Không gian văn hóa Hồ Chí Minh Trường THPT Bình Khánh

Không gian văn hóa Hồ Chí Minh Trường THPT Bình Khánh Contact information, map and directions, contact form, opening hours, services, ratings, photos, videos and announcements from Không gian văn hóa Hồ Chí Minh Trường THPT Bình Khánh, News & Media Website, Ấp Bình An, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, Ho Chi Minh City.

Fanpage Không gian văn hóa Hồ Chí Minh Trường THPT Bình Khánh là nơi chia sẻ, giáo dục Tư tưởng, đạo đức và phong cách chủ tịch Hồ Chí Minh cho học sinh, giáo viên trường THPT Bình Khánh và cộng đồng

Giọt máu cho đi, tình người ở lại. Sáng nay, 24/12/2024 bà con, cán bộ, công nhân viên xã Bình Khánh tham gia hoạt động ...
24/12/2024

Giọt máu cho đi, tình người ở lại. Sáng nay, 24/12/2024 bà con, cán bộ, công nhân viên xã Bình Khánh tham gia hoạt động hiến máu cứu người🥰🥰

[TUYÊN DƯƠNG HỌC SINH TRƯỜNG THPT BÌNH KHÁNH TRÚNG TUYỂN ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN, CAO ĐẲNG CÔNG LẬP NĂM 2024]⭐ Năm học 2024-20...
15/12/2024

[TUYÊN DƯƠNG HỌC SINH TRƯỜNG THPT BÌNH KHÁNH TRÚNG TUYỂN ĐẠI HỌC, HỌC VIỆN, CAO ĐẲNG CÔNG LẬP NĂM 2024]

⭐ Năm học 2024-2025, trường THPT Bình Khánh ghi nhận … học sinh khóa 2021-2024 trúng tuyển các trường đại học, học viện, cao đẳng. Trong đó, có 34 học sinh trúng tuyển đại học, học viện công lập - được nhận Giấy khen của UBND huyện Cần Giờ.

⭐ Không gian văn hóa Hồ Chí Minh trường THPT Bình Khánh tuyên dương 34 bạn học sinh đã có thành tích trúng tuyển vào các trường đại học, học viện, cao đẳng công lập năm 2024 này theo quyết định khen thưởng của UBND huyện Cần Giờ.

⭐ Chúc mừng tất cả các bạn học sinh trường THPT Bình Khánh khóa 2021-2024 đã có những nỗ lực trong từng con đường mà các bạn đã lựa chọn. Các thầy cô tại trường luôn trân trọng, thương yêu từng sự nỗ lực của các bạn. Thương chúc các bạn thành công và có một cuộc đời tử tế.

01/12/2024

🌟 Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh tại các trường học TP.HCM: Lan tỏa giá trị tư tưởng và đạo đức

📚 Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang triển khai mạnh mẽ mô hình Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh tại các trường học trên địa bàn, góp phần tôn vinh tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh. Đây là một phần quan trọng trong nỗ lực xây dựng môi trường giáo dục toàn diện, gắn liền với giáo dục chính trị, tư tưởng và văn hóa.

✨ Sau một thời gian thực hiện, các cơ sở giáo dục đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Hầu hết các trường học đều triển khai mô hình một cách bài bản và hiệu quả, tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng học sinh, giáo viên và phụ huynh.

🌺 1. Ý nghĩa của Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh:

🕊️ Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh được thiết kế để giúp học sinh, sinh viên và giáo viên hiểu sâu hơn về cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng cách mạng của Bác Hồ.
🌱 Mỗi góc không gian là một biểu tượng giáo dục, truyền cảm hứng về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, và ý thức trách nhiệm đối với xã hội.

🌟 2. Các hoạt động triển khai:

🎨 Thiết kế không gian văn hóa:
Nhiều trường học đã tạo dựng các khu vực trưng bày tài liệu, hình ảnh, và hiện vật liên quan đến Bác Hồ, từ những cuốn sách, tranh vẽ đến các bài viết về tư tưởng Hồ Chí Minh.

📖 Tích hợp hoạt động giáo dục:
Các buổi sinh hoạt chuyên đề, cuộc thi tìm hiểu về Bác Hồ, và các bài học lịch sử thường xuyên được tổ chức trong không gian này.

