Hai Lúa học Business Analysis

Hai Lúa học Business Analysis Nội dung giao lưu, trao đổi về Business Analysis, IT nói chung

(33)

🔥𝐏𝐃𝐌 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐇𝐚𝐢 𝐋𝐮́𝐚 đ𝐚̃ 𝐭𝐫𝐨̛̉ 𝐥𝐚̣𝐢🔥    Khoá học dành cho các bạn đã làm việc ở vai trò IT BA, PO/PM và đang muốn phát tri...
16/11/2023

🔥𝐏𝐃𝐌 𝐧𝐡𝐚̀ 𝐇𝐚𝐢 𝐋𝐮́𝐚 đ𝐚̃ 𝐭𝐫𝐨̛̉ 𝐥𝐚̣𝐢🔥

Khoá học dành cho các bạn đã làm việc ở vai trò IT BA, PO/PM và đang muốn phát triển theo hướng BA product, Product Manager ✌️

⏰ Khai giảng: 14:00 ngày 09/12/2023
📝 Thời gian học: 08 buổi, từ 14:00-16:30 Thứ 7 và chủ nhật hằng tuần.
🌐 Hình thức học: Online_qua_Zoom

Trong 08 buổi này trainer sẽ chia sẻ cung cấp cho các bạn những key knowledge, phương pháp tư duy cốt lõi, cách tiếp cận vấn đề, cũng như phương pháp làm việc của một BA Product, Product manager để các bạn có thể dễ dàng phát triển Career path lên các vị trí cao hơn IT BA, hoặc muốn làm việc trong môi trường phát triển sản phẩm ở các domain khác nhau trên thị trường.

🎤🎗𝗧𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝘁𝗶𝗻 𝗴𝗶𝗮̉𝗻𝗴 𝘃𝗶𝗲̂𝗻: Mr. Thanh Trần, Deputy Head of Corporate Banking Product - OCB, Cựu PM - BStar Solution, Cựu AVP - Timo, Cựu Head of Digital Product - Hưng Thịnh Corp (https://www.linkedin.com/in/thanhtran3007/)

💁 Cách thức đăng-ký: Các bạn inbox fanpage Hai Lúa 💌 Hai Lúa chỉ nhận đăng ký duy nhất qua page này thôi nhé mọi người.

💯 Đặc biệt trong suốt quá trình học và kể cả sau khóa học, các bạn học viên sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ chuyên môn từ giảng viên, trainers của Hai Lúa.

🔺 Hai Lúa on : https://youtube.com/c/HaiLúahọcBusinessAnalysis

Ô kìa con cua❗️❗️❗️😆😆😆Cảm ơn mấy bạn inbox nhiệt tình để có lại khoá product 🥰🥰🥰
16/11/2023

Ô kìa con cua❗️❗️❗️😆😆😆

Cảm ơn mấy bạn inbox nhiệt tình để có lại khoá product 🥰🥰🥰

🔥Không có ngành nào là tốt nhất, không có ngành nào làm giàu được nếu chính bản thân bạn không có đam mê kết hợp với sự ...
13/11/2023

🔥Không có ngành nào là tốt nhất, không có ngành nào làm giàu được nếu chính bản thân bạn không có đam mê kết hợp với sự kiên trì dù điều kiện có gian khổ, khó khăn cỡ nào.

Các bạn sẽ nghĩ các bạn trau dồi kiến thức kỹ năng theo List các kỹ năng cần có của BA chăng? Không nha❗️📌chẳng bao giờ có cái list cho tất cả mà các bạn cần phải xác định:

- Thứ nhất, tự hỏi rằng mình đang có gì trong tay, các bạn có điểm mạnh/ điểm yếu gì, các bạn định hướng Domain gì… để các bạn lên danh sách dành riêng cho bạn để học và trau dồi. Những điều này sẽ xây dựng cho các bạn nền tảng ban đầu khi bước vào con đường theo đuổi BA ❗️

- Thứ hai, bên cạnh việc xây dựng nền tảng ban đầu chúng ta sẽ phải học, trau dồi dựa trên công việc mà các bạn đang làm❗️

- Thứ ba, hãy nhớ thường xuyên trau dồi, cập nhật cho bản thân để không để thụt lùi lại phía sau so với mọi người xung quanh ❗️

P/s: hình buổi đầu của BAF 11/23 🥰🤩

09/11/2023

🔥BA Foundation sẽ Không có lịch mới trong khoảng 3-4 tháng tới ✌️✌️✌️
Các bạn có kế hoạch thì mình tranh thủ vào BAF 12/2023 🎉🤓🥰🥰🎉

🌻Chào các bạn,        Thông thường, khi xử lý chiến lược sản phẩm, chúng ta đôi khi quá tập trung vào việc cải tiến, phá...
31/10/2023

🌻Chào các bạn,

Thông thường, khi xử lý chiến lược sản phẩm, chúng ta đôi khi quá tập trung vào việc cải tiến, phát triển sản phẩm đó. Tuy nhiên, vấn đề xảy ra ở đây là chúng ta thường chỉ quan tâm vào sẽ cải tiến cái gì, cải tiến theo ý kiến ai và chịu nhiều ảnh hưởng bởi những quyết định mang tính cảm tính. Nhưng như vậy thì làm sao có thể đảm bảo được những yếu tố mà chúng ta phát triển, chúng ta cải tiến nó sẽ thực sự đảm bảo được thõa mãn nhu cầu người dùng, thõa mãn trải nghiệm người dùng. Để có những nội dung này chúng ta cần những Metrics - tạm hiểu là những Chỉ số.

🔥🔥TẬP 11 – XÂY DỰNG SẢN PHẨM - PHẦN 2🔥🔥

Mục tiêu của metrics là để người PDM nắm rõ chiến lược sản phẩm có thực thi tốt hay không cũng như khi sản phẩm đưa ra thị trường có được thị trường đón nhận và có được sự hài lòng của KH hay không. Có nhiều phương pháp để xây dựng metrics, trong đó 02 phương pháp chính là tài chính và phi tài chính.

