Linh Ếch Xanh

Linh Ếch Xanh Hi, mình là Linh, đầu bếp nhà hàng Ếch Xanh. Cùng Linh khám phá ẩm thực 54 dân tộc Việt Nam nhé 🐸

Hành trình "𝗡𝗮̂́𝘂 𝗮̆𝗻 𝗰𝗵𝗼 𝘁𝗿𝗲̉ 𝗲𝗺 𝘃𝘂̀𝗻𝗴 𝗰𝗮𝗼” - mang Giáng sinh về với các em nhỏ làng Mạ ở Đạ Huoai.“Với những món quàBé...
24/12/2024

Hành trình "𝗡𝗮̂́𝘂 𝗮̆𝗻 𝗰𝗵𝗼 𝘁𝗿𝗲̉ 𝗲𝗺 𝘃𝘂̀𝗻𝗴 𝗰𝗮𝗼” - mang Giáng sinh về với các em nhỏ làng Mạ ở Đạ Huoai.

“Với những món quà
Bé thôi mà lại thấy xiêu lòng
Với những ly trà
Bánh và kẹo, mấy que kem
Với những ngọt lành
Mỗi khi người biết thương người
Bằng tin yêu nâng niu điều nhỏ xíu trao đi
Nhỏ xíu nhưng xiêu lòng nhau”

Linh biết đến làng Mạ Đạ Huoai nhờ chuyến đi khám phá rau nhíp với chị Ka Oanh. Sau khi được sự cho phép của xã, Linh và những người bạn đồng hành đã có một chuyến vận chuyển yêu thương đầy ý nghĩa.

Sau khoảng hơn 3 tiếng di chuyển từ Sài Gòn, tụi mình đến được Đạ Huoai. Vừa đến nơi thì thấy ông trời đang bật chế độ phun sương nên cả đoàn cũng lo lắm, nhưng mà ráng động viên nhau “thôi, chờ xíu hết mưa chứ có gì đâu”. Vậy mà trộm vía mưa hết thật, thế là mỗi người mỗi việc, tranh thủ nhanh cái tay lẹ cái chân chứ cũng sợ ông trời đổi ý bật lại chế độ phun sương. Các em nhỏ thấy cô chú tất bật cũng ngó nghiêng, chuyện trò, rồi phụ giúp cô chú bơm bóng bay, trang trí cây thông, không khí nhộn nhịp thật sự rất là vui luôn á cả nhà.

Hành trình "Nấu ăn cho trẻ em vùng cao" của Linh hôm nay lại có thêm một địa điểm mới. Các em nhỏ vùng cao hôm nay cũng được đón Giáng sinh như các bạn ở thành thị. Đúng ra là có cả Ông Già Noel đứng phát quà cho từng bé nữa , tụi mình đã chuẩn bị sẵn trang phục nhưng lỡ quên mất. Mà thôi không sao, dù cô chú vẫn còn những điều thiếu sót nhưng nhìn nụ cười sáng và đôi mắt lấp lánh của các em, Linh biết vậy là ổn. Khi chơi với các em, Linh cảm nhận được những niềm hạnh phúc nhỏ xíu nhưng xiêu lòng. Tặng các em những phần quà bé xinh, Linh nhận được được những ánh mắt trong veo cùng những nụ cười tỏa nắng. Hình ảnh này làm cả đoàn của Linh ai cũng lâng lâng như được sạc đầy năng lượng sau những ngày hoạt động hết công suất vậy.

