Báo Giác Ngộ

Báo Giác Ngộ THÔNG TIN PHẬT GIÁO TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

✓ Tin tức Phật giáo khắp nơi
✓ Văn hóa
✓ Du lịch
✓ Phật học (Phật học lược khảo, Thiền, Tịnh độ, Kim cương thừa, Triết học...)
✓ Tư vấn
✓ Sống đạo
✓ Điểm nhìn
✓ Diễn đàn
✓ Sự kiện - Vấn đề
✓ Tuổi trẻ
✓ Phật giáo nước ngoài
✓ Xã hội - Từ thiện
✓ Tự viện (chùa Việt Nam trong nước, chùa Việt Nam ở nước ngoài, chùa nước ngoài)
✓ Ẩm thực - Sức khỏe...
✓ Bạn đọc
✓ Media (Giác Ngộ TV, Tin tức, Pháp thoại, Phim Tài liệu, Nghi lễ, Giải đáp Phật giáo và đời sống...)

Khi giữ được sự tĩnh lặng nơi miệng và tâm thì ánh sáng thông cảm trong tim bạn sẽ tỏa ra và làm đối phương dễ chịu hơn....
08/11/2024

Khi giữ được sự tĩnh lặng nơi miệng và tâm thì ánh sáng thông cảm trong tim bạn sẽ tỏa ra và làm đối phương dễ chịu hơn. Bạn không còn có ý định bắt người kia phải có những suy tưởng và hành động y như ý thích của mình. Bạn hiểu được hoàn cảnh và nỗi khổ cua người yêu bạn. Lúc bây giờ bạn mới có tình yêu chân thật vì bạn thông cảm và chấp nhận người yêu mình. Khi tâm bạn tĩnh lặng thì sự tha thứ không mời mà đến và bạn vui lòng mở khóa ngục tình yêu ra. Khi bạn làm được như vậy thì tình yêu sẽ được vững bền vì tình yêu như bông hoa thích được phát triển dưới ánh sáng và làn gió thoảng. Hoa không phát triển được khi bị đóng trong hộp.

Giây phút nào ta tĩnh lặng thì giây phút đó ta có được ánh sáng trong con tim. Nhưng nếu mỗi người chịu khó thắp lên ánh sáng thông cảm và yêu thương trong con tim thì gia đình và thế giới sẽ thay đổi một cách đáng kể. Hãy đừng đợi đến ngày mai mà các bạn hãy mở rộng con tim trong tĩnh lặng và ngay bây giờ, rồi đâu đó bạn sẽ gặp được nụ cười an lành của Bụt.

Xem tiếp nội dung bài viết tại link: https://giacngo.vn/post-195.html

08/11/2024

8G30 sáng mai 9-11 Hòa thượng Thích Lệ Trang thuyết giảng
"Ý NGHĨA CỦA
ĐÀN TRÀNG"
[Trực tuyến trên Giác Ngộ Online]

Trà Vinh: Đại giới đàn Nhựt Huệ bế mạc thành tựu viên mãnGNO - Sau 3 ngày diễn ra, Đại giới đàn Nhựt Huệ Phật lịch 2568 ...
08/11/2024

Trà Vinh: Đại giới đàn Nhựt Huệ bế mạc thành tựu viên mãn

GNO - Sau 3 ngày diễn ra, Đại giới đàn Nhựt Huệ Phật lịch 2568 do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Trà Vinh tổ chức tại chùa Lưỡng Xuyên (P.1, TP.Trà Vinh) đã chính thức bế mạc viên mãn vào sáng nay, 8-11.

Xem tiếp nội dung tại link: https://giacngo.vn/post-73718.html

Huế: Tưởng niệm húy nhật Trưởng lão Hòa thượng Thích Chơn Thiện (1942-2016)GNO - Sáng nay 8-11 (8-10-Giáp Thìn), môn phá...
08/11/2024

Huế: Tưởng niệm húy nhật Trưởng lão Hòa thượng Thích Chơn Thiện (1942-2016)

GNO - Sáng nay 8-11 (8-10-Giáp Thìn), môn phái tổ đình Tường Vân (P.Thủy Xuân, Huế) đã thành kính tổ chức Lễ tưởng niệm húy nhật Trưởng lão Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế.

