đỗ tương, giá đỗ, hạt hướng dương, vừng lạc, mầm lúa mạch là những thực phẩm giàu vitamin không nên bỏ qua.
Ngũ cốc
Là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn như: Gạo lứt, lúa mì, lúa mạch đen chứa nhiều carbohydrate phức hợp, mang lại nguồn năng lượng dồi dào cho người bị đau xương khớp.
Bắp cải
Loại rau này có tác dụng như chất bôi trơn làm chuyển động các khớp được linh hoạt.
Cà chua
Đây là thực phẩm tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp. Khá nhiều món ăn được chế biến từ cà chua hay một cốc nước ép cà chua chín mỗi ngày rất cần thiết cho việc bảo vệ sụn khớp.
Anh đào
Là một loại trái cây rất tốt cho người viêm khớp, có thể làm giảm triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp. Sử dụng nước ép anh đào thường xuyên có thể cải thiện đáng kể những cơn đau và cứng khớp.
Nghệ
Là sản phẩm chống viêm rất hiệu quả. Trong nghệ có thành phần Curcumin, một hoạt chất rất tốt giúp kháng viêm và tốt cho những người bị viêm khớp dạng thấp.
Một số thực phẩm khác
Như húng quế, húng tây, bạc hà, ớt, mùi tây và cây đinh hương. Các nguồn thức ăn giàu magie cũng nên ăn như: Đậu, quả mơ, rau xanh.
*Thực phẩm nên hạn chế với người viêm khớp dạng thấp
Đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chế biến sẵn, đồ chiên rán
Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo bão hoà gây kích thích phản ứng viêm và khiến người viêm khớp dạng thấp có cảm giác đau hơn.
Các thực phẩm như ngô, bơ sữa, cam quít, cua, tôm, lươn, trạch.
Đồ nếp đã qua chế biến.
Các loại thực phẩm này dễ gây tình trạng dị ứng do viêm khớp.
Bột mì: sẽ khiến tình trạng viêm khớp tăng lên.
Chuối tiêu, các loại cà, thịt chó, canh cua là những thực phẩm không tốt với bệnh viêm khớp dạng thấp.
Một vấn đề quan trọng với bệnh xương khớp là hạn chế tối đa việc tăng cân. Bởi trọng lượng tăng có thể gia tăng áp lực cho xương khớp đang bị tổn thương.

😲😲😲 Các bệnh xương khớp thường gặp 😲😲😲👉 1. Thoái hóa khớp..Thoái hóa khớp (còn gọi là viêm xương khớp do thoái hóa) là t...
20/10/2022