Cảm ơn ban lãnh đạo xã, chị Ka Oanh cùng các chị em làng Mạ Đạ Huoai vì đã hết mình hỗ trợ đoàn của Linh. Cảm ơn Hock Wong Việt Nam đã luôn đồng hành cùng Linh. Hành trình "𝗡𝗮̂́𝘂 𝗰𝗵𝗼 𝗰𝗮́𝗰 𝗲𝗺 𝗮̆𝗻 𝘃𝗶̀ 𝗰𝗵𝗶̣ 𝗹𝗮̀ đ𝗮̂̀𝘂 𝗯𝗲̂́𝗽" của Linh sẽ vẫn mãi tiếp tục, hẹn cả nhà trong những chuyến đi tiếp theo nhen. Chúc cả nhà có một mùa Giáng sinh thật ấm áp và hạnh phúc 💚
---------------------
Xem thêm video tại:
Tiktok: https://www.tiktok.com/.echxanh
Youtube: https://www.youtube.com/

Thật tự tin khi được đứng trên sân khấu nói về những trải nghiệm ẩm thực của mình. Cũng thật tự tin khi được khoác lên n...
18/12/2024

Thật tự tin khi được đứng trên sân khấu nói về những trải nghiệm ẩm thực của mình.
Cũng thật tự tin khi được khoác lên người chiếc váy truyền thống của người đồng bào, chiếc váy mà Linh được tặng trong chuyến nấu ăn cho các bạn nhỏ người Chu Ru tại Tà Hine.
Và lại càng tự tin hơn sau khi tham gia khóa học “Speak To Shine” tại Học viện Sun & Moon.
Sẽ luôn nỗ lực để vững bước trong yêu thương và sớm hoàn thành dự án của mình. Cả nhà nhớ theo dõi hành trình của Linh nhen!

Hôm nay Linh kể cho cả nhà nghe về một Khánh Sơn vẫn còn hoang sơ nhưng tuyệt đẹp nha.Nếu không có chuyến đi Khánh Sơn k...
06/12/2024

Hôm nay Linh kể cho cả nhà nghe về một Khánh Sơn vẫn còn hoang sơ nhưng tuyệt đẹp nha.

Nếu không có chuyến đi Khánh Sơn khám phá ẩm thực Raglai và được gặp anh Thụ KaTơr (1 người Raglai dễ thương) thì chắc Linh cũng không biết có 1 Khánh Sơn yên bình đến vậy. Khánh Sơn là 1 nơi quá được thiên nhiên ưu ái với khí hậu mát mẻ và rừng núi bao quanh. Đã vậy Linh còn nghe người dân bản địa kể ở Khánh Sơn có thác Tà Gụ siêu đẹp, mà tiếc là Linh vẫn chưa có dịp ghé qua, cả nhà nếu đã được check-in ở 2 con thác này rồi thì kể Linh biết với nhe.

Về Khánh Sơn, ngoài khám phá núi rừng, sông suối, cả nhà còn có thể tìm hiểu văn hoá cồng chiêng bản địa, đàn đá, đàn Chapi và cuộc sống của người Raglai nữa đó. Chưa hết đâu nha, trái cây Khánh Sơn cũng đa dạng, từ sầu riêng, măng cụt, cho đến mía tím, bưởi da xanh, lạc vô vườn trái cây là mê quên đường dzìa.

Còn 1 trải nghiệm nhất định phải thử mỗi khi ghé Khánh Sơn, đó chính săn mây. Linh cũng rất bất ngờ trước độ dày và đẹp của biển mây nơi đây, sáng vừa mở mắt ra là chạm ngay vào mây. Mà thích nhất là không cần xếp hàng cũng có thể chụp được rất nhiều tấm hình để đời với mấy đám mây bồng bềnh sáng sớm, nhìn mấy tấm hình nhỏ xíu xinh xắn cũng đủ thấy xiêu lòng.

Nếu có dịp, cả nhà nhất định phải ghé Khánh Sơn 1 lần, để cảm nhận sự yên bình và vẻ đẹp tự nhiên của nơi đây. Và đặc biệt là, ở Khánh Sơn có rất nhiều món ăn truyền thống của đồng bào Raglai rất rất ngon, cả nhà chờ từ từ Linh sẽ bật mí nhen.
---------------------
Xem thêm video tại:
Tiktok: https://www.tiktok.com/.echxanh
Youtube: https://www.youtube.com/

Để Linh kể cả nhà nghe về chuyến đi học làm bánh xèo ở Ninh Thuận. Đầu tiên Linh sẽ kể một chút về nguồn gốc của món bán...
23/11/2024

Để Linh kể cả nhà nghe về chuyến đi học làm bánh xèo ở Ninh Thuận.

