Tự Học Đông Y Chữa Bệnh Chủ Động Thân- Tâm - Trí

Tự Học Đông Y Chữa Bệnh Chủ Động  Thân- Tâm - Trí chuyên thuốc bổ ****Chuyenthuocbo.com được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc và các thực phẩm chức năng tốt cho sức khỏe .
(1)

Các Sản phẩm thực phẩm chức năng chống lão hoá, làm đẹp có bán lẻ tại:
Đến với chúng tôi, bạn không phải băn khoăn về việc chọn lựa các sản phẩm nào cho hiệu quả vì các sản phẩm của chúng tôi đều được chọn lọc kỹ càng, được sử dụng rộng rãi ở các nước và phổ biến ở Mỹ. Thông tin sản phẩm rất rõ ràng, được dịch nguyên bản từ website của chính nhà cung cấp và các viện dẫn từ các hiệp hội về y tế sức

khỏe cộng đồng trên thế giới.
****Phương châm hoạt động và cam kết. Cam kết 100% thuốc được nhập từ Mỹ, hạn sử dụng lâu,sản phẩm chọn lọc kỹ của các hãng danh tiếng và được sử dụng phổ biến như schiff , kirkland , nature made , trunature , child-life .v.v. Hoàn tiền 200% nếu sản phẩm không đúng với sản phẩm đã nêu hay khác với thong tin sản phẩm đưa ra trên trang web của chúng tôi. Giá cả sản phẩm cạnh tranh vì chúng tôi mua sỉ trực tiếp từ các đại lý bên Mỹ với số lượng lớn và vận chuyển về VN. Khách hang có thể yên tâm về giá cả và chất lượng. Nhận đặt các loại sản phẩm về thuốc tại mỹ theo yêu cầu khách hàng , thời gian giao nhận 2-3tuần ( nếu là thuốc Rx kê đơn còn tùy thuộc sản phẩm )
Miễn phí vận chuyển giao hàng tại nội thành HCM
Chinh sách giá ưu đãi cho bán buôn bán lẻ.
****Phương thức mua hàng.Khách nội thành HCM:
Cửa hàng bán lẻ thuộc chuỗi hệ thống ms.JOJO O.U.T.L.E.T với các địa chỉ sau :

090-771.9686 |ms.JOJO O.U.T.L.E.T 210 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Q3( qua ngã tư Nguyễn Đình Chiểu và Trần Quốc Thảo
0948.669921 | ms.JOJO Boutique 96A Nguyễn Thị Minh Khai
0948.669921 | mJJ cửa hàng đầm công sở | Maxi Tiệc giá từ 200.
Đại lý chính thức duy nhất :Venus | 78 Tôn Thất Tùng , Q1| 091 8649603
Khách hàng ở xa xin vui lòng gọi số HL : 090.771.9686 hay 0948.669921 để được tư vấn
Khi đã được tư vấn và xác nhận đơn hàng xin lui lòng chuyển tiền với nội dung : Tên SP- Số lượng - Số Tiền- Số ĐT KH
Thông tin số tài khoản:
Công ty TNHH TM DV CTB, 04701010004629 Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh HCM. Hoặc TK của Giám Đốc Chủ tài khoản: Lê Thùy Phương Thảo. Đại diện pháp luật công ty TNHH TMDV CTB :
Vietcombank : 0071004387392- chi nhánh HCM
Đông Á : 0101609169-Chi nhánh Phạm Ngũ Lão, Q1 HCM
NH Hàng Hải ( Maritime bank): 04301010950144- chi nhánh đô Thành, Q1, HCM

Chương 1: Âm Dương | Hoàng Đế Nội Kinh Yếu Chỉ - Đại Danh Y Hải Thượng Lãn Ông. Âm dương bốn mùa là căn bản của vạn vật ...
10/02/2024

Chương 1: Âm Dương | Hoàng Đế Nội Kinh Yếu Chỉ - Đại Danh Y Hải Thượng Lãn Ông.

Âm dương bốn mùa là căn bản của vạn vật [42].(Bốn mùa vận hành, âm dương biến hóa, khí trời đất hòa hợp với nhau mà dinh dưỡng vạn vật, căn bản của vạn vật là ở âm dương).
Cho nên âm dương bốn mùa là nguồn gốc của sinh trưởng lão tử [43] của vạn vật, trái với quy luật thì tai hại đến, thuận theo quy luật ấy thì bệnh tật không thể phát sinh. (Như thế gọi là đắc đạo, biết được phép dưỡng sinh).

Dương khí trong nhân thể giống như không trung có mặt trời, không trung nhờ có mặt trời mà có ánh sáng. Cho nên dương khí trong nhân thể nếu mất công năng bình thường là con người sẽ bị giảm thọ. (Người có dương khí như trời có mặt trời, trời mất dương khí thì mất đi sự sáng, người mất dương khí thì tuổi thọ bị giảm).

Cho nên sự vận hành của thiên khí chủ yếu phải có ánh sáng mặt trời, vì vậy dương khí của con người cũng cần phải hướng lên, tỏa ra để phát huy tác dụng bảo vệ thân thể. (Cần biết rõ bộ phận vận hành của dương khí để áp dụng đúng vào việc bảo vệ thân thể con người).

Công năng của dương khí, phần trong thì sinh hóa ra chất tinh vi để nuôi dưỡng thần, phần ngoài thì sinh hóa ra khí nhu hòa để nuôi dưỡng gân. (Đây là nói cụ thể về sự vận hành và sinh dưỡng của dương khí, ở trong thì biến hóa ra chất tinh vi để nuôi dưỡng thần khí, ở ngoài thì làm ra chất tân dịch để nuôi dưỡng gân).

Cho nên dương khí của con người, về ban ngày thì chủ yếu là bảo vệ phần ngoài thân thể. (Ban ngày thì dương khí ở ngoài, đi 25 độ khắp phần ngoài thân thể).

Lúc sáng sớm dương khí mới sinh, đến giữa trưa dương khí rất thịnh, lúc mặt trời lặn dương khí đã suy kém, khí môn khép kín lại. (Khí sinh ra đều từ “Thiếu” đến “Tráng”, tích khí ấm thành khí nóng, nóng quá rồi lại mát đó là quy luật của sự vật. Cho nên lúc sáng sớm thì dương khí sinh, giữa trưa dương khí toàn thịnh, mặt trời lặn thì dương khí giảm sút. Khí môn tức là huyền phủ, chỗ khí của kinh mạch vinh vệ phát tiết).

