20/12/2022
Theo bạn Editor là một nghề hay một công việc =)))😂
Editor là một nghề hay một công việc? Nhiều bạn sẽ cũng giống như tớ như lúc đầu đọc cụm từ này và nghĩ rằng. Ủa nó giống nhau mà??
Và rồi tớ tìm được một cuộc tranh luận cũng khá là thú vị về chủ để này và khi nhìn nhận tớ lại thấy được một vài thực trạng và một vài góc nhìn mà hôm nay muốn chia sẻ cho mọi người. Sẵn sảng chưa? Vẫn câu nói cũ nhé, Đọc cho vui, không vui thì đợi khi nào vui rồi đọc. À lần này có cảnh báo bài viết khá dài nhóa =)))
Nguồn cơn của vấn đề!
Chuyện rằng, vào một buổi chiều tớ đang lượn lờ trên các nển tảng mạng xã hội để thu thập thêm một vài ý tưởng và copy nó về thì vô tình tớ thấy mọi người cãi nhau về một video của một kênh youtube của một bạn KOL tên H đăng một video có nội dung có tiêu đề là : “Thu nhập của một EDITOR tại ... sẽ là bao nhiều”
Về nội dung của video tớ xin không bình luận gì trong bài viết này. Vì tớ cảm nhận được ngoài việc muốn chia sẻ thì bạn cũng chỉ làm cho vui và đa dạng content tại kênh của bạn. Chuyện nó cũng chả có vấn đề gì cho đến khi mọi người cãi nhau về một coment của bạn có tên viết tắt là HHP.
Tớ xin phép trích nguyên văn trình bày của bạn như sau:
👉 Editor mà cũng được gọi là “nghề” à, Editor chỉ là một “công việc” thôi, chả hiểu sao giới trẻ lại xem đây là một nghề để theo đuổi 10,20 năm sau bạn bè làm bác sĩ, kỹ sư, kế toán trưởng,giám đốc,... thì bạn làm gì? Trưởng phòng edit tại ... à!
Bên dưới bình luận này có một bạn tớ đoán là nữ có phản hồi như sau, Tớ cũng xin được trích nguyên văn:
👉 Công việc thuộc lĩnh vực gì...? Edit cũng là một môn học, sáng tạo, hiểu biết, nếu chuyên môn về edit thì có thể không chỉ phục vụ giải trí mà còn có thể tạo ra nhiều công việc nữa. Nó hoàn toàn có đủ yếu tố để được gọi là một nghề, hãy công nhận nghề mà người khác làm đi. Cái nào cũng là nghề của người ta, đừng khinh thường khi họ không phải là bác sĩ,kế toán,...
Okie tới đó là có thể hiểu được rồi ha! Vậy chúng ta sẽ có thứ đế có thể trao đổi với nhau và tớ cũng có vài góc nhìn về cái “công việc” này.
Đầu tiên, như thông lệ thì tớ cũng xin được cắt nghĩa và chia sẻ cho mọi người cái khái niệm mà tớ hiểu và áp dụng bên để chia sẻ với nhau trong bài viết này.
*lý thuyết time *
☝️ Công việc là cụm mang tính chất chuyên nghiệp và được thực hiện bởi lực lượng có chuyên môn.
✌️ Nghề nghiệp là là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
👌 Editor hay biết tới một cái tên mĩ miều hơn là “biên tập viên sản phẩm kỹ thuật số “ bạn sẽ thường được biết tới với những người biên tập các sản phẩm là các video của các nền tảng mạng xã hội hoặc TVC quảng cáo. Còn vốn dĩ công việc editor được phân ra rất nhiều lĩnh vực khác nhau mà các bạn có thể tìm hiểu tại internet (nó miễn phí á các bro)
Rồiiiii dông dài vậy rồi đọc qua tới những điều này tớ tin bạn cũng đã có cho mình những suy nghĩ riêng. Xem thử các bạn và tớ khác gì nhau nhé.
Đối với “công việc” Editor và “nghề” Editor bản chất không khác gì nhau và có chăng là chỉ khác về mặt chữ sử dụng. Ý nghĩa mang lại thì chả có gì khác nhau.
Tớ sẽ không bảo là bạn kia đúng hay sai. Chúng ta nếu bình tĩnh đặt mình vào vị trí của bạn ấy, biết đâu đằng sau câu nói kia cũng là một người đã từng bị tổn thương hay bởi những lời nói từ bạn bè khi đi họp lớp hay ra mắt gia đình vợ chỉ vì không được là bác sĩ, kỹ sư hay kế toán trưởng .
