25/03/2023
𝐁𝐞𝐧 𝐇𝐮𝐫𝐥𝐞𝐲*: 𝐏𝐡𝐨́𝐧𝐠 𝐬𝐮̛̣ 𝐁𝐁𝐂 𝐯𝐞̂̀ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐛𝐚̀𝐢 𝐠𝐢𝐚̉𝐧𝐠 𝐧𝐠𝐮𝐲 𝐡𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐜𝐮̉𝐚 𝐏𝐡𝐚́𝐩 𝐋𝐮𝐚̂𝐧 𝐂𝐨̂𝐧𝐠
Ba năm trước tôi đăng một bài trên blog về lý do vì sao tôi không còn tin tưởng vào Pháp Luân Công. Ban đầu phản hồi về bài viết rất ít, nhưng dần dần số người đọc và tương tác với blog đó bắt đầu tăng lên, và sau đó nhiều người liên hệ với tôi. Họ là những con người còn trẻ, thông minh nhưng tuyệt vọng trong việc vật lộn để tái hòa nhập với xã hội sau khi từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công, và họ tìm đến tôi không vì gì khác ngoài an ủi và thêm vững tâm.
Ba năm sau, những email vẫn đến. Và mặc dù câu chuyện của chúng tôi về chi tiết khác nhau, nhưng có những màu sắc chung.
Những câu chuyện này thể hiện một cảm giác lẫn lộn giữa phấn khởi và hoảng sợ. Phấn khởi vì nay họ có lại có thể nghe nhạc pop, ăn sashimi (cá sống), uống bia, s*x, có một thú vui, hay đi chơi cùng với những người không tin vào Pháp Luân Công - mà không cảm thấy dơ bẩn hay đáng khinh bỉ. Còn cảm giác sợ hãi còn lẩn khuất là nỗi sợ mà họ phải đối mặt với một ông Phật “sống”, và nỗ lực gạt bỏ ông ta ra khỏi đầu óc và cuộc sống của họ.
Thật khó để hiểu được chiều sâu hay sự phức tạp của những cảm giác này nếu bạn không có một niềm tin cùng cực như Pháp Luân Công. Quyết định rời bỏ nó giống như lật ngược cuộc sống, từ bỏ những thứ làm bạn thấy an toàn, và tỉnh dậy trước một thế giới khác, hoàn toàn xa lạ.
Tôi không phải nhà tâm lý học, và tôi không được đào tạo để xử lý những cuộc đối thoại này. Tôi luôn hỏi những người liên hệ với tôi liệu họ có tìm đến tư vấn tâm lý hay không. Sau đó tôi cố gắng tìm cách nói cho họ rằng họ là người dũng cảm, họ xứng đáng được tôn trọng và xứng đáng có hạnh phúc, và họ sẽ hạnh phúc nếu có thể vượt qua được vài năm đầu tiên.
Một trong những chủ đề đầu tiên luôn xuất hiện trong cuộc nói chuyện là việc họ gặp khó khăn thế nào để có thể coi ông Lý Hồng Chí, người sáng lập và lãnh đạo tinh thần của Pháp Luân Công, là một người đàn ông bình thường chứ không phải một vị thần. Một số người đã dằn vặt trước quyết định có liên hệ với tôi hay không trước khi thu gom hết sự dũng cảm để làm thế, bởi vì họ đã tin ông Lý có thể đọc suy nghĩ của họ, và Pháp thân của ông ta - một bản sao của ông Lí tồn tại trong không gian tinh thần - luôn luôn ở bên cạnh họ để giám sát mọi hành động và tư duy.
Một số người không dám nói cho cha mẹ, hoặc vợ, chồng rằng họ đã từ bỏ Pháp Luân Công bởi vì họ tin rằng những người kia sẽ không thể chấp nhận được.
𝗢̛̉ 𝗺𝗼̣̂𝘁 𝘀𝗼̂́ 𝗶́𝘁 𝗻𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 𝗱𝗮́𝗺 𝗻𝗼́𝗶, 𝗺𝗼̣̂𝘁 𝗻𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 đ𝗮̃ 𝗯𝗶̣ 𝗻𝗵𝗼̂́𝘁 𝘁𝗿𝗼𝗻𝗴 𝘅𝗲 𝗵𝗼̛𝗶, 𝗺𝗼̣̂𝘁 𝗻𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 𝗸𝗵𝗮́𝗰 𝗯𝗶̣ 𝗻𝗵𝗼̂́𝘁 𝘁𝗿𝗼𝗻𝗴 𝗻𝗵𝗮̀ 𝗰𝘂̉𝗮 𝗻𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 𝘁𝗵𝗮̂𝗻 𝘁𝗿𝗼𝗻𝗴 𝗸𝗵𝗶 𝗻𝗵𝘂̛̃𝗻𝗴 𝘁𝗶́𝗻 đ𝗼̂̀ 𝗣𝗵𝗮́𝗽 𝗟𝘂𝗮̂𝗻 𝗖𝗼̂𝗻𝗴 𝗰𝗼̂́ 𝗴𝗮̆́𝗻𝗴 𝘁𝗵𝘂𝘆𝗲̂́𝘁 𝗽𝗵𝘂̣𝗰 𝗵𝗼̣ 𝘁𝗿𝗼̛̉ 𝗹𝗮̣𝗶.
