Thị Trường Chứng Khoán

Thị Trường Chứng Khoán Trang cung cấp thông tin về vĩ mô, kinh tế, tài chính và chứng khoán.
(1)

Nhà đầu tư có nhu cầu mở tài khoản chứng khoán vui lòng nhấn vào nút đăng ký, tư vấn viên sẽ tiền hành hỗ trợ.

Trong 10 năm tới. Chính phủ Nhật Bản sẽ phát hành tổng cộng 20,000 tỷ Yên (133 tỷ USD) trái phiếu chuyển đổi trên thị tr...
06/11/2023

Trong 10 năm tới. Chính phủ Nhật Bản sẽ phát hành tổng cộng 20,000 tỷ Yên (133 tỷ USD) trái phiếu chuyển đổi trên thị trường với mục địch thúc đẩy chi tiêu công và tư nhân trị giá 150,000 tỷ Yên (1,000 tỷ USD) để hiện thực hóa việc khai triển các kỹ thuật như mạng lưới cung cấp Hydro, thu hồi và sử dụng carbon, nhiên liệu tổng hợp và lò phản ứng phạt nhân nhỏ. Mức lãi suất đang được đấu giá ở mức 0.915%. Bên cạnh đó NHTW Nhật Bản (BOJ) sẽ nới lỏng sử kiểm soát đối với thị trường trái phiếu quốc gia, dần dần cho phép khu vực tư nhân quyết định giá cả. Điều này tạo giá nguy cơ lãi suất tăng đột biến trong thời kỳ chuyển đổi này.

Trình bày trong một cuộc họp báo hôm 02/11, ông Kishida cho biết gói này sẽ có một khoản cắt giảm thuế thu nhập và thuế thị dân trị giá 40,000 yên (266 USD), cũng như khoản chi trả 70,000 yên (466 USD) cho các gia đình đang gặp khó khăn để trang trải cuộc sống.

Chính phủ sẽ gia hạn trợ cấp nhiên liệu cho đến tháng Tư năm sau và phân bổ ngân sách để thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kỹ thuật hàng đầu của đất nước như ngành công nghiệp bán dẫn và hàng không vũ trụ.

Theo ước tính của chính phủ Nhật Bản, gói kinh tế này dự kiến ​​sẽ góp phần làm tăng trung bình 1.2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho Nhật Bản trong ba năm tới.

Tuy nhiên, người ta lo ngại rằng gói này có thể đòi hỏi chính phủ phải phát hành thêm trái phiếu và làm tăng thêm nợ công của Nhật Bản, vốn có quy mô gấp đôi nền kinh tế nước này và là cao nhất trong số các nền kinh tế lớn. Nợ công của Nhật Bản hiện ở mức 261% GDP.
Nguồn: Epochtimes
Link: https://www.epochtimesviet.com/thu-tuong-nhat-ban-cong-bo-goi-kinh-te-tri-gia-113-ty-usd-de-giam-bot-kho-khan-do-lam-phat_420093.html

Theo báo cáo của Công ty phân tích dữ liệu Preqin, trong quý 3, 61 quỹ bất động sản trên toàn cầu huy động được 18,2 tỷ ...
03/11/2023

Theo báo cáo của Công ty phân tích dữ liệu Preqin, trong quý 3, 61 quỹ bất động sản trên toàn cầu huy động được 18,2 tỷ Mỹ kim. Con số đó giảm 71% so với 63,4 tỷ Mỹ kim chảy vào 117 quỹ bất động sản trong quý 2. Đó cũng là con số thấp nhất hàng quý mà các quỹ bất động sản huy động được trong chu kỳ tăng lãi suất hiện tại của các ngân hàng trung ương lớn.

Thị trường bất động sản trên khắp thế giới đang trong cơn chao đảo khi làn sóng tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương khiến chi phí vay đắt đỏ hơn. Đồng thời, định giá của một số hạng mục bất động sản giảm đáng kể, làm giảm lợi nhuận mà các nhà đầu tư có thể mong đợi, đặc biệt là đối với các cao ốc văn phòng, vốn đang chịu tổn thương vì sự trỗi dậy của hình thức làm việc từ xa.

Theo báo cáo của Preqin, các quỹ bất động sản tập trung vào Bắc Mỹ chiếm tỷ trọng huy động vốn toàn cầu lớn nhất trong quý 3. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn mà họ huy động đã giảm xuống 70% từ mức 81% trong ba tháng trước đó. Thị phần huy động của các quỹ tập trung vào khu vực Á châu – Thái Bình Dương tăng lên mức 24%. Preqin nhận xét, Nhật Bản, nơi chi phí vay vẫn ở mức thấp, đặc biệt hấp dẫn các nhà đầu tư. Các quỹ tập trung vào Âu châu và phần còn lại của thế giới chỉ huy động được 6% tổng vốn trong quý 3.

Preqin cho biết, giá trị của các thương vụ mua bán bất động sản toàn cầu giảm xuống còn 26,9 tỷ Mỹ kim trong quý 3 so với 31,9 tỷ Mỹ kim trong ba tháng tính đến tháng 6. Doanh số của các thương vụ thâu tóm tài sản văn phòng giảm 20%. Bất động sản công nghiệp và dân cư được giao dịch tích cực nhất, với lượng giao dịch chỉ giảm lần lượt 3,2% và 6,3%.

Nguồn: Thesaigontimes
Link: https://thesaigontimes.vn/von-chay-vao-cac-quy-bat-dong-san-giam-sau-giua-noi-lo-lai-suat/

Ngân hàng thế giới dự đoán giá dầu sẽ đạt mức trung bình 90 USD/thùng trong quý hiện tại và giảm xuống mức trung bình 81...
02/11/2023

Ngân hàng thế giới dự đoán giá dầu sẽ đạt mức trung bình 90 USD/thùng trong quý hiện tại và giảm xuống mức trung bình 81 USD/thùng vào năm tới khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại.
Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới lưu ý, triển vọng về giá năng lượng “sẽ nhanh chóng u ám nếu xung đột leo thang.”

Báo cáo nhấn mạnh ba kịch bản “gián đoạn” có thể nâng giá dầu.
1. Trong trường hợp đầu tiên, một “gián đoạn nhỏ” sẽ làm giảm nguồn cung dầu toàn cầu tới 2 triệu thùng mỗi ngày. Điều này sẽ đẩy giá dầu thô lên khoảng 93 USD và 102 USD một thùng.

2. Một “gián đoạn trung bình” sẽ loại bỏ từ 3 đến 5 triệu thùng mỗi ngày, đẩy giá dầu lên từ 109 đến 121 USD.

3. Một vụ việc gây “gián đoạn lớn” sẽ làm giảm nguồn cung dầu trên toàn thế giới từ 6 triệu đến 8 triệu thùng mỗi ngày, nâng chi phí cho một thùng dầu lên tới 157 USD.