Có chăng điều mà bạn ấy nói nó đang là một thực trạng của cái ngành này. Các bạn biết không? Tớ đã từng đọc được những câu hỏi từ những bạn “trẻ” nếu không muốn nói là nhỏ tuổi. Đặt ra những câu hỏi cho một số người như: “anh ơi! Em có nên nghỉ học để theo học ngành editor này không ?”
Các cậu nghĩ sao? Tớ thấy xót lắm! Xót vì các bạn trẻ đã quá áp lực vào những hình ảnh của các đàn anh đàn chị đi làm văn phòng ngày 8 tiếng và than thở về một cuộc sống không được thỏa mãn. Nhìn lại những người làm việc freelance nói chung và Editor nói riêng là một sự tự do và thoải mái trong công việc và không gian làm việc và các bạn trẻ đặc biệt GenZ rất yêu thích hay không muốn nói là tôn sùng chủ nghĩa tự do này. Thậm chí những anh chị làm freelance này còn có thể đạt được mức thu nhập đáng để mơ ước của các cánh nhân viên văn phòng truyền thống.
Nhưng rồi họ đâu có biết để trở thành một freelace thành công và tạo ra được thu nhập lớp như vậy họ đã phải đánh đổi: thời gian, mồ hôi, nước mắt của mình để vượt qua những cạm bẫy trong sự thoải mái. Cặm cụi tìm kiếm nguồn thông tin để học nâng cao kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm của mình. Họ đã trải qua những gì? Who know? Và thực sự là các bạn trẻ đó không hề biết!
Nói tới đây thì sẽ có thể có bạn bảo. Tuổi trẻ mà! Phải thử mới biết được!...
Okie... Hold on!!!
Các bạn nghe phần trước đó khum? Em có nên NGHỈ HỌC để ...
Nếu các bạn trẻ ấy hỏi rằng: “Anh ơi, hiện em đang học chuyên ngành này và em muốn tìm hiểu thêm để chuẩn bị cho việc học editor thì em cần lưu ý những gì ? “ Thì may ra mới tin chắc được rằng bạn ấy đã có được những mục tiêu cho bản thân.
Tớ rất mong các bạn trẻ có thể nhìn được những thực tế rõ ràng trong quá trình học tập và phát triển trong lĩnh lực multimedia nói chung và editor nói riêng. Học cái gì thì cũng có sự chuẩn bị, tìm hiểu thì lúc đó hai chữ “trải nghiệm” thì mới thực sự xứng đáng cho thời gian của tuổi trẻ này. Đâu phải tự dưng mà để có được chứng chỉ cử nhân ngành multimedia và lượng kiến thức khổng lồ trong lĩnh vực mỹ thuật đa phương tiện, nhiều người đã phải bỏ ra hàng trăm triệu để học và tích lũy những kiến thức đó?
Tương lai của ngành Editor?
Bản thân tớ cũng là một đứa tay ngang và chập chững trong quá trình học tập và nghiên cứu để có cơ hội trở thành một filmmaker. Và hành trình cũng phải 10, 20 năm sau mới trở nên thành công và những người thầy của tớ cũng trải qua quá trình dài và gian khổ như vậy. Điều bất ngờ hơn là họ còn được nhiều người biết hơn và tự hào hơn rất nhiều. Và với ngày nay, mạng xã hội và internet sẽ dễ dàng mang sản phẩm nghệ thuật tới với người dùng. Nhưng họ rất thông minh và họ biết cái nào hay cái nào dở, cái nào tốt cái nào độc hại để lựa chọn và xem xét. Vậy nên việc nâng cấp và phát triển kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm cũng là điều cần thiết.
Vậy nên?
Nghề hay công việc nào cũng đáng trân quý. Nhưng những người làm nghề cũng phải là người làm chân chính và đúng đắn. Bản thân tớ thú thật và tớ vẫn còn phải cố gắng rất nhiều nhưng có một điều tớ tự tin rằng tớ đã, đang và sẽ còn học hỏi một cách rất nghiêm túc nữa về những điều tớ còn tò mò và hứng thú để bản thân trở nên tốt hơn.
Chốt lại thì nếu như trở thành một người nổi tiếng thì 10-20 năm sau đi họp lớp vẫn nổi tiếng và nở mặt nở mày hơn kế toán trưởng của một công ty nào đó mà nhỉ? :v
----------------------------------------
Shadyisme - ICAN&IWILL