Đầu tiên Linh sẽ kể một chút về nguồn gốc của món bánh xèo nha. Bánh xèo là món ăn dân dã rất quen thuộc với đa số người dân Việt Nam. Cái tên “bánh xèo” bắt nguồn từ âm thanh lúc đổ bánh, khi người làm cho một giá bột vào chảo dầu nóng rực, tiếng xèo xèo vang lên và kéo dài cho đến khi bánh chín vàng giòn rụm.

Có khá nhiều ý kiến xoay quanh nguồn gốc ra đời của món bánh xèo, có người cho rằng bánh xèo xuất phát từ người Chăm trong nhiều thế kỷ trước, cũng có người cho rằng đây là một phiên bản khác từ món bánh khoái của Huế, và cũng có ý kiến nói món bánh này được lấy cảm hứng từ ẩm thực Nam Ấn.

Ở mỗi vùng miền, bánh có màu sắc, kích cỡ, phần nhân và nước chấm khác nhau. Bánh xèo hiện tại có 2 phiên bản là bánh xèo miền Trung và bánh xèo miền Nam. Bánh xèo miền Nam thường cầu kì hơn, béo hơn với nước cốt dừa, có kích cỡ lớn hơn và phần nhân bánh cũng đa dạng hơn với các loại thịt như thịt heo, thịt vịt, tép sông,..ăn kèm với nhiều loại rau khác nhau, chấm cùng nước mắm chua ngọt có củ cải đỏ, củ cải trắng bào sợi. Bánh xèo ở miền Trung thì thường sẽ có kích cỡ nhỏ, nhân bánh hay dùng sẽ là nhân thịt và hải sản, nước chấm là nước mắm nêm pha chung với mắm ớt. Linh nghĩ cho dù nguồn gốc ở đâu thì đặc điểm chung của món này phải là phần vỏ bánh giòn rụm, phần nhân với nguyên liệu tươi ngon và phần nước chấm phải vừa khẩu vị theo vùng miền.

Hôm ghé cảng Mỹ Tân thì Linh được thưởng thức bánh xèo quán cô Tám, bánh xèo ở đây chỉ đơn giản được làm từ bột gạo ngon và hải sản thật tươi, đặc biệt là phải đổ trên chiếc khuôn được tạo nên từ đất sét do chính tay người Chăm ở làng gốm Bàu Trúc làm ra, rất dân dã và đậm chất truyền thống. Nếu có vài ngày hiếm hoi để nghỉ ngơi, cả nhà có thể ghé Mỹ Tân, ngồi bên quầy bánh xèo cô Tám, lắng nghe tiếng xèo xèo, hít hà mùi hương cuốn hút, lắng nghe thanh âm của biển, ung dung tận hưởng từng giây phút nhen.
---------------------
Xem thêm video tại:
Tiktok: https://www.tiktok.com/.echxanh
Youtube: https://www.youtube.com/

Nhìn lại hành trình đã đi qua …
15/11/2024

Nhìn lại hành trình đã đi qua …

Đã bao giờ bạn dừng lại giữa những bộn bề và tự hỏi về ước mơ thật sự của mình là gì chưa? Linh nghĩ là ai cũng có ước m...
07/11/2024

Đã bao giờ bạn dừng lại giữa những bộn bề và tự hỏi về ước mơ thật sự của mình là gì chưa? Linh nghĩ là ai cũng có ước mơ của riêng mình, và Linh cũng vậy, để Linh kể các bạn nghe về ước mơ thật to của Linh, đó chính là chinh phục và khám phá ẩm thực 54 dân tộc Việt Nam.