💡 Phát huy sáng tạo:
Một số trường còn sử dụng công nghệ thực tế ảo (AR/VR) để tái hiện hình ảnh Hồ Chí Minh và các sự kiện lịch sử, giúp học sinh tiếp cận thông tin một cách sinh động và hiện đại.

🎯 3. Hiệu quả trong giáo dục:

💬 Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh không chỉ giúp học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về lịch sử, mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc, tinh thần học tập và cống hiến cho xã hội.
🤝 Đây cũng là nơi để học sinh và giáo viên kết nối qua các hoạt động giáo dục nhân văn, xây dựng môi trường học đường lành mạnh, tích cực.
🎉 Nhiều kết quả tích cực đã được ghi nhận: Các trường học báo cáo sự gia tăng trong nhận thức, ý thức học tập và tinh thần yêu nước của học sinh.

🌍 4. Thông điệp lan tỏa:

✨ Việc xây dựng Không gian Văn hóa Hồ Chí Minh trong các trường học tại TP.HCM là minh chứng cho sự nỗ lực gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong thời đại mới. Đây không chỉ là công trình văn hóa, mà còn là một phần trong chiến lược phát triển con người toàn diện, góp phần đưa thế hệ trẻ trở thành những công dân ưu tú, có đạo đức và trách nhiệm xã hội.

🌟 Hướng tới tương lai:

🚀 TP.HCM tiếp tục nhân rộng mô hình, khuyến khích sự sáng tạo trong cách tiếp cận, để mỗi trường học không chỉ là nơi học tập, mà còn là một không gian giáo dục tư tưởng, văn hóa mang dấu ấn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

💫 https://www.facebook.com/share/1993Hmbqhn/?mibextid=ƯC7FNe

Lễ kết nạp Đoàn viên mới của Đoàn trường THPT Bình Khánh ngày 23/10/2024
23/10/2024

Lễ kết nạp Đoàn viên mới của Đoàn trường THPT Bình Khánh ngày 23/10/2024

Nơi giữ gìn hồn thiêng sông núi 🇻🇳Giữa lòng Việt Nam, có một ngôi làng nhỏ bé nhưng mang trong mình sứ mệnh cao cả - bảo...
28/08/2024

Nơi giữ gìn hồn thiêng sông núi 🇻🇳

Giữa lòng Việt Nam, có một ngôi làng nhỏ bé nhưng mang trong mình sứ mệnh cao cả - bảo vệ và gìn giữ hồn thiêng của dân tộc. Đó là làng may cờ Từ Vân (Thường Tín - Hà Nội), nơi những đôi tay khéo léo ngày đêm tỉ mỉ tạo ra từng lá cờ đỏ sao vàng - biểu tượng thiêng liêng của đất nước.

Làng Từ Vân không chỉ là nơi sản xuất cờ mà còn là nơi lưu giữ một phần hồn cốt của đất nước. Mỗi lá cờ được may tại đây đều mang theo cả tình yêu đất nước, lòng tự hào và niềm tin vào tương lai. Người dân làng Từ Vân, từ đời này sang đời khác, đã kiên trì duy trì nghề may cờ truyền thống, coi đó là một sứ mệnh cao cả, không chỉ để mưu sinh mà còn để đóng góp vào việc gìn giữ hồn thiêng sông núi.

Mỗi lần lá cờ được may xong, được cẩn thận xếp lại, đó không chỉ là một sản phẩm thủ công mà còn là cả tâm huyết, cả lòng thành kính đối với Tổ quốc. Mỗi khi lá cờ ấy tung bay trên các công trình, các di tích lịch sử, hay trong những ngày lễ trọng đại, nó mang theo cả niềm tự hào của làng Từ Vân, của những người thợ đã dốc sức tạo nên.

Từ Vân, với những cánh đồng xanh mướt và những ngôi nhà nhỏ, là nơi mà quá khứ và hiện tại đan xen. Nơi đây, những câu chuyện về lịch sử, về lòng yêu nước, về sự hi sinh và bảo vệ Tổ quốc luôn được kể lại bên khung cửi, bên những đường chỉ khâu đều đặn. Đó là nơi mà mỗi người dân không chỉ giữ gìn nghề truyền thống, mà còn giữ gìn hồn thiêng sông núi, để truyền lại cho thế hệ mai sau.