📌 dựa trên tài chính và phi tài chính thường được dùng nhiều nhất vì nó thể hiện rõ hiệu quả của sản phẩm

- Metrcis tài chính: thường được đánh giá dựa trên các yếu tố liên quan đến doanh thu, lợi nhuận, các chỉ số tài chính như ROI... để đánh giá hiệu quả tài chính mang lại cho sản phẩm. Nói chung thì yếu tố tài chính luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc làm sản phẩm vì sản phẩm dù có được ưa chuộng nhưng không mang lại lợi nhuận cho công ty thì có thể sản phẩm đó cũng sẽ bị tạm dừng hoặc không tiếp tục sản xuất.
- Metrics phi tài chính: thường sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí như số lượng khách hàng, số lượng giao dịch, tần suất sử dụng, cũng như các yếu tố khác. Những chỉ tiêu phi tài chính này tuy nó không “thực dụng”, nhưng cũng thể hiện được sức hút của sản phẩm cũng như là nền tảng để giúp chúng ta phát triển những chức năng tính năng cần thiết của sản phẩm.

📌👉Từ hai loại trên, chúng ta sẽ có 02 dạng mục đích để đánh giá metrics đó là 01 thăm dò, 02 là để báo cáo. Đối với việc thăm dò, metrics giống như những “cảm biến” giúp cho người PDM có thể theo dõi xuyên suốt hiệu quả của sản phẩm. Thường thì thăm dò không đồng nghĩa chúng ta chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu tài chính không, phải theo dõi cả những tiêu chí phi tài chính để theo dõi sự biến động ngắn hạn. Ví dụ, thường thì mình hay theo dõi những chỉ tiêu như số lượng khách hàng, doanh số, lợi nhuận để nắm bắt hiệu quả sản phẩm. Còn dạng dùng metrics để làm report định kỳ theo tháng/quý/ năm thì có thể đòi hỏi thêm một số chỉ số tài chính, kế toán như ROI hoặc các tham số liên quan đến quản trị rủi ro, vận hành. Các chỉ số này có thể đặc thù tùy theo từng tổ chức.

Metrics đòi hỏi chúng ta sẽ phải mô tả ngay từ những bước ban đầu của thiết kế giải pháp. Người IT BA phải để ý đến những thông số, lưu ý đến việc để những “cảm biến” ở những vị trí khác nhau trên sản phẩm nhằm đảm bảo trong trường hợp phía PDM không ý thức được hoặc không nắm bắt được nhu cầu thì khi cần report vẫn có thể đảm bảo được có báo cáo để đáp ứng. Tuy nhiên, thực tế đôi khi chúng ta quá nhập tâm vào việc làm sản phẩm với các chứng năng tính năng, với các hệ thống với đủ kiểu modules, services, hoặc database mà quên đi những nội dung liên quan đến metrics, dẫn tới khi bắt tay vào làm việc, khi các bên cần báo cáo về hiệu quả hoạt động của sản phẩm thì lại hoàn toàn không có bất kỳ dữ liệu hay thông tin nào để ghi nhận và báo cáo.

So với những sản phẩm truyền thống, sản phẩm số dễ cho chúng ta đo lường hơn, nhưng cũng không vì thế chúng ta lại bỏ qua những yếu tố Analog - “Cơ”. Các bạn có thể thấy rằng không phải lúc nào người dùng cũng chạm tay tới sản phẩm, họ có thể vô tình lướt qua, họ có thể dùng nhưng chúng ta hoàn toàn không biết biểu cảm của họ khi sử dụng là như thế nào. Vì vậy, khi mà đánh giá metrics, chúng ta cần phải phối hợp thêm những phương thức requirement elicitation khác như đi thực tế, hoặc quan sát để đảm bảo các thông tin ghi nhận được đa chiều hơn so với phụ thuộc hoàn toàn vào Digital.

🔥📚Tóm lại, người làm PDM cần phải dành sự chú ý nhiều hơn đến các Metrics để đảm bảo hiệu quả hoạt động của giải pháp cũng như ghi nhận đầy đủ dữ liệu, thông tin liên quan đến sản phẩm mà người PDM đang “sở hữu”. Metrics không phải lúc nào cũng là do lập trình mà có thể rất nhiều metrics đòi hỏi chúng ta phải thực hiện các biện pháp thủ công như khảo sát, nghiên cứu thị trường, quan sát, đi thực tế v.v để thu thập được số liệu. Người làm sản phẩm hãy nhớ dành nhiều thời gian cho Metrics.

Thanh Trần 🪂

🔥 Thông báo 𝗞𝗵𝗼́𝗮 𝗕𝗨𝗦𝗜𝗡𝗘𝗦𝗦 𝗔𝗡𝗔𝗟𝗬𝗦𝗜𝗦 IN BANKING & FINTECH Tháng 01/2024 🟡⭕️ 📌Thích hợp cho các bạn- Đã học qua BA Foundat...
28/10/2023

🔥 Thông báo 𝗞𝗵𝗼́𝗮 𝗕𝗨𝗦𝗜𝗡𝗘𝗦𝗦 𝗔𝗡𝗔𝗟𝗬𝗦𝗜𝗦 IN BANKING & FINTECH Tháng 01/2024 🟡⭕️

📌Thích hợp cho các bạn
- Đã học qua BA Foundation hoặc đã có kinh nghiệm làm BA
- Đã học qua hoặc biết sử dụng các kỹ thuật BA cơ bản như làm User Story, mô tả business process, workflow.
- Có đam mê lĩnh vực tài chính - ngân hàng