Là một đầu bếp với tinh thần yêu ẩm thực, Linh luôn có những thắc mắc về nguồn gốc của các món ăn truyền thống. Vậy nên Linh đã bắt đầu hành trình của mình, đi khám phá ẩm thực 54 dân tộc trên dải đất hình chữ S xinh đẹp. Đến thời điểm hiện tại, Linh đã khám phá được 12 trong tổng số 54 văn hóa ẩm thực dân tộc. Thông qua những chuyến đi, Linh tìm được nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận từ những nguyên liệu, học hỏi được nhiều cách chế biến món ăn của từng dân tộc ở từng địa phương khác nhau. Bên cạnh đó, những chuyến đi còn mang đến cho Linh nhiều góc nhìn mới về cuộc sống, về những câu chuyện gìn giữ bản sắc văn hóa, về những tình cảm chân thực và gần gũi từ những người xa lạ mà Linh vừa gặp.

Mỗi nơi Linh đến, mỗi dân tộc Linh tiếp xúc đều là một mảnh ghép không thể thiếu trên tấm bản đồ ẩm thực 54 dân tộc Việt Nam. Linh chia sẻ hành trình của mình với mong muốn rằng văn hóa ẩm thực truyền thống sẽ sớm tiếp cận gần hơn với mọi người. Hành trình hiện tại dù có vất vả thì Linh vẫn cảm thấy rất xứng đáng, vì nó giúp Linh học hỏi được nhiều kiến thức ẩm thực và lưu giữ được nhiều khoảnh khắc thật giá trị.

Vài năm nữa, khi chẳng thể chụp ra dáng vẻ hiện tại của mình, Linh vẫn có thể hoài niệm về điều tuyệt vời đã qua thông qua những thước phim này. Mong rằng Linh sẽ đủ vững vàng, đủ quyết tâm để hoàn thành dự án để đời của mình, các bạn cùng theo dõi hành trình của Linh nhen!
---------------------
Xem thêm video tại:
Tiktok: https://www.tiktok.com/.echxanh
Youtube: https://www.youtube.com/

Hôm nay mời cả nhà cùng Linh đến Ninh Thuận để thăm tháp Po Klong Garai - một biểu tượng văn hoá rất nổi bật của đồng bà...
30/10/2024

Hôm nay mời cả nhà cùng Linh đến Ninh Thuận để thăm tháp Po Klong Garai - một biểu tượng văn hoá rất nổi bật của đồng bào Chăm nha.

Tháp Chăm là đặc trưng đại diện cho văn hóa của người Chăm. Là đền thờ các vị thần và cũng là nơi để thờ các vị vua hay hoàng tộc Chăm. Linh tìm hiểu thì được biết Tháp Chăm xây theo biểu tượng núi Mêru, là một ngọn núi thiêng với năm đỉnh, được nhắc đến trong Ấn Độ giáo và Phật giáo. Núi Meru có nhiều đỉnh cao thấp khác nhau, người Chăm quan niệm mỗi vị thần ngự trị trên một đỉnh núi, vị thần tối cao chiếm vị trí đỉnh núi cao nhất, các vị thần tuỳ theo đẳng cấp mà ngự trị trên các đỉnh cao, thấp khác nhau.

Tháp được xây dựng chỉ có một tháp thờ là vật liệu bền vững, các kiến trúc khác là vật liệu nhẹ. Người Chăm xây dựng khá nhiều tháp trong nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Vẻ đẹp của các tháp thể hiện qua ngôn ngữ hình khối với kiến trúc đặc trưng, các hoạ tiết trang trí cầu kỳ và những hoa văn sắc sảo. Theo quan niệm của người Chăm, Tháp Chăm được xây trên những đỉnh đồi cao, xung quanh có phong cảnh đẹp đẽ, với ngụ ý rằng nhà vua có thể đứng trên cao để quan sát toàn cảnh. Đứng giữa Tháp Chăm nhìn xuống sẽ cảm nhận được sự yên bình và tĩnh lặng.

Theo truyền thuyết của người Chăm, tháp Pô Klong Garai được Vua Chế Mân cho xây dựng từ cuối thế kỷ XIII - đầu thế kỷ XIV để thờ Pô Klong Garai - vị vua có nhiều công trạng đối với người Chăm. Chính vì lẽ đó mà ông đã được người Chăm coi như một vị vua tối thượng và được thờ phụng trong tháp Pô Klong Garai đến nay.