Xem tiếp nội dung tại link: https://giacngo.vn/post-73720.html

Lễ truy niệm, phụng tống kim quan Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh trà-tỳGNO - Sáng 8-11, Hội đồng Chứng minh, Hội ...
08/11/2024

Lễ truy niệm, phụng tống kim quan Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh trà-tỳ

GNO - Sáng 8-11, Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM và môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức lễ truy niệm và phụng tống kim quan Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh, Thành viên Hội đồng Chứng minh trà-tỳ tại Nghĩa trang Đa Phước, H.Bình Chánh, TP.HCM.

Xem tiếp bài viết tại link: https://giacngo.vn/post-73716.html

Một bậc Thầy tài hoa, tinh thông cả Nam tạng và Bắc tạngNhững ai đã một lần tham dự các thời pháp hay các buổi thuyết gi...
08/11/2024

Một bậc Thầy tài hoa, tinh thông cả Nam tạng và Bắc tạng

Những ai đã một lần tham dự các thời pháp hay các buổi thuyết giảng của Hòa thượng sẽ ít nhiều cảm nhận được tấm lòng nhiệt huyết và từ tâm bao la của ngài. Khi trình bày một vấn đề, ngài thường đi rất sâu và đi sâu hơn những gì mong đợi của hàng thính giả. Sự trình bày của ngài, ngoài sự uyên bác, quảng học đa văn, các luận cứ luôn được dẫn chứng theo các nguyên tác, kinh điển. Nhờ vậy mà niềm tin của thính chúng được tăng trưởng. Có thể nói rằng, dù không phải là người trực tiếp phiên dịch, nhưng Hòa thượng là một trong những bậc cao tăng uyên thâm cả hai hệ thống Nam tạng và Bắc tạng.

Đọc các tác phẩm của ngài, người đọc thường có cơ duyên để lĩnh hội sự giao thoa tư tưởng của cả hai hệ thống kinh văn Phật giáo (Nam truyền và Bắc truyền) được trích dẫn và giới thiệu một cách rất đầy đủ. Đối với các thế hệ Tăng Ni sinh hậu học, tác phẩm của Hòa thượng là một nguồn cảm hứng thiêng liêng, là động lực mãnh liệt, khuyến tấn hàng hậu học mạnh dạn đi sâu hơn vào kho tàng tư tưởng Phật giáo, đặc biệt là tư tưởng Phật giáo Nguyên thủy.

Và ở đó, chính trong kho tàng Nguyên thủy, hành giả sẽ có thể nghe được tiếng nói diệu âm của Đại thừa, cho dù thời đại có cách nhau 500 năm hay một ngàn năm. Đây quả thật là một nét đặc trưng hiếm có trong các tác phẩm nghiên cứu triết học Phật giáo trong thời đại của chúng ta.

Bây giờ bỗng dưng...

Sau bao năm tháng tận tụy làm Phật sự, ở tuổi 75, với ngài, thật sự không quá già, nhưng Hòa thượng đã trở về cõi vô tung bất diệt. Hàng hậu học ở lại, bồi hồi, ngậm ngùi kính nhớ Hòa thượng; nhớ lại những năm tháng trước đây, nhớ lại những lời dạy chân thành và giáo huấn cao thượng, nhớ lại những ánh sáng nội tại lóe lên từ mặt đất tinh khôi... Và bây giờ, bỗng dưng ngài đã trở về cảnh giới chân nguyên, nơi “sông vẫn là sông, núi vẫn là núi”.

Cúi đầu đảnh lễ Giác linh cố Trưởng lão Hòa thượng.

Kính mong ngài sớm trở lại cõi Ta-bà để hoằng hóa độ sinh.