Quan điểm đồng thuận của rất nhiều ngân hàng, nhà kinh tế, và nhà phân tích thị trường là cuộc chiến Israel-Hamas sẽ vẫn chỉ giới hạn ở song phương xung đột và không mở rộng sang các nước khác trong khu vực.
Hầu hết các nền kinh tế lớn đang chậm lại, áp lực lạm phát đang giảm bớt, các ngân hàng trung ương sẽ chuyển sang nới lỏng chính sách tiền tệ vào năm 2024 và lãi suất trái phiếu có thể sẽ giảm.

Mối lo ngại chính xung quanh cuộc xung đột Hamas-Israel là cuộc chiến này có thể mở rộng để bao gồm sự tham gia của Iran, một đồng minh của Hamas và một nhà sản xuất năng lượng lớn,” ông Goltermann phó giám đốc kinh tế thị trường tại Capital Economics nói. “Với việc cả thị trường dầu và khí đốt tự nhiên (LNG) vốn đều đã rất thắt chặt, chúng tôi nghĩ rằng nếu kịch bản như vậy có khả năng xảy ra thì chỉ riêng sự không chắc chắn cũng có thể đẩy giá dầu lên trên 100 USD/thùng, ít nhất là tạm thời".
Nguồn: Epochtime

Hôm 24/10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm ngân hàng trung ương đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức vào ...
01/11/2023

Hôm 24/10, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm ngân hàng trung ương đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức vào năm 2012. Chuyến thăm chưa từng có này diễn ra trong bối cảnh quan trọng khi các nhà phát triển địa ốc Trung Quốc đang gặp rất nhiều khó khăn tài chính và quốc gia đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế cận kề.
Theo các nhà phân tích, ông Tập đã đến thăm Ngân hàng trung ương và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) vì hai lý do.

Thứ nhất, ông Tập đã mất niềm tin vào Thủ tướng Lý Cường (Li Qiang), người được giao nhiệm vụ giám sát các vấn đề kinh tế, khiến ông Tập phải củng cố quyền lực và đích thân giám sát các cơ quan này.

Thứ hai, hiện trạng nền kinh tế Trung Quốc rất đáng lo ngại, với việc đầu tư ngoại quốc nhanh chóng rút đi và chính quyền trung ương đang phải đối mặt với những hạn chế tài khóa. Do đó, ông Tập muốn tận dụng cơ hội này để hiểu được thực trạng của nền kinh tế.

Trong cùng ngày ông Tập thanh tra ngân hàng trung ương, chính quyền trung ương đã quyết định phát hành thêm một ngàn tỷ nhân dân tệ (khoảng 136,75 tỷ USD) trái phiếu kho bạc trong quý 4 và phân bổ toàn bộ số tiền đó cho chính quyền địa phương, với 500 tỷ nhân dân tệ (khoảng 68.38 tỷ USD) sẽ được sử dụng trong năm nay và 500 tỷ nhân dân tệ sẽ được sử dụng vào năm 2024.

Các quan chức Trung Quốc cũng nói rằng tất cả số tiền thu được thông qua việc phát hành trái phiếu kho bạc sẽ được dành riêng cho chính quyền địa phương, giúp giảm bớt áp lực lên tài chính địa phương, vốn hiện đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro về nợ.

Hôm 23/10, một ngày trước chuyến thăm của ông Tập đến PBOC, cổ phiếu hạng A của Trung Quốc trải qua một đợt sụt giảm lớn, với Chỉ số Tổng hợp Thượng Hải (SHCOMP) có thời điểm chạm tới mức thấp mới 2,923. Ngoài SHCOMP, hầu hết các chỉ số khác đều chạm mức thấp nhất trong ba năm, bao gồm Chỉ số CSI 300, Chỉ số Thành phần Thâm Quyến, Chỉ số ChiNext Index, và Chỉ số STAR 50 Index.

Trong lịch sử, mốc “3,000 điểm” luôn là thước đo quan trọng trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Trong những năm gần đây, bất cứ khi nào thị trường tiếp cận mốc 3,000 điểm, các cơ quan khác nhau của chính quyền sẽ đưa ra một loạt các biện pháp kích thích, và do đó, “3,000 điểm” thường được gọi là mức “sàn chính sách” và luôn được các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ.

Nguồn: Epochtime.

Mới đây, Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) đã có buổi làm việc với hãng kiểm toán Deloitte Việt Nam để khai t...
28/09/2023

Mới đây, Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (UPCoM: BSR) đã có buổi làm việc với hãng kiểm toán Deloitte Việt Nam để khai triển kiểm toán báo cáo tài chính theo Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). FRS gồm các chuẩn mực kế toán được ban hành bởi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards Board - IASB) với mục tiêu đặt ra các quy tắc chung để báo cáo tài chính có thể thống nhất, minh bạch và có thể so sánh trên toàn thế giới.

Việc áp dụng chuẩn mực IFRS sẽ giúp Lọc hóa dầu Bình Sơn đủ điều kiện để niêm yết trên thị trường quốc tế, cũng như thuận lợi trong việc thu xếp vốn, kêu gọi đầu tư trong quá trình nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của Lọc hóa dầu Bình Sơn trên thị trường.

Về phía Deloitte Việt, Phó Tổng Giám đốc Nam Phạm Hoài Nam cho biết việc áp dụng IFRS sẽ giúp Lọc hóa dầu Bình Sơn nâng cao năng lực quản trị tài chính, bao gồm phân tích và ra quyết định, đảm bảo cập nhật các xu hướng mới như báo cáo phát triển bền vững, cam kết khí thải, các giao dịch phái sinh và đảm bảo rủi ro… Deloitte Việt Nam sẽ xây dựng chương trình và đào tạo các chuẩn mực IFRS áp dụng cho Lọc hóa dầu Bình Sơn và kiểm toán báo cáo tài chính theo IFRS của các năm 2020, 2021, 2022, 2023.
Nguồn tin: Nguyên Nam/Kinh Tế Chứng Khoán.VN


Theo một bản tin ngày 06/09 của Bloomberg, các biện pháp thuế quan mới sẽ chủ yếu nhắm vào thép nhập cảng từ Trung Quốc....
28/09/2023

Theo một bản tin ngày 06/09 của Bloomberg, các biện pháp thuế quan mới sẽ chủ yếu nhắm vào thép nhập cảng từ Trung Quốc. Các biện pháp này nhằm mục đích ổn định lại thị trường thép toàn cầu và chuỗi cung ứng đã bị gián đoạn do tình trạng dư thừa công suất và việc bán phá giá thép trên thị trường toàn cầu của Trung Quốc.