Tháp Po Klong Garai có tổng diện tích hơn 86 nghìn m2, tọa lạc trên ngọn đồi Trầu, thuộc địa phận phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận, cách trung tâm khoảng 7km về hướng Tây Bắc. Tháp Po Klong Garai là tên gọi chung của một cụm đền tháp bao gồm Tháp Chính, Tháp Cổng và Tháp Lửa. Linh nghe nói nơi đây được xem là quần thể kỳ vĩ và đặc sắc nhất trong số những đền tháp của người Chăm còn sót lại ở Việt Nam. Với tuổi đời gần 800 năm lịch sử, cụm Tháp Po Klong Garai đến nay đã phủ kín rêu phong và có nhiều hư tổn. Dù vậy, vẻ đẹp cổ kính trong từng nét chạm trổ tinh xảo vẫn còn hiện hữu và dễ dàng chiếm trọn cảm tình của mọi người.

Hằng năm, Tháp Po Klong Garai đều tổ chức các lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ công ơn của vua Po Klong Garai. Các lễ hội truyền thống ở Tháp bao gồm:
- Lễ mở cửa Tháp được tổ chức vào tháng Giêng lịch Chăm.
- Lễ cầu mưa vào tháng 4 theo lịch Chăm.
- Lễ Katê vào tháng 7 lịch Chăm. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào Chăm.
- Lễ Chabun, hay còn gọi là lễ Cha trong tín ngưỡng của người Chăm. Được tổ chức vào tháng 9 theo lịch Chăm.

Được khoác trang phục truyền thống của người Chăm để đi Tháp, Linh thấy mình giống như một cô gái Chăm thực thụ vậy á cả nhà. Ngoài cụm tháp Po Klong Garai thì ở Ninh Thuận còn rất nhiều Tháp Chăm đẹp như: Tháp Porome ở huyện Ninh Phước hay Tháp Hòa Lai ở huyện Thuận Bắc. Nếu có dịp ghé Ninh Thuận, cả nhà nhớ ghé những ngôi đền, tháp để cảm nhận vẻ đẹp huyền bí nơi đây nha.
---------------------
Xem thêm video tại:
Tiktok: https://www.tiktok.com/.echxanh
Youtube: https://www.youtube.com/

Cả nhà xem clip khám phá ẩm thực Chăm ở đây nhé 💚✌️
23/10/2024

Cả nhà xem clip khám phá ẩm thực Chăm ở đây nhé 💚✌️

3653 likes, 225 comments. “Cả nhà cùng Linh khám phá mâm cơm truyền thống của đồng bào Chăm Ninh Thuận nhenn 💚 Thuỳ Dung 🌻”

Canh bồi - một món ăn độc đáo nhất định phải thử khi ghé thăm đồng bào Chăm Ninh Thuận.Các cô ở làng Chăm Hữu Đức kể với...
18/10/2024

Canh bồi - một món ăn độc đáo nhất định phải thử khi ghé thăm đồng bào Chăm Ninh Thuận.

Các cô ở làng Chăm Hữu Đức kể với Linh rằng người Chăm đặc biệt thích ăn canh bồi. Linh may mắn được thử qua canh bồi ở nhiều nơi, mỗi nơi sẽ có cách nấu và hương vị đặc trưng riêng. Khi đến Hữu Đức, Linh lần đầu được thưởng thức canh bồi nấu với cá biển kho và nêm bằng mắm nêm, canh có mùi thơm và độ ngọt rất đặc trưng, siêu siêu ấn tượng luôn á cả nhà.

Mà Linh công nhận canh bồi của người Chăm Ninh Thuận được chế biến một cách cầu kỳ và cẩn thận. Để có một tô canh bồi ngon, đầu tiên phải ngâm gạo rồi xay vừa tới, sau đó nấu bột gạo cùng nhiều loại rau xanh mát khác nhau. Cuối cùng là thêm cá biển kho vừa chín tới và mắm nêm - 2 nguyên liệu đặc trưng tạo nên sự khác biệt của món canh bồi người Chăm.

