17/07/2024
👏 CHUẨN BỊ LÊN ĐỒ CHECK IN THUI 👏 😍 LỄ KHÁNH THÀNH CHÙA CẦU SẼ DIỄN RA VÀO LÚC 16H30 NGÀY 03/08/2024 😍
Nằm trong khuôn khổ sự kiện "Giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản" lần thứ 20 - năm 2024, Lễ khánh thành dự án tu bổ di tích Chùa Cầu sẽ diễn ra vào 16h30 ngày 03/8/2024. Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu có tổng mức đầu tư hơn 20,2 tỷ đồng; trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%, ngân sách TP.Hội An bố trí 50%. Vào tháng 5/2024, dự án đã được UBND tỉnh Quảng Nam thống nhất gia hạn thời gian thi công xây dựng, tu bổ công trình thêm 180 ngày nhằm hoàn thành các công việc, khối lượng còn lại của dự án.
Chùa Cầu là một di tích mang tính biểu tượng của thành phố Hội An và là minh chứng sâu sắc cho sự hiện diện, quá trình giao lưu văn hóa của Nhật Bản tại Hội An.
Chùa Cầu dài khoảng 20,4m, ở giữa rộng hơn 13m, cao 5,7m, có kiến trúc pha trộn giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu đến thăm Hội An và đặt tên cầu là Lai Viễn Kiều.
Ngày 17.02.1990, Chùa Cầu được Bộ Văn hoá (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp quốc gia.
Theo thông tin từ UBND TP.Hội An, tại sự kiện “Giao lưu Văn hóa Hội An - Nhật Bản” lần thứ 20 - năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 2-4/8 sẽ có hoạt động khánh thành di tích Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều).
Sự kiện có sự phối hợp của Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng và các cá nhân, địa phương, tổ chức Nhật Bản. Sự kiện năm nay được tổ chức ở Khu phố cổ và Công viên Hội An. Chương trình khai mạc sự kiện sẽ diễn ra vào tối 2/8.
Trong khuôn khổ sự kiện có các hoạt động quan trọng như: Lễ khánh thành di tích Chùa Cầu; nghi thức kéo cờ cá chép của ngài Sugi Ryotaro - nguyên Đại sứ đặc biệt Việt Nam - Nhật Bản; triển lãm “Đối thoại với dòng tranh Ukiyo-E”; đua ghe ngang “Hội An, Nhật Bản và du khách”; tái hiện đám rước Công Nữ Ngọc Hoa và thương nhân Araki Sotaro; tọa đàm “Giao lưu văn hóa Hội An và Nhật Bản - Hành trình kết nối văn hóa”...Ngoài ra, dịp này cũng sẽ có một số hoạt động phụ trợ như: không gian văn hóa Việt Nam - Nhật Bản; chương trình tham quan "Dấu xưa Nhật Bản"; chương trình trải nghiệm “Gốm sứ Hizen - Hoa văn kể chuyện”...
👇CHÙA CẦU - BIỂU TƯỢNG TÂM LINH & LINH HỒN CỦA PHỐ CỔ HỘI AN👇
Trong sách “Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán”, một nhà sư Trung Quốc có nhắc đến lịch sử xây Chùa Cầu. Theo đó, vào năm 1719, nhân chuyến tuần du phương Nam, chúa Nguyễn Phúc Chu khi đi từ phương Bắc đến Hội An đã thấy phía Tây phố có cầu, thuyền buôn tụ tập đông đúc bên bờ sông Hoài bền đặt tên là "Lai Viễn kiều" (tức là khách phương xã đến). Cùng với đó, Chúa còn cho mạ khắc biển vàng thành bức hoành phi nhằm ghi dấu ấn nơi đã đi qua. Cho đến nay, bức hoành phi này vẫn còn treo trong chùa Cầu.
Song trong bức tịch cổ của Nhà nước có ghi chép, cầu được tìm thấy vào năm 1617 với tên gọi, cầu Nhật Bản. Trong nhiều tài liệu khác xác định, chùa Cầu được xây dựng vào năm 1593 cũng với tên gọi là Cầu Nhật Bản để thông thương buôn bán của người Hoa kiều, Nhật kiều.
Theo ông Võ Phùng - Giám đốc Trung tâm Văn hóa TP Hội An cho biết, cho đến nay, việc ai đứng ra xây dựng Chùa Cầu, người Nhật Bản, người Việt hay người Minh Hương (Trung Hoa) và chùa có niên đại bao nhiêu, vẫn còn đang tranh cãi chưa ngã ngũ. Với những người làm văn hóa như ông hiện nay suy đoán, Chùa Cầu xây dựng ở cảng thị Hội An vào thời gian trước đó và có chậm nhất xuất hiện năm 1617 và chắc chắn người chủ cây cầu đó không phải là người Việt.
Đối với phần người đề xướng xây dựng, sách “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn (1992, tr.379) thể hiện, cầu này do người khách buôn Nhật Bản làm nên. Sách đã viết, từ cuối thế kỷ XVI- đầu thế kỷ XVII, người Minh Hương (Trung Hoa) ở Hội An đã khởi xướng xây cầu bắc qua sông Hoài, nhằm tạo điều kiện để người dân hai con phố Faifo (Nhật Bản) và Ba Tàu (Trung Hoa) nằm 2 bên thông thương buôn bán.