Một số người khác đã phải cắt liên hệ với gia đình bởi người thân họ tỏ ra quá khích - một điều dễ hiểu nếu bạn nhìn từ góc độ của 1 tín đồ. Ông Lý đã dạy đệ tử của mình rằng những người mà đã tu luyện rồi từ bỏ Đại pháp của ông ta sẽ bước vào “cửa vô sinh” - hay nói cách khác là địa ngục. Ông ta đã mô tả chi tiết địa ngục này, nói nó giống như bị đun sôi trong nồi đờm dãi của con người. Khi lần đầu đọc, tôi đã phải tra từ điển nghĩa của từ sputum (đờm dãi). Nay tôi thấy nó thật khôi hài, nhưng nó là sự thật đối với những người tin vào Pháp Luân Công.
Mỗi người liên hệ với tôi đều biết những câu chuyện về ai đó đã chết vì những bệnh tật có thể điều trị được, bởi vì họ đã từ chối sự trợ giúp của y tế do liễu giải từ những bài giảng của Lý - cha mẹ, anh em, bạn bè. 𝗖𝗮́ 𝗻𝗵𝗮̂𝗻 𝘁𝗼̂𝗶 𝗯𝗶𝗲̂́𝘁 𝗶́𝘁 𝗻𝗵𝗮̂́𝘁 𝟰 𝗻𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 đ𝗮̃ 𝗰𝗵𝗲̂́𝘁 do các bệnh có thể chữa được, và rất nhiều người khác thông qua những người quen biết.
Vì thế vì sao họ lại bị thu hút về blog của tôi? Bởi vì họ nhận ra từ những gì tôi viết, tôi có thể hiểu được cảm xúc hỗn loạn của họ. Sự mô tả rộng khắp về Pháp Luân Công trong truyền thông phương Tây là: đây là một nhóm những người ôn hòa, có thể hơi kỳ cục và tin vào những niềm tin kỳ quặc, và đang bị đàn áp bởi Trung Quốc.
Đó là lý do vì sao bài phóng sự gần đây của ABC về Pháp Luân Công lại quan trọng như vậy đối với cộng đồng những cựu học viên Pháp Luân Công mà tôi tự hào là một thành viên. ABC đã bắt đầu kể câu chuyện quan trọng mà đã bị phớt lờ hay bỏ lửng quá lâu. Tôi thấy rằng các phóng sự truyền hình, radio và bài báo online của họ được nghiên cứu công phu, có sức nặng và quan trọng.
Rõ ràng là, không phải ai cũng đồng ý với ý kiến của tôi. Một bài viết trên trang này phê bình mạnh mẽ các tin bài của ABC về Pháp Luân Công. Nó được viết bởi Matthew Robertson, nghiên cứu sinh tại đại học quốc gia Úc, và Wendy Roger, Giáo sư Đạo đức Lâm sàng tại Đại học Macquarie. Robertson, giống tôi, là một cựu ký giả của kênh truyền thông của Pháp Luân Công: The Epoch Times. Anh nói anh ta đã học tiếng Trung để có thể đọc được bản gốc của các bài giảng của Lý sau khi phát hiện ra ý nghĩa đích thực của cuộc đời qua Pháp Luân Công, theo bài báo này của Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung. Còn về Wendy Rogers, bà đã tập trung vào các vấn đề xâm phạm nhân quyền liên quan đến ghép tạng, bao gồm việc thu hoạch nội tạng do nhà nước Trung Quốc tiến hành lên người tập Pháp Luân Công - một hoạt động mà gây quan ngại sâu sắc, nhưng nằm ngoài phạm vi của bài viết này.