Thưởng thức canh bồi đúng cách là phải cho canh ra chén, ăn cùng chén muối ớt giã thật đậm đà. Linh thích nhất là khi mọi người trong làng cùng quây quần bên nhau, vừa trò chuyện vừa thưởng thức những món ăn truyền thống, không khí rộn rã cùng những tiếng cười giòn tan vang một góc trời, bình yên và nhẹ nhàng lắm luôn á. Nếu có dịp, mời cả nhà ghé Ninh Thuận thử món canh bồi đặc sắc này nha 💚
---------------------
Xem thêm video tại:
Tiktok: https://www.tiktok.com/.echxanh
Youtube: https://www.youtube.com/

“Ianuk pabe” là món canh chua lá me nấu cùng với thịt dê. Món ăn này được xem là một món ăn truyền thống của người Chăm ...
09/10/2024

“Ianuk pabe” là món canh chua lá me nấu cùng với thịt dê. Món ăn này được xem là một món ăn truyền thống của người Chăm Bàlamôn ở Ninh Thuận. Hôm nay cả nhà cùng Linh vào căn bếp Chăm học cách nấu món “Ianuk pabe” với các bậc tiền bối ở làng Hữu Đức nha.

“Ianuk pabe” cũng là món ăn không thể thiếu của người Chăm trong các dịp Lễ vì chế biến từ thịt của con vật hiến tế lên thần. Ngày xưa chỉ những dịp cúng tế thì mới làm thịt dê, ngày nay thì đã phổ biến hơn, người dân có thể dùng thịt dê để đãi khách.

Nguyên liệu chính của món ăn này là thịt dê, lá me và gạo rang. Thịt dê sau khi mua về sẽ được sơ chế thật kỹ để loại bỏ mùi hôi đặc trưng, sau đó mang đi luộc cùng sả, ớt. Đợi đến khi thịt mềm, vớt ra rồi tiếp tục cho gạo rang vào, nêm thêm chút muối ớt giã cùng với đầu hành và một chút mắm nêm để món ăn dậy vị hơn. Cuối cùng cho thêm lá me non xắt nhuyễn là món ăn hoàn thành.

“Ianuk pabe” thường sẽ dùng kèm với thân chuối non xắt nhỏ trộn với lá lốt, người Chăm gọi là “giem”. Sự hài hòa giữa rau giem với vị chua của lá me và độ ngọt của thịt dê làm cho món ăn thêm đậm đà và trông hấp dẫn hơn.

Bật mí thêm một chút với cả nhà, thịt dê cũng sở hữu rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Cung cấp protein, chất béo không bão hòa và các khoáng chất như: sắt, kẽm, kali, vitamin B,… Giúp giảm nguy cơ ung thư, tốt cho người bị thiếu máu, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch, tăng sức đề kháng.

Một món ăn mang nhiều giá trị văn hóa truyền thống, lại còn ngon và bổ dưỡng, nếu có dịp ghé Ninh Thuận thì cả nhà nhất định phải thử “Ianuk pabe” nha.
---------------------
Xem thêm video tại:
Tiktok: https://www.tiktok.com/.echxanh
Youtube: https://www.youtube.com/

Bánh gừng là một loại bánh truyền thống của người Chăm, có tên tiếng Chăm là Hargìnònya. Theo phong tục, bánh củ gừng đư...
02/10/2024

Bánh gừng là một loại bánh truyền thống của người Chăm, có tên tiếng Chăm là Hargìnònya. Theo phong tục, bánh củ gừng được làm trong những dịp lễ quan trọng như cưới hỏi, tết Katê, ngày Tết cổ truyền Việt Nam,..

Về cách làm bánh gừng của đồng bào Chăm thì Linh thấy tương đối giống so với cách làm bánh gừng của người Khmer. Chỉ với vài nguyên liệu đơn giản, những người phụ nữ đã khéo léo làm ra chiếc bánh độc đáo, mang nhiều giá trị văn hóa tinh thần không thể thiếu cho người Chăm nơi đây.