⏰ Khai giảng: 19:15 ngày 10/01/2024
📝 Thời gian học: 14 buổi, từ 19:15-21:45 Thứ 2 và Thứ 4 hằng tuần.
🌐 Hình thức học: Online_qua_Zoom (có video record mỗi buổi học để xem lại, link truy cập vĩnh viễn cho các bạn học viên)

𝗡𝗼̣̂𝗶 𝗱𝘂𝗻𝗴 theo chi tiết ảnh đính kèm

🎤🎗𝗧𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝘁𝗶𝗻 𝗴𝗶𝗮̉𝗻𝗴 𝘃𝗶𝗲̂𝗻:
- Mr. Thanh Trần, Deputy Head of Corporate Banking Product - OCB, Cựu PM - BStar Solution, Cựu AVP - Timo, Cựu Head of Digital Product - Hưng Thịnh Corp (https://www.linkedin.com/in/thanhtran3007/)
- Ms. Thanh Tâm – Business Analysis Expert - FE, Cựu Senior BA - ACB (https://www.linkedin.com/in/tammy-bui-thi-thanh-tam-0a7b6113a/)

💁 Cách thức đăng-ký: Các bạn inbox fanpage Hai Lúa 💌 Hai Lúa chỉ nhận đăng ký duy nhất qua page này thôi nhé mọi người.

💯 Đặc biệt trong suốt quá trình học và kể cả sau khóa học, các bạn học viên sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ chuyên môn từ giảng viên, trainers của Hai Lúa.

🔺 Hai Lúa on : https://youtube.com/c/HaiLúahọcBusinessAnalysis

📌Để đây!!! Hàng siêu nóng 🔥 Tối ad nói cho nhà mình nghe 🤭🤭🤭
28/10/2023

📌Để đây!!! Hàng siêu nóng 🔥
Tối ad nói cho nhà mình nghe 🤭🤭🤭

📚Quy trình giao dịch thẻ ngân hàng 👌Quy trình giao dịch thẻ thì khá nhiều thứ trong đó, tuy nhiên mình nói đơn giản như ...
25/10/2023

📚Quy trình giao dịch thẻ ngân hàng 👌

Quy trình giao dịch thẻ thì khá nhiều thứ trong đó, tuy nhiên mình nói đơn giản như sau:

- Bước 1: Khách hàng yêu cầu thanh toán. Khách hàng dùng thẻ của mình để quẹt thẻ trên máy POS hoặc thực hiện lệnh thanh toán online với hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ (Merchant)

- Bước 2: Thiết bị tiếp nhận thanh toán sẽ bắt đầu kết nối với rất nhiều nguồn như ngân hàng xử lý giao dịch thẻ (Acquirer bank), tổ chức phát hành thẻ/ hệ thống thẻ (Card network), ngân hàng phát hành thẻ (Issue Bank).

- Bước 3: các giao dịch được xử lý về các mặt như kiểm tra số dư, thông báo thực hiện giao dịch, kết nối đồng bộ dữ liệu v.v

- Bước 4: nếu các bước xác thực, kiểm tra dữ liệu, số dư thành công thì hệ thống sẽ thực hiện trừ tiền của khách hàng trong Issue Bank và phản hồi lại khách hàng về kết quả giao dịch.

Link bài full bên dưới ha 🤩

23/10/2023

🔥Là Opportunity nhưng SWOT và BACCM nó khác nhau. Đang làm BACCM mà ứng dụng SWOT vô là lạ lắm à nha 😂🤭🤭

22/10/2023

🔥Business Analysis, Business Administration, Business Analytics, Data Analysis, Data Analytics ⁉️❓❓
📚🧽Phân biệt để hiểu cái nào
mới là cái bạn đang muốn
theo đuổi 🤷🏻‍♂️

📌 Nhắc lại chia sẻ từ Thầy Thanh cách đây 4 năm 🎉  👉👉👉Điều đầu tiên cần tự hỏi đó là “Vì sao bạn muốn làm một BA?”. 🔥   ...
19/10/2023

📌 Nhắc lại chia sẻ từ Thầy Thanh cách đây 4 năm 🎉

👉👉👉Điều đầu tiên cần tự hỏi đó là “Vì sao bạn muốn làm một BA?”. 🔥

Mình có nói chuyện với nhiều bạn về vì sao muốn làm BA thì cũng có nhiều câu trả lời khác nhau ví dụ như: chán muốn đổi ngành, thấy BA nó mới mới là lạ, thấy nhiều cái quảng cáo BA thấy hay, cảm giác BA nhẹ nhàng.

Mình cảm thấy rằng các câu trả lời này giống trong cuộc phỏng vấn làm phi công mà mình từng được nghe do bạn mình làm ở VNA cho xem.
Mình chỉ nói thế này, nghề nào cũng có vầng hào quang nhưng đi kèm theo đó là những tháng ngày căng thẳng, mệt mỏi làm việc, rèn luyện, học tập để vươn lên những tầm cao.

Nghề BA đã không hề dễ, IT BA hay System Analysis còn đòi hỏi kiến thức đặc thù về IT vừa đòi hỏi kiến thức về chuyên ngành cũng như rất nhiều kỹ năng về đánh giá, phân tích, giải quyết vấn đề, giao tiếp, ngôn ngữ v.v rất nhiều thứ, nhiều rèn luyện để trở thành một BA “đỉnh”. Một BA giỏi dù it hay non it nhiều khi nhìn vào y như cuốn bách khoa toàn thư vì kiến thức và kỹ năng khá rộng, nắm và biết khá nhiều thứ.
📌 Vì vậy, các bạn hãy suy nghĩ kỹ khi vào nghề.