Tối đến dương khí thu liễm, khí môn khép lại, lúc đó không nên nhiễu động đến gân xương, không xông pha ngoài sương tuyết. Nếu làm trái với quy luật ba thời gian ấy thì hình thể sẽ bị suy yếu. (Ở đây nói thuận theo dương khí, dương khí của thiên nhiên phát ra thì dương khí của con người cũng phát ra, dương khí của thiên nhiên bế tàng thì dương khí của con người cũng bế tàng. Chiều tối dương khí suy đi vào âm phận thì con người cũng phải thu liễm lại để chống với hư tà. Nhiễu động tới gân xương thì làm hại tới dương khí, hao tổn tinh. Xông pha ngoài sương tuyết thì hàn, thấp sẽ xâm lấn vào, cho nên thuận theo ba thời gian ấy thì khí thiên chân [44] sẽ bảo tồn được lâu dài).

Âm tàng tinh mà giữ ở trong, dương bảo vệ ở ngoài để gìn giữ cho âm. Âm không thắng dương thì mạch sác, dương thịnh thực thì phát cuồng. (Dương thịnh dồn cả ra tay chân thì phát cuồng, tay chân là gốc của các kinh mạch dương, dương thịnh thì tay chân thực, thịnh quá thì trào lên mà ca hát, mình nóng quá cho nên cởi áo quần mà chạy, như thế là âm không thắng được dương).

Dương không thắng được âm thì khí của ngũ tạng giao tranh với nhau mà chín khiếu không thông. (Chín khiếu bên trong thuộc ngũ tạng, bên ngoài là các khí quan (khiếu). Ngũ tạng bất hòa thì các khiếu sẽ không thông).

Bởi vậy thánh nhân theo quy luật âm dương mà làm cho gân mạch điều hòa, xương tủy vững chắc, khí huyết vận hành. Như thế thì trong ngoài điều hòa, tà khí không xâm hại được, tỏ tai sáng mắt, chính khí vững mạnh như thường. (Tà khí không xâm hại cho nên chính khí vững mạnh như thường).

Dương khí mạnh quá không giữ kín đáo được thì âm khí sẽ tuyệt. (Dương khí càng thịnh không đóng kín được, âm khí tiết ra mà tinh khí tuyệt).

Âm khí bình hòa, dương khí kín đáo thì tinh thần sẽ bình thường. (âm khí bình hòa, dương khí kín đáo thì tinh thần ngày càng vững mạnh).

Âm dương tách rời nhau thì tinh khí sẽ tuyệt. (âm khí không bình hòa, dương khí không kín đáo, nếu dùng bừa phép tả để làm hao tổn đến thiên chân thì tinh khí không hóa được mà sẽ tuyệt đường lưu thông).

Sáng sớm đến giữa trưa là dương trong một ngày, là dương ở trong dương. Giữa trưa đến chập tối là dương trong một ngày, là âm ở trong dương. (Giữa trưa dương khí thịnh nên gọi là dương ở trong dương, chập tối âm khí thịnh nên gọi là âm ở trong dương. Dương khí chủ về ban ngày cho nên sáng sớm đến chập tối thuộc về dương trong một ngày, nhưng thời gian đó lại có chia ra âm dương).

Chập tối đến gà gáy là âm trong một ngày, là âm ở trong âm. Gà gáy đến sáng là âm trong một ngày, là dương ở trong âm. (Gà gáy dương khí chưa có nên gọi là phần âm trong một ngày, sáng sớm dương khí đã có nên gọi là dương trong âm).

Cho nên con người cũng phải thuận theo như vậy. Nói về âm dương của con người thì phần ngoài là dương, phần trong là âm. Nói về âm dương trong nhân thể thì lưng là dương mà bụng là âm. Nói về âm dương tạng phủ thì tạng là âm, phủ là dương. (Tạng là nói 5 thần tạng, phủ là hóa 6 phủ).

Năm tạng can, tâm, tỳ, phế, thận đều thuộc âm. Sáu phủ đởm, vị, tiểu tràng, đại tràng, bàng quang, tam tiêu đều thuộc dương. Cho nên lưng là dương mà tâm là dương trong dương. (Tâm là tạng dương, bộ vị ở thượng tiêu, tạng dương ở bộ vị dương cho nên nói dương trong dương. Sách Linh khu nói: “Tâm tạng thuộc giống đực, đực là dương”).

Lưng là dương, mà phế là âm trong dương. (Phế là âm tạng ở bộ vị thượng tiêu, tạng âm ở bộ vị dương cho nên nói âm trong dương. Sách Linh khu nói: “Phế là tạng thuộc giống cái, cái là âm”).

Bụng là âm mà thận là âm ở trong âm. (Tạng thận là tạng âm, ở bộ vị hạ tiêu, tạng âm ở bộ vị âm cho nên nói âm trong âm. Sách Linh khu nói: “Thận tạng thuộc giống cái, cái là âm”).

Bụng là âm mà can là dương ở trong âm. (Can là tạng dương, bộ vị ở trung tiêu, tạng dương ở bộ vị âm cho nên nói dương trong âm. Sách Linh khu nói: “Can tạng thuộc giống đực, đực thuộc dương”).

Bụng là âm mà tỳ là chí âm ở trong âm. (Tỳ là thái âm thổ, bộ vị ở trung tiêu. Thái âm ở bộ vị âm cho nên nói chí âm ở trong âm. Sách Linh khu nói: “Tỳ tạng thuộc giống cái, cái là âm”).

Bấy nhiêu điều nói trên là sự hỗ trợ liên hệ giữa âm dương, biểu lý, trong ngoài, trống mái tương tự với sự biến hóa âm dương của vạn vật trong vũ trụ.

Âm dương là một thứ quy luật tự nhiên trong trời đất (quy luật biến hóa sinh thành) là cương lĩnh phân loại của tất cả mọi sự vật. (Tác dụng dương là chính khí để phát sinh, âm là chủ trì để xây dựng, cho nên nói cương lĩnh phân loại mọi sự vật).

Là nguồn gốc biến hóa của vạn vật. (âm dương biến hóa tác dụng vào các loại khác nhau như thế nào? Chim cắt hóa thành chim Tu hú, Chuột đồng hóa thành chim Cút, cỏ mục hóa thành Đom đóm, Chim sẻ xuống nước hóa thành Sò huyết, chim Trĩ xuống nước hóa thành Vẹm. Đấy là loài khác nhau do biến hóa mà thành loài vật khác).

Là nguồn gốc của sinh trưởng và hủy diệt. (Ứng dụng vào sự ấm lạnh thì vạn vật nhờ có dương khí ấm để sinh trưởng, vì âm khí lạnh mà hủy diệt, cho nên nguồn gốc của sự sinh trưởng và hủy diệt là do sự vận hành của âm dương mà ra).

Là nơi phát nguyên của thần minh. (ý nói có sự sinh sát, biến hóa phức tạp).