✍ Xem tiếp nội dung bài viết "Kính tiếc một bậc Thầy tài hoa" tại link: https://giacngo.vn/post-37219.html

THÀNH KÍNH TƯỞNG NIỆM TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH CHƠN THIỆN (1942 - 2016)Trưởng lão Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó Ph...
07/11/2024

THÀNH KÍNH TƯỞNG NIỆM TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH CHƠN THIỆN (1942 - 2016)

Trưởng lão Hòa thượng Thích Chơn Thiện, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế, viên tịch ngày 8-11-2016 (9-10-Bính Thân) tại tổ đình Tường Vân (Thừa Thiên Huế).

Qua 75 năm hiện diện ở đời, với 52 hạ lạp, Hòa thượng đã tận tụy vì Đạo pháp và Dân tộc. Với trí huệ trong sáng, đức hạnh cao vời, Hòa thượng đã để lại nhiều tiếng thơm cho đạo và cho đời, đóng góp thiết thực vào việc xây dựng Giáo hội vững bền, đất nước phồn vinh, góp phần đưa Đất nước và Giáo hội hội nhập thế giới.

Với dáng vẻ thanh thoát, cách gợi chuyện nhẹ nhàng mà sâu lắng, cùng với nụ cười hoan hỷ, từ ái, Hòa thượng luôn để lại trong lòng mọi người niềm hân hoan quý kính sau những lần được tiếp xúc với Người. Thân giáo của Hòa thượng không chỉ là tấm gương mẫu mực cho Tăng Ni Phật tử mà còn đem lại những ấn tượng tốt đẹp về một mẫu tu sĩ Phật giáo trong quá trình dấn thân hành đạo. Vì lý do này, các vị lãnh đạo đất nước rất kính trọng và tán dương Hòa thượng:

“Chùa Tường Vân cõi Phật duyên lành
Thầy Chơn Thiện chân tu gương sáng”.
(Phạm Dũng, Trưởng ban TGCP)

✍Xem 17 lời đáng suy gẫm của Trưởng lão Hòa thượng Thích Chơn Thiện (1942-2016) tại link: https://giacngo.vn/post-37237.html

Bồ-tát sơ phát tâm theo kinh Pháp hoaGNO - Kinh Pháp hoa, còn gọi là giáo Bồ-tát pháp, tuy nhiên phần nhiều người ta cứ ...
07/11/2024

Bồ-tát sơ phát tâm theo kinh Pháp hoa

GNO - Kinh Pháp hoa, còn gọi là giáo Bồ-tát pháp, tuy nhiên phần nhiều người ta cứ lầm là Bồ-tát ở trong Tam thừa và Tam thừa là Thanh văn, Duyên giác và Bồ-tát hoàn toàn độc lập, khác nhau. Nhưng kinh Pháp hoa gọi là Bồ-tát Nhứt thừa, có một thừa thôi, không phải ba thừa.

Đức Phật khai ra Tam thừa là phương tiện để hướng dẫn mọi người ở mọi trình độ khác nhau, cho nên chia làm ba là Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ-tát thừa. Thanh văn thừa dành cho người chỉ thích tu, không thích làm gì, Đức Phật mới nói về cách tu. Duyên giác thừa dành cho người chỉ thích học, thích nghiên cứu, không quan tâm đến vấn đề tu, Đức Phật nói về cách hiểu biết. Hạng thứ ba muốn cứu nhân độ thế, muốn xây dựng một xã hội tốt gọi là Tịnh độ, Đức Phật mới nói Bồ-tát thừa.

Thực sự Đức Phật tùy theo hiểu biết, theo mong muốn, theo khả năng của người mà Ngài dạy pháp tương ưng giúp họ thực tập được và có kết quả tốt. Nhưng các pháp gọi là Tam thừa dành cho ba hạng người này, tới thời Pháp hoa, Phật nói chỉ có một thừa thôi. Đó là con đường đi suốt từ phát tâm Bồ-đề cho đến ngày thành Phật tất cả những người đi trên lộ trình Nhứt thừa này đều gọi là Bồ-tát...

| Trích "Bồ-tát sơ phát tâm theo kinh Pháp hoa" - Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng

✍ Xem tiếp nội dung bài viết tại link: https://giacngo.vn/post-73413.html

Phật Giáo Việt Nam thống nhất Bắc Nam Trung từ nayMột lòng chúng ta tiến lên vì đạo thiêngNào cùng vui trong ánh đạo vàn...
07/11/2024