BA luôn là một trong những từ khóa tìm kiếm khi các bạn muốn thay đổi công việc. Tuy nhiên thì thông tin về nghề BA, về chuyên môn BA trên mạng có khá nhiều cũng như có nhiều bậc tiền bối cho tới các bạn trẻ nói về BA. Với lượng nội dung như thế thì làm sao chúng ta hiểu rõ, hiểu đúng về BA. Vì thế, hy vọng với Series về sơ lược nghề BA này, mình mong với kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm của bản than sẽ giúp các bạn có một cái nhìn tổng thể về BA cũng như là các bước đi vào con đường BA đầy chông g*i.

🔵 TẬP 1: TỔNG QUAN VỀ CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI BUSINESS ANALYSIS

♦️ Business Analysis (BA) được định nghĩa theo BABOK (Business Analysis Book of Knowledge) là công việc, hoạt động, hành động tạo nên sự thay đổi, thay đổi những vấn đề, những cơ hội bằng những giải pháp và những giải pháp đó mang lại giá trị cho stakeholder. Từ đây có thể thấy, ở đâu có vấn đề, ở đâu có cơ hội thì sẽ có vai trò BA. Ở đâu, ở thời kỳ nào của lịch sử, ở nền văn hóa nào … cũng sẽ có vấn đề, có cơ hội. BA hoàn toàn không phải chỉ có trong lĩnh vực IT như mọi người hay nghĩ.

Về bản thân Thanh Trần, con đường đến với BA của mình cũng khá là ngẫu nhiên. Thanh Trần tốt nghiệp đại học chuyên ngành QTKD, ra trường đi làm sale, marketing, chăm sóc khách hàng của một ngân hàng, chẳng liên quan gì đến BA cả. Sau thời gian làm thì sếp của mình lúc đó thấy có background IT nên assign cho mình tham gia vào các dự án công nghệ của ngân hàng, đó là nơi bắt . Các bạn có thể thấy, làm BA hoàn toàn không nhất thiết phải đi từ CNTT ra mà bạn có xuất phát điểm nào cũng có thể làm BA, vì như mình nói, ở đâu cũng sẽ có vấn đề/ cơ hội. Tuy nhiên, BA chưa bao giờ là dễ, và BA không phải là một cứu cánh hay một hướng đi màu hồng. Tất nhiên, làm gì cũng cần may mắn song hành và bản thân mình cũng cảm thấy mình may mắn thì được nghề chọn mình. Nhưng người làm BA dù là IT hay Non-IT luôn là những nhà bác học, có kiến thức sâu rộng, có trải nghiệm cuộc sống & công việc nên các bạn nên hiểu cần rất rất nhiều năm để trở thành một Business Analyst chứ không phải học vài khóa học, làm vài cái tool, làm vài năm thì được gọi là một BA. Đừng các kiểu khích tướng, bơm, tâng bốc của mấy trung tâm hay các mem BA mới nổi muốn thể hiện..

👉 Có khá nhiều bạn hỏi mình làm sao để làm IT BA. Mình trước tiên sẽ hỏi các bạn là các bạn hiểu BA, cụ thể hơn ở đây là IT BA là làm gì chưa ??? Trước tiên thì với lượng thông tin đang nhan nhản trên mạng hiện nay với đủ kiểu định nghĩa, đủ kiểu hiểu, các bạn đọc chắc là sẽ thấy mọi người share thông tin về BA, yêu cầu tuyển dụng về BA là cái gì đó rất ghê gớm với đủ thứ diagram, workflow, requirements nghe rất cao siêu, trên mây và kinh khủng cũng như có khá nhiều bạn nghĩ làm BA chỉ có trong IT. Mấy cái đó với mình chỉ là công cụ kỹ thuật để giúp làm việc được thuận tiện hơn, nhanh hơn, chuẩn xác hơn tránh sai sót cũng như là một công cụ để trình bày idea, trình bày solution. Hãy nhớ làm gì cũng cần chữ TƯ DUY, và làm BA đòi hỏi phải động não chứ không phải làm tool, sử dụng phần mềm như một chú Robot.

🔖 BA - Business Analysis, có nghĩa là phân tích nghiệp vụ. Business ở đây không phải là kinh doanh, mình thấy khá nhiều nơi gọi là phân tích kinh doanh. BA cũng có lịch sử cả nghì năm rồi, vì thời kỳ nào cũng có vấn đề, có cơ hội và qua những giai đoạn khác nhau của lịch sử, BA cũng được gọi với nhiều tên khác nhau. Như thời cổ đại, chúng ta có những bậc Quân sư, tới các giai đoạn phát triển công nghiệp, chúng ta có những BA ở dạng tư vấn chiến lược, hoặc những BA như anh Thái Công, một trong những BA khá nổi danh ở mảng Interior Design. Hiện tại, BA khá nổi bật ở mảng Digital Transformation (2018-2019 đến nay), và trong tương lai có thể BA sẽ có những hình thức khác. Từ đây các bạn thấy chúng ta sẽ có những dạng tên gọi khác nhau về BA ở những thời kỳ, lĩnh vực khác nhau.

🔖 Nói riêng IT BA ngoài vai trò BA còn những vai trò thuần kỹ thuật hơn như Solution Architecture, System Analysis hoặc các công việc mang lai giá trị cho Stakeholder như xây dựng chiến lược, cải tiến quy trình hiện hữu v.v đây là những cái mà người BA cần làm chứ không phải BA chỉ biết cắm đầu vào document, tool. BA đòi hỏi chúng ta phải có rất nhiều tư duy, critical thinking v.v nữa.

🔺 Hãy nhớ nguyên tắc KISS (Keep it simple stupid), con đường đến với BA nó sẽ đơn giản và bằng phẳng hơn nếu có phương pháp. Đây là điều thứ 3 mình muốn nói, làm sao đến với BA. Theo quan điểm của mình, đến với BA trước tiên không phải là đi học khóa học gì về BA, cần kỹ năng gì, công cụ gì của BA mà bạn cần trả lời 3 câu hỏi như sau:
1. Bạn hãy trả lời là bạn hiểu thế nào về nghề BA?
2. Bạn sinh ra có gì, đểm mạnh và điểm yếu của bản thân là gì?
3. Đam mê của bạn là gì.