Làng Từ Vân - Nơi lá cờ tổ quốc được thổi hồn, nơi hồn thiêng sông núi mãi mãi sống trong từng sợi chỉ, từng đường may, từng lá cờ tung bay khắp đất trời Việt Nam.

Dân Việt

Anh nuôi mang đồ ăn đến tiếp tế cho mọi người, có cơm nắm, có cá khô, có muối hột rang đảo với chút mỡ heo… Anh vừa đưa ...
07/08/2024

Anh nuôi mang đồ ăn đến tiếp tế cho mọi người, có cơm nắm, có cá khô, có muối hột rang đảo với chút mỡ heo… Anh vừa đưa cơm cho mọi người, vừa bảo rằng: “Cứ ăn thoải mái đi, kiểu gì mà chả thừa cơm, nấu thì rõ ít mà lúc nào cơm cũng thừa”. Gần xong rồi mà nghe thấy tiếng trực thăng, anh vẫn cố đong thêm vì gần hai ngày rồi đồng đội mới được ăn cơm…

Rồi xong, anh cắp theo ít đồ, chạy ngược hướng với đồng đội di tản. Chúng phát hiện ra anh và chúng bắn anh từ bên trên. Đạn nhắm vào chân anh, anh lết ra sau một gốc cây, chúng dùng 2 - 3 quả lựu đạn ném vào chỗ anh nấp, rồi anh hy sinh. Mọi người quay lại tìm anh, nhưng anh không còn nữa, chỉ còn một tấm vải mà anh dùng để bọc cơm đã rách nát và loang lổ máu thịt anh...

Chúng ta không thường biết đến sự hy sinh của những anh nuôi trong chiến trường. Nhưng những người anh nuôi ấy, cũng băng qua lửa đạn, cũng vượt ngàn chông g*i, mang lương thực đến cho đồng đội. Có anh nuôi mang cơm đến cho mọi người rồi mới trút hơi thở cuối cùng. Có người vì bảo vệ bếp ăn, cầm súng dẫn dụ của địch rồi hy sinh một mình giữa núi rừng…

"Anh nuôi chiến trường đâu chỉ có nấu cơm.
Mà còn sống và chết bên chiến hào lửa đạn.”

----


Minh họa: Phim Hoa Ban Đỏ
Trích dẫn từ Chảo Lử Bất Tử - CCB Võ Quang Tiến và Hồi ký liệt sĩ Tạ Quang Châu.

21/07/2024

Tuyên giáo và báo chí – Lĩnh vực Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quan tâm đặc biệt

------

Là nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng ta, nhiều năm làm công tác tư tưởng – văn hóa của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn dành sự quan tâm đặc biệt, và đã có nhiều đóng góp trên lĩnh vực tuyên giáo và báo chí.

Người định hướng báo chí sắc sảo

Năm 1967, sau khi tốt nghiệp đại học, đồng chí Nguyễn Phú Trọng được phân công về công tác tại Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản). Sau bài báo đầu tiên “Phong vị ca dao dân ca trong thơ Tố Hữu” đăng trên Tạp chí Văn học số 11 năm 1968, đồng chí tiếp tục tìm tòi viết thêm được khá nhiều bài báo mang tính chất nghiên cứu nên được chuyển về làm công tác biên tập của Ban Xây dựng Đảng. Năm 1971, đồng chí được cơ quan phái đi thực tế 1 năm ở xã Phú Lâm, huyện Thanh Oai (Hà Nội) và “3 cùng” với dân, tích lũy được rất nhiều chất liệu quý báu cả về lý luận lẫn thực tiễn, phục vụ đắc lực cho hoạt động báo chí và các lĩnh vực công tác sau này. Cũng từ đây, đồng chí đúc kết với các đồng nghiệp trẻ: “Thực tế của người làm báo rất quan trọng”.

Tại Đại hội X Hội Nhà báo Việt Nam vào ngày 9-8-2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Trong các cuộc kháng chiến anh dũng chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc, báo chí nước ta đã trở thành một binh chủng quan trọng trên mặt trận tư tưởng; nhiều tác phẩm báo chí đã thực sự là “lời hịch cách mạng”, “tiếng gọi non sông” thúc giục đồng bào cả nước cùng ra trận; đồng thời là công cụ tiên phong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch…”. Đây có thể coi là một chỉ đạo rất sâu sắc của người đứng đầu Đảng ta đối với công tác báo chí.