😲😲😲 Các bệnh xương khớp thường gặp 😲😲😲
👉 1. Thoái hóa khớp..
Thoái hóa khớp (còn gọi là viêm xương khớp do thoái hóa) là tình trạng tổn thương sụn, xương dưới sụn và giảm thiếu chất lượng dịch khớp...
Bình thường, sụn khớp nguyên vẹn, trơn láng và cấu trúc xương dưới sụn ổn định... Khi khớp bị thoái hóa, sụn khớp bị bào mòn, xù xì,, nặng hơn có thể trơ ra đầu xương dưới sụn; đồng thời, vùng xương dưới sụn cũng thay đổi cấu trúc dẫn đến phản ứng tạo các chất gây viêm,, xuất hiện các triệu chứng như đau, sưng tấy.viêm,, xuất hiviêm,, xuất hi
Triệu chứng của thoái hóa khớp..
Thoái hóa khớp phát triển âm thầm nên ở giai đoạn đầu hầu như không có dấu hiệu... Khi xuất hiện triệu chứng, khớp đã bị tổn thương, thường gặp như sau:
- Đau: ở vị trí khớp bị thoái hóa,,, thường xuất hiện và tăng nặng khi vận động hay thay đổi tư thế.. Đau nhiều khi tăng cân, đặc biệt đau ở khớp gối, khớp háng,, khớp gót chân - những khớp gánh trọng lượng cơ thể nhiều nhất.. Thường xuất hiện từng đợt kéo dài rồi giảm, sau đó lại xuất hiện đợt khác.. Đau nhiều có co cơ phản ứng..
- Vận động khó khăn, đi lại khập khiễng do đau khớp háng, khó cử động cổ - đau mỏi vùng sau gáy lan đến cánh tay,, tay không cầm nắm được....
- Cứng khớp vào buổi sáng hoặc ngồi lâu, thường kéo dài dưới 30 phút...
- Khớp kêu lạo xạo, lục cục mỗi khi co duỗi, thường đi kèm với cơn đau...
- Khớp tê, sưng, biến dạng, teo cơ. Đây là những dấu hiệu chứng tỏ sụn khớp - xương dưới sụn bị tổn thương nghiêm trọng,, thường gặp như: đầu gối lệch trục,, ngón tay trở nên gồ ghề và cong, ngón chân cứng và cong veo...
Các khớp xương dễ bị thoái hóa..
- Khớp gối: rất phổ biến vì đây là khớp chính để giữ cơ thể đứng vững, xoay và di chuyển... Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: đau ở phía trước và bên cạnh đầu gối; khớp yếu đi khiến đầu gối khuỵu xuống; ngồi xổm và đứng dậy rất khó khăn,, tê chân, biến dạng ở khớp gối...
- Khớp háng: có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên... Triệu chứng thường gặp như: cảm giác đau sâu bên trong phía trước háng, cũng có thể đau ở bên cạnh hoặc phía trước đùi,,, ở sau mông và lan xuống đầu gối...
- Khớp ngón tay, bàn tay: các khớp sưng đau, đặc biệt là khi bệnh vừa mới bắt đầu.. Sau đó có thể hình thành các nốt cứng trên các khớp khiến ngón tay trở gồ ghề, cong vẹo...
- Cột sống thắt lưng: Là tổn thương cột sống thường gặp nhất,, đôi khi ảnh hưởng đến thần kinh tọa khiến người bệnh có cảm giác đau rất mạnh từ lưng xuống mặt trong đùi và chân... Giai đoạn đầu, bệnh nhân thấy đau nhiều khi mới ngủ dậy.. Sau đó, cơn đau sẽ dần dần kéo dài cả ngày, tăng lên khi làm việc nhiều...
- Cột sống cổ: Người bệnh có cảm giác đau mỏi phía sau gáy, lan đến cánh tay ở bên có dây thần kinh bị ảnh hưởng...
- Khớp bàn chân: Vị trí thường gặp nhất là gốc của ngón cái, gây cứng khớp hoặc biến dạng,, cong vẹo, khiến cho việc đi đứng trở nên khó khăn và đau đớn...
- Khớp gót chân: Người bệnh thường có cảm giác bị thốn ở gót vào buổi sáng,, khi bước chân xuống giường và đi vài bước đầu tiên.
👉 2. Một số bệnh xương khớp khác..
- Bệnh viêm khớp dạng thấp: là một bệnh lý khớp mãn tính thường gặp, đồng thời là một bệnh tự miễn điển hình, khả năng gây tàn phế cao... Biểu hiện đặc trưng: viêm màng hoạt dịch ăn mòn ở các khớp ngoại biên, đối xứng, diễn biến kéo dài, tiến triển từng đợt, xu hướng tăng dần,, dẫn đến tổn thương sụn khớp, ăn mòn xương gây biến dạng khớp, dính khớp và mất chức năng vận động...
- Bệnh viêm khớp phản ứng: được đặc trưng bởi tình trạng viêm khớp tiếp theo sau tình trạng nhiễm trùng. Biểu hiện viêm có thể từ một đến vài khớp,,, thường gặp các khớp lớn ở hai chân, cột sống, khớp cùng chậu, viêm các điểm bán gân, viêm dây chằng...
- Hội chứng đau thắt lưng: là hội chứng xương khớp hay gặp nhất,,, đau do nguyên nhân cơ học hoặc do một bệnh toàn thân chiếm khoảng 65-80% người lớn và 10% số này bị chuyển thành đau mãn tính...
- Đau thần kinh tọa: được biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa, đi từ cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi,,, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Thường gặp đau một bên,,, ở lứa tuổi lao động (30-50 tuổi). Nguyên nhân thường gặp là do thoát vị đĩa đệm,,, trượt đốt sống, thoái hóa cột sống thắt lưng gây hẹp ống sống thắt lưng. Các nhóm nguyên nhân này có thể kết hợp với nhau...