Cho nên tích dương ở trên là trời, tích âm ở dưới là đất, âm yên tĩnh, dương chuyển động, dương làm cho phát sinh, âm làm cho trưởng thành, dương thu bớt đi, âm bế tàng lại. (Đây nói rõ thêm về tác dụng sinh, sát khác nhau của thiên địa âm dương. Thần Nông nói: “Thiên có âm dương, dương để phát sinh, âm để trưởng thành. Địa có âm dương, dương để thu bớt đi, âm để bế tàng lại”. Quẻ Khôn là âm, bộ vị ở phía Tây Nam, thời tiết ứng vào khoảng tháng sáu tháng bảy là mùa vạn vật thịnh vượng trưởng thành. Quẻ Càn là dương ở vào địa phận Tuất Hợi, thời tiết vào khoảng tháng chín tháng mười là mùa vạn vật thu tàng. Vậy sao bảo dương không có lẽ thu sát. Xem đó thì đủ rõ được lý luận âm trưởng thành dương thu sát).

Dương hóa khí, âm thành hình. (Phần thanh dương hóa khí, phần trọc âm thì tạo thành hình).

Dương thịnh quá thì tự nhiên sinh âm. (Tất nhiên sẽ biến sinh âm chứng).

Âm thịnh quá tất nhiên sinh dương. (Tất nhiên sẽ biến sinh ra dương chứng, nói về thương hàn và thương thử cũng đều như vậy).

Trời đất che chở cho vạn vật. (Xét sự che chở trên dưới của vạn vật thì đủ rõ).

Âm với dương cũng như khí với huyết, nam với nữ. (Dương chủ khí, âm chủ huyết, âm sinh ra nữ, dương sinh ra nam).

Tả hữu là đường lối vận hành của âm dương. (âm dương xen kẽ nhau thay đổi nhau mà tuần hoàn, cho nên nói tả hữu là đường lối của âm dương, âm khí đi bên hữu, dương khí đi bên tả).

Thủy hỏa là tượng trưng của âm dương. (Xem khí của thủy hỏa thì biết được tượng trưng của âm dương).

Âm dương là nguồn gốc của sự sinh thành biến hóa ra muôn vật. Cho nên nói âm ở trong để gìn giữ cho dương, dương ở ngoài để giúp đỡ cho âm. (âm tĩnh cho nên gìn giữ cho dương, dương động cho nên giúp đỡ cho âm).

Âm khí ít mà dương khí nhiều hơn cho nên nhiệt đầy mà tức. (Nói về bệnh nhiệt mà đầy tức là âm khí kém mà dương khí trội hơn).Dương khí kém mà âm khí trội hơn cho nên mình lạnh như ở nước ra. (Nói về bệnh hàn mà tự ở trong ra tức là dương khí ít mà âm khí nhiều).

Thiên có âm dương, dương để phát sinh, âm để trưởng thành. Địa có âm dương, dương để thu sát, âm để bế tàng. (Sinh trưởng thuộc về thiên, bế tàng thuộc về địa. Trời thuộc dương chủ sinh cho nên có dương sinh âm trưởng. Đất thuộc âm chủ sát cho nên có dương sát âm tàng. Trời đất tuy có cao thấp khác nhau, nhưng đều có sự vận dụng của âm dương).Trời có âm dương, đất cũng có âm dương. (Trời có âm khí cho nên giáng xuống được, đất có dương khí cho nên bốc lên được, như thế là trời đất đều có âm dương, âm dương hòa hợp với nhau nên sinh ra sự biến hóa).

Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy là âm dương của trời đất, vận chuyển theo quy luật sinh trưởng hóa thụ tàng, cho nên trong dương có âm, trong âm có dương. (Khí âm khí dương hễ đến cực độ thì lấn lên, cho nên trong dương kiêm có âm, trong âm kiêm có dương, các quẻ trong Kinh dịch như quẻ Ly rỗng giữa, quẻ Khảm đầy ở giữa là tượng trưng của lẽ âm dương).

— Trí Tuệ cổ xưa 3000 năm về Đạo Sống Thuận Tự Nhiên dưới ngôn ngữ Y Học Đông Phương, mượn Y Thuật mà nói về tất cả mọi mặt của Đời Sống từ chỉnh thể đến chi...

𝐓𝐮̛̣ 𝐇𝐨̣𝐜 Đ𝐨̂𝐧𝐠 𝐘 𝐋𝐚̀𝐦 𝐂𝐡𝐮̉ 𝐓𝐡𝐚̂𝐧 𝐓𝐚̂𝐦 𝐓𝐫𝐢́ 𝐓𝐫𝐨𝐧𝐠 Đ𝐨̛̀𝐢 𝐒𝐨̂́𝐧𝐠 𝐇𝐢𝐞̣̂𝐧 Đ𝐚̣𝐢. Bài 3: ÂM DƯƠNG là căn bản của Vạn Vật. Đắc ...
07/02/2024

𝐓𝐮̛̣ 𝐇𝐨̣𝐜 Đ𝐨̂𝐧𝐠 𝐘 𝐋𝐚̀𝐦 𝐂𝐡𝐮̉ 𝐓𝐡𝐚̂𝐧 𝐓𝐚̂𝐦 𝐓𝐫𝐢́ 𝐓𝐫𝐨𝐧𝐠 Đ𝐨̛̀𝐢 𝐒𝐨̂́𝐧𝐠 𝐇𝐢𝐞̣̂𝐧 Đ𝐚̣𝐢.

Bài 3: ÂM DƯƠNG là căn bản của Vạn Vật. Đắc Đạo chính là biết cách sống Dưỡng Sinh
I. Âm Dương .
Âm dương bốn mùa là căn bản của vạn vật(").
(Bốn mùa vận hành, âm dương biến hóa, khi trời đất hòa hợp với nhau mà sinh dưỡng vạn vật, căn bản của vạn vật là ở âm dương).

Cho nên nói: âm dương bốn mùa là nguồn gốc sự sinh trưởng lão tử (2) của vạn vật, trái với quy luật ấy thì tai hại đến, thuận theo quy luật ấy thi bệnh tật không thề phát sinh, (như thế gọi là đắc đạo biết được phép dưỡng sinh.

Dương khí trong nhân thề vi như trời có mặt trời, nếu người ta mất dương khi thì sẽ bị giảm thọ. (Người có dương khí vi như trời có mặt trời, trời mất dương khí thì mặt trời không sáng, người mất dương khi thi tuổi thọ bị giảm).