Đến năm 1653, cầu được tu sửa và cho xây dựng thêm ngôi nhà nhỏ nằm sát cầu ở phía Tây để thờ tự. Ngoài chức năng đi lại, chùa còn là địa điểm tâm linh của cộng đồng người Hoa Kiều, Nhật Kiều và cả người Việt. Từ đó danh xưng cầu Nhật Bản dần bị quên lãng và được thay vào đó bằng tên gọi quen thuộc Chùa Cầu (ghép ngôi chùa và cây cầu).
Tại cảng thị Hội An, cộng đồng người Hoa Kiều, Nhật Kiều và cả người Việt đều có chung một truyền thuyết về nguyên nhân gây động đất. Họ cho rằng, ở ngoài đại dương có một loài thủy quái mà người Việt gọi Con Cù, người Nhật gọi Mamazu, người Hoa gọi Câu Long.
Con vật này có đầu ở Nhật Bản, đuôi ở Ấn Độ, lưng vắt qua khe nước ở Hội An, nơi hiện mà Chùa Cầu bắc qua. Mỗi khi con thủy quái này ngóc đầu dậy là Nhật Bản động đất, Hội An cũng rung chuyển, người dân sẽ không được bình yên để làm ăn buôn bán.
Để yểm trừ, người Minh Hương đã lập ra ngôi chùa nhỏ nằm sát bên cầu cổ để thờ Bắc Đế Chân Võ (hay Huyền Thiên Đại Đế) nhằm mục đích khống chế Câu Long để nó không gây sóng gió cho người dân nữa.
Bên cạnh đó cũng có giai thoại cho rằng, trước khi những thương gia Nhật Bản, Trung Quốc đến cảng thị Hội An buôn bán, vùng đất này thuộc địa bàn phân bố của người Chiêm Thành, cảng thị nổi tiếng bây giờ có tên cảng Đại Chiêm.
Người Chiêm Thành có tục thờ sinh thực khí mà cụ thể là “Lingar- Yoni”. Do đó, khi người Chiêm Thành xây dựng Chùa Cầu, họ dùng nơi đây để thờ Linh Phù Thủy Khấu (thủy thần), nhằm phù hộ người đi biển tránh những tai ương, thoát khỏi những thuỷ quái.
Ông Phùng nhìn nhận, cách lý giải này cũng có cơ sở vì người Chiêm Thành từng được biết đến với nghề đi biển giỏi và gốc gác từ người Đông Nam Á hải đảo trôi dạt sang.
Chùa Cầu được thiết kế theo kiểu thượng chùa - hạ cầu, có kích thước 3m x 18m. Mái chùa được lợp ngói âm dương, có trụ xây bằng đá, mặt cầu lát ván, hai đầu cầu nối với 7 gian giữa theo hình chữ I. Phía Tây cầu đặt 2 tượng khỉ đá, phía Đông đặt 2 tượng chó đá. Đó là hai linh vật "độc tôn" chỉ có ở phố cổ Hội An.
Theo Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, đó là lối kết cấu kiến trúc và trang trí nội thất đã chứa đựng dấu ấn của nền văn hóa Phù Tang (Nhật Bản) như: mái ngói mềm mại, uyển chuyển với độ dốc thấp, những cột vuông, nền cầu lát vát hình vòng cung, nhưng “Thần Khỉ” và “Thần Chó” (những con vật người Nhật luôn quý trọng) thờ ở hai đầu cầu.
Theo báo Pháp luật Việt Nam, hình dáng các con vật đều cao to giống thật, ngồi canh gác theo tư thế nhổm lên, sẵn sàng bảo vệ sự an lành của người dân Hội An. Cạnh tượng, có những câu đối bằng chữ Hán, dịch nghĩa đều nói về hai con linh vật được cho là đang “trấn yểm” hai đầu Chùa Cầu.
Lý giải về tượng thờ chó và khỉ tại chùa Cầu, một số cao nhân ở Hội An cho rằng, việc cân xứng 2 bên đầu cầu hai con linh vật trên ngụ ý về thời gian xây dựng công trình. Cụ thể, Chùa Cầu được xây kéo dài 3 năm, bắt đầu động thổ từ năm Thân (con khỉ) và hoàn thành năm Tuất (con chó). Ngoài ra, việc xây dựng hai bên đầu cầu những con chó và khỉ được hiểu như một cách chỉ phương hướng trên địa bàn: Thân chỉ hướng “tây nam”; còn Tuất chỉ hướng “tây bắc”.
Song theo ông Phùng, đa phần vẫn thuận theo nghĩa tâm linh. Hai linh vật "độc tôn" này chỉ ở phố cổ Hội An và được thờ theo tín ngưỡng vật tổ của người Nhật. Các tài liệu ghi chép đều có ý, vì muốn khống chế con thủy quái mà người Nhật thờ Thần Khỉ và Thần Chó trên hai đầu cầu. Cây cầu bắc qua với các con vật bên trên, coi như thanh kiếm cắm xuống huyệt lưng, sẽ yểm con thủy quái không cho nó cựa quậy, vùng vẫy, quẫy đuôi khi nước lớn, mong trừ tại họa.