Tranh thủ lót dạ lại lên đường đi tìm cây thuốc điều trị cho bà con tiếp!
17/10/2022

Tranh thủ lót dạ lại lên đường đi tìm cây thuốc điều trị cho bà con tiếp!

Ngày mới lên rừng hái thuốc về chữa bệnh cứu giúp bà con khắp cả nước
17/10/2022

Ngày mới lên rừng hái thuốc về chữa bệnh cứu giúp bà con khắp cả nước

*Dinh dưỡng cho người đau khớp gốiCáCác nhà dinh dưỡng cho biết việc ăn nhiều cá biển, đặc biệt là cá hồi, cá ngừ, cá tr...
17/10/2022

*Dinh dưỡng cho người đau khớp gối

Các nhà dinh dưỡng cho biết việc ăn nhiều cá biển, đặc biệt là cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi, cá thu, cá tuyết giàu axit béo omega-3, có tác dụng chống viêm rất tốt, giúp giảm đau và giảm cứng khớp vào mỗi buổi sáng thức dậy ở những người bị viêm khớp dạng thấp.
Nước cam
Uống nước cam rất tốt cho người bị đau khớp gối. Cam là một trong những nguồn cung cấp nhiều vitamin C – chất dinh dưỡng giúp cơ thể chống lại đau khớp gối.
Một trung tâm nghiên cứu của Australia đã tiến hành nghiên cứu gần 300 người trung niên khoảng 10 năm. Kết quả cho thấy những người bổ sung đủ vitamin C cần thiết cho cơ thể ít bị những cơn đau liên quan đến bệnh thoái hóa khớp gối hơn. Không chỉ cam, lượng vitamin C dồi dào có thể tìm thấy trong ớt xanh, bưởi và dâu tây.
Cải bó xôi
Các loại rau xanh đặc biệt là cải bó xôi (rau chân vịt) là những thực phẩm tốt cho khớp gối. Các nhà khoa học Australia đã phát hiện trong cải bó xôi có chứa lượng lớn chất chống oxy hóa Lutein và Zeaxanthin. Những chất này có thể giúp giảm đau khớp gối do viêm xương khớp. Đồng thời cũng có tác dụng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tầm nhìn.
Khopanplus.vn: dinh dưỡng cho người đau khớp gối
Hành tây
Hành tây giàu Quercetin, một loại flavonoid có đặc tính chống viêm mạnh.
Những người bị bệnh đau khớp gối cần tăng cường hành tây vào khẩu phần ăn của mình để kìm hãm những cơn đau.
Nghệ vàng và gừng
Gừng và nghệ là hai loại thảo dược dùng để giảm đau dạ dày. Các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra nó có thể giảm đau bằng cách kháng viêm. Do đó, đây cũng là hai trong số nhiều thực phẩm ghi tên vào danh sách những món ăn tốt cho người bị bệnh đau khớp gối.
*Người bị đau khớp gối nên kiêng gì?
Nên hạn chế những thức ăn không tốt cho xương khớp như chuối tiêu, các loại cà (cà chua, cà ghém, cà pháo). Ngoài ra còn có canh cua và thịt chó.
Giảm muối, đường. Hạn chế đồ ngọt vì chúng chứa nhiều đường và hàm lượng photpho cao.
Kiêng những thực phẩm giàu photo như thịt, thịt đỏ, phủ tạng, thịt đã qua chế biến.
Không nên ăn đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn chiên quá kỹ và nhiều dầu.
Không nên ăn đồ ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ.
Hạn chế các sản phẩm bơ sữa vì có chứa nhiều chất béo bão hòa gây thêm viêm đau.
Hạn chế những thực phẩm giàu axit oxalic như mận, nam việt quất, củ cải.
Nên kiêng những thực phẩm làm tăng lipit máu như xúc xích, thịt mỡ, bơ, dăm bông, bánh kẹo. Chất này gây bất lợi cho người đang bị đau khớp.
Đối với đau khớp gối do bệnh gout, cần lưu ý thêm là kiêng các loại đậu, cây họ đậu, súp lơ, măng tây, nấm.

Address

116 Hàm Nghi, Kim Tân
Lào Cai
31000

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Thầy Thuốc Phạm Văn Thanh - Điều Trị Xương Khớp posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Category

Nearby media companies



You may also like