Trung Quốc từ lâu đã trở thành tâm điểm của một cuộc khủng hoảng đặc trưng bởi tình trạng dư thừa thép toàn cầu nghiêm trọng và kéo dài — sự mất cân bằng xảy ra khi sản lượng vượt quá nhu cầu của thị trường đối với kim loại này.
Theo dữ liệu từ Hiệp hội Thép Thế giới có trụ sở tại Bỉ, Trung Quốc là nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới, với sản lượng thép thô lên tới 1,018 triệu tấn vào năm 2022, chiếm khoảng 54% tổng sản lượng của thế giới.
Nguồn tin: The Epoch Times.


Tại cuộc họp thường niên của Berkshire Hathaway ở Omaha. Sự kiện thu hút hàng chục ngàn người đến mà ông Buffett gọi là ...
07/05/2023

Tại cuộc họp thường niên của Berkshire Hathaway ở Omaha. Sự kiện thu hút hàng chục ngàn người đến mà ông Buffett gọi là “Woodstock dành cho các nhà tư bản”. Warren Buffett đã thảo luận về các vấn đề như Trí tuệ nhân tạo, sự chia rẽ Chính trị ở Hoa Thịnh Đốn, và tịnh trạng bế tắc về Mức trần dư nợ,...
1. Trí tuệ nhân tạo: Ông nói rằng trí tuệ nhân tạo có thể thay đổi thế giới theo nhiều cách khác nhau, nhưng công nghệ mới sẽ không lấy đi cơ hội của các nhà đầu tư.
Ông Buffett cho hay: “Những điều mới xuất hiện không lấy đi các cơ hội. Điều mang đến cho quý vị những cơ hội này là những người khác đang làm những điều ngu ngốc.” Tuy nhiên, ông Buffett nói rằng mặc dù ông có thể không học được các khía cạnh kỹ thuật của một số lĩnh vực kinh doanh, nhưng việc đó không phải là vấn đề quan trọng nếu một người có thể hiểu được các yếu tố khác và không ngừng học hỏi.
2. Mua lại cổ phiếu quỹ: Berkshire Hathaway đã mua 4.4 tỷ USD cổ phiếu của chính mình, một hành động cho thấy công ty này tin rằng cổ phiếu đang bị định giá thấp. Ngược lại, họ đã bán số cổ phiếu trị giá 13.3 tỷ USD từ các công ty khác. Thu nhập ròng của Berkshire đã tăng hơn 6 lần lên 35.5 tỷ USD, chủ yếu phản ánh lợi nhuận từ các cổ phiếu mà công ty này nắm giữ, bao gồm cả cổ phiếu của Apple.
3. Làm quen với việc kiếm được ít lợi nhuận hơn: Ông Buffett đã đề cập rằng một phần lớn các hoạt động kinh doanh của công ty này có thể phải đối mặt với một đợt suy giảm trong năm 2023 do hoạt động kinh tế chậm lại, nhưng thu nhập đầu tư tăng lên có thể giúp bù đắp cho những khoản lỗ đó.
Ông Munge cũng cho biết các nhà đầu tư giá trị như ông, ông Buffett, và nhiều người hâm mộ của họ “nên làm quen với việc kiếm được ít lợi nhuận hơn,” một phần vì rất nhiều nhà đầu tư đang theo đuổi các chiến lược tương tự.
4. Tác động của môi trường lãi suất cao: Ông cho biết Berkshire Hathaway đang có vị thế tốt khi lãi suất tăng giúp các đơn vị bảo hiểm của họ tạo ra nhiều thu nhập hơn. Ông cũng tiết lộ rằng Berkshire Hathaway đã mua 7 tỷ USD công khố phiếu hồi tháng Tư và gần đây đã đầu tư thêm 3 tỷ USD với lãi suất gần 6%. Ông Buffett cho hay tình hình sẽ là “thảm họa” nếu các cơ quan quản lý không can thiệp để bảo vệ những người gửi tiền của ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB), vốn đã bị tiếp quản hồi tháng Ba sau khi những người gửi tiền vội vã rút tiền tiết kiệm của họ trong một cuộc tháo chạy hàng loạt kinh điển.
5. Tinh thần đảng phái chính trị: Ông Buffett cũng cho rằng tinh thần đảng phái thường trực ở Hoa Thịnh Đốn đã biến thành một dạng “chủ nghĩa bộ lạc,” nơi mà người nói không có người nghe. Bàn về tình trạng bế tắc trần nợ, ông Buffett cũng nói rằng ông không thể hình dung ra được việc chính phủ để đất nước vỡ nợ, điều mà ông cho rằng sẽ khiến hệ thống tài chính thế giới “rơi vào hỗn loạn.”
Link bài viết: https://www.epochtimesviet.com/cuoc-hop-thuong-nien-cua-berkshire-hathaway-ong-buffett-lac-quan-ve-nuoc-my-bat-chap-nhung-chia-re-chinh-tri_378966.html

Đầu tiên hãy phân biệt giữa chính sách Tài khoá, chính sách mà ở Hoa Kỳ là do Quốc hội và Tổng thống kiểm soát thông qua...
09/04/2023