Dù giữ nhiều cương vị, trọng trách của Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng vẫn giữ tác phong của một nhà báo, nhất là thường xuyên đi cơ sở, nắm chắc thực tế, lắng nghe ý kiến của người dân… Đồng chí cũng tự coi mình là “nhà báo”, thấu hiểu và sẻ chia sâu sắc với những người làm báo. Chính vì vậy, trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, đồng chí luôn quan tâm tạo thuận lợi cho các nhà báo tác nghiệp trước các sự kiện quan trọng của đất nước. Ngoài những chuyến thăm và làm việc với một số cơ quan báo chí chủ lực, đồng chí vẫn dành thời gian trả lời phỏng vấn cho nhiều báo, trực tiếp viết nhiều bài báo, trong đó có những bài rất quan trọng, mang ý nghĩa định hướng sâu sắc cho toàn xã hội. Bài viết gần đây nhất là “Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng” nhân dịp kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng (3-2-1930 – 3-2-2024), đã nêu bật quá trình Đảng ta ra đời, lãnh đạo đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khẳng định vai trò của Đảng trong lãnh đạo tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, đồng thời gợi mở việc phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước và cách mạng vẻ vang, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển đất nước, hướng đến xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hung, đúc kết một số bài học quan trọng về vai trò lãnh đạo của Đảng cũng như định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm cho mỗi đảng viên trong thời gian tới. Đồng chí nhấn mạnh, cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, sự vào cuộc với quyết tâm cao, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết nhất trí của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân theo đúng tinh thần “Tiền hô hậu ủng”, “Nhất hô bá ứng”, trên dưới đồng lòng, “Dọc ngang thông suốt”.

Người cán bộ tuyên giáo bản lĩnh, nhà lý luận xuất sắc

Từ thực tiễn lãnh đạo, qua các công trình nghiên cứu sâu sắc về nhiều lĩnh vực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thực sự là một người cán bộ tuyên giáo bản lĩnh, nhà lý luận xuất sắc. Bên cạnh thời gian khá dài công tác tại Tạp chí Cộng sản ở nhiều vai trò (1967 – 1996), đồng chí cũng đã trực tiếp lãnh đạo công tác tuyên giáo tại Thành ủy Hà Nội (1996 – 1998) và Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (1998 – 2000), đồng thời tham gia lãnh đạo Hội đồng Lý luận Trung ương (1998 – 2006).

Phát biểu tại buổi làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương ngày 7-2-2012, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ phải xây dựng đội ngũ cán bộ, những người làm công tác tuyên giáo, không chỉ là những đồng chí trực tiếp làm ở ngành tuyên giáo mà nói rộng ra là cả những người làm công tác báo chí, văn học nghệ thuật, giáo dục, khoa học, là vấn đề rất quan trọng. Đội ngũ đó đòi hỏi phải có bản lĩnh chính trị, sự kiên định, vững vàng, trung thành tuyệt đối, có dũng khí đấu tranh và có trình độ chuyên môn giỏi. Tính chất và yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao đối với công tác tuyên giáo, trong khi tình hình diễn biến nhanh, phức tạp, đòi hỏi phải nói được, viết được, thuyết phục được. Điều quan trọng là về mặt phẩm chất tuyệt đối không để bị cám dỗ bởi tiền bạc hay vật chất, không để sa vào cạm bẫy của các thế lực xấu, thế lực thù địch. Những người đi giáo dục cũng phải được giáo dục, những người làm công tác tư tưởng cũng phải được bồi dưỡng về mặt tư tưởng…

Ngày 1-8-2018, tại buổi làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục có những có yêu cầu đối với cán bộ làm công tác tuyên giáo. Đó là “có trình độ, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên cường, trí tuệ, tâm huyết với công việc, có dũng khí đấu tranh, có trình độ chuyên môn và phải có phương thức hoạt động khoa học, phối hợp nhịp nhàng với các cơ quan khác. Cán bộ tuyên giáo phải nói được, làm được, không bị cám dỗ, không bị mua chuộc bởi các thế lực thù địch, kẻ xấu…”.