Khi trả lời được 03 câu hỏi này và bạn muốn chọn BA thì bạn hãy đi đến xem các bài viết tiếp theo của mình để có thể hiểu được các bước tiếp theo để làm nghề BA.

Trên đây là những điều mở đầu mình muốn chia sẻ để các bạn hình dung khi mở đầu mình cần những cái gì. Hy vọng Series này của mình sẽ giúp cho các bạn trẻ có cơ hội hiểu và trải nghiệm nghề BA, một nghề rất hay.

🔥Hôm nay mới nhớ ra, Hai Lúa đã tròn 4 tuổi rồi nè 🎉🎉🎉🎉Share lại series đầu tiên mà nhà mình chia sẻ liên quan đến Domai...
17/10/2023

🔥Hôm nay mới nhớ ra, Hai Lúa đã tròn 4 tuổi rồi nè
🎉🎉🎉🎉

Share lại series đầu tiên mà nhà mình chia sẻ liên quan đến Domain Banking 🌻

Anyway, cảm ơn cả nhà đã theo dõi, ủng hộ và đóng góp cho Hai Lúa trong suốt thời gian qua. Team mình vui lắm ạ 🥰🥰🥰💕💕💕

💸 BUSINESS DOMAIN: NGÂN HÀNG (BANKING)

Ngân hàng, một lĩnh vực hot và thông dụng trong đời sống chúng ta và cũng là một domain mà khá nhiều bạn IT BA có mong muốn được làm việc. Vì vậy, trong series về Business Domain, tôi sẽ trình bày cho các bạn cơ bản các nghiệp vụ của ngành Ngân hàng để các bạn có được những chuẩn bị cần thiết khi tìm kiếm công việc. Sau series về Domain ngân hàng này thì mình cũng sẽ trình bày các domain khác về Fintech, kho bãi, logistics, nhà hàng – khách sạn … những domain mà mình biết, mình có dịp trải nghiệm trong công việc để hỗ trợ các bạn.

🏦 TẬP 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG 💰

Ngân hàng là một trong những ngành nghề kinh doanh đã có từ rất xa xưa, trong các bộ phim cổ trang các bạn chắc cũng nghe đến một khái niệm gọi là “TIỀN TRANG”, đây chính là một cái ngân hàng đó các bạn. Ngân hàng về cơ bản có thể hiểu đơn giản là một doanh nghiệp đóng vai trò quản lý dòng tiền lưu thông trong nền kinh tế, và kinh doanh trên chính dòng tiền đó. Nghiệp vụ Ngân hàng truyền thống và đơn giản nhất đó là huy động, thu hút dòng tiền trong nền kinh tế và từ dòng tiền được huy động đó, ngân hàng sẽ cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu về vốn, nhu cầu về tiền để vay, và từ đó lấy lãi (lời) để có lợi nhuận. Một phần lợi nhuận từ việc kinh doanh này, ngân hàng chia sẻ cho cá nhân, tổ chức mà gửi tiền cho ngân hàng để ngân hàng có vốn ấy, thì lợi luận chia sẻ này nó cho các bạn cái lãi (lời) mà các bạn hay nói tới là gửi tiền lấy lãi ngân hàng. Đây là nghiệp vụ cơ bản nhất của một ngân hàng: HUY ĐỘNG – CHO VAY.

Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi và công cụ thông dụng nhất, thường xuyên nhất có lẽ là Tiền. Từ đó, phát sinh ra nhu cầu THANH TOÁN và ngân hàng sẽ giúp chúng ta thực hiện nhu cầu này, vì đơn giản là ngân hàng cũng đóng vai trò quản lý cái ví tiền của bạn. Trong lịch sử phát triển của loài người có thể thấy, chúng ta luôn có nhu cầu giao thương, buôn bán mà khi xưa người ta hay gọi ví von là những con đường tơ lụa. Trong cuộc sống hiện đại, thì chúng ta luôn có nhu cầu giao thương, buôn bán với các nước trên thế giới, xuất khẩu hàng hóa đi các nước, nhập khẩu hàng khóa từ các nước khác vào thị trường nội địa. Từ các nhu cầu này, chúng ta phát sinh ra các nhu cầu để thanh toán tiền hàng cho các công ty, tổ chức ngoài nước khi chúng ta nhập khẩu hàng hóa cũng như nhận tiền thanh toán từ các cá nhân, tổ chức nước ngoài khi chúng ta xuất khẩu hàng hóa, đây là lúc phát sinh ra một nghiệp vụ ngân hàng khác, đó là THANH TOÁN QUỐC TẾ. Còn trong nước thì sao. Tất nhiên, chúng ta luôn có những nhu cầu về thanh toán hàng hóa, thực hiện hiện giao dịch mua sắm, thực hiện các giao dịch như cho tặng tiền v.v giữa cá nhân, tổ chức chứ, đúng không nào. Uhm thì trong nước thì chúng ta sẽ có tên gọi là THANH TOÁN NỘI ĐỊA. Cũng giống như chúng ta đi máy bay, đi nước ngoài thì chúng ta đi Quốc tế, còn đi trong nước chúng ta đi Nội địa, hehe. Đây là 2 nghiệp vụ tiếp theo cũng khá quan trọng của ngành ngân hàng mà cần nói.