Đầu tiên hãy phân biệt giữa chính sách Tài khoá, chính sách mà ở Hoa Kỳ là do Quốc hội và Tổng thống kiểm soát thông qua ngân sách liên bang. Còn chính sách tiền tệ, chính sách do Cục Dự trữ Liên bang quản lý.
Chính sách tài khóa liên quan đến chi tiêu, thâm hụt, doanh thu của chính phủ, và thuế. Chính sách tài khóa phản ánh mong muốn và mục tiêu của các quan chức được bầu đối với nền kinh tế và phản ánh phúc lợi của người dân.
Tương phản, chính sách tiền tệ kiểm soát nguồn cung tiền và lãi suất và được cho là không có những cân nhắc về chính trị, mặc dù có rất nhiều bằng chứng cho thấy chính trị có một vai trò nhất định trong việc hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang.
Tuy nhiên Quốc hội đã giao cho Fed hai nhiệm vụ chính.
1. Nhiệm vụ đầu tiên là bảo đảm ổn định giá cả, để giá cả không tăng cũng không giảm quá nhiều. Từ năm 1996, Fed đã định nghĩa “ổn định giá cả” là tỷ lệ lạm phát 2% một năm. Lạm phát 2% là một loại “hệ số sai số” — một dây giật bẫy (tripwire) để ngăn chặn giảm phát, hay nói cách khác là tình trạng giá cả suy giảm. Mốc tự đặt ra đó là nhằm tránh nền kinh tế rơi vào vòng xoáy giảm phát, điều mà các nhà kinh tế học gọi là “bẫy thanh khoản.”
Trong một tình huống bẫy thanh khoản, mọi người dự đoán giá sẽ giảm, vì vậy họ trì hoãn chi tiêu, khiến nhu cầu giảm và giá giảm hơn nữa. Fed có thể hạ lãi suất và bơm tiền vào nền kinh tế trong những trường hợp như vậy, nhưng sẽ không gì kích thích được chi tiêu, kể cả ở mức mà các nhà kinh tế học gọi là “giới hạn 0 (zero bound)”, khi lãi suất bằng không. Nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái sâu sắc mà, vốn về mặt lý thuyết là không thể vượt qua. (Chống lại bẫy thanh khoản ở giới hạn 0 là một trong những lý do chính khiến các ngân hàng trên thế giới đang thử nghiệm các loại tiền điện toán của ngân hàng trung ương, hay còn gọi là CBDC. CBDC cho phép các ngân hàng trung ương kích thích chi tiêu bằng hoặc thấp hơn giới hạn 0 trong một kịch bản “dùng nó hoặc mất nó”).
2. Nhiệm vụ thứ hai mà Quốc hội trao cho Fed là theo đuổi toàn dụng lao động, mục tiêu này đã được khuyến khích từ lâu, nhưng được đề ra thành một nhiệm vụ rõ ràng trong Đạo luật Tăng trưởng Cân bằng và Toàn dụng Lao động năm 1978.
“Toàn dụng lao động” thường được xem là một tỷ lệ thất nghiệp từ 4% trở xuống, tức là tỷ lệ những người bỏ việc, gia nhập lực lượng lao động, v.v. là 4%. Nhưng yêu cầu toàn dụng lao động lại ngầm hỗ trợ cho một mức lãi suất thấp, nên khó cân đối một môi trường lạm phát có lãi suất đang tăng lên. Thật vậy, việc chống lại lạm phát hiếm khi đạt được mà không làm chậm lại nền kinh tế và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Khi khả năng hiếm hoi này xảy ra, nó được gọi một cách thông tục là “hạ cánh mềm”. (Đường cong Phillips cho rằng tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát tỷ lệ nghịch với nhau, nhưng quan niệm về quy luật này hầu hết đã bị bác bỏ bởi “lạm phát đình đốn”, danh từ ghép của tình trạng trì trệ kinh tế và lạm phát vốn đã gây khó khăn cho chính phủ các Tổng thống Ford và Carter trong những năm 1970. Nhưng vẫn có một nhận thức trực giác trên thị trường rằng lạm phát ảnh hưởng xấu đến việc làm và làm chậm quá trình tuyển dụng và khuyến khích sa thải).
Có ba công cụ “đơn giản” mà Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) hoạch định chính sách sử dụng để kiểm soát cung tiền.

1. Đầu tiên là lãi suất chiết khấu, lãi suất mà Fed tính cho các ngân hàng thành viên vay tiền từ cửa vay chiết khấu của Fed. Mặc dù các ngân hàng có thể vay từ Fed, nhưng hầu hết các ngân hàng đều thực hiện các thỏa thuận vay khác, do đó, tỷ lệ chiết khấu — như đã thiết lập — có xu hướng gây ảnh hưởng nhiều hơn là có tác dụng. Nếu Fed tăng hoặc giảm lãi suất chiết khấu, thì các tổ chức cho vay khác sẽ làm theo ngay lập tức.

2. Công cụ thứ hai là yêu cầu về ngưỡng dự trữ của Fed, theo đó Fed quy định số lượng tiền gửi mà các ngân hàng thành viên phải giữ lại để đáp ứng các nhu cầu rút tiền. Yêu cầu dự trữ cao có xu hướng làm giảm cung tiền, trong khi yêu cầu thấp hoặc không có sẽ kích thích nền kinh tế khi có nhiều tiền được cho vay ra hơn.

3. Công cụ nổi tiếng nhất và phổ biến nhất mà Fed sử dụng để kiểm soát nguồn cung tiền là hoạt động thị trường mở do FOMC bầu chọn. FOMC bán chứng khoán để giảm cung tiền nhằm làm chậm lạm phát và mua chứng khoán để tăng cung tiền nhằm kích thích tăng trưởng.

Các công cụ bí truyền hơn của Fed
Fed yêu cầu các ngân hàng thành viên duy trì số dư tối thiểu nhất định đối với khoản dự trữ tại Cục Dự trữ Liên bang và trả lãi cho các khoản tiền gửi đó. Tuy nhiên, từ năm 2008, Fed đã trả lãi cho số tiền gửi vượt quá số dư tối thiểu đó, được gọi là “dự trữ vượt mức.” Ban đầu, một sự thay đổi luật đã dự kiến Fed sẽ trả lãi cho các khoản tiền gửi vượt mức vào năm 2011; tuy nhiên, sự thay đổi đó đã được đẩy lên sớm hơn bởi các luật mới được thông qua để giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính 2008–2009. Tính thanh khoản tồn tại trên thị trường trong những ngày đó đã gây áp lực giảm lãi suất qua đêm của Fed, vì vậy lãi suất được trả cho các khoản tiền gửi vượt mức để hấp thụ lượng tiền mặt dư thừa. Cục Dự trữ Tiên bang tiếp tục trả lãi cho các khoản tiền gửi vượt mức bởi vì đó là một phương tiện hữu ích để thiết lập lãi suất căn bản cho thị trường, bởi vì không ngân hàng nào sẽ cho vay tiền với lãi suất thấp hơn lãi suất mà Fed trả cho các khoản tiền gửi vượt mức của mình.

Fed cũng tham gia vào các thỏa thuận mua lại (repo). Những thỏa thuận này cũng nhằm mục đích ảnh hưởng đến lãi suất ngắn hạn (chủ yếu là qua đêm). Trong một giao dịch “repo”, Fed mua chứng khoán do các ngân hàng nắm giữ và đưa ra cam kết tương ứng sẽ bán lại những chứng khoán này vào một ngày sau đó. Các giao dịch repo đưa tiền mặt vào nền kinh tế để tăng cung tiền.
Tóm lược
Các ngân hàng trung ương đóng một vai trò quan trọng trong sự vận hành của thị trường. Bất kể là quý vị có đồng ý với các chính sách của ngân hàng trung ương hay không (và tôi là người thường xuyên tranh cãi về các chính sách này), thì họ vẫn thực hiện một chức năng quan trọng trong nền kinh tế của quốc gia và quốc tế. Nếu các ngân hàng trung ương không tồn tại, thì rất có thể vai trò của họ sẽ được các nhà tài chính tư nhân đảm nhận, chẳng hạn như ông J.P. Morgan (cá nhân, chứ không phải ngân hàng), người đã can thiệp để cho vay tiền nhằm cung cấp thanh khoản trong Cuộc khủng hoảng năm 1907.
Creat: J.G. Collins/TheEpochTimes