Cho nên, sự vận hành của thiên khí, chủ yếu là phải có ánh sáng mặt trời, vì vậy dương khi của người ta cũng cần phải hướng lên, tỏa ra, đề phát huy tác dụng bảo vệ thân thề. (Cần biết rõ bộ phận vận hành của dương khí đề áp dụng đúng vào việc bảo vệ thân thề con người).
Công năng của dương khí, phần trong thì sinh hóa ra chất tinh vi đề nuôi dưỡng thần, phần ngoài thì sinh hoá ra khí nhu hoả để nuôi dưỡng gân .

Cho nên dương khi của người ta, ban ngày thì chủ yếu là bảo vệ phần ngoài của thân thề (Ban ngày dương khí ở ngoài, đi 25 độ khắp phần ngoài nhân thề).

Lúc mờ sảng đương khí mới sinh đền giữa trưa dương khí rất thịnh, lúc mặt trời lặn dương khi đã suy kém, khí môn khép kín lại.

Khí sinh ra đều từ « Thiếu » đến« Tráng », tích khí ấm thành khí nóng, nóng quá rồi lại mát, đó là quy luật của sự vật, cho nên lúc sáng sớm thì dương khí sinh, giửa trưa dương khí toàn thịnh,mặt trời lặn thì dương khi giảm sút.

Khi môn tức là huyền phủ, chỗ khí của kinh mạch vinh vệ phát tiết.

Tối đến, dương khi thu liễm khí môn khép kin tại,
lúc đó không nên nhiễu động đến gân xương, không xông pha ngoài sương tuyết, nếu làm trái với quy luật ba thời gian ấy thì hình thề sẽ bị suy yếu (ở đây đều nói thuận theo dương khí, dương khi của thiên nhiên phát ra thì dương khí của con người cũng phát ra, dương khí của thiên nhiên bế tàng thì dương khí của con người cũng bế tàng, chiều tối đương khi suy đi vào âm phận thì con người cũng phải thu liễm lại đề chống với hư tà, nhiễu động đến gân xương thì làm hại đến dương khí, hao tôn tinh xông pha ngoài sương tuyết thì hàn thấp sẽ xâm lấn vào, cho nên thuận theo ba thời gian ấy thì khí thiên chân sẽ bảo tồn được lâu dài”.

*** Sinh: sinh ra, trưởng: lớn lên, lão: già, tử: chết
*** Khí thiên chân là chính khí, thận khí .
_____
Phần luận :
1. Dương khí con Người ví như mặt trời: Không có mặt trời thì không có ánh sáng mà con người sống không thể thiếu ánh sáng. Không có mặt trời thì không có sự sống, cây cối không nãy mầm sinh trưởng ,không có mặt trời thì không có nhiệt độ & hơi ấm. Vậy , con người không có dương khí thì không thể sinh trưởng. Thiếu dương khí thì có thể suy còi không phát triển về thể chất và “thiếu sáng “tức là kém phát triển về mặt trí tuệ. Thiếu dương khí thì tức là thiếu nhiệt độ và độ ấm do đó cơ sẽ hay bị lạnh ,sợ gió , khả năng chịu đựng nhiệt độ kém, da dẻ xanh xao thiếu sức sống trong khoa học hiện đại gọi là thiếu máu, thiếu thiếu oxy lên não rối loạn chức năng tuần hoàn não và các biểu hiện về kém chức năng não như hay quên khó tập trung dễ cáu gắt chóng mặt hoa mắt .
2. Dương khí như mặt trời hướng lên trên nên khi con người ta thiếu dương khí thì Khí không hướng lên trên được . Các cơ quan bộ phận cơ thể của con người ở phần hướng lên trên sẽ thiếu sức sống và đặc biệt là bộ phận cao nhất là não bộ, với các biểu hiện khác ở phần mặt & đầu ví dụ mắt kém , ,tai ù, miệng lưỡi không lợi, vị giác khứu giác thính giác kém lợi.
3. Dương khí ví như mặt trời tức chủ về nhiệt độ , sức ấm , ánh sánh nên người thiếu dương khí thì cơ thể nhiệt độ kém dẫn đến ăn uống khó tiêu . Vì việc tiêu hóa thức ăn vốn dĩ cần sức nóng của cơ thể ( giống như chúng ta nấu thức ăn thì phải cần lửa tức nhiệt độ ) nên khi có thể thiếu nhiệt độ thì bị việc vận hóa & chuyển hóa thức ăn ,thức uống sẽ bị kém dẫn đến việc khó kiểm soát về dinh dưỡng của cơ thể biểu hiện qua khó kiểm soát cân nặng của cơ thể như tăng cân hoặc thiếu cân . Hoặc cơ thể thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng dẫn đến một số bệnh hiện đại như thừa mỡ máu thiếu canxi thiếu vitamin hay các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Thực tế việc thừa thiếu các vitamin khoáng chất Hay bất cứ nội tiết tố nào theo ngôn ngữ của Y học hiện đại tức Tây y thì đều là các biểu hiện của việc vận hành dương khí trong nhân thể có phần chưa thông thuận dẫn đến các vướng mắc rối loạn ở cục bộ . Như vậy ở đây ta phải thấy rõ cái mối liên hệ giữa đông y và tây y, vốn dĩ là bổ trợ rõ cho nhau. Cụ thể , trong khi đông y chỉ gõ nguồn gốc của việc vận hành dương khí trong cơ thể thông qua nhiệt độ ,sức ấm , và ánh sáng thì Tây y thông qua các phương tiện hiện đại và xét nghiệm chỉ rõ cho chúng ta biết cách sự thiếu hụt nằm ở vật chất cụ thể nào.
Ví dụ , khi chúng ta nhận được một xét nghiệm thấy cơ thể thiếu canxi và chúng ta càng bổ sung canxi trong mà cơ thể bị hao hụt về dương khí ; thiếu nhiệt độ sức ấm không chuyển hóa được thì việc chúng ta càng bổ sung vật chất canxi nó sẽ lại càng làm gánh nặng cho cơ thể . Có thể khi thiếu dương khí vốn dĩ sự tiêu hóa thức ăn đã kém nay ta lại đêm bù đắp quá nhiều phần dinh dưỡng thì như thế sẽ càng làm gánh nặng thêm thì cơ thể( ăn không tiêu) .
Đây chính là một trong những cái tư tưởng về dinh dưỡng mà theo tôi là nó khá thiển cận vì thiếu cái nhìn toàn diện về cơ thể , sự vận hành của cơ thể thay vào đó là cái nhìn phản ứng lại cơ thể tức là thiếu cái gì thì bù cái đó mà chỉ ở về mặt vật chất cụ thể.
Tức là ta chưa có sự hiểu biết về việc thực phẩm khi đưa vào cơ thể thì nó sẽ được tiêu hóa & chuyển hóa như thế nào.
Ví như khi bác sĩ nói bị thiếu canxi cần bổ sung canxi & phơi nắng, mà chúng ta chỉ ăn uống bổ sung canxi và không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tăng dương khí cụ thể là sức ấm cho cơ thể thì cơ thể không hấp thu được tốt lượng canxi có trong thực phẩm đưa vào.
Vậy khi cơ thể thiếu hụt bất cứ vitamin khoáng chất nào thì ta cần chọn lọc thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin khoáng chất đó & đồng thời điều chỉnh dương khí trong cơ thể thông qua việc tiếp xúc với dương khí trời đất nhiều hơn , ví dụ phơi nắng, các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời, đi bách bộ dứơi nắng vào các thời gian 5-7h sáng và sau 4h chiều chẳ hạn .