Rồi, sau khi lướt qua 4 nghiệp vụ là Huy động – Cho vay, Thanh toán quốc tế, Thanh toán nội địa thì ngân hàng còn cung cấp một nghiệp vụ khá thông dụng nữa trong đời sống hiện đại, đó là THẺ THANH TOÁN. Thực ra thẻ thanh toán có thể hiểu đơn giản là biến chiếc ví, chiếc bóp tiền của bạn từ dạng vật lý (Physical) sang dạng luận lý (Logical) hay dạng kỹ thuật số. Thông thường chúng ta khi đi ra đường, khi đi đâu đó thì phải mang 1 đống tiền thì ở đây, ngân hàng cung cấp việc quản lý tiền của bạn mà, do đó họ cung cấp cho bạn 1 chiếc thẻ, và từ đó bạn thực hiện các giao dịch bằng tiền một cách kỹ thuật số. Đối với thẻ cũng như là thanh toán vậy, bạn cũng có thẻ nội địa (thẻ do các ngân hàng trong nước cung cấp và sử dụng cho các giao dịch trong nước) và thẻ quốc tế (thẻ do các tổ chức quốc tế cung cấp và có thể thực hiện các giao dịch cả trong và ngoài nước). Sự phát triển của thẻ thanh toán cũng như các hình thức kết hợp của chiếc thẻ này cũng được phát triển khá nhiều vì sự tiện lợi cũng như dễ kết hợp với các thiết bị hiện đại như smartphone, ví điện tử.

Tiếp theo, với sự phát triển của Internet, việc số hóa cái ngân hàng cũng là xu hướng tất yếu và từ đó cho ra đời những tiện ích trực tuyến, online đó là INTERNET BANKING. Với Internet banking, các bạn thay vì phải đến ngân hàng thì có thể sử dụng máy vi tính để thực hiện các giao dịch cơ bản của ngân hàng như thanh toán, chuyển tiền, gửi tiền tiết kiệm, nạp tiền thẻ … Bên cạnh đó, với sự phát triển của các thiết bị điện thoại thông minh, các ngân hàng cũng phát triển thêm các ứng dụng cho smartphone gọi là MOBILE BANKING. Các ứng dụng này, các giao diện truy cập Internet Banking trên thiết bị di động này chúng ta tạo thành một xu hướng khác của ngân hàng. Internet banking và mobile banking là những phạm trù ứng dụng CNTT đầu tiên của ngân hàng, và cũng là phạm trù đầu tiên mà các bạn BA có đất để làm khi bước chân vào ngành ngân hàng.

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động của ngân hàng, chúng ta còn có các nghiệp vụ khác để phục vụ cho quá trình vận hành. Đầu tiên đó là nghiệp vụ về QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH VỐN, tức là quản lý nguồn tiền lưu thông trong ngân hàng, lưu thông giữa các ngân hàng với nhau. Nghiệp vụ quản lý và kinh doanh vốn này cũng là nguồn tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng và cũng sẽ là nơi chúng ta có thể thực hiện nhiều ứng dụng CNTT vào quản lý. Nghiệp vụ tiếp theo là nghiệp vụ về KINH DOANH NGOẠI HỐI. Như đã nói ở trên, ngân hàng cũng đóng vai trò trong việc làm trung gian thanh toán cho các hoạt động giao thương, thương mại, vì thế ngân hàng cũng sẽ có nhu cầu mua bán các loại ngoại tệ. Rồi, trong hoạt động của ngân hàng cũng có các công việc như Thẩm định khách hàng xem có nên cho vay hay không, Quản lý các rủi ro trong hoạt động ngân hàng, các nghiệp vụ về Chăm sóc khách hàng, v.v rất nhiều phạm trù mà chúng ta có thể ứng dụng CNTT vào và là nơi làm việc của các bạn IT BA.

Tóm lại, qua bài viết ở trên có thể thấy, chúng ta có khá nhiều nghiệp vụ khác nhau trong ngành ngân hàng mà các bạn IT BA có đất để dụng võ. Trong các bài viết kế tiếp, mình sẽ nói chi tiết từng loại nghiệp vụ để các bạn có cái nhìn tổng thể về ngân hàng cũng như có sự chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng nếu các bạn có nhu cầu làm IT BA trong ngân hàng hoặc có đụng chạm với các phạm trù về Fintech.


16/10/2023

🔥IT BA có phải làm kiểm thử (testing) hay không ? 🤷🏼‍♀️🤷🏻‍♂️🤷🏼‍♀️
⭕️Kiểm thử có khó không, làm sao để kiểm thử và viết tài liệu kiểm thử ?

🎉🏜️Một tuần có kết thúc, có khởi đầu, có tiếp nối 🎉Thầy Thanh Trần ơi!!! Ước gì hôm nay có video mới trên Youtube thì to...
15/10/2023

🎉🏜️Một tuần có kết thúc, có khởi đầu, có tiếp nối 🎉
Thầy Thanh Trần ơi!!! Ước gì hôm nay có video mới trên Youtube thì toẹt vời 🤩🥰

14/10/2023

👉Thử đọc một "mớ" kiến thức này trước khi đi học "advance" để làm PO/PM 😂😆😂

Hết chỗ 🤣🤓🤷🏻‍♂️🤷🏻‍♂️🤷🏻‍♂️
14/10/2023

Hết chỗ 🤣🤓
🤷🏻‍♂️🤷🏻‍♂️🤷🏻‍♂️

10/10/2023

Khi gặp domain mới làm sao, khi gặp 1 dự án mới sẽ làm sao, khi gặp 1 vấn đề mới sẽ làm sao. 🌝🤷🏻‍♂️🤷🏼‍♀️
Làm sao thì áp mô hình dưới này vào để tư duy sẽ biết phải làm sao 😂😂😂

🔥 𝗞𝗵𝗼́𝗮 𝗕𝗨𝗦𝗜𝗡𝗘𝗦𝗦 𝗔𝗡𝗔𝗟𝗬𝗦𝗜𝗦 𝗙𝗢𝗨𝗡𝗗𝗔𝗧𝗜𝗢𝗡 Tháng 12/2023 🟡⭕️ 📡 Khoá kết thúc năm 2023 nhà Hai Lúa 🤩  ⏰ Khai giảng: 19:15 ngà...
07/10/2023