Nhắc đến bánh gừng thì nặn bánh chính là công đoạn đặc biệt nhất, thể hiện sự tỉ mỉ và khéo léo của người làm bánh. Các bậc tiền bối trong làng chia sẻ với Linh là bánh được nắn thủ công hoàn toàn, phải nắn làm sao cho bánh có tạo hình gần giống củ gừng nhất. Để thu được thành phẩm là những chiếc bánh gừng màu cánh gián, người làm bánh khi thắng đường phải canh chuẩn tỉ lệ đường và nước tương xứng, có thể cho thêm vài lát gừng vào nồi để tạo hương thơm đặc trưng cho bánh. Bánh sau khi tạo hình xong sẽ được bỏ vào chảo dầu mới, bánh nóng lên và chín từ từ, quan sát thấy bánh chuyển màu vàng đậm là đạt yêu cầu. Sau đó tiếp tục vớt bánh ra khỏi chảo dầu, nhúng nhanh vào nước đường đã thắng, gắp từng cái lên mâm phơi khô để tăng độ giòn. Linh được các cô bật mí rằng đây chính là bí quyết giúp bánh gừng giữ được lâu hơn sau khi chế biến.

Linh thấy hiện nay món bánh gừng truyền thống cũng đã được bày bán phổ biến hơn ở một số nơi, có thể mua thưởng thức hoặc mua làm quà cũng rất ý nghĩa. Nếu có dịp ghé Ninh Thuận, cả nhà nhớ thử qua món bánh gừng thơm bùi, giòn ngọt, xen lẫn một chút mùi gừng phảng phất nơi vỏ bánh nha.
---------------------
Xem thêm video tại:
Tiktok: https://www.tiktok.com/.echxanh
Youtube: https://www.youtube.com/

Cùng Linh khám phá vẻ đẹp từ bộ trang phục truyền thống của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận nhen .Đối với phụ nữ Chăm, áo dài...
25/09/2024

Cùng Linh khám phá vẻ đẹp từ bộ trang phục truyền thống của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận nhen .

Đối với phụ nữ Chăm, áo dài truyền thống là trang phục quý giá, được xem là vật lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc. Một bộ trang phục hoàn chỉnh của người phụ nữ Chăm thường có đầy đủ các phần: áo dài, váy, dây thắt lưng chéo (talei kabak), dây thắt lưng ngang (talei kain), khăn đội đầu, khuyên tai và trang sức đeo cổ.

Theo phong tục và tín ngưỡng, áo dài truyền thống của người Chăm phải được may kín, không xẻ tà, chỉ để hở 2 ống tay, cổ áo và dưới đầu gối. Linh thấy phần cổ áo thường được khoét rộng, còn phần hở dưới đầu gối thì chỉ may vừa đủ rộng với bước chân để khi di chuyển trông sẽ nhẹ nhàng và từ tốn hơn.

Nghe các tiền bối trong làng chia sẻ thì ngày xưa váy đi kèm với áo dài thường chỉ có 2 màu cơ bản là trắng và đen. Ngày nay thì váy và áo đã được bổ sung và đa dạng hơn trong việc lựa chọn màu sắc. Điểm nhấn của bộ trang phục phụ nữ Chăm là phần dây thắt lưng được trang trí bởi nhiều nét họa tiết độc đáo, những sợi dây này chủ yếu được dệt nên bởi đôi tay khéo léo của những người phụ nữ Chăm ở các làng dệt truyền thống đó cả nhà.

Linh cũng rất thích những đôi khuyên tai đính kèm những tua sợi vải màu đỏ, ước chừng dài khoảng 10 cm. Đây được xem như một loại phụ kiện đặc trưng của người phụ nữ Chăm. Đã diện trang phục truyền thống Chăm thì gần như không thể thiếu sự hiện diện của đôi khuyên tai này.