Qua thực tiễn lãnh đạo, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện rõ tầm vóc của một nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta. Các phát biểu của đồng chí tại các kỳ đại hội Đảng, các hội nghị Trung ương, các hội nghị tổng kết ngành xây dựng Đảng, các hội nghị của Quốc hội, Chính phủ… luôn mang hàm lượng lý luận rất cao. Đặc biệt, “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” được Tổng Bí thư trình bày rất cụ thể và thuyết phục, rút ra những bài học kinh nghiệm qua hơn 35 năm đổi mới đất nước, khơi dậy và phát huy khát vọng phát triển đất nước trong thời gian tới…

Bên cạnh đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn có nhiều tác phẩm quan trọng khác như “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam - toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam"”, “Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”…

Một trong những bài phát biểu quan trọng được dư luận đánh giá cao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là bài phát biểu tại phiên họp đầu tiên của Tiểu Ban Văn kiện Đại hội XIV, có ý nghĩa định hướng rất sâu sắc không chỉ cho quá trình chuẩn bị Đại hội lần thứ XIV của Đảng mà còn có giá trị lâu dài sau này. Trong bài phát biểu đó, đồng chí nhấn mạnh: “Coi trọng tổng kết thực tiễn và nắm chắc lý luận khoa học; kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn với định hướng chính sách để phát hiện, tìm tòi những chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp đang xuất hiện có sức sống từ trong thực tiễn, từ những nhân tố mới của thực tiễn, những mâu thuẫn chín muồi trong thực tiễn. Chú ý làm rõ những chủ trương, chính sách nào đã được thực tế khẳng định là đúng đắn, phù hợp và cái gì cần tiếp tục đổi mới, bổ sung, phát triển”.
*
Với riêng TPHCM, Tổng Bí thư cũng dành nhiều tình cảm, sự quan tâm, chỉ đạo rất đặc biệt. Ngày 14-10-2015, tại Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 – 2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu chỉ đạo, nhấn mạnh: “Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình; giữ vai trò đầu tàu về kinh tế - xã hội; sớm trở thành một trong những trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân thành phố…” và tiếp sau đó là chỉ đạo, ban hành nhiều nghị quyết, chính sách… tạo không gian rộng mở cho TPHCM tiếp tục phát triển.

Có thể thấy, các phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư luôn mang tầm lý luận và có giá trị định hướng sâu sắc. Điều đó càng khẳng định tầm vóc của đồng chí Tổng Bí thư đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhà nước ta, trong đó có lĩnh vực báo chí và tuyên giáo.

(Bài viết của đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM)

Lễ kết nạp Đảng viên mới của chi bộ trường THPT Bình Khánh!!
17/07/2024

Lễ kết nạp Đảng viên mới của chi bộ trường THPT Bình Khánh!!

02/05/2024
Ban Tuyên giáo Huyện uỷ về triển khai thực hiện tuyên truyền, quảng bá thường xuyên 05 ca khúc (MV Music Video) chủ đề "...
29/01/2024

Ban Tuyên giáo Huyện uỷ về triển khai thực hiện tuyên truyền, quảng bá thường xuyên 05 ca khúc (MV Music Video) chủ đề "Học tập và làm theo tư tương, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" do Ban Tuyên giáo Thành ủy phối hợp với Sở Văn hóa và thể thao thành phố thực hiện bằng nhiều hình thức: thông qua công thông tin điện tư, trang fanpage, zalo, viber của cơ quan, đơn vị; sử dụng trong các hội nghị, hội thi, hội diễn của cơ quan, đơn vị và các hình thức tuyên truyền khác phù hợp với nhu cầu, tinh hình thực tiễn để các ca khúc đến với mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện, đồng thời liếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các ca khúc đã được quảng bá năm 2021, năm 2022. Nay đề nghị các đồng chí vào trang web https://www.youtube.com/watch?v=K4M-md8dGT4&list=PLBqBb6DMOKpSPYHB0kNmaOv4ym2NvtfWy&index=2 xem và chia sẻ rộng rãi. Cám ơn! https://www.youtube.com/watch?v=K4M-md8dGT4&list=PLBqBb6DMOKpSPYHB0kNmaOv4ym2NvtfWy&index=2 xem và chia sẻ rộng rãi. Cám ơn!
https://www.youtube.com/watch?v=K4M-md8dGT4&list=PLBqBb6DMOKpSPYHB0kNmaOv4ym2NvtfWy&index=2

Ca khúc: Thì thầm tháng 5Nhạc: Hữu Xuân - Thơ: Lê Tú LệHòa âm: Xuân VũTrình bày: Hồ Trung Dũng. Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An

Vinh danh học sinh tiêu biểu học tập và làm theo lời Bác TPHCM 2023-2024 Lê Hoàng Nam  12a2 Trường THPT Bình Khánh!
15/01/2024

Vinh danh học sinh tiêu biểu học tập và làm theo lời Bác TPHCM 2023-2024 Lê Hoàng Nam 12a2 Trường THPT Bình Khánh!