🔥 𝗞𝗵𝗼́𝗮 𝗕𝗨𝗦𝗜𝗡𝗘𝗦𝗦 𝗔𝗡𝗔𝗟𝗬𝗦𝗜𝗦 𝗙𝗢𝗨𝗡𝗗𝗔𝗧𝗜𝗢𝗡 Tháng 12/2023 🟡⭕️ 📡 Khoá kết thúc năm 2023 nhà Hai Lúa 🤩

⏰ Khai giảng: 19:15 ngày 12/12/2023
📝 Thời gian học: 14 buổi, từ 19:15-21:45 Thứ 3 và Thứ 5 hằng tuần.
🌐 Hình thức học: Online_qua_Zoom (có video record mỗi buổi học để xem lại, link truy cập vĩnh viễn cho các bạn học viên)

𝗡𝗼̣̂𝗶 𝗱𝘂𝗻𝗴 ( chi tiết ảnh đính kèm) sẽ trang bị toàn diện về các kiến thức, kỹ năng trở thành 1 BA thực thụ ở nhiều khía cạnh, ở cả IT hay Non-IT: nền tảng tư duy BA, sử dụng công cụ, UI/UX, cách làm việc trong mô hình Scrum cho đến kiến thức và kỹ năng khác có liên quan mà 1 BA cần có...

🎤🎗𝗧𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝘁𝗶𝗻 𝗴𝗶𝗮̉𝗻𝗴 𝘃𝗶𝗲̂𝗻:
- Mr. Thanh Trần, Deputy Head of Corporate Banking Product - OCB, Cựu PM - BStar Solution, Cựu AVP - Timo, Cựu Head of Digital Product - Hưng Thịnh Corp (https://www.linkedin.com/in/thanhtran3007/)
- Ms. Thanh Tâm – Business Analysis Expert - FE, Cựu Senior BA - ACB (https://www.linkedin.com/in/tammy-bui-thi-thanh-tam-0a7b6113a/)

💁 Cách thức đăng-ký: Các bạn inbox fanpage Hai Lúa 💌 Hai Lúa chỉ nhận đăng ký duy nhất qua page này thôi nhé mọi người.

💯 Đặc biệt trong suốt quá trình học và kể cả sau khóa học, các bạn học viên sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ chuyên môn từ giảng viên, trainers của Hai Lúa.

🌸💯 nhà sẽ mang đến cho bạn nền tảng vững chắc khởi đầu nghiệp BA 💯🌸

🔺 Hai Lúa on : https://youtube.com/c/HaiLúahọcBusinessAnalysis

🎉💕💕  Ỏ.... dễ thương quá nè 🥰🥰🥰Flex xíu vào một buổi chiều thứ 6 đẹp trời 🤩
06/10/2023

🎉💕💕 Ỏ.... dễ thương quá nè 🥰🥰🥰

Flex xíu vào một buổi chiều thứ 6 đẹp trời 🤩

Nghe tựa sách như một kiểu thương mạiNhưng không nha!!!Nội dung rất cần cho con đường chạm đến nhà tuyển dụng 🥰🥰🥰
04/10/2023

Nghe tựa sách như một kiểu thương mại
Nhưng không nha!!!

Nội dung rất cần cho con đường chạm đến nhà tuyển dụng 🥰🥰🥰

⭕️👉Làm việc với thầy cũng nhàn lắm 😆    Hôm nay thầy đổi khẩu vị bắt học món Kiểm thử 😆Ngộ ra món này cũng cần tư duy BA...
28/09/2023

⭕️👉Làm việc với thầy cũng nhàn lắm 😆

Hôm nay thầy đổi khẩu vị bắt học món Kiểm thử 😆

Ngộ ra món này cũng cần tư duy BA 🥰

27/09/2023

1 khoá học chỉ là bước khởi đầu có thứ tự cho bạn hiểu về công việc của 1 business analyst. Để đi xa, lên cao, BA chúng mình cần dành time nhiều để thẩm thấu hết list kiến thức dưới này 🤓

19/09/2023

Không có nền tảng IT thì có làm BA được hay không ?!
Câu hỏi muôn thuở 🦥
Đi lạc lối là tắt thở luôn 😆😆tìm hướng đi dưới cmt nhé

16/09/2023

E-Commerce không phải
chỉ gói gọn trong việc giao dịch, mua sắm online mà nó là cả một hệ sinh thái khá rộng và bao gồm nhiều stakeholders
trong đó 🌻
Tìm hiểu qua domain này👇

03/09/2023

🔥🔥🔥Hướng dẫn
viết Tài liệu API
dành cho BA 🎉

🔥 XÂY DỰNG SẢN PHẨM - PHẦN 1🔥🌵 Chào các bạn,      Trong tập trước, chúng ta đã đề cập đến chiến lược xây dựng kế hoạch p...
02/09/2023

🔥 XÂY DỰNG SẢN PHẨM - PHẦN 1🔥

🌵 Chào các bạn,

Trong tập trước, chúng ta đã đề cập đến chiến lược xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm với nhiều công việc cần được thực hiện để đảm bảo được việc đưa ra sản phẩm được hiệu quả và đảm bảo tỷ lệ thành công cao hơn. Những sản phẩm khác nhau sẽ có những định hướng chiến lược khác nhau và một trong những điều quan trọng nhất khi làm sản phẩm đó là đừng bao giờ quên khâu vận hành sau khi triển khai. Bài ngày hôm nay chúng ta bắt đầu vào giai đoạn xây dựng sản phẩm.