Giám đốc điều hành của Royal Palm Companies, Dan Kodsi, đã cảnh báo người Mỹ rằng sự sụp đổ của Silicon Valley Bank đã g...
19/03/2023

Giám đốc điều hành của Royal Palm Companies, Dan Kodsi, đã cảnh báo người Mỹ rằng sự sụp đổ của Silicon Valley Bank đã góp phần làm cho thị trường Bất động sản ngày càng dễ bị tổn thương - đặt thêm một gánh nặng kinh tế lên người tiêu dùng.
"Chúng tôi là những nhà phát triển. Và vì vậy, rất nhiều nguồn tài chính xây dựng của chúng tôi đến từ các ngân hàng khu vực. Và do đó, tác động gây ra ở đây khi điều gì đó như thế này xảy ra với các ngân hàng khu vực chắc chắn là một mối quan tâm lớn."
"Các khoản thế chấp, đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại bởi vì, liệu mọi người có thể nhận được các khoản thế chấp không? Chắn chắn sẽ có tác động đến thị trường bất động sản. Nhưng các bạn biết đấy, tất cả còn phụ thuộc, nơi ở của bạn".
"Tôi không nghĩ rằng có một ông kẹ lớn ngoài kia trong bảng cân đối ngân hàng, đó là điều chắc chắn. Nhưng tôi nghĩ rằng một số lĩnh vực nhất định dễ bị tổn thương - rõ ràng đó là Văn phòng. Chúng tôi đã thay đổi cách làm việc, điều đố thật kỳ lạ với tôi. Và sau đó, tất nhiên trong khu vực, có một số vấn đề".
"Tôi nghĩ rằng, chẳng hạn như Maria , có rất ít, rất ít thanh khoản trên thị trường California, chỉ vì tất cả các chính sách quy định đang được ban hành ở đó. Và tôi nghĩ điều đó sẽ thay đổi nó đối với nhiều người. Tuy nhiên, nếu cuộc khủng hoảng này bắt đầu di căn, tôi nghĩ bạn có thể thấy các ngân hàng rút lui khỏi thị trường cho vay. Vì vậy, đó là một biến số mà tôi nghĩ rằng Fed phải để mắt đến."
Sources: FOX Business.

Warren Buffett của Berkshire Hathaway Inc đã liên lạc với các quan chắc cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Joe Bid...
19/03/2023

Warren Buffett của Berkshire Hathaway Inc đã liên lạc với các quan chắc cấp cao trong chính quyền của Tổng thống Joe Biden trong những ngày gần đây khi cuộc khủng hoảng ngân hàng khu vực diễn ra.
Đã có nhiều cuộc trò chuyện giữa nhóm của Biden và Buffett trong tuần qua, theo những nguồn tin thận cận giấu tên. Các cuộc gọi tập trung vào việc Buffett có thể đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng tại Hoa Kỳ theo một cách nào đó, nhưng tỷ phú cũng đã đưa ra lời khuyên và hướng dẫn rộng hơn về tình trạng hỗn loạn hiện tại.
Buffett có lịch sử lâu dài trong việc can thiệp hỗ trợ các ngân hàng gặp khủng hoảng, tận dụng vị thế đầu tư được sùng bái và sức mạnh tài chính của mình để khôi phục niềm tin vào các công ty ốm yếu. Bank of America Corp đã được Buffett rót vốn vào năm 2011 sau khi cổ phiếu của ngân hàng này lao dốc trong bối cảnh thua lỗ liên quan đến các khoảng thế chấp dưới chuẩn. Buffett cũng đã tung ra một khoản cứu trợ trị giá 5 tỷ Mỹ kim cho Goldman Sachs Group Inc vào năm 2008 để củng cố ngân hàng sau sự sụp đổ của Lehman Brothers Holding Inc.
Đại diện của Berkshire Hathaway và Tòa Bạch Ốc đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận. Các quan chức tại Bộ Tài chính Hoa Kỳ từ chối bình luận.
Các nhà quản lý Hoa Kỳ đã tiết lộ các biện pháp đặc biệt để xoa dịu khách hàng vào cuối tuần trước, hứa hẹn sẽ thanh toán đầy đủ các khoản tiền gửi không được bảo hiểm tại các ngân hàng đổ vỡ. Cổ phiếu của các ngân hàng khu vực tiếp tục giảm trong tuần này do lo ngại nỗi đau sẽ lan rộng.
Nhóm của Biden, cảnh giác với những động thái chính trị, đã chuyển sang dàn xếp các biện pháp hỗ trợ không yêu cầu chi tiêu trực tiếp của chính phủ từ người nộp thuế, bao gồm cả các hành động của Cục Dự trữ Liên bang. Các ngân hàng lớn của Hoa Kỳ đã tự nguyện gửi 30 tỷ đô la để ổn định Ngân hàng Đệ nhất Cộng hòa trong tuần này, một động thái mà các nhà quản lý mô tả là “được hoan nghênh nhất”. Bất kỳ khoản đầu tư hoặc can thiệp nào từ Buffett hoặc các nhân vật khác sẽ tiếp tục kịch bản đó, tìm cách ngăn chặn cuộc khủng hoảng mà không cần cứu trợ trực tiếp.
Sources: Bloomberg Businessweek

Mức tiền gửi không được bảo hiểm cao đã giúp ích cho Silicon Valley Bank và Signature Bank . Nhưng hóa ra họ không đơn đ...
16/03/2023

Mức tiền gửi không được bảo hiểm cao đã giúp ích cho Silicon Valley Bank và Signature Bank . Nhưng hóa ra họ không đơn độc.
Mười ngân hàng thuộc sở hữu của các công ty tài chính niêm yết tại Hoa Kỳ - bao gồm Bank of New York Mellon ( BK ), Northern Trust ( NTRS ) và Citigroup ( C ) - nằm trong số những ngân hàng có tỷ lệ tiền gửi trong nước không được bảo hiểm cao nhất, theo một phân tích mới của S&P Global Market Intelligence. Silicon Valley Bank thất bại và Signature Bank là hai trong số 10 công ty được S&P Global Market Intelligence xác định.
Bảo hiểm từ Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang, hay FDIC, đảm bảo tiền gửi ngân hàng cho mỗi tổ chức cho mỗi người lên tới 250.000 USD. Một số khách hàng của ngân hàng, vì nhiều lý do khác nhau, để lại hơn 250.000 USD gửi tại ngân hàng. Và FDIC không chính thức đảm bảo các khoản tiền gửi vượt mức như vậy. Sự phơi bày như vậy đã khiến các khách hàng của Ngân hàng Thung lũng Silicon hoảng sợ khi những người gửi tiền yêu cầu trả lại tiền của họ hàng loạt trong một cuộc tháo chạy ngân hàng cổ điển.
Các sự kiện tại Silicon Valley Bank đã làm sáng tỏ rủi ro bất ngờ đối với các ngân hàng có mức tiền gửi không được bảo hiểm cao như vậy. Không mất nhiều thời gian để kích hoạt hàng loạt người gửi tiền kích hoạt các ứng dụng ngân hàng của họ và cố gắng chuyển tiền ra ngoài .