Theo một cách lý giải khác, người Việt cũng có tục thờ chó, thờ khỉ tồn tại từ lâu đời và được thể hiện dưới 2 dạng thức: Một là chôn tượng chó đá trước cổng nhà như một linh vật hay để canh cổng với ý nghĩa như vị thần bảo hộ trừ tà ma, cầu phúc, thường gọi là “Linh Cẩu”.
Cũng có khi "Linh Cẩu" được đặt trên bệ để thờ phụng như con Kỳ Lân. Riêng ở các chùa chiền thì thấy khỉ được chưng tụng. Người dân gọi tôn nghiêm bằng cái tên "Thần Hầu". Con vậy này nhằm trấn giữ chống lại những điều xấu xâm hại.
Từ đó có thể lý giải, "Linh Cẩu" và "Thần Hầu" được lập miếu thờ "có cặp có đôi" tại chùa Cầu với ý niệm, cầu mong mọi điều trong cuộc sống suôn sẻ, may mắn.
Có một điều kỳ lạ là trải qua 500 năm với sự khắc nghiệt của thời tiết nhưng tượng gỗ này vẫn trường tồn. Vì vậy, về mặt tâm linh, không riêng gì người dân phố cổ mà khách thập phương đều tin “Linh Cẩu” và “Thần Hậu” có hồn nên rất tôn thờ.
Khi hành hương về chùa Cầu, người dân thường thành tâm cúng bái trước hai cặp linh vật này. Vào những ngày rằm, mùng một, người dân còn sắp mâm lễ vật, hoa quả, hương đèn dâng lên hai ngài “Linh Cẩu” và “Thần Hầu”...
📸 ✍️ Bài viết được thực hiện từ nguồn thông tin ảnh tổng hợp từ Quốc Tuấn - Báo Quảng Nam - Visit Hội An - Sống Đẹp - Son Lyngoc - Bão Tàng Hội An - Mạnh Cường - Báo Thanh Niên - Di Sản Hội An, Khiếu Thị Hoài, Đài Hội An (http://www.hoianrt.vn) - Hội An TV - Tin Nóng Hội An
➡️ Tham khảo baif viết này tại..https://baoquangnam.vn/se-khanh-thanh-di-tich-chua-cau-nhan-su-kien-giao-luu-van-hoa-hoi-an-nhat-ban-2024-3137720.html...
🔴 Tin Nóng Hội An (https://www.facebook.com/tinnonghoian) - Trang thông tin Du Lịch Hội An - Đồng hành cùng bạn về với Thành Phố Hội An 🔴 Nơi bạn có thể tìm kiếm tất tần tật những thông tin tin tức, hình ảnh, các địa điểm ăn uống, vui chơi, giải trí tại Hội An
⭐ © Fanpage thuộc chủ quản bản quyền của Hội An TV - Tin Nóng Hội An (https://www.facebook.com/tinnonghoian) ⭐
💁 Xem nguồn thông tin này trên các nền tảng diễn đàn khác ➡️
👉️ Hội An Quê Hương Tôi - https://bit.ly/3uvnsJR
👉️ Review Hội An - Ăn gì, ở đâu, chơi thế nào - https://www.facebook.com/groups/hoianreview
👉️ Tin Nóng Hội An - https://www.facebook.com/tinnonghoian
👉️ Thành Phố Hội An - https://www.facebook.com/thanhphohoian.quangnam.vn
👉️ Phố Cổ Hội An - https://www.facebook.com/hoianpho92
👉️ Đô Thị Cổ Hội An - https://www.facebook.com/dothicohoian
👉️ Hội An - https://www.facebook.com/hoian.tv
👉️ Review Hội An - https://www.facebook.com/reviewhoianfanpage92
👉️ Hội An Review - Ăn gì, chơi gì, ở đâu? - https://www.facebook.com/reviewhoianfanpage
👉️ Tin Nóng Quảng Nam - https://www.facebook.com/tinnongquangnam.vn
👉️ Tin Nóng Đà Nẵng - https://www.facebook.com/tinnongdanangtv
☞ Tiktok: https://www.tiktok.com/,
☞ Twitter: https://twitter.com/hoiantv92
☞ Instagram: https://www.instagram.com/hoian.tv
☞ Pinterest: https://www.pinterest.com/hoiantv
☞ Dailymotion: https://www.dailymotion.com/vuathethaohoian999
➡ Mời cả nhà cùng xem lại tất cả các video về Hội An tại Kênh Youtube Hội An TV: https://bit.ly/33XaTIF
Nếu bạn Yêu Hội An, hãy đăng ký Kênh, để không bỏ lỡ tất tần tật những video về Hội An bạn nhé 🎬
📍Hội An TV: https://www.youtube.com/
📍Review Hội An: https://www.youtube.com/
📩 𝗛𝗮𝘀𝐡𝘁𝗮𝗴