Bộ trang phục truyền thống của người phụ nữ Chăm có nét duyên dáng rất riêng, kín đáo nhưng vẫn có sự quyến rũ lạ thường. Nếu có dịp, bạn ghé Ninh Thuận để ngắm nhìn vẻ đẹp của người phụ nữ Chăm khi khoác lên mình bộ trang phục này nhen 💚
---------------------
Xem thêm video tại:
Tiktok: https://www.tiktok.com/.echxanh
Youtube: https://www.youtube.com/

Nhớ mãi từng khoảnh khắc mà Linh đã đi qua. Nhanh thật, 3 năm rồi, lưu lại làm tài sản 💚--------------------------------...
24/09/2024

Nhớ mãi từng khoảnh khắc mà Linh đã đi qua. Nhanh thật, 3 năm rồi, lưu lại làm tài sản 💚
------------------------------------------
Xem thêm video tại:
Tiktok: https://www.tiktok.com/.echxanh
Youtube: https://www.youtube.com/

"Khoảnh Khắc Cuộc Đời" số phát sóng ngày 15/05/2022 vào lúc 22g45 hàng ngày, trên kênh HTV9 và kênh youtube TV Đây là một chương trình rất đặc biệt - g...

Dạo quanh một vòng chợ Hữu Đức (Hamu Tanran) với Linh nhe. Chợ Hữu Đức thuộc thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phướ...
20/09/2024

Dạo quanh một vòng chợ Hữu Đức (Hamu Tanran) với Linh nhe.

Chợ Hữu Đức thuộc thôn Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Theo như Linh tìm hiểu thì Ninh Thuận cũng là tỉnh có đông người Chăm theo đạo Bàlamôn sinh sống nhất trong cả nước. Văn hóa Chăm ở đây vẫn còn lưu giữ khá đậm nét, được thể hiện qua chữ viết, nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, các khu đền tháp, nghề gốm cổ truyền và thể hiện cả trong lối sống, trang phục, ăn uống hàng ngày.

Chợ Hữu Đức là chợ chính, cung cấp các món ăn, dịch vụ cho đồng bào Chăm sinh sống trong làng. Linh thấy không khí mọi người đi chợ rất nhộn nhịp, đông vui, mặt hàng bày bán cũng đa dạng, từ sản vật địa phương đến các món hàng gia dụng, muốn mua gì cũng có, nhưng muốn có thì phải chịu khó dậy sớm đi chợ nha cả nhà. Linh nghe bé Dung - một cô bé người Chăm sống tại làng Hữu Đức chia sẻ rằng: “ở đây người dân họp chợ sớm lắm chị ơi, tầm 9h là chợ đã tan, vậy nên muốn no cái bụng là phải dậy thiệt sớm á”.

Các cô chú tiểu thương ở đây rất vui vẻ, Linh đi một vòng quanh chợ, bắt chuyện với mọi người, thân thiết một lúc là Linh mượn luôn cái sạp để bán hàng, vậy mà các cô chú cũng đồng ý luôn. Dễ thương vô cùng.

Hôm đó đi chợ Linh mua được nguyên liệu để nấu các món ăn như: Ya nuk, cá biển kho, canh bồi, bánh gừng. Nghe tên món ăn thôi đã thấy hấp dẫn rồi đúng không cả nhà. Muốn biết hương vị món ăn như thế nào thì cả nhà đợi từ từ Linh bật mí nhaa.
---------------------
Xem thêm video tại:
Tiktok: https://www.tiktok.com/.echxanh
Youtube: https://www.youtube.com/

17/09/2024

Cùng đón Trung Thu với Linh và các em nhỏ ở Gia Bắc nha cả nhà ơi. Chúc cả nhà có một đêm Trung Thu vui vẻ, ấm áp nhen.
---------------------
Xem thêm video tại:
Tiktok: https://www.tiktok.com/.echxanh
Youtube: https://www.youtube.com/

Address

Ho Chi Minh City
700000

Telephone

096 7943 878

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Linh Ếch Xanh posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Contact The Business

Send a message to Linh Ếch Xanh:

Videos

Share

Our Story

Không cần đi nhiều nơi, ngay tại Sài Gòn bạn cũng có thể thưởng thức món ngon đường phố các nước tại "Trạm xe buýt" Bus Station Streetfood.