Với cách nhìn và cách luận của đông y thì chúng ta thấy được rằng là không có có sự vận hóa nào mà không cần đến “ánh sáng “và “nhiệt độ “ cả , ví như khi ta nấu ăn thì không thể thiếu lửa.

Ở cái góc độ cơ bản dễ hiểu chúng ta cũng thấy được rằng ngoài cái việc bổ sung thực phẩm thì lối sống là rất quan trọng cụ thể là dương khí của con người phải thuận theo dương khí của trời đất.

4. Dương khí của con người nhưng mặt trời thiếu ánh sáng mặt trời thì mọi thứ sẽ tối tăm cũng như con người khi thiếu dương khí thì đời sống sẽ tối tăm .
Từ trong tối tăm con người hay sinh ra sự sợ hãi . Vậy một biểu hiện khác về mặt tinh thần của việc thiếu dương khí, thiếu “ ánh sáng” là SỰ SỢ HÃI.
Chúng ta thường sợ hãi thiếu tự tin với những thứ mà chúng ta không biết hoặc chưa rõ .
Khi chúng ta sợ hãi thì chúng ta rất dễ bị thao túng tức là chúng ta đã để cho bóng đêm của sự sợ hãi thao túng lấy chính mình.
Do đó chúng ta phải làm chủ được nguồn ánh sáng của chính mình thông qua sự tìm hiểu về bản thân và sự liên hệ của bản thân với tự nhiên.
Làm chủ tâm thức của mình tức làm chủ ánh sáng của mình.
Nhờ có ánh sáng thì chúng ta mới thấy được vạn vật , do đó làm chủ ánh sáng trước hết là phải làm chủ “cái thấy “của chúng ta .
Cái thấy của chúng ta chỉ được làm chủ khi chúng ta có khả năng nhìn nhận bất cứ sự vật sự việc hiện tượng tức vạn pháp trên thế gian thông qua “sự tự nhiên” .
Tức là nhìn nhận đúng với bản chất tự nhiên của vạn pháp.
Nhưng, ở đây sự tự nhiên là gì nếu chúng ta không biết được mối liên hệ giữa bản thân và tự nhiên giới . Trong khi sinh mệnh của bản thân cũng là một phần của sinh mệnh tự nhiên giới bởi lẽ chúng ta không thể sống mà thiếu môi trường sống tự nhiên, chúng ta không thể sống mà không có không khí, chúng ta không thể sống trong những điều kiện quá khắc nghiệt .
Nhưng chúng ta thường không thấy sự sống của chúng ta liên kết chặt chẽ với tự nhiên giới như thế nào .
Và ở đây , theo tôi cái căn bản đầu tiên đó chính là SỰ HIỂU RÕ “dương khí của con người ví như mặt trời “ cũng tức là dương khí của con người cũng nên vận hành như dương khí của tự nhiên giới cụ thể : Như Hải Thượng lãn ông đã nói nhưng khí của thiên nhiên phát ra thì dương khí của con người cũng phát ra, dương khí của thiên nhiên bế tàn thì dương khí của con người cũng bế tàn. Tức là ở đây phải hiểu rõ sự sinh hoạt tức các hoạt động sống của con người trong một ngày cần phải thuận theo dương khí .

Tám mươi phần trăm con người hiện đại ngày nay bị thiếu dưỡng khí bởi lẽ ở phần sinh hoạt chúng ta đã có phần đi trái lại với sự thuận theo dương khí của tự nhiên . Cụ thể là buổi tối dương khí của thiên nhiên bế tàn dương khí của con người cũng phải bế tàn mà thói quen của người hiện đại ngày nay đó chính là Thức khuya.
Sinh hoạt lao động học tập ăn uống nghỉ ngơi phi thời tức chưa phù hợp với lối sống tự nhiên đáng ra con người phải có.

5. Sinh mệnh của con người là một phần của sinh mệnh tự nhiên giới chúng ta đi ngược lại với tự nhiên giới thì thì chẳng khác gì chúng ta đi ngược lại với chính mình và mâu thuẫn với chính mình và nó biểu hiện bằng các nội kết tức “mắc kẹt “ thông qua các vấn đề về sức khỏe và tinh thần như bệnh tật kém may mắn trầm cảm stress lo lắng sợ hãi. KHÔNG THÔNG tất THỐNG là vậy.

6. Một bông hoa khi thiếu ánh sáng mặt trời dù có được chăm sóc đầy đủ phân bón, tưới nước ,đất thì bông hoa đó sẽ cũng khó lòng mà nỡ rộ rực rỡ .
Con người của chúng ta cũng vậy khi chúng ta thiếu ánh sáng thì chúng ta sẽ không “rực rỡ “được tức là chúng ta cũng” kém may mắn “vậy .
Bởi vì biểu hiện của việc kém may mắn đó chính là sự thiếu sức sống , thiếu rực rỡ .
Khi chúng ta ngắm một bông hoa đẹp rực rỡ thì Bông hoa đó chính là biểu hiện của tần số cao , nó đem đến các rung động ở tần số cao là vui vẻ ,hoan hỉ ,năng động ,yêu thương ,hoà ái.
Rung động ở tần số thấp biểu hiện là kém vui vẻ tức cáu gắt phẫn nộ giận dữ mâu thuẫn lo lắng sợ hãi.

7. Ánh sáng mặt trời giúp ta nhìn thấy được các con đường chúng ta đi , nhờ đó mà ta có thể di chuyển thực hiện các hoạt động sống hằng ngày .Ánh sáng mặt trời bên trong cơ thể giúp ta nhìn thấy được những hướng đi trong tâm thức, tâm hồn, đời sống nội tâm hay còn gọi là “đời sống tình cảm” .
Nếu ta thiếu ánh sáng bên trong cơ thể thì đời sống tình cảm tức nội tâm của chúng ta sẽ gặp nhiều vướng mắc và ta không thể biết được hướng đi nào là đúng cho vấn đề nội tâm.