🔥 TẬP 10 – XÂY DỰNG SẢN PHẨM - PHẦN 1🔥

Chắc các bạn nghĩ xây dựng sản phẩm là như các bạn làm IT BA, là đi thu thập yêu cầu, phân tích nghiệp vụ, viết tài liệu rồi phát triển, kiểm thử, nghiệm thu rồi golive. Không phải vậy các bạn nhé. Đúng là những task của IT BA là một trong những bước mà các bạn phải làm khi thực hiện xây dựng sản phẩm nhưng nó không phải là chính yếu. Task IT BA nó chỉ mang tính gia công sản xuất trong quá trình xây dựng sản phẩm mà thôi.

Quay trở lại câu chuyện, các bạn nghĩ việc đầu tiên của xây dựng sản phẩm là gì. Góc nhìn của mình, việc đầu tiên là các bạn nên xác định MVP – Minimum Viable Product, tức là phiên bản tối thiểu nhất mà có thể đưa ra thị trường mà người dùng có thể sử dụng được. Thực ra các bạn sẽ thấy có nhiều phiên bản như MVP, MMF – Minimum Marketable Feature, MMP – Minimum Marketable Product, MLP – Minimum Lovable Product. Nhưng, thực sự chúng ta nên đơn giản hóa vấn đề và MVP là option mình lựa chọn. MVP của mình có thể không giống cách định nghĩa của các bạn nên cũng đừng ném gạch nếu nó không chuẩn với định nghĩa của mọi người hay của sách vở. Với mình, MVP là phiên bản dựa trên 80/20, tức là chỉ có 20% function feature nhưng có thể đáp ứng được 80% nhu cầu sử dụng hàng ngày.

⭕️Vì sao chúng ta sẽ quan tâm mô tả phiên bản MVP, bởi vì phiên bản này đủ gọn, dễ dàng “liều ăn nhiều”, dễ dàng xử lý khi có những ý kiến góp ý, khiếu nại của thị trường cũng như các phiên bản này nó ban đầu, đủ an toàn để không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực. Những sản phẩm mới, thường phiên bản MVP là phiên bản đủ an toàn để bạn có thể đưa ra thị trường nhằm thu thập nhiều DATA của khách hàng về sản phẩm, sử dụng sao, có ý kiến sao, và từ những Data đó, người làm sản phẩm có thể đưa ra được những cải tiến phát triển sản phẩm.

Chỗ này có khá nhiều công ty hoặc cá nhân khi làm sản phẩm hay bao biện bằng khái niệm “Chủ nghĩa hoàn hảo”, tuy nhiên, các bạn phải ít nhất ra một phiên bản MVP đã, khi đó mới thực sự có những dữ liệu Thực tế để các bạn có thể điều chỉnh, phát triển sản phẩm. Để rồi từ đó, sản phẩm cứ mãi hoài không ra, dời deadline từ ngày này qua tháng nọ, từ năm này qua năm khác. Tuy nhiên, các bạn cũng đừng “Agile” kiểu, cứ làm đi, chỉnh sau mà không có bất kỳ một kế hoạch nào. Khá nhiều nơi làm theo kiểu ý tưởng đơn thuần, cứ làm bất chấp mà không có định nghĩa về MVP là gì cũng như các vấn đề chiến lược mà chúng ta đã đề cập ở các tập trước.

⭕️ Như vậy, để làm sản phẩm MVP, chúng ta cần lưu ý những tiêu chí gì để đảm bảo có một phiên bản tốt nhất cho MVP, góc nhìn cá nhân của mình cần xét 02 yếu tố chính yếu nhất khi lựa chọn chức năng tính năng cho sản phẩm MVP:

- Mỗi sản phẩm đều sẽ có mục tiêu về pain point, về problem mà các bạn hướng đến. Điều này các bạn đã có phân tích BACCM rồi, và MVP trước tiên các bạn phải có những chức năng/ tính năng mà giải quyết được pain point đó và tập trung vào 80% nhu cầu hàng ngày liên quan đến pain point đó.
- MVP khi thực hiện các bạn phải đánh giá các yếu tố liên quan đến rủi ro, pháp lý và hạn chế những chức năng/ tính năng liên quan đến các yếu tố rủi ro cao, pháp luật, hoặc những chức năng tính năng cần thời gian để xử lý các yêu cầu pháp lý, tiêu chuẩn, giấy phép.


🔥🔥Hãy chuẩn bị thật tốt cho việc xây dựng phiên bản MVP với checklist như sau

1. Mô tả đầy đủ thuộc tính, đặc tính của sản phẩm

2. Kế hoạch marketing - truyền thông để người dùng biết tới sản phẩm

3. Kế hoạch chăm sóc khách hàng để xử lý hướng dẫn khách hàng, xử lý sự cố

4. Kế hoạch vận hành: trong quá trình triển khai chúng ta sẽ phải xử lý rất nhiều nội dung liên quan đến hoạt động sản phẩm, giấy tờ, xử lý sự cố v.v. Từ đó, chúng ta sẽ có những quy trình, hướng dẫn ban đầu cho phiên bản MVP.


🔮🔮 Tóm lại, MVP là một phiên bản theo mình rất quan trọng và chúng ta cần phải làm sao có phiên bản này càng nhanh càng tốt, tất nhiên là đầy đủ checklist. Khi có phiên bản này chúng ta sẽ triển khai gia công sản xuất và chúng ta sẽ có những thông tin về dữ liệu người dùng cần thiết cho những phiên bản phát triển sau này.

Còn tiếp ...🌻,

Address

Ho Chi Minh City
700000

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Hai Lúa học Business Analysis posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Videos

Share

Hai Lúc Học Business Analysis (BA)

Cái tên “Hai Lúa” ý muốn nói tới trang này hướng tới mọi đối tượng người dùng với phong cách dân dã, đời nhất nhằm giúp mọi người, mọi đối tượng có thể tiếp cận được với nghề BA dù là xuất thân IT hay không phải IT

Nearby media companies



You may also like