Robertson và Rogers lập luận rằng, về cơ bản, ABC đã tái định hình giọng điệu truyền thông về Pháp Luân Công tới mức mà nó mang một màu sắc độc ác. Họ nói ABC miêu tả Pháp Luân Công là một mối đe dọa cho công chúng do các bài giảng nguy hiểm về y học, rằng Pháp Luân Công bí mật và không trung thực. Foreign Correspondent và Background Briefing (2 đơn vị thực hiện phóng sự về Pháp Luân Công của ABC) đều bác bỏ việc định hình phóng sự của họ như thế, và lập luận rằng họ đơn giản là cho những người phê bình Pháp Luân Công một cơ hội để được nói và cả Pháp Luân Công cơ hội công bằng để trả lời. Nhưng từ quan điểm của tôi, một người tin tưởng cuồng nhiệt vào Pháp Luân Công trong 12 năm, việc định hình như vậy là chính xác.
Robertson và Rogers cũng tranh luận rằng ABC đã nhạo báng vào niềm tin của Pháp Luân Công. Tôi thì không thấy thế - mặc dù bây giờ rất khó để tôi không có một cảm giác buồn nôn đối với các bài giảng của Pháp Luân Công về những người đồng tính là ghê tởm, những trẻ em người lai sắc tộc không có thiên đường để trở về, và người ngoài hành tinh đang từ từ chiếm xác người (chưa kể đến niềm tin khắp cộng đồng Pháp Luân Công nhưng hiếm được công khai, rằng Donald Trump là một thiên sứ từ thiên đường).
Nhưng chính nỗ lực của Robertson và Rogers trong việc công kích uy tín của ABC, ám chỉ ABC có một ý đồ đen tối để phỉ báng người tập Pháp Luân Công, và dán nhãn bản tin của Pháp Luân Công là một dạng bạo ngược đã thực sự làm tôi khó chịu.
Robertson và Rogers tuyên bố rằng ABC đã không “tiếp xúc với niềm tin của chính những tín đồ”. Tôi phản đối. Các nhà báo của ABC đã làm được nhiều hơn bất kỳ đội ngũ đưa tin nào tôi biết để tìm gặp những cựu tín đồ và hỏi họ Pháp Luân Công thực sự là gì. Ký giả đã nói chuyện với nhiều cựu tín đồ, trong đó có tôi, Anna và Nuratni. Họ nói chuyện với Shani May, người có mẹ là 1 tín đồ mà tôi quen biết, đã chết vì các bệnh điều trị được sau khi từ chối khám chữa y tế, qua đời khi đột quỵ và tai biến do cao huyết áp. Và họ cũng nói chuyện với một số lượng nhiều hơn các cựu tín đồ ở sau cánh gà để kiểm chứng. Tôi biết điều này vì tôi đã hỗ trợ họ trong quá trình đó.
Robertson và Rogers đã khước từ quan điểm và trải nghiệm của những cựu tín đồ này vì một loạt các lý do. Họ nói do một người là “con gái của thế hệ thứ nhất, rõ ràng là do người mẹ nhập cư từ Trung Quốc kiểm soát quá mức”. Một người khác thì họ cho là đã đổ lỗi cho Pháp Luân Công về cái chết của mẹ bà (Colleen May, người mẹ đã chết lúc 75 tuổi, họ đã nhắc cho chúng tôi điều đó). Một người khác (tôi) bị họ gọi là một người cấp tiến bất mãn và xấu hổ về niềm tin trước kia của mình.
Tôi thấy những điều này thật xúc phạm, cứ như thể quan điểm và trải nghiệm của chúng tôi không quan trọng và vì lý do gì nên bị vứt vào sọt rác. Xét về việc Robertson là, theo tôi hiểu, một đệ tử Pháp Luân Công và xét về việc Pháp Luân Công tự xây dựng hình ảnh trước công chúng là một nhóm người bị đàn áp, tôi thấy thật lạ lùng khi anh ta không thấy điều mỉa mai của nỗ lực gạt bỏ chúng tôi ra bên lề như thế này.
Bỏ qua thực tế rằng bài viết của họ phần lớn đã không đề cập đến ba phần radio chi tiết hơn của nhà báo Hagar Cohen, tôi phải hỏi: Hai nhà phê bình này cần đọc thêm bao nhiêu quan điểm nữa để có thể chấp nhận một khuôn mẫu tiêu cực rộng hơn về hành vi của Pháp Luân Công? Dường như Robertson và Rogers đang kỳ vọng truyền thông thực hiện một bài phân tích sâu sắc mà người ta hay thấy ở trong các công trình nghiên cứu hay sách vở.
Một vấn đề khác mà 2 tác giả này chỉ trích phóng sự của ABC về Pháp Luân Công - ở đây họ hòa giọng cùng với những người vốn ghét ABC từ lâu ở tờ Daily Telegraph rằng phóng sự của ABC đã được hoan nghênh và được nhặt nhanh để sử dụng bởi các cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc.