Tiền gửi không được bảo hiểm tăng mạnh tại nhiều ngân hàng sau đại dịch. Các ngân hàng lớn của Hoa Kỳ đã nắm giữ 7,9 nghìn tỷ USD tiền gửi không được bảo hiểm vào cuối năm 2022, tăng gần 41% so với năm 2019, S&P Global Market Intelligence cho biết. Mức độ vào năm 2022 đã giảm so với năm 2021 khi mọi người tìm thấy những nơi tốt hơn để gửi tiền hơn là vào tài khoản ngân hàng.

" Silicon Valley Bank đứng thứ hai trong số các ngân hàng có tài sản hơn 50 tỷ đô la, với 93,9% tổng số tiền gửi trong nước không được bảo hiểm, trong khi Signature Bank xếp thứ tư, theo dữ liệu của S&P Global Market Intelligence vào cuối năm 2022," Hayes viết .

Nhìn vào bối cảnh ngân hàng, có thể thấy một số ngân hàng khác có mức tiền gửi không được bảo hiểm cao. "Chỉ có ba ngân hàng khác ước tính tỷ lệ tiền gửi trong nước không được bảo hiểm trên 80%. Cả ba, Bank of New York Mellon, State Street Corp ( STT ) và Northern Trust Corp., đều là những ngân hàng ủy thác/bảo hiểm lớn."
Tiền gửi không được bảo hiểm chỉ là một nửa câu chuyện
Mức tiền gửi không được bảo hiểm cao chỉ là một nửa rủi ro mà Silicon Valley Bank phải đối mặt. Yếu tố khác là mức độ cao của các chứng khoán được giữ đến ngày đáo hạn so với tổng số tiền gửi của ngân hàng. Sự phụ thuộc vào các khoản đầu tư dài hạn này khiến SVB gặp khó khăn trong việc bán và huy động vốn đủ nhanh để đáp ứng việc rút tiền ngày càng tăng từ những người gửi tiền.

"Khi so sánh với Silicon Valley Bank và Signature Bank, bộ ba (của Ngân hàng New York Mellon, State Street và Northern Trust) có tỷ lệ tổng số khoản vay cộng với chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn, hoặc HTM, trên tổng số tiền gửi, thấp hơn nhiều," Hayes nói.

"Là một ngân hàng G-SIB và lâu đời nhất của Mỹ, BNY Mellon có bảng cân đối kế toán mạnh, được vốn hóa tốt và có rủi ro tín dụng thấp với tổng tài sản là 406 tỷ đô la tính đến cuối năm 2022, trong đó có 197 tỷ đô la là tiền mặt hoặc tài sản khác. Tài sản thanh khoản chất lượng, với tỷ lệ cho vay trên tiền gửi là 24%," một tuyên bố từ Ngân hàng New York Mellon cho biết.
Hiểu Rủi Ro Tại Các Ngân Hàng
Điều đó không có nghĩa là một số ngân hàng không có rủi ro cao đối với chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn. Hai làm. "Chỉ có hai ngân hàng có tài sản hơn 50 tỷ đô la và ít nhất một nửa số tiền gửi trong nước được ước tính là không có bảo hiểm có tổng các khoản cho vay cộng với chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn vượt quá số tiền gửi vào cuối năm 2022. Ngân hàng First Republic có mức cao nhất, ở mức 110,6 %, trong khi công ty con của Western Alliance Bancorp., Ngân hàng Western Alliance, ở mức 101,7%," báo cáo cho biết.

Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là First Republic và Western Alliance cũng có mức tiền gửi trong nước không được bảo hiểm "thấp hơn nhiều" so với Silicon Valley Bank và Signature Bank, lần lượt là 57,7% và 67,7%.

Cũng xin lưu ý rằng các quy tắc đã thay đổi để cung cấp các biện pháp bảo vệ.

"Các nhà quản lý cũng nói rằng những người gửi tiền tại Silicon Valley Bank và Signature Bank sẽ có quyền truy cập vào tiền của họ. Các động thái này đã không hoàn toàn loại bỏ sự hoảng loạn ra khỏi hệ thống khi cổ phiếu ngân hàng bị vùi dập vào ngày 13 tháng 3, nhưng giá cổ phiếu đã tăng trở lại vào đầu phiên giao dịch ngày 14 tháng 3 ", báo cáo cho biết.
Sources: S&P Global Market Intelligence

Khi các công ty khởi nghiệp mới thành lập và các nhà đầu tư mạo hiểm tranh giành tiền của họ về tay an toàn sau sự sụp đ...
16/03/2023

Khi các công ty khởi nghiệp mới thành lập và các nhà đầu tư mạo hiểm tranh giành tiền của họ về tay an toàn sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB), họ đã chuyển sang một công ty vững chắc ở Phố Wall: Bank of America.
SVB đã sụp đổ vào cuối tuần trước sau khi những người gửi tiền cố gắng rút 42 tỷ USD khỏi tổ chức này, với việc Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) tiếp quản ngân hàng này vào cuối tuần qua. Trong khi đó New York Department of Financial Services đã sở hữu Signature Bank vào Chủ Nhật, cho rằng tập đoàn đã “không cung cấp dữ liệu nhất quán và đáng tin cậy, tạo ra mộ cuộc khủng hoảng niềm tin đáng kể vào ban lãnh đạo của ngân hàng.”
Nhưng, như người ta vẫn nói, từ hỗn loạn đến cơ hội. Có vẻ như trong trường hợp này, cơ hội đã rơi vào tay Bank of America, ngân hàng này mang về hơn 15 tỷ USD tiền gửi khi SVB phá sản.
Các nguồn tin thân cận nói với Bloomberg rằng dòng tiền từ những khách hàng sợ hãi chuyển tiền của họ đến một tổ chức – ngân hàng lớn thứ 2 của Hoa Kỳ - được coi là quá lớn để phá sản. Thật vậy, báo cáo thường niên mới nhất của doanh nghiệp cho năm 2022 cho thấy BOA đã mang về doanh thu 27.5 tỷ USD sau thuế và nắm giữ 3,05 nghìn tỷ USD tài sản.
Bank of America không phải là ngân hàng khổng lồ duy nhất chứng kiến làn sóng giao dịch mới. Theo báo cáo từ Financial Times , JPMorgan đang hỗ trợ lượng khách hàng mới của mình bằng cách rút ngắn thời gian chờ mở tài khoản. Nó cũng đang đẩy nhanh tốc độ mà khách hàng mới có thể tiếp cận tiền để đảm bảo họ có thể trả lương cho nhân viên trong tuần này, một nguồn tin đã thông báo về vấn đề này xác nhận.
Citigroup được cho là cũng đã tranh giành khách hàng trên tàu, với tất cả các tổ chức tài chính lớn đều nhận thấy sự thúc đẩy đặc biệt từ các chủ tài khoản có số tiền nắm giữ trên ngưỡng 250.000 đô la được bảo đảm bởi bảo hiểm liên bang — mặc dù chính phủ cam kết rằng họ vẫn sẽ được bảo hiểm.
Nguồn: Fortune.com