Nhìn lại những món đồ lịch sử gắn với ngày 2/9/1945
02/09/2023

Nhìn lại những món đồ lịch sử gắn với ngày 2/9/1945

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2/9/1945-2/9/2023)🇻🇳🇻🇳🇻🇳
02/09/2023

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 78 NĂM NGÀY QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (2/9/1945-2/9/2023)🇻🇳🇻🇳🇻🇳

01/08/2023

(Thanhuytphcm.vn) - Ngày 14/1/1991, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Chính phủ Việt Nam, đã phát biểu tại Hội nghị Quốc tế Hồ Chí Minh - Việt Nam - Hòa bình thế giới, tổ chức tại thành phố Calcutta (Ấn Độ) nhân kỷ niệm lần thứ 100 ng...

27/07/2023

Tình cảm của Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình yêu thương đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phần dành cho thương binh, gia đình liệt sĩ, những người từng chịu nhiều hy sinh, mất mát trong chiến tranh vẫn là mối quan tâm đặc biệt của Người. Năm 1946, khi nước nhà vừa mới giành được độc lập, giữa bộn bề công việc và khó khăn chồng chất nhưng Người vẫn không quên các thương binh, thân nhân gia đình liệt sỹ: “Vì muốn thay mặt Tổ quốc, toàn thể đồng bào và Chính phủ, cảm ơn những chiến sỹ đã hy sinh tính mệnh cho nền tự do, độc lập và thống nhất của nước nhà, hoặc trong thời kỳ cách mệnh, hoặc trong thời kỳ kháng chiến. Tôi gửi lời chào thân ái cho gia đình các liệt sỹ đó và tôi nhận các con liệt sỹ làm con của tôi”. Khi biết tin một chiến sỹ vệ quốc đoàn, con trai bác sỹ Vũ Đình Tụng hy sinh đầu năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư cho bác sỹ: “Ngài biết rằng tôi không có gia đình, không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất đi một thanh niên là tôi mất đi một đoạn ruột”.

Tháng 6/1947, Người đề nghị Chính phủ chọn một ngày trong năm là Ngày Thương binh, Liệt sỹ để đồng bào cả nước tỏ lòng biết ơn và tri ân đến họ. Trong thư gửi Ban Tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc, Người viết: “Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”.

Thực hiện lời huấn thị của Người, tại Hội nghị trù bị gồm đại biểu các cơ quan, các ngành, khối ở Trung ương và các tỉnh họp ở Phú Minh (Đại Từ - Thái Nguyên) đã chính thức chọn ngày 27/7 là “Ngày Thương binh” trong cả nước. Đến năm 1955, “Ngày Thương binh” được đổi thành “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” để toàn dân thực hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Hằng năm, cứ vào dịp tháng 7, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại gửi thư thăm hỏi, động viên thương binh, gia đình liệt sỹ, một mặt khẳng định công lao, đóng góp của họ, một mặt động viên họ: “Các đồng chí đã anh dũng giữ gìn non sông, các đồng chí sẽ trở nên người công dân kiểu mẫu ở hậu phương, cũng như các đồng chí đã từng là chiến sỹ kiểu mẫu ở ngoài mặt trận”, để mỗi “thương binh tàn nhưng không phế”.

Tình yêu thương của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thương binh, liệt sỹ còn được thể hiện ở những nghĩa cử cao đẹp, bình dị và rất đỗi tự nhiên trong đời sống thường ngày. Người thường trích một tháng lương, dùng tiền do các Việt Kiều biếu, dùng những bộ quần áo, khăn tay, các vật dụng khác để làm quà tặng cho anh em thương binh tại các trại điều dưỡng. Ghi nhớ công lao của các liệt sỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên đặt vòng hoa viếng tại Đài liệt sỹ Hà Nội vào các dịp lễ tết: “Ngày mai là năm mới.... Trong lúc cả nước vui mừng, thì mọi người đều thương tiếc các liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc, vì dân tộc. Bác thay mặt nhân dân, Chính phủ và bộ đội kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn bất diệt của các liệt sỹ”.