Với tôi, điều này giống như chỉ trích tờ báo châm biếm Củ Hành (The Onion) sau khi kênh truyền thông Triều Tiên hoan nghênh một bài viết của họ. (Đáng lưu ý là bằng việc đăng một bài viết chủ yếu là ủng hộ Pháp Luân Công, ABC đã bác bỏ được một cáo buộc trọng tâm từ Pháp Luân Công rằng ký giả của ABC là đặc vụ của Trung Quốc, nếu điều này cần phải bị bác bỏ).
Không ai trong số những cựu tín đồ Pháp Luân Công tôi biết ủng hộ cách Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công sau khi phát hiện ra phía đen tối của giáo phái này. Chiến dịch trấn áp Pháp Luân Công của Trung Quốc đầy bạo lực, giết người, lừa đảo và quá đáng. Hơn thế, chiến dịch này lại có một hậu quả không tính trước là giúp Pháp Luân Công trở nên mạnh mẽ hơn ở nước ngoài. Nay mỗi khi có kênh truyền thông ngoài Đại Lục chỉ trích Pháp Luân Công, cộng đồng Pháp Luân Công lại có thể rút ra lá bài “chúng tôi bị đàn áp”, như thể là họ đang bị đàn áp ở Úc vậy.
Tôi không đếm được bao nhiêu lần tín đồ Pháp Luân Công nói rằng tôi chắc chắn phải là một đặc vụ của Trung Quốc. Theo quan điểm của tôi, não trạng chúng ta vì lý do gì đó phải chọn giữa Pháp Luân Công và Trung Quốc là một ngụy biện logic. Tôi không thích cả 2 phe của câu hỏi này, và tôi có quyền chỉ trích cả 2, bởi vì đó mới là thế giới phức tạp, nhiều màu sắc mà chúng ta đang sống. Phóng sự của ABC đã chứng minh cho chính điều đó.
Ngoài việc đi tìm quyền được đáp lại các cáo buộc với mình, truyền thông độc lập không hề có trách nhiệm phải lăn xả vào giọng điệu tự họa của Pháp Luân Công khi họ viết một báo cáo phê phán. Và nếu xét về việc Pháp Luân Công có hệ thống truyền thông đa ngôn ngữ của riêng nó, với ngân sách quảng cáo khổng lồ chuyên dành để kể câu chuyện từ phía họ, tôi nghĩ Pháp Luân Công sẽ không sao.
Tôi hoan nghênh ABC vì lòng dũng cảm dám làm phóng sự mà họ đã làm, và hiên ngang đối mặt với sự phản đối và áp lực từ Pháp Luân Công và đồng minh. Tôi hy vọng sẽ có thêm nhiều những phóng sự như thế này, bởi vì còn có quá nhiều các câu chuyện tương tự chưa được kể. Các bài giảng lạ lùng của Pháp Luân Công không nên được xem là giống như những bút tích của các tôn giáo lớn. Lãnh đạo của Pháp Luân Công vẫn còn sống. Việc diễn giải bài giảng của ông ta thường được hiểu theo nghĩa đen chứ không phải là ẩn dụ. Đệ tử Pháp Luân Công tin Lý Hồng Chí là Thần, họ bám víu lấy mỗi lời ông ta nói và ông ta có ảnh hưởng vô cùng lớn tới những gì tín đồ Pháp Luân Công nói hoặc làm.
Câu hỏi dành cho người đọc truyền thông của Pháp Luân Công - và, quan trọng hơn, là các nhân vật trong chính quyền đang hỏi ý kiến của tín đồ Pháp Luân Công về các vấn đề chiến lược như chính sách quốc gia đối với Đại Lục - là liệu những người này có thực sự mang các quan điểm thấu đáo, độc lập và độc đáo của riêng họ lên bàn làm việc, hay là họ chỉ tuân theo lời nói hoặc ý tưởng bất chợt của một người đàn ông.
*𝑩𝒆𝒏 𝑯𝒖𝒓𝒍𝒆𝒚 là nhà báo tự do mảng kinh tế ở Đài Loan và từng là tín đồ 𝑷𝒉𝒂́𝒑 𝑳𝒖𝒂̂𝒏 𝑪𝒐̂𝒏𝒈 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 12 𝒏𝒂̆𝒎, trước khi từ bỏ vào 2013. Anh là nhân vật xuất hiện trong phóng sự BBC: “Sức mạnh của Pháp Luân Công”.
_______
Nguồn:
https://www.abc.net.au/religion/the-abc-is-right-that-falun-gong-teachings-are-dangerous/12538058