Phật Giáo Việt Nam thống nhất Bắc Nam Trung từ nay
Một lòng chúng ta tiến lên vì đạo thiêng
Nào cùng vui trong ánh đạo vàng rạng ngời bốn phương
Vang ca đón chào Phật Giáo Việt Nam

Noi tấm gương Ngài Thích Ca giải thoát chúng sanh
Chúng ta dốc lòng nguyện cùng gieo rắc quanh mình
Bao mối vui lành tràn lan hòng tan đau đớn
Chắp tay ta cùng dưới Đài sen thắm kết đoàn

Phật giáo Việt Nam thống nhất Bắc Nam Trung từ nay
Nào cùng nắm tay kết nên một Đài sen
Cùng làm sao cho đóa sen ngời đời đời ngát hương
Muôn phương thấm nhuần Phật Giáo Việt Nam.

| Đạo Ca Phật Giáo Việt Nam - Sáng tác: Lê Cao Phan

Ảnh: Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 tại Việt Nam Quốc Tự

Lễ khánh tạ Tam bảo và tưởng niệm 50 năm Hòa thượng khai sơn chùa Kỳ Quang 3 (TP.Thủ Đức) viên tịch GNO - Sáng 7-11, tại...
07/11/2024

Lễ khánh tạ Tam bảo và tưởng niệm 50 năm Hòa thượng khai sơn chùa Kỳ Quang 3 (TP.Thủ Đức) viên tịch

GNO - Sáng 7-11, tại chùa Kỳ Quang 3 (P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức, TP.HCM) đã diễn ra Lễ khánh tạ Tam bảo sau 4 năm xây dựng và tưởng niệm 50 năm Hòa thượng Thích Thiện Quang khai sơn viên tịch.

Xem tiếp nội dung tại link: https://giacngo.vn/post-73714.html

Trà Vinh: Trang nghiêm khai mạc Đại giới đàn Nhựt Huệ Phật lịch 2568GNO - Sáng nay, 7-11 (7-10-Giáp Thìn), Ban Trị sự GH...
07/11/2024

Trà Vinh: Trang nghiêm khai mạc Đại giới đàn Nhựt Huệ Phật lịch 2568

GNO - Sáng nay, 7-11 (7-10-Giáp Thìn), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Trà Vinh chính thức khai mạc Đại giới đàn Nhựt Huệ Phật lịch 2568, tại Văn phòng Ban Trị sự tỉnh - chùa Lưỡng Xuyên (số 03, Lê Lợi, P.1, TP.Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh).

Xem tiếp nội dung tại link: https://giacngo.vn/post-73713.html

GN - Sau khi đất nước được độc lập và hòa bình, thống nhất Phật giáo là nguyện vọng của tất cả Tăng Ni, Phật tử trong cũ...
07/11/2024

GN - Sau khi đất nước được độc lập và hòa bình, thống nhất Phật giáo là nguyện vọng của tất cả Tăng Ni, Phật tử trong cũng như ngoài nước. Lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, các tổ chức, giáo hội, hệ phái có mặt ở nước ta đã cùng một ý chí thành lập GHPGVN.

Những cảm xúc về sự kiện lịch sử ấy vẫn còn tươi mới, những nhận định và tầm nhìn vẫn nguyên giá trị.

Xin trích giới thiệu một số suy nghĩ của các bậc tiền bối, chư tôn đức tham dự đặt nền móng cho ngôi nhà Giáo hội. Trong bài, Giác Ngộ giữ nguyên giáo phẩm của chư tôn đức, chức vụ của lãnh đạo tại thời điểm tháng 11-1981.

✍ Xem tiếp nội dung bài viết tại link: https://giacngo.vn/post-59482.html

07/11/2024

[Video] 53 nghệ sĩ tham gia thể hiện Đạo ca Phật giáo Việt Nam

GNO - MV Đạo ca Phật giáo Việt Nam do Ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN TP.HCM chủ trương thực hiện, với sự tham dự của hơn 50 nghệ sĩ, chung niềm hân hoan, một lòng vì Đạo. Đây là MV Đạo ca Phật giáo Việt Nam có nhiều nghệ sĩ tham gia biểu diễn nhất cho đến thời điểm này.

Tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI (2007), tác phẩm “Phật giáo Việt Nam” của nhạc sỹ Lê Cao Phan chính thức được công nhận là đạo ca của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, quy định trong Điều 4 - Chương 1 của Hiến chương Giáo hội.

Với tác phẩm âm nhạc nổi tiếng ra đời từ năm 1951 này đã có nhiều bản phối âm, phối khí, thực hiện khác nhau. Dịp này, xin giới thiệu một lần nữa đến quý bạn đọc quan tâm MV do Ban Thông tin - Truyền thông Phật giáo TP.HCM chủ trương thực hiện, với sự tham dự của 53 nghệ sĩ các lĩnh vực nghệ thuật đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM.

TU TẬPGNO - Kinh Tứ thập nhị chương ghi lại, có một vị Tỳ-kheo hỏi Phật thế này: Kính bạch Đức Thế Tôn, làm thế nào ngườ...
07/11/2024

TU TẬP

GNO - Kinh Tứ thập nhị chương ghi lại, có một vị Tỳ-kheo hỏi Phật thế này: Kính bạch Đức Thế Tôn, làm thế nào người xuất gia như chúng con có thể đến được chí đạo?. Phật dạy: Bao giờ các ông quyết tâm dứt tất cả những tham cầu, ngược xuôi, lăng xăng, trong lòng thực sự yên ổn, lặng lẽ thì đến được chí đạo.

Lời dạy giản dị mà thâm thúy của Đức Phật đã chỉ ra con đường đưa chúng ta đi đến nơi an lạc giải thoát hiện tiền, không mong cầu ở đâu xa xôi. Nếu Tăng Ni thực hành được lời dạy này của Ngài thì ách nạn, chướng duyên nào cũng chẳng làm gì được mình...

| Trưởng lão HT.Thích Nhật Quang

✍ Xem tiếp nội dung bài viết tại link: https://giacngo.vn/post-73710.html

Báo chí được ví như “người thư ký của thời đại”. Với gần tròn 46 năm phát triển, Báo Giác Ngộ đã đảm nhận vai trò ấy của...
07/11/2024

Báo chí được ví như “người thư ký của thời đại”. Với gần tròn 46 năm phát triển, Báo Giác Ngộ đã đảm nhận vai trò ấy của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, trở thành nguồn tư liệu sinh động và có thể nói là đầy đủ nhất khi nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là tiến trình của Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam tại thủ đô Hà Nội 40 năm về trước.

“Người thư ký đặc biệt” của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại

Thành lập cuối năm 1975, ra số đầu tiên vào ngày 1-1-1976, với sứ mệnh là tiếng nói của Phật giáo yêu nước, Báo Giác Ngộ là cơ quan báo chí Phật giáo duy nhất lúc bấy giờ cho đến cuối tháng 11-1990, khi có thêm tạp chí Nghiên cứu Phật học ra đời thuộc Phân viện Nghiên cứu Phật học VN tại Hà Nội; và sau đó, năm 2004 Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo do Ban Văn hóa Phật giáo do Ban Văn hóa Trung ương đứng ra xin phép, thực hiện.

Khi cần tìm hiểu về hoạt động, sinh khí của Phật giáo Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất, có thể nói không có một tư liệu nào thể hiện sinh động bằng nhiều câu chuyện, thông tin trên các ấn phẩm mà “người thư ký thời đại” Giác Ngộ đã lưu giữ, trong đó có sự kiện vận động, thành lập GHPGVN. Đây là nguồn thông tin đặc biệt đã bước đầu được khai thác qua loạt tư liệu - hồ sơ mà Báo Giác Ngộ thực hiện nhân kỷ niệm 35 năm thành lập Giáo hội (2016), nhiều trang thông tin Phật giáo dẫn lại...