Chỉ mất 48 giờ để Ngân hàng Thung lũng Silicon trở thành ngân hàng thất bại thứ hai của quốc gia.Các vấn đề của công ty ...
11/03/2023

Chỉ mất 48 giờ để Ngân hàng Thung lũng Silicon trở thành ngân hàng thất bại thứ hai của quốc gia.
Các vấn đề của công ty bắt đầu vào ngày thứ Tư khi tổ chức tài chính thông báo với các cổ đông rằng họ cần tìm ra 2.25 tỷ USD để bù đắp cho sự sụt giảm tiền gửi bất ngờ và cải thiện bảng cân đối kế toán cũng như tình hình tài chính tổng thể.
Trong một bức thư gửi các cổ đông, công ty mẹ của ngân hàng, tập đoàn tài chính SVB , đã báo cáo rằng môi trường lãi suất tăng cao và nền kinh tế chậm lại đã gây áp lực lên thị trường công và tư nhân. Điều đó giải thích thêm rằng khách hàng phải chịu đựng mức độ đốt tiền mặt rất lớn (giảm tiền mặt ròng theo thời gian).
Tiết lộ này đã xóa khoảng 10 tỷ USD vốn hóa thị trường chỉ trong một phiên giao dịch, khi cổ phiếu giảm 65% xuống còn 106 USD. Trong giao dịch sau giờ làm việc vào thứ Sáu, cổ phiếu giảm thêm 60%. Trái phiếu SVB Financial cũng tạo ra 31 cent trên đồng USD.
Được thành lập vào năm 1983, ngân hàng này là công ty cho vay hàng đầu ở Thung lũng Silicon có trụ sở tại Santa Clara, California. Sự thất bại đột ngột của SVB đã tạo ra sự không chắc chắn cho các nhà đâu tư kỹ thuật và các công ty mới thành lập, những người đã tiếp xúc nhiều với ngân hàng.
Theo các nhà phân tích trong ngành, lý do chính dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng là do ngân hàng này đã đầu tư quá nhiều tiền gửi của khách hàng vào trái phiếu kho bạc, loại trái phiếu rất nhạy cảm với lãi suất.
Chenxi Wang, người sáng lập và đối tác chung của Rain Capital, cho biết: “Không nghi ngờ gì về việc SVB đang gặp khủng hoảng tiền mặt vì tiếp xúc quá nhiều với lĩnh vực kỹ thuật. “Ngân hàng cũng mắc lỗi quản lý bảng cân đối kế toán khi bỏ quá nhiều tiền vào trái phiếu dài hạn, vốn trở thành vấn đề khi lãi suất tăng cao. Điều này, xảy ra ngay sau khi Ngân hàng Silvergate thanh lý, đã gây ra sự hoảng loạn không nhỏ.
Việc thiếu vốn và lời kêu gọi vang rền khắp Thung lũng Silicon và các phương tiện truyền thông xã hội đã khởi xướng một cuộc chạy đua ngân hàng, khi khách hàng rút một khoản tiền gửi khổng lồ 42 tỷ USD vào thứ Năm. Từ khi kết thúc kinh doanh, SVB duy trì số dư tiền mặt âm 958 triệu USD, theo hồ sơ từ Cục Bảo vệ Tài chính và Đổi mới của Bang California.
Giám đốc điều hành Greg Becker đã rút tiền mặt từ cổ phiếu và các quyền chọn để kiếm được khoản lãi 2,27 triệu USD vài tuần trước khi sụp đổ vào thứ Sáu, một hồ sơ của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) đã tiết lộ .
Ngân hàng này lớn thứ 16 tại Hoa Kỳ, với tài sản trị giá 209 tỷ USD tính đến ngày 31 tháng 12, theo Cục Dự trữ Liên bang .
Khi các cơ quan quản lý ngân hàng California đóng cửa SVB, nó đã trở thành ngân hàng lớn nhất phá sản kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khi Washington Mutual sụp đổ.
Cơ quan quản lý tài chính California cho biết: “Việc rút tiền gửi nhanh chóng đã khiến Ngân hàng không có khả năng thanh toán các nghĩa vụ của mình khi đến hạn”. “Ngân hàng bây giờ mất khả năng thanh toán.”

Tiền gửi không được bảo hiểm
Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) đã tiếp quản tổ chức tài chính và đổi tên nó thành “Ngân hàng Quốc gia Bảo hiểm Tiền gửi của Santa Clara”.
Văn phòng chính của ngân hàng và tất cả 13 chi nhánh ở California và Massachusetts sẽ mở cửa trở lại vào thứ Hai, FDIC thông báo trong một thông cáo báo chí .
Theo FDIC, Ngân hàng Thung lũng Silicon có tổng tài sản khoảng 209 tỷ USD và tổng số tiền gửi khoảng 175,4 tỷ USD tính đến ngày 31 tháng 12.
FDIC cho biết: “Tại thời điểm kết thúc, số tiền gửi vượt quá giới hạn bảo hiểm vẫn chưa được xác định. “Số lượng tiền gửi không được bảo hiểm sẽ được xác định sau khi FDIC thu thập thêm thông tin từ ngân hàng và khách hàng.”
Tuy nhiên, hoạt động của ngân hàng chiếm một phần đáng kể trong báo cáo tài chính của SVB Financial Group. Theo báo cáo thường niên năm 2022 của công ty mẹ ( pdf ), ước tính số tiền gửi không được bảo hiểm tại các văn phòng ở Hoa Kỳ vượt quá giới hạn bảo hiểm của FDIC là 151,5 tỷ USD tính đến ngày 31 tháng 12. Dựa trên con số này, gần 86% tiền gửi không được bảo hiểm tại cuối năm ngoái.