Không chỉ dừng lại ở đó, Người còn ký và ban hành các sắc lệnh về chế độ: “Hưu bổng, thương tật và tiền tuất cho thân nhân tử sỹ”; thành lập sở, ty thương binh, cựu binh ở khu và tỉnh, đặt ra Bảng vàng danh dự, Bằng gia đình vẻ vang và truy trặng, phong tặng các danh hiệu anh hùng, huân, huy chương cho các liệt sỹ, thương binh.

Ngoài những việc làm nghĩa cử của bản thân, đối với thương binh, liệt sỹ, Người cũng nhấn mạnh: Để phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” trở thành một phong trào có sức lan tỏa sâu rộng trong thực tiễn, có hiệu quả và thiết thực, toàn Đảng, toàn dân phải vinh danh, ghi nhận công lao to lớn của thương binh, liệt sỹ và làm tốt hơn nữa công tác “Đền ơn đáp nghĩa”.

Nhiều tổ chức Hội như “Hội mẹ chiến sỹ”, “Hội ủng hộ thương binh” được thành lập; nhiều phong trào như “Trần Quốc Toản”, “Đón thương binh về làng” được phát động rộng rãi, góp phần cùng Đảng, Nhà nước chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, thắt chặt thêm tình quân dân như “cá với nước”.

Trước lúc đi xa, trong bản Di chúc bất hủ, Người căn dặn: "Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình” cán bộ, binh sỹ, dân quân, du kích, thanh niên xung phong..." Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách cho họ có nơi ăn, chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”.

Đối với các liệt sỹ mỗi địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi nhận sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta.

Đối với cha, mẹ, vợ con (của thương binh và liệt sỹ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương... Phải giúp đỡ họ có công ăn, việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói, rét.

Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” và lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến các đối tượng thương binh, thân nhân gia đình liệt sỹ. Các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa” ngày càng đi vào chiều sâu và xã hội hóa cao.

Các chủ trương, chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công đã phát huy cao độ truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" - truyền thống tốt đẹp đã có từ hàng ngàn năm nay của dân tộc Việt Nam, tiếp thêm ngọn lửa của tình đoàn kết và lòng yêu nước trong các thế hệ con Lạc cháu Hồng. Những câu nói, bài viết của Bác đã và sẽ mãi mãi là phương châm hành động, lẽ sống của thương binh, gia đình liệt sỹ, định hướng cho các hoạt động "Đền ơn đáp nghĩa" của nhân dân ta.

Các phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm sóc con liệt sỹ mồ côi, đi tìm hài cốt đồng đội, tu sửa, nâng cấp các nghĩa trang, đài tưởng niệm liệt sỹ... Ngày càng thu hút sự tham gia của toàn xã hội.
Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2023), chúng ta càng thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và thực hiện tốt hơn đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, góp phần tri ân đối với những người đã ngã xuống, những người đã gửi lại một phần thân thể của mình nơi chiến trường cho độc lập, tự do của Tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân.
ND

26/07/2023

NHỮNG LỜI DẠY CỦA BÁC HỒ VỀ ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI LÀM CÁCH MẠNG
1. Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa, thì không thành trời
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người.

2. Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có cành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải Chính mới là người hoàn toàn.

3. Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.

4. Cần mà không Kiệm thì làm chừng nào xào chừng ấy. Cũng như một cái thùng không có đáy, nước đổ vào chừng nào, chảy ra hết chừng ấy, không lại hoàn không.

5. Không có đạo đức cách mạng thì tài cũng vô dụng.

6. Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới. Phải trung với nước. Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào.

7. Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài và gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ vẻ vang.

8. Mình đối với mình: Đừng tự mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ. Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ. Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta. Phải siêng năng tiết kiệm.

9. Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần - Kiệm - Liêm - Chính thì dễ trở thành hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.

10. Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác.
Nguồn st

Address

Ấp Bình An, Xã Bình Khánh, Huyện Cần Giờ
Ho Chi Minh City

Website

Alerts

Be the first to know and let us send you an email when Không gian văn hóa Hồ Chí Minh Trường THPT Bình Khánh posts news and promotions. Your email address will not be used for any other purpose, and you can unsubscribe at any time.

Share