✍ Xem tiếp nội dung bài viết tại link: https://giacngo.vn/post-59336.html

Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam từ ngày 4 đến 7-11-1981 tại chùa Quán Sứ, Hà Nội chính là Hội nghị thành lập GHPG...
07/11/2024

Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam từ ngày 4 đến 7-11-1981 tại chùa Quán Sứ, Hà Nội chính là Hội nghị thành lập GHPGVN, đem đến “một nguồn vui vô hạn” và “đánh dấu bước đi mới của Phật giáo Việt Nam…” như lời của Hòa thượng Đệ nhất Chủ tịch Hội đồng Trị sự Thích Trí Thủ trong Lá thư xuân Nhâm Tuất - 1982 gửi đến toàn thể Tăng Ni, Phật tử.

Mời xem tiếp nội dung bài viết tại link: https://giacngo.vn/post-36560.html

| PHÁP NGỮ GIÁC NGỘ |Đức Dalai Lama thứ XIV
06/11/2024

| PHÁP NGỮ GIÁC NGỘ |
Đức Dalai Lama thứ XIV

Huấn luyện, điều phục tâm là một quá trình không đơn giản, đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực của hành giả. Như người thợ nắn t...
06/11/2024

Huấn luyện, điều phục tâm là một quá trình không đơn giản, đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực của hành giả. Như người thợ nắn tên phải dùng sức lực và các dụng cụ cần thiết để uốn tên cho thẳng đẹp. Cũng vậy, người tu tập phải dùng trí tuệ tỉnh thức và sự kiên trì để “uốn tâm” theo chiều hướng tốt đẹp. Chúng ta phải biết huân tập, nuôi dưỡng những ý nghĩ thiện lành, chế phục và ngăn ngừa các tâm ý bất thiện, cho đến lời nói, việc làm dù nhỏ. Trải qua quá trình rèn luyện tâm gian khó, quả hái được sẽ rất ngọt ngào, không chỉ khiến bản thân đủ bình tĩnh, sáng suốt để tự mình chèo chống con thuyền bình an mà còn là điểm tựa cho người khác nương theo tu tập.

Tuy nhiên đối với sự hành trì, những người đệ tử Phật hoàn toàn có thể linh hoạt ứng dụng lời Phật dạy. Vì thực chất tâm con người vốn “khó hộ trì, khó nhiếp”, quá trình điều phục tâm lại khó hơn rất nhiều so với điều phục thân. Do đó, chúng ta có thể hàng phục thân trước bằng cách giữ gìn các giới, chế ngự ngũ căn, không để phóng túng. Đó là điều kiện để khởi sinh tâm thiện, thành tựu công đức, thiền định và trí tuệ.

Ai tâm không an trú

Không biết chân diệu pháp

Tịnh tín bị rúng động

Trí tuệ không viên thành. (PC 38)

Hành giả tu thiền muốn an trú tâm để chứng ngộ diệu pháp thì phải biết an trú thân cho thật vững chãi và thảnh thơi. Sự an lạc giải thoát của thân có liên hệ tới sự an lạc giải thoát của tâm. Thân thể lăng xăng, không yên tĩnh, buông lung phóng dật thì không thể có tâm lắng đọng và bình an.

Chúng ta là những người đệ tử đang chập chững theo gót chân Đức Từ phụ phải tự răn mình lấy lời Phật dạy làm ngọn đuốc soi sáng chặng đường tu, trước hết là “phản quan tự kỷ”.

Dầu chiến thắng vạn quân không bằng chiến thắng những tham lam, sân hận, si mê trong tâm mình. Huấn luyện và làm chủ được tâm là chiến thắng tối thượng. Do vậy, những người đệ tử Phật phải xác định thật vững đường hướng tu tập, như thế mới có thể đem lại lợi lạc cho bản thân, gia đình và xã hội.

Xem tiếp nội dung bài viết tại link: https://giacngo.vn/post-50306.html

Address

85 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3
Ho Chi Minh City
70000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Báo Giác Ngộ posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Báo Giác Ngộ:

Videos

Share

Nearby media companies


Other News & Media Websites in Ho Chi Minh City

Show All