Ai Sẽ Giải Cứu SVB?
Các nhà quan sát trong ngành cho biết sự thất bại của SVB đã khiến ngành tài chính Hoa Kỳ gặp khó khăn.
Chính phủ sẽ bảo lãnh cho công ty hay một ngân hàng tư nhân sẽ đến giải cứu?
Nhà đầu tư tỷ phú và nhà quản lý quỹ phòng hộ Bill Ackman cho rằng gói cứu trợ của chính phủ “nên được xem xét” để ngăn chặn hiệu ứng domino trong ngành tài chính.
“Sự thất bại của có thể phá hủy một động lực dài hạn quan trọng của nền kinh tế khi các công ty được VC hậu thuẫn dựa vào SVB để cho vay và nắm giữ tiền mặt hoạt động của họ,” ông cho biết qua Twitter hôm thứ Năm . “Nếu vốn tư nhân không thể cung cấp một giải pháp, thì một gói cứu trợ ưu tiên của chính phủ có độ loãng cao nên được xem xét.”
Ông tin rằng bất kỳ gói cứu trợ nào do nhà nước lãnh đạo nên hướng tới người gửi tiền hơn là ban quản lý hoặc người nắm giữ cổ phần, đồng thời nói thêm rằng việc quản lý rủi ro không phù hợp sẽ không được để xuất.
“Rủi ro đổ vỡ và mất tiền gửi ở đây là ngân hàng tiếp theo, ngân hàng có vốn hóa thấp nhất phải đối mặt với sự tháo chạy và thất bại và quân cờ domino tiếp tục sụp đổ. Đó là lý do tại sao sự can thiệp của chính phủ nên được xem xét,” ông nói.
Nhưng Zack Ellison, người sáng lập công ty đầu tư nợ mạo hiểm Applied Real Intelligence, cho rằng một ngân hàng lớn sẽ mua SVB “để khôi phục niềm tin”.
“Người mua sẽ được lợi khi xem xét sự nổi bật của SVB trong cộng đồng kỹ thuật và đổi mới,” Ellison nói với The Epoch Times. “SVB có mức độ liên quan cao hơn nhiều ở Thung lũng Silicon so với các đối thủ cạnh tranh gần nhất của nó và có quyền tiếp cận với các VC và nhà sáng lập mà mọi ngân hàng đều khao khát.”
Ellison cho biết JPMorgan Chase có thể là ứng cử viên có nhiều khả năng nhất tham gia và đặt giá thầu cho SVB vì ngân hàng lớn này đã phát triển hoạt động kinh doanh cho vay mạo hiểm của mình, Ellison nói.
Những người khác khẳng định đây có thể là một dấu hiệu của sự cố đang nảy sinh trong lĩnh vực này, đặc biệt là sau khi Ngân hàng Silvergate cho vay tập trung vào tiền điện tử và có trụ sở tại California thông báo rằng họ sẽ ngừng hoạt động và bắt đầu quá trình thanh lý do không đủ vốn.

Các ngân hàng khác bị lỗ
Các nhà đầu tư cũng hoang mang về một số cổ phiếu ngân hàng riêng lẻ mà các nhà phân tích thị trường cảnh báo có một số điểm tương đồng với SVB. Vào cuối tuần giao dịch, PacWest Bancorp giảm gần 38%, First Republican giảm khoảng 14% và Western Alliance Bancorp giảm hơn 20% (trong giao dịch sau giờ làm việc, cổ phiếu giảm thêm 2,7%).
Điều đó nói rằng, ngay cả cổ phiếu của các ngân hàng lớn, chẳng hạn như Bank of America, Citigroup và Wells Fargo, đã chịu tổn thất đáng kể vào thứ Năm, xóa sạch hàng chục tỷ đô la giá trị thị trường.
Nền tảng phát trực tuyến Roku đã giảm gần 1% sau khi tiết lộ rằng hơn một phần tư số tiền và các khoản tương đương tiền của họ đã được gửi tại SVB, xác nhận rằng họ “không biết Công ty sẽ có thể thu hồi tiền gửi tại SVB ở mức độ nào. ”
Do lo ngại về hiệu ứng lây lan lan rộng, có niềm tin rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản thay vì nửa điểm như dự đoán rộng rãi. Vì các điều kiện tín dụng thắt chặt là một trong những lý do đằng sau sự sụp đổ của SVB, nên việc tăng thêm một phần tư điểm đối với lãi suất quỹ liên bang chuẩn có thể trở thành hiện thực.
Tuy nhiên, theo Công cụ CME FedWatch , các nhà đầu tư hầu hết đang đặt bút vào việc tăng lãi suất nửa điểm.
Các quan chức Nhà Trắng xác nhận rằng chính quyền đang theo dõi tình hình.
Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã gặp gỡ các quan chức tại Fed, FDIC và Văn phòng Kiểm soát Tiền tệ vào thứ Sáu.
“Bộ trưởng Yellen bày tỏ sự tin tưởng hoàn toàn vào các cơ quan quản lý ngân hàng sẽ có những hành động thích hợp để đáp trả và lưu ý rằng hệ thống ngân hàng vẫn kiên cường và các cơ quan quản lý có các công cụ hiệu quả để giải quyết loại sự kiện này,” Bộ Tài chính cho biết trong một tuyên bố .
Cecilia Rouse, người đứng đầu Hội đồng Cố vấn Kinh tế (CEA), đảm bảo với các phóng viên rằng hệ thống ngân hàng đã khác rất nhiều so với thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2008.
“Hệ thống ngân hàng của chúng ta đã linh hoạt hơn nhiều so với năm 2008. Chúng ta đã học được rất nhiều điều. Chúng tôi có những công cụ tốt hơn,” cô ấy nói trong một cuộc họp báo vào thứ Sáu. “Chúng tôi đưa ra các biện pháp bảo vệ và các cơ quan quản lý của chúng tôi có nhiều tầm nhìn hơn về lĩnh vực ngân hàng so với cách đây một thập kỷ.”
Không phải ai cũng muốn chính phủ liên bang can thiệp và bảo lãnh cho ngân hàng.
Hạ nghị sĩ Matt Gaetz (R-FL) đã tweet vào tối thứ Sáu rằng anh ấy sẽ “không ủng hộ gói cứu trợ cho người đóng thuế của Ngân hàng Thung lũng Silicon.”
By: Andrew Moran, The Epoch Times.
,

Address

180 Nguyễn Công Trứ, Phương Nguyễn Thái Bình, Quận 1
Ho Chi Minh City

Telephone

+84901314419

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Thị Trường Chứng Khoán posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Thị Trường Chứng Khoán:

Videos

Share

Category


Other Media in Ho Chi Minh City

Show All