8. Sức khỏe của con người là bao gồm hai phạm trù “sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần “như vậy chúng ta biết được tầm quan trọng của mặt trời là cho chúng ta ánh sáng ,nhiệt độ , sức ấm . Chúng ta có một mặt trời bên ngoài và chúng ta cũng có một mặt trời bên trong nhân thể.

9. Như vậy ngay những dòng đầu tiên chương âm dương của sách hoàng đế Nội kinh yếu chỉ ,Hải Thượng lãn ông đã nói rất rõ “đắc đạo chính là biết được phép dưỡng sinh”& “âm dương “là căn bản của vạn vật”.
Vậy , ta không thể dưỡng sinh nếu không nhìn thấy rõ được bản chất của sự sống của bản thân , chưa thấy ra sự sống con người liên kết chặt chẽ với sự sống của vạn vật tự nhiên giới như thế nào.

🕹️Vậy Nếu chúng ta đã hiểu rõ được Âm Dương là căn bản của vạn vật , đắc đạo chính là phép dưỡng sinh , thì từ đây chúng ta đã có thể tự mình trả lời được các câu hỏi sau :
1. Tại sao 80% phần trăm con người hiện đại trong xã hội hiện đại bị thiếu Dương Khí
2. Tại con người trong xã hội hiện đại thường gặp các bệnh về trầm cảm lo âu sợ hãi các bệnh hiện đại như rối loạn chức năng não , thiếu máu , hay quên, gan nhiễm mỡ, ….
3. Tại sao càng ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì có thể càng yếu đi.
4. Từ bao giờ con người trở nên sợ hãi và tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tư duy này tâm thức này hệ tư tưởng này từ đâu mà có.
5. Khi chúng ta được nói rằng, tắm nắng và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì chúng ta có hiểu vì sao không?
6. Con người thiếu dương khí thì cũng tức là thiếu sinh khí khi thiếu sinh khí tức là thiếu năng lượng.
Người ta thường hay nói có năng lượng là có ngân lượng !
Như vậy các vấn đề vì sự kém may mắn trong đời sống vật chất , nó có thể xuất phát từ một phần do chúng ta thiếu dương khí hay không và chúng ta cần phải hiểu rõ dương khí là gì . Đó chính là chính khí chứ không phải là một loại năng lượng thế lực được tạo ra từ việc bồi bổ các thực phẩm tăng ham muốn!

7. Trong đời sống chúng ta có những cái bất hạnh, kém may mắn và chúng ta thường hay giải thích do nghiệp .Mà nghiệp chính là kết quả của một chuỗi hành động. Chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi được vận mệnh của chúng ta ngay bây giờ trong chính hành động ngay lúc này bằng cách tái thiết lập sự kết nối của bản thân với tự nhiên giới , của thể chất và tâm hồn tức cũng là cải thiện nguồn dương khí của bản thân .
Khi chúng ta kết nối được bản thân với tự nhiên giới tức là chúng ta đã tự kết nối bản thân mình với một nguồn sức mạnh vô tận . Bởi lẽ sức người không thể định lại sức thiên nhiên và con người cũng chính là một phần của tự nhiên giới.
Đây chẳng phải là đạo sao như vậy đạo chính là đời cũng không sai. Mà ở trên đời trước hết là phải biết sống mà sống là trước hết phải biết dưỡng sinh . Dưỡng Sinh tức là biết nuôi dưỡng sự sống . Mà sự sống của bản thân là do cha mẹ sinh ra ta nuôi nấng ta , ta hít thở khí trời đất , sống trong xã hội và môi trường sống của trái đất thì ta biết dưỡng sinh thì cũng chính là biết ơn sinh mạng của mình . Đó cũng là cái đầu tiên để báo hiếu cha mẹ, thể hiện lòng biết ơn của bản thân với tự nhiên,
Đó cũng chính là biểu hiện của một tình yêu thuần túy, người biết dưỡng sinh thì cũng chính là người có khả năng yêu thương chính mình và vạn vật.

9. Trong tình yêu một người biết dưỡng sinh có thể sẽ không đem lại cho đời sống tình cảm những cảm xúc mãnh liệt tuy nhiên người đó sẽ đem lại một đời sống cân bằng , hài hòa cho chính họ và tất cả những người tương tác với họ .
Đừng nhầm lẫn tình yêu với những cảm xúc mãnh liệt bởi vì tình yêu thương nó được thể hiện dưới nhiều mối liên hệ trong đời sống dưới nhiều vai trò như vợ chồng , người yêu , bạn bè , đồng nghiệp…
Căn bản trong một bất kỳ một mối liên hệ nào thì một người khi yêu thương một người khác hay một vật khác thì điều đầu tiên đó chính là quan tâm tới sức khỏe của nhau .
Mà sức khỏe là sức khỏe thể chất & sức khỏe tinh thần.
Và tại sao tôi lại nói về tình yêu trong những cái dòng đầu tiên của “chương một này - Âm Dương là căn bản của sự sống của địa cầu “ bởi vì chúng ta có mặt trên trái đất này cũng chính là kết quả của tình yêu “



Chuyện sức khoẻ, sinh tử của mỗi người đến giờ cần quyết định không ai dám quyết thay. Tuy nhiên giao sinh mệnh của mình...
06/02/2024

Chuyện sức khoẻ, sinh tử của mỗi người đến giờ cần quyết định không ai dám quyết thay. Tuy nhiên giao sinh mệnh của mình cho kẻ khác mà không có tí hiểu biết gì về sinh mạng của bản thân cũng là một phạm trù chưa thật phù hợp với đạo đức căn bản của con người. Bởi lẽ, ta sống được nhờ Sinh Mạng, mà không bỏ chút thời giờ nghiên cứu căn bản , âu chẳng phải là vô ơn sao?! Là bất hiếu với cha mẹ sinh ra ta và phụ cả đất trời đó sao. Vì ta hít khí trời đất mà sống đấy thôi.
Giả sử ta có cậy nhờ ai, vị thầy thuốc nào, khi ta đau bệnh, mà bản thân có sự hiểu biết căn bản, thì đó cũng là sự tôn trọng lẫn nhau trong mối quan hệ Bệnh nhân - Thầy Thuốc. Chuyện sinh mạng mà xem như trao đổi mua bán, qua loa, hời hợt, thật không khác gì mầm mống của “ sát nhân hàng loạt”. Đến sinh mạng của bản thân , còn không quý, cứ nhầm lẫn” quý “ là “tham sống” là hoàn toàn bị đánh tráo khái niệm sâu sắc .
———
Túm lại ý mình là mình gởi đến mọi Người tấm lòng của Đại Danh Y Hải Thượng Lãn Ông mà mình thọ nhận sâu sắc . ( để trong cmt)

Mình để hình mình vì biết để cái mặt lên để mí bạn đọc thôi à. Ahihi

———
Sáng nay có đọc một đoạn về chuyện tình yêu của Hải Thượng Lãn Ông mới thấy Người Xưa yêu nhau sao mà cưng dễ sợ. Tình cảm dành cho nhau trong sáng và đáng quý.
Bởi lẽ, người xưa biết quý trọng sinh mạng nên biết quý trọng tình cảm . Quý trọng sinh mạng là đạo đức căn bản của Người, nó khác với phàm phu Tham Sống Sợ Chết là bản năng của mọi loại Con .

Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một danh y. Tên tuổi ông được nhắc đến như một đại danh y tài năng xuất chúng, hết lòng thương yêu người bệnh, một nhân các...

Chia sẻ Kiến Thức & Quá trình tự tìm hiểu Y Học Cổ Truyền ( Đông Y) để hiểu biết về Y Lý Đông Phương & Tư Duy Biện Chứng...
31/01/2024

Chia sẻ Kiến Thức & Quá trình tự tìm hiểu Y Học Cổ Truyền ( Đông Y) để hiểu biết về Y Lý Đông Phương & Tư Duy Biện Chứng áp dụng trong đời sống của mỗi cá nhân.

Hiểu biết hơn về bản thân trên phương diện Thân - Tâm ( Sức Khoẻ Thể Chất & Sức Khoẻ Tinh Thần )

Chủ động chăm sóc Sức Khoẻ Thân - Tâm - Trí nhờ sự hiểu biết về bản thân , y lý căn bản, tư duy biện chứng, làm chủ kiến thức và chủ động lựa chọn các phương pháp chăm sóc sức khoẻ từ dinh dưỡng hằng ngày, luyện tập thể chất , và thậm chí lựa chọn các phương pháp điều trị bệnh phù hợp khi cơ thể mất cân bằng giữa thể chất & tinh thần dẫn đến bệnh tật .

Chủ động tiếp nhận các kiến thức xưa cổ & hiện đại một cách Thuần Tuý ( tức không phân biệt phân cực Đông Tây Y) và Hiệu Quả nhất để tự cân bằng đời sống Thể Chất & Tinh Thần nhằm đem lại đời sống hài hoà & hiệu quả nhất cho cá nhân .

Hiểu biết về bản thân là Quyền Lợi & Trách Nhiệm của mỗi Sinh Mạng.

Mở rộng đa chiều không gian tư duy & tâm thức .

𝐁𝐚̣𝐜𝐡 𝐭𝐫𝐮𝐚̣̂𝐭 ( Thấp Môn )  𝐒𝐢𝐞̂𝐮 𝐭𝐡𝐚̉𝐨 𝐦𝐨̣̂𝐜 𝐜𝐨́ 𝐛𝐚̉𝐨 𝐯𝐞̣̂ 𝐠𝐚𝐧, phòng ngừa sự giảm sút glycogen ở gan, tăng tiết mật; h...
13/08/2023

𝐁𝐚̣𝐜𝐡 𝐭𝐫𝐮𝐚̣̂𝐭 ( Thấp Môn ) 𝐒𝐢𝐞̂𝐮 𝐭𝐡𝐚̉𝐨 𝐦𝐨̣̂𝐜 𝐜𝐨́ 𝐛𝐚̉𝐨 𝐯𝐞̣̂ 𝐠𝐚𝐧, phòng ngừa sự giảm sút glycogen ở gan, tăng tiết mật; hạ đường huyết, chống đông máu, giãn mạch, hạ huyết áp, lợi niệu, chống loét và phòng chống ung thư.
✔ Bổ Khí, kiện tỳ, trừ thấp lợi niệu, giảm mồ hôi, hòa trung an thai; điều trị rối loạn tiêu hóa do tỳ vị hư nhược, bụng đầy trướng, sôi bụng kinh niên, phù thũng, khí đoản ho suyễn, biểu hư (?khí hư) mồ hôi ra nhiều (cố biểu chỉ hãn)có mang chân phù nề, thai động bất an.
✔ Trị đau nhức khớp do phong thấp: dùng Bạch truật kết hợp Uy linh tiên, Phòng kỷ, Tang chi, có tác dụng kiện tỳ trừ thấp chỉ thống.
______

✔ Phàm uất kết, khí trệ, trướng bỉ, tích tụ, suyễn khó thở, bao tử đau do hỏa, ung thư (mụn nhọt) có nhiều mủ, người gầy, đen mà khí thực phát ra đầy trướng, không nên dùng (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).

✔ Âm hư, táo khát, khí trệ, đầy trướng, có hòn khối (bỉ), không dùng(Trung Dược Đại Từ Điển).

✔ Hen Suyển Tiểu dắt, cơ thể mọc mụn mủ,
,Viêm ruột cấp do nhiễm trùng không nên dùng

✔ Âm hư hỏa thịnh, thận hư cấm dùng. Bạch truật tính táo, Thận kinh lại hay bế khí nên những người Can Thận có động khí cấm dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).

✔ Thuốc có tính ôn táo nên dùng thận trọng đối với bệnh nhân âm hư nội nhiệt. Trường hợp có triệu chứng khí trệ như ngực bụng đầy tức nếu dùng Bạch truật nên gia thêm thuốc hành khí như Trần bì, Mộc hương, Sa nhân.

✔Kiêng thịt sẻ, quả đào , quả mận .

______
▶ Tên khoa học: Atractylodes macrocephala
Lớp cao hơn: Chi Thương truật
Cấp độ: Loài
Bộ (ordo): Asterales
Chi (genus): Atractylodes
Họ (familia): Asteraceae
Loài (species): A.

✔ Có 2 loại:

Vân đầu truật: củ béo to, có dầu
Cẩu đầu truật: củ gầy, hơi khô, trắng, dược tính không bằng vân truật.

Bạch truật phơi khô, lớp ngoài mặt cắt có màu vàng trắng, bên trong màu sắc khá đậm, hơi có vân hoa cúc và một ít chấm dầu màu vàng nâu; mùi thơm nhẹ, vị ngọt, hơi cay. Khi cho vào mồm nhấm hơi dính, vị đắng hơi ngọt.

_____
✔ Dược Tính:

_Các nhà khoa học đã tìm ra hơn 79 hợp chất được phân lập từ bạch truật bao gồm: sesquiterpenoids, triterpenoids, polyacetylenes, coumarin, phenylpropanoids, flavonoid, steroid, benzoquinones, polysaccharid…
_Nghiên cứu của Đại học Y học cổ truyền Thượng Hải cho thấy Atractylone là thành phần chính của bạch truật có dược lực học thể hiện hoạt động
chống ung thư hiệu quả hơn trong tế bào HepG2, MCG803 và HCT-116 tác dụng kháng vi-rút đơn giản đối với vi-rút H3N2 hoạt động chống viêm bằng cách ức chế sản xuất nitric oxide (NO) do lipopolysaccharide (LPS) tạo ra trong tế bào ANA-1.
Kết quả nghiên cứu hoạt động chống khối u cho thấy bạch truật hoạt động tốt hơn trong các trường hợp ung thư dạ dày, ung thư ruột và ung thư gan.
_ Đại học Vienna – Áo )
đã nghiên cứu về tác dụng an thần của bạch truật, kết quả đăng trên tạp chí quốc tế về sinh học thần kinh. Các nhà khoa học phát hiện thành phần hóa học chính Bạch truật atractylenolide II và III có khả năng điều biến tích cực đối với dòng clorua do GABA gây ra. Kết quả này cho thấy Bạch truật có thể là một loại thảo mộc hiệu quả để sử dụng lâm sàng như một loại thuốc an thần và thôi miên.

▶ Tính vị qui kinh:

- Vị đắng, ngọt, tính ôn.

- Qui kinh Tỳ, Vị.

▶ Một số ứng dụng:

✚ Muốn có tác dụng táo thấp thì dùng sống; bổ Tỳ thì tẩm Hoàng thổ sao; cầm máu, ấm trung tiêu thì sao cháy; bổ Tỳ nhuận Phế thì tẩm mật sao. Sao với cám để bổ tỳ. Tẩm sữa người rồi sao để tư âm. Trộn với đất thổ rồi sao để chỉ tả chữa tiêu chảy

✚ Dùng nó mà lấy Hoàng Cầm làm á thì thanh nhiệt an thai. Lấy chỉ thực làm quân thì hay tiêu bỹ, dùng với Trần Bì Bán Hạ Phục Linh Cam Thảo thì tiêu đồ ăn hoá đờm, dùng với Bạch Thược Đương Quy Chỉ Thực Sinh Địa bổ tỳ trừ thấp bổ huyết.

✚ Trị tiêu chảy do Tỳ hư (Tiêu chảy kéo dài, người mệt mỏi, ăn kém): bài Lý trung thang: Đảng sâm 12g, Can khương 8g, Bạch truật 12g, Cam thảo 4g, sắc uống.

✚ Trị chứng ra mồ hôi do khí hư: thuốc có tác dụng cố biểu chỉ hãn thì có 2 bài:

_Bạch truật tán: Bạch truật, Phòng phong mỗi thứ 12g, Mẫu lệ 24g, sắc uống hoặc tán thành bột, mỗi lần 8 - 12g. ( cố biểu chỉ hãn)

_Bạch truật tiễn: Bạch truật, Hoàng kỳ mỗi thứ 12g, Phù tiểu mạch 20g, sắc uống. ( cố biểu chỉ hãn)

✚ Trị phù do Tỳ hư: bài Ngũ linh tán: Bạch linh, Bạch truật, Trư linh, Trạch tả, Quế chi, sắc uống.

✚ Trị đau nhức khớp do phong thấp: dùng Bạch truật kết hợp Uy linh tiên, Phòng kỷ, Tang chi, có tác dụng kiện tỳ trừ thấp chỉ thống.

✚ Thang bạch truật uống thay trà

Thành phần: Bạch truật 4,5g, mạch đông (bỏ tâm) 3g.

Cách dùng và công dụng: Sắc 2 vị trên thành thang. Mùa hè uống thay trà. Dùng cho người cao tuổi kém ăn, tiêu hóa yếu, miệng khô họng khát. Dùng lâu dài có tác dụng kéo dài tuổi thọ, chống lão suy.

✚ Bánh bạch truật trị tiêu chảy

Thành phần: Bạch truật tươi 250g, đại táo 250g, bột mì 500g

Cách dùng và công dụng: Bạch truật xay thành bột mịn sấy chín, đại táo hầm chín bỏ hạt trộn 2 vị trên với bột mì làm thành bánh, ăn điểm tâm.

Dùng cho người tỳ hư ăn kém, tiêu chảy mạn tính. Người nào khí trệ đầy hơi không nên dùng.

✚ Nước đường bạch truật lợi tiêu hóa

Thành phần: Bạch truật 9g. Đường vừa đủ.

Cách dùng và công dụng: Bạch truật giã nát, cho nước đường vào, bỏ vào nồi hấp, lấy nước uống. Ngày 1 thang chia ba lần. Dùng cho trẻ em tiêu hóa kém, chảy dãi liên tục.

✚ Thang bạch truật dạ dày dê bổ dưỡng

Thành phần: Bạch truật 30g, dạ dày dê 1 cái.

Cách dùng và công dụng: Hầm chung hai vị trên cho chín, ăn thịt, uống thang. Uống ngày 1 thang, chia ba lần. Dùng cho người ốm lâu ngày, cơ thể suy yếu, chân tay buồn bực, chán ăn .

✚ Bạch truật trị nám, bạch truật làm trắng da:

Trên thị trường chăm sóc da hiện nay, có hai loại chính để làm trắng da từ góc độ đặc tính của các chất phụ gia: vitamin C hoặc các dẫn xuất của nó và arbutin; hoặc thành phần thảo dược thiên nhiên. Về cơ bản, cơ chế hoạt động của các chất phụ gia này là ức chế hoạt động của tyrosinase và / hoặc sự phát triển của tế bào hắc tố để đạt được hiệu quả làm trắng da. Thống kê về các thành phần thảo dược có trong các sản phẩm làm trắng da cho thấy có hơn 20 loại được sử dụng thường xuyên nhất trong đó có Bạch truật.

Trong phần lớn các công thức làm trắng da thì bạch truật đóng vai trò là “vua”, tức là đóng vai trò quan trọng nhất trong công thức và chịu trách nhiệm điều trị làn da xỉn màu hoặc các mảng tăng sắc tố.

Trong một nghiên cứu về các loại thảo dược Châu Á có tác dụng làm trắng da của Viện dược liệu Trung Quốc có trích dẫn thông tin từ cuốn sách Lý thuyết về bản chất y học, ghi lại rằng phần thân rễ của cây Bạch truật có thể cải thiện làn da sẫm màu.

Address

Ho Chi Minh City

Opening Hours

Monday 09:00 - 21:00
Tuesday 09:00 - 21:00
Wednesday 09:00 - 21:00
Thursday 09:00 - 21:00
Friday 09:00 - 21:00
Saturday 09:00 - 21:00
Sunday 09:00 - 21:00

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Tự Học Đông Y Chữa Bệnh Chủ Động Thân- Tâm - Trí posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